Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA GIẤY TRONG QUÁ TRÌNH XEO GIẤY Ở CÔNG TY GIẤY BÌNH AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.18 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG CỦA GIẤY TRONG QUÁ TRÌNH XEO GIẤY Ở CÔNG TY
GIẤY BÌNH AN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN QUỐC THỦ
Ngành: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa: 2004 – 2009

Tháng 02/2009


KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
CỦA GIẤY TRONG QUÁ TRÌNH XEO GIẤY Ở CÔNG TY GIẤY BÌNH AN

Tác giả

NGUYỄN QUỐC THỦ

Khoá luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Công Nghệ Sản Xuất Giấy và Bột Giấy

Giáo viên hướng dẫn:
Hoàng Văn Hòa

Tháng 02 năm 2008


-i-


CẢM TẠ
Qua 3 tháng thực tập em xin chân thành cảm ơn Nhà Máy giấy Bình An, ban
Giám Đốc Công Ty, các phòng ban kỹ thuật, …… đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn tất bài được
luận án trong quá trình thực tập.
Em chân trọng cám ơn quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Khoa Lâm Nghiệp
đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong những năm qua.
Em xin cám ơn thầy Nguyễn Văn Hoà là người đã trực tiếp hướng dẫn và giành
nhiều ý kiến quý báu giúp em hoàn tất bài khoá luận tốt nghiệp .
Em xin cám ơn Anh Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Xuân Chữ là những người
hướng dẫn phần công nghệ và các anh chị tổ chuẩn bị bột, tổ xeo, tổ sấy, tổ kiểm nghiệm, tổ KCS
đã nhiệt tình cung cấp tài liệu và kiến thức thực tế cho em.
Trong ba tháng thực tập mặc dù rất nỗ lực, nhưng do trình độ và thời gian có hạn
nên bài luận văn này còn nhiều thiếu sót và hạn chế, em rất mong sự đóng góp của quý thầy cô
và bạn bè.
Chân thành cảm ơn

- ii -


TÓM TẮT
Đề tài “ khảo sát các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chấtt lượng của giấy trong

quá trình xeo giấy ở công ty giấy Bình An” được tiến hành tại nhà máy giấy Bình An, thời
gian khảo sát từ 30/9/1008 đến 30/12/2008. Khảo sát theo từng ca làm việc của máy xeo giấy
MG4 ở phân xưởng Giấy 2.

Đề tài thực hiện bằng cách quan sát, theo dõi quá trình sản xuất, thu thập số liệu

qua thực tế và từ nguồn do nhà máy cung cấp, tiến hành khảo sát trên từng ca làm việc tại nhà
máy.
Đề tài đã nêu được các yếu tố công nghệ thiết bị của máy xeo MG4 ảnh hưởng
đến chất lượng giấy. Đồng thời, phân tích đánh giá ưu nhược đểm của từng khâu trong dây
chuyền công nghệ và từ đó đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, đề
tài đã tính được tỉ lệ phế phẩm do giấy bị nhăn là 0,33 %, độ nhám không đạt là 0,33 % và năng
suất trung bình ở khâu hoàn thành là 3906,3 kg/h. Hơn nữa, đề tài còn phân tích được nguyên
nhân và nêu lên được biện pháp khắc phục để sản phẩm đạt chất lượng hơn.


Tỉ lệ phế phẩm chung: 0,67 %



Tỉ lệ phế phẩm do giấy bị nhăn: 0,33 %



Tỉ lệ phế phẩm do giấy có độ nhám không đạt: 0,33 %



Năng suất trung bình ở khâu hoàn thành: 3906,3 kg/h

- iii -


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa............................................................................................................................... i

Cảm tạ.................................................................................................................................. ii
Tóm tắt................................................................................................................................iii
Mục lục ............................................................................................................................... iv
Danh sách cấc chữ viết tắt ................................................................................................. vii
Danh sách các bảng ..........................................................................................................viii
Danh sách các hình .............................................................................................................. x
Chương 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
1.2.Mục đích của đề tài........................................................................................................ 2
1.3.Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................ 2
1.4.Giới hạn của đề tài......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN................................................................................................... 3
2.1. Tình hình công nghiệp giấy thế giới............................................................................. 3
2.3. Tình hình công nghiệp giấy ở Việt Nam ...................................................................... 4
2.4. Giới thiệu về nhà máy .................................................................................................. 6
2.4.1. Vị trí địa lý................................................................................................................. 6
2.4.2. Lịch sử phát triển nhà máy ........................................................................................ 6
2.4.3. Mặt bằng nhà máy Bình An....................................................................................... 8
2.4.4. Công tác quản trị tại nhà máy Bình An ..................................................................... 8
2.4.5. Hướng phát triển của nhà máy ................................................................................ 11
2.4.6. Bố trí lao động tại nhà máy ..................................................................................... 12
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 13
3.1. Nội dung ..................................................................................................................... 13
3.1.1. Các loại nguyên liệu được sử dụng tại nhà máy...................................................... 13
3.1.2. Sơ đồ máy xeo giấy MG4 ( Phụ lục 2 ) ................................................................... 14
- iv -


3.1.3. Các công đoạn của quy trình xeo giấy của máy xeo MG4.................................................... 14
3.1.3.1. Bộ phận thùng đầu.................................................................................................................. 14

3.1.3.2. Bộ phận lưới của máy xeo .................................................................................... 16
3.1.3.3. Bộ phận ép ............................................................................................................ 22
3.1.3.4. Bộ phận sấy .......................................................................................................... 25
3.1.3.5. Bộ phân gia keo bề mặt tấm giấy trên máy xeo ................................................... 31
3.1.3.6. Qui trình công nghệ phần Canlander và pope roll................................................ 31
3.1.4. Một số loại hóa chất ảnh hưởng trong quá trình xeo............................................... 32
3.2. Tiêu chuẩn chất lượng giấy in (Phụ lục 4) ................................................................. 34
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 34
3.4. Phương pháp thu thập, xác định và xử lý số liệu ....................................................... 34
3.5. Cách kiểm tra chất lượng ( Phụ lục 5)........................................................................ 36
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................... 37
4.1. Kết quả khảo sát các thông số kỹ thuật của thiết bị máy xeo MG4 ........................... 37
4.1.1. Thông số kỹ thuật của thùng đầu............................................................................. 37
4.1.2. Một vài thông số kỹ thuật của bộ phận lưới ............................................................ 37
4.1.3. Một vài thông số và đặc tính về bộ phận ép............................................................ 38
4.1.4. Các thông số kĩ thuật của bộ phận sấy .................................................................... 38
4.1.5. Các thông số kỹ thuật của bộ phận ép keo............................................................................... 40
4.1.6. Các thông số bộ phận calander and pope roll.......................................................................... 41
4.2. Kết quả khảo sát các thiết bị của máy xeo MG4 ảnh hưởng đến chất lượng giấy ..... 41
4.2.1. Bộ phận thùng đầu................................................................................................... 41
4.2.2. Bộ phận lưới ............................................................................................................ 45
4.2.3. Bộ phận ép ............................................................................................................... 48
4.2.4. Bộ phận sấy ............................................................................................................. 52
4.2.5. Bộ phận ép keo ........................................................................................................ 54
4.3. Các loại hóa chất ........................................................................................................ 55
4.3.1. Tinh bột cation........................................................................................................ 55
4.3.2. Keo AKD................................................................................................................. 56
-v-



4.3.3. Chất bảo lưu 1: pK435 ............................................................................................ 57
4.3.4. Chất bảo lưu 2: NP882 ............................................................................................ 57
4.3.5. Bảng tổng hợp lượng các hóa chất được dùng trong nhà máy ................................ 58
4.4. Kết quả kiểm tra chất lượng giấy 800ISO, 56g/m2 .................................................... 59
4.5. Kết quả sau quá trình xeo ........................................................................................... 59
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 65
5.1. Kết luận....................................................................................................................... 65
5.1.1. Thiết bị..................................................................................................................... 65
5.1.2. Lượng dùng các loại hóa chất cho 1 tấn sản phẩm.................................................. 65
5.1.3. Lượng nguyên liệu bột sản xuất .............................................................................. 65
5.1.4. Chất lượng của sản phẩm .......................................................................................................... 66
5.1.5. Công tác tổ chức sản xuất........................................................................................ 66
5.1.6. Công tác vệ sinh môi trường, an tòan lao động....................................................... 66
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................................... 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 69
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 70

- vi -


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VPPA

Hiệp hội Giấy và Bột Giấy Việt Nam.

GDP

Thu nhập bình quân theo đầu người.

LBKP


Bột gỗ lá rộng tẩy trắng bằng phương pháp Kraft.

NBKP

Bột gỗ lá kim tẩy trắng bằng phương pháp Kraft.

CTMP

Bột hóa nhiệt cơ.

TM

Tân Mai.

GV

Giấy viết.

GI

Giấy in.

HDC

Lọc nồng độ cao.

- vii -



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tồn kho bột giấy tại các cảng Châu Âu ............................................................. 3
Bảng 2.2. Dự báo ngành giấy năm 2020............................................................................. 5
Bảng 2.3. Năng lực sản xuất các loại giấy trong năm 2006, 2007 và dự đoán trong các
năm 2008, 2009, 2010, 2015 ............................................................................................... 5
Bảng 2.4. Công tác lao động tại nhà máy ......................................................................... 12
Bảng3.1 . Các chỉ tiêu chất độn CaCO3 ...................................................................................................................33
Bảng 3.2. Cách tiến hành đo độ cobb ............................................................................... 35
Bảng 4.1 : Sự phân bố nhiệt độ trong các lô sấy .............................................................. 38
Bảng4.2: Kết quả kiểm tra tại bộ phận thùng đầu của máy xeo MG4 đối với giây GI 90
o

ISO, định lượng 58 g/m2 .................................................................................................. 41

Bảng4.3. Kết quả kiểm tra tại bộ phận thùng đầu của máy xeo MG4 đối với giây GI 80
o

ISO, định lượng 56 g/m2.................................................................................................. 42

Bảng 4.4. Kết quả nồng độ bột của các loại giấy ở thùng đầu máy xeo MG4 ................. 42
Bảng 4.5. Mức dùng của một số loại bảo lưu ................................................................... 45
Bảng 4.6. Kết quả lượng bảo lưu của bột trên lưới của máy xeo MG4 ............................ 45
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra tại bộ phận dàn ép đối với giấy GI 900ISO, 58g/m2.........................49

Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra tại bộ phận dàn ép đối với giấy IB 800ISO, 56g/m2............. 49
Bảng 4.9. Kết quả thu thập độ khô của tấm giấy qua bộ phận ép của máy xeo MG4 ..... 51
Bảng 4.10. Kết quả độ khô của giấy khi ra khỏi bộ phận sấy ở máy xeo MG4 ........................... 52
Bảng 4.11. Kết quả độ khô của giấy trước khi cuộn lại của máy xeo MG4 .................................. 53
Bảng 4.12. Kết quả kiểm lực ép ở bộ phận ép keo của máy xeo MG4........................................ 54
Bảng4.13. Kết quả khảo sát độ khô của giấy khi qua ép keo của máy xeo MG4 ......................... 54

Bảng 4.14. Kết quả thu thập độ khô của giấy sau khi ra khỏi bộ phận ép keo ............................ 55
Bảng 4.15. Kết quả khảo sát lượng tinh bột cation dùng trong nhà máy.......................... 56
Bảng 4.16. Kết quả khảo sát lượng keo AKD dùng trong nhà máy ................................. 56
Bảng 4.17. Kết quả khảo sát lượng chất bảo lưu pK435 dùng trong nhà máy ................. 57
- viii -


Bảng 4.18. Kết quả khảo sát lượng chất bảo lưu 2 NP882 trong nhà máy....................... 58
Bảng 4.19. Bảng tổng hợp lượng dùng các hóa chất cho giấy viết độ trắng 900ISO........ 58
Bảng4.20. Kết quả kiểm tra chất lượng giấy IB800ISO, 56g/m2 ..................................... 59
Bảng 4.21. Kết quả năng suất khâu hoàn thành trên máy xeo MG4................................. 59
Bảng 4.22. Kết quả khảo sát tỉ lệ phế phẩm của khâu hoàn thành.................................................. 62

- ix -


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình tổ chức của nhà máy ............................................................................................. 9
Hình 3.1. Sơ đồ cấu tạo thùng đầu máy xeo MG4............................................................ 14
Hình 3.2. Sơ đồ bộ phận lưới của máy xeo MG4 ............................................................. 16
Hình 3.3. Lô ép dưới có khoan lỗ và có hút chân không.................................................. 23
Hình 3.4. Sự lệch tâm của hai lô ép .................................................................................. 24
Hình 4.5. Sơ đồ cấu tạo bên trong của lô sấy ................................................................... 25
Hình 3.6. Sự hình thành túi khí giữa sấy và các lô sấy..................................................... 30

-x-


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Giấy được coi là một phát minh có giá trị lâu bền của nền văn minh nhân loại. Bỡi
các công dụng rất thiết thực của nó cho đời sống con người. Vì vậy, giấy là sản phẩm
không thể thiếu trong mọi hoạt động của bất kỳ đất nước nào.
Cho đến nay trải qua hơn 20 thế kỷ ngành giấy đã thực sự phát triển thành một
trong những ngành công nghiệp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia, ngày càng đáp ứng
các nhu cầu sử dụng của con người không chỉ ở các lĩnh vực ghi chép, trao đổi, phổ biến
thông tin mà còn trong các lĩnh vực khác như gói, vật liệu xây dựng, điện, điện tử,…
Các sản phẩm giấy ngày càng đa dạng và được ứng dụng rộng rãi. Công nghiệp
giấy đã và đang cạnh tranh với những ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp
nhựa và đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đánh
giá sự phát triển đó là hàng trăm nhà máy, xí nghiệp lớn nhỏ khác nhau lần lượt hình
thành. Ở nước ta, sản lượng giấy bình quân năm là 2005 là 850.000 tấn, năm 2006 là
887.400, tiêu thụ giấy bình quân theo đầu người là 15 kg/người/năm (2006 ), 19 kg/người
trong năm 2007, ước tính 21,75 kg/người trong năm 2008 và dự báo đạt 24 kg/người năm
2009, dự đoán đến năm 2010 mức tiêu dùng này còn cao hơn nữa. Như vậy, nhu cầu giấy
ngày càng tăng cao đòi hỏi công nghệ cũng như chất lượng sản phẩm phải luôn luôn cải
tiến không ngừng, bên cạnh đó máy móc, thiết bị là công cụ hỗ trợ cho việc sản xuất phải
được cải thiện và đổi mới. Hiện nay, các đơn vị sản xuất đã đầu tư hàng loạt các máy móc
hiện đại, hoàn toàn tự động hoá, tạo năng suất, chất lượng cao. Song phải sử dụng và bố
trí máy móc thiết bị như thế nào cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất vẫn là vấn đề
luôn được ngành quan tâm . Đồng thời, các phương pháp công nghệ mới trong ngành giấy
cũng đang được áp dụng để nâng cao chất lượng và hạ giá thành các loại giấy, giúp ngành
giấy này tồn tại, phát triển và cạnh tranh thành công trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó,
chất lượng giấy của nước ta tuy có cải thiện hơn trước nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, để
-1-


đạt được yêu cầu thì phải có một qui trình sản xuất giấy phù hợp cho từng loại giấy. Và để
đạt được sản phẩm giấy theo yêu cầu thì mọi công đoạn trong quá trình sản xuất giấy cần

phải phát huy hết những công dụng và sự ảnh hưởng của nó lên tờ giấy. Trong đó, quá
trình xeo là một trong những công đoạn không thể thiếu trong quá trình sản xuất giấy và
ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng tờ giấy.
Để hiểu rõ hơn chất lượng giấy qua quá trình xeo giấy như thế nào thì được sự
đồng ý của Ban Lãnh Đạo Công Ty Giấy Bình An và Ban Chủ Nhiệm Khoa Lâm Nghiệp
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của thầy Hoàng Văn
Hòa, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến
chất lượng giấy trong quá trình xeo giấy ở công ty giấy Bình An”.
1.2.Mục đích của đề tài
Qua quá trình khảo sát các yếu tố công nghệ trên máy xeo thực tế sản xuất tại nhà
máy Bình An từ đó xác định sự ảnh hưởng của nó đến chất lượng của giấy nhằm phân
tích đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình sản xuất.
1.3.Mục tiêu của đề tài
- Khảo sát máy xeo MG4 tại công ty giấy Bình An.
- Khảo sát các công đoạn trên máy xeo MG4 tại công ty giấy Bình An.
- Khảo sát các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng giấy trong quá trình xeo
giấy ở máy xeo MG4.
- Phân tích đánh giá ưu nhược điểm của quá trình xeo giấy.
- Lựa chọn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện qui trình xeo giấy.
1.4.Giới hạn của đề tài
- Đề tài chỉ tập trung khảo sát các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng giấy
trong quá trình xeo giấy ở máy xeo MG4.
- Đề tài không phân tích, tính toán giá thành sản phẩm.

-2-


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tình hình công nghiệp giấy thế giới

Trong những năm gần đây ngành giấy không ngừng tăng trưởng và nó đã góp một
phần rất lớn vào nền kinh tế thế giới. Cụ thể là lượng sản xuất giấy và bìa trên toàn cầu
vào năm 2005 và 2006 lần lượt đạt 366 và 382 triệu tấn, theo RISI Annual Review of
Global Pulp & Paper Statistics 2007. Và sản xuất bột năm 2006 đạt 192 triệu tấn tăng
1,9% so với 2005 (gần 189 triệu tấn). Tổng sản lượng bột giấy trên thế giới năm 2005 là
183.239 ngàn tấn và năm 2006 là 186.616 ngàn tấn. Tổng sản lượng giấy các loại trên thế
giới năm 2005 là 366.356 ngàn tấn và năm 2006 là 382.035 ngàn tấn.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới mà ngành giấy cũng chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là sản lượng bột và
giấy trên thế giới đã tồn đọng lại rất nhiều.
Bảng 2.1. Tồn kho bột giấy tại các cảng Châu Âu
Quốc gia

Hà Lan/Bỉ
Pháp
Anh Quốc
Đức
Thụy Sĩ
Ý
Tây Ban Nha
Tổng Cộng

09/2008

08/2008

09/2007

2008/2007 (%)


616.850
111.260
134.680
276.025
17.535
324.505
63.350
1.544.205

577.130
127.685
143.475
284.835
14.570
313.005
60.280
1.,520.980

344.835
117.495
129.580
220.710
12.650
260.730
35.680
1.121.680

178,88%
94,69%
103,94%

125,06%
138,62%
124,46%
177,55%
137,67%

Khủng hoảng tài chính và kinh tế tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành công
nghiệp bột giấy và giấy trên thế giới. Lượng tồn kho cao, nhu cầu sụt giảm trầm trọng,
hàng loạt các khó khăn về tài chính đã làm cho thị trường bột giấy chao đảo trong tháng
11 năm 2008 này.
Tình hình thị trường bột giấy chưa khi nào diễn biến hỗn loạn như thời gian gần
đây, nguyên nhân chủ yếu là do sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho
-3-


nhu cầu giấy đầu ra giảm sút. Bên cạnh đó, việc gia tăng quá nóng của các công suất bột
gỗ cứng tẩy trắng (đặc biệt là bột BEKP với mức tăng trung bình năm 2008 và trước năm
2008 là khoảng 13%). Chính vì điều này đã làm cho lượng tồn kho bột giấy toàn cầu tăng
lên nhanh chóng và mất kiểm soát như hiện nay.
Mặc dù vậy nhưng tình hình nhập khẩu các loại giấy ở các nước vẫn tăng trong
tháng 09 năm 2008.
 Thị trường nhập khẩu các loại giấy ở các quốc gia của tháng 9 năm 2008 (Phụ
lục 1)
Tháng 9 năm 2008, kim ngạch nhập khẩu giấy bao bì đạt trên 70,24 triệu USD,
tăng 53,5% so với tháng 8 năm 2008, tăng 95% so với tháng 09 năm 2007. Tổng trị giá
bao bì nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2008 đạt 488,47 triệu USD tăng 29,5% so với cùng kỳ
2007.
2.3. Tình hình công nghiệp giấy ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây nước ta đã tham gia vào các tổ chức
kinh tế thế giới và khu vực. Do đó hoạt động thương mại thế giới đã và đang ảnh hưởng

trực tiếp và sâu sắc đến hoạt động sản xuất thương mại ở nước ta trong đó có ngành công
nghiệp giấy Việt Nam. Ngành giấy Việt Nam cũng đang đứng trước những khó khăn và
thách thức mới trong thời cuộc hiện nay. Việc tham gia vào các tổ chức thương mại thế
giới đã làm cho giấy và bột giấy ngoại thâm nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng
nhiều với sự đa dạng về mẫu mã hàng hóa, số lượng, chất lượng cũng như giá cả cạnh
tranh. Đã và đang đặt ngành giấy Việt Nam trong khó khăn phải cạnh tranh với sản phẩm
ngoại nhập trong khi chất lượng của chúng ta chưa thật tốt. Trước tình hình này, hơn lúc
nào hết ngành giấy cần phải có những chiến lượt để tồn tại và có thể cạnh tranh với sản
phẩm ngoại nhập.Ấn Độ, trong khi đó giá giấy in báo ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore,
Thái Lan giảm mạnh do nhu cầu tiêu dùng thấp mặc dù các nhà sản xuất vẫn còn chịu sức
ép về chi phí tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một số yếu tố như: sự sụt
giảm của nền kinh tế thế giới, sự náo loạn về tài chính làm cho nền công nghiệp quảng
cáo bị sụt giảm kéo theo nhu cầu giấy in báo giảm
-4-


Tại Hội thảo Kỹ thuật do Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), ABB, Andritz và
Marubeni tổ chức ngày 24/8/2007 đã công bố dự báo phát triển công nghiệp giấy Việt Nam đến
2010 và tầm nhìn 2015. Theo đó năm 2010 tiêu dùng giấy ở Việt Nam lên đến 2,9 tiệu tấn giấy
và năm 2015 tiêu dùng tới 6 triệu tấn giấy, tăng so với năm 2007 (1,8 triệu tấn) lần lượt là 1,6 lần
và 3,35 lần. Tiêu dùng tính theo đầu người (kg/người/năm) là 32 kg và 60 kg.
Bảng 2.2. Dự báo ngành giấy năm 2020
2005

2010

2015

2020


Sản xuất

860.000

1.019.000

1.765.500

3.637.830

Nhập khẩu

651.000

1.302.000

1.906.000

2.477.800

Xuất khẩu

135.000

155.000

205.000

308.900


Tiêu dùng

1.376.000

2.166.000

3.466.500

5.808.730

Dân số

83

93

103

115

Bình quân đầu người

17

23

34

50


Và năng lực sản xuất các loại giấy trong năm 2006, 2007 và dự đoán trong các
năm 2008, 2009, 2010, 2015.
Bảng 2.3. Năng lực sản xuất các loại giấy trong năm 2006, 2007 và dự đoán trong các
năm 2008, 2009, 2010, 2015
Đơn vị: Tấn
Năng lực
- Giấy in báo
- Giấy in viết (tráng
phấn)
- Giấy in. viết
(không tráng phấn)
- Giấy làm lớp mặt
các tông sóng
- Giấy làm lớp giữa
các tông sóng
- Giấy tráng phấn
- Giấy tissue

2006
2007
2008
2009
2010
2015
1.158.000 1.341.000 1.498.000 2.350.000 2.618.000 5.400.000

58.000

58.000


58.000

58.000

58.000

200.000

57.000

70.000

70.000

80.000

90.000

200.000

260.000

260.000 300.000 350.000 370.000 750.000

313.000

400.000 450.000 870.000 1.000.000 2.100.000

172.000


250.000 280.000 542.000 620.000 1.350.000

93.000
65.000

93.000
70.000

100.000 180.000 200.000 450.000
100.000 130.000 140.000 200.000

-5-


- Giấy vàng mã
Tiêu dùng
- Giấy in báo
- Giấy in viết (tráng
phấn)
- Giấy in. viết
(không tráng phấn)
- Giấy làm lớp mặt
các tông sóng
- Giấy làm lớp giữa
các tông sóng
- Giấy tráng phấn
- Giấy tissue
- Giấy vàng mã
- Giấy khác


140.000

140.000 140.000 140.000 140.000 150.000

1.554.578 1.800.230 2.054.479 2.424.136 2.882.243 6.045.000

95.994

99.468

106.462 114.136 122.883 180.000

88.916

109.342 130.000 150.000 173.000 370.000

235.785

256.000 294.000 333.000 380.000 667.000

454.004

530.577 616.700 750.000 943.000 2.150.000

298.175

375.096 431.673 524.000 640.000 1.600.000

174.433
39.402

6.200
161.669

191.711
40.500
10.000
187.536

202.384
43.600
13.000
216.660

243.000
46.600
15.000
248.400

270.000
50.700
17.000
285.660

418.000
75.000
35.000
550.000

2.4. Giới thiệu về nhà máy
2.4.1. Vị trí địa lý

Nhà máy giấy Bình An nằm trên địa bàn thuộc xã Bình Thắng, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình
Dương.
Vị trí nhà máy cách thành phố Hồ Chí Minh 25 km, xa lộ Hà Nội 1 km, cách ga đường
sắt Sóng Thần 10 km, cách cảng Sài Gòn 25 km. Điều này rất thuận lợi cho việc vận chuyển
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
2.4.2. Lịch sử phát triển nhà máy
Công ty giấy Bình An tên gọi giao dịch COGIMEKO là doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc tổng công ty giấy Việt Nam. Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau:
- Giấy photocopy
- Giấy in , giấyviết
- Giấy pelure
- Giấy 2 da
- Giấy hộp sóng
- Giấy vệ sinh…

-6-


Với lực lượng máy móc thiết bị ngày càng đổi mới và đa dạng, với đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, kỹ sư giàu kinh nghiệm và lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề từng nhiều
năm gắn bó với ngành giấy, công ty đã tạo ra những sản phẩm không những đẹp về mẫu
mã mà còn đạt chất lượng cao được các doanh nghiệp Hòa Bình, Vĩnh Tiến, Thịnh Phát…
và người tiêu dùng tín nhiệm.
Tổng công ty giấy Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho nhà máy giấy
Bình An thực hiện dự án sản xuất “giấy tráng phủ”.
Quá trình phát triển của nhà máy:
1965: Thành lập công ty giấy Mê kông do 1 tập đoàn người Hoa thiết kế, đại diện
là ông Lý Hiền.
1968: Bắt đầu sản xuất giấy với:
Máy xeo 1: Xeo tròn 2 lô lưới sản xuất giấy perlure, giấy in, giấy vệ sinh, giấy

carton…sản lượng từ 4 tấn/ngày đến 8 tấn/ngày.
Máy xeo 2: Xeo lưới dài sản xuất giấy in, viết, bao gói…định lượng từ 60 g/m2
đến 120 g/m2, năng suất từ 8 tấn/ngày đến12 tấn/ngày.
Máy xeo 3: Xeo lưới tròn 1 lô lưới sản xuất giấy vệ sinh.
Nồi hơi cleaver-brooks, công suất 10 tấn/giờ.
Từ năm1973 đến năm 1974: Láp ráp máy xeo 4.
1975: Thuộc công ty giấy gỗ diêm 2. Lắp dặt máy xeo 51 lô lưới lớn.
1978: Chạy thử máy xeo 5 sản xuất giấy mỏng định lượng 20 - 80 g/m2.
1984: Đầu tư xeo 4 với tổng giá trị 1 triệu USD, sản xuất giấy mỏng do Liên Hợp
Quốc tài trợ.
1986: Cải tạo xeo 4 sản xuất giấy thuốc lá, gói kẹo định lượng 20 - 28 g/m2.
1993: Thành lập doanh nghiệp nhà nước nhà máy giấy Bình An thuộc tổng công ty
giấy Việt Nam.
1994: Cải tạo xeo 2 thành xeo lưới tròn 3 lô lưới sản xuất giấy hộp, duplex, bao
gói.
1997: Thay đổi lô lưới từ kín đến hở, xeo 5 sản lượng từ 4 tấn/ngày đến 8tấn/ngày,
chuyển thành công ty giấy Bình An thuộc tổng công ty giấy Việt Nam.
-7-


1998: Đại tu xeo 2 tăng sản lượng từ 8 tấn/ngày đến 14 tấn/ngày. Đại tu xeo 4-sản
xuất giấy in, viết chất lượng cao với vốn đầu tư 15 tỷ đồng năng suất từ 10 tấn/ngày đến
12 tấn/ngày.
Năm 2000: Công ty lập dự án đầu tư máy xeo 6 sản xuất giấy tráng phấn 45000
tấn/năm.
Năm 2001: Công ty lắp đặt nồi hơi VEA – 100SG – 13 Thụy Điển, công suất 10
tấn/giờ. Đến năm 2002 công ty lắp đặt dây chuyền giấy tráng phấn của Đức và mở
rộng nhà máy thêm 2 ha.
Tháng 6 năm 2005: Công Ty Giấy Bình An xác nhập vào Công Ty Giấy Tân Mai
và tiến hành cổ phần hóa. Nay chuyển thành Nhà Máy Giấy Bình An, nhiệm vụ sản xuất

các loại giấy và hoạch toán phụ thuộc vào Công Ty Cổ Phần Giấy Tân Mai.
2.4.3. Mặt bằng nhà máy Bình An
Tổng mặt bằng quy hoạch công ty giấy Bình An
Nhà văn phòng 102 m2
Nhà xe 2 bánh 252 m2
Khu chuẩn bị bột 4345 m2
Nhà sản xuất chính 6456 m2
Xưởng cơ điện 1008 m2
Khu xử lý nước cấp 1200 m2
Nhà nồi hơi 288 m2
Khu xử lý nước thải 950 m2
Kho thành phẩm S3 1920 m2
Kho phụ tùng và hóa chất S4 1248 m2
Nhà ăn tập thể 142 m2
Nhà vệ sinh công nhân 96 m2
Bồn dầu 254 m2
Bồn gas 20T 136 m2
Nhà bảo vệ mới 10,5 m2
2.4.4. Công tác quản trị tại nhà máy Bình An
-8-


Hình 2.1. Mô hình tổ chức của nhà máy

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
KĨ THUẬT – SẢN XUẤT

PHÒNG

T.CHỨC –
H.CHÍNH

PHÒNG
TÀI VỤ

PHÒNG
K.HOACH
– VẬT TƯ

PHÂN
XƯỞNG
CÔNG
NGHỆ

PHÂN
XƯỞNG
CƠ ĐIỆN

PHÒNG KĨ
THUẬT

BAN KCS

Phát triển nguồn nhân lực.
Khi thành lập công ty giấy Bình An, cùng bộ máy tổ chức với 5 phòng ban nghiệp
vụ và 2 phân xưởng.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của nhà máy, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa
học kỹ thuật cũng đã phát triển không ngừng và từng bước trưởng thành để đáp ứng được
nhiệm vụ chính trị cũng như sản xuất của nhà máy. Từ con số chỉ có 10 người có trình độ

Đại học trong đó có 4 kỹ sư công nghệ giấy, nhưng đến nay đã có một đội ngũ kỹ sư công
nghệ giấy cùng với đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất có tay nghề vững vàng, bậc thợ
cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc vận hành thiết bị sản xuất giấy. Đặc biệt ban
lãnh đạo và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đều có kinh nghiệm trong quản lý điều hành
sản xuất giấy, một trong số cán bộ đã từng được đào tạo ở Liên Xô cũ.
Điều rất phấn khởi là toàn thể cán bộ công nhân viên đều có ý chí quyết tâm xây
dựng đơn vị ngày càng vững mạnh. Với tinh thần đoàn kết, biết dựa vào kinh nghiệm của
những người đi trước, phát huy tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm của lớp trẻ. Toàn thể cán
bộ công nhân viên trong công ty đã không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng
khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm thực hiện lời Bác dạy “nhanh, nhiều,
tốt, rẽ” tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh lành mạnh với thị
-9-


trường tiêu dùng. Sau 27 năm xây dựng và phát triển, công ty đã có một đội ngũ cán bộ
công nhân viên trưởng thành cả về nhận thức lẫn hành động.
Cùng với sự lớn mạnh về số lượng của cán bộ - công nhân viên trong công ty, thì
các tổ chức Chính Trị Xã Hội cũng đã được hình thành, đó là: công đoàn, đoàn thanh
niên, hội chiến binh, hội phụ nữ…..cán bộ công nhân viên trong nhà máy đều gia nhập
công đoàn. Tổ chức công đoàn của công ty thực sự là mái nhà chung của toàn thể cán bộ
công nhân viên là khối đoàn kết thống nhất để thực hiện nhiệm vụ Chính Trị của đơn vị.
Tổ chức quản lý và điều hành sản xuất:
- Khu vực văn phòng
- Giám đốc nhà máy
- Phó giám đốc nhà máy
- Trưởng phòng nhân sự-hành chánh
- Trưởng phòng kế toán
- Phó phòng kế toán
- Trưởng phòng kỹ thuật sản xuất
- Phòng kỹ thuật sản xuất-an toàn

- Khu vực điều hành sản xuất
+ Kiểm nghiệm xeo P1 và P4
+ Bộ phận kho vật tư
+ Kho số 4
+ Kho số 6
+ Kho số 7
+ Phòng trực an toàn
+ Phòng vận chuyển
- Phân xưởng giấy I
+ Quản đốc phân xưởng giấy I
+ In nhãn xeo P1 và P4
+ Trực ca P1 và P4
- Phân xưởng giấy II
- 10 -


+ Quản đốc
+ Phòng vận hành QCS (Quality Control System )
+ Điều chế bột, hóa chất
+ In nhãn
+ Cắt cuộn
+ Xử lý nước
- Phân xưởng điện và điều khiển động lực
+ Bộ phận điện
+ Phó giám đốc
+ Sữa chữa điện
+ Đo lường và điều khiển
+ Quản đốc
+ Tổ sửa chửa và điều khiển tự động
- Phân xưởng cơ khí và động lực

+ Bộ phận cơ khí
+ Quản đốc
+ Tổ sửa chữa cơ khí và động lực
+ Bộ phận động lực
+ Quản lý lò hơi
2.4.5. Hướng phát triển của nhà máy
Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của xã hội
ngày một cao, đòi hỏi sản phẩm làm ra phải đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Một
trong những mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được đó là ngành giấy, nhu cầu sử dụng
giấy ở Việt Nam ngày càng tăng bởi những lý do sau:
Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao.
Các ngành công nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng
Các công ty giấy có tầm cỡ lớn cũng như vừa và nhỏ của Việt Nam chỉ mới chỉ
mới sản xuất được các loại giấy có tráng nhẹ, hiện tại trong cả nước chưa có nhà máy nào
sản xuất được các loại giấy có tráng phủ bề mặt, nên hằng năm phải nhập khẩu hàng chục
- 11 -


ngàn tấn giấy tráng phấn để phục vụ tiêu dùng trong cả nước. Hơn thế nữa, dự án xây
dựng nhà máy bột giấy Kontum năng suất 130.000 tấn/năm đã được chính phủ phê duyệt
là nguồn cung cấp lượng bột giấy lớn cho các nhà máy. Chính vì thế việc đầu tư dây
chuyền công nghệ sản xuất giấy tráng phấn là cần thiết và cấp bách.
Với dự án “sản xuất giấy tráng phủ” nhà máy giấy Bình An có thể sản xuất giấy
tráng phấn có chất lượng cao, định lượng từ 40 g/m2 đến 200 g/m2 chúng tôi tin tưởng
rằng sản phẩm mới này không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn có thể
xuất khẩu ra nước ngoài. Chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp tích cực vào việc đưa kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam ngày một tăng nhanh và đáp ứng được nhu cầu sử dụng ở trong
nước. Cũng như hạn chế phần nào việc nhập khẩu giấy tráng phấn, tiết kiệm ngoại tệ, góp
phần đưa đất nước tiến lên.
2.4.6. Bố trí lao động tại nhà máy

Nhà máy chia 1 ngày làm việc làm 3 ca
Ca 1 từ 7 giờ sáng đến 15 giờ
Ca 2 từ 15 giờ đến 24 giờ
Ca 3 từ 24 giờ đến 7 giờ
Bố trí lao động trong 1 ca làm việc
Bảng 2.4. Công tác lao động tại nhà máy
Bộ phận

Số lượng nhân công

Chuẩn bị bột

8

Xeo

5

Kiểm nghiệm

2

Kiểm tra chất lượng

2

- 12 -


Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung
3.1.1. Các loại nguyên liệu được sử dụng tại nhà máy
Các loại bột hiện nay đang được sử dụng tại công ty:
- LBKP 90: Bột tẩy trắng bằng phương pháp Kraft đối với gỗ lá rộng (sớ ngắn).
- NBKP 90: Bột tẩy trắng bằng phương pháp kraft đối với gỗ lá kim (sớ dài).
- Các nguồn LBKP, NBKP chủ yếu nhập từ Canada, Brazil, Mỹ. .
Ngoài ra còn các nguồn bột của Tân Mai như bột CTMP 70 – 75 (bột hoá nhiệt cơ).
Bột hoá sulphat từ gỗ lá kim: Loại bột có độ bền cơ lý cao nhất do sơ sợi có chiều dài lớn,
sơ sợi ít bị tổn thương trong quá trình nấu, thành tế bào dày hơn hẳn so với bột sulphat từ gỗ lá
rộng. Loại bột này sau khi nghiền sơ sợi có sự chổi hoá tốt nên tạo giấy có độ bền cao. Loại bột
sulphat từ gỗ lá kim thường xuyên được sử dụng để phối trộn với các loại bột có độ bền kém
khác, nhằm mục đích tăng độ bền cơ lý của giấy ở trạng thái ướt, tránh hiện tượng đứt giấy khi
xeo và tăng độ bền của giấy ở trạng thái khô sau khi xeo.
Bột hoá sulphat từ gỗ lá rộng: Dễ thoát nước trên tất cả các vùng của máy xeo hơn hẳn
bột từ lá kim. Trong giấy có chứa bột hoá từ gỗ lá rộng thì có nhiều lỗ hỏng rất nhỏ và mịn, làm
tăng khả năng bắt mực in của giấy, giảm sự biến dạng của giấy khi ướt, giảm sự khác nhau giữa
hai bề mặt của giấy làm cho cấu trúc của giấy đều hơn. Tấm giấy ít bị quăn hơn do lực căng bề
mặt của giấy giảm.
Sử dụng 20 – 30 % bột hoá từ gỗ lá rộng cho giấy in có tính thấm mực in tốt, độ đục cao,
hiệu quả kinh tế cao. Nhưng nếu thành phần giấy chứa quá nhiều bột hoá từ gỗ lá rộng thì làm
tăng độ bụi của giấy do sơ sợi xenlulo gỗ lá rộng vụn hơn so với gỗ lá kim.
Các nhà kĩ thuật xác định khi tăng tỉ lệ sử dụng thành phần bột hoá từ gỗ lá rộng thì làm
giảm độ bền ướt của giấy trong quá trình xeo. Nếu tỉ lệ này cao quá thì khi xeo trên máy xeo vận
tốc cao, giấy sẽ dễ bị đứt vì vậy ta phải giới hạn tỉ lệ sử dụng bột hoá gỗ lá rộng trong thành phần
giấy.
- 13 -


Bột cơ CTMP: Khi gia thêm bột cơ vào thành phần bột giấy thì làm giảm độ bền cơ lý

của giấy, giấy mau bị ngả vàng.
- Ưu điểm sử dụng bột cơ CTMP: Tăng độ xốp, độ thấm hút nước, khả năng bắt
mực in của giấy và độ đục. Do vậy, giấy sản xuất từ bột CTMP có giá thành thấp, độ bền
cơ lý cao và độ cứng cao.
- Bột CTMP/TM độ trắng 67 – 70%: Độ đục tương đối cao, độ xốp cao, độ biến
dạng giảm nhưng nhược điểm là giấy mau bị ngả vàng do thành phần lignin dễ dàng bị
hồi màu dưới tác dụng của nhiệt độ và ánh sáng.
3.1.2. Sơ đồ máy xeo giấy MG4 ( Phụ lục 2 )
3.1.3. Các công đoạn của quy trình xeo giấy của máy xeo MG4
3.1.3.1. Bộ phận thùng đầu
a. Khái niệm và nhiệm vụ
Thùng đầu hay còn gọi là hòm phun bột, nằm ở phần đầu tiên của máy xeo dài hay
máy xeo lưới đôi, là những loại máy xeo thông dụng nhất trên thế giới hiện nay có nhiệm
vụ:
- Tiếp nhận dòng bột đã được chuẩn bị sẵn sàng để xeo giấy.
- Phân phối dòng bột thật đều theo chiều ngang (CD cross direction) của lưới xeo.
- Phun dòng bột thật đều theo thời gian (hay theo chiều máy chạy = MD machine
direction) lên lưới xeo.
b. Cấu tạo thùng đầu

Hình 3.1. Sơ đồ cấu tạo thùng đầu máy xeo MG4
- 14 -


×