Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY QUẤN ĐẦU LỌC THUỐC LÁ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT GIẤY GLATZ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.88 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT
GIẤY QUẤN ĐẦU LỌC THUỐC LÁ
TẠI CƠNG TY TNHH SẢN XUẤT GIẤY GLATZ

Họ và tên sinh viên: VÕ QUỐC HẢI
Ngành: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa: 2004 – 2009

Tháng 02/2009


KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT
GIẤY QUẤN ĐẦU LỌC THUỐC LÁ
TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT GIẤY GLATZ

Tác giả

VÕ QUỐC HẢI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng u cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công Nghệ Sản Xuất Giấy và Bột Giấy

Giáo viên hướng dẫn:
Thầy HỒNG VĂN HỊA


Tháng 02 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu nhà trường cùng tồn thể thầy cơ giáo trường đại học Nơng Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh và đặt biệt là q thầy cơ trong khoa Lâm Nghiệp đã tận tình
dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tơi học tại trường.
Thầy Hồng Văn Hịa đã tận tình hướng dẫn và chỉ dạy trong suốt thời gian tiến
hành thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Ban Giám Đốc, cán bộ công nhân viên công ty TNHH sản xuất giấy Glatz đã
tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tơi thực tập tốt nghiệp tại cơng ty.
Tồn thể các bạn lớp DH04GB đã cùng tôi chia sẽ những buồn vui trong suốt
quá trình học tập.
Cảm ơn gia đình đã phải làm việc rất nhiều để tơi có được ngày hôm nay.

ii


TĨM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình sản xuất giấy quấn đầu lọc thuốc lá tại công ty TNHH
sản xuất giấy Glatz” được tiến hành tại công ty TNHH sản xuất giấy Glatz từ ngày 15
tháng 9 năm 2008 đến ngày 15 tháng 1 năm 2009.
Kết quả thu được:
- Biết được quy trình cơng nghệ sản xuất.
- Nguồn ngun liệu bột dùng trong sản xuất gồm: Bột NBKP, LBKP, bột giấy
vụn (Broke) của nhà máy.
- Phụ gia, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất gồm: NaOH, tinh bột cation,
CaCO3.

- Tỷ lệ phối trộn bột: NBKP/LBKP/Broke là 2/1/1.
- Lượng nguyên vật liệu, năng lượng tiêu hao cho một tấn sản phẩm như sau
835,67 kg bột giấy, 169,2 kg chất độn CaCO3, 4,18 kg tinh bột, 853,47 kwh điện,
213,4 lít dầu, và 63,6 m3 nước.
- Các chỉ tiêu chất lượng giấy cần quan tâm:
 Định lượng.
 Độ dày.
 Độ thấu khí.
 Độ trắng.
 Độ ẩm.
 Độ tro.
 Độ chịu kéo.
 Độ dãn dài.
- Cách bố trí lực lượng lao động tại khu vực sản xuất và cơng tác an tồn lao
động
- Tỷ lệ phế phẩm trong quá trình sản xuất tại bộ phận cuộn là 10,35%.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................ix
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1

1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................1
1.4. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................2
Chương 2 .........................................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................................3
2.1. Tổng quan về công nghiệp giấy Việt Nam...............................................................3
2.1.1. Tình hình cơng nghiệp giấy Việt Nam...........................................................3
2.1.2. Ngành giấy Việt Nam trong giai đoạn hội nhập ............................................4
2.1.2.1. Thuận lợi .................................................................................................4
2.1.2.2. Khó khăn .................................................................................................4
2.1.2.3. Định hướng phát triển .............................................................................5
2.2. Tổng quan về công ty TNHH sản xuất giấy Glatz ...................................................6
2.2.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................6
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................6
2.2.3. Quy mô sản xuất của công ty .........................................................................6
2.2.4. Yêu cầu chất lượng giấy quấn đầu lọc thuốc lá định lượng 27g của công ty.7
Chương 3 .........................................................................................................................8
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................8
3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................8
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................8
iv


3.2.1. Phương pháp kiểm tra chất lượng huyền phù bột ..........................................8
3.2.1.1. Phương pháp kiểm tra độ PH ..................................................................8
3.2.1.2. Phương pháp kiểm tra nồng độ bột .........................................................8
3.2.1.3. Phương pháp kiểm tra độ nghiền bột ......................................................9
3.2.2. Phương pháp kiểm tra chất lượng giấy ........................................................10
3.2.2.1. Chuẩn bị mẫu.........................................................................................10
3.2.2.2. Phương pháp kiểm tra định lượng .........................................................10

3.2.2.3. Phương pháp kiểm tra độ dày................................................................10
3.2.2.4. Phương pháp kiểm tra độ thấu khí ........................................................10
3.2.2.5. Phương pháp kiểm tra độ trắng .............................................................10
3.2.2.6. Phương pháp kiểm tra độ ẩm.................................................................10
3.2.2.7. Phương pháp kiểm tra độ tro .................................................................11
3.2.2.8. Phương pháp kiểm tra độ chịu kéo – độ dãn dài ...................................11
Chương 4 .......................................................................................................................12
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................12
4.1. Nguyên liệu bột ......................................................................................................12
4.2. Hóa chất..................................................................................................................13
4.2.1. NaOH 45% ..................................................................................................13
4.2.2. Tinh bột Cation ............................................................................................13
4.2.3. Canxi Cacbonat ............................................................................................14
4.3. Quy trình cơng nghệ sản xuất giấy .........................................................................15
4.3.1. Băng tải ........................................................................................................17
4.3.2. Quậy thủy lực...............................................................................................17
4.3.3. Các bơm bột .................................................................................................19
4.3.4. Các bể chứa bột............................................................................................19
4.3.5. Lọc nồng độ cao ...........................................................................................19
4.3.6. Nghiền thô....................................................................................................20
4.3.7. Phối trộn .......................................................................................................22
4.3.8. Nghiền tinh...................................................................................................23
4.3.9. Thùng điều tiết .............................................................................................24
4.3.10. Bơm quạt ....................................................................................................24
v


4.3.11. Lọc nồng độ thấp........................................................................................24
4.3.12. Colector box ...............................................................................................25
4.3.13. Sàng quay ...................................................................................................26

4.3.14. Thùng đầu...................................................................................................26
4.3.15. Bộ phận lưới...............................................................................................27
4.3.16. Bộ phận ép..................................................................................................30
4.3.17. Bộ phận sấy ................................................................................................32
4.3.18. Bộ phận kiểm soát định lượng và độ ẩm ( BM800 )..................................33
4.3.19. Cắt cuộn .....................................................................................................33
4.3.20. Cắt giấy thành phẩm ..................................................................................34
4.3.21. Thành phẩm................................................................................................34
4.3.22. Quy trình xử lý giấy đứt.............................................................................34
4.4. Kết quả khảo sát tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng cho một tấn sản phẩm .....35
4.5. Kết quả kiểm tra chất lượng trong quy trình sản xuất ............................................36
4.5.1. Kết quả kiểm tra chất lượng huyền phù bột.................................................36
4.5.2. Kết quả kiểm tra chất lượng giấy. ................................................................37
4.6. Các dạng khuyết tật giấy thường gặp trong quá trình sản xuất ..............................39
4.7. Một số nhận xét ......................................................................................................41
4.7.1. Bố trí lao động tại khu vực sản xuất. ...........................................................41
4.7.2. Cơng tác an tồn lao động............................................................................42
4.7.3. Hiệu quả quy trình sản xuất .........................................................................42
Chương 5 .......................................................................................................................46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................46
5.1. Kết luận...................................................................................................................46
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................48
PHỤ LỤC ......................................................................................................................49

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
0


SR : Độ thoát nước.

KCN : Khu công nghiệp.
VPPA : Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
NBKP : Bột Kraft tẩy trắng từ gỗ lá kim.
LBKP : Bột Kraft tẩy trắng từ gỗ lá rộng.
MD : Machine direction (hướng của máy xeo).
CD : Cross direction (hướng ngang).
TB : Trung bình.

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Bột NBKP....................................................................................................13
Hình 4.2: Bột giấy Broke.............................................................................................13
Hình 4.3: Sơ đồ chuẩn bị tinh bột Cation ....................................................................13
Hình 4.4: Sơ đồ chuẩn bị CaCO3................................................................................ 14
Hình 4.5: Sơ đồ khối cơng nghệ sản xuất giấy............................................................16
Hình 4.6: Hồ quậy thủy lực .........................................................................................18
Hình 4.7: Lọc nồng độ cao ..........................................................................................20
Hình 4.8: Máy nghiền đĩa đơi......................................................................................21
Hình 4.9: Máy nghiền cơn ...........................................................................................23
Hình 4.10: Hệ thống lọc cấp 1.....................................................................................25
Hình 4.11: Colector Box..............................................................................................25
Hình 4.12: Thùng đầu ..................................................................................................26
Hình 4.13: Lơ đục lỗ....................................................................................................26
Hình 4.14: Bộ phận lưới ..............................................................................................28

Hình 4.15: Bộ phận ép .................................................................................................31
Hình 4.16: Bộ phận sấy ...............................................................................................32
Hình 4.17: Cơng đoạn hồn thành ...............................................................................34
Hình 4.18: Sơ đồ xử lý giấy đứt ..................................................................................34

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chất lượng giấy quấn đầu lọc thuốc lá định lượng 27g của công
ty TNHH sản xuất giấy Glatz .........................................................................................7
Bảng 4.1: Tỷ lệ phối chế bột........................................................................................12
Bảng 4.2: Yêu cầu của từng mẽ quậy bột ....................................................................17
Bảng 4.3: Yêu cầu về độ nghiền đối với từng loại bột ................................................21
Bảng 4.4: Lượng nguyên vật liệu cho một mẽ phối trộn.............................................22
Bảng 4.5: Kết quả khảo sát lượng nguyên vật liệu, năng lượng trung bình cho 1 tấn
sản phẩm giấy và so sánh với định mức sử dụng .........................................................35
Bảng 4.6: Kết quả tổng hợp kiểm tra chất lượng giấy và so sánh với yêu cầu............38
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát khả năng hoạt động của nhà máy ....................................43
Bảng 4.8: Kết quả khảo sát tỷ lệ phế phẩm tại bộ phận cuộn theo từng ca sản xuất...44

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Giấy là một sản phẩm không thể thiếu trong hoạt động xã hội của bất kỳ nước
nào. Mặc dù các phương tiện thông tin và lưu trữ phát triển mạnh, nhưng giấy vẫn luôn
là một sản phẩm không thể thay thế trong hoạt động giáo dục, in ấn, báo chí, văn

học…Nền kinh tế quốc gia càng phát triển thì nhu cầu xã hội càng gia tăng và do đó
nhu cầu về các loại giấy và bao bì cũng tăng theo.
Mặc dù ngành giấy Việt Nam đang phát triển về sản lượng, chất lượng và đa
dạng hoá sản phẩm, từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường bằng con đường ứng
dụng công nghệ mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật của thế giới đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh. Song khả năng đáp ứng của toàn ngành giấy Việt Nam chỉ thỏa mãn được 65%
nhu cầu tiêu dùng giấy trong nước.
Bên cạnh những công ty giấy lớn có sự đầu tư của nước ngồi với dây chuyền
cơng nghệ hiện đại thì các cơng ty giấy vừa và nhỏ cũng đã góp phần quan trọng để
đáp ứng tình trạng thiếu hụt về giấy nói chung như hiện nay.
Được sự cho phép của Ban lãnh đạo công ty TNHH sản xuất giấy Glatz, được sự
đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp, Bộ môn công nghệ giấy và bột giấy và
sự hướng dẫn của thầy Hồng Văn Hịa, tơi thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình sản
xuất giấy quấn đầu lọc thuốc lá tại cơng ty TNHH sản xuất giấy Glatz”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực tế quy trình sản xuất giấy quấn đầu lọc thuốc lá, qua đó tìm hiểu
các khuyết tật giấy thường gặp, những khuyết điểm của từng khâu công nghệ. Từ đó
phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình sản xuất.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích đã đề ra, những vấn đề cần thực hiện là:


Khảo sát quy trình cơng nghệ sản xuất.
1




Khảo sát máy móc thiết bị tại cơng ty.




Khảo sát các dạng khuyết tật phát sinh trong quá trình sản xuất.



Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của quy trình. Qua đó đề xuất một số

giải pháp cải thiện tình hình sản xuất tại cơng ty nếu có.
1.4. Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ tập trung khảo sát quy trình cơng nghệ sản xuất, khơng phân tích,
tính tốn giá thành sản phẩm cũng như hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về công nghiệp giấy Việt Nam
2.1.1. Tình hình cơng nghiệp giấy Việt Nam.
Nhìn chung, cho đến nay ngành công nghiệp giấy và bột giấy của Việt Nam vẫn
cịn nhiều hạn chế cả về cơng suất, thiết bị và trình độ cơng nghệ, nhất là cơng nghệ tự
động hóa trong sản xuất cịn kém xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới nên
chưa đủ khả năng cạnh tranh.
Theo VPPA, cả nước hiện có khoảng 300 doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy,
trong đó hầu hết là doanh nghiệp nhỏ lẻ, cơng suất thấp và sản phẩm chưa đa dạng.
Năm 2007, cả nước phải nhập khẩu hơn 820 nghìn tấn giấy các loại, tăng 16% so
với năm 2006 và trên 130 nghìn tấn bột giấy.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, ngành giấy đạt sản lượng khoảng 662.000 tấn, tăng
19,6% so với cùng kỳ và là mức tăng cao nhất trong vòng 20 năm qua.

Tuy nhiên, nước ta vẫn mất cân đối nghiêm trọng giữa khâu sản xuất bột giấy và
sản xuất giấy.
Năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đáp ứng được 1/2 nhu cầu sản xuất giấy. Do
đó, ngành cơng nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và giá cả bột
giấy Thế Giới. Bột giấy nhập khẩu và các vật tư khác dùng sản xuất giấy tăng khoảng
15-20% và lãi suất vay vốn tín dụng tăng hơn 20%, trong khi đó, giá bán giấy thành
phẩm chỉ tăng từ 5-10% nên đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp trong ngành giấy.
Giá nguyên liệu thô gồm gỗ thông và cây keo tăng đến 63%, giá nhiên liệu phục
vụ sản xuất tăng 37%, đặc biệt là giá than tăng đến 82%. Đây là những áp lực rất lớn
đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để bù đắp các chi phí sản xuất tăng cao, từ đầu tháng 7-2008, các doanh nghiệp
giấy đã quyết định tăng giá giấy các loại từ 10-21%. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp
3


thì mức tăng này cũng chỉ đủ để bù đắp những tổn thất do việc kiềm chế giá giấy trong
gần 3 tháng trước đó.
2.1.2. Ngành giấy Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
2.1.2.1. Thuận lợi
Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với lực lượng lao động dồi dào (hơn 80
triệu dân) và chi phí lao động thấp. Theo dự báo, mức tiêu thụ giấy bình quân đầu
người/năm của Việt Nam năm 2010 và 2020 ướt đạt 23 kg và 50 kg. Đây cũng là cơ
hội để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài nước.
Ngoài ra các doanh nghiệp giấy của Việt Nam có thể thâm nhập và mở rộng thị
trường ở các nước láng giềng như Lào, Campuchia,…
2.1.2.2. Khó khăn
 Mất cân đối năng lực sản xuất bột giấy
Chưa có lúc nào tình hình bột giấy lại căng thẳng như lúc này. Giá nguyên liệu
bột giấy tăng liên tục, bình quân trên 120 USD/tấn so với đầu năm, nhưng giá bán giấy

hầu như không tăng.
Tuy nhiên, bột giấy trong nước mới chỉ đáp ứng được 1/2 nhu cầu sản xuất giấy.
Phần lớn các doanh nghiệp phải nhập khẩu bột giấy nên phụ thuộc hoàn tồn vào giá
thế giới, mỗi năm phải nhập khẩu bình quân 130.000-150.000 tấn bột.
Hiện nay, cả nước chỉ có một vài doanh nghiệp là chủ động được nguồn nguyên
liệu bột giấy như: Giấy Bãi Bằng, Giấy Tân Mai và một số doanh nghiệp có dây
chuyền sản xuất bột từ giấy phế liệu.
Phần lớn các nhà máy giấy cịn lại khơng chủ động được nguồn bột giấy đều rơi
vào tình trạng căng thẳng, sản phẩm làm ra có giá thành cao, nếu bán với giá thị
trường sẽ bị thua lỗ nặng.
 Chưa làm chủ được công nghệ
Hiệp hội Giấy Việt Nam cho biết, riêng nhu cầu nhập khẩu giấy bao bì công
nghiệp, giấy tráng phấn chiếm 36,84% (175.000 tấn), giấy làm lớp mặt carton sóng
chiếm 18,69%, giấy làm lớp sóng carton chiếm 29,27%, giấy duplex (một mặt hoặc
hai mặt trắng) chiếm 5,7%, giấy làm bao xi măng chiếm 9,5%.
Đối với mặt hàng giấy in và giấy viết, trong những năm qua giấy Bãi Bằng, Tân
Mai, Đồng Nai đã chủ động được cơng nghệ sản xuất. Tuy nhiên, có nhiều dự án đầu
4


tư của tư nhân sản xuất mặt hàng này chỉ mới chú trọng thiết bị mà chưa làm chủ được
công nghệ, khiến cho sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Đến nay, nhiều doanh
nghiệp tư nhân trong số này đang có nguy cơ phá sản vì khơng trả được nợ và gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ngành giấy trong nước vẫn chưa làm chủ được công nghệ sản xuất giấy làm lớp
giữa sóng carton (về nguyên tắc dễ hơn làm giấy mặt) và trong năm qua phải nhập
khẩu trên 139.000 tấn, còn sản phẩm sản xuất trong nước bán không được.
 Đầu tư quy mô quá nhỏ
Trong 20 năm qua (tính đến cuối năm 2006), ngành giấy trong nước có tốc độ
tăng trưởng hàng năm khoảng 15 - 16%, đưa công suất từ 100.000 tấn/năm lên gần 1

triệu tấn/năm. Tính ra, với 300 doanh nghiệp trong ngành, quy mơ bình qn khoảng
3.000 tấn/năm/nhà máy thì khơng thể nào mang lại hiệu quả. Khơng những thế, các
chun gia cịn cho rằng quy mô này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, vì với quy mơ vài
nghìn tấn/năm, quản lý theo kiểu gia đình thì chất lượng sản phẩm sẽ rất thấp, chi phí
giá thành cao, ơ nhiễm mơi trường sẽ rất nặng nề.
Bên cạnh đó, do thiếu nguyên liệu bột giấy, hiện nay đã xuất hiện một số nhà máy
bột giấy có cơng suất 1.000-2.000 tấn/năm, phân bổ rải rác ở khắp các vùng núi nên sẽ
khơng hiệu quả, vì quy mô quá nhỏ sẽ không khai thác hiệu quả nguồn tài ngun
ngun liệu, gây ơ nhiễm mơi trường (khơng có hệ thống thu hồi hóa chất, xử lý nước
thải, chất thải…), vận chuyển bột đến nhà máy xeo giấy quá xa nên chi phí sẽ tăng lên.
2.1.2.3. Định hướng phát triển
Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung để xây dựng các nhà máy bột giấy tẩy
trắng, đầu tư sản xuất bột xơ dài (từ tre nứa) và bột giấy phi gỗ (rơm rạ, cây bông,
đay,…).
Loại bỏ dần các nhà máy quy mô nhỏ dưới 30000 tấn/năm, đồng thời buộc xây
dựng các nhà máy mới phải có quy mơ lớn, cơng nghệ hiện đại để có hệ thống xử lý
các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Nên đầu tư vào sản xuất bột giấy hơn là tiếp tục đầu tư vào sản xuất giấy.

5


2.2. Tổng quan về công ty TNHH sản xuất giấy Glatz
2.2.1. Vị trí địa lý
Diện tích: 12000m2.
Diện tích xây dựng: 4630 m2.
Công ty được xây dựng nằm trong KCN Vietnam – Singapore 1, là một KCN có
vị trí chiến lược giáp Quốc lộ 13, cách thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm thương mại
chính của Việt Nam 17 km về phía bắc. Ngồi ra, nó cịn nằm trong tầm với của sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chính.

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Cơng ty TNHH sản xuất giấy Glatz là một cơng ty có 100 % vốn nước ngồi, tiền
thân là cơng ty TNHH sản xuất giấy Fuji của Nhật.
Năm 2005: Công ty được chính thức thành lập và đến tháng 6/2006 đưa vào sản
xuất.
Ban đầu người Nhật xây dựng nhà máy này là để sản xuất giấy quấn thuốc lá. Tuy
nhiên quá trình sản xuất đã không như mong muốn ban đầu. Hai tháng sau ngày bắt
đầu khởi chạy máy, nhà máy chuyển sang sản xuất giấy quấn đầu lọc thuốc lá.
Năm 2008: Cơng ty được chuyển giao cho tập đồn Glatz (Đức), một trong những
tập đoàn hàng đầu Thế Giới về sản xuất giấy thuốc lá.
Ngày 15/8/2008: Cơng ty chính thức mang tên công ty TNHH sản xuất giấy Glatz.
Tháng 10/2008: Tập đoàn Glatz triển khai dự án mới tại Bến Cát – Bình Dương
để sản xuất giấy quấn thuốc lá. Theo dự kiến, nhà máy mới sẽ đi vào hoạt động vào
quý 3/2009.
2.2.3. Quy mô sản xuất của công ty
 Nguồn nguyên liệu:
NBKP: Bột Kraft tẩy trắng sản xuất từ gỗ lá kim. Bột được nhập từ các nước
Phần Lan, Mỹ, Canada,…
LBKP: Bột Kraft tẩy trắng sản xuất từ gỗ lá rộng. Bột được nhập từ các nước
Canada, Indonesia, Thái Lan,…
Broke: Bột giấy vụn của nhà máy.
 Sản phẩm chính
Giấy quấn đầu lọc thuốc lá (plugwrap paper) định lượng từ 24 – 30 g.
6


 Thị trường tiêu thụ
Trong nước: Các công ty thuốc lá trong nước như: Cát Lợi, Tấn Bình,…
Ngồi nước: Qua 3 năm đi vào hoạt động, hiện nay các loại sản phẩm của công
ty đã được xuất khẩu qua nhiều nước khác nhau như UAE, Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ,

Bangladesh,…
2.2.4. Yêu cầu chất lượng giấy quấn đầu lọc thuốc lá định lượng 27g của công ty.
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chất lượng giấy quấn đầu lọc thuốc lá định lượng 27g của công
ty TNHH sản xuất giấy Glatz.
Chỉ tiêu

Giá trị chuẩn

min

max

Định lượng (g/m2)

27

26

28

Độ trắng (%)

87,5

84

Độ chịu kéo MD (gf/15mm)

2300


2000

2600

Độ chịu kéo CD (gf/15mm)

1200

1000

1300

Độ dãn dài (%)

2,0

1,6

2,4

Độ dày (µm)

40

37

43

Độ tro (%)


19

16

22

Độ ẩm (%)

5

4

7

Độ thấu khí (CU)

10

4

16

(Nguồn: Cơng ty Glatz)

7


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được những mục đích và mục tiêu đã đề ra, chúng tôi tập trung thực hiện
các nội dung như sau:
 Tìm hiểu quy trình cơng nghệ sản xuất.


Sơ đồ khối công nghệ.



Thuyết minh dây chuyền công nghệ.



Nhiệm vụ các khâu trong dây chuyền.



Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.

 Các loại nguyên liệu bột giấy dùng trong q trình sản xuất.
 Các loại hóa chất, phụ gia được sử dụng trong quá trình sản xuất.
 Lượng nguyên vật liệu, năng lượng cho một tấn sản phẩm giấy.
 Chất lượng sản phẩm đạt được, cách kiểm tra chất lượng sản phẩm.
 Các dạng khuyết tật giấy thường gặp trong q trình sản xuất.
 Phân tích, đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình sản xuất tại công ty.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp kiểm tra chất lượng huyền phù bột
3.2.1.1. Phương pháp kiểm tra độ PH
Mục đích: Xác định hàm lượng ion H+ trong dung dịch bột.
Phương pháp: Dùng giấy quỳ nhúng trực tiếp vào mẫu bột, sau đó đem so sánh

màu của giấy quỳ với màu trong dãy đo PH chuẩn ta sẽ xác định được độ PH của dung
dịch bột.
3.2.1.2. Phương pháp kiểm tra nồng độ bột
Mục đích: Xác định nồng độ dung dịch bột.
Phương pháp:
 Xác đinh nồng độ bột dựa vào hệ số vắt tay
8


Lập hệ số vắt tay:


Lấy 100 ml dung dịch bột.



Dùng tay vắt cho thật khô.



Cân mẫu bột vừa vắt khô xong.



Sấy mẫu vừa vắt khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 ± 30C đến trọng

lượng không đổi (thường mất khoảng 3 giờ), làm nguội mẫu trong bình hút ẩm rồi đem
cân.
Hệ số vắt tay = b/a
Trong đó:

a : Trọng lượng mẫu bột sau khi vắt khô, (g).
b : Trọng lượng mẫu sau khi sấy khô, (g).
Xác định nhanh nồng độ bột dựa vào hệ số vắt tay
Nồng độ bột (%) = Hệ số vắt tay . C . 100 %
Trong đó: C là khối lượng mẫu bột sau khi vắt khô, (g).
 Xác định nồng độ bột bằng phương pháp sấy


Sấy tờ giấy lọc ở nhiệt độ 105 ± 3oC, rồi đem cân được A (g).



Lấy 100ml mẫu bột.



Đặt tờ giấy lọc vào phễu lọc, làm ẩm giấy bằng nước cất.



Cho bơm hút chân không hoạt động.



Đỗ dung dịch vào phễu, tráng thành cốc đong bằng nước cất.



Khi nước đã rút hết đi, ngừng bơm chân không, lấy giấy lọc có mẫu




Sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 ± 3oC đến trọng lượng không

bột ra.
đổi, làm nguội mẫu trong bình hút ẩm rồi đem cân trọng lượng giấy lọc + bột được B
(g).
Trọng lượng của mẫu bột sau sấy khô: C = B – A (g)
Nồng độ bột (%) = C .100 %
3.2.1.3. Phương pháp kiểm tra độ nghiền bột
Mục đích: Xác định khả năng thốt nước của dung dịch bột sau nghiền.
Phương pháp: Kiểm tra bằng máy đo độ SR.


Cân 2g bột khô tuyệt đối.
9




Hịa lỗng bằng nước đến 1000ml.



Cho vào máy quậy khoảng 30 giây để bột phân tán đều trước khi cho vào

máy đo độ nghiền.


Đọc kết quả đo.


3.2.2. Phương pháp kiểm tra chất lượng giấy
3.2.2.1. Chuẩn bị mẫu
Xé một đoạn giấy dài khoảng 1,2 m rồi gấp làm đôi theo chiều MD. Tiếp tục gấp
làm tư theo chiều CD rồi cắt mẫu theo các kích thước sau:


8 mẫu có kích thước 20cm25cm.



8 mẫu có kích thước 1,5cm25cm (cạnh dài theo chiều MD).



8 mẫu có kích thước 1,5cm25cm (cạnh dài theo chiều CD).

Thiết bị:
 Bàn cắt mẫu
 Dao cắt mẫu
3.2.2.2. Phương pháp kiểm tra định lượng
Cân cả 8 mẫu giấy kích thước 20cm25cm được khối lượng D (g).
Vậy khối lượng một mẫu giấy: D/8 (g).
Diện tích mẫu giấy: S = 20cm25cm = 500cm2 = 0,05m2
Định lượng giấy (g/m2) = D.20/8
3.2.2.3. Phương pháp kiểm tra độ dày
Kiểm tra bằng máy đo độ dày hiệu mitutoyo (Nhật).
Đơn vị tính: (µm).
3.2.2.4. Phương pháp kiểm tra độ thấu khí
Kiểm tra bằng máy đo độ thấu khí.

Đơn vị tính: (CU).
3.2.2.5. Phương pháp kiểm tra độ trắng
Kiểm tra bằng máy đo độ trắng hiệu photovolt (Mỹ).
Đơn vị tính: (%).
3.2.2.6. Phương pháp kiểm tra độ ẩm
 Cách tiến hành:


Cân một mẫu giấy kích thước 20cm25cm ta được khối lượng m1.
10




Cho mẫu giấy vào lò sấy ở nhiệt độ sấy 1050C đến trọng lượng không

đổi (thường khoảng 60 phút).


Lấy mẫu giấy ra rồi cân lại được khối lượng m2.

 Tính toán kết quả:
Độ ẩm (%) = (m1 – m2).100%/m1.
3.2.2.7. Phương pháp kiểm tra độ tro
 Cách tiến hành:
 Cân một mẫu giấy kích thước 20cm25cm ta được khối lượng m1.
 Bỏ mẫu giấy vào một cái chun nhỏ rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ
0

600 C đến trọng lượng khơng đổi.

 Lấy chun ra cho vào bình hút ẩm. Khoảng 15 phút sau đem cân được
khối lượng m2. Khối lượng này gồm cả khối lượng chun và khối lượng tro.
 Bỏ tro ra, lau sạch rồi cân lại được khối lượng của cái chun m3.
 Tính tốn kết quả:
Khối lượng của tro: m4 (g) = m2 – m3.
Độ tro (%) = m4.100%/m1
3.2.2.8. Phương pháp kiểm tra độ chịu kéo – độ dãn dài
Kiểm tra bằng máy đo độ chịu kéo chun dụng.
Sử dụng các mẫu có kích thước 1,5cm25cm. Kiểm tra độ chịu kéo theo chiều
MD và CD. Đơn vị tính: (gf/15mm).
Khi đọc kết quả kiểm tra độ chịu kéo thì đọc cả kết quả độ dãn dài (chỉ sử dụng
kết quả độ dãn dài theo chiều MD). Đơn vị tính: (%).

11


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nguyên liệu bột
Các loại nguyên liệu bột được nhà máy sử dụng để sản xuất giấy quấn đầu lọc
thuốc lá định lượng 27g gồm có:


NBKP: Bột Kraft tẩy trắng sản xuất từ gỗ lá kim. Loại bột này cho xơ sợi có

chiều dài lớn, chất lượng cao, thành tế bào dày và ít bị tổn thương trong quá trình nấu.
Loại bột này sau khi nghiền, xơ sợi có sự chổi hóa tốt nên tạo ra giấy có độ bền rất cao.
Tuy nhiên do xơ sợi dài nên trong quá trình tạo hình trên lưới dễ bị kết bông tạo thành
đám mây, ảnh hưởng đến chất lượng giấy.



LBKP: Bột Kraft tẩy trắng sản xuất từ gỗ lá rộng. Bột này cho xơ sợi có kích

thước ngắn và độ bền không cao. Tuy nhiên, ưu điểm của loại bột này là khả năng
không cần nghiền hoặc chỉ cần nghiền sơ khi tham gia vào thành phần bột giấy, làm
cho bột giấy dễ thoát nước ở vùng lưới và dễ khô ở vùng sấy trên máy xeo.
Khi bột LBKP được phối trộn với bột NBKP thì xơ sợi có kích thước nhỏ, ngắn
của bột LBKP sẽ lắp đầy lỗ hổng giữa những xơ sợi to và dài của bột NBKP, nhờ vậy
tờ giấy được đồng đều hơn, độ bảo lưu chất độn tăng lên, độ mịn của bề mặt tờ giấy tốt
hơn, độ đục và độ bền của tờ giấy cao hơn.


Broke: Bột giấy vụn của nhà máy, gồm:
- Giấy không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình sản xuất.
- Giấy thải ra từ bộ phận cắt giấy thành phẩm.

Bảng 4.1: Tỷ lệ phối chế bột.
Loại bột

Tỷ lệ (%)

NBKP

50

LBKP

25

Broke


25
(Nguồn: Công ty Glatz)
12


Hình 4.1: Bột NBKP

Hình 4.2: Bột giấy Broke

4.2. Hóa chất
4.2.1. NaOH 45%
 Mục đích: Tạo mơi trường kiềm và làm tăng sự trương nở, mềm mại cho xơ
sợi.
 Vị trí cho vào: Bể quậy thủy lực nhưng chỉ dùng khi quậy bột NBKP.
 Mức dùng: 0,5 lít cho mỗi mẽ quậy bột NBKP.
4.2.2. Tinh bột Cation
 Mục đích: Tinh bột Cation được sử dụng nhằm các mục đích sau.


Tăng độ bền cho giấy.



Tăng khả năng bảo lưu các thành phần trong hỗn hợp bột giấy.



Tăng khả năng thoát nước của dịng bột trên máy xeo.


 Quy trình chuẩn bị:
Hình 4.3: Sơ đồ chuẩn bị tinh bột Cation.
Tinh bột

Bồn nấu
Nước

Nhiệt

Bồn nấu tinh bột B7 – 1 đặt ngay trên bể phối trộn B8 – 1. Mỗi lần nấu 5 kg
tinh bột cho 0,5m3 nước sạch. Tinh bột sẽ được khuấy với nước và gia nhiệt trong
khoảng 15 – 20 phút.
13


 Mức dùng: 5 kg tinh bột cho mỗi lần phối trộn.
 Vị trí cho vào: Bể phối trộn.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng tinh bột


Phương pháp nấu, nhiệt độ và thời gian nấu, chế độ bảo quản đều ảnh

hưởng đến hiệu quả sử dụng của tinh bột.


Ảnh hưởng của mật độ điện tích của tinh bột cation: Mật độ điện tích càng

cao khả năng trung hòa với độ điện âm của xơ sợi và các hạt mịn khác trong huyền
phù càng cao, càng tốn ít lượng polyme cation cần gia vào dịng bột.



Ảnh hưởng độ dẫn điện của nước trắng: Độ dẫn điện của nước trắng càng

cao càng làm giảm độ bảo lưu của tinh bột cation trong giấy.


Ảnh hưởng độ pH của mơi trường sản xuất: Khi pH tăng thì sự tích điện âm

của xơ sợi tăng, nhờ vậy sự liên kết giữa các hạt tinh bột tích điện (+) và xơ sợi dễ
dàng hơn, do đó độ bảo lưu của tinh bột tăng.


Ảnh hưởng của nồng độ các anion tạp chất: Các tạp chất này tác dụng với

tinh bột cation và các chất bảo lưu mang điện tích (+) làm tiêu hao hóa chất, làm bẩn
chăn lưới.


Ảnh hưởng của thời điểm gia tinh bột cation vào dòng bột.

4.2.3. Canxi Cacbonat
 Mục đích: CaCO3 là loại chất độn được sử dụng phổ biến trong phương pháp
xeo trung tính, kiềm nhẹ. Nó có các tác dụng sau:


Làm giảm giá thành sản phẩm vì giá của nó rẻ hơn nhiều so với giá của

nguyên liệu bột giấy.



Tăng độ trắng, độ đục, độ nhẵn cho giấy

 Quy trình chuẩn bị:
Hình 4.4: Sơ đồ chuẩn bị CaCO3.
CaCO3

Bồn pha B6 – 1

Sàng rung

Bồn chứa B6 – 3

CaCO3 sẽ được pha loãng bằng nước sạch đến nồng độ 0,2% trong bồn pha
lỗng B6 – 1. Sau đó nó được bơm lên sàng rung rồi đổ vào bể chứa B6 – 3 để bơm đi
gia vào huyền phù bột giấy.
14


 Mức dùng: 19 %
 Vị trí cho vào: Có 2 điểm châm CaCO3 là bể phối trộn và colector box.
 Ảnh hưởng của việc sử dụng chất độn


Chất độn làm tăng độ trắng, độ đục, độ nhẵn của giấy.



Việc sử dụng chất độn cũng làm tăng độ xốp của giấy.




Sự có mặt của chất độn làm tăng lượng keo chống thấm cần dùng.



Khi tăng tỷ lệ sử dụng chất độn thì làm giảm số lượng liên kết giữa các xơ

sợi, làm giảm độ bền cơ lý của giấy. Tỷ lệ này tăng cũng làm tăng tính hai mặt của tờ
giấy.


Làm tăng khả năng thốt nước của dịng bột trên máy xeo.



Việc sử dụng chất độn cũng làm tăng hiện tượng mài mịn của máy xeo.

4.3. Quy trình cơng nghệ sản xuất giấy
Trong q trình thực tập tại cơng ty TNHH sản xuất giấy Glatz, chúng tơi đã tìm
hiểu được quy trình cơng nghệ sản xuất giấy quấn đầu lọc thuốc lá định lượng 27g như
sau:

15


×