Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

“Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.94 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
-  -

ĐINH THỊ MỸ LOAN

TÊN ĐỀ TÀI:

“Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa
Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát”

LUẬN VĂN KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
-  -

ĐINH THỊ MỸ LOAN

TÊN ĐỀ TÀI:

“Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa
Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát”

LUẬN VĂN KỸ SƯ


CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY

ĐINH THỊ MỸ LOAN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


LỜI CẢM ƠN

Mãi mãi khắc ghi công lao dạy bảo, truyền đạt kiến thức khoa học, kinh nghiệm
quý báu của thầy cô khoa công nghệ môi trường trong những năm qua.
Gửi về cha mẹ - điểm tựa của con trong cuộc sống và gia đình những lời thương
yêu và biết ơn mãi mãi.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc Th.S Vũ Thị Hồng Thuỷ - GVHD đã tận tình
truyền đạt và giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm luận văn này.
Gửi lời cảm ơn chân thành anh Nguyễn Tiến Sâm & chị Nguyễn Thị Hương
cùng các anh chị trong Công ty Tân Hiệp Phát đã tận tình giúp đỡ tôi thông qua
việc đóng góp ý kiến quý báu và cung cấp dữ liệu phục vụ luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của bạn bè trong lớp DH04MT
đã ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Một lần nữa tôi xin mọi người nhận nơi tôi lời cảm ơn chân thành nhất.

TPHCM ngày 01 tháng 7 năm 2008
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Mỹ Loan


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hội nhập với nền kinh tế thị trường và với hoài bão trở thành tập đoàn hàng đầu châu
Á về 3 lĩnh vực: ngành thức uống, thực phẩm ăn liền, bao bì; Công ty TNHH Thương mại –
Dịch vụ Tân Hiệp Phát đã áp dụng HTQLMT theo ISO 14001:2004. Đơn vị đã đầu tư hàng
trăm triệu đồng cho việc thiết lập của hệ thống này. Tuy nhiên, xuất phát từ sự thiếu quan tâm
thực sự đến công tác bảo vệ môi trường nên việc áp dụng ISO 14001:2004 còn nhiều thiếu sót.
Do đó, việc đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Công ty là thực sự cần thiết.
Công ty Tân Hiệp Phát là một đơn vị sản xuất bia và nước giải khát với nhiều dây
chuyền sản phẩm. Vì thời gian không cho phép nên tôi chủ yếu thực hiện đánh giá hiệu lực áp
dụng ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa và các công trình phụ trợ (khu động lực), khu vực liên
quan (văn phòng).
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp tham khảo tài liệu, điều tra khảo sát, so
sánh và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Đề tài chủ yếu đi vào đánh giá sự tuân thủ thực
hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004, sự tuân thủ các thủ tục/văn bản mà Công ty
đã xây dựng và xem xét đánh giá các thủ tục/văn bản mà Công ty thiết lập có đúng với yêu
cầu các tiêu chuẩn của HTQLMT hay không. Qua đó, đề tài đề xuất các biện pháp cải tiến –
khắc phục – phòng ngừa cho sự hoạt động của hệ thống.
Nội dung chính cụ thể đi vào các chương sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Giới thiệu sơ lược về tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000
Chương 3: Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001:2004 tại Việt Nam.
Chương 4: Giới thiệu chung về Công ty Tân Hiệp Phát
Chương 5: Tình hình thực hiện ISO 14001: 2004 ở Nhà máy Sữa – Công ty Tân Hiệp
Phát.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.



Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................................................................IV
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................................................IV
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... V
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................................. 1
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................... 1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................................................ 1
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 1
1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2 - GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000 ........................................ 3
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HTQLMT ISO 14000............................................ 3
2.1.1 Sự ra đời của bộ TC ISO 14000 .............................................................................................................. 3
2.1.2 Mục đích của bộ TC ISO 14000 .............................................................................................................. 3
2.1.3 Bộ TC ISO 14000 ..................................................................................................................................... 3
2.1.4 Cấu trúc của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000................................................................................................... 4
2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001 - QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ......... 5
2.2.1 Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 ............................................................................................. 5
2.2.2 Mô hình ISO 14001.................................................................................................................................. 5
2.2.3 Lợi ích thu được khi áp dụng ISO 14001 ................................................................................................ 5
2.2.3.1 Về mặt thị trường ................................................................................................................................................5
2.2.3.2 Về mặt kinh tế .....................................................................................................................................................6
2.2.3.3 Về mặt pháp lý ....................................................................................................................................................6
2.2.3.4 Về mặt quản lý nhân sự ......................................................................................................................................6
2.2.3.5 Về mặt quản lý rủi ro ..........................................................................................................................................6

CHƯƠNG 3 - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14000:2004 TẠI VIỆT NAM

..................................................................................................................................................................................... 7
3.1 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 ............................................................................................................... 7
3.1.1 Trên thế giới............................................................................................................................................. 7
3.1.2 Ở Việt Nam............................................................................................................................................... 7
3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001 Ở VIỆT NAM............................... 8
3.2.1 Thuận lợi .................................................................................................................................................. 8
3.2.1.1 Mang lại nhiều lợi ích .........................................................................................................................................8
3.2.1.2 Luật pháp bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện .......................................................................8
3.2.1.3 Được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các Tổ chức quốc tế................................................................................8
3.2.1.4 Các hàng rào thương mại ...................................................................................................................................8

3.2.2 Khó khăn .................................................................................................................................................. 9
3.2.2.1 Vấn đề nhận thức ................................................................................................................................................9
3.2.2.2 Chi phí tăng .........................................................................................................................................................9
3.2.2.3 Mạng lưới các cơ quan tư vấn, chứng nhận và hành lang pháp lý:....................................................................9

CHƯƠNG 4 - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TÂN HIỆP PHÁT....................................................... 10
4.1 TỔNG QUAN ................................................................................................................................................ 10
4.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................................................. 10
4.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................................................ 10
4.1.3 Cơ cấu tổ chức tại Công ty .................................................................................................................... 10
4.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty (phụ lục 1) .............................................................................................................10
4.1.3.2 Chức năng của các khối, phòng ban .................................................................................................................11

4.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây ................................................................... 12
4.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY.................................................................................................. 13
4.2.1 Thiết bị máy móc dùng trong phân xưởng ............................................................................................ 13
4.2.2 Nguyên liệu đầu vào .............................................................................................................................. 13
4.2.3 Quy trình sản xuất sữa đậu nành .......................................................................................................... 14


SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang i


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

4.3 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TẠI CÔNG TY ................................................................... 15
4.3.1 Nước thải................................................................................................................................................ 15
4.3.2 Khí thải................................................................................................................................................... 16
4.3.3 Chất thải rắn .......................................................................................................................................... 16
4.3.4 Tiếng ồn.................................................................................................................................................. 16
CHƯƠNG 5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ISO 14001 Ở NHÀ MÁY SỮA CÔNG TY TÂN HIỆP PHÁT.. 17
5.1 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY (ĐIỀU KHOẢN 4.2) .................................................... 17
5.1.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn .......................................................................................................................... 17
5.1.2 Thực trạng áp dụng ở công ty: .............................................................................................................. 17
5.1.3 Đánh giá................................................................................................................................................. 18
5.1.4 Yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa.......................................................................................... 18
5.2 KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG (ĐIỀU KHOẢN 4.3.1). ............................................................................... 18
5.2.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn .......................................................................................................................... 18
5.2.2 Thực trạng áp dụng ở công ty................................................................................................................ 18
5.2.3 Đánh giá................................................................................................................................................. 19
5.2.4 Yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa.......................................................................................... 19
5.3 YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC ( ĐIỀU KHOẢN 4.3.2) ................................................. 19
5.3.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn .......................................................................................................................... 19
5.3.2 Thực trạng áp dụng ở công ty................................................................................................................ 20
5.3.3 Đánh giá................................................................................................................................................. 21
5.3.4 Yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa.......................................................................................... 21
5.4 MỤC TIÊU – CHỈ TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG (ĐIỀU KHOẢN 4.3.3)....................... 21
5.4.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn .......................................................................................................................... 21

5.4.2 Thực trạng ở công ty.............................................................................................................................. 22
5.4.3 Đánh giá................................................................................................................................................. 22
5.4.4 Hành động cải tiến – khắc phục – phòng ngừa .................................................................................... 22
5.5 NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN (ĐIỀU KHOẢN 4.4.1) ......................... 22
5.5.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn .......................................................................................................................... 22
5.5.2 Thực trạng ở công ty.............................................................................................................................. 22
5.5.3 Đánh giá................................................................................................................................................. 23
5.5.4. Yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa......................................................................................... 23
5.6 ĐÀO TẠO, NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC (ĐIỀU KHOẢN 4.4.2) ........................................................ 23
5.6.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn .......................................................................................................................... 23
5.6.2 Thực trạng ở công ty.............................................................................................................................. 23
5.6.3 Đánh giá................................................................................................................................................. 23
5.6.4 Yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa.......................................................................................... 24
5.7 THÔNG TIN LIÊN LẠC (ĐIỀU KHOẢN 4.4.3) ........................................................................................ 24
5.7.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn .......................................................................................................................... 24
5.7.2 Thực trạng áp dụng ở Công ty............................................................................................................... 24
5.7.3 Đánh giá................................................................................................................................................. 24
5.7.4 Yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa.......................................................................................... 25
5.8 HỆ THỐNG TÀI LIỆU CỦA HTQLMT (ĐIỀU KHOẢN 4.4.4) ............................................................... 25
5.8.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn .......................................................................................................................... 25
5.8.2 Thực trạng áp dụng ở công ty................................................................................................................ 25
5.8.3 Đánh giá................................................................................................................................................. 25
5.8.4 Yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa.......................................................................................... 26
5.9 KIỂM SOÁT TÀI LIỆU (ĐIỀU KHOẢN 4.4.5).......................................................................................... 26
5.9.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn .......................................................................................................................... 26
5.9.2 Thực tế áp dụng ở Công ty..................................................................................................................... 26
5.9.3 Đánh giá................................................................................................................................................. 26
5.9.4 Yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa.......................................................................................... 27
5.10 KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH (ĐIỀU KHOẢN 4.4.6) .................................................................................. 27
5.10.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn ........................................................................................................................ 27

5.10.2 Thực trạng áp dụng ở Công ty............................................................................................................. 27
5.10.3 Đánh giá thực hiện và yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa................................................... 27
5.11 CHUẨN BỊ SẴN SÀNG VÀ ỨNG CỨU TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP XẢY RA (ĐIỀU KHOẢN 4.4.7)
.............................................................................................................................................................................. 31
5.11.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn ........................................................................................................................ 31
5.11.2 Thực trạng áp dụng ở công ty.............................................................................................................. 31
5.11.3 Đánh giá thực hiện và yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa................................................... 32

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang ii


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

5.12 GIÁM SÁT VÀ ĐO (ĐIỀU KHOẢN 4.5.1) .............................................................................................. 32
5.12.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn ........................................................................................................................ 32
5.12.2 Thực tế áp dụng ở công ty ................................................................................................................... 33
5.12.3 Đánh giá............................................................................................................................................... 33
5.12.4 Hành động cải tiến – khắc phục – phòng ngừa .................................................................................. 33
5.13 ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ (ĐIỀU KHOẢN 4.5.2)................................................................................ 34
5.13.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn ........................................................................................................................ 34
5.13.2 Thực trạng áp dụng ở Công ty............................................................................................................. 34
5.13.3 Đánh giá............................................................................................................................................... 34
5.13.4 Yêu cầu khắc phục - phòng ngừa – cải tiến ........................................................................................ 34
5.14 SỰ KHÔNG PHÙ HỢP VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA (ĐIỀU KHOẢN 4.5.3)
.............................................................................................................................................................................. 34
5.14.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn ........................................................................................................................ 34
5.14.2 Thực trạng áp dụng ở công ty.............................................................................................................. 35
5.14.3 Đánh giá............................................................................................................................................... 35

5.14.4 Yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa........................................................................................ 35
5.15 KIỂM SOÁT HỒ SƠ (ĐIỀU KHOẢN 4.5.4)............................................................................................. 35
5.15.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn ........................................................................................................................ 35
5.15.2 Thực trạng ở Công ty........................................................................................................................... 36
5.15.3 Đánh giá............................................................................................................................................... 36
5.15.4 Yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa........................................................................................ 36
5.16 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ MÔI TRƯỜNG ( ĐIỀU KHOẢN 4.5.5)................................................................. 36
5.16.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn ........................................................................................................................ 36
5.16.2 Thực tế áp dụng ................................................................................................................................... 36
5.16.3 Đánh giá............................................................................................................................................... 37
5.16.4 Yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa........................................................................................ 38
5.17 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO (4.6) .......................................................................................................... 38
5.17.1 Yêu cầu của tiêu chuẩn ........................................................................................................................ 38
5.17.2 Thực tế áp dụng ................................................................................................................................... 38
5.17.3 Đánh giá............................................................................................................................................... 40
5.17.4 Yêu cầu cải tiến – khắc phục – phòng ngừa........................................................................................ 40
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 41
6.1 KẾT LUẬN.................................................................................................................................................... 41
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................... 42
PHỤ LỤC................................................................................................................................................................. 42

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang iii


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

DANH MỤC BẢNG

Trang
BẢNG 3.1 BẢNG THỐNG KÊ 10 NƯỚC CÓ SỐ CHÚNG CHỈ CAO NHẤT THẾ GIỚI TÍNH ĐẾN THÁNG
12 NĂM 2006 ............................................................................................................................................................. 7
BẢNG 3.2 MỘT SỐ TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN ISO 14000................................................................................ 9
BẢNG 4.1 BẢNG THỐNG KÊ DOANH SỐ BÁN HÀNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY NHẤT ......... 12
BẢNG 4.2 DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ DÙNG TRONG PHÂN XƯỞNG SỮA.............................................. 13
BẢNG 4.3 DANH MỤC CÁC NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG TẠI NHÀ MÁY
SỮA........................................................................................................................................................................... 13

DANH MỤC HÌNH
SƠ ĐỒ 2.1 BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000................................................................................................................ 4
HÌNH 2.1 MÔ HÌNH HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 .............................................................. 5
BIỂU ĐỒ 3.1: SỐ LƯỢNG TỔ CHỨC ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ISO 14001 TÍNH ĐẾN THÁNG 12 NĂM
2006 ............................................................................................................................................................................ 7
SƠ ĐỒ 4.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỮA ĐẬU NÀNH .................................................................................... 14

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang iv


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ

An toàn lao động

GĐ, BGĐ, TGĐ Giám đốc, Ban giám đốc, Tổng giám đốc
CAR


Yêu cầu hành động khắc phục, phòng ngừa

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

ĐDLĐ

Đại diện lãnh đạo

HDCV

Hướng dẫn công việc

HĐKP&PN

Hành động khắc phục và phòng ngừa

HTQLMT

Hệ thống quản lý môi trường

HTXLKT

Hệ thống xử lý khí thải


HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

KCMT

Khía cạnh môi trường

KPH

Không phù hợp

NGK

Nước giải khát

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QA

Đảm bảo chất lượng

QC


Kiểm soát chất lượng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THP

Công ty TNHH Tân Hiệp Phát

TTKC

Tình trạng khẩn cấp

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang v


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Với nhịp độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường như hiện nay, môi trường
sống của nhân loại đang ngày càng bị đe dọa và suy thoái trầm trọng. Riêng ở một nước đang

phát triển như Việt Nam, đồng hành với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa thì việc bảo
vệ môi trường càng trở nên nặng nề hơn.
Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng đã áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 để hạn chế các tác động môi trường do hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
mang lại. Tuy nhiên, mặc dù họ đã thiết lập hệ thống ISO 14001: 2004 khá hoàn chỉnh nhưng
áp dụng vào thực tế còn nhiều thiếu sót.
Nhận thức được sự chênh lệch giữa lý thuyết và thực tế đó, tôi quyết định thực hiện
khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy
Sữa - Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát”. Tôi rất mong các kết quả
nghiên cứu của khóa luận sẽ đóng góp một phần vào công cuộc áp dụng và cải tiến
HTQLMT của doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001 và những vấn đề môi trường còn tồn
tại ở Nhà máy Sữa - Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát (THP).


Đề xuất các biện pháp cải tiến – khắc phục – phòng ngừa.

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Khảo sát hiện trạng sản xuất kinh doanh và các vấn đề môi trường phát sinh tại
Nhà máy Sữa - Công ty THP.


Nghiên cứu các yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa và các công
trình phụ trợ.


Đề xuất các cải tiến, khắc phục hoặc phòng ngừa để nâng cao hiệu lực
HTQLMT.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp tham khảo tài liệu

Tài liệu bao gồm: các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004, tài liệu
HTQLMT của Công ty THP, tài liệu qua sách, internet…


Thu thập, đọc, phân tích và chọn lọc tài liệu.

 Phương pháp khảo sát trực tiếp

Quan sát trực tiếp các hoạt động xảy ra Nhà máy Sữa, khu động lực và khu vực
có liên quan.

Điều tra, phỏng vấn công nhân, nhân viên có liên quan về nhận thức môi
trường như: các biện pháp kiểm soát các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường, biện
pháp ứng cứu tình trạng khẩn cấp, an toàn lao động…

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang 1


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

 Phương pháp so sánh
 So sánh giữa các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 với các thủ tục/văn

bản thiết lập tại Công ty.
 So sánh giữa các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004, yêu cầu pháp luật và
yêu cầu khác với tình hình thực tế áp dụng tại Công ty.


So sánh giữa các thủ tục/văn bản thiết lập với thực tế Công ty áp dụng.

 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia


Chuyên gia kỹ thuật môi trường về kiểm soát các chỉ tiêu ô nhiễm.

 Chuyên gia HTQLMT về các hành động thực hiện ISO 14001:2004 có đáp ứng
tiêu chuẩn không.
1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Chỉ đánh giá hiệu lực thực hiện (tính không tuân thủ và tuân thủ) ISO 14001 tại Nhà
máy Sữa và các công trình phụ trợ (khu động lực: xử lý nước công nghiệp, nước công nghệ,
xử lý nước thải, khu lò hơi, khu tạo N2, khu tạo CO2) chứ không đánh giá toàn bộ Công ty.
Không đánh giá hiệu quả (lợi – hại, được và mất) về kinh tế, môi trường, xã hội… khi
Nhà máy áp dụng ISO 14001:2004.

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang 2


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

CHƯƠNG 2 - GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO
14000

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HTQLMT ISO 14000
2.1.1 Sự ra đời của bộ TC ISO 14000
Năm 1991, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã thiết lập nhóm tư vấn chiến lược
về môi trường (SEGE) với sự tham dự của 25 nước.
Năm 1992, tại hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất ở Rio de Janeiro, ISO đã cam kết thiết
lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các công cụ thực hiện và đánh giá.
Cũng 1992, ISO đã thành lập Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) để xây dựng các tiêu
chuẩn ISO 14000. Cơ quan này chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý môi trường
(HTQLMT) đồng nhất và các công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này.
Đến 9/1996, TC 207 ban hành phiên bản HTQLMT đầu tiên mang số hiệu ISO
14001:1996.
Đến 11/2004, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành phiên bản thứ 2 của tiêu chuẩn
ISO 14001 mang số hiệu ISO 14001:2004 và được sử dụng cho đến nay.
2.1.2 Mục đích của bộ TC ISO 14000
Hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt
động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức nhằm bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp
ứng với yêu cầu của kinh tế, xã hội.
Đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của tổ chức đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng
với các yêu cầu luật pháp. ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho
các tổ chức "các yếu tố của một HTQLMT có hiệu quả". ISO 14000 không thiết lập hay bắt
buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một cách cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ
chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức.
2.1.3 Bộ TC ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm những tiêu chuẩn liên quan với HTQLMT (như
ISO 14001 và ISO 14004) và những tiêu chuẩn liên quan với các công cụ quản lý môi trường
(các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000) cho phép mọi loại hình tổ chức khác nhau
(công ty, doanh nghiệp, khu vực hành chính) áp dụng.
Nội dung chính của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000:
Cung cấp cho tổ chức cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi trường nhằm thiết
lập HTQLMT và các công cụ quản lý môi trường của tổ chức.

Thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT để quản lý tác động do các hoạt động, sản
phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải thiện
môi trường cho tổ chức mình.

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang 3


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

2.1.4 Cấu trúc của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO đề cập đến 6 lĩnh vực:
1. Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
2. Kiểm toán môi trường (EA)
3. Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE)
4. Ghi nhãn môi trường (EL)
5. Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA)
6. Các khía cạnh môi trường về tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS)

ISO 14000
Các tiêu chuẩn quản lý môi trường

Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
ISO 14001
ISO 14004
ISO 14002

Khía cạnh môi trường trong các tiêu
chuẩn sản phẩm(EAPS)

ISO 14062
ISO 14064

Kiểm định môi trường (EA)
ISO 14010; ISO 14011
ISO 14012; ISO 14013
ISO 14014; ISO 14015

Cấp nhãn môi trường (EL)
ISO 14020; ISO 14021
ISO 14022; ISO 14023
ISO 14024

Đánh giá thực hiện môi trường (EPE)
ISO 14031
ISO 14032

Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)
ISO 14040; ISO 14041
ISO 14042; ISO 14043
ISO 14047; ISO 14048
ISO 14049

Tiêu chuẩn đánh giá tổ chức

Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm

Sơ đồ 2. 1 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan


Trang 4


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001 - QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG
2.2.1 Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001
Hệ thống ISO 14001 quy định các yêu cầu đối với HTQLMT, tạo thuận lợi cho tổ
chức triển khai và áp dụng một chính sách và mục tiêu có xem xét đến các yêu cầu luật pháp
và các yêu cầu khác mà tổ chức đề ra và các thông tin về các khía cạnh môi trường (KCMT)
mà tổ chức xác định là có thể kiểm soát và có thể có tác động. Tiêu chuẩn này không nêu lên
các chuẩn mực về kết quả hoạt động môi trường cụ thể. Việc thực hiện HTQLMT theo tiêu
chuẩn này là nhằm đưa đến cải tiến kết quả hoạt động môi trường.
2.2.2 Mô hình ISO 14001
Cải tiến liên tục
Bắt đầu

Xem xét
của lãnh
đạo

KIỂM TRA
- Giám sát và đo lường.
- Đánh giá sự tuân thủ.
-Sự không phù hợp,
hành động khắc phục và
phòng ngừa.
- Kiểm soát hồ sơ.

- Đánh giá nội bộ.

Chính
sách môi
trường

KẾ HOẠCH
- Khía cạnh môi trường.
- Các yêu cầu pháp luật
và yêu cầu khác.
- Mục tiêu, chỉ tiêu, và
chương trình môi
trường.
THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
- Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn.
- Năng lực, đào tạo và nhận thức.
- Thông tin liên lạc.
- Hệ thống tài liệu.
- Kiểm soát tài liệu.
- Kiểm soát điều hành.
- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình
trạng khẩn cấp.

Hình 2. 1 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
2.2.3 Lợi ích thu được khi áp dụng ISO 14001
2.2.3.1 Về mặt thị trường
 Nâng cao uy tín và hình ảnh của tổ chức với khách hàng, cơ quan pháp luật và người
dân.
 Nâng cao thuận lợi cạnh tranh nhờ áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng môi
trường.



Tạo nhiều cơ hội trên con đường tiếp cận với thị trường quốc tế.



Có nhiều sự quan tâm trong việc quảng cáo, quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang 5


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

2.2.3.2 Về mặt kinh tế
 Giảm thiểu chi phí sản xuất do giảm lượng sử dụng nguyên – nhiên liệu đầu vào, năng
lượng tiêu thụ.
 Nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên – nhiên liệu, hiệu suất các quá trình sản xuất và
cung cấp dịch vụ.


Giảm thiểu lượng chất thải tạo ra và chi phí xử lý.



Giảm chi phí thuế môi trường.




Tránh các chi phí phạt do vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.



Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.



Giảm thiểu chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến bệnh nghề nghiệp.



Tạo ra các khoản thu từ chương trình này (bán phế liệu – phế phẩm).

2.2.3.3 Về mặt pháp lý
 Cải thiện trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ các yêu cầu pháp luật của mọi thành
viên hoạt động cho tổ chức.


Giảm áp lực từ các cơ quan chức năng.

2.2.3.4 Về mặt quản lý nhân sự


Nâng cao ý thức của mỗi nhân viên trong lợi ích chung của tổ chức.



Môi trường làm việc tốt tạo sự cống hiến hết mình vì tổ chức.


2.2.3.5 Về mặt quản lý rủi ro


Nâng cao việc phòng ngừa các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.



Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.



Dễ dàng trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang 6


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

CHƯƠNG 3 - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG
ISO 14000:2004 TẠI VIỆT NAM
3.1 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001
3.1.1 Trên thế giới
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) vừa thông báo kết quả của cuộc điều tra
thường niên lần thứ 16 về chứng nhận ISO 14001 trên phạm vi toàn cầu tính đến tháng 12
năm 2006. Kết quả điều tra cho thấy đã có 129.199 chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại 140
quốc gia, tăng thêm 16% so với năm 2005.
Bảng 3. 1 Bảng thống kê 10 nước có số chứng chỉ ISO 14001:2004
cao nhất thế giới tính đến tháng 12 năm 2006

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

ISO 14000
Nhật Bản
Trung Quốc
Tây Ban Nha
Anh
Italia
Mỹ
Đức
Thụy Điển
Pháp
Hàn Quốc

22.593
18.842
11.125
6.07
9.825
5.585
5.415

4.411
3.047
5.5893

/>3.1.2 Ở Việt Nam
Theo kết quả khảo sát này, Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh về số chứng chỉ ISO
14001, cụ thể:

Số tổ chức

Biểu đồ 3.1: Số lượng tổ chức được chứng nhận ISO 14001 tính đến tháng 12 năm 2006
189

200
150

127
106

100

76

50

30
2

33


43

3

0
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Năm

/>
SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang 7


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001 Ở VIỆT NAM
3.2.1 Thuận lợi
3.2.1.1 Mang lại nhiều lợi ích
Việc áp dụng ISO 14001 có khả năng mang lại rất nhiều lợi ích như đã trình bày ở trên.
Do đó, ngày càng thúc đẩy các doanh nghiệp tự nguyện tham gia HTQLMT này.
3.2.1.2 Luật pháp bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện
Quốc hội 11 của nước Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH
11 ngày 29-11-2005 và chính thức ban hành ngày 01-07-2006. Luật ra đời nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức và
cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đưa ra các quyết định, nghị định có liên quan nhằm bắt
buộc các cá nhân và đơn vị phải quan tâm và chú trọng hơn nữa đến công tác bảo vệ môi
trường. Luật pháp bảo vệ môi trường nước ta ngày càng chặt chẽ đã thúc đẩy các doanh
nghiệp đầu tư và áp dụng các công cụ quản lý môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu của pháp

luật và lợi ích lâu dài của chính tổ chức.
3.2.1.3 Được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các Tổ chức quốc tế
Chính phủ đã đề ra chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 là: 50% các doanh
nghiệp trong nước đạt chứng chỉ ISO 14000 hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
hoặc cam kết bảo vệ môi trường hoặc 100% các doanh nghiệp áp dụng ISO 14001. Theo định
hướng phát triển bền vững đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị hướng dẫn và
khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng ISO 14000. (www.nea.gov.vn – Thông tin môi trường
– 04/05/2005).
Việc giới thiệu các kiến thức cơ bản và hướng dẫn áp dụng HTQLMT theo ISO 14001
đã được phổ biến rộng rãi thông qua các tổ chức, các trung tâm trong cả nước. Nhiều dự án hỗ
trợ như: Hệ thống quản lý môi trường (EMS) – Đánh giá và chứng nhận ISO 14001 cho SME
tại Thái Lan, Việt Nam, Philipine và Indonesia với mục đích: nâng cao nhận thức về giảm
thiểu cho các doanh nghiệp Việt Nam, xây dựng năng lực về HTQLMT ISO 14000 cho hơn
200 doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực điện, xi mạ, dệt may và các ngành chế biến
thực phẩm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng và triển khai hệ thống ISO 14000 do Đức
tài trợ đã được tiến hành và quan tâm của các ngành ban liên quan.
( />3.2.1.4 Các hàng rào thương mại
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, các cộng đồng thương mại trên thế giới ngày càng
quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. Họ đã kết hợp với nhau và thành lập những hiệp hội và
đề ra những nguyên tắc chung về môi trường trong các hoạt động kinh doanh của mình. Chỉ
những doanh nghiệp hội đủ yêu cầu đã đề ra mới có thể tham gia vào quá trình trao đổi mậu
dịch chung của khối này.
Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và kết quả tất yếu
phải áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường. Trong tình hình mới, các doanh nghiệp muốn
vươn ra thị trường quốc tế buộc phải cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường thông
qua một hệ thống chung hướng dẫn việc quản lý môi trường được được quốc tế công nhận.
Tiêu chuẩn ISO đáp ứng được các yêu cầu trên và một sự lựa chọn đúng đắn cho các doanh
nghiệp.

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan


Trang 8


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

3.2.2 Khó khăn
3.2.2.1 Vấn đề nhận thức
Đối với doanh nghiệp: Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở các
doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Trong các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam được
cấp chứng chỉ ISO 14001 hầu hết rơi vào các tổ chức có 100% vốn nước ngoài.
Việc thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của HTQLMT và hiệu lực kiểm soát kết quả
thực hiện môi trường từ các cơ quan quản lý nhà nước chưa đủ lớn là một trong những
nguyên nhân hạn chế việc áp dụng ISO 14001 của các doanh nghiệp trong nước.
3.2.2.2 Chi phí tăng
Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, tổ chức cần bỏ ra một khoản chi phí
khá cao cho việc thực hiện hệ thống này. Các chi phí có liên quan bao gồm:


Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT.



Chi phí tư vấn.



Chi phí cho việc đăng ký đánh giá chứng nhận với bên thứ ba.

Ở Việt Nam chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên họ ít dám đầu tư hàng

trăm triệu đồng để thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001. Điều này lý giải tại sao 2/3 doanh nghiệp
được cấp chứng chỉ ISO 14001 tại Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
3.2.2.3 Mạng lưới các cơ quan tư vấn, chứng nhận và hành lang pháp lý:
Nhu cầu tiếp cận HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ngày càng được nhiều doanh
nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, hệ thống các tổ chức chứng nhận (CB) ở Việt Nam đã phát triển
khá mạnh nhưng đội ngũ chuyên gia còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khi tiến hành đánh giá
còn thiếu công bằng, thiếu trung thực …
Mặc khác, ở Việt Nam chưa có cơ chế quản lý chất lượng chuyên môn và các dịch vụ
tư vấn hay đánh giá hợp chuẩn dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ
quan này với nhau như: phá giá, chạy đua theo số lượng chứ không theo chất lượng. Chính
những điều này đã gây cản trở cho quá trình xây dựng HTQLMT của các doanh nghiệp, đồng
thời còn dẫn đến tình trạng chất lượng tư vấn sút kém.
Bảng 3. 2 Một số tổ chức chứng nhận ISO 14000
STT
Tên tổ chức
Xuất xứ
1
Quacert
Việt Nam
2
BVQI
Anh
3
QMS
Australia
4
SGS
Thụy Sĩ
5

DNV
Na Uy
6
TUV Reihland – Nord
Đức
7
GIC
Anh
8
Global & BM Trada
Thái Lan
9
AFAQ
Pháp
10
BSI
Anh
11
ITS
Mỹ
12
ASB
Mỹ
(Nguồn: />
SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang 9


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát


CHƯƠNG 4 - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TÂN HIỆP PHÁT
4.1 TỔNG QUAN
4.1.1 Vị trí địa lý
Tên Công ty
Trụ sở

: Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát.
: 219 Quốc lộ 13, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, Bình
Dương.

Văn phòng

: 151 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, Tp. HCM.

Website

: www.thp.com.vn

Địa bàn hoạt động

: Toàn quốc

Vị trí

:
Phía Đông giáp

: Đất thổ cư của ông Lê Mạnh Hải


Phía Tây giáp

: Quốc lộ 13.

Phía Nam giáp

: Đất của bà Nguyễn Thị Nhì, bà Sáu Cược và đất của
UBND xã Vĩnh Phú quản lý.

Phía Bắc giáp

: Đất của ông Phạm Văn Ba, bà Nguyễn Thị A và đất của
UBND xã Vĩnh Phú quản lý.

4.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp sản xuất bia và NGK (nước giải khát) được thành lập
năm 1990, tiền thân là xưởng nước giải khát Bến Thành.
Khi mới thành lập Công ty chỉ sản xuất nước ngọt, NGK có gaz, hương vị bia mang
thương hiệu Bến Thành với 2 loại là bia hơi và bia chai. Tuy nhiên, THP liên tục đổi mới và
cho ra hàng loạt sản phẩm được khách hàng tin dùng như: nước tăng lực Number One, Sữa
đậu nành, nuớc tinh khiết Number, Trà Xanh Không Độ với các hương vị chanh, mật ong,
không đường ; nước tăng lực Number One, nước uống vận động Number One Active, Trà
Xanh Không Độ, nước tăng lực Number One Chino và Trà Barley Không Độ....
Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng áp dụng các hệ thống chất lượng, quản lý
môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm: Năm 2000 đạt chứng nhận ISO 9001- 2000 do cơ
quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) chứng nhận vào ngày
23.3.2000; Năm 2006, THP đón nhận 3 chứng chỉ tích hợp ISO 9001:2000, ISO 14001:2004
và HACCP do cơ quan quốc tế Det Norke Veritas cấp.
Hiện nay, THP đang ngày càng mở rộng sản xuất tung ra nhiều sản phẩm mới phục
vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người, và ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ

sản phẩm sang khu vực Đông Nam Á.
4.1.3 Cơ cấu tổ chức tại Công ty
4.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty (phụ lục 1)

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang 10


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

4.1.3.2 Chức năng của các khối, phòng ban

Bộ phận IT
Quản lý, duy trì hệ thống thông tin liên lạc giữa các phòng ban trong Công ty bằng
mạng nội bộ.
Sửa chữa, bảo trì nhằm đảm bảo hệ thống máy tính luôn sẵn sàng phục vụ cho hoạt
động của Công ty.



Phòng quản lý chất lượng QA :

Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.

 Xây dựng và duy trì kiểm soát tính tuân thủ của hệ thống quản lý tích hợp chất lượng
– môi trường – vệ sinh an toàn thực phẩm.


Khối kinh doanh:



Phòng kho vận: quản lý và kiểm soát các hoạt động của nhà kho: nhận và xuất nguyên
vật liệu, sản phẩm …

Phòng bán hàng: quản lý và triển khai các hoạt động về tiêu thụ sản phẩm của Công ty
tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực miền Đông …

Phòng kinh doanh: Quản lý và triển khai các hoạt động liên quan đến hoạt động kinh
doanh

Phòng Marketing: Quản lý và triển khai các hoạt động liên quan đến hoạt động
Marketing của Công ty.


Khối thường trực:


Phòng Hành chánh tổ chức: xác định, giải quyết các vấn đề nhân sự trong Công ty
(quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên); xây dựng quy chế quản lý nhân sự; tổ chức tuyển dụng,
huấn luyện nhân viên đảm bảo nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của Công ty …

Phòng kế hoạch tổng hợp: Thực hiện chức năng lãnh hội định hướng phát triển sản
xuất kinh doanh của BGĐ (Ban giám đốc) để xây dựng các kế hoạch hoạt động thường kỳ và
các phương án kinh doanh đột xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Phòng xây dựng cơ bản: Quản lý và triển khai các hoạt động liên quan đến hoạt động
xây dựng cơ bản của Công ty: sữa chữa nền móng, xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt hệ thống
điện…


Phòng an ninh: Quản lý an ninh cho toàn Công ty (công nhân viên, khách và những
người đại diện cho tổ chức); tổ chức ứng cứu tình trạng khẩn cấp xảy ra; kiểm tra và xử lý sự
tuân thủ an toàn lao động của công nhân viên và nhà thầu …


Khối tài chính:


Phòng kế toán: Tổ chức công tác kế toán, thống kê dịch vụ cho việc sản xuất kinh
doanh của đơn vị.

Phòng vật tư: Chịu sự chỉ đạo của BGĐ thực hiện chức năng quản lý và cung ứng vật
tư, máy móc thiết bị phục vụ toàn diện cho sản xuất - kinh doanh của Công ty.


Khối sản xuất:


Phòng thiết kế: Chịu trách nhiệm thiết kế chai, lon, logo, nhãn … cho các sản phẩm
mới và các hoạt động tổ chức của Công ty.


Phòng công nghệ: nghiên cứu thử nghiệm và cho ra đời các sản phẩm mới.



Phòng QC (quality control): kiểm soát chất lượng của sản phẩm.

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan


Trang 11


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát


Phòng bảo trì: bảo trì và sửa chữa thiết bị, máy móc trong toàn nhà máy (khu sản xuất,
khu động lực), đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn.

Phòng động lực: quản lý và đảm bảo các công trình phụ trợ của quá trình sản xuất (tạo
N2, tạo CO2, tạo hơi, xử lý nước công nghệ, xử lý nước công nghiệp, xử lý nước thải) hoạt
động liên tục.

Phân xưởng sản xuất: Bao gồm các phân xưởng sản xuất các sản phẩm của bia và
NGK và chuyển giao thành phẩm.
4.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
Từ khi đạt được các tín chỉ tích hợp năm 2006, tình hình sản xuất cũng như doanh thu
của Công ty tăng một cách đáng kể.
Bảng 4. 1 Bảng thống kê doanh số bán hàng trong những năm gần đây
Năm

Doanh thu (tỉ đồng)

2004

549

2005

563


2006

641

2007

1180

THP là một trong những đơn vị sản xuất thức uống hàng đầu Việt Nam và đang dần
mở rộng xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Công ty đã quyết tâm cao độ trong việc hoàn thiện
và cải tiến triệt để hệ thống sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, tạo nền móng vững
chắc trong sứ mệnh góp phần thỏa mãn nhu cầu thức uống của người tiêu dùng toàn cầu bởi
những sản phẩn hoàn hảo và thực hiện hoài bão trở thành một tập đoàn cung cấp thức uống
tầm cỡ châu Á.

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang 12


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

4.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
4.2.1 Thiết bị máy móc dùng trong phân xưởng

STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Bảng 4. 2 Danh mục các thiết bị dùng trong phân xưởng sữa.
Tên thiết bị sản xuất
DVT
Số lượng
Sàng
Cái
2
Sấy
Cái
1
Máy tách vỏ (2 khoang)
Cái
1
Vít diệt enzyme
Cái

1
Nghiền thô
Cái
1
Nghiền tinh
Cái
1
Máy ly tâm
Cái
1
Máy lọc
Cái
5
Thiết bị trao đổi nhiệt
Cái
1
Máy đồng hóa
Cái
2
Hệ thống chiết rót và thanh trùng chai UHT
Cái
1
Máy rửa
Cái
1
Máy test chai
Cái
1
Tròng nhãn
Cái

1
In date
Cái
1
Thiết bị hấp tiệt trùng
Cái
1
Máy gắp vỏ chai
Cái
1

4.2.2 Nguyên liệu đầu vào
Bảng 4. 3 Danh mục các nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng tại nhà máy sữa
STT
Tên nguyên liệu, phụ liệu và hóa chất
Đơn vị
Số lượng
1

Đậu nành

Tấn/ngày

3

2

Sugar

Tấn/ngày


10

3

Phụ gia, hương liệu các loại

Kg/ngày

100

4

NaOH

Kg/tháng

2000

5

Acid

Kg/tháng

15000

6

Bao PP


Cái/ngày

130

7

Bao PE

Cái/ngày

80

8

Nắp chai

Bộ/ngày

120000

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang 13


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

4.2.3 Quy trình sản xuất sữa đậu nành
Hạt đậu nành


BÓC VỎ

Vỏ đậu nành,
đậu rơi vãi,
bụi , tiếng ồn

ĐỊNH LƯỢNG
Hơi, nuớc
vệ sinh

DIỆT ENZYME

Nhiệt,
nước thải

Nuớc vệ sinh

NGHIỀN

Nước thải

Nuớc vệ sinh

LY TÂM TÁCH BÃ

Bã đậu,
nước thải

Nuớc vệ sinh


KHỬ MÙI

Hương liệu,
Phụ gia, nước
vệ sinh

PHỐI TRỘN ĐỒNG HÓA

Nước thải

Hơi,
nước vệ sinh

THANH TRÙNG

Nhiệt,
nước vệ sinh

Vỏ chai đã rửa,
nắp chai, nước
vệ sinh

CHIẾT CHAI

Miễng chai, sữa,
nắp chai lỗi, nước
thải, tiếng ồn

Hơi,

nước vệ sinh

TIỆT TRÙNG

Vỏ nhãn
Mực in

TRÒNG NHÃN

IN HẠN SỬ DỤNG

NHẬP KHO THÀNH
PHẨM

Nước thải

Nhiệt,
nước thải
Vỏ nhãn hỏng
Bao bì chứa mực
Sản phẩm hỏng,
chất thải trong quá
trình bảo quản

Sơ đồ 4. 1 Quy trình sản xuất sữa đậu nành

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang 14



Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát

4.3 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TẠI CÔNG TY
4.3.1 Nước thải


Phân loại và tính chất nước thải

Nước thải sản xuất:

Nước thải từ quá trình sản xuất: nước rửa nguyên vật liệu, nước súc rửa chai…Nước
thải loại này có tính chất:


pH thay đổi rộng: 3,0 – 12.


Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao. Đặc biệt cao ở quá trình lên men,
rửa thiết bị (BOD: 20.000 – 30.000 mg/l; COD: 40.000 – 50.000 mg/l). Tuy nhiên, nước thải
này chiếm tỉ lệ nhỏ (5-10%).


Hàm lượng chất rắn (dạng lơ lửng, dạng tổng số) cao do chứa nhiều xác men, bã …



Ô nhiễm vi sinh vật cao.
Nước thải làm nguội:




cơ.

Nước thải này có lưu lượng lớn nhất nhưng không ô nhiễm chảy ra nguồn tiếp nhận.
Nước xả từ lò hơi có pH cao và chứa lượng nhỏ dầu mỡ, cặn lò không hòa tan, chất vô
Nước thải từ thiết bị lọc bụi:



Nước thải này có lưu lượng và hàm lượng cặn lơ lửng lớn.
Nước thải từ quá trình rửa thiết bị:


Nước thải này ô nhiễm chất hữu cơ cao, dầu mỡ, cặn… Trong trường hợp rửa lò hơi
thì còn có ô nhiễm acid, kiềm.
Nước thải sinh hoạt


Có nguồn gốc từ nhà vệ sinh trong toàn nhà máy, nước thải nhà ăn.
Nước mưa


Hiện Công ty chưa có hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn và xử lý chúng. Nước
mưa cũng bị ô nhiễm do chảy qua các bãi vật liệu, rác của nhà máy.


Công nghệ xử lý

Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được thu gom tập trung và xử lý theo quy

trình:
Nước
thải

Hố
gom

Bể cân
bằng

Bể kỵ
khí

Bể hiếu
khí

Bể lắng

Nguồn
tiếp
nhận

Nước thải sau xử lý đạt loại A theo tiêu chuẩn TCVN 5945 : 2005.

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang 15


Đánh giá hiệu lực thực hiện ISO 14001:2004 tại Nhà máy Sữa – Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát


4.3.2 Khí thải
Nguồn phân tán: xe cộ vận chuyển vỏ chai, nguyên vật liệu vào nhà máy; vận chuyển
sản phẩm đi phân phối; xe cộ hoạt động vận chuyển trong nhà máy; nhà thầu…
Nguồn tập trung: chủ yếu từ lò hơi và máy phát điện (đốt dầu) có chứa nhiều chất ô
nhiễm, đặc biệt là khí SOx, COx, NOx… Ngoài ra, còn có các loại khí gây mùi hôi, khí
NH3 ...do quá trình lên men yếm khí các chất hữu cơ. Bụi sinh ra do quá trình đốt than cho lò
hơi.
4.3.3 Chất thải rắn


Chất thải sản xuất (Phế liệu – phế phẩm)

Gồm có bã hèm, bã trà, bã đậu nành, bùn hiếu khí của nước thải sau xử lý, miễng chai thủy
tinh vỡ, vỏ chai thủy tinh bị lỗi, bao bì nilông, thùng giấy carton…


Bã hèm

: 30 tấn/tháng



Bã đậu nành

: 20 – 25 tấn/tháng



Bã trà


: 6 – 8 tấn/tháng



Bùn nước thải : 5 – 10 tấn/tháng



Miễng chai



Rác sinh hoạt

: 10 tấn/tháng

Hàng tháng CTR (chất thải rắn) từ sinh hoạt không đáng kể, thường 7 – 10 tấn/tháng,
gồm túi nilong vụn, ống hút, vải lau bẩn, quần áo rách công nhân vứt ra, bao bì thực phẩm sau
khi ăn…


Chất thải nguy hại

Theo danh mục chất thải nguy hại thì nhà máy đang có:


Bóng đèn neon huỳnh quang bị vỡ




Xác bình acquy chì



Vải lau thiết bị nhiễm nặng dầu mỡ



Các loại bao bì, vỏ chai chứa hóa chất của phòng thí nghiệm



Dầu mỡ máy thừa các loại



Bao bì, thùng chứa dầu và sản phẩm dầu máy các loại.

4.3.4 Tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh từ máy phát điện, lò hơi, các băng chuyền chiết chai, đóng chai,
khu máy nén gió, khu tạo CO2, khu tạo N2 …Tiếng ồn này phát sinh là do máy móc thiết bị
hoạt nên độ ồn rất cao.

SVTH: Đinh Thị Mỹ Loan

Trang 16



×