Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN

TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ BẾN TRE

LUẬT VĂN KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 31 tháng 7 năm 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ BẾN TRE

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

KS. NGUYỄN HUY VŨ


SINH VIÊN THỰC HIỆN

DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN
MSSV: 04127025

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 31 tháng 7 năm 2008


Bộ Giáo Dục & Đào Tạo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG





PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN
Mã số SV: 04127025
Khóa học: 2004 – 2008
1. Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường và đè xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre.

2. Nội dung KLTN: Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:


Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu



Hiện trạng môi trường và đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre.



Đánh giá công tác quản lý môi trường trên địa bàn nghiên cứu.



Dự báo các chất thải trong những năm tới



Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn nghiên cứu.



Kiến nghị và kết luận

3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 1/03/2008
Kết thúc: 30/05/2008
4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn: KS.NGUYỄN HUY VŨ
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng


năm 2008

Ban chủ nhiệm Khoa

Ngày tháng năm 2008
Giáo viên hướng dẫn


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nổ lực của
bản thân còn nhờ phần lớn vào sự giúp đỡ của cha mẹ, thầy
cô, gia đình, và những người có liên quan.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã dạy bảo,
động viên và là chỗ dựa vững chắc nhất về mặt vật chất lẫn tin
thần.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể giáo viên Khoa Công
Nghệ Môi Trường – Đại học Nông Lâm tận tình chỉ bảo tôi
trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến KS. Nguyễn Huy Vũ đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Bến
Tre, phòng Tài nguyên – Môi trường, đặc biệt xin cảm ơn KS.
Đoàn Văn Phúc và KS. Đặng Văn Tặng cùng các cô chú, anh
chị trong phòng Tài nguyên – Môi trường trường đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại phòng Tài nguyên –
Môi trường
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Hân

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

i


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp
nhằm giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn thị xã Bến Tre”.
Hiện nay, thị xã Bến Tre đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng. Các ngành
công nghiệp, dịch vụ được chú trọng phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân
ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, muốn phát triển kinh – xã hội bền vững
phải luôn gắn liền với công tác bảo vệ môi trường.
Đề tài này thực hiện nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường của thị xã như môi
trường nước, không khí và đánh giá công tác quản lý các chất thải trên địa bàn thị xã. Từ đó
tìm ra được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre. Đề tài thực hiện các phương pháp nghiên cứu
như: khảo sát địa bàn nghiên cứu, thống kê, đánh giá nhanh…
Nội dung đề tài có 6 chương:
- Chương 1: Đưa ra mục tiêu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài.
- Chương 2: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, xã hôi và hệ thống
quản lý môi trường trên địa bàn nghiên cứu.
- Chương 3: Trình bày hiện trạng môi trường nước mặt, không khí, hiện trạng các chất thải
như: nước thải, chất thải rắn và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường.
- Chương 4: Dựa vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của thị xã dự báo tải lượng ô nhiễm

của thị xã đến năm 2010.
- Chương 5: Đề xuất các biện pháp tổng hợp về quản lý và công nghệ nhằm giảm thiểu và
khắc phục ô nhiễm môi trường.
- Chương 6: Đưa ra kết luận các vấn đề về môi trường, từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải
pháp giải quyết các vấn đề này.
Qua kết quả điều tra nghiên cứu, môi trường trên địa bàn thị xã ô nhiễm khá trầm trọng, đặc
biệt là nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng. Nguyên nhân chính là do công tác quản lý các chất
thải trong sản xuất, sinh hoạt chưa tốt, các chất thải thải bừa bãi xuống các sông, kênh rạch.

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

ii


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................Error! Bookmark not defined.
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Mục tiêu của đề tài........................................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Phạm vi đề tài ............................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4 CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – THỊ XÃ BẾN TRE .........Error! Bookmark not defined.
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Địa hình......................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Đất đai........................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.4 Khí tượng thủy văn........................................................................................ Error! Bookmark not defined.

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Dân số và tổ chức hành chính ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Tình hình phát triển xã hội ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3 TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẾN TREError! Bookmark not defined.
2.3.1 Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Vị trí và chức năng........................................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Nhiệm vụ Sở Tài Nguyên và Môi Trường..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.4 Nhiệm vụ Phòng Tài nguyên - Môi trường................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾNTREError! Bookmark not defined.
3.1 HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶT.............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Các nguồn gây ô nhiễm chính ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.4 Tác hại của ô nhiễm nước mặt ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Chất lượng môi trường không khí ................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.3 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI............................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Hiện trạng nước thải đô thị .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1.1 Lưu lượng và thành phần nước thải đô thị........................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1.2 Công tác thu gom, xử lý nước thải đô thị ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1.3 Đánh giá ô nhiễm – công tác quản lý nước thải đô thị........................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Nước thải trong hoạt động sản xuất............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2.1 Tình hình sản xuất................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2.2 Lưu lượng, thành phần nước thải sản xuất .......................................... Error! Bookmark not defined.
a. Lưu lượng nước thải sản xuất ................................................................. Error! Bookmark not defined.
b. Thành phần ô nhiễm nước thải sản xuất.................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2.3 Tình hình quản lý, xử lý nước thải sản xuất ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2.4 Đánh giá mức độ gây ô nhiễm nước thải sản xuất.............................. Error! Bookmark not defined.

3.3.3 Nước thải chăn nuôi..................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3.1 Tình hình chăn nuôi ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.3.2 Lượng lựu và thành phần nước thải trong chăn nuôi ......................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3.3 Đánh giá ô nhiễm nước thải chăn nuôi ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.4 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN.................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1 Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt ............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1.1 Thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt.................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.1.2 Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt........................ Error! Bookmark not defined.
3.4.1.3 Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.1.4 Đánh giá ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt............................................ Error! Bookmark not defined.
3.4.2 Chất thải rắn trong hoạt động sản xuất ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.3 Chất thải nguy hại......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.3.1 Chất thải công nghiệp nguy hại............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.4.3.2 Chất thải y tế nguy hại.......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.4 Tác hại của ô nhiễm chất thải rắn............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.4.1 Đối với sức khoẻ cộng đồng.................................................................. Error! Bookmark not defined.
SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

iii


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

3.4.4.2 Đối với hệ sinh thái............................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.5 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI THỊ XÃ.................................... Error! Bookmark not defined.
3.5.1 Công tác xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường..................................... Error! Bookmark not defined.
3.5.2 Thu phí bảo vệ môi trường ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.5.4 Công tác thanh tra, kiểm tra......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.5.4 Công tác quan trắc môi trường .................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.5.5 Các biện pháp phối hợp khác ....................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.6 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA THỊ XÃ BẾN TRE ............................... Error! Bookmark not defined.
3.6.1 Ô nhiễm nguồn nước..................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.6.2 Các vấn đề môi trường do hoạt động phát triển đô thị................................ Error! Bookmark not defined.
3.6.3 Các vấn đề môi trường do hoạt động sản xuất ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.6.5 Các vấn đề môi trường do chăn nuôi .......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.6.6 Ý thức của người dân .................................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4. DỰ BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN TRE ĐẾN NĂM 2010Error! Bookmar
4.1 DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẾN NĂM 2010 ..................................... Error! Bookmark not defined.
4.2 DỰ SỐ DÂN SỐ THỊ XÃ NĂM 2010 ............................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3 DỰ BÁO Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC THẢI................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1 Dự báo nước thải sinh hoạt ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2 Dự báo nước thải công nghiệp ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.4 DỰ BÁO CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ...................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNGError! Bookmark not define
5.1 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ.................................................................................... Error! Bookmark not defined.
5.1.1 Về quy hoạch – di dời ................................................................................... Error! Bookmark not defined.
5.1.2 Cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ........................................... Error! Bookmark not defined.
5.1.3 Giám sát chất lượng môi trường .................................................................. Error! Bookmark not defined.
5.1.5 Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân ......................... Error! Bookmark not defined.
5.2 CÁC BIỆN PHÁP KINH TẾ.............................................................................. Error! Bookmark not defined.
5.2.1 Áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp .................. Error! Bookmark not defined.
5.2.2 Áp dụng phí bảo vệ môi trường đối chất thải rắn công nghiệp................... Error! Bookmark not defined.
5.2.3 Nhãn môi trường........................................................................................... Error! Bookmark not defined.
5.3 CÁC BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
5.3.1 Xây dựng nhà máy nước cấp ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
5.3.2 Xây dựng hệ thống thu gom và xử lí nước thải sinh hoạt ............................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................Error! Bookmark not defined.
6.1 KẾT LUẬN.......................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
6.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
PHỤC LỤC A: BIỂU ĐỒ VÀ CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN

PHỤC LỤC B: CÁC BẢNG BIỂU
PHỤC LỤC C: CÁC HÌNH ẢNH

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

iv


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 3-6 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC THỊ XÃ BẾN TRE ................... 15
BẢNG 3- 7 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT ĐÔ THỊ .................................... 18
BẢNG 3-9 MỘT SỐ NGÀNH PHÁT SINH NHIỀU NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN TRE.............. 20
BẢNG 3-10 CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC THẢI MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN TRE........ 20
BẢNG 3-11 BẢNG TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TRONG CHĂN NUÔI ........................................................................ 22
BẢNG 3-12 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC................. 23
BẢNG 3-13 THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT .................................................................................. 24
BẢNG 3-14 KHỐI LƯỢNG RÁC THẢI MỘT SỐ NGÀNH SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ..................... 26
BẢNG 3-15 SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT, DỊCH VỤ CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................ 28
BẢNG 3-16 MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT................................ 28
BẢNG 3-18 CÁC NHÀ MÁY, XÍ NGHIỆP ĐÓNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ..... 29
BẢNG 4-1 DỰ BÁO DÂN SỐ THỊ XÃ BẾN TRE NĂM 2007 – 2010..................................................................... 33
BẢNG 4-2 DỰ BÁO NƯỚC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN TRE NĂM 2007 – 2010 .......... 35
BẢNG 4-3 QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CCN BÌNH PHÚ.................................................................................... 36
BẢNG 4-4 SỰ PHÂN BỐ NGÀNH NGHỀ TRONG CCN BÌNH PHÚ ..................................................................... 37
BảNG 4-5 BẢNG DỰ BÁO CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA THỊ XÃ BẾN TRE NĂM 2007-2010 ........... 37

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân


v


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3-1 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN BOD TRÊN CÁC SÔNG RẠCH CHÍNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM
2007................................................................................................................................................................................... 8
BIỂU ĐỒ 3-2 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN SS TRÊN CÁC SÔNG RẠCH CHÍNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 ..... 9
BIỂU ĐỒ 3-3 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN NH4+ TRÊN CÁC SÔNG RẠCH CHÍNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM
2007................................................................................................................................................................................. 10
BIỂU ĐỒ 3-4 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN COLIFORM TRÊN CÁC SÔNG RẠCH CHÍNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN
NĂM 2007 ...................................................................................................................................................................... 11
BIỂU ĐỒ 4-1 BIỂU ĐỒ DỰ BÁO DÂN SỐ THỊ XÃ BẾN TRE NĂM 2007 – 2010................................................ 34
BIỂU ĐỒ 4-2 BIỂU ĐỒ DỰ BÁO CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT NĂM 2008 – 2010 ......................................... 34
BIỂU ĐỒ 4-3 BIỂU ĐỒ DỰ BÁO NƯỚC THẢI SINH HOẠT NĂM 2007 – 2009................................................. 36
BIỂU ĐỒ 4-4 BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN DÂN SỐ GIỮA KHU VỰC DÔ THỊ VÀ KHU VỰC NÔNG THÔN ......... 38

DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 1-1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẾN TRE .................................. 6
HÌNH 3- 1 KÊNH CHÍNH TẾ THUỘC XÃ PHÚ KHƯƠNG ..................................................................................... 13
HÌNH 3-2 MƯƠNG DỌC ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN TƯ, PHƯỜNG 7, THỊ XÃ BẾN TRE ................................... 13
HÌNH 3-3 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN BỤI LƠ LỬNG TRONG KHÔNG KHÍ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 ........ 18
HÌNH 3-4 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN PM10 TRONG KHÔNG KHÍ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 ........................ 19
HÌNH 3-5 MƯƠNG THOÁT NƯỚC Ở HẺM 30/4, PHƯỜNG 4, THỊ XÃ BẾN TRE .............................................. 21

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

vi



Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV
BOD
CCN
COD
CTR-CN
CTR-SH
HĐND
KCN
NH4+
NQ
ON
TNHH
TNMT
TSS
UBND

Bảo vệ thực vật
Nhu cầu ôxy sinh học
Cụm công nghiệp
Nhu cầu oxy hóa học
Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn sinh hoạt
Hội Đồng Nhân Dân
Khu công nghiệp
Amoni cation

Nghị quyết
Hệ số ô nhiễm
Trách nhiệm hữu hạn
Tài Nguyên Môi Trường
Chất rắn lơ lửng
Ủy Ban Nhân Dân

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

vii


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tháng 9-2007, thị xã Bến Tre được bộ xây dựng công nhận là đô thị loại 3. Theo kế
hoạch, Bến Tre sẽ tiến lên thành phố loại 3 thuộc tỉnh vào năm 2010.
Để thực hiện được kế hoạch đề ra, thị xã Bến Tre sẽ tập đẩy mạnh đô thị hóa, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút sự đầu
tư trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ,… Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức, doanh nghiệp phát triển kinh tế.
Tốc độ phát triển kinh tế, dân số, đô thị,… của thị xã ngày càng tăng đã và đang có
những tác động tiêu cực tới cảnh quan, môi trường gây ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt, sản
xuất của nhân dân.
Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội luôn phải gắn liền với giải quyết ô nhiễm môi
trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững đang là vấn đề thời sự nóng bỏng. Tỉnh ủy, UBND
tỉnh và ngành TNMT hết sức quan tâm, vì vậy để phát triển kinh tế bền vững cần hạn chế đến
mức thấp nhất ô nhiễm môi trường đó chính là mục tiêu hàng đầu của ngành Tài nguyên và
Môi trường.

Do đó, công tác điều tra hiện trạng môi trường và đánh giá mức độ ô nhiễm môi
trường trên địa bàn thị xã Bến Tre là rấ cần thiết.Từ đó, đề xuất các giải pháp kiểm soát, ngăn
ô nhiễm môi trường một cách hợp lý, tương thích với những yêu cầu về môi trường hiện nay
của thị xã.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng môi
trường và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị
xã Bến Tre” với mục đích kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm, nâng cao hiệu quả công tác quản lý
môi trường trên địa bàn thị xã.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu của đề tài




Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường tại thị xã Bến Tre.
Xác định các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại địa phương.
Đề xuất các biện pháp và kỹ thuật trong công tác quản lý môi trường nhằm nầng cao
hiệu quả quản lý và chất lượng môi trường thị xã Bến Tre.

1.2.2 Phạm vi đề tài
Phạm vi về mặt không gian: nghiên cứu trên địa bàn thị xã Bến Tre, thuộc tỉnh Bến
Tre.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: từ tháng 3/2008 đến tháng 6/2008.
Giới hạn về nội dung: Do thời gian có hạn chỉ tập trung đánh giá hiện trạng môi
trường nước mặt, không khí và các nguồn gây ô nhiễm chính: nước thải, chất thải rắn, không
khí trong khu vực đô thị của thị xã.

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

1



Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU





Phương pháp tham khảo tài liệu về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
Phương pháp thu thập số liệu từ phòng Quản lý Môi trường ở tỉnh Bến Tre.
Phương pháp phân tích đánh giá nhanh hiện trang môi trường.
Phương pháp khảo sát trực tiếp.

1.4 CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU





Trong quá trình nghiên cứu có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều đơn vị:
Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bến Tre.
Phòng Tài nguyên & Môi trường thị xã Bến Tre.
Các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã Bến Tre.
Công ty Công trình Đô thị Bến Tre.

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

2



Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – THỊ XÃ BẾN TRE
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Bến Tre là trung tâm kinh tế, thương mại của tỉnh Bến Tre. Có vị trí địa lý gần như
là trung tâm của tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp với sông Hàm Luông, phía Đông và Đông Nam
giáp với huyện Giồng Trôm, phía Bắc và Đông Bắc giáp với huyện Châu Thành.
Được giới hạn bởi các tọa độ địa lý như sau:
 10011’50” đến 10016’20” vĩ độ Bắc.


106019’30” đến 106026’50” kinh độ Đông.

2.1.2 Địa hình






Địa hình thị xã tương đối bằng phẳng, mạng lưới kênh rạch khá phát triển. Độ cao
trung bình so với mặt nước biển từ 1 đến 5 mét. Địa hình thị xã có xu hướng thấp dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Vùng hơi thấp có độ cao nhỏ hơn 1 mét.
Vùng trung bình có độ cao từ 1 đến 2 mét, chỉ ngập khi triều cường vào các tháng 9 –
12, diện tích là 165 ha.
Vùng cao từ 2 đến 5 mét chiếm khoảng 7% diện tích.


2.1.3 Đất đai
Thị xã Bến Tre có diện tích tự nhiên của thị xã là 6.472 ha.
Đất nông nghiệp có diện tích là 4.926 ha chiếm 73,06% tổng diện tích đất tự nhiên của
thị xã. Trong đó diện tích đất trồng cây là 4.874 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 4 ha và
một phần đất nông nghiệp khác.
Đất phi nông nghiệp có diện tích là 1.815 ha chiếm 28,04% tổng diện tích đất tự nhiên
của thị xã. Trong đó đất ở là 464 ha, đất chuyên dùng có diện tích là 596 ha, đất dùng cho
giao thông là 18 ha, đất nghĩa trang là 31 ha, diện tích mặt nước là 706 ha.
2.1.4 Khí tượng thủy văn





Thị xã Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của biển, có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5 tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ bình quân là 270C, cao nhất là 30,10C và thấp nhất là 24,10C.
Lượng mưa bình quân trong năm không cao 1.573,1 mm. Lượng mưa cao nhất 1.917,2
mm. Lượng mưa thấp nhất là 1.436,3 mm.
Độ ẩm bình quân là 83,16% độ ẩm không khí cao nhất 89%, độ ẩm không khí thấp
nhất 76%.

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1 Dân số và tổ chức hành chính
Qua số liệu thống kê 2007, dân số thị xã Bến Tre là 118.676 người. Trong đó, thành
thị chiếm 57,8%, nông thôn chiếm 42,2%.
Mật độ dân số là 1.770 người/km2. Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên là 2%. Tổng người
trong độ tuổi lao chiếm 53,54% dân số của thị xã.
SVTH: Dương Thị Ngọc Hân


3


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

Thị xã Bến Tre có 9 phường, 6 xã. Các phường của thị xã là: phường 1, phường 2,
phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường Phú Khương, trong
đó phường 2, phường 3, phường Phú Khương là trung tâm của thị xã. Các xã của thị xã là: xã
Sơn Đông, xã Bình Phú, xã Mỹ Thạnh An, xã Phú Nhuận, xã Nhơn Thạnh, xã Phú Khương.
Bảng đồ ranh giới hành chính của thị xã Bến Tre được trình bày trong Phụ lục A.
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế
Với sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp và nhất là của đảng bộ và nhân dân thị
xã, vài năm trở lại đây bộ mặt của thị xã đã có bước đổi mới vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực
từ kinh tế, xã hội, an ninh trật tự cho đến xây dựng, quản lý đô thị và củng cố hệ thống chính
trị. Bằng nhiều nguồn vốn, các công trình lớn như cầu Bến Tre 2, đại lộ Đồng Khởi, công
viên hồ Trúc Giang, đường tránh quốc lộ 60 đều đã hoàn thành. Các khu dân cư Ao Sen Chợ
Chùa, Sao Mai, Bạch Đằng 4,… các chợ thị xã, chợ khu vực và chợ phường, xã được nâng
cấp, xây dựng mới; công sở một số cơ quan ngành tỉnh, thị xã, trường học, trạm y tế, hệ thống
thoát nước, bưu chính viễn thông,… đã làm thay đổi nhanh diện mạo thị xã, bộ mặt đô thị thị
xã ngày càng hiện đại, văn minh, lịch sự hơn so với trước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã là 15,89%, thu nhập bình quân đầu người là
19,75 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 2,74%. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong
khu vực nội thị chiếm gần 98%. Cơ cấu kinh tế thị xã đang chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ
trọng thương mại dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp.
Về mặt thương mại, dịch vụ: Các loại hình thương mại, dịch vụ phát triển khá mạnh,
chất lượng không ngừng tăng lên, phục vụ thiết thực cho sản xuất và nâng cao đời sống của
người dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2007 ước đạt 5.304,625 tỷ
đồng, tăng 26% so năm 2006. Các chợ thị xã, chợ khu vực và chợ phường, xã được nâng cấp,

xây dựng mới, thị xã có 2 trung tâm thương mại lớn là chợ Bến Tre và chợ Phường 3, năm
2007 đã đưa vào hoạt động chợ đầu mối phường 8, đang triển khai thi công chợ Sơn Đông.
Hoạt động du lịch từng bước phát triển, đặc biệt là du kịch sinh thái, các điểm du lịch phía
Nam sông Bến Tre tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô và đa dạng các loại hình để thu hút khách
du lịch như: cơ sở Lan Vương II, Bảo Châu, Hai Chi…Hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà
nghỉ phòng trọ của thị xã phát triển khá mạnh đám ứng đủ nhu cầu khách du lịch cũng như
nhu cầu của người dân đô thị, trong đó vừa xây xong khách sạn Hàm Luông đạt tiêu chuẩn ba
sao.Về vần tải vẫn tiếp tục hoạt động khắp trên các tuyến đường trong và ngoài tỉnh, tỉ lệ
hành khách công cộng đạt 5,55%.
Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp
– tiểu thủ công nghiệp năm 2007 ước 1.447,9 tỷ đồng, so với năm 2006 tăng 14,17%. Một số
ngành khá phát triển như: may mặc, thủ công mỹ nghệ, cơ khí, thạch dừa, kẹo dừa, cơm dừa
nạo sấy… Tuy nhiên một số ngành sản xuất có sản lượng giảm do thị trường tiêu thụ chậm,
giá nguyên liệu tăng như: thuốc là điếu, gạch xây dựng, chỉ sơ dừa, dầu dừa. Công tác vận
động xây dựng làng nghề được chú trọng, tỉnh đã công nhận 2 làng nghề ở thị xã là: làng nghề
kẹo dừa – thạch dừa, làng nghề dệt chiếu.
Sản xuất nông nghiệp: Tập trung chuyển hướng theo hướng tăng năng suất chất
lượng, hiệu quả, kết hợp các mô hình trồng xen, nuôi xen… mang lai hiệu quả kinh tế đáng
kể. Diện tích trồng cây ăn trái hiện có 1.980 ha, diện tích vườn dừa 1.435,75 ha, tổng diện tích
gieo 3 vụ lúa 1.986 ha. Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản năm 2007 (giá cố định) ước
119,5 tỷ đồng.

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

4


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

2.2.3 Tình hình phát triển xã hội

Đi đôi với việc phát triển kinh tế, trên lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng có nhiều tiến bộ. Phong
trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Mạng
lưới giáo dục, y tế đáp ứng nhu cầu học tập, phòng trị bệnh cho nhân dân. An ninh – chính trị
ổn định, phạm pháp hình sự, tại nạn giao thông được kéo giảm. Hệ thống chính trị được tập
trung củng cố, kiện toàn, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
Giáo dục – đào tạo: Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học. Chương trình kiên cố
trường lớp tiếp tục được triển khai, hiện thị xã có 5/38 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia. Học
sinh bỏ học bậc tiểu học 0,14%, bậc trung học cơ sở là 0,11%. Xã hội hóa giáo dục được tăng
cường, 15/15 phường, xã đã lập trung tâm học tập cộng đồng. Công tác giáo dục phổ cập giáo
dục tiểu học và trung học cơ sở được duy trì được duy trì, phát triển. Năm 2007, thị xã có
5/15 phường, xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học (từ phường 1 đến phường 5).
Văn hóa thông tin – thể dục thể thao, truyền thanh: Công tác tuyên truyền được
thực hiện thường xuyên và liên tục, bằng nhiều hình thức phong phú, nội dung tuyên truyền
phù hợp với từng thời điểm, góp phần đưa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
đi vào cuộc sống của người dân. Phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được duy trì
và phát triển. Năm 2007, thị xã có số hộ được công nhận gia đình văn hóa là 25.348 hộ, có
6/15 phường, xã văn hóa, có 5/13 chợ được công nhận đạt chuẩn văn hóa, có 9 tuyến đường
được công nhận đạt chuẩn văn minh. Phong trào rèn luyện thể dục thể thao phát triển, hiện có
44,4% người tập thể dục thường xuyên.
Y tế: Mạng lưới y tế dược củng cố và tăng cường, tính đến nay toàn thị xã có 10/15
xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Việc chăm sóc trẻ được các gia đình quan tâm, số trẻ
suy dinh dưỡng năm 2007 là 791/6.881 trẻ, chiếm tỷ lệ 11,49%.
An ninh – quốc phòng: An ninh chính trị được giữ vững, đã kiềm chế và giảm được
phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội tai nạn giao thông. Số lượng và chất lượng dân quân tự vệ
ngày càng cao, lực lượng dân quân tự vệ chiếm tỷ lệ 2,57% so với dân số. Công tác giải quyết
khuyến nại, tố cáo được quan tâm đã giải quyết đạt tỷ lệ 95,03% so với số đơn tiếp nhận.
Lao động – thương binh và xã hội: Giải quyết việc làm cho 2.650 lao động, trong đó
qua đào tạo ước 28,33% ( thông kê 2007). Công tác đền ơn đáp nghĩa các đối tượng chính
sách, hộ nghèo được quan tâm, xây dựng nhiều nhà tình thương. Năm 2007, hộ nghèo ở thị xã
Bến Tre còn 756 hộ, chiếm tỷ lệ 2,74%.


SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

5


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

2.3 TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẾN TRE
2.3.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức được trình bày trong hình 2-2 gồm:
01 Giám đốc.
03 Phó Giám đốc.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, quyết định
cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám
đốc do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

Văn
phòng
Sở

Trung
tâm
thông
tin TN
và MT


Thanh
tra Sở

Phòng
Tài
nguyên
– Môi
trường

PHÓ GIÁM
ĐỐC

Phòng
Quản
lý đất
đai

Văn
phòng
Đăng ký
quyền sử
dụng đất

PHÓ GIÁM
ĐỐC

Đoàn
công
tác liên

ngành

Trung
tâm Kỷ
thuật
TNMT

Hình 1-1 Sơ đồ tổ chức của Sở Tài Nguyên và Môi Trương tỉnh Bến Tre
2.3.2 Vị trí và chức năng
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định của
pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác
của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiêp vụ của
Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.3.3 Nhiệm vụ Sở Tài Nguyên và Môi Trường
o Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý tài nguyên đất,
tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và
bản đồ (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) ở địa phương theo phân
cấp của chính phủ.
o Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch dài hạn 5
năm và hàng năm về tài nguyên, môi trường phù hợp với quy hoạch và tổng thể phát
triển kinh tế xã hội tại địa phương.
o Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường ở
địa phương, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

6



Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

o Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, quy hoạch,
kế hoạch sau khi được duyệt. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin
về tài nguyên, môi trường.
o Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài
nguyên, môi trường theo quy định của pháp luật.
o Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên, môi trường ở cấp
huyện và cấp xã.
2.3.4 Nhiệm vụ Phòng Tài nguyên - Môi trường
o Giúp Lãnh đạo Sở tổ chức thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường theo
quy định của pháp luật.
o Tham mưu cho lãnh đạo Sở trong việc lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và
tăng cường tiềm lực trạm quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diễn biến chất
lượng môi trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
o Tổ chức triển khai việc thu phí môi trường theo quy định của pháp luật.
o Giúp Lãnh đạo Sở trong việc tổ chức tuyên truyền về môi trường rộng rãi trong toàn
dân vào các dịp lễ, ngày môi trường …
o Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về môi trường cho các huyện, thị theo kế hoạch đã được
phê duyệt.
o Giúp Lãnh đạo Sở thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, hoặc thu hồi
giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than
bùn và khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản thuộc thẩm
quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
o Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Sở chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên
quan khoanh vùng cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình chính phủ xem
xét quyết định .
o Giúp lãnh đạo Sở thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy
phép hoạt động, điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải

vào nguồn nước theo phân cấp, kiểm tra việc thực hiện.
o Giúp lãnh đạo Sở thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy
phép của các công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng tại địa phương, chỉ đạo kiểm
tra việc thực hiện sau khi được cấp phép.
o Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm tra, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của
Bộ Tài nguyên và Môi tưuờng.
o Tham gia xây dựng phương án phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn
tỉnh.

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

7


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
BẾNTRE
3.1 HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶT
3.1.1 Hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt
Thị xã có hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, đây là nét đặc trưng của miền sông
nước Nam Bộ. Diện tích mặt nước của thị xã khá lớn 706 ha, chiếm 10,9% diện tích thị xã.
Trên địa bàn thị xã Bến Tre có hai sông lớn chảy qua là sông Bến Tre chảy qua trung
tâm thị xã dài 15 Km và sông Hàm Luông chảy qua thị xã dài 20 Km. Ngoài ra trên địa bàn
thị xã còn có 26 con kênh với tổng chiều dài là 36 km. Trung tâm thị xã Bến Tre nằm giữa hai
con rạch lớn là rạch Kiến Vàng và rạch Cá Lóc. Cả hai rạch này đều đổ vào sông Bến Tre là
nhánh sông nối với sông Hàm Luông đổ ra biển Đông. Một số kênh rạch lớn trên địa bàn thị
xã được trình bày trong Phụ lục B, Bảng 3-1.
Hằng năm, thị xã tiến hành quan trắc chất lượng nước trên các con sông, kênh rạch
chảy qua thị xã. Kết quả phân tích chất lượng nước qua các năm được trình bày trong Phụ lục

B, Bảng 3-2. Từ kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong Phụ lục B, Bảng 3-2 ta có được
các biểu đồ diễn biến các chỉ tiêu chất lượng nước như sau:
Chỉ tiêu BOD (ml/l):
BOD (mg/l)

TCVN
5942-1995
Loại A

10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

Năm 2005
Năm 2006
Cầu Sân
Bay

Cầu Cái


Cầu Cá

Lóc

Cầu Gò
Đàn

Cầu Bà Mụ Rạch Bình
Nguyên

Năm 2007

Biểu đồ 3-1 Biểu đồ diễn biến BOD trên các sông rạch chính từ năm 2005 đến năm 2007

Từ biểu đồ Biểu đồ 3-1 cho thấy diễn biến nồng độ BOD tại các điểm thu mẫu khá
phức tạp. Năm 2005 nồng độ BOD tại các điểm thu mẫu đều vượt TCVN 5942 – 1995 (loại
A, <4mg/l) và dao động từ 4 mg/l đến 8mg/l cao gấp 1 đến 2 lần so với tiêu chuẩn, và cao
nhất là rạch Bình Nguyên cao gấp 2 lần so với TCVN 5942 – 1995 (loại A, BOD<4mg/l).
Năm 2006, nồng độ BOD tại các điểm thu mẫu dao động từ 5mg/l đến 9,5mg/l cao
gấp 1,25 đến 2,375 lần so với tiêu chuẩn nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995) và điểm thu
mẫu có nồng độ cao nhất là cầu Sân Bay, và cầu Bà Mụ. Như vậy, nồng độ BOD tại các điểm
thu mẫu trong năm 2006 điều cao hơn so với năm 2005.
Năm 2007, nồng độ BOD tại các điểm thu mẫu dao động từ 3mg/l đến 4,5mg/l, đa số
các điểm thu mẫu điều nằm trong giới hạn cho phép so với tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995
(loại A), chỉ có cầu Bà Mụ là vượt tiêu chuẩn và gấp 1,125 lần so với tiêu chuẩn. Như vậy,
nồng độ BOD tai các điểm thu mẫu trong năm 2007 điều thấp hơn năm 2005, năm 2006.
SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

8


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre


Nồng độ BOD tại các điểm thu mẫu trong năm 2007 thấp hơn những năm trước là do
vấn đề môi trường ở thị xã Bến Tre ngày được quan tâm nhiều hơn. Ý thức người dân được
nâng cao, hạn chế tình trạng thải rác sinh hoạt xuống các sông, kênh rạch. Trong năm 2006,
nhiều cơ sơ sản xuất cũng chú trọng nhiều hơn vào vấn đề môi trường, các cở sở nhỏ đầu tư
xây dựng bể tự hoại để hạn chế ô nhiễm môi trường nước, các nhà máy xí nghiệp tiến hành
xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Do đó, năm 2007 môi trường tại thị xã được
cải thiện hơn những năm trước, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước cũng giảm so với những
năm trước.
Chỉ tiêu SS (mg/l):
SS (mg/l)

TCVN
5942-1995
Loại A

100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

Năm 2005
Năm 2006

Năm 2007

Cầu Sân Cầu Cái Cá
Bay

Cầu Cá
Lóc

Cầu Gò
Đàn

Cầu Bà Mụ Rạch Bình
Nguyên

Biểu đồ 3-2 Biểu đồ diễn biến SS trên các sông rạch chính từ năm 2005 đến năm 2007

Đa số các điểm thu mẫu trong các năm gần đây bị ô nhiễm SS nặng, nồng độ SS tại
các điểm thu mẫu qua các năm điều cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn nước mặt TCVN
5942 – 1995 (loại A, SS< 20mg/l).
Năm 2005, nồng độ SS tại các điểm thu mẫu dao động từ 52mg/l đến 90mg/l, gấp 2,6
đến 4,5 lần so với tiêu chuẩn, và nồng độ SS cao nhất do được ở rạch Bình Nguyên, thấp ở
cấu Cá Lóc, cầu Gò Đàn. Như vậy, ở các điểm thu mẫu bị ô nhiễm các chất lơ lửng cao.
Năm 2006, nồng độ SS tại các điểm thu mẫu dao động từ 46,5 mg/l đến 80 mg/l, gấp
2,325 đến 4 lần so với tiêu chuẩn, nồng độ SS cao nhất ở rạch Bình Nguyên, thấp nhất là cầu
Cá Lóc. Phần lớn tại các điểm thu mẫu trong năm 2006 điều có nồng độ thấp hơn năm 2005,
chỉ có 2 điểm thu mẫu có SS cao hơn năm 2005 là: cầu Sân Bay cao gấp 1,14 lần, cầu Gò Đàn
cao gấp 1,47 lần.
Năm 2007, nồng độ SS dao động từ 22mg/l đến 70,5mg/l, gấp 1,1 đến 3,53 lần so với
tiêu chuẩn, nồng độ SS cao nhất là rạch Bình Nguyên, thấp nhất là cầu Cá Lóc. Như vậy,
nồng độ SS tại các điểm thu mẫu thấp hơn các năm trước, điều này có nghĩa là tại các điểm

thu mẫu mức độ ô nhiễm SS có chiều hướng giảm xuống.
Như vậy qua, các năm quan trắc từ năm 2005, năm 2006, năm 2007 nồng độ SS tại
các điêm thu mẫu có xu hướng giảm dần theo hướng có lợi cho môi trường, tuy nhiên nồng độ
SS ở các điểm thu mẫu vẫn còn quá cao so với tiêu chuẩn cho phép.
Rạch Bình Nguyên bị ô nhiễm SS nặng, trong các lần quan trắc có nồng độ SS luôn
cao hơn những điểm thu mẫu khác. Rạch Bình Nguyên nằm giữa là rạch Sơn Đông và rạch

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

9


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

Cái Cá. Phía Tây, rạch Sơn Đông đổ ra kênh Thương Binh, phía Đông rạch cái cá đổ ra sông
Bến Tre. Như vậy, rạch Bình Nguyên chịu ảnh hưởng thủy triều của kênh Thương Binh và
sông Bến Tre, tức là khi thủy triều xuống nước trong rạch Bình Nguyên sẽ đổ ra kênh Thương
Binh và sông Bến Tre, khi thủy triều lên nước từ kênh Thương Binh và sông Bến Tre sẽ đổ
vào rạch Bình Nguyên. Do đặc điểm thủy triều của miền sông nước đồng bằng sông Cửu
Long là bán nhật triều không đều và do rạch Bình Nguyên nằm cách xa nguồn thoát nước và
tiếp nước nên nước trong rạch Bình Nguyên luôn ứng đọng, khả năng khuếch tán các chất ô
nhiễm rất thấp. Do vậy, rạch Bình Nguyên có thông số ô nhiễm rất cao và cao hơn so với các
con rạch khác trên địa bàn thị xã.
Cầu Cá Lóc có nồng độ SS thấp hơn những nơi khác, do vị trí thu mẫu nằm cuối con
rạch, nơi rạch Cá Lóc đổ vào sông Bến Tre có chế độ thủy triều mạnh, mức độ khyếu tán các
chất ô nhiễm mạnh nên mức độ ô nhiễm SS tại vị trí này thấp hơn những khu vực khác.
Chỉ tiêu NH4+(mg/l):
NH4+(mg/l)
0.7
0.6

0.5
Năm 2005

0.4

Năm 2006

0.3
TCVN
5942-1995
Loại A

Năm 2007

0.2
0.1
0
Cầu Sân
Bay

Cầu Cái


Cầu Cá
Lóc

Cầu Gò
Đàn

Cầu Bà

Mụ

Rạch Bình
Nguyên

Biểu đồ 3-3 Biểu đồ diễn biến NH4+ trên các sông rạch chính từ năm 2005 đến năm 2007

Năm 2005, nồng độ NH4+ tại các điểm thu mẫu dao động từ 0,012 mg/l đến 0,22
mg/l, có nhiều điểm thu mẫu có nồng độ NH4+ nằm trong giới hạn cho phép so với tiêu chuẩn
TCVN 5942–1995 (Loại A, <0,05 mg/l) như: cầu Cái Cá (0,014 mg/l), cầu Cá Lóc (0,014
mg/l), cầu Gò Đàn (0,012 mg/l), điểm có nồng độ NH4+ cao nhất là ở rạch Bình Nguyên gấp
4,4 lần so với tiêu chuẩn. Nhìn chung, mức độ ô nhiễm NH4+ tại các điểm thu mẫu không cao,
nhiều nơi đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A, chỉ có rạch Bình Nguyên là ô nhiễm hơn những nơi
khác.
Năm 2006, nồng độ NH4+ tại các điểm thu mẫu dao động từ 0,051 mg/l đến 0,31
mg/l, gấp 1,02 đến 6,2 lần so với tiêu chuẩn TCVN 594 –1995 (Loại A, 0,05 mg/l). Như vậy,
nồng độ NH4+ tại các điểm thu mẫu điều vượt tiêu chuẩn cho phép, nồng độ NH4+ cao nhất là
rạch Bình Nguyên, thấp nhất là cầu Gò Đàn. Nồng độ NH4+ tại các điểm thu mẫu điều cao
hơn năm 2005 như cầu Cái Cá cao hơn gấp 8,9 lần so với năm 2005.
Năm 2007, tất cả các điểm thu mẫu điều vượt tiêu chuẩn TCVN 5942–1995 (Loại A,
0.05 mg/l), nồng độ NH4+ dao động từ 0,12 mg/l đến 0,62 mg/l, gấp 2,4 đến 12,4 lần so với
tiêu chuẩn. Như vậy, nồng độ NH4+ tại các điểm thu mẫu trong năm 2007 tăng cao đột ngột so
với các năm trước như: cầu Cá Lóc cao gấp 6,3 lần, cầu Sân Bay cao gấp 4,6 lần so với lần
quan trắc trong năm 2006.

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

10



Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

Chỉ tiêu Coliform (MPN/100ml)
Coliform(MPN/100ml)
200000
180000
160000
140000
120000

Năm 2005

100000

Năm 2006

80000

Năm 2007

60000
TCVN
5942-1995
Loại A

40000
20000
0
Cầu Sân Cầu Cái Cầu Cá Cầu Gò Cầu Bà
Bay


Lóc
Đàn
Mụ

Rạch
Bình
Nguyên

Biểu đồ 3-4 Biểu đồ diễn biến Coliform trên các sông rạch chính từ năm 2005 đến năm 2007

Qua biểu đồ Biểu đồ 3-4 cho thấy đa số các điểm thu mẫu điều bị ô nhiễm nặng
Coliform, chỉ tiêu Coliform tại các điểm thu mẫu cao hơn chục lần so với TCVN 5942 – 1995
(Loại A, 5000 MPN/100ml).
Năm 2005, mật độ Coliform tại các điểm thu mẫu dao động từ 78.000 MPN/100ml
đến 175.000 MPN/100ml, cao gấp 15,6 đến 35 lần so với tiêu chuẩn. Như vậy, tất cả các điểm
thu mẫu có mật độ Coliform điều vượt gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn, mật độ Coliform cao
nhất ở điểm thu mẫu cầu Cá Lóc, thấp nhất cầu Cái Cá.
Năm 2006, mật độ Coliform tại các điểm thu mẫu dao động từ10.150 MPN/100ml
đến 150.000 MPN/100ml, cao gấp 2,03 đến 30 lần so với tiêu chuẩn, mật độ Coliform cao
nhất ở cầu Sân Bay, thấp nhất cầu Cái Cá. Mật độ Coliform tại các điểm thu mẫu trong năm
2006 hầu như thấp hơn so với năm trước, có những nơi mật độ Coliform giảm mạnh như: cầu
Cái Cá giảm xuống 6,7 lần, cầu Cá Lóc giảm 6,9 lần so mật độ Coliform năm 2005.
Năm 2007, mật độ Coliform dao động từ 17.500 MPN/100ml đến 166.500
MPN/100ml, cao gấp 3,5 đến 33,3 lần so với tiêu chuẩn TCVN 5942–1995 (Loại A, 5000
MPN/100ml). Đa số các điểm thu mẫu trong năm 2007 có mật độ Coliform cao hơn năm
2006 nhưng thấp hơn năm 2005, chỉ có hai điểm thu mẫu có chỉ số Coliform thấp hơn năm
2006 đó là: cầu Sân Bay thấp hơn 1,9 lần, cầu Cá Lóc thấp hơn 1,5 lần.
Mật độ Coliform tại các điểm thu mẫu diễn biến qua các năm khá phức tạp, từ năm
2005 đến năm 2006 mật độ Coliform có chiều hướng giảm xuống, nhưng lại có chiều hướng

tăng lên trong năm 2007.

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

11


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

3.1.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt
Các con kênh rạch trên địa bàn thị xã ô nhiễm khá nặng, đặc biệt là ô nhiễm chất hữu
cơ và vi sinh. Trong năm 2007, nồng độ BOD, SS tại một số con kênh, rạch có xu hướng
giảm hơn những năm trước do công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã ngày
càng được nâng cao, tuy nhiên nồng độ ô nhiễm tại các côn kênh rạch này vẫn còn cao so với
tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 (loại A).
Các nguồn nước mặt bị ô nhiễm SS cao. Nguyên nhân chính là do đặc thù của vùng
sông nước đồng bằng sông Cửu Long, các con sông, kênh rạch nơi đây luôn chứa một lượng
lớn phù sa từ các khu vực thượng nguồn đổ về, ngoài ra còn do vệc xả thải trực tiếp nước thải
sinh hoạt, rác thải, nước thải sản xuất ra các dòng sông kênh rạch nên làm cho các nguồn
nước nơi đây bị nhiễm SS cao.
Đặc biệt các nguồn nước mặt trên địa bàn thị xã bị nhiễm vi sinh nặng, có nơi cao gấp
vài chục lần so với tiêu chuẩn. Ngyên nhân là do nước thải chăn nuôi trên địa bàn thị xã hầu
hết cho xả thải trực tiếp vào các kênh mương gần khu vực chăn nuôi mà không hề qua một
công đoạn xử lý nào, nhiều hộ còn xả thải cả phân trực tiếp ra môi trường xung quanh làm
cho nguồn nước vừa bị nhiễm vi sinh vừa nhiễm các chất hữu cơ. Ngoài ra, nhiều khu vực
trên địa bàn thị xã, đặc biệt là khu vực nông thôn của thị xã có tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh rất thấp,
vẫn còn tình trạng cầu tiêu cá trên sông, kênh mương góp phần làm cho nguồn nước bị ô
nhiễm vi sinh.
Dựa vào Phụ lục B, Bảng 3-3, Bảng 3-4,Bảng 3-5 cho thấy nước mặt trên khu vực Thị
xã có sự khác biệt rõ rệt vào mùa mưa và mùa khô, các chỉ tiêu chất lượng nước mặt vào mùa

mưa bị ô nhiễm cao hơn gấp nhiều lần so với mùa khô. Nguyên nhân là do nước mưa rửa trôi
nhiều đất, cát, rác xuống các sông, kênh rạch làm nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng vào mùa
mưa, do các chất bẩn từ thượng nguồn đổ về làm cho nồng độ chất bẩn trong nước tăng cao
trong mùa mưa. Tuy nhiên, chỉ có mật độ Coliform trong mùa mưa thấp thấp hơn trong mùa
khô, nguyên nhân do quá trình pha loãng của nước mưa làm cho mật độ Coliform giảm
xuống.
Thị xã nằm ở hạ nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông nên vào mùa khô các
sông thường bị nhiễm mặn do sự xâm nhập của nước biển vào tháng 2, tháng 3, đầu tháng 4.
Tại sông Bến Tre độ mặn cao nhất đạt tới 1.300 mg/l gấp 5,2 lần so với qui định ( theo qui
định, độ mặn nước sinh hoạt không vượt quá 250 mg/l). Tại Sơn Đông, là nguồn cung cấp
nước cho nhà máy nước Sơn Đông cấp nước chính cho thị xã có độ mặn là 300-600 mg/l gấp
1,2 đến 2,4 lần so với qui định cho phép (quan trắc năm 2007). Trước năm 2006, thị xã Bến
Tre luôn thiếu nước ngọt trầm trọng vào các tháng mùa khô, người dân thị xã phải mua nước
ngọt từ nơi khác chở để phục vụ chủ yếu cho nấu ăn. Tháng 6 năm 2005 nhà máy nước ngầm
Hữu Định thuộc huyện Châu Thành đi vào hoạt động với công suất khai thác là 4.000
m3/ngày, mục đích của nhà máy này là khai thác nguồn nước ngầm ổn định để hòa vào hệ
thống cấp nước của thị xã nhưng vẫn không đủ giảm độ mặn xuống. Năm 2008, Công ty cổ
phần cấp thoát nước Bến Tre đã thuê một sà lan có sức chứa 1.000 m3, chở nước ngọt (thô) bổ
sung cho nhà máy nước Sơn Đông để giảm độ mặn nước cấp xuống phục vụ cho sinh hoạt và
sản xuất trên địa bàn thị xã và các vùng phụ cận.
Nhiều kênh rạch nhỏ nằm trong lòng thị xã bị ô nhiễm nặng, nước có màu đen, bốc
mùi hôi thối, nhiều đoạn kênh, mương bị tắt ngẽn do rác thải. Nguyên nhân do việc xả thải
trực tiếp các chất thải của người dân và các cơ sở sản xuất sống gần khu vực đó, trong đó
đáng chú ý nhất là ô nhiễm trên dòng kênh Chính Tế. Kênh Chính Tế thuộc phường Phú
Khương, thị Bến Tre, được đào từ năm 1967 có chiều dài gần 3 km bắt từ Công ty Dược và
Vật tư Y tế Bến Tre đi qua các khu phố 1, 2 và 7 , phường Phú Khương rồi chảy ra rạch cầu
Cá Lóc thuộc khu vực phường 8, thị xã Bến Tre là nguồn cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt
cho người dân trong khu vực, nhưng nay nó trở thành bãi chứa tất cả các loại chất thải của
người dân xung quanh như: rác sinh hoạt, nước thải, các loại xà bần, cây cối, xác chết súc
vật….một số hộ dân từ nơi khác cũng đem rác đến đổ xuống kênh làm cho dòng đầy rác, dòng

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

12


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

nước có màu đen, bốc mùi hôi thối, là nơi sinh sống của ruồi, muỗi…gây ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân nơi đây. Con mương dọc trục đường Nguyễn Văn Tư thuộc phường 7
cũng ô nhiễm nặng như kênh Chính Tế, nhiều đoạn trên con mương này tắc nghẽn hoàn toàn
tạo nước tù đọng.

Hình 3- 1 Kênh Chính Tế thuộc xã Phú Khương

Hình 3-2 Mương dọc đường Nguyễn Văn Tư,
phường 7, thị xã Bến Tre

3.1.3 Các nguồn gây ô nhiễm chính
Do đặc điểm vị trí địa lý của thị xã Bến Tre là nằm ở khu vực hạ lưu sông Cửu Long
nên nguồn nước mặt bị ô nhiễm một phần do các chất bẫn từ thượng nguồn đổ về, một phần
do các nguyên nhân gây ô nhiễm tại chổ.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm tại chổ:
Trên địa bàn Thị xã, một số cơ sở sản xuất chỉ có hầm xử lý tự hoại đơn giản chủ yếu
để chứa nước thải sau đó thải ra ngoài, còn phần lớn nhiều cơ sở sản xuất thải nước thải trực
tiếp không qua xử lý, cộng với nước thải sinh hoạt từ hệ thống cống, rác sinh hoạt thu gom
không triệt để là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước.
Hiện nay, thị xã chưa có hệ thống xử lý nước thải đô thị, nước thải từ các khu dân cư,
khu vực chợ xả thải trực tiếp ra các sông, kênh rạch trên địa bàn thị xã góp phần làm ô nhiễm
nguồn nước mặt.
Người dân nơi đây thường xây nhà trên các kênh rạch, họ thường thải rác thải, nước

thải xuống các kênh rạch gây cản trở dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù, xảy ra quá
trình yếm khí, làm nước có mùi hôi, màu đen…
Khu vực ngoại ô thị xã, ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do hoạt động chăn nuôi, rác sinh
hoạt, rác sản xuất nông nghiệp cũng góp phần đáng kể vào việc làm suy thoái chất lượng môi
trường nước. Việc người dân sử dụng cầu tiêu trên sông rạch là một trong các nguyên nhân
làm nguồn nước mặt bị nhiễm vi sinh cao.
Ngoài ra, các tàu bè đi lại trên cũng làm các sông, kênh rạch bị ô nhiễm chủ yếu là ô
nhiễm xăng dầu.
Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn chưa cao, gây khó khăn trong việc quản
lý môi trường của tỉnh, đây cũng là nguyên nhân quan trọng tác động tiêu cực đến môi trường
nước.

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

13


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

3.1.4 Tác hại của ô nhiễm nước mặt
Các kênh, rạch trong khu vực Thị xã bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng gây mùi khó
chịu, làm mất cảnh quang đô thị.
Hằng năm thị xã Bến Tre phải bỏ ra một số tiền lớn cho việc nạo vét lưu thông cống
rảnh, làm sạch môi trường, phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân về ý thức
bảo vệ môi trường.
Hiện nay, thị xã có khoảng 79,8% người sử dụng nước cấp, có 20,2% người không
được sử dụng nước cấp tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn Thị xã, nguồn nước sinh hoạt chủ
yếu của những người này là lấy từ các sông, kênh rạch gần khu vực sinh sống chỉ qua sử lý sơ
bộ bằng phèn rồi đưa vào sử dụng. Nếu nguồn nước mặt đã bị nhiễm bẩn để gây nhiều bệnh
về đường ruột như thương hàn, kiết lỵ, dịch tả, viên gan, tiêu chảy…. Ảnh hưởng đến chất

lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn.
Nước mặt bị ô nhiễm làm nguồn thủy sản tự nhiên ngày càng suy giảm trầm trọng về
số lượng lẫn chất lượng, việc nuôi trồng thủy gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới nền kinh tế
của Thị xã nói riêng, tỉnh Bến Tre nói chung.

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

14


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre

3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
3.2.1 Chất lượng môi trường không khí
Hàng năm, Sở tiến hành quan trắc chất lượng không khí trên địa bàn thị xã một
lần.Kết quả quan trắc mẫu khí ở một số nơi trọng điểm trên địa bàn thị xã Bến Tre được trình
bày trong Bảng 3-6.
Bảng 3-6 Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực Thị xã Bến Tre
Đơn vị tính: (mg/m3)
Chỉ tiêu
TT

Vị trí thu
mẫu

1

Cầu kênh
Chẹt Sậy


2

Ngã ba
Chợ Dữa

3

Bờ hồ
Trúc
Giang

4

Phà
Hàm
Luông

5

Chợ
Phường 2

6

Chợ
Ngã Năm

7

Ngã tư

Tân Thành

8

Trường
Cao Đẳng
Sư Phạm
TCVN
5937-2005

CO

O3

NO2

SO2

Bụi

PM10

Năm
2005
2006
2007
2005
2006
2007
2005

2006
2007
2005
2006
2007
2005
2006
2007
2005
2006
2007
2005
2006
2007
2005
2006
2007
TB 1 giờ

Pb
(x10-4)

3,8
2,8
2,2
3,9
0,8
5,2
3,9
0,6

0,2
3,4
1
1,1
6,5
1
0,5
6,7
0,7
0,4
5,2
0,8
0,3
2,8
0,6
0,6
30

0,032
0,031
0,03
0,033
0,029
0,026
0,034
0,027
0,014
0,03
0,027
0,012

0,041
0,03
0,034
0,04
0,026
0,02
0,042
0,028
0,017
0,032
0,022
0,18

0,029
0,093
0,054
0,031
0,028
0,147
0,024
0,02
0,01
0,046
0,03
0,035
0,05
0,038
0,062
0,037
0,023

0,019
0,043
0,025
0,018
0,02
0,075
0,027
0,2

0,076
0,116
0,081
0,068
0,054
0,194
0,067
0,024
KPH
0,075
0,068
0,028
0,051
0,042
0,016
0,061
0,043
0,04
0,054
0,046
0,033

0,07
0,067
0,083
0,35

0,25
0,17
0,39
0,34
0,28
0,52
0,42
0,27
0,17
0,25
0,13
0,21
0,4
0,26
0,19
0,45
0,19
0,24
0.24
0,22
1,05
0,21
0,16
0,3
0,3


0,16
0,09
0,14
0,2
0,16
0,2
0,25
0,08
0,04
0,15
0,07
0,05
0,24
0,08
0,07
0,27
0,11
0,07
0,3
0,13
0,1
0,19
0,09
0,12
-

0,01
<0,001
KPH

0,01
<0,001
0,01
0,01
<0,001
KPH
0,02
<0,001
KPH
0,01
<0,001
KPH
0,01
<0,001
KPH
0,01
<0,001
KPH
0,01
<0,001
KPH
-

TB 24 giờ

-

0,08

-


0,125

0,2

0,15

0,0015

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường Bến Tre 2007)

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí từ năm 2005 đến năm 2007, tại 08
điểm thu mẫu trong đô thị và ở một số khu dân cư nội ô thị xã Bến Tre so với tiêu chuẩn chất
lượng không khí xung quanh TCVN 5937:2005 cho thấy:

SVTH: Dương Thị Ngọc Hân

15


×