Một số biện pháp
chỉ đạo việc dạy học bồi dỡng phân môn tập làm văn cho
học sinh giỏi lớp 4 - 5
A. Đặt vấn đề:
I. Lời nói đầu:
Nh chúng ta đã biết: Trong bậc học Tiểu học , bốn kỹ năng quan trọng mà bộ môn
Tiếng Việt ( môn học cơ bản nhất của bậc Tiểu học) cần đạt đó là: Nghe - nói - đoc -
viết. Trong đó, kỹ năng viết là kỹ năng hết sức quan trọngvà khó rèn luyện cho học
sinh nhất. Để rèn kỹ năng viết cho học sinh , giáo viên phải dạy tốt các phân môn
nh: Tập đọc, Chính tả, Tập viết , Luyện từ và câu và Tập làm văn. Để viết đẹp và viết
đúng ngời thầy phải chú trọng và rèn kỹ năng cho học sinh khi dạy Tập viết và Chính
tả. Còn muốn dạy cho học sinh viết đúng và hay thì chúng ta phải đặc biệt chú trọng
đến việc dạy tốt phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu và Tập làm văn. Trong các phân
môn này, thực tế nhiều giáo viên cho rằng: Tập làm văn là khó dạy nhất vì đòi hỏi
học sinh phải có năng khiếu mới viết văn hay đợc. Nội dung bồi dỡng làm văn nhằm
trau dồi vốn sống, vốn văn chơng, nâng cao năng lực cảm nhận và diễn tả ở học sinh ,
học sinh luyện viết văn theo kiểu bài đã học. Các kiểu bài cơ bản ở tiểu học là: Kể
chuyện, miêu tả, viết th. Trong các lần kiểm tra định kỳ, hay các đề thi học sinh giỏi
nhiều năm đã tổ chức( hay đề hớng dẫn giao lu Toán tuổi thơ) cấp Huyện - cấp Tỉnh
thì Tập làm văn luôn dành một số điểm cao hơn. Song số học sinh đạt điểm giỏi bài
văn viết còn ít.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi là giáo viên dạy văn hoá đã nhiều
năm. Một số năm cũng đã đảm nhận việc dạy bồi dỡng môn Tiếng Việt cho học sinh
lớp 4 - 5. Thì việc dạy Tập làm văn cũng không quá khó hay chỉ học sinh có năng
khiếu văn mới viết hay đợc, mà chúng ta có thể rèn luyện đợc nếu nh có biện pháp và
cách thức dạy phù hợp.
Sau khi đảm nhận chức vụ Phó hiệu trởng Trờng Tiểu học Thống Nhất phụ trách
chuyên môn , đặc biệt đợc nhà trờng giao nhiệm vụ phụ trách mảng bồi dỡng học
1
sinh giỏi, tôi đã dùng những kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy của mình đã nghiên
cứu và đúc rút đợc để chỉ đạo giáo viên dạy bồi dỡng học sinh giỏi cách dạy Tập làm
văn đạt hiệu quả tốt hơn.
Trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin mạnh dạn đa ra một số biện pháp chỉ đạo giúp
giáo viên dạy bồi dỡng Tiếng Việt nâng cao chất lợng học bồi dỡng phân môn Tập
làm văn lớp 4- 5.
II / Thực trạng của việc dạy bồi dỡng phân môn Tập làm văn cho
học sinh giỏi lớp 4- 5 ở trờng tiểu học Thống nhất.
1.Thực trạng dạy học của giáo viên.
Năm học 2008 -2009 , xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ năm học cũng nh để thực hiện
tốt kế hoạch giao lu học sinh giỏi lớp 4- 5 của phòng giáo dục Yên Định . Ban giám
hiệu nhà trờng đã sớm xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dỡng học sinh giỏi
cho học sinh các khối lớp , nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lợng học tập của Trờng
chuẩn Quốc gia mức độ 2. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức dạy học bồi
dớng cho học sinh lớp 4 - 5 với hai môn Toán và Tiếng Việt.
Ngoài việc học tăng cờng ở buổi thứ 2 nhà trờng đã bố trí để một tuần học sinh giỏi
lớp 4 - 5 đợc học bồi dỡng thêm 2 buổi vào sáng thú 7 và một buổi trong tuần.
Nhìn chung giáo viên đợc phân công dạy bồi dỡng môn Tiếng Việt lớp 4- 5 nhiệt
tình, chăm lo đến chất lợng học tập của học sinh, có nhiêù cố gắng trong việc dạy bồi
dỡng của mình. Tuy nhiên trong quá trình dạy học còn một số hạn chế sau:
- Giáo viên cha thật sự sáng tạo trong việc tổ chức các hình thức khai thác kiến thức
môn học, giúp học sinh lĩnh hội đợc cách viết văn theo kiểu bài.
- Cha giúp học sinh thấy đợc mối liên kết giữa các kiểu bài, sự hỗ trợ lẫn nhau của
các dạng bài đợc học để viết một bài văn hay.
- Đề bài luyện tập của giáo viên ra cho học sinh rèn luyện cũng thiếu sự sáng tạo,
còn phụ thuộc vào tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa, cha biết tạo cơ hội kích thích
học sinh phát huy óc sáng tạo, trí tởng tợng của mình để viết văn.
- Cha chú ý chữa lỗi khi làm văn ( lỗi dùng từ,...) cho học sinh.
2. Thực trạng học Tập làm văn của học sinh:
2
Học sinh Trờng Tiểu học Thống Nhất đặc biệt là số học sinh đợc lựa chọn để bồi
dỡng phần lớn là chăm học. Tuy nhiên khả năng sáng tạo còn ít, các em thờng lệ
thuộc vào dàn ý sẵn có của giáo viên, hoặc bài mẫu của giáo viên,thiếu nét riêng,
thiếu sự hồn nhiên trong sáng của trẻ thơ, ít cảm xúc và cha vận dụng tốt các ngữ liệu
mẫu trong sách giáo khoa để thực hành.
Việc đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề bài các em cha chú trọng nên bài làm
của các em cha đúng yêu cầu trọng tâm diễn đạt mang tính liệt kê, lủng củng, không
có sự vận dụng từ việc cảm thụ bài Tập đọc hay các bài tập rèn kỹ năng của Luyện từ
và câu vào bài viết.... Vì vậy kết quả làm văn của các em còn hạn chế cha đạt yêu cầu
nh mong muốn của thầy cô.
Kết quả khảo sát đầu năm (Tháng 10 năm 2008 ): học sinh đạt giỏi phân môn Tập
làm văn lớp 4- 5 là: 4/28
Từ thực trang dạy và học phân môn Tập làm văn của giáo viên và học sinh nh đã
nêu ở trên, tôi mạnh dạn đa ra một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên dạy bồi dỡng
nâng cao chất lợng học tập phân môn Tập làm văn ở lớp 4- 5.
B.Giải quyết vấn đề
I/Các giải pháp thực hiện:
1.Dự giờ, kiểm tra đánh giá các tiết học bồi dỡng môn Tiếng Việt,đặc biệt là phân
môn Tập làm văn
2.Xây dựng một số đề Tập làm văn để kiểm tra khảo sát học sinh.
3.Nghiên cứu các tài liệu về môn Tiếng Việt có liên quan đến môn Tập làm văn , một
số chuyên san Tiếng Việt (Nh Văn học tuổi trẻ,...)và tài liệu phơng pháp dạy học
Tiếng Việt ở tiểu học.
4.Tìm biện pháp chỉ đạo việc dạy học bồi dỡng phân môn Tập làm văn cho học sinh
lớp 4-5 vận dụng trong thực tế dạy học.
II/Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Để nâng cao chất lợng trong việc bồi dỡng học sinh học phân môn Tập làm văn,tôi
đã vận dụng một số biện pháp chỉ đạo sau đây:
1.Dựa vào các bài thơ để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện.
3
ở Tiểu học,Văn kể chuyện đợc giảng dạy từ lớp 3 nhng trọng tâm của thể loại này
đợc học ở lớp 4 . Kiểu bài văn kể chuyện đợc xây dựng với những đề bài cụ thể và
những kĩ năng thực hành đặt ra cho từng đề bài cụ thể đó.
ở các tiết học chính khoá , giáo viên đã dạy cho học sinh một số kĩ năng kể chuyện
nh cốt chuyện , nhân vật trong truyện , tả ngoại hình nhân vật , tả hoạt động , tả nội
tâm , ...
Thông qua một số dạng đề bài nh : Kể lại chuyện đã nghe , đã học , kể lại chuyện
đợc chứng kiến tham gia , kể chuyện thay lời nhân vật, kể chuyện dựa vào cốt
chuyện có sẵn , viết tiếp câu chuyện cho hoàn chỉnh ... học sinh đợc rèn kỹ năng kể
chuyện khá cụ thể cho từng kiểu , từng dạng . Tuy nhiên thời gian dành cho luyện tập
của từng dạng không nhiều . Các dạng bài kể chuyện này còn mờ nhạt trong học sinh
, đặc biệt là học sinh trung bình , yếu . Trong các lớp bồi dỡng , tôi đã chỉ đạo giáo
viên phụ trách , thực hiện một số biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện và
tổng hợp đợc nhiều yêu cầu của kể chuyện vào bài viết mà mất ít thời gian đầu t . Đó
là dựa vào một số bài thơ có tính chất tự sự để yêu cầu học sinh kể chuyện . Giáo viên
có thể dùng một bài thơ nhiều lần để củng cố luyện tập nhiều kĩ năng, mỗi bài tập
một yêu cầu khác nhau , sau đó mới yêu cầu học sinhkể toàn bộ câu chuyện bằng lời
của mình .
Ví dụ1: Dựa vào bài thơ Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều , em hãy kể lại câu
chuyện về cái chết của chim mẹ trong cơn bão.
Nội dung bài thơ (Trang 108-T/V lớp5,tập 1)
Để học sinh làm tốt đề bài luyện tập này giáo viên nên chẻ nhỏ các yêu cầu để học
sinh thực hành.
Cụ thể đó là:
Bài tập1:Dựa vào bài thơ , hãy kể lại cảnh cơn bão về trong đêm.
Bài tập2 : Dựa vào bài thơ , hãy kể lại cảnh chim mẹ tránh bão.
Bái tập3 : Dựa vào bài thơ hãy tả lại tâm trạng băn khoăn , day dứt của tác giả về cái
chết của chim sẻ.
4
Sau khi chỉ đạo giáo viên vận dụng cách này , học sinh đã làm tốt hơn , một số em có
kết quả bài làm tốt nh em Mạnh Linh,Thuỳ Linh , Minh Phớc ...
Ví dụ bài làm của em Minh Phớc đã viết đợc:
Bài tập1 : Đêm khuya vắng vẻ , những vì sao trên trời dần dần ẩn khuất , bóng đêm
bao trùm khắp nơi . Gần về sáng , không khí bắt đầu ngột ngạt .Rồi những tiếng rì
rào bắt đầu mạnh dần , to dần.
Gió ù ù thổi qua mái nhà , gió vít những cành cây , gió làm va đập , cành cây gãy
răng rắc , tiếng cánh chim đập cửa phành phạch . Cơn bão đã thật sự đổ bộ về.
Bầi tập2: Em Mạnh Linh viết:
Chiếc tổ chim trong ống tre đầu nhà chiều nay còn ấm cúng , chim mẹ đang ấp ủ
những quả trứng . Bão về , gió xoáy thẳng vào mái nhà . Chim mẹ giật mình dáo
dác bay tìm nơi trú ẩn . Nó bay ra khỏi tổ giữa màn đêm dày đặc và những trận gió
gào thét điên cuồng . Rồi nh loé lên niềm hi vọng , chim mẹ lao đầu vào cánh cửa
một ngôi nhà . Cánh cửa vẫn đóng chặt , con chim mẹ vẫn không mất niềm hi
vọng,cứ cố sức chấp chới đôi cánh rã rời vỗ vào cánh cửa , mong ai đó mở cửa ra
cho nó tránh bão qua đêm . Cửa vẫn không mở,không chống đỡ nổi cái dữ dội của
cơn bão , nó đã chết lạnh ngắt ngay trớc cửa nhà , để lại những quả trứng trong tổ
mãi mãi không nở thành những chú chim non.
Bài tập3: Em Mỹ Duyên viết:
Sáng mai thức dậy , nhìn thấy chim mẹ đã chết ngay trớc cửa những quả trứng
trong tổ bơ vơ nằm đó , tác giả không khỏi day dứt , băn khoăn . Đêm bão ấy , rõ
ràng tác giả nằm trong chăn nghe tiếng chim mẹ đập cửa , nhng sự ấm áp của
chăn gối đã giữ chặt tác giả ở trong nhà , không dậy mở cửa cho chim mẹ tránh
bão , ...
Sau các bài tập nhỏ trên , giáo viên mới yêu cầu học sinh về làm cả bài . Có nh thế
các em mới áp dụng đợc những kỹ năng đã học vào bài làm văn viết .
Ví dụ 2 : Dựa vào bài thơ Qua Thậm Thình của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi , em hãy kể
lại câu chuyện nhằm giải thích nguyên nhân sinh ra tên gọi của làng.
5
Nội dung bài thơ , đó là :
Qua Thậm Thình
Đi qua xóm núi Thậm Thình
Bâng khuâng nhớ nớc non mình nghìn năm
Vua Hùng một sáng đi săn
Tra tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chng mấy cặp , bánh giày mấy đôi
Đẹp lòng vua phán bầy tôi
Tìm đất kén thợ định nơi xây nhà
Trăm cô gái tựa tiên sa
Múa chày đôi với chày ba rập rình
Đêm đêm tiếng Thậm tiếng Thình
Cối gạo đầy cả nghĩa tình nớc non....
Để học sinh làm tốt đề bài luyện tập này , giáo viên cần chẻ nhỏ các yêu cầu ra để
học sinh thực hành.
Cụ thể là :
Bài 1: Dựa vào bài thơ , hãy tả ngoại hình nhân vật Vua Hùng trong câu chuyện .
Bài 2: Dựa vào bài thơ hãy kể lại cuộc nói chuyện của Vua Hùng với các quan và
dân xóm núi bàn về viẹc làng giã gạo nuôi quân .
Bài 3: Dựa vào bài thơ hãy tả nội tâm nhân vật Vua Hùng khi đợc dân chúng tiếp đón
nồng nhiệt ..
Bài 4: Dựa vào bài thơ , em hãy tả cảnh các cô gái xóm núi say sa giã gạo nuôi quân .
Các bài thơ có tính chất tự sự trong chơng trình tiểu học có nhiều nh bài : Nàng
Tiên ốc , Ê- mi - li , con ... Ngoài ra giáo viên nên su tầm thêm các bài thơ của Trần
Đăng Khoa ( VD bài : Đám ma bác giun , Em kể chuyện này , ... ) , hay một số bài
thơ của Bác Hồ ( VD nh : Con cáo và tổ ong , ....) để học sinh luyện tập .
6