Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

DỰ án đầu tư xây DỰNG NHÀ máy CHẾ BIẾN TINH bột sắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.55 KB, 44 trang )

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN XK
CÔNG SUẤT 240 TẤN SP/NGÀY
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dự án đầu tư xây dựng công trình được lập trên cơ sở liên doanh 2 doanh
nghiệp: …………………., cụ thể sau đây:
1. Công ty A.
-

Đại diện được ủy quyền:

……………..

-

Chức vụ:

Tổng Giám đốc

-

Trụ sở chính:

-

Mã số thuế: ………….

-

Điện thoại: …………



…………………. …..

Fax: ………

2. Công ty B
-

Đại diện được ủy quyền:

………..

-

Chức vụ:

Tổng Giám đốc

-

Trụ sở chính:

-

Mã số thuế: ………..

-

Điện thoại liên lạc: (……. Fax: ………….


…………

+ Ngành nghề kinh doanh của 2 doanh nghiệp nói chung là: Xuất nhập khẩu và
chế biến: Nông sản – Thực phẩm chế biến, hàng hoá tiêu dùng, nông dược.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1/ 44


+ Liên doanh trên với vốn điều lệ ………… tỷ đồng Việt Nam, tỷ lệ góp vốn của
các bên như sau:
-

Công ty A

-

Công Ty B

:
:

góp ……..tỷ đồng VN, tỷ lệ ………..%
góp ……….. tỷ đồng VN, tỷ lệ ………….%

+ Tên công trình: Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Xuất khẩu
-

Chủ đầu tư: Công ty …………..

-


Địa điểm xây dựng: …………….., Huyện Tây Sơn – Bình Định.

-

Quy mô đầu tư: 240 tấn sản phẩm tinh bột/ngày

-

Tổng vốn đầu tư:

Trong đó:

200.000.000.000 đồng

- Xây lắp :

14.65 tỷ đồng

- Thiết bị :

132 tỷ đồng

- Xử lý nước thải – nước cấp: 23 tỷ đồng
(Bảng tính toán chi tiết trong phụ lục đính kèm theo Dự Án)
- Nguồn vốn đầu tư:
+ Vay Ngân hàng thương mại:

140 tỷ đồng


+ Vốn góp của các thành viên:

60 tỷ đồng

-

Thời gian thực hiện :

Năm 2015 – 2016

-

Hình thức quản lý:

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

-

Tổ chức thực hiện :

Theo quy chế đấu thầu và/hoặc chỉ định thầu

theo quyết định của HĐQT Cty.
Dưới đây là những nội dung của dự án:

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2/ 44


PHẦN THỨ NHẤT
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN

I.

Giới thiệu về cây sắn và công nghiệp chế biến sắn trên thế giới
Cây sắn có tên khoa học là MANICOT ESCULENTA KRANTZ, tiếng

Pháp gọi là: MANIOC, tiếng anh gọi là TAPIOCA, xuất xứ từ Trung Nam Mỹ, sau
đó được phát triển sang các nước Châu Phi, Châu Á, tập trung ở các nước có khí
hậu nhiệt đới.
Tổng diện tích trồng sắn trên thế giới trung bình 16,14 hecta. Sản lượng củ
tươi bình quân hàng năm 161,6 triệu tấn, trong đó có Nigeria: 30.77 triệu tấn,
Brasil: 24,12 triệu tấn, Zaire 18,41 triệu tấn, Thái Lan: 18,33 triệu tấn, Indonesia:
15,99 triệu tấn… Việt Nam đứng hàng thứ 13 của thế giới đạt : 2,37 triệu tấn.
Tổng mức xuất khẩu sắn toàn thế giới bình quân hàng năm đạt khoảng 9,3
triệu tấn. Riêng Châu Á đạt 9,18 triệu tấn mà tập trung nhiều nhất là Thái Lan 7,72
triệu tấn, Indonesia 1 triệu tấn, Việt Nam khoảng 500 ngàn tấn…
Thị trường nhập khẩu sản phẩm sắn chủ yếu là khối thị trường chung Châu
Âu (EEC) khoảng 6,4 triệu tấn, hàn Quốc 650 ngàn tấn, Nhật Bản: 470 ngàn tấn,
Trung Quốc 670 ngàn tấn…
Các nước trên thế giới nhập khẩu sắn dùng để chế biến bột ngọt, cồn thực
phẩm, dược phẩm, thức ăn gia súc… Ngoài ra còn chế biến đường Gluco, bánh
kẹo, hóa chất… Cây sắn hiện nay rất được nhiều nước trên thế giới quan tâm đến
và có giá trị kinh tế cao.
Công nghệ chế biến tinh bột sắn đã có nhiều nước trên thế giới đầu tư như:
Cộng hòa liên bang Đức, Hà Lan, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,
Thái Lan…. Các nước châu Âu đã sử dụng công nghệ chế biến cây củ có bột để
áp dụng chế biến tinh bột sắn. Thái Lan là một nước vừa trồng nhiều sắn vừa có
công nghệ chế biến sắn kỹ thuật tương đối cao với giá thành hạ nên hơn 30 năm
qua Thái Lan đã dần dần chiếm lĩnh hàng đầu thị trường cung cấp tinh bột sắn trên
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3/ 44



thế giới và cũng dẫn đầu từng bước cung cấp máy móc thiết bị hoàn chỉnh cho
nước mình và các nước trên thế giới.
II. Tình hình sản xuất chế biến sắn, diện tích và khả năng phát triển vùng
nguyên liệu
Cây sắn được trồng khắp các tỉnh trong cả nước và trồng tập trung ở các
tỉnh:
-

Tại miền Bắc: tập trung tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,

Lạng Sơn, Lai Châu, Lào cai, Yên Bái, Bắc Thái, Sơn La, Phú Thọ, Hà Bắc, Hòa
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
-

Tại miền Trung: Tập trung tại các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng nam, Đà

Nẵng, Quãng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đăk
Lăk, Đăk Nông…
-

Tại miền Nam: Tập trung tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,

Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Diện tích trồng sắn (mỳ) ở Việt Nam có năm lên đến 150.000 ha, sản lượng
5,42 triệu tấn củ tươi.
Sắn được tiêu thụ chủ yếu là sắn lát tập trung ở các tỉnh miền Trung và
Nam Bộ. Hiện nay tại địa bàn Tỉnh hiện có duy nhất một nhà máy chế biến Tinh
Bột Sắn – Công Ty CP CB Tinh Bột Sắn Xuất Khẩu Bình Định tại huyện Phù Mỹ,
công suất 120 tấn/ ngày chỉ tiêu thụ khoảng 21,600 tấn củ tươi hàng năm. Ngoài ra

nhiều tỉnh còn có hàng trăm lò thủ công chế biến tinh bột sắn, đáp ứng cho nhu
cầu làm bánh, nấu rượu và chế biến các loại thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng chiếm một tỷ lệ tương đối trong việc tiêu thụ nguyên liệu là củ sắn tươi của
địa phương.
Với địa bàn hoạt động rộng, nguồn nguyên liệu dồi dào, diện tích canh tác
lớn có khả năng rải vụ nên tại Bình Định nâng suất sắn tương đối cao và đồng đều
tại các địa phương trong tỉnh. Theo tài liệu niên giám thống kê năm 2014 của Cục
thống kê Bình Định trên địa bàn tỉnh có nguồn nguyên liệu phục vụ cho đầu vào
sản xuất như sau:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------4/ 44


BẢNG TỔNG HỢP SẢN LƯỢNG SẮN CÁC HUYỆN TRONG TỈNH BÌNH ĐỊNH

Stt

Địa điểm

Diện tích
(ha)
101

Năng suất bình quân
(tấn/ha)
2,525

1

1 Thành phố Quy Nhơn


2

2 Huyện An Lão

1,000

25,000

3

3 Huyện Hoài Nhơn

3,500

87,500

4

4 Huyện Hoài Ân

1,000

25,000

5

5 Huyện Phù Mỹ

2,000


50,000

6

6 Huyện Vĩnh Thạnh

400

10,000

7

7 Huyện Phù Cát

2,500

62,500

8

8 Huyện Tây Sơn

2,000

50,000

9

9 Huyện An Nhơn


100

2,500

10

10 Huyện Tuy Phước

500

12,500

11

11 Huyện Vân Canh

2,500

62,500

*

CỘNG

15,601

390,025

Những năm gần đây việc đưa giống mới KM94 đột biến có chọn lọc vào
canh tác đã nâng năng suất lên cao nhất là việc chuyển dịch từ đất trồng lúa 1 vụ

bấp bênh, đất trồng mía sang trồng sắn. Với chi phí đầu tư thấp, cây sắn là loại cây
chịu hạn việc ổn định và đảm bảo nguyên liệu là một trong những ưu thế mà một
số lĩnh vực chuẩn bị khác không dễ dàng có được.

PHẦN THỨ HAI

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------5/ 44


NHỮNG CĂN CỨ KHẲNG ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẦU TƯ
1. Cơ sở và căn cứ pháp lý xây dựng dự án:
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định từ nay đến năm
2020 và đường lối đổi mới phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong giai
đoạn hiện nay là: Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đa dạng nền kinh tế nhất là
phát triển nông nghiệp nông thôn sản xuất các mặt hàng chế biến xuất khẩu tăng
nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động
tại địa phương, và đặc biệt là chú trọng đưa hàm lượng chế biến vào nông sản, cụ
thể là cây sắn
-

Luật doanh nghiệp Nhà nước, luật công ty, luật khuyến khích đầu tư trong

nước.
-

Số liệu thống kê về diện tích và sản lượng cây sắn tại Bình Định qua các

năm theo niên giám thống kê của Cục thống kê Bình Định và số liệu cung cấp của
Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Bình Định.
-


Quyết định số 80/2002QĐTT ngày 24/06/2002 của Thủ tưởng Chính phủ

về việc khuyến khích tiêu thụ hàng hóa nông sản.
-

Nghị định số 16/2005NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình.
-

Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 6/5/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn

một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và
xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005NĐ-CP ngày 07/2/2005 của
Chính phủ.
-

Quyết định số 10/2005QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây dựng về

Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng.
-

Quyết định số 11/2005QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây dựng về

Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------6/ 44



-

Nghị định số 209/2004NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về phân loại

công trình xây dựng.
-

Cùng một số quyết định , hướng dẫn của các Bộ, ban ngành của Trung

ương và tỉnh về xây dựng và đầu tư.
-

Kết quả của các cuộc tham quan, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp sản

xuất tinh bột sắn ở Thái Lan, Đăk Lak, Quãng Ngãi, Quảng Nam, Tây Ninh, nhà
máy BDSTAR - Phù Mỹ (Bình Định) ….
2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng công trình
Nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định từ
năm 2010đến nay tăng cường mặt hàng xuất khẩu dựa trên nguồn khai thác nguồn
nguyên liệu sẵn có trên địa bàn tỉnh về các loại cây lương thực ngắn ngày như:
Bắp, Mía, Đậu, trong đó Sắn là loại cây trồng hết sức được chú trọng.
Với mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đồng thời để đảm bảo
mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định đến năm 2020, các đơn vị liên
doanh tiếp tục khai thác nguồn hàng, tìm kiếm đối tác đầu thuận lợi, liên doanh
liên kết mở rộng phạm vi hoạt động phù hợp với kỹ năng và điều kiện của môi
trường. Tại Bình Định , cây sắn được đặc biệt quan tâm vì là một trong những cây
chủ lực, phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu của Bình Định nhưng đầu ra chưa ổn
định. Qua nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn, hiện nay nhu cầu
trong và ngoài nước rất cao, cụ thể tỉnh Bình Định đã có một số khách hàng như:
Nhật Bản, Singarpor, Trung Quốc, Đài Loan… một số nước Châu Âu và Châu Mỹ

đã đặt mua sản phẩm tinh bột sắn. trong khi đó trên địa bàn Tỉnh hiện chỉ có một
nhà máy chế biến tinh bột sắn với quy mô nhỏ chưa tận dụng hết nguồn nguyên
liệu sắn dồi dào trong Tỉnh và của các tỉnh lân cận.
Việc canh tác sắn và kỷ thuật trồng chế biến thủ công mặt hàng sắn, người
nông dân Bình Định rất có kinh nghiệm và thống kê cho thấy số lượng sắn hàng
năm của tỉnh rất lớn nhưng chưa được quy hoạch về lĩnh vực chế biến sắn, chưa
quan tâm đúng mức. Do đó việc xây dựng Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Xuất
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------7/ 44


khẩu sẽ khuyến khích nông nghiệp phát triển, sử dụng hiệu quả quỹ đất nông
nghiệp của địa phương, tăng giá trị xuất khẩu hạn chế tình trạng xuất nguyên liệu
thô chưa qua chế biến như đã làm từ trước đến nay.
3. Mục tiêu của dự án
*Xây dựng Nhà máy chế biến tinh bột sắn nhằm các mục tiêu sau:
-

Cây sắn là một loại cây trồng của nông dân, chi phí cây giống thấp, tận

dụng đất trống đồi trọc, đất có độ phì thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao so
với vốn đầu tư, góp phần tham gia xóa đói giảm nghèo của hàng ngàn hộ dân ở
nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, ổn định công ăn việc làm và cải thiện
điều kiện sinh hoạt của người dân.
-

Xây dựng một nhà máy chế biến tinh bột sắn góp phần đa dạng hóa các loại

sản phẩm có nguồn gốc từ tinh bột sắn, nâng cao giá trị nông sản lên nhiều lần,
nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, tăng kim ngạch xuất khẩu góp phần đảm bảo cán
cân thanh toán thương mại cho ngân sách địa phương.

-

Xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn góp phần giải quyết đầu ra ổn định

cho cây sắn lâu dài, gắn liền sản xuất trong nước với xuất khẩu thu được nguồn
ngoại tệ để nhập khẩu các loại máy móc thiết bị và hàng hóa về phục vụ đất nước.
-

Vì vậy, việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Bình Định là

hoàn toàn cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,
của các ngành và các đơn vị liên doanh.
-

Mục tiêu xây dựng Nhà máy Chế biến tinh bột sắn tại Bình Định bao gồm

những yêu cầu sau:
+ Về kinh tế: Khai thác ngay tài nguyên hiện có, nâng cao giá trị sản phẩm của
cây sắn, mở rộng thêm mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, tăng doanh thu cho
các bên liên doanh góp phần xây dựng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị thêm
cho tỉnh một số công nghệ trong lĩnh vực chế biến, tạo điều kiện thuận lợi cho sự

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------8/ 44


dịch chuyển cơ cấu kinh tế giống cây trồng nhằm phát triển công nghiệp hóa, nông
nghiệp trong tương lai.
+ Về xã hội: Giải quyết một số lượng lớn lao động cho người nông dân trồng
và khai thác sắn, kích thích nông nghiệp phát triển, sử dụng hiệu quả quỹ đất nông
nghiệp của địa phương còn bỏ hoang góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyên

canh quy mô lớn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp, tạo năng
suất cao và giải phóng sức lao động cho nông dân trồng sắn, sự ra đời của nhà máy
tạo điều kiện việc làm cho 300 lao động góp phần đào tạo công nhân lành nghề
tiếp thu công nghệ chế biến tiên tiến của các nước.
4. Hình thức đầu tư xây dựng
Đối với chủ đầu tư, sản phẩm tinh bột sắn là mặt hàng quen thuộc, vì đã có
gần 10 năm trong nghề làm chế biến và thương mại sản phẩm tinh bột sắn, là đơn
vị thương mại tinh bột sắn với doanh số thương mại mặt hàng từ 20 triệu – 25 triệu
USD/ năm. Do vậy, việc đầu tư với công suất và theo phương án xây dựng mới
hiện đại một nhà máy chế biến tinh bột sắn là khả thi và hiệu quả.
Về công suất của nhà máy: Lựa chọn quy mô sản xuất 240 tấn sản
phẩm/ngày tương đương với 960 tấn nguyên liệu tươi/ngày là phù hợp với nguồn
nguyên liệu hiện có, đồng thời đảm bảo khả năng đầu tư cho dự án. Về lâu dài khi
nguồn nguyên liệu được quy hoạch, đưa giống mới vào trồng, sản lượng sắn tăng
cao thì việc mở rộng đầu tư chiều sâu để nâng công suất lên gấp đôi là điều dễ
dàng không ảnh hưởng hay lãng phí đến hệ thống đầu tư ban đầu. Ngược lại nếu
chọn quy mô công suất nhỏ hơn thì sẽ làm tăng chi phí khấu hao trong một đơn vị
sản phẩm, dẫn tới việc tăng giá thành đơn vị sản phẩm và hiệu quả đầu tư bị giảm
sút.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------9/ 44


PHẦN THỨ BA
THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC YÊU CẦU ĐÁP ỨNG
1. Vị trí kinh tế và giá trị sử dụng
Sắn được gia nhập vào Châu Á dưới thời Tây Ban Nha chiếm đóng
Philipine, sau đó chuyển sang các nước nhiệt đới Châu Á với mục đích dùng làm
lương thực cứu đói. Sau chiến tranh Thế giới lần thứ hai nhờ có cuộc cách mạng
xanh trong nghề trồng lúa nên đã góp phần đảm bảo lương thực ở nhiều nước nên

đã giảm bớt vai trò cứu đói của cây sắn mà được chuyển sang làm sản phẩm công
nghiệp và thức ăn gia súc.
Nhờ có khoa học tiến bộ phát triển tinh bột sắn có thể chế biến các loại thực
phẩm như mì, miến, bánh tráng, bột ngọt, đường gluco, bánh kẹo, nước giải
khát… Tinh bột sắn dùng làm cồn, keo dán gỗ, hồ dệt vải, chất xúc tác trong công
nghệ hóa nhuộm… Trong công nghệ hóa dược làm chất phụ gia, bao bì, chất tạo
hình…. Thân cây sắn và lá sắn phơi khô nghiền thành bột dùng để nuôi lợn, gà vì
có hàm lượng protein thô khoảng 23 – 24% và có loại axit xmin cần thiết cho gia
súc.
2. Thị trường tinh bột sắn
Giá thị trường tinh bột sắn trên thế giới dao động trong khoảng 350 – 400
USD/tấn. Đặc biệt năm 2011 là thời điểm cao giá nhất: 650 USD/tấn FOB
VIETNAM. Hiện nay, diện tích trồng sắn của Thái Lan ngày một hạn chế. Các nhà
chuyên đầu tư kinh doanh tinh bột sắn của Thái Lan có xu hướng liên doanh với
các nước trong khu vực, tận dụng vùng đất hoang hóa đồi trọc để trồng sắn.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------10/ 44


-

Sắn củ tươi trong nước được mua với giá bình quân 1600đ/kg tùy thuộc vào

từng vùng, từng nơi và từng mùa, nhất là tùy theo chất lượng sắn (hàm lượng tinh
bột). Đại bộ phận sắn tươi được chế biến thành sắn lát để dễ dàng trong công tác
bảo quản được lâu, dễ chuyên chở và giảm giá thành vận chuyển, được cung cấp
cho thị trường làm thức ăn gia súc, nấu cồn, rượu và xuất khẩu. Giá sắn lát khô
thường được bán từ 180usd / tấn – 220usd/ tấn FOB Viêt Nam tùy thuộc vào đầu
ra.
-


Tinh bột sắn được chế biến ở các lò thủ công được bán cho các địa phương

để nấu rượu, làm kẹo mạch nha, làm bánh tráng… nhu cầu này tuy nhỏ nhưng có
ảnh hưởng đến môi trường vì mùi và nước thải chưa được xử lý triệt để vì cách
chế biến thủ công.
-

Tinh bột sắn do các nhà máy liên doanh, các nhà đầu tư sản xuất tại Việt

Nam bước đầu đã có uy tín với thị trường trong nước (Nhu cầu cho sản xuất mì
chính AJINOMOTO, VEDAN, AONE, MIWON, KNOR..) tham gia xuất khẩu
dần chiếm được thị trường xuất khẩu và được nhiều bạn hàng quốc tế quan tâm ký
các hợp đồng mua bán ngắn hạn và dài hạn.
-

Sản phẩm của nhà máy sẽ do Công Ty ………ao tiêu toàn bộ. Theo dự báo

của FAO trong những năm tới không những các nước truyền thống nhu cầu nhập
tinh bột sắn tăng vọt như Trung Quốc, Hàn Quốc mà thị trường nhập khẩu cũng
được mở rộng ở Châu Á như Malaixia, Đài Loan và kể cae EU nhất là sản phẩm
tinh bột sắn đang ứng dụng cho Y học làm chỉ tự tiêu, dùng trong ngành dược
phẩm, dùng cho Công nghiệp dệt, hồ giấy, vật liệu xây dựng. Do vậy, Sản phẩm
tinh bột xuất khẩu có một chỗ đứng hết sức vững chắc.
3. Nhu cầu đầu vào và các giải pháp bảo đảm
a. Nhu cầu về nguyên liệu
Nguyên liệu phục vụ cho nhà máy phải đảm bảo các yêu cầu sau:

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------11/ 44



-

Về chất lượng sắn từ khi nhổ đến lúc đưa vào sản xuất không quá 48 giờ.

Nếu vượt quá 48 giờ sắn sẽ “chạy bột” làm cho chất lượng và tỉ lệ thu hồi thành
phẩm không đảm bảo.
-

Với quy mô 240 tấn sản phẩm/ngày , bình quân 04kg sắn tươi tạo ra được

01 kg tinh bột thì một ngày nhà máy phải sử dụng 960 tấn nguyên liệu và 01 năm
phải cung cấp: 250 ngày x 960 tấn/ngày = 240.000 tấn nguyên liệu.
Dự kiến nhà máy làm việc 01 năm 250 ngày vì mùa vụ thu hoạch sắn tại
miền Trung nói chung và Bình Định nói riêng thường kết thúc nghỉ vụ vào cuối
tháng 5 và bắt đầu lại vào giữa cuối tháng 8. Do vậy trong 03 tháng này, nhà máy
sẽ ngừng sản xuất để tu dưỡng, sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị.
-

Một vấn đề quan tâm là phải đảm bảo cho nhà máy cung cấp đủ nguyên

liệu để hoạt động, trong khi đó hiện nay sắn thường tập trung thu hoạch vào mùa
khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và được trồng vào mùa mưa. Do
đó công ty phải kết hợp với các ngành hữu quan như kế hoạch , nông nghiệp,
Trung tâm khuyến nông, Hội nông dân các xã và đến từng hộ nông dân để đưa các
giống sắn mới có năng suất cao và trồng đại trà, có kế hoạch quy hoạch từng vùng
nguyên liệu, có thời gian biểu ngày trồng, ngày thu hoạch cụ thể cho từng khu vực,
từng hộ dân. Khi đưa giống mới vào trồng sẽ có năng suất tăng gấp 2-3 lần giống
sắn cũ, với giá bán ổn định, lãi suất tăng lên làm cho đời sống của người nông dân
được nâng lên. Quy luật giá trị sẽ khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng

sắn tạo cho nhà máy đủ nguyên liệu để sản xuất quanh năm và kể cả công suất của
nhà máy được tăng gấp đôi.
-

Điều kiện thuận lợi nhất hiện nay là diện tích trồng sắn trong vùng quy

hoạch và ngoài vùng quy hoạch bà con nông dân đã chuyển đổi sang giống mới
KM94 năng suất cao. Đây là giống chủ lực nhất hiện nay và chiếm đại trà ước tính
khoảng 80 – 90% ở các xã trong tỉnh cho năng suất khoảng 28 - 30 tấn/ha.
Như vậy với nguồn nguyên liệu sắn cung cấp cho Nhà máy ở các năm tiếp
theo rất dồi dào, nếu nhà máy nâng công suất thì nguồn nguyên liệu vẫn cung cấp
đủ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------12/ 44


b. Nhu cầu về điện
Điện cho nhà máy bao gồm điện phục vụ trực tiếp vận hành các loại máy
móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất và điện sinh hoạt chiếu sáng. Công suất
của máy móc thiết bị là 1.500KW/ 1 ngày (24h)
01 ngày sản xuất 3 ca – 24h hoạt động liên tục, một năm làm việc 250 ngày
ta có nhu cầu điện máy móc thiết bị là: 1.500 KW/h x 24h x 0,6x 250 = 5,400.000
KW.
-

Điện sinh hoạt chiếu sáng:
30KW/h x 15h x 365 ngày = 165.000 KW

Tổng nhu cầu về điện cho nhà máy một năm hoạt động là:
3.909.600


KW + 165.000 KW= 4.074.600 KW.

Sử dụng nguồn điện 3 pha 380/220V của Công ty điện lực Bình Định nối
mạng với lưới điện quốc gia, ổn định thường xuyên và liên tục cho sản xuất. Bên
cạnh đó để chủ động trong sản xuất phòng khi có sự cố về điện nhà máy sẽ trang
bị 01 máy phát điện riêng loại 2.000 – 3000 KW.
c. Các nhu cầu khác
-

Giao thông: Hệ thống đường sá thông suốt rất thuận tiện cho việc chuyên

chở nguyên liệu đến nhà máy.
-

Thông tin liên lạc: Lắp đặt hệ thống điện thoại, Fax dễ dàng liên lạc trong

và ngoài nước.
-

Kho bãi: Đủ diện tích xây dựng kho bãi, sân phơi cho tập kết và dự trữ

nguyên liệu khi chưa dùng đến.
=> Qua phân tích trên, lượng nguyên liệu và các nhu cầu phục vụ đầu vào
của nhà máy là rất khả quan, vấn đề còn lại là việc tổ chức sắp xếp bộ máy quản lý
và điều hành sản xuất chế biến sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------13/ 44


PHẦN THỨ TƯ
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY

Để xây dựng một nhà máy Chế biến tinh bột sắn, yêu cầu về địa điểm xây
dựng cần phải đáp ứng như sau:
-

Mặt bằng rộng rãi để dự trữ nguyên liệu, lưu trữ thành phẩm, sân chơi phế

phẩm và giao thông nội bộ thuận tiện.
-

Có trữ lượng nguồn nước lớn để cung cấp cho việc tẩy rửa và lọc tinh bột.

-

Hệ thống điện cao áp ổn định để phục vụ cho sản xuất và chế biến.

-

Đặc biệt là khu vực xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường.

-

Thuận tiện đường giao thông.

-

Điều kiện thông tin liên lạc thuận tiện.

-

Có khả năng phát triển và mở rộng sản xuất.


I.

Chọn địa điểm xây dựng Nhà máy
Từ những yêu cầu cụ thể đã nêu trên, Chủ đầu tư đã khảo sát nghiên cứu
thực địa ở một số khu vực trong tỉnh sau:
1. Địa bàn Quy Nhơn

-

Thuận lợi : Việc chỉ đạo trực tiếp của Công ty được kịp thời và sâu sát, việc

họp và bàn bạc giữa các bên liên doanh được thực hiện thuận lợi, dễ dàng và

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------14/ 44


nhanh chóng. Công tác xuất khẩu, vận chuyển nội địa bằng tàu biển thông qua
cảng Quy Nhơn được thuận lợi.
-

Nhược điểm: Mặt bằng nhà máy quá lớn, chiếm nhiều diện tích gây khó

khăn về quỹ đất sử dụng, ảnh hưởng đến môi trường cho khu vực dân cư, vì mật
độ dân cư trong thành phố đông và không có địa điểm rộng lớn để xử lý nguồn
nước thải. Quan trọng hơn là vùng nguyên liệu làm ảnh hưởng đến giá thành sản
xuất.
2. Địa bàn huyện Hoài Nhơn
-


Thuận lợi : Có địa bàn rộng, nguồn nước dồi dào gần sông Lại Giang đảm

bảo cung cấp nguồn nước ổn định quanh năm.
-

Nhược điểm: xa trung tâm vùng nguyên liệu khó khăn trong quá trình vận

chuyển hàng hóa từ lúc thu mua cũng như khi xuất khẩu vì cách cảng Quy Nhơn
trên 100km.
3. Địa bàn huyện Tây Sơn
Địa điểm của vị trí này được đánh giá , phân tích kỹ:
-

Thuận lợi : Mặt bằng rộng, cách biệt khu dân cư, giao thông liên lạc thuận

tiện nằm cách cảng Quy Nhơn 50km. Đây là trung tâm vùng nguyên liệu có thể
thu gom từ các huyện lân cận như: Hoài Nhơn, An Lão, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Phù
Cát, An Nhơn, An Khê, Gia Lai… Nguồn nước lấy từ nước ngầm và hồ chứa thiên
nhiên có trữ lượng nước lớn đủ cung cấp cho nhà máy hoạt động xử lý chất thải dễ
dàng không gây ô nhiễm môi trường
-

Nhược điểm: So với địa bàn Quy Nhơn thì quá trình vận chuyển trong quá

trình sản xuất hàng là xa hơn, tuy vậy cần cân nhắc kỹ về chi phí vận chuyển và
thu mua nguyên liệu thì địa điểm vẫn tối ưu hơn.
4. Lựa chọn địa điểm xây dựng
Giới cận địa điểm xây dựng nhà máy:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------15/ 44



-

Phía Đông giáp:

…………………..

-

Phía Tây giáp:

……………………

-

Phía Nam giáp:

………………..

-

Phía Bắc giáp:

…………………………..

-

Ưu điểm của địa điểm chọn:

-


Gần Quốc lộ 1A thuận tiện cho vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm tiêu

thụ tới Cảng biển, đường sắt…
-

Xa khu vực dân cư, trường học… không ảnh hưởng đến đời sống và sinh

hoạt của nhân dân.
-

Diện tích đảm bảo yêu cầu của việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh

bột mỳ đảm bảo tốt cho việc xử lý ô nhiễm môi trường.
-

Nằm tại vị trí trung tâm các huyện phía Bắc và phía Nam đảm bảo tốt việc

vận chuyển nguyên liệu với chi phí phù hợp.
-

Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng thấp, tại vị trí xây dựng không có công

trình kiên cố, hiện đại chủ yếu là hoa màu và cây nông nghiệp.
-

Nhược điểm của địa điểm lựa chọn:

-


Mặt bằng gò đồi không bằng phẳng, tốn kém chi phí đào đắp mặt bằng và

xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.
-

Xây dựng đường giao thông vào nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn giao thông

quy định (hiện tại tuy đã có đường vận chuyển nhưng nhỏ, không phù hợp với việc
sử dụng của nhà máy sau này khi đi vào hoạt động).
II.

Tổng mặt bằng xây dựng
a) Hiện trạng mặt bằng:
+ Không bằng phẳng nằm giữa gò đồi.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------16/ 44


+ Hiện trạng có một ít diện tích hoa màu ngắn ngày của các hộ dân, cần
phải tổ chức đền bù để giải tỏa mặt bằng.
+ Địa chất: Địa tầng đơn giản và đồng nhất có sức chịu tải trọng cao thuận
lợi cho việc xây dựng công trình kiên cố.
+ Nhiệt độ trung bình: 270C
+ Lượng mưa trung bình: 1,314 mm
+ Giờ nắng trong năm: 2.480 giờ.
b) Quy hoạch tổng mặt bằng

Tổng diện tích mặt bằng quy hoạch khoảng: 22 ha, đất hoang hóa đồi trọc
không ngập lụt, mặt bằng không bằng phẳng cần san lấp trên diện tích quy hoạch.
Doanh nghiệp dự kiến bố trí tổng mặt bằng như sau:

-

Khu vực sản xuất bao gồm:

+ Văn phòng, nhà xưởng, sân phơi, đường nội bộ, bể chứa : Khoảng 12 ha.
- Khu vực xử lý chất thải: Diện tích xây dựng khu xử lý : 10 ha

PHẦN THỨ NĂM
CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT
I.

Tính chất nguyên liệu và sản phẩm của dự án
1. Tính chất của nguyên liệu
Nguyên liệu là củ sắn tươi thời gian từ khi nhổ đến khi đưa vào sản xuất tốt

nhất trong vòng 48 giờ, nếu sau 48 giờ thì củ sắn sẽ bị chạy bột, quá trình sinh hóa
xảy ra làm giảm chất lượng của sản phẩm.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------17/ 44


Hàm lượng tinh bột có trong sắn tươi từ 24 -32%. nếu sắn thu hoạch và mùa
khô thì hàm lượng tinh bột cao, ngược lại nếu thời gian thu hoạch vào mùa mưa
thì hàm lượng tinh bột thấp.
Tỷ lệ vỏ và lõi chiếm khoảng 18% tỷ lệ ruột chiếm khoảng 82% trong sắn
tươi có Cacbonhydra tan khoảng 1,14% Protein khoảng 1,2% chất béo khoảng
0,25% chất xơ khoảng 1,1% tro khoảng 0,58% và có một lượng nhỏ HCN (axit
Xyanhydrit) cần phải xử lý loại bỏ ra khỏi sản phẩm.
2. Tính chất của sản phẩm
Chất lượng của sản phẩm đạt yêu cầu sau:

Ngoại quan:

Bột màu trắng

Độ ẩm tối đa:

13,5%

Tinh bột tối thiểu:

84%

Độ chua (PH):

từ 5,5 - 7

Mùi vị:

Không mùi vị lạ, có mùi thơm đặc trưng của sắn

Độ tro (chấm đen):

tối đa 0,25%

Tạp chất tối đa:

0,3%

Độ nhựa tối đa:


0,25%

Độ dính tối thiểu:

1,25%

SO2 < 100 PPm
Không có nhiễm khuẩn
II.

Công nghệ sản xuất tinh bột sắn
Trong công nghệ sản xuất tinh bột sắn chất lượng cao, lợi dụng quá trình

vật lý ly tâm để tách tinh bột từ củ sắn ra khỏi chất xơ, chất nhựa, chất hữu cơ …
và phần vật chất của nó ở trong nguyên liệu. trong quá trình sản xuất nhựa dựa vào
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------18/ 44


tính chất bột củ sắn không hòa tan trong nước và có tỷ trọng lớn hơn nước, dùng
khối lượng nước lớn và hiệu năng đặc biệt của máy móc để phân ly tinh bột trong
nước của sắn tươi đã nghiền mài.
Quá trình sản xuất tinh bột sắn có thể tóm tắt như sau: Sắn tươi trước khi
được đưa vào sản xuất được kiểm tra chất lượng để xác định hàm lượng tinh bột
và các chỉ tiêu kỹ thuật khác. được cân tịnh qua phểu nạp nguyên liệu ban đầu, sau
Củ sắn
đó được chuyển bằng
băngtươi
tải cao su đến thiết bị tróc vỏ. do cấu tạo của thiết bị
(1)
làm tróc vỏ tại đây đất cát và các phần lớp vỏ gỗ được tách ra, đồng thời do tác

động va đập vàRửa
masơ,
sáttách
cấu tạp
trúcchất
của củ sắn bị phá vỡ làm thay đổi thành phần của
vỏ. Sau khi sắn đã được(2)
làm tróc vỏ được đưa vào máy để rửa sạch, nhờ hệ thống
cánh khuấy và tốc độ của dòng nước rửa mà đất cát vỏ ngoài được loại bỏ hoàn
Rửa sạch
(3)rửa. Nhờ xích tải, sắn được làm sạch được đưa vào thiết
toàn sắn rời khỏi thiết bị
bị cắt khúc và băm nhỏ. Tại đây củ sắn được băm nhỏ để đưa vào máy nghiền, sắn
Phân loại, tách vỏ
được nghiền nát thành hồn hợp bột bã lỏng được xử lý bằng dung dịch SO 2 làm
(4)
cho sản phẩm không bị biến màu mà giữ được màu trắng của tinh bột. Sau đó hỗn
Băm
hợp này được đưa vào
hệnhỏ
thống chiết xuất từ triết lý thô đến triết lý tinh nhờ các
(5)
thiết bị lắng lọc, ly tâm cao tốc để lấy dịch sữa bột và tách bã riêng. bã được đưa đi
Dung
SO2 hàm lượng
ép nén nhờ băng tải
và cácmài
thiết bị ép để tách phần nước
tựdịch
do, giảm

Nghiền,
(6a) đi sấy, phơi để sử dụng làm thức(6b)
nước trong bã sau đó đem
ăn gia súc hoặc dùng
làm tấm lợp, bột giấy, phân bón…
Triết ly, chiết xuất
(7a)


(7b)

QUY
Lọc TRÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT
NướcSẮN
thải
(8a)
(8b)

Ép nén bã
(7c)
Đưa vào hệ thống
xử lý(8c)

Dehydrat hóa (tách nước)
(9)
Sấy khô
(10)
Sàn lọc
(11)
Đóng gói

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------19/ 44
(12)
Bảo quản thành phẩm


Sữa bột qua chiết xuất được dehydrat ở máy phân ly, nhờ vận tốc tách bột
ra khỏi nước ở dạng sệt và được ly tâm kiệt nước ở máy ly tâm, độ ẩm của bột lúc
này khoảng 50 - 55% được chuyển tải vào thiết bị sấy khô, nhờ không khí qua
caloripha vào tháp sấy. Theo nguyên lý sấy tinh bột ướt, quy trình chế biến sấy
phải tránh gây hồ hóa cho sản phẩm. Vì vậy trong quá trình sấy nhiệt độ của buồng
sấy phải được theo dõi chặt chẽ. Khi độ ẩm quá giới hạn yêu cầu trung bình được
thổi vào hệ thống xylo và để lắng làm nguội. Sau đó tinh bột được chuyển qua rây
để kiểm tra lại độ đồng nhất và độ mịn của sản phẩm trước khi cân tịnh, đóng
bao… Toàn bộ quy trình được thực hiện qua thiết bị tự động hóa hoàn toàn, đồng
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------20/ 44


bộ và khép kín với kỹ thuật tự động tiên tiến cao. Thời gian từ khi nguyên liệu vào
máy đến khi ra sản phẩm chỉ hơn 1 giờ thao tác sử dụng và vận hành máy móc
thiết bị không phức tạp nên khả năng tiếp thu của cán bộ kỹ thuật dễ dàng. Trong
quy trình công nghệ dùng SO2 làm tăng chất lượng sản phẩm đóng vai trò hết sức
quan trọng, nó được giám sát và phân tích hết sức nghiêm ngặt vì bản than SO 2 so
với hàm lượng hợp lý sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm, ngược lại nếu nhiều hơn
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Trong quy trình công nghệ này việc triết ly và dehydrat hóa dịch sữa bột
được thực hiện lăp đi lặp lại nhiều lần làm tăng chất lượng tinh bột và tăng tỷ lệ
thu hồi các dây chuyền công nghệ khác.
Việc xử lý nước đầu vào và nước thải có hệ thống riêng đảm bảo an toàn
môi trường, môi sinh, hệ thống cung cấp khí nóng cho máy sấy được thực hiện
cách biệt với quy trình sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.


PHẦN THỨ SÁU
QUY MÔ XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
I.

Mục đích yêu cầu

Công tác quy hoạch tổng mặt bằng đòi hỏi đáp ứng những yêu cầu sau:
-

Đáp ứng nhu cầu diện tích xây dựng, phục vụ và phù hợp với dây chuyền

công nghệ lắp đặt máy móc thiết bị.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------21/ 44


-

Đáp ứng nhu cầu giao lưu, vận chuyển nội bộ giữa các phân xưởng và từ

bên ngoài vào nhà máy.
-

Đáp ứng yêu cầu về quản lý, tổ chức sản xuất, bảo vệ an toàn vệ sinh công

nghiệp, môi trường trong phạm vi nhà máy và môi trường xung quanh, đặc biệt là
diện tích mặt bằng sử dụng cho quá trình xử lý nước thải cần diện tích hơn.
-


Tuân thủ quy phạm xây dựng cơ bản theo hướng quy hoạch lâu dài của Nhà

nước, địa phương, đáp ứng quy mô và mỹ quan công nghiệp.
II.
-

Tổ chức thi công xây lắp

Điều kiện tổ chức thi công: Địa bàn rộng rãi, thoáng mát, cung ứng nguyên

liệu dễ dàng thuận tiện. Thi công theo phương pháp thủ công kết hợp với cơ giới
bằng lao động và máy móc thiết bị của đơn vị chuyên ngành xây dựng trong và
ngoài tỉnh.
-

Hình thức thi công: Hiện trạng mặt bằng có địa hình gò đồi lồi lõm, một số

đất trồng hoa màu ngắn ngày do đó phải tính toán đến phương án giải tỏa thích
hợp đảm bảo cơ chế chính sách nhưng không ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng
công trình và tiến độ sản xuất. Phương châm của công ty là tập trung đầu tư cho
khu xử lý nước thải, nhà xưởng và dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại
nhất trong ngành nhằm xử lý môi trường triệt để và hiệu quả nhất, ổn định sản
xuất tạo tiền đề tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mang lại hiệu
quả tối ưu.
-

Chủ đầu tư sẽ tổ chức thực hiện theo phương thức đấu thầu rộng rãi, đấu

thầu hạn chế và chỉ định thầu theo kế hoạch đấu thầu được chủ tịch Hội đồng quản
trị Công ty phê duyệt.

-

Tổng tiến độ thi công: Sau khi dự án này được các cấp có thẩm quyền phê

duyệt, trước mắt công ty sẽ ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn về quy hoạch, tiến
hành quy hoạch mặt bằng tổng thể trên khu đất được UBND tỉnh giao để phục vụ
việc lập chi tiết các bước tiếp theo của dự án khả thi việc thuê đơn vị tư vấn yêu
cầu đặt ra là chọn đơn vị có kinh nghiệm trong quy hoạch thiết kế nhà máy công
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------22/ 44


nghiệp và đã có ít nhất thực hiện tư vấn 03 công trình Nhà máy chế biến tinh bột
sắn đáp ứng nhu cầu kỹ thuật đặt ra. Khi dự án được phê duyệt, công ty tiến hành
các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định và đền bù hoa màu và làm các thủ tục
xin vay vốn và huy động các nguồn vốn hợp pháp trong CB-CNV thuộc công ty,
tiến hành ký các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị với các đối tác Thái Lan,
Thuỵ Điển.., đồng thời những vấn đề tồn tại công ty xin ý kiến của các cơ quan
chức năng, chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết về đầu tư và xây dựng trước khi
đi vào sản xuất, tổ chức phần thi công lắp đặt, xây dựng sẽ theo quy chế quản lý và
xây dựng hiện hành.
Dự kiến dự án khởi công xây dựng trong đầu 2016 và đưa vào sử dụng cuối
năm 2016 kịp với mùa vụ thu hoạch của nguyên liệu.
III.

Các hạng mục xây dựng công trình

(Xem phụ lục chi tiết kèm theo DA)
IV.

Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất:


1. Phương án kỹ thuật xây dựng
-

Kiến trúc: Công trình cần chú ý xây dựng theo hộp khối để quản lý và tiết

kiệm đất xây dựng nhưng phải đảm bảo cho sản xuất và an toàn sản xuất. Khu vực
sản xuất phải bố trí hài hòa, các phân xưởng sản xuất chính phải đảm bảo hướng
gió, ánh sáng để phục vụ cho sản xuất sự hài hòa cho công trình và tâm lý thoải
mái cho người lao động làm việc trong phân xưởng của nhà máy.
-

Kết cấu: Phân xưởng sản xuất chính chủ yếu dùng khung tiền chế, xà gỗ

thép, mái lợp tôn lạnh. Hệ thống cửa đi bố trí cửa sắt, các cửa sổ bố trí dạng cửa
lật kính khung sắt. Móng tường xây đá chẻ, móng trụ đổ bê tông cốt thép tại chỗ
max 200, tường bao che xây gạch 6 lỗ vữa xi măng max 50 - 70. Biện pháp thi
công bằng phương pháp lắp ghép kết hợp thủ công.
-

Kết cấu nhà làm việc của nhà máy 1 tầng thuộc nhà cấp 4 niên hạn sử dụng

trên 30 năm.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------23/ 44


-

Các công trình khác như kho thành phẩm, bán thành phẩm, nhà ăn ca, nhà


nghỉ… xây dựng bằng kết cấu khung kèo thép mái lợp tôn và các vật liệu thông
thường trong xây dựng.
-

Ánh sáng tự nhiên: Tại địa điểm xây dựng nhà máy phải có nhiều cửa sổ để

lấy được ánh sáng tự nhiên.
-

Đối với các phân xưởng sản xuất chính ngoài việc lấy ánh sáng tự nhiên,

đảm bảo thông thoáng còn phải đảm bảo ánh sáng cho sản xuất trong những ngày
thời tiết xấu hoặc sản xuất 3 ca.
*Tiêu chuẩn ánh sáng phải đảm bảo như sau:
- Ánh sáng cho sản xuất:

Đèn huỳnh quang 400 lux

- Ánh sáng cho nhà làm việc:

Đèn huỳnh quang 200 lux

*Thiết bị phòng cháy chữa cháy:
Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy: bậc chịu lửa cho khu vực sản xuất cấp 4,
khu vực hành chính bậc chịu lửa cấp 3, ngoài ra trong quá trình sản xuất trang bị
them các phương tiện chữa cháy do cơ quan phòng cháy chữa cháy cung cấp như:
bình cứu hỏa, bọt khí CO 2 để phòng hỏa hoạn xảy ra. Các họng chữa cháy được
thiết kế nổi trên tường, có hộp bảo vệ vị trí hộp đặt cách nền nhà từ 1m đến 1,2m.
Trong trường hợp được trang bị bánh xe cuộn vòi rồng băng vải dài 20m, chú ý
phần trang thiết bị phòng chống và chữa cháy cần liên lạc với các cơ quan chức

năng chuyên ngành hướng dẫn và cung cấp các loại thiết bị đặc chủng chuyên
ngành, kể cả máy bơm nước áp lực ở khu vực trọng điểm.
-

Thông tin liên lạc : Cần tổ chức nơi làm việc, nơi liên hệ giao dịch thường

xuyên trong đối nội và đối ngoại. Số lượng máy điện thoại và camera giám sát dự
kiến lắp ráp tại nhà máy: Tại văn phòng 4 máy điện thoại, 4 máy camera, mỗi phân
xưởng 1 máy điện thoại 4 máy camera, bảo vệ 1 máy điện thoại và 2 camera, nhằm
thuận tiện cho việc điều hành và giám sát của lãnh đạo. Hệ thống truyền thanh, tín
hiệu cho các đơn vị bưu điện cung cấp và lắp đặt.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------24/ 44


*Giải pháp xây dựng công trình
Công trình chính trong khu cấp II,III các công trình còn lại là nhà cấp IV.
Riêng khu nhà làm việc xây dựng 1 tầng dùng làm việc và tiếp khách trong
và ngoài nước. Về tiêu chuẩn xây dựng và sử dụng phải dựa vào các văn bản tiêu
chuẩn hiện hành.
Trong sản xuất tinh bột sắn điều quan trọng để tồn tại và sản xuất lâu dài,
bắt buộc phải chú trọng đến hệ thống nước thải và các bể chứa loc nước đáp ứng
cho nhu cầu 1500m3 nước/ngày để phục vụ cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của
nhà máy.
Ngoài ra trong mặt bằng còn xây dựng tường rào, theo chỉ giới xây dựng.
phần mặt chính tường rào cần thiết kế hoàn hảo và mang dáng dấp phù hợp với
một nhà máy công nghiệp tiên tiến.
2. Phương án về công nghệ dây chuyền thiết bị chế biến tinh bột sắn
Qua nghiên cứu và tham quan thực tế các nhà máy như: Tây Ninh, An Khê,
Đăk Lak, Quảng Ngãi… ; tham khảo một số máy móc thiết bị của một số nước
như: Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Đức…; và nhà máy CB Tinh Bột Sắn XK

Bình Định. Nhìn chung, ở các nước này công nghệ và thiết bị chế biến tinh bột sắn
dựa trên nguyên tắc hiện đại, vận hành theo công nghệ hoàn toàn tự động. Quy
trình công nghệ của các tập đoàn này cơ bản là giống nhau chỉ khác nhau là ở bộ
phận và mức độ tự động hóa và hiệu suất thu hồi. Việc mua sắm thiết bị cho nhà
máy cần được cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng để đưa vào các phương án lựa chọn.
Qua xem xét doanh nghiệp rút ra nhận định sau: Máy móc thiết bị do Thái
Lan, Thuỵ Điển sản xuất có ưu điểm hơn. Một số bộ phận quan trọng có hình thức
đẹp, chất lượng máy móc bền hơn, bố trí hệ thống điều khiển và thao tác thuận
tiện, sản phẩm tinh bột trắng, có độ mịn cao, đáp ứng những nhu cầu về sản phẩm,
được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận.
So sánh với thiết bị các nhà máy chế biến tinh bột sắn trong khu vực, hầu
hết các thiết bị do Thái Lan, Thuỵ Điển sản xuất đều hoạt động tốt, ít hư hỏng. Các
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------25/ 44


×