Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Báo cáo rèn nghề chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 40 trang )

MỤC LỤC

I. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN
1.
Chọn giống
Cách chọn heo nái tốt làm giống: Dựa vào tổ tiên. Dựa vào sức sinh
trưởng. Dựa vào ngoại hình. Chọn giống heo nào thì heo cái phải có đặc điểm
ngoại hình đặc trưng của giống.
 Dựa vào tổ tiên

Chọn heo cái giống từ những heo bố mẹ có tính đẻ sai, con đồng đều, to
mập, khéo nuôi con, trọng lượng cai sữa cao, chu kỳ động dục đều và sớm động
dục sau khi cai sữa.
 Dựa vào ngoại hình

Chọn giống heo nào thì heo cái phải có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của
giống. Cần chọn heo có ngoại hình, thể chất tốt, cụ thể như: Đòn dài, đùi to, mông
to bụng thon, vai nở, ngực sâu, bộ khung xương vững chắc.
1. Đầu và cổ: Đầu to vừa phải, trán rộng, mắt lanh.
2. Vai và ngực: Vai nở đầy đặn. Ngực sâu, rộng. Đầu và vai liên kết tốt
3. Lưng sườn và bụng: Lưng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu, bụng tròn,
không xệ (heo ngoại). Lưng và bụng kết hợp chắc chắn
4. Mông và đùi sau: mông dài vừa phải, rộng. Đùi sau đầy đặn, ít nhăn.
Mông và đùi sau kết hợp tốt. Khấu đuôi to, luôn ve vẩy
5. Bốn chân: Bốn chân chắc chắn. Khoảng cách giữa 2 chân trước và 2 chân
sau rộng vừa phải. Móng không toè. Đi đứng tự nhiên, không đi bàn
6. Móng chân: Móng chân thẳng


7. Vú và bộ phận sinh dục: Có 12 vú trở lên. Khoảng cách giữa hai hàng vú
gần nhau


8. Khoảng cách giữa các núm vú: Vú có khoảng cách đều, không có vú kẹ
(vú đĩa). Các núm vú nổi rõ và cách đều nhau. Khoảng cách giữa 2 hàng vú
đều, không quá xa hay quá gần
9. Âm hộ: Âm hộ không bị khuyết tật
 Dựa vào sức sinh trưởng
-

Sau cai sữa đến 6 tháng những heo có tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít,
khoẻ mạnh ưu tiên chọn làm heo cái giống

-

Heo nái được chọn để làm hậu bị, để thay đàn qua 3 giai đoạn:

-

Giai đoạn chọn heo con sơ sinh (1 ngày tuổi) dựa trên thành tích sinh sản
của heo mẹ, heo cha và ngoại hình, thể chất heo con.

-

Trọng lượng sơ sinh trên 1,45kg, số vú trên 12 (mỗi hàng trên 6 vú)

-

Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống

-

Giai đoạn chọn heo lúc chuyển đàn 56 – 60 ngày tuổi


-

Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống

-

Tăng trọng từ 56 -150 ngày trên 600g/ngày

-

Độ dày mỡ lưng (qui về 100kg): 15 – 20 mm

-

Giai đoạn chọn heo ở 240 ngày tuổi

-

Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống

-

Trọng lượng trên 120kg

-

Có biểu hiện lên giống lần đầu



Ngoài ra, những heo nái có thành tích sinh sản ở lứa đẻ 1,2 như sau: số heo
con sơ sinh còn sống trên ổ 8-10 con; trọng lượng sơ sinh 1,3-1,5kg/con, rất ít heo
con nhỏ vóc dưới 0,8kg; trọng lượng cai sữa bình quân 5-8kg (tùy theo cai sữa 21
ngày hay 28 ngày tuổi), số heo con cai sữa 8-9 con/ổ; heo nái giảm trọng khi cai
sữa 8-10% so với thể trọng khi đẻ ra 3 ngày; số ngày chờ phối giống ở lứa đẻ kế
tiếp từ 5-7 ngày; số heo con ở lứa đẻ sau có thể cao hơn lứa đầu 10-15%… là
những heo nái tốt thường được ưu tiên chọn lựa.
 Giống heo Landrace: – Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng tuyền, đầu
nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai – lưng – mông –
đùi rất phát triển. Toàn thân có dáng hình thoi nhọn, đây là giống heo tiêu biểu cho
hướng nạc.

 Giống heo Yorkshire- Đặc điểm ngoại hình: So sánh đặc điểm ngoại hình của heo
Yorkshire và Đại bạch thì không khác nhau lắm. Giống heo Yorkshire có tầm vóc
to hơn. Toàn thân có màu trắng, lông dày và mềm, tai mỏng đứng thắng hoặc hơi
hướng về phía trước, vai đầy đặn, ngực sâu rộng, lưng hông rộng và bằng, mình
dài, xương sườn nở, bốn chân to khỏe, đùi to tròn, móng chân chắc chắn thích hợp
với hướng chăn thả.


 Giống heo Duroc : – Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu hung đỏ (thường gọi
heo bò), đầu to vừa phải, mõm dài, tai to và dài, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai – lưng
– mông – đùi rất phát triển. Giống heo Duroc là giống heotiêu biểu cho hướng nạc,
có tầm vóc trung bình so với các giống heo ngoại.

2. Nuôi dưỡng và chăm sóc
Nuôi dưỡng chăm sóc heo nái chửa là một bước rất quan trọng của quá trình
chăn nuôi heo nhằm đảm bảo cho bào thai heo con phát triển bình thường, heo nái
đẻ được nhiều con, heo con khỏe mạnh, có trọng lượng sơ sinh cao.
Heo nái chửa rất cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt và phù hợp nhằm đáp ứng

cho sự phát triển của bào thai, duy trì sự hoạt động của bản thân heo mẹ và tích lũy
cho sự tiết sữa nuôi con sau này.
Một chương trình nuôi dưỡng được coi là đúng nếu nó tạo cho con nái một
ngoại hình đạt mức tiêu chuẩn (không quá béo, không quá gầy), nếu quá béo hoặc
quá gầy sẽ ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái (khó lên giống, ít con, đẻ
khó..)
Vì vậy, nên thường xuyên đánh giá thể trạng nái để xác định mức độ cần
thiết phải điều chỉnh khẩu phần ăn. Việc đánh giá có thể bằng mắt 1 trong 5 thể
trạng sau:
Bảng 1: Trạng thái thể trạng heo nái
Trạng thái

Thể trạng

Định dạng xương chậu

5

Quá béo

Không nhìn thấy

4

Béo

Không nhìn thấy

3


Lý tưởng

Cảm thấy có lộ dạng

2

Gầy

Nhìn thấy


1

Quá gầy

Nhìn rõ

2.1 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái hậu bị
a. Mục tiêu
Mục tiêu nuôi lợn hậu bị để đạt được các yêu cầu sau:
- Lợn cái thành thục tính dục đúng độ tuổi, tuổi đẻ lứa đầu đúng độ tuổi
- Lợn nái đẻ sai con ngay từ lứa đầu
- Lợn nái khai thác sử dụng được lâu.
b. Yêu cầu
Lợn cái hậu bị được tính từ lần chọn đầu tiên lúc 2-3 tháng tuổi đến ngày
phối giống lần đầu.
Lợn cái phải đạt tiêu chuẩn ngoại hình, khỏe mạnh.
Lợn cái không quá gầy hoặc quá béo, đạt khối lượng chuẩn theo yêu cầu của
từng giống.
Lợn nái được tiêm phòng đầy đủ các loại vacin theo quy định.

c. Nuôi dưỡng, chăm sóc:
Thông thường nuôi dưỡng nái hậu bị có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn ăn tự do:
Giai đoạn này từ khi chọn lọc sơ bộ tới 5 tháng tuổi, khoảng 80-85kg. Cho
ăn tự do giúp nái hoàn thiện tới mức tối đa về thể vóc cũng như thành thục về tính
- Giai đoạn ăn hạn chế:
Giai đoạn này từ khi nái đạt 5 tháng tuổi đến khi động dục lần 2, việc cho ăn
hạn chế giúp nái duy trì thể trạng lí tưởng sẽ lên giống đúng kì. Nếu cho ăn tự do ở
giai đoạn này nái sẽ quá béo dẫn đến chậm hoặc thậm chí không lên giống
Bảng 2: Mức ăn cho lợn cái hậu bị (kg/con /ngày)
Loại lợn

Lợn cái hậu bị nội

Khối lượng lợn
(kg)

Khối lượng
Thức ăn hỗn hợp

Phương pháp cho ăn

10-20

0,5-0,9

Tự do

21-40


1,0-1,3

Tự do

41- phối giống

1,4-1,5

Tùy thể trạng

Lợn cái hậu bị lai F1 16-30

0,8-1,3

Tự do


31-50

1,4-1,8

51-phối giống

1,9-2,2

Tùy thể trạng

Nếu cho ăn nhiều quá: Lợn quá béo sẽ động dục thất thường hoặc không
động dục, khó thụ thai, tỷ lệ chết phôi cao, đẻ ít con.
Nếu cho ăn ít quá: Lợn gầy, chậm động dục, thiếu sữa để nuôi con ở lứa đẻ

đầu, hao mòn lợn nái sau cai sữa cao.
Vệ sinh phòng bệnh:
- Tẩy giun sán khi lợn 15kg
- Tiêm phòng đầy đủ các bệnh như: Tụ huyết trùng, Đóng dấu, Dịch tả. Lở
mồm long móng ...
d. Phát hiện lợn nái động dục và phối giống
Các giống lợn khác nhau có tuổi động dục lần đầu khác nhau.
Các giống lợn nội như Móng Cái, Mường Khương… có tuổi động dục sớm.
Lợn móng cái động dục lần đầu ở lúc 4-5 tháng tuổi, khối lượng 30-40 kg.
Các giống lợn nái lai ngoại với nội có tuổi động dục lần đầu muộn hơn so
với lợn nội và thường có tuổi động dục là 6 tháng tuổi, khối lượng 70-75 kg.
Chu kỳ động dục ở lợn nái thường là 21 ngày( dao động từ 17- 23 ngày).
Thời gian động dục 3-4 ngày. Lợn nái sau khi cai sữa lợn con khoảng 4 đến 6 ngày
sẽ động dục trở lại.
Phát hiện lợn nái động dục là việc quan trọng nhất trong công tác phối
giống. Cần kiểm tra mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Nên kiểm tra
động dục vào lúc 5-6 giờ sáng và lúc 5-6 giờ chiều là lúc lợn thường có biểu hiện
động dục rõ rệt nhất. Để phát hiện chính xác thời điểm lợn nái động dục, cần nắm
vững chu kỳ động dục và các quan sát biểu hiện của lợn nái.
Biểu hiện động dục ở lợn nái như sau:
 Ngày động dục thứ nhất:
- Lợn nái đi lại kêu rít muốn nhảy ra khỏi chuồng.
- Lợn nái kém ăn hoặc bỏ ăn, phá máng.
- Nếu sờ vào nó nó sẽ né tránh, bỏ chạy.
- Âm hộ sưng mọng, đỏ hồng, căng bóng. Nước nhờn chảy ra ngoài âm hộ
lỏng, trong và chưa keo dính.
 Ngày động dục thứ hai:


Buổi sáng, lợn nái ở trạng thái yên tĩnh hơn, ít kêu rít, thỉnh thoảng nhảy lên

lưng con khác, nhưng chưa chịu đứng im khi con khác nhảy lên lưng.
Đến chiều, trạng thái yên tĩnh càng rõ nét hơn và chịu cho con khác nhảy lên
lưng. Khi dùng tay ấn hoặc cưỡi lên lưng lợn, lợn sẽ đứng yên (Trạng thái mê ì).
Âm hộ bớt sưng, chuyển sang màu hồng nhạt, có vết nhăn mờ. Nước nhờn
đã chuyển sang trạng thái keo dính.
Vào thời điểm này cho phối giống hoặc dẫn tinh là đạt kết quả tốt nhất.
 Ngày động dục thứ ba:
- Trạng thái mê ì giảm dần, càng về cuối ngày lợn nái càng không thích gần
lợn đực nữa.
- Âm hộ teo dần trỏ về bình thường, nước nhờn chảy ra ít , màu trắng đục,
không dính.
- Đuôi úp che âm hộ.
 Cách phối giống
Với mục tiêu là:
- Lợn nái đạt tỷ lệ đậu thai cao.
- Lợn nái đẻ sai con.
- Cần quan tâm đến các yếu tố sau:
• Phối giống lần đầu (Phối giống cho lợn cái hậu bị):
Điều kiện cần và đủ để phối giống cho lợn cái hậu bị là lợn phải đủ tháng
tuổi và khối lượng cần thiết.
Tuổi phối giống lần đầu với lợn cái giống nội là 7-7,5 tháng tuổi và giống lai
(ngoại x nội) là 7,5-8 tháng tuổi, nái ngoại 7,5- 8,5 tháng tuổi.
Lợn hậu bị cần đạt đến khối lượng phù hợp khi phối giống:
- Lợn móng cái 50-55 kg
- Lợn F1 (Landracce x MC) 75-85kg
- Lợn F1 (Yorshire x MC) 75-85kg
- Lợn ngoại 115-120kg
Đối với tất cả các giống lợn không bao giờ cho phối ngay ở lần động dục
đầu tiên, vì cơ thể lợn phát triển chưa hoàn thiện, số trứng rụng lần đầu it… nếu
phối giống thì số lượng con đẻ ra ít. Vì vậy, nên phối giống những con lợn đã qua 2

lần động dục trở lên.
Đối với lợn cái phối giống lần đầu nên phối giống trực tiếp là tốt nhất.
Cần xác định chính xác thời điểm mê ì ở lợn cái hậu bị để cho phối giống
ngay. Sau đó phối lại lần thứ 2 cách lần đầu 10-12 giờ.
Cần phải ghi lại ngày phối giống để tính ngày lợn đẻ.


• Phối giống cho lợn nái rạ (lợn đẻ từ lứa 2 trở đi):
Đối với lợn nái rạ, phối giống theo phương pháp nhân tạo không ảnh hưởng
đến tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra.
Lợn mẹ sau cai sữa 3- 6 ngày sẽ động dục trở lại.
Khi phát hiện lợn nái mê ì không phối ngay như ở lợn cái hậu bị mà phối
giống lần 1 trong vòng 10-12 giờ kể từ khi phát hiện lợn mê ì.
Để lợn nái đẻ sai con nên phối giống lặp lại lần 2 sau lần đầu 10-12 giờ.
Cần ghi chép ngày phối giống để tính ngày lợn đẻ.
2.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái mang thai
a. Đặc điểm của lợn nái trong thời gian mang thai
- Việc chăm sóc heo nái mang thai rất quan trọng đối với sự thành công của
người chăn. Sau khi phối 21 ngày không thấy nái động dục trở lại xem như đã
mang thai. Thời gian mang kéo dài từ 3 tháng + 3 tuần + 3 ngày (trung bình từ 114
– 116 ngày). Nhưng nếu nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con,
dù có sữa nhưng con yếu ớt, sức bú mẹ kém và khả năng đề kháng kém nên tỷ lệ
nuôi sống thấp. Trong thời kỳ mang thai có thể chia ra làm 2 giai đoạn như sau:
 Giai đoạn chửa kỳ 1: 1-84 ngày mang thai
Thời kỳ này phôi và thai còn nhỏ, sử dụng ít chất trong máu của mẹ, dưỡng
chất còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa sau này. Thiếu chất dinh dưỡng trong giai
đoạn này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi thai như hiện tượng tiêu
phôi, nái còn ít thai sống khi đẻ mà chứa nhiều thôi khô (thai gỗ). Thừa chất dinh
dưỡng cũng dẫn đến tiêu phôi và làm nái trở nên mập mỡ. Nái khi cai sữa quá gầy
ốm không dự trữ đủ dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ thiếu sữa khi cho con bú

trong lứa đẻ kế tiếp. Vì vậy phải định lượng thức ăn cho nái ở giai đoạn này phải
hết sức chặt chẽ. Thường trong giai đoạn mang thai kỳ một khẩu phần ăn : 1,8 -2
kg thức ăn.
Giai đoạn chửa kỳ 2: từ 85 ngày đến đẻ
Đây là thời kỳ thai đã lớn và sử dụng nhiều dưỡng chất trong máu mẹ để
phát triển. Do đó việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ trong giai đoạn này là rất quan
trọng. Khác với thời kỳ 1, thời kỳ này cần cho nái vận động để có hệ cơ tốt, chân
khỏe, khung xương chậu nở rộng (đối với nái đẻ lứa đầu), nên cho nái ra sân cỏ
hay sân cát vận động tùy thích, tiếp xúc với môi trường tự nhiên, để tăng sức đề
kháng bệnh và nhờ đó gia tăng hàm lượng kháng thể chống bệnh cho heo con trong
sữa đầu.


Ở thời kỳ này, tầm vóc nái năng nề chuồng trại phải khô tránh mưa, gió lùa,
mật độ phù hợp, theo dõi kỹ bộ vú và bộ phận sinh dục, vệ sinh chuồng đẻ…
Thời kỳ này khẩu phần ăn của nái chửa từ 2.2 đến 2.5kg/ngày đối với lợn F1 và từ
2,5 đến 2,8kg/ngày đối với nái ngoại.
Heo nái chửa trong thời gian từ 113 -116 ngày, gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn I
(84 ngày chửa đầu) khối lượng bào thai đạt khoảng 25-30%; giai đoạn II (khoảng
30 ngày chửa cuối) bào thai phát triển nhanh, chiếm khoảng 65-70% khối lượng
heo con sơ sinh. Vì vậy, để heo con đạt khối lượng sơ sinh cao cần tăng khoảng 2530% lượng thức ăn cho heo nái chửa kỳ II. Thông thường, heo nái chửa cần 14% tỉ
lệ protein thô, 0,9% tỉ lệ canxi và 0,45% tỉ lệ phốt pho trong khẩu phần ăn. Mùa hè
có thể giảm mức ăn nhưng phải tăng lượng protein từ 14% lên 16%, nâng mức
khoáng và vitamin trong khẩu phần.
Lưu ý: Bã rượu và thức ăn ủ men có chứa chất kích thích, dễ gây sẩy thai.
Vì vậy chỉ nên cho heo ăn dưới 15% trong khẩu phần.
Nhu cầu thức ăn của lợn nái không những phải đáp ứng cho lợn mẹ mà còn
phải nuôi thai phát triển.
Lợn nái chửa rất nhạy cảm bởi yếu tố ngoại cảnh, do đó đòi hỏi phải có chế
độ chăm sóc cẩn thận.

b. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai
Mục tiêu nuôi dưỡng là thai phát triển bình thường, không sảy thai, chết thai.
Lợn nái đủ dinh dưỡng để tiết sữa tốt và ít bị hao mòn trong thời kỳ nuôi con. Lợn
con sinh ra đồng đều và đạt khối lượng sơ sinh theo tiêu chuẩn của giống.
Lưu ý : số lượng thức ăn của lợn nái chửa kỳ 2 tăng hơn 25-30% so với chửa
kỳ 1. Trước khi đẻ 2 ngày giảm lượng thức ăn của lợn nái.
Bảng 3: Mức ăn cho lợn nái chửa (kg/con /ngày)
Giai đoạn

Khẩu phần lợn nái nội
(kg/ngày)

Khẩu phần nái hậu bị lai F1
(kg/ngày)

Chửa kỳ 1

1,6-1,8

1,8-2,2

Chửa kỳ 2

2,0-2,2

2,5-2,8

 Thức ăn và cách cho ăn:



Thức ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng không ôi thiu, mốc. Cho lợn
nái ăn thức ăn mốc sẽ gây tiêu thai, sảy thai hoặc lợn con đẻ ra yếu. Cung cấp đủ
nước sạch cho lợn con uống.
Mức ăn cho lợn nái chửa còn phụ thuộc thể trạng của lợn nái (gầy béo hay
bình thường). Lợn nái gầy tăng thức ăn, lợn nái quá béo giảm thức ăn.
Vào mùa đông khi nhiệt độ trong chuồng nuôi dưới 15 0C lợn nái cần được
ăn tăng thêm (0,2 - 0,3kg thức ăn/nái/ngày) để bù vào năng lượng mất đi do chống
lạnh.
 Chăm sóc vú cho lợn nái chửa
Mục đích để kích thích thông tia sữa. Trước khi đẻ cần kích thích đầu vú cho
lợn nái 1-2 lần ngày.
Nếu vú bị xây xước hoặc nứt nẻ cần bôi thuốc vadơlin và kháng sinh phòng
chống nhiễm trùng.
 Những vấn đề cần lưu ý trong chăn nuôi lợn nái chửa
Không cho lợn nái chửa ăn quá nhiều vì lợn nái béo sẽ dẫn đến khó đẻ, có
thể đè chết con, tiết sữa kém.
Không để lợn nái chửa ăn quá ít, lợn sẽ bị gầy dẫn đến: Dễ mắc bệnh, thiếu
sữa nuôi con, lợn nái hao mòn nhiều trong giai đoạn nuôi và sẽ lâu động dục trở lại
sau khi cai sữa lợn con.
Đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn: Thiếu vitamin lợn
con sẽ phát triển chậm, sức sống kém dễ chết yểu. Thiếu chất khoáng, xương lợn
con kém phát triển, lợn nái chửa có nguy cơ bại liệt hai chân sau.
Một số loại thức ăn không nên dùng cho lợn nái chửa, bỗng, bã rượu tốt cho
lợn thịt nhưng không tốt cho lợn nái, nếu ăn nhiều sẽ gây kích thích sảy thai. Khô
dầu bông có thể gây chết thai. Lá đu đủ tốt với nái nuôi con nhưng không tốt cho
nái chửa vì làm giảm nhịp đập của tim gây khả năng nuôi thai kém.
2.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái đẻ và lợn con
2.3.1. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái đẻ
Xác định thời gian nái đẻ: Để làm tốt việc chuẩn bị cho lợn nái đẻ, cần dự
tính ngày lợn đẻ bằng cách cộng thêm 114 ngày kể từ ngày phối giống có kết quả.

* Đặc điểm của lợn nái đẻ: Những ngày gần đẻ, lợn nái chửa bụng căng to,
vú căng ra hai bên. Có hiện tượng sụt mông (do giãn khớp xương chậu). trước khi
đẻ lợn nái đi lại nhiều, cào ổ, đái dắt; âm hộ tiết dịch nhờn và nở to; vú có thể có
sữa chảy ra…


Lợn đẻ thường vào chiều tối hoặc đêm. Lợn nằm nghiêng để đẻ. Lợn đẻ
nhiều con khi đẻ đầu và chân lợn con thường ra trước; cách 10 - 20 phút lợn đẻ 1
con. Bình thường lợn đẻ từ 2 -3 giờ là xong cũng có con đẻ kéo dài từ 4 -5 giờ
- Nhau thai xổ ra sau 12 - 20 phút khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng
*Công việc chuẩn bị trước khi heo nái sinh
 Thức ăn:

Trước khi đẻ 2 ngày, giảm lượng thức ăn của lợn nái, nhất là phần thức ăn thô
xanh và cung cấp đầy đủ nước uống cho lợn chửa.
 Chuẩn bị chuồng trước khi lợn đẻ 3 -4 ngày

- Dùng chổi quét sạch mạng nhện và bụi trong chuồng, dọn hết phân rác,
phun nước rửa sạch nền chuồng, thành chuồng
- Dùng nước vôi pha loãng (nồng nộ khoảng 10 %) phun, vẩy lên nền
chuồng, thành chuồng để khử trùng chuồng nuôi. Nếu không có chuồng đẻ riêng
thì không sử dụng nước vôi pha loãng tránh lợn bị bỏng vôi mà sử dụng một số
chất khử trùng khác
- Dùng rơm rạ cỏ khô, mềm và sạch, đã cắt ngắn để lót ổ đẻ cho lợn
 Vệ sinh cho lợn nái

- Vệ sinh cho lợn nái khi có hiện tượng chuyển dạ (âm hộ xệ, đứng nằm
không yên, vú có thể chảy sữa). Dùng khăn ướt để lau sạch bầu vú và âm hộ của
lợn nái là những nơi mà lợn con hay tiếp xúc.
 Chuẩn bị cho lợn con sơ sinh


- Vật liệu lót ổ úm: Dùng rơm, cở khô cắt ngắn, bao tải, quần áo cũ... yêu
cầu phải mềm, khô, sạch, không vụn nát.
- Dụng cụ sưởi ấm: Bóng đèn điện, củi hoặc trấu để sưởi ấm cho lợn con khi
nhiệt độ môi trường 350C.


 Chuẩn bị dụng cụ trực đẻ

- Một tấm vải màn xô hoặc giẻ mềm khô sạch, 01 kìm bấm răng, 01 lọ cồn,
01 kéo cắt rốn, một cuộn chỉ bọc rốn, Vitamin b1, vitamin c, bơm và kim tiêm. vệ
sinh sát trùng sạch sẽ.
* Hộ lý lợn nái để và lợn con sơ sinh
 Trình tự công việc hộ lí lợn nái đẻ

- Thông thường 15 – 20 phút lợn mẹ lại rặn đẻ được 1 lợn con. Do đó một
cuộc đẻ của lợn nái đẻ kéo dài 4 – 5 giờ. Trong quá trình lợn đẻ, ô chuồng cần hạn
chế ánh sáng và giữ yên tĩnh, mùa đông che chắn tốt, mùa hè thoáng mát.
- Lau khô lợn con: Trước hết dùng ngón tay trỏ quấn vào vải xô mềm lấy hết
dịch ở mũi, tiếp đến ở miệng, sau đó lau khô đầu rồi đến mình lợn, xong rồi cho
lợn vào ô úm hoặc thúng đã có lót sẵn chất độn.
- Bấm răng nanh: Lợn con sơ sinh đã có 8 răng nanh cứng và nhọn, cần phải
bấm răng nanh ngay sau khi đẻ ra để lợn con khi bú không gây chấn thương vú lợn
mẹ. Bấm răng nanh bằng kìm bấm nanh chuyên dụng hoặc cái bấm móng tay loại
to. Số nanh lợn cần bấm tất cả là 8 cái. Cách bấm răng nanh: đặt kìm hoặc cái bấm
móng tay định vị tại điểm giữa của chiều dài răng nanh và bấm dứt khoát chỉ một
nhát, không bấm nhiều lần vì dễ gây vở răng và tổn thương lợi. Nếu bấm nanh quá
nông (phần chừa lại nhiều hơn ½ độ dài răng nanh) thì răng vẫn còn nhọn và dễ
gây tổn thương vú lợn mẹ, nếu bấm nanh quá sâu (bấm sát lợi) thì dễ bị tạo ổ mủ
(áp xe) gây nhiễm trùng.

- Cắt rốn cho lợn con: chỉ cắt rốn đối với những lợn con có rốn quá dài.
- Dùng kéo hoặc dao lam đã sát trùng bằng cồn iôt, cắt rốn chừa lại 4 – 5cm,
sau đó dùng bông tẩm cồn iôt chấm lên chỗ cắt để phòng nhiễm trùng rốn. Lợn nái
đẻ khó có thể do một số nguyên nhân như sau: Xương chậu lợn nái hẹp nhưng lợn
con lại to (trường hợp lợn chửa rất ít con), ngang thai (thai nằm ngang không thuận
ngôi), lợn mẹ bị bệnh trong quá trình mang thai và quá yếu sức khi đẻ,…


- Các biểu hiện khi lợn nái đẻ khó: Lợn nái rặn đẻ nhiều lần và chảy nước ối,
thường co một chân sau nhưng không đẻ được hoặc lợn nái đã đẻ được một số con
rồi nhưng ngưng đẻ trong khoảng thời gian từ 1 giờ trở lên. Khi gặp một trong hai
trường hợp trên thì phải cần đến sự trợ giúp. Điều cấm không được làm đó là vội
vàng sử dụng ngay thuốc kích thích đẻ (thuốc oxytocin) trong khi chưa tiến hành
kiểm tra xác định nguyên nhân gây đẻ khó là gì? Cách kiểm tra xác định nguyên
nhân gây đẻ khó như sau: Cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng, sau đó xoa
nhẹ lên tay một ít vadơlin. Chụm thẳng 5 đầu ngón tay, nhẹ nhàng đưa vào qua âm
hộ theo nhịp rặn đẻ. Nếu thai nằm ngang thì dùng các đầu ngón tay lần tìm ngôi
đầu lợn con, nhẹ nhàng. Xoay hướng theo ngôi thuận và lôi từ từ ra ngoài theo nhịp
rặn đẻ. Nếu xác định không phải là thai nằm ngang thì lúc đó mới tiêm thuốc kích
thích đẻ (oxytocin) cho lợn nái. Liều tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và có
thể kết hợp tiêm thuốc trợ lực B1.
- Xử lý lợn nái đẻ bọc và bị ngạt. Nếu lợn con đẻ bọc thì phải xé bọc ngay,
trường hợp lợn không bị ngạt thì sau khi xé bọc tiến hành các thao tác hộ lý tiếp
theo như lợn con đẻ thường. Lợn con đẻ ra bị ngạt thì tiến hành ngay hô hấp nhân
tạo bằng cách thổi hơi vào mồm và day ở phần ngực. Nếu làm như trên rồi mà lợn
vẫn chưa tỉnh thì thả lợn vào trong chậu nước ấm khoảng 35 độ C trong thời gian 5
– 10 phút rồi đem ra hô hấp nhân tạo, một số trường hợp có thể cứu được lợn con.
2.3.2. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con
Mục tiêu nuôi dưỡng là lợn nái tiết sữa tốt, lợn con phát triển tốt, đồng đều;
tỷ lệ hao hụt lợn con thấp nhất; lợn mẹ hao mòn ít sau khi cai sữa lợn con.

Bảng 4: Mức ăn cho lợn nái nuôi con ở tuần đầu(kg/con/ngày)
Giai đoạn nuôi con
Ngày cắn ổ đẻ

Lượng thức ăn hỗn hợp(kg/con/ngày đêm)
Nái nội

Nái lai

0,3-0,5

0,5-0,7

Sau đẻ
Ngày thứ nhất

1,0

1,2

Ngày thứ 2

1,5

2,0


Ngày thứ 3

2,0


3,0

Ngày thứ 4 đến ngày thứ 7

2,5

4,0-5,0

Khẩu phần ăn cho lợn nái phụ thuộc vào số lợn con theo mẹ và thể trạng của
lợn nái.
Lượng thức ăn cho lợn nái sau đẻ tăng dần từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7.
Từ ngày thứ 8 trở đi cho lợn ăn theo khả năng, không hạn chế. Nếu lợn nái nuôi từ
8-10 con thường nái ăn từ 3,5 - 4 kg/ ngày. Lợn nái nuôi trên 10 lợn con cho ăn 4 4,5 kg/ngày. Cho lợn nái ăn 3 - 4 bữa ngày giúp nái ăn được nhiều hơn và tiêu hóa
tốt hơn. Mùa hè nên ăn nhiều vào sáng sớm và chiều muộn, hạn chế cho ăn nhiều
vào buổi trưa nắng nóng.
Có máng ăn máng uống riêng và cung cấp đủ nước sạch cho lợn mẹ uống.
2.3.3. Chăm sóc lợn con theo mẹ
 Cho lợn con bú
Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa đầu là sữa của lợn nái 3 ngày
đầu sau đẻ) vì sữa đầu là nguồn cung cấp kháng thể giúp cho lợn con đề kháng
bênh tật, đặc biệt là trong 3 tuần đầu.
Cố định vú bú, giữ cho con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục
trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.
Nếu số lợn con đẻ ra nhiều hơn số vú của lợn mẹ thì nên chia làm 2 thực hiện
cho bú luân phiên. Nhóm 1 bú xong cho vào ổ ấm, chờ 1-2 tiếng sau cho nhóm 2
vào.
 Tiêm sắt cho lợn con
Cần bổ sung sắt để chống thiếu máu cho lợn con
Tiêm vào bắp cổ hoặc cơ đùi dung dịch sắt (Dextran Fe).

Lợn nội cần được tiêm 2 lần. Tiêm lần thứ nhất vào ngày thứ 3 sau đẻ liều
1ml (100mg), lần tiêm thứ 2 vào ngày thứ 10 sau đẻ, liều 1ml(100mg)
Lợn lai F1 chỉ cần tiêm 1 lần 2ml(200mg) vào ngày thứ 3 sau đẻ.
 Thiến lợn con
Lợn đực không làm giống thiến vào ngày thứ 10-14 sau đẻ
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: dao thiến sắc, không rỉ, panh kẹp, kim khâu,
chỉ, bông và cồn I – ôt 2,5%, thuốc kháng sinh dạng bột
Đề phòng nhiễm trùng sau khi thiến:


- Sát trùng dụng cụ trước khi thiến;
- Sát trùng vị trí mổ trên bao tinh hoàn bằng cồn I-ốt, rắc kháng sinh bột vào
chỗ mổ trước khi khâu.
 Cho lợn con tập ăn sớm
Để đảm bảo lợn con phát triển bình thường khi lượng sữa mẹ đã giảm và
giúp cai sữa sớm cho lợn con, nên tập ăn cho lợn con.
Thức ăn cho lợn con tập ăn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu, ngon
miệng và đảm bảo vệ sinh. Thức ăn tự phối chế phải nấu chín, không dùng thức ăn
ôi, thiu.
Cách tập ăn là khi lợn con được 10- 15 ngày tuổi bôi thức ăn vào bầu vú và
miệng lợn con.
Cho lợn con ăn nhiều lần trong ngày
Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên (2-3 lần ngày) không giữ thức
ăn lâu trong máng gây lên men chua dễ tiêu chảy.
 Cai sữa cho lợn con

- Chỉ cai sữa cho lợn khi lợn con đã quen thức ăn tập ăn. Không cai sữa khi
trong đàn có lợn con ốm, lợn con có thể cai sữa sớm hoặc muộn phụ thuộc vào thể
trạng của lợn mẹ và lợn con. Nên cai sữa cho lợn con khi 4 đến 5 tuần tuổi.
- Trong thời gian 3-5 ngày trước khi cai sữa, hạn chế lượng thức ăn nước

uống hàng ngày của lợn mẹ.
- Trước khi cai sữa 3-5 ngày hạn chế số lần cho bú. Thời điểm tách mẹ tốt
nhất là vào ban ngày.
- Khi cai sữa nên để lợn con ở lại chuồng một thời gian để tránh lợn con bị
thay đổi môi trường đột ngột và chuyển lợn mẹ đi nơi khác nếu có điều kiện.
- Giảm lượng thức ăn của lợn con trong 3-4 ngày đầu để tránh lợn bị tiêu
chảy, không nên thay đổi thức ăn cho lợn con trong ngày cai sữa. Tiếp tục cho lợn
con ăn thức ăn chất lượng cao trong 20 ngày sau cai sữa.
- Khi lợn mẹ đã cạn sữa, cho ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng lượng thức
ăn trong 3-5 ngày để chuẩn bị phối giống


 Úm heo - Phòng ngừa cảm lạnh cho heo con

Tại chuồng đẻ cần phải có hai vùng nhiệt khác nhau: một vùng mát cho heo
nái 60-65 °F (16 – 18ºC) và một vùng ấm cho heo con mới sinh ra 85-95 °F (tức
30 - 35 ºC) trong vài ngày đầu, sau đó giảm xuống 70-80 °F (tức 21 – 27 ºC). Để
đạt được mục tiêu này, nên duy trì nhiệt độ phòng khoảng 65-70 °F (tức 18 – 21
ºC) và cung cấp hệ thống sưởi ẩm ở khu vực heo con.

Bố trí ô úm cho heo
Theo dõi sát sao heo nái và các phản ứng của đàn con để đảm bảo nhiệt độ
phù hợp ở khu vực úm. Nếu lượng nhiệt được cung cấp bởi các nguồn cung cấp
nhiệt (bóng đèn, đèn ga, máy sưởi…) tại khu vự úm quá lớn, heo con sẽ tự động di
chuyển xa nguồn nhiệt. Điều này không chỉ lãng phí điện năng mà còn có thể gây
ra các hậu quả như heo nái quá nóng, tăng tỷ lệ chết của heo con. Các yêu cầu về
nhiệt độ của heo con thược được đáp ứng nếu chúng nằm ở sát nhau. Nếu chúng
được xếp một đàn số lượng lớn, cần chú ý đến việc cung cấp nhiệt nhiều hơn.
Cung cấp hệ thống sưởi tại ô úm bắt đầu khoảng 24 tiếng trước khi quá trình
sinh đẻ có thể xảy ra theo dự kiến. Đèn nhiệt, tấm lót nhiệt, thiết bị bức xạ nhiệt là

các cách phổ biến để cung cấp nhiệt cho hệ thống sưởi khu vực trong chuồng đẻ.
Tuy nhiên vùng đặt thiết bị sưởi chỉ nóng ở một phía mà heo nái nằm. Một số


nghiên cứu chỉ ra rằng có thêm một đèn nhiệt bổ sung được đặt ở phía bên kia của
ô úm trong chuồng đẻ sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong của heo con. Các nguồn nhiệt đảm
bảo cho heo con sơ sinh được được ấm áp ngay lập tức. Điều quan trọng là phải có
một lượng nhiệt bổ sung trực tiếp phía bên kia ô úm trước khi đẻ và cho đến khi đẻ
xong.

Thắp bóng úm trước 24h khi heo nái sinh dự kiến
2.3.4. Chăm sóc lợn con sau cai sữa
Chỉ cai sữa cho lợn khi lợn con đã quen thức ăn tập ăn. Không cai sữa khi
trong đàn có lợn con ốm, lợn con có thể cai sữa sớm hoặc muộn phụ thuộc vào thể
trạng của lợn mẹ và lợn con. Nên cai sữa cho lợn con khi 4 đến 5 tuần tuổi. Hiện
nay, thường cai sữa khi lợn con đạt 21 ngày tuổi.
Trong thời gian 3-5 ngày trước khi cai sữa, hạn chế lượng thức ăn nước uống
hàng ngày của lợn mẹ.
Trước khi cai sữa 3-5 ngày hạn chế số lần cho bú. Thời điểm tách mẹ tốt
nhất là vào ban ngày.
Khi cai sữa nên để lợn con ở lại chuồng một thời gian để tránh lợn con bị
thay đổi môi trường đột ngột và chuyển lợn mẹ đi nơi khác nếu có điều kiện.
Giảm lượng thức ăn của lợn con trong 3-4 ngày đầu để tránh lợn bị tiêu
chảy, không nên thay đổi thức ăn cho lợn con trong ngày cai sữa. Tiếp tục cho lợn
con ăn thức ăn chất lượng cao trong 20 ngày sau cai sữa.


Khi lợn mẹ đã cạn sữa, cho ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng lượng thức
ăn trong 3-5 ngày để chuẩn bị phối giống.
 Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật đối với lợn con sau cai sữa

Lợn con dễ bị Stress vì thiếu lợn mẹ, và chuyển từ sữa sang hoàn toàn cám
Bộ máy của lợn con vẫn chưa phát triển đầy đủ. Lợn rất dễ mắc các bệnh về
đường tiêu hóa.
Khả năng điều hòa thân nhiệt của lợn con còn kém, Sức đề kháng của cơ thể
còn chưa cao. Cần chú ý chăm sóc lợn con cẩn thận, cho ăn đầy đủ chất dinh
dưỡng để lợn phát triển.
 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa
Mục tiêu nuôi dưỡng là lợn con khỏe mạnh lớn nhanh, đàn lợn có độ đồng đều cao.
• Về thức ăn: Phải là thức ăn dễ tiêu có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất không ôi
thiu, mốc…Cách cho ăn:
- Ngày cai sữa Lượng cho ăn.
- Ngày thứ 1 Bằng ½ lượng thức ăn của ngày trước cai sữa.
- Ngày thứ 2 Bằng 3/4 lượng thức ăn của ngày trước cai sữa.
- Ngày thứ 3 Bằng lượng thức ăn của ngày trước cai sữa.
- Sau đó cho lợn ăn tự do.
• Về máng ăn, máng uống:
Cần có máng ăn máng uống riêng, nên dùng vòi nước tự động cho lợn uống.
Chiều dài máng ăn khảng 20 cm/ đầu lợn, và nên chia ngăn để tất cả lợn con được
ăn cùng lúc, chiều cao máng khoảng 12- 13cm, chiều rộng đáy khoảng 20- 22cm.
• Điều kiện nuôi:
- Không nên nuôi 2 ổ lợn khác nhau trong cùng ô chuồng để tránh hiện tượng
cắn nhau.
- Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.
• Phòng bệnh cho lợn
- Lợn con sau cai sữa thường gặp 2 bệnh chính là bệnh tiêu chảy và viêm
phổi, cần phòng tránh, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời khi bị bệnh.
- Tiêm phòng đầy đủ cho lợn con.
2.4 Lịch tiêm phòng
Nguyên tắc chung:
- Thời gian từ lúc chích vaccin đến khi tạo miễn dịch cho heo là 3 tuần (tối

thiểu 20 ngày), cấc loại vaccin chích cách nhau tối thiểu 1 tuần.
- Khoảng thời gian an toàn dùng vaccin cho nái từ 70 ngày sau khi phối
đến 3 tuần trước ngày sinh dự kiến (thời gian mang thai 113-115 ngày)


Loại vacxin
I. Vacxin phó
thương hàn
II. Vacxin dịch tả
III. Vacxin tụ dấu
IV. Parrowvirus
(lepto, thai gỗ)
V. Vacxin lở mồm
long móng
VI. Vacxin rối loạn
sinh sản và hô hấp
(tai xanh)

Lợn con

Lợn cái hậu bị

Lợn nái chửa

Lợn nái
nuôi con

Lần 1: 20
Nếu dịch xảy ra tiêm
ngày tuổi

cho nái chửa trước đẻ ít
Lần 2: 7
nhất 15 ngày
ngày sau
30 - 45 ngày
3 - 4 tuần trước đẻ hoặc
4 - 5 tháng tuổi
tuổi
sau đẻ trên 15 ngày
3 - 4 tuần trước đẻ hoặc
55 - 60 ngày
sau đẻ trên 15 ngày
6 và 2 tuần trước
7 - 15 ngày
khi phối giống
sau đẻ
45 - 50 ngày 2 tuần trước khi
Trước đẻ 20 ngày
tuổi
phối giống
Lần 1: 14
ngày tuổi
4 tháng tiêm 1 lần
Lần 2: sau
28 ngày

Chú ý:
-

Đối với lợn nái đẻ có thể tiêm vacxin sau khi đẻ quá 10 ngày nhưng phải kết thúc

trước khi cai sữa 2 ngày.

-

Đối với lợn con sau khi tiêm mũi vacxin dịch tả lần 1 khoảng 3 - 4 tuần sau tiêm
nhắc lại mũi 2 là tốt nhất.

-

Trong vùng bị dịch tả lợn thì tiêm ngay cho lợn con sơ sinh vacxin dịch tả lợn khi
lợn con chưa bú sữa đầu sẽ phòng được bệnh dịch tả lợn.

-

Có thể tiêm vacxin dịch tả lợn và vacxin tụ huyết trùng cùng 1 ngày nhưng phải
tiêm ở 2 vị trí khác nhau và chỉ tiêm cho lợn trên 2 tháng tuổi.

-

Trong các gia trại, trang trại nên tiêm thêm vacxin phòng bệnh viêm phổi truyền
nhiễm (bệnh xuyễn) tốt nhất là tiêm các loại vacxin đa giá, tiêm từ lúc lợn con 7
ngày tuổi.


II. NUÔI LỢN THỊT
1. Lưu ý
Để thực hiện chăn nuôi lợn thịt thành công cần thực hiện tốt các lưu ý sau:
- Chọn giống tốt, lợn đồng đều và có tỷ lệ lợn nạc cao.
- Chuồng trại thiết kế phù hợp, chuẩn bị chuống tốt, tạo mật độ chăn nuôi
thích hợp.

- Thức ăn chất lượng tốt, cho ăn đúng phương pháp.
- Thực hiện đầy đủ lịch tiêm phòng.
- Ghi chép đầy đủ diễn biến đàn lợn.
- Khi mua giống hạn chế mua từ nhiều trang trại, địa phương. Yếu tố này dễ làm
phát sinh dịch bệnh. Nên điều tra kỹ tình hình dịch bệnh ở nơi mua giống.
- Nên tuân thủ nguyên tắc “cùng vào cùng ra”, sát trùng tẩy uế ô chuồng 1
tuần trước khi đưa lô lợn mới vào nuôi.
- Về mùa hè nên vận chuyển lượn vào sáng sớm và chiều tối. Không nên tắm
cho lợn khi vừa vận chuyển về.
- Mùa đông phải chuẩn bị đủ úm, đèn sưởi, che kín chuồng nuôi.
- Khi bắt lợn về không cho ăn ngay mà cho uống nước sạch. Sau đó cho ăn ít
một, nhiều bữa, tăng dần và đủ khẩu phần vào 2 ngày sau.
2. Phân lô, phân đàn
Sau khi cai sữa lợn con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn dể tiện chăm
sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Khi ghép tránh không để cho lợn phân biệt đàn và cắn lẫn nhau.
- Mật độ phải đảm bảo thích hợp theo quy định lợn từ 10-35Kg có 0.4-0,5
m2/con, từ 35-100Kg có 0,8m2/con.
- Lợn trong cùng một lô có trọng lượng như nhau và chênh lệch nhau
không nhiều (độ đồng đều cao).
- Ghi chép đầy đủ hay bấm số để theo dõi từng cá thể.
3. Kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc lợn thịt theo giai đoạn (theo khối
lượng lợn)
Lợn nuôi thịt thường nuôi trong thời gian 4 -5 tháng và chia làm 2 hay 3 giai đoạn.
3.1. Giai đoạn 1: Kể từ lúc bắt đầu đưa vào nuôi thịt đến khoảng 30kg
a. Đặc điểm
Giai đoạn này lợn con chuyển từ thức ăn tập sang thức ăn thông thường. Lợn
con sinh trưởng phát dục nhanh, đặc biệt là hệ xương và cơ.
Cơ quan tiêu hóa đã hoàn chỉnh, khả năng tiếu hóa thức ăn tốt nhưng trong
tuần đầu còn bị ảnh hưởng của việc thay đổi thức ăn nên khả năng tiêu hóa hấp thu

thức ăn có thể còn kém.


b. Chăm sóc.
Chuồng trại nhiều ánh sáng, hệ số chiếu sáng 1/6-1/8. Diện tích chuồng nuôi
đảm bảo từ 0,2 – 0,3 m²/con.
Phân lô: ghép đàn phù hợp, có khối lượng tương đương nhau và không nên
nhiều quá trong cùng một ô chuồng, tốt nhất là 10 -12 con, không quá 15 con.
Chuông nuôi đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sử dụng
chuồng sàn thì rất tốt do đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và đặc biệt là tránh được bệnh kí
sinh trùng (tuy nhiên cuối giai đoạn này vẫn cần tẩy ký sinh trùng cho lợn).
3.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn lợn choai từ 31 – 60kg.
a. Đặc điểm.
Cơ thể đang phát triển mạnh, đặc biệt là hệ cơ. Cuối giai đoạn này bắt đầu
tích lũy mỡ, nhất là đối với lợn lai (lợn ngoại x lợn nội).
Cơ quan tiêu hóa đã phát triển hoàn chỉnh, có khả năng sử dụng được tất cả
các loại thức ăn (lợn rất phàm ăn cho nên có thể tận dụng được các loại thức ăn
nhất là thức ăn thô xanh. Tuy nhiên không nên sử dụng cá loại thức ăn giàu năng
lượng để tránh lợn béo sớm).
b. Chăm sóc.
Chuồng nuôi đảm bảo được hệ số chiếu sáng từ 1/6-1/8.
Mật độ nuôi trong mỗi ô chuồng: Nếu chuồng rộng có thể nhốt nhiều con
trong một ô nhưng không nên quá 30 con.
Cuối giai đoạn này cần tẩy ký sinh trùng lần 2 cho lợn.
3.3. Giai đoạn 3: Vỗ béo: Kể từ 61 – 100kg
a. Đặc điểm
Tốc độ phát triển xương và cơ kém trong khi đó khả năng tích lũy mỡ cao
dân nhất là tháng cuối cùng.
Tiêu tốc thức ăn/Kg khối lượng tăng lên do lợn tích mỡ mạnh nhất là vào
giai đoạn cuối.

b. Chăm sóc
Chuồng nuôi đảm bảo được hệ số chiếu sáng 1/12-1/14.
Diện tích chuồng nuôi phải đảm bảo 0,5 - 1,2m²/con.
Về mùa hè cần tắm cho lơn mỗi ngày ít nhất 2 lần. Chuồng trại có hệ thống
làm mát bằng cách phun nước lên mái, bằng hệ thống quạt gió hay kết hợp cả hai.
Về nước uống cho lợn. Nên đáp ứng nước uống đầy đủ cho loại lợn các lứa
tuổi của lợn.
Bảng 5: Nhu cầu nước uống của các loại lợn:
Trọng lượng (Kg)
Lượng nước uống (lít/con/ngày)


Mùa đông

Mùa hè

Dưới 7Kg

01

02

7 – 15

02

04

15 – 30


04

08

30 – 60

08

15

60 – xuất

10 - 15

19

– 20

Tạo môi trường phù hợp cho lợn: Nhiệt độ, độ ẩm:
- Về nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của lợn các giai đoạn:
Bảng 6: Nhiệt độ phù hợp với sự sinh trưởng của lợn qua các giai đoạn
Trọng lượng
Nhiệt độ phù hợp
Ghi chú
(kg)
(0C)
10 – 20
23 – 28
Nhiệt độ này là nhiệt độ
20 – 40

20 - 23
không khí chuồng nuôi. Nền
chuồng khô ráo không bị gió
40 – 60
18 – 23
lùa.
60- xuất chuồng
17 - 21
Nhiệt độ cao khi quá nóng lợn thở nhiều giảm ăn đi phân bừa bãi dẫn đến
hậu quả tăng trọng chậm, tiêu tốn thức ăn cao, dễ mắc bệnh.
Chống nóng bắng cách:
- Tạo thông thoáng chuồng nuôi, xây dựng chuồng trại hợp lý.
- Lợp mái bằng vật liệu cách nhiệt, mật độ phù hợp.
- Trồng cây xung quanh chuồng cản gió, chống nóng.
Bảng 7: Mật độ phù hợp cho lợn ở các giai đoạn cho lợn thịt:
Trọng lượng
(kg)
10 – 20
20 – 40
40 – 60
60- xuất chuồng

Mật độ nuôi
(con/m2)
3 – 3,5
2 – 2,5
1,5
1

Ghi chú

Mùa đông có thể tăng mật độ
nuôi lên 1 con cho 2m2.


Khi nhiệt độ thấp : thường lợn xù lông hay nằm trùm lên nhau. Đi phân bừa
bãi hay cắn tai, cắn đuôi nhau, tăng trọng chậm, tiêu tốn thức ăn cao dễ mắc bệnh
truyền nhiễm, bệnh hô hấp. Nên phải che chuồng giữ cho nền chuồng khô ráo
không ẩm ướt.
Nếu làm nền chuồng xi măng rất lạnh thường lạnh từ 4,5 – 90C.
Về thức ăn cho lợn nên chọn thức ăn đậm đặc của các công ty thức ăn lớn
như: CARGILL, HYDRO, phối hợp thêm cám, ngô, sắn…trên bao bì cám các nhà
máy đã hướng dẫn pha trộn
 Phòng bệnh:
Lợn con 21 ngày tuổi tiêm vacxin phó thương hàn.
Tiêm vacxin Ecoli và dịch tả vào 25-30 ngày tuổi.
Tiêm vacxin dịch tả lợn vào 60 ngày tuổi.
Lợn nuôi thịt 3 tháng tiêm vacxin dịch tả và đóng dấu lợn.
III.

THU THẬP GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA TỪNG LOẠI THỨC ĂN CHO
LỢN Ở TRẠI
1 SUN TECH – LEAN 930ST





Đối tượng: dành cho heo từ 20-50kg. thức ăn dạng viên
Thức ăn hỗn hợp dạng viên
Thành phần dinh dưỡng:


Protein thô tối thiểu(%)
Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg)
Độ ẩm tối đa (%)

16.5
3000
14


Xơ thô tối đa (%)
Ca tối thiểu - tối đa (%)
P tổng số tối thiểu – tối đa (%)
Lysine tổng số tối thiểu (%)
Methionine + Cysterine tổng số tối thiểu (%)
Florfenicol tối đa(mg/kg)
Bacitrancin MethyleneDisalicytate tối đa (mg/kg)
Hoocmone

6
04-1.2
0.3-1
0.85
0.45
150
30
Không có

- Cách sử dụng: dùng cho heo từ 20-50kg. Thức ăn hỗn hợp đã đầy đủ chất
dinh dưỡng không nên trộn them các nguyên liệu khác. Ngừng sử dụng sản phẩm 5

ngày trước khi giết mổ.
2. MASTER 1041T

- Đối tượng vật nuôi: cho heo thịt siêu nạc giai đoạn sau 30kg
- Thành phần dinh dưỡng:
Ẩm độ tối đa(%)
Protein thô tối thiểu(%)
Ca tối thiểu-tối đa(%)
P tổng số tối đa- tối thiểu
Năng lượng trao đổi tối thiểu(kcal/kg)
Xơ thô tối đa(%)
Lys tổng số tối thiểu(%)
Met+Cys( tối thiểu %)

14
16.5
0.6-1.5
0.3-1
3100
5
0.8
0.4


- Cách sử dụng:

Sử dụng cho heo thịt siêu nạc giai đoạn sau 30kg.

Cho ăn nhiều lần trong ngày


Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho heo

Không cần pha trộn với các nguyên liệu khác

Ngừng sử dụng 5 ngày trước khi giết mổ.
3. MASTER 1031S

- Đối tượng vật nuôi: heo con tập ăn từ 7 ngày tuổi đến 15kg. Thức ăn hỗn hợp
dạng viên
- Thành phần dinh dưỡng:
Ẩm độ tối đa (%)
14
Protein thô tối thiểu (%)
18.5
Xơ thô tối đa (%)
5
Ca tối thiểu-tối đa (%)
0.6-1.5
P tổng số tối thiểu-tối đa (%)
0.3-1
Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg)
3200
Colastin tối đa (mg/kg)
150
Tylosin tối đa
40
Lys tổng số tối thiểu (%)
1.1
Met + Cys tối thiểu (%)
0.5



×