Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy Tiếng Anh ở trường tiểu học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.41 MB, 35 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP THU HÚT VÀ DUY TRÌ SỰ TẬP TRUNG, CHÚ Ý CỦA
HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY TIẾNG ANH Ở TIỂU HỌC.

Lĩnh vực : Ngoại ngữ
Cấp học : Tiểu học

Năm học: 2016 - 2017


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

Trang
2-4
2
3

2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến đề tài SKKN.


3,4
5-28
5,6

1.1 Những văn bản, quyết định có liên quan.

5

1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài.

6

2. Thực trạng của vấn đề.

7-10

2.1 Thực trạng giáo viên.

7,8

2.2 Thực trạng học sinh.

9,10

3. Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh
trong giờ dạy Tiếng Anh ở trường tiểu học.
3.1 Thu hút sự tập trung, chú ý của học sinh bằng các thủ thuật ngắn.

11-25
11-18


a. Dùng chuông, còi.
b. Sử dụng lối nói: “đối- đáp” bằng Tiếng Anh.

12
12-14

c. Vẫy tay
d. Sử dụng bài hát ngắn, bài chant vui nhộn, dễ nhớ.

15
15-18

3.2 Duy trì sự tập trung, chú ý bằng cách tổ chức các hình thức thi
đua, sử dụng các nhân vật hoạt hình.
a. Thi đua theo đội, nhóm.
b. Sử dụng các nhân vật hoạt hình.
c. Sử dụng con rối.

18-21
19
20-21
22-23

3.3 Đổi mới các hình thức luyện tập.

24, 25

3.4 Bài giảng hấp dẫn
3.5 Sự hài hước của giáo viên.

4. Hiệu quả của SKKN.
5. Những bài học kinh nghiệm
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

25, 26
26, 27
27-29
30
31-32
33

Bảng số liệu minh họa

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1

34


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng ngày càng trở nên quan trọng
trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Đặc biệt, Tiếng Anh đã trở thành một
phương tiện chính thức để chúng ta có thể hội nhập sâu rộng với thế giới trên
mọi lĩnh vực. Do vậy, việc dạy và học tiếng Anh như thế nào để có hiệu quả
đang là vấn đề được quan tâm trong xã hội.Trong những năm gần đây, yêu cầu
đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp bách và thiết thực, đòi hỏi mỗi

giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động
học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, phù hợp với đặc
trưng của bài học, với đặc điểm và trình độ của học sinh, phù hợp với điều kiện
cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Nhiều lớp tập huấn đã được
Sở GD& ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức thường xuyên, hàng năm giúp giáo viên
trao đổi học hỏi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp trong nước và trên thế giới
về đổi mới phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Mô hình lớp học
truyền thống không còn được khuyến khích mà thay vào đó là những giờ học
theo đúng phong cách ngoại ngữ, sôi nổi, thân thiện, dân chủ và tích cực. Do đó,
đòi hỏi đổi mới đối với giáo viên ngoại ngữ ngày một tăng, ngoài việc nâng cao
chuyên môn thì làm thế nào để có thể kiểm soát và duy trì sự tập trung, chú ý
của học sinh trong một bầu không khí lớp học theo đúng phong cách ngoại ngữ
là một vấn đề không hề đơn giản. Đối với các giáo viên dạy ngoại ngữ ở bậc tiểu
học, đây thực sự là một thử thách lớn vì khả năng tập trung, chú ý của các con ở
giai đoạn này chưa cao.
Qua nhiều năm giảng dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học, tôi nhận thấy giảng
dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học đòi hỏi cả một nghệ thuật thu hút trẻ nhỏ. Ở giai
đoạn này, dựa trên đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh tiểu học, các con
chưa có khả năng tập trung, chú ý cao như học sinh của các cấp học trên. Các
con dễ bị thu hút song cũng dễ bị phân tán ngay, khả năng tập trung cũng không
bền nên tình trạng học sinh lơ là, sao nhãng, không chú ý trong giờ học là hiện
tượng không hiếm. Nếu giáo viên không thể thu hút được sự chú ý và duy trì sự
tập trung của trẻ thì có thể coi như giờ học thất bại, giáo viên thất bại về phương
pháp. Ngược lại, nếu giáo viên biết kết hợp khéo léo các biện pháp khác nhau để
thu hút và duy trì được khả năng tập trung, chú ý của trẻ thì sẽ thu được một giờ
học hiệu quả, học sinh hiểu bài, tích cực tham gia hoạt động, tự tin trao đổi ý
kiến với bạn, với thầy cô; thôi thúc trẻ tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới
khiến trẻ ngày càng yêu thích và hứng thú với môn học này, bên cạnh đó người
giáo viên cũng tạo được phong cách riêng cho mình, có sức thu hút riêng đối với
học sinh.

2


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

Bất cứ một giáo viên dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học nào cũng đều hiểu rất rõ
vai trò, tác dụng của của vấn đề thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ trong quá
trình dạy học, nhưng để thực hiện tốt được điều này thì không phải giáo viên nào
cũng làm được. Có một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn lựa chọn các hình thức
truyền thống để duy trì sự chú ý của học sinh với tâm lý e ngại sự thay đổi, sợ
mất thời gian khi thực hiện…. Có thể họ đạt được phần nào mục đích của mình
nhưng lại không thoả mãn được yêu cầu đổi mới của chính môn học mà mình
đang dạy, không kích thích được sự năng động, sáng tạo của học sinh và trên hết
chưa tạo ra được không khí một giờ học ngoại ngữ đặc trưng. Để khắc phục tình
trạng trên tôi đã tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu một số biện pháp nhằm thu hút
và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh tiểu học trong giờ dạy Tiếng Anh.
Năm học 2013-2014, tôi bắt đầu áp dụng nhưng kết quả đạt được chưa cao. Qua
nhiều lần chỉnh sửa, đến năm học 2016-2017 những biện pháp trên được xem là
hoàn chỉnh và đạt được hiệu quả rõ rệt, đặc biệt nhận được những lời khen ngợi
tích cực từ các nhà chuyên môn trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi môn Tiếng
Anh cấp tiểu học năm học 2016- 2017. Đây cũng chính là lý do tôi đã lựa chọn
và phát triển đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp thu hút và duy trì sự tập
trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy Tiếng Anh ở tiểu học”
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Học sinh các lớp 1, 2, 3, 4, 5 tại trường tiểu học nơi tôi công tác.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng Anh 3, 4, 5 theo chương trình đổi mới
của Bộ GD & ĐT, sách Next Stop 1 của chương trình liên kết với Victoria.
- Thực tiễn việc dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cơ bản sau:
3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu một số tài liệu giáo dục về
khả năng tập trung và các thủ thuật nhằm thu hút sự chú ý cũng như duy trì khả
năng tập trung của học sinh tiểu học trong một giờ Tiếng Anh làm cơ sở để
nghiên cứu đề tài này.
3.2 Phương pháp phân tích: Phân tích các nguyên nhân để tìm ra các biện pháp
phù hợp nhằm thu hút và duy trì sự tập trung chú ý của học sinh vào các hoạt
động học tập mà giáo viên đã soạn giảng.
3.3 Phương pháp tổng hợp: Từ thực tiễn và những kết quả tìm hiểu được để
tổng hợp cách dạy sao cho phù hợp nhất.
3


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

3.4 Phương pháp thực hành áp dụng: áp dụng trong các tiết học của các khối
lớp. Thể hiện nổi bật trong chuyên đề cấp trường: (Tuần 7: soạn giáo án lesson
1, unit 5 sách Tiếng Anh 3) và chuyên đề cấp huyện (Tuần 11: soạn giảng giáo
án unit 7 sách Tiếng Anh 4) năm học 2015- 2016. Năm học 2016- 2017, có bổ
sung hình thức quản lớp bằng con rối (puppets) và thu lại kết quả tốt trong bài
dự thi giáo viên giỏi Tiếng Anh cấp tiểu học (Unit 14: Lesson 2- Tiếng Anh 3).
Sau đó tiến hành giảng dạy và rút kinh nghiệm chuyên môn trong trường và
huyện.

4


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy

Tiếng Anh ở tiểu học

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN
VẤN ĐỀ THU HÚT VÀ DUY TRÌ SỰ TẬP TRUNG CHÚ Ý CỦA HỌC
SINH TIỂU HỌC TRONG MỘT GIỜ DẠY TIẾNG ANH.
1.1 Những văn bản, quyết định liên quan.
Theo điều 1 của quyết định về việc phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020, Thủ tướng chính phủ đã
xác định rõ mục tiêu chung là: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ
mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến
rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối
với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp
trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự
tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ,
đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đối với bậc tiểu học: sau
khi tốt nghiệp, học sinh tiểu học phải đạt trình độ bậc 1 theo Khung trình độ
năng lực ngoại ngữ do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban
hành (viết tắt là KNLNN). Cụ thể: học xong chương trình Tiếng Anh tiểu học,
học sinh:
- Có vốn từ vựng, ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu, cơ bản, đơn giản nhất
xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc:
giới thiệu bản thân, chủ điểm trường lớp bạn bè, chủ điểm gia đình, và chủ điểm
khác (thế giới xung quanh các em), có hiểu biết ban đầu về văn hóa của các
nước khác.
- Bước đầu hình thành các kĩ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết, các kĩ năng
hoạt động theo nhóm, trình bày kết quả học tập bằng lời, bài viết, hình vẽ, sơ
đồ…..kĩ năng tổ chức hướng dẫn một hoạt động đơn giản, đóng vai, dẫn chương

trình…..bước đầu vận dụng được kiến thức đã học vào những tình huống giao
tiếp cơ bản trong cuộc sống.
- Có hứng thú, sự say mê đối với môn học. Có thái độ tích cực đối với môn
Tiếng Anh, ham học hỏi, tìm tòi kiến thức liên quan (từ nhiều kênh: sách truyện,
bài hát, phim hoạt hình, quảng cáo…. )
Theo cuốn Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, tác giả đã chỉ rõ về
khả năng tập trung, chú ý của học sinh tiểu học như sau:
+ Với những trẻ ở đầu tuổi tiểu học, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý
còn hạn chế. Ở giai đoạn này, trẻ chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ
5


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc
có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,... Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính
bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
+ Giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều
chỉnh chú ý của mình. Ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập
như học thuộc một bài thơ, một công thức toán ... Ở giai đoạn này, trẻ buộc phải
theo dõi các đối tượng, phải nắm lấy những hiểu biết mà tại thời điểm đó trẻ
hoàn toàn không thích thú. Dần dần, trẻ học được cách điều khiển chuyển và
duy trì chú ý một cách bền vững đến những đối tượng cần thiết chứ không phải
là những đối tượng có sự hấp dẫn bề ngoài. Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu
xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian
cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng
thời gian quy định. Tuy nhiên, do cần phải có sự nỗ lực cố gắng nên nếu phải tập
trung chú ý kéo dài thì dễ gây căng thẳng, mệt mỏi.
Từ những đặc điểm về khả năng tập trung chú ý của trẻ tiểu học, giáo viên

nên giao cho trẻ những hoạt động hay bài tập vừa sức. Chú ý áp dụng linh động
theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều
này là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục trẻ.
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài.
Để hiểu rõ, hiểu sâu hơn vấn đề nghiên cứu, từ đó đạt được mục đích
nghiên cứu, chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong
đề tài thông qua Từ điển Tiếng Việt:
+ Sự tập trung: là năng lực tập trung sự chú ý vào chính công việc đang làm,
đó có thể là đọc sách, nghe nhạc, chuyện trò, học tập….Sự tập trung đòi hỏi hội
tụ nhiều yếu tố bao gồm tập trung cả mắt và trí óc.Trong một giờ học, sự tập
trung thể hiện ở thái độ học tập tích cực của học sinh, sự chú ý tham gia vào quá
trình lĩnh hội tri thức.
+ Biện pháp: Cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
+ Thu hút: tạo nên ấn tượng mạnh mẽ để người khác quan tâm và dồn mọi sự
chú ý vào.
+ Duy trì: giữ cho tồn tại, không thay đổi trạng thái bình thường. Trong phạm
vi đề này, duy trì được hiểu là luôn giữ cho trạng thái tập trung chú ý của học
sinh trong giờ học ở mức cao nhất, tránh tình trạng ồn ào, làm việc riêng.

6


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
2.1 Thực trạng giáo viên
Giáo viên vẫn thu hút sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ học
Tiếng Anh theo cách truyền thống.
Phần lớn các giờ học tiếng Anh ở trường tiểu học vẫn tồn tại kiểu duy trì sự

tập trung, chú ý của học sinh bằng các biện pháp truyền thống như: giáo viên gõ
thước lên bảng, lên bàn, quát to.... đôi khi các giáo viên còn áp dụng kiểu giáo
viên cơ bản hay làm: Học sinh – Trật tự. Hoặc, nếu bắt buộc phải dùng tiếng
Anh thì giáo viên có xu hướng nói những câu mệnh lệnh như: Stop! Be
quiet! .....Ở một khía cạnh nào đó trên thực tế thì những cách làm này vẫn nhận
được kết quả là học sinh tạm thời giữ được trật tự, nhưng sự chú ý không được
lâu. Đôi khi, theo thói quen học sinh miệng thì trả lời: Trật tự nhưng sau đó lại
nói chuyện riêng ngay được. Kết quả là, dần dần học sinh chỉ trả lời như một
thói quen mà không ý thức được mình đang nói gì. Đối với giáo viên, cứ nhắc
nhở học sinh mãi như vậy mà học sinh không thay đổi nhiều, dẫn tới nhiều lúc
mất kiểm soát mà quát mắng học sinh, bản thân mình cũng ức chế mà học sinh
thì căng thẳng. Quan trọng hơn cả là không khí lớp học chưa thể hiện được
phong cách của một giờ ngoại ngữ đặc trưng, do vậy chưa thu hút được sự chú ý
học tập của học sinh hiệu quả.
Giáo viên vẫn chưa có thói quen sử dụng một câu chuyện hay một trò chơi
làm chủ đề xuyên suốt một giờ học. Các hoạt động trong bài sẽ được thiết kế
theo mạch của câu chuyện để tạo ra sự lôi cuốn. Tương tự vậy, kiểm soát sự tập
trung của trẻ theo hình thức này là điều vẫn còn xa lạ với phần lớn giáo viên tiểu
học. Đa số giáo viên sẽ cho rằng điều này mất thời gian và cần phải có sự duyên
dáng nhất định mới có thể làm được. Thực ra, nếu không thử thay đổi thì chúng
ta không bao giờ làm được. Hình thức duy trì sự tập trung của học sinh theo kiểu
này rất thu hút học sinh, không hề phức tạp và luôn tạo ra một không khí thoải
mái, tự nhiên. Khó hay dễ thực hiện tất cả là do chính thầy cô chúng ta.
Các hoạt động luyện tập còn diễn ra hình thức, học sinh chưa thực sự
làm việc hiệu quả.
Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, hầu hết các giáo viên đều chú
ý, áp dụng các hình thức luyện tập như cá nhân, theo cặp, theo nhóm....trong
một tiết dạy. Tuy nhiên chưa có nhiều sự đổi mới đa dạng, có nhiều giáo viên
cho học sinh luyện tập theo cặp có khi cả học kỳ vẫn chỉ luyện nói với một bạn
duy nhất ngồi cạnh mình. Mặt khác, do sĩ số học sinh trong một lớp ở trường

công lập thường khá đông, có trường lên tới 50, 60 học sinh thì việc kiểm soát
hoạt động của trẻ trong quá trình luyện tập không thể chặt chẽ nếu giáo viên
7


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

không có những cách thức riêng. Trên thực tế vẫn còn tồn tại những giờ luyện
tập mà thoạt nhìn vào thì có cảm giác các học sinh đang hăng say luyện tập,
nhưng nếu quan sát kỹ thì chỉ có một số bộ phận học sinh làm việc thực sự, số
còn lại cũng rất nhiệt tình....bàn luận những việc chẳng liên quan đến nội dung
đang làm. Vì những hoạt động luyện tập theo cặp, theo nhóm là môi trường học
sinh dễ lợi dụng để nói chuyện riêng mà giáo viên khó phát hiện ra. Vì vậy, để
quá trình luyện tập diễn ra hiệu quả, giáo viên không những phải đổi mới các
hình thức luyện tập nhằm thu hút sự hứng thú của học sinh, mà còn phải kiểm
soát được hoạt động đó theo đúng mục đích yêu cầu bài dạy.
Giáo án trong từng tiết dạy chưa thực sự được đầu tư kỹ, cách dạy còn
dập khuôn.
Hai năm gần đây, do áp lực ghi chép sổ sách theo dõi học sinh theo thông
tư 30 mà giáo viên chuyên biệt nói chung, giáo viên ngoại ngữ nói riêng không
còn nhiều thời gian dành cho việc đầu tư soạn giảng kỹ lưỡng những giờ học
nhằm thu hút học sinh nữa, vì việc làm này cũng mất khá nhiều thời gian. Bên
cạnh đó, việc đổi mới nội dung, phương pháp, sách giáo khoa diễn ra thường
xuyên hàng năm khiến cho một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng kịp hoặc chưa
chịu dành thời gian nghiên cứu thực hiện kỹ. Một mặt, họ đối phó dạy kiểu đổi
mới khi bị dự giờ. Mặt khác, trên thực tế họ vẫn dạy theo kiểu cũ mà họ cho là
an toàn, không mất nhiều công sức soạn giảng cũng như trong quá trình giảng
dạy. Điều này dẫn tới những giờ học dập khuôn, máy móc, không có sự thay đổi
hình thức, dẫn tới học sinh không có hứng thú học. Nếu bị ép buộc thì học sinh

sẽ học nhưng là học đối phó. Kết quả học tập thực sự của học sinh thu được
không cao, học sinh bị động trong môn học. Do đó, việc hướng tới một giờ dạy
thu hút theo phong cách ngoại ngữ vẫn còn là vấn đề nằm trên lý thuyết nếu
chính những người giáo viên chúng ta chưa chịu thay đổi.
Tác phong, thái độ của giáo viên ngoại ngữ ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng
bởi sự “nghiêm nghị” của giáo viên cơ bản.
Một vấn đề quan trọng không kém nhưng lại ít được giáo viên ngoại ngữ
chú ý, đó chính là tác phong, thái độ của người giáo viên trong tiết học ngoại
ngữ. Mặc dù đặc trưng của giờ học tiếng khác với các môn học khác, các giáo
viên ngoại ngữ phải tạo được không khí thoải mái, giờ học nhẹ nhàng nhằm kích
thích sự sáng tạo và phát triển tư duy cho các con, nhưng thực tế giảng dạy cho
thấy vô hình họ bị chi phối bởi cách đứng lớp của giáo viên cơ bản về tác phong,
thái độ. Bên cạnh đó, ngay bản thân nhiều giáo viên ngoại ngữ cũng không tự
thay đổi mình, không ít người cho rằng thân thiện quá sẽ khiến học sinh “nhờn”,
8


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

dẫn đến tiếng nói của giáo viên không còn có uy nữa. Thông qua việc quan sát
thái độ của thầy cô giáo người nước ngoài trong khi giảng dạy, tôi nhận ra rằng
các thầy cô luôn khen ngợi, động viên học sinh ngay cả khi học sinh nói hoặc
làm chưa đúng, luôn sử dụng óc hài hước để giải quyết vấn đề trong giờ học để
tạo cảm giác rất thân thiện, cởi mở với học sinh khiến học sinh không sợ học.
Điều này không phải giáo viên người Việt nào khi dạy tiếng cũng làm tốt được.
2.2Thực trạng học sinh:
Học sinh tiểu học có những nét tâm lý rất đặc trưng của lứa tuổi như: dễ
hiểu, dễ nhớ những gì mang tính trực quan sinh động, những gì mang lại cho trẻ
sự thích thú. Học sinh ngày nay có sự phát triển sớm về mặt trí tuệ, khuynh

hướng nhận thức của trẻ ngày càng được mở rộng, năng khiếu, nhu cầu, hứng
thú, thị hiếu, thẩm mĩ … ngày càng trở nên phong phú và da dạng. Học sinh
ngày nay sớm được tiếp xúc với một lượng thông tin đáng kể nhờ các phương
tiện thông tin đại chúng nên khả năng tiếp thu nhanh hơn, vận dụng những điều
đã học phong phú hơn. Bên cạnh đó, do khả năng tập trung chú ý của trẻ tiểu
học còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài nên dễ bị phân tán
trong quá trình học tập. Hơn nữa, các giờ học ngoại ngữ ngày càng có xu hướng
tiến tới một tiết học thoải mái, thân thiện và tự nhiên. Đặc biệt, đối với những
trường tham gia học ngoại ngữ có yếu tố liên kết với người nước ngoài thì việc
học sinh ngày càng trở nên năng động, tự do trong giao tiếp và thích thể hiện
bản thân ngày một tăng. Ngoài mặt tích cực ghi nhận được thì việc kiểm soát
học sinh trong giờ học ngày càng trở nên khó khăn và là một thách thức đối với
các giáo viên dạy ngoại ngữ. Những biện pháp được đưa ra nhằm thu hút trẻ
phải luôn đổi mới và đa dạng, kích thích được sự tò mò và háo hức của trẻ thì
mới đảm bảo thành công được. Chính vì thế, khi đề xuất bất kỳ một nội dung,
phương pháp, hình thức hay phương tiện dạy học nào chúng ta đều phải quan
tâm xem mức độ phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học đến đâu?
Đối với đối tượng học sinh tại trường tiểu học nơi tôi đang công tác: học
sinh được làm quen với môn Tiếng Anh từ lớp 1 (chương trình Next Stop liên
kết với Victoria cho khối 1, 2; chương trình bổ trợ cho khối 3, 4, 5 của Bộ) có
yếu tố nước ngoài nên khi bước vào chương trình Tiếng Anh chính thức của Bộ
bắt đầu từ lớp 3, các em không còn quá bỡ ngỡ với thầy cô, bạn bè và môn học
này. Bên cạnh đó, trường được trang bị tốt về cơ sở vật chất cho phòng ngoại
ngữ nên học sinh có cơ hội học tập với những trang thiết bị hiện đại, với những
bài giảng đầy màu sắc về âm thanh, hình ảnh sống động, thu hút. Ngoài những
9


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học


giờ học ngoại ngữ trên lớp với thầy cô người nước ngoài, học sinh còn có cơ hội
được tiếp xúc giao lưu thường xuyên với các khách du lịch đến thăm quan
trường cũng như các hội chợ, hoạt động giao lưu bằng tiếng Anh. Điều này
khiến cho học sinh ngày càng mạnh dạn, tự tin và yêu thích học môn Tiếng Anh,
nhưng đó cũng chính là một thách thức đòi hỏi chúng tôi luôn phải đổi mới, cập
nhật những phương pháp mới, áp dụng đa dạng các cách thức thu hút học sinh
thì mới duy trì được khả năng tập trung, hứng thú của trẻ. Trẻ càng tiếp xúc với
môi trường sống và học tập theo phong cách nước ngoài thì giáo viên càng phải
thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả giảng dạy cao nhất.
Để khắc phục tình trạng trên, dựa và cơ sở lý luận và đặc trưng môn học,
tôi xin đưa ra: “Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh
trong giờ dạy Tiếng Anh ở tiểu học.”

10


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
Trường Tiểu học nơi tôi đang tham gia giảng dạy thuộc một huyện ngoại
thành của thủ đô Hà Nội. Nơi đây khá nổi tiếng với làng nghề cổ truyền và tinh
thần hiếu học. Học sinh ở đây có nhiều cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài nên
khá mạnh dạn, tự nhiên. Đó là một điều kiện thuận lợi khi tôi áp dụng những
hoạt động đa dạng trong giờ học, có môi trường để sử dụng ngoại ngữ ngoài giờ
học.Tuy nhiên, chính sự dạn dĩ của học sinh cùng với sự thoải mái tự nhiên theo
phong cách ngoại ngữ khiến cho không ít giáo viên hợp đồng ít kinh nghiệm bối
rối trong cách quản học sinh.
Trường có một giáo viên biên chế và một giáo viên hợp đồng Tiếng Anh

nên bản thân tôi được dạy đều các khối 3, 4, 5. Trường cũng tham gia các
chương trình liên kết như Phonics, Next Stop nên tôi cũng có thời gian trải
nghiệm với học sinh lớp 1, 2. Vì vậy, tôi thấy rõ những ưu điểm và hạn chế của
học sinh mình. Ở khối lớp nhỏ, trẻ dễ hứng thú nhưng cũng mau chán, hoạt động
học chủ yếu là nghe nói tương tác nên cứ có thời gian trống là học sinh tranh thủ
chơi, nói chuyện. Để thu hút sự tập trung của học sinh, giáo viên phải liên tục
kết hợp đa dạng các kiểu hoạt động, thủ thuật. Nên nhớ các hoạt động được lựa
chọn phải là các hoạt động ngắn, dễ làm, dễ nhớ và luôn được tiến hành thường
xuyên …. Ở các khối lớn hơn, học sinh dần có sự tập trung cao hơn thì giáo viên
phải lựa chọn các hình thức mang tính thử thách hơn để kích thích sự tò mò và
phát huy tính sáng tạo của trẻ. Về phần mình, tôi luôn phải tìm tòi, thay đổi cách
thức tổ chức lớp học, học hỏi các thủ thuật mới từ các đồng nghiệp nước ngoài,
nghiên cứu để ứng dụng sao cho phù hợp với học sinh Việt Nam nhằm thu hút
sự tập trung chú ý của học sinh ngay trong từng tiết học.
3.1. Thu hút sự tập trung, chú ý của học sinh bằng các thủ thuật ngắn.
Học sinh tiểu học có thói quen trước và sau mỗi hoạt động luyện tập hoặc
bất cứ khoảng thời gian “chết” trong tiết học, trẻ có xu hướng tiếp tục bàn luận
nội dung vừa luyện tập, đôi khi là những câu chuyện riêng có liên quan tới chủ
đề với các bạn xung quanh chứ chưa tập trung ngay vào hoạt động tiếp theo. Và
với tâm lý được thoải mái thảo luận và đưa ra ý kiến, đặc biệt là các giờ học với
giáo viên nước ngoài, học sinh ngày càng tiến tới sự tự nhiên, tự do trong giao
tiếp mà phần nào sao nhãng việc giữ gìn kỷ luật chung. Nhiệm vụ của người
giáo viên đứng lớp (cũng như trợ giảng) lúc này là làm sao nhanh chóng kéo học
sinh vào hoạt động học tập mà vẫn giữ được thái độ nhẹ nhàng, không la lối trẻ.
Vì vậy, những biện pháp được đề xuất dưới đây cần được thực hiện sao cho
nhanh nhất có thể, tránh mất thời gian và giáo viên luôn giữ được phong thái nhẹ
11


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy

Tiếng Anh ở tiểu học

nhàng nhưng nghiêm nghị lúc cần thiết. Nội dung của các bài hát, chant, hay các
cụm đối đáp phải đơn giản, dễ hát, dễ nhớ, giai điệu, nhịp điệu phải hay, phù hợp
với tâm lý học sinh thì mới thu hút được trẻ. Sau đây là một số phương pháp đã
được thực hiện nhằm giúp để học sinh luôn tỉnh táo, tập trung vào hoạt động mà
giáo viên yêu cầu.
a. Dùng chuông, còi:
Đây là cách nhanh nhất để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngay sau khi phát hiện
các biểu hiện mất tập trung và có dấu hiệu lan tỏa, giáo viên sử dụng một chiếc
chuông đồng có độ vang đủ lớn nhằm nhắc nhở học sinh. Với lớp có sĩ số đông,
việc sử dụng chiếc còi trong môn thể dục có hiệu quả nhanh chóng.
Thực tế trên lớp, khi cô giáo rung chuông liên tục từ 3 đến 5 cái, lập tức cả
lớp tự chỉnh trang lại tư thế để bước vào hoạt động mới.

b. Sử dụng lối nói “đối- đáp” bằng Tiếng Anh.
Hình thức “đối- đáp” là một trong những thủ thuật thu hút sự tập trung chú
ý của học sinh rất hiệu quả. Đây là hoạt động khá vui nhộn giữa việc giáo viên
đọc (hát, ngâm thơ) một vế ngắn… và học sinh đáp lại đồng thanh vế sau theo
vần, theo điệu (có thể bằng hành động). Thủ thuật này không chỉ được áp dụng
trong lớp học mà còn được áp dụng trong quân đội, nhà thờ, tại các sự kiện thể
thao và trong văn hóa truyền thống của một số nước trên thế giới.Thay vì tự
mình vừa đối vừa đáp, chúng ta hãy hướng dẫn học sinh đối lại theo cách hài
hước đúng vần, đúng nhịp điệu.
Thực hiện: Ban đầu giáo viên nên chọn vài câu dễ nói, dễ nhớ rồi hướng
dẫn học sinh đáp lại theo, nên kèm hành động sẽ dễ thu hút học sinh hơn. Sử
dụng thường xuyên cho đến khi học sinh nhớ như một thói quen mới nên chuyển
sang câu khác. Đối với các khối lớn (4,5) sau một thời gian đáp lại theo mẫu có
sẵn, học sinh tự sáng tạo câu riêng của mình khá đặc biệt- một cách sáng tạo
trong việc vận dụng ngôn ngữ.

12


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

Ví dụ 1: Khi học sinh ồn ào, mất trật tự, giáo viên nói to gây sự chú ý: Zip
it, lock it! (tức là kéo khóa lại, bấm khóa vào. Vừa nói giáo viên vừa lấy tay giơ
lên kéo ngang miệng giống động tác kéo khóa miệng lại rồi bấm chìa khóa).
+ Học sinh lập tức đồng thanh đáp lại: Put it in your pocket! [(bỏ nó
vào trong túi) học sinh lặp lại hành động của giáo viên rồi giả vờ bỏ chìa khóa
tưởng tượng vào túi)]
Ví dụ 2: + Giáo viên: one, two, three, eyes on me. (một, hai, ba, nhìn vào
cô) (kết hợp động tác tay chỉ vào mình)
+ Học sinh: one, two, eyes on you. (một, hai, nhìn vào cô) (vừa nói
vừa đưa hai tay lên mắt làm động tác nhìn vào cô giáo)

one, two,
three, eyes on
me

One, two,
eyes on you

One, two,
eyes on you

Ví dụ 3: Với đối tượng học sinh lớp 1, 2 giáo viên có thể áp dụng câu nói
này rất hiệu quả: Freeze! Clap your hands! (Vỗ tay). Học sinh vỗ tay 5 lần (vỗ
tay hai nhịp -vỗ vào đùi hai nhịp- vỗ một nhịp tay lên cao).


13


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

Dưới đây là một số câu cá nhân tôi hay sử dụng, tùy từng đối tượng mà áp
dụng từng câu cho phù hợp. Thực tế cho thấy học sinh rất hứng thú, hào hứng
với kiểu nói này.
Teacher calls
Students respond
Oh me
Oh my
No bees, no honey
No work, no money!
One, two, three, eyes on me
One, two, eyes on you
Hands on top
Everybody stop! (while putting both
hands on head)
Freeze! Everybody clap your hands!
(5 claps)
Are you ready, kids?
Aye, Aye, Captain!
L-I-S
T-E-N
Mona
Lisa (sitting like Mona Lisa with hands
in lap, mouth quiet, eyes on teacher)

(singing) Bum, bada, Bum Bum
Bum, Bum
Class, class
Yes, yes
Here I come to save the day
Mighty Mouse is on his way
Count down on the fingers 5, 4, 3, 2,1 Silence (finger on lips)
Everybody focus
(kids bang on the desk twice and
claps twice in a nice rhythm)
Zip it, lock it (do the motion of Put it in your pocket (do the hand
zipping and locking lips)
motions as well and then put the
pretend key in their pocket)
14


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

Teacher calls
Hear ye, hear ye

Students respond
All eyes on the Queen/ King

Với biện pháp này, giáo viên nên sử dụng thường xuyên một số mẫu cố
định, dễ hiểu để học sinh ghi nhớ trước khi áp dụng những câu mới. Ngoài ra,
giáo viên có thể sưu tầm cách nói này trên một số trang web giáo dục của nước
ngoài, lưu ý khi áp dụng chúng ta nên giải thích những câu nói có liên quan đến

văn hóa để học sinh có thể hiểu hơn về cách dùng từ.
c. Vẫy tay.
Hình thức vẫy tay là một trong những cách nhanh chóng và hiệu quả lấy
lại sự tập trung của trẻ, ở bất cứ thời điểm nào trong giờ học cần sự chú ý nhanh
nhất của trẻ.
Thực hiện: Khi nhận thấy phần lớn học sinh trong lớp đang lơ là, nói
chuyện, giáo viên cho cả lớp đứng dậy, giơ tay lên cao và lắc tay giống như cô
làm. Học sinh cảm thấy thích thú vì hành động này như múa, và được thực hiện
tập thể. Đây cũng là cách vừa gây sự chú ý của học sinh, vừa cho trẻ cơ hội vận
động cơ thể thư giãn trong ít giây.
Ví dụ:

d. Sử dụng các bài hát ngắn, bài chant vui nhộn, dễ nhớ.
Đối với phần lớn học sinh, ca hát và đọc thơ là một trong những hoạt động
được trẻ yêu thích nhất. Những bài hát hoặc bài chant được chọn cho mục đích
thu hút sự chú ý của trẻ phải là những bài hát có giai điệu quen thuộc, có nhịp
điệu vui tươi, lời ca ngắn gọn, dễ nhớ và được lặp lại hàng tuần thì mới có tác
dụng làm thức tỉnh học sinh. Học sinh có thể đứng, ngồi, vỗ tay theo hoặc búng
ngón tay và lặp lại luôn miệng lời bài hát, bài chant mà giáo viên đã yêu cầu.
Hãy làm cho hoạt đông trở nên ngắn gọn, nhanh và vui tươi.
Thực hiện: sau khi lựa chọn bài hát thì tôi tiến hành cho học sinh tập hát
thuộc lời. Trong vòng một tuần đầu (có thể lâu hơn tùy từng đối tượng học sinh),
tôi yêu cầu học sinh hát bài đó như một hoạt động warm up, đảm bảo học sinh
15


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

nhớ lời và giai điệu. Sau đó, mỗi khi học sinh mất trật tự, không chú ý, tôi chỉ

cần đọc to tiêu đề bài hát, cả lớp lập tức đồng thanh hát to bài đó, một hay hai
lần tùy giáo viên cho đến khi tất cả học sinh tập trung trở lại.
Học sinh khối lớp lớn có xu hướng thích đọc chant hơn và giai điệu theo
âm hưởng hip- hop dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Cách dạy đọc chant cũng tương
tự như dạy hát, học sinh nên kết hợp hành động của tay, chân.
Ví dụ 1: Tôi hay cho học sinh hát bài: Rain, rain, go away. Trong quá trình
dạy bài hát này, tôi cũng dạy học sinh kết hợp động tác như hình vẽ dưới. Mỗi
khi cần ổn định lại trật tự của cả lớp, tôi chỉ cần lấy nhịp và hát to câu: Rain,
rain, go away thì lập tức cả lớp đứng lên vừa hát vừa thể hiện hành động.

Một bài hát khác có giai điệu dễ nhớ mà tôi hay áp dụng cho học sinh lớp 4, 5.

16


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

Các giáo viên có thể tham khảo tại trang Songsforteaching.com những bài
hát nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.
Songs for Teachers™ to use for Classroom Management and
Establishing Classroom Procedures
Our Classroom Rules - OK! – Keystone Creations
Quiet in Line -- Quiet in the Hallway – Ben Stiefel
Quiet Voices/Quiet Feet – Music 4 Preschoolers™
The Raise Your Hand Rap – Ben Stiefel
Raise Your Hand Song – J. W. Snyder
Rules – Vitamin L
Rules, Rules, Rules – Ben and Elizabeth Stiefel
Self-Discipline – David Woodward

Super Student – Tuned in to Learning
Clear Your Desk – Kathleen Wiley
Go To the Library – Kathleen Wiley
I've Got a Question – Cathy Bollinger
I've Got Self-Control – Ben Stiefel
It's Time To Do Something New – Cathy Bollinger
Listen To Those in Authority – Sharon Luanne Rivera
Music Time is Over – Margie La Bella
Never Be Afraid to Ask Questions – Ben Stiefel
You're Not Allowed to Chew Gum in Class – Ben Stiefel
Whisper, Please – Kathleen W iley

17


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

Bên cạnh đó, đối với những phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị
dạy học, chúng ta có thể download các video mp4 các bài hát trên, rồi bật màn
hình cho học sinh hát theo lời có sẵn, đọc chant theo nhạc có sẵn cũng là một ý
tưởng thú vị. Tuy nhiên, nếu làm không khéo sẽ mất thời gian, giáo viên luôn
phải xác định rõ, những hoạt động này cần làm thật nhanh để không ảnh hưởng
tới hoạt động học chính.
Ví dụ 2: Một số bài chant tôi hay áp dụng trên lớp. Trong một số trường
hợp, tôi tự sáng tác ra nhịp cho phần chant tùy đối tượng học sinh.
Attention please, attention please
STOP what you’re doing
Everybody freeze
Attention please, attention please

Everybody come to attention

3.2 Duy trì dự tập trung, chú ý bằng cách tổ chức các hình thức thi đua, sử
dụng các nhân vật hoạt hình.
Tại một thời điểm bất kỳ nào đó trong giờ học, học sinh lơ là, thiếu tập
trung, giáo viên có thể áp dụng những biện pháp trong mục 3.1 để nhanh chóng
thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động học tập của mình. Bên cạnh đó, cũng có
một hình thức thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của trẻ trong suốt một giờ
học mà không hề gây ra sự căng thẳng hay mệt mỏi nào cho học sinh. Ngược lại,
các biện pháp này còn khiến cho trẻ hứng thú và tích cực hơn trong giờ học, đặc

18


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

biệt sử dụng câu chuyện về các nhân vật hoạt hình để thu hút học sinh tạo ra một
sự lôi cuốn rất riêng trong việc thể hiện phong cách ngoại ngữ.
Hình thức quản lớp thông qua sự thi đua ghi điểm giữa các đội, nhóm trong
lớp mang tính kích thích, cạnh tranh lành mạnh. Sự hăng hái, tích cực phát biểu
xây dựng bài để ghi điểm và tránh vi phạm nội quy khiến mất điểm giúp trẻ tập
trung hơn. Nắm rõ yếu tố tâm lý này, tôi áp dụng một vài thủ thuật sau và đã thu
được những thành công nhất định.
Thực hiện:
Vào tiết dạy đầu tiên của năm học mới, tôi dành thời gian để học sinh làm
quen với nội quy giờ học tiếng Anh nhằm ổn định đưa các em vào nề nếp. Việc
đưa ra những qui định về quản lý lớp và nề nếp sinh hoạt là việc làm cần thiết và
tiên quyết nhất cho việc học, đặc biệt đối với các học sinh khối 1, 2, 3. Đảm bảo
trẻ biết rõ những nếp khi các em đến lớp chẳng hạn: lấy sách ra, để tập lên

bàn…. Điều này đặc biệt quan trọng trong các lớp có sĩ số đông hoặc không gian
làm việc chật hẹp vì thế thời gian giảng dạy quý báu không bị mất đi. Để thu hút
sự chú ý của trẻ, giáo viên cần có dấu hiệu rõ ràng và đảm bảo chắc chắn trẻ biết
dấu hiệu đó là gì: vỗ tay, gõ nhịp trên bảng, nói rõ một từ ra hiệu và giơ cao tay lên.

a. Chia lớp thành đội, nhóm và duy trì thi đua trong suốt tiết học:
+ Theo đội: Tôi chia lớp thành hai đội, có thể yêu cầu học sinh cung cấp
tên đội theo ý trẻ. Sau đó, tôi tặng cho mỗi đội một vài điểm thưởng trước tương
ứng với số ngôi sao. Tiếp theo, tôi đưa ra các quy định về kỷ luật như: không nói
chuyện riêng, không trêu trọc, đánh bạn, không nói Tiếng Việt khi luyện
tập….nếu một học sinh trong đội vi phạm thì cả đội sẽ mất đi một điểm tương
ứng mất đi một ngôi sao. Nếu học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, giúp đỡ
bạn, nói tiếng Anh nhiều trong lớp….sẽ được cộng điểm cho đội. Trong suốt giờ
học, tôi sẽ kín đáo quan sát học sinh một cách bao quát nhằm thưởng, phạt kịp
thời, đúng lúc đúng chỗ trên tinh thần động viên, khuyến khích, ngăn chặn ngay
mọi biểu hiện sao nhãng và thu hút sự tập trung của học sinh. Cuối giờ học, tôi sẽ
tổng kết số sao mỗi đội ghi được, đội nào đạt nhiều sao hơn sẽ là đội chiến thắng.
Ví dụ:
19


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

+ Theo nhóm: tôi chia lớp làm 6 nhóm theo tên 6 con vật mà học sinh đã
quen ở chương trình Phonics: Fish, Bee, Bird, Horse, Ant, Rabbit. Yêu cầu và
cách thức thực hiện như theo đội.
Ví dụ:

b. Sử dụng các nhân vật hoạt hình mà trẻ yêu thích.

Ngay vào đầu tiết học, giáo viên lựa chọn nhân vật hoạt hình và hình thức
tiến hành, phổ biến luật chơi. Trong suốt thời gian diễn ra của tiết học, giáo viên
luôn kiểm soát lớp để nhắc nhở, động viên kịp thời dựa trên tinh thần học tập
thân thiện, tích cực và không khí thoải mái, tự nhiên.
+ Tom and Jerry: Một trong những bộ phim hoạt hình mà trẻ em nào cũng
yêu thích đó là bộ phim Tom and Jerry. Chú chuột Jerry thông minh luôn bị mèo
Tôm săn đuổi. Nhiệm vụ của cả lớp là giúp Jerry chạy thoát. Lúc này, cả lớp
phải đoàn kết để giúp Jerry. Giáo viên đặt hình ảnh biểu tượng của Tom và Jerry
lên bảng, trên một đường thẳng có khoảng cách nhỏ. Giáo viên đưa ra yêu cầu:
nếu học sinh mất trật tự, làm việc riêng, không luyện tập, nói nhiều Tiếng Việt
trong lớp…..thì chú mèo Tom sẽ tiến gần đến chuột Jerry, còn nếu học sinh
ngoan, tích cực tham gia hoạt động, nói tiếng Anh, làm việc tốt, ….chuột Jerry
sẽ chạy xa Tom. Cuộc đuổi bắt giữa mèo và chuột chính là cách kiểm soát sự tập
trung của học sinh rất hiệu quả.

20


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

Ví dụ :
Sau một vài lần áp dụng, tôi thay đổi các nhân vật hoạt hình khác, hoặc tạo
ra tình huống câu chuyện kịch tính hơn giữa gã Khổng Lồ và người Tí Hon…
+ Oggy, Peku, Po, Minion: Tôi chia lớp làm 4 đội, thay vì 6 đội như hình
thức chia nhóm trên. Mỗi đội sẽ có một nhân vật tượng trưng, đặt ở bàn đầu.
Nếu học sinh đạt điểm tích cực, nhân vật tượng trưng của nhóm sẽ tiến gần về
phía giáo viên. Nếu học sinh vi phạm nội quy mà giáo viên đề ra ngay đầu tiết
học, các nhân vật hoạt hình sẽ lùi xuống cuối dãy của mỗi đội. Cuối buổi học,
giáo viên nhận xét về vị trí đứng của các nhân vật hoạt hình và tìm ra đội chiến

thắng.

Trong quá trình thực hiện, để tránh nhàm chán, tôi đã yêu cầu học sinh tự
đưa ra tên đội mình và vẽ nhanh biểu tượng hoặc tên đội vào tờ giấy A4, học
sinh của tôi đã đưa ra một vài nhân vật của nhóm như sau: Mr. Bean, Alnandi,
Conan, Harry Potter, Doreamon..….(học sinh có thể tự chuẩn bị hình ảnh các
nhân vật nhóm mình yêu thích ở nhà trước và được giữ lại cho các lần chơi
sau). Ngoài ra, giáo viên có thể thay đổi vị trí đứng của các nhân vật. Thay vì
được gắn nam châm để di chuyển trên bảng từ thì giáo viên có thể đặt các nhân
vật này xuống sàn nhà và di chuyển quanh lớp. Hoặc, giáo viên có thể mắc một
cái dây nhỏ cho các nhân vật dịch chuyển như làm xiếc trên dây đó……
Để đạt được hiệu quả cao khi ứng dụng biện pháp này, bản thân mỗi giáo
viên phải quan sát, học hỏi trau dồi phương pháp dạy với các bạn đồng nghiệp,
quan sát các giờ dạy mẫu trên Internet…. Và trên hết là không ngừng sáng tạo ra
các biến thể của các trò mẫu để tránh nhàm chán. Hãy để mỗi ngày trẻ đến
trường, trẻ luôn tò mò hôm nay thầy, cô cho học và chơi trò gì?
21


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

c. Sử dụng con rối.
Giáo viên có thể sử dụng hai con rối đóng vai là những người bạn mới
đến thăm lớp. Giáo viên có thể chia lớp làm hai đội, mỗi con rối sẽ quan sát một
đội. Giáo viên đặt các con rối ở vị trí mà học sinh dễ quan sát nhất, có thể trên
bục giảng, dưới bảng viết. Nếu học sinh trong đội ngoan, con rối quan sát đội đó
sẽ di chuyển vào trong lớp, nếu học sinh chưa ngoan thì con rối sẽ di chuyển ra
khỏi lớp, mang theo luôn những món quà mà các con rối muốn tặng lớp vào cuối
mỗi tiết học (quà có thể là những stickers mà học sinh yêu thích, kẹo hoặc đồ

dùng học tập nhỏ….. với giá trị không lớn, mục đích khuyến khích học sinh là
chính). Cách làm này đặc biệt hiệu quả với đối tượng học sinh nhỏ từ lớp 1 đến
lớp 3- đối tượng học sinh rất hứng thú với hình ảnh hoạt hình, con rối… Giáo
viên có thể sáng tạo ra những câu chuyện khác nhau, hoặc có thể làm các con rối
khác nhau để đa dạng hơn trong cách thực hiện.
Ví dụ:

22


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

23


Biện pháp thu hút và duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ dạy
Tiếng Anh ở tiểu học

3.3 Đổi mới các hình thức luyện tập.
Quá trình luyện tập cũng là khoảng thời gian học sinh dễ mất tập trung,
tranh thủ cơ hội để nói chuyện riêng. Nếu giáo viên không có sự kiểm soát kỷ
luật chặt chẽ thì khó đạt được hiệu quả học tập như mong đợi. Sau đây là một số
biện pháp nhằm duy trì sự tập trung của học sinh:
- Trước khi luyện tập:
+ Giáo viên nên chỉ rõ các yêu cầu, nhiệm vụ của từng học sinh khi luyện tập cá
nhân, theo cặp hay theo nhóm. Ví như khi làm việc theo nhóm, tất cả các thành
viên trong nhóm phải đóng góp ý kiến và có một nhiệm vụ cụ thể, không phụ
thuộc vào các bạn khá giỏi. Các nhóm nên có nhóm trưởng, người sẽ phân công
các bạn cùng luyện tập. Việc tổ chức này nên được áp dụng thường xuyên và

dưới sự kiểm soát của giáo viên để đảm bảo tất cả học sinh đều phải tham gia
vào hoạt động.
+ Luôn làm mẫu rõ ràng. Học sinh mất tập trung chú ý khi các con không biết
mình phải làm gì và quá e ngại thú nhận điều đó với giáo viên. Luôn đưa ra
những chỉ dẫn ở mức tối thiểu và làm mẫu minh họa điều cần làm thay cho
những lời giảng giải dài dòng và chi tiết. Nếu khoảng gần phân nửa lớp tỏ ra
không biết chắc và bắt đầu lúng túng, bối rối hoặc tán chuyện gẫu bằng tiếng mẹ
đẻ, thì giáo viên cần hành động ngay. Chính giáo viên sẽ làm mẫu hoặc mời cặp
nào làm thành công lên làm mẫu cho các bạn khác xem và thử làm lại.
- Trong quá trình luyện tập: giáo viên nên giới hạn thời gian và thay đổi
hình thức luyện tập thường xuyên tránh nhàm chán.
Ví dụ: Khi làm việc theo cặp, yêu cầu hai bạn ngồi cạnh nhau cùng luyện
tập; một bạn bàn trên – một bạn bàn dưới; hai bạn ngồi chéo nhau; hoặc yêu cầu
học sinh đứng dậy mặt đối mặt trong dãy thay vì ngồi luyện tập……
- Khi kiểm tra hoạt động luyện tập của học sinh:
+ Một quy định mà tôi yêu cầu học sinh phải tuân thủ như một phép lịch sự tối
thiểu, thể hiện sự tôn trọng người khác, đó là: “Phải lắng nghe khi người khác
nói” “Phải quan sát khi người khác viết” (khẩu hiệu tiếng Anh là “Listening
while others speaking” “Watching while others writing on board”). Mỗi khi tôi
gọi một cặp nào đó nhắc lại nhiệm vụ vừa luyện tập mà trong lớp vẫn có bạn
chưa lắng nghe, tôi thường áp dụng câu “đối- đáp”: one, two, three, eyes on me.
Khi học sinh chú ý đến cô, tôi lập tức chỉ tay lên tai mình, học sinh sẽ hiểu ý mà
đọc to khẩu hiệu:“Listening while others speaking”.
+ Luôn quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh, không nên chỉ gọi các học sinh
khá, giỏi trả lời câu hỏi. Nếu một học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên thì
đó chưa phải là bằng chứng cho thấy tất cả các em khác đều đang theo dõi và
24



×