Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 CHỦ ĐỀ “NẾU TÔI LÀ HIỆU TRƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.78 KB, 13 trang )

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tổ Văn-Sử- Địa- GDCD
TỔ VĂN-SỬ-ĐỊA-GDCD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Chuyên đề
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7CHỦ ĐỀ “NẾU TÔI LÀ HIỆU TRƯỞNG”

A. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
- Nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, phương pháp và kĩ năng giảng dạy.
- Hỗ trợ, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy; thực hiện đúng theo yêu cầu phân phối chương
trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đổi mới tri thức, kĩ năng thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường qua việc
mở rộng chuyên đề.
- Học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với
hành.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết lập kế hoạch tranh cử vào vị trí hiệu trưởng. Vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn
nghị luận đã học vào thực tiễn.
- Bước đầu biết quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa xã hội, cộng đồng, trong nhà
trường; biết lựa chọn vấn đề và cách thức bày tỏ quan điểm, thái độ về vấn đề đó. Thuyết
phục người khác hiểu và tin vào điều mình nói, từ đó củng cố và nâng cao tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Đây là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp học sinh tự chiếm
lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Trong đó rõ nét
nhất là giúp các em hình thành những năng lực: Năng lực tự chủ, năng lực sáng tạo, năng
1



Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tổ Văn-Sử- Địa- GDCD
lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giao tiếp,...Đồng thời việc học tập trải nghiệm
sáng tạo cũng sẽ góp phần tạo nên sự hứng thú, giúp học sinh học tập tốt hơn.
- Học sinh biết bày tỏ quan điểm của mình nếu trúng cử “ Tôi là hiệu trưởng”.
II. Quy trình thực hiện:
1. Tổ chức hoạt động.
a. Nhiệm vụ:
- Giao nhiệm vụ cho tổ, nhóm, cá nhân chuẩn bị bài mới, hướng dẫn cụ thể công việc:
Lập kế hoạch tranh cử vào vị trí Hiệu trưởng (chuẩn bị trong hai tuần).
- Giáo viên theo dõi, quan sát, phát hiện, hỗ trợ khó khăn, thắc mắc của học sinh trong
quá trình chuẩn bị.
b. Phương tiện:
* Giáo viên:
- SGK Ngữ văn 7, tập 2.
- Hệ thống câu hỏi cụ thể.
- Định hướng nhiệm vụ cụ thể của hiệu trưởng.
- Chuẩn bị kinh phí, phần thưởng.
* Học sinh:
- SGK ngữ văn 7, tập 2
- Giấy A4, Ao, bút,...
- Máy tính, máy chiếu, loa, micro,...
- Người dẫn chương trình; người ứng cử; ban bầu cử; ban kiểm phiếu.
- Bản giới thiệu tiểu sử người được ứng cử.
c. Tư liệu tham khảo:
- Xem và đọc lại văn nghị luận, thao tác nghị luận giải thích, nghị luận chứng minh trong
SGK Ngữ văn 7, tập 2.

2



Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tổ Văn-Sử- Địa- GDCD
- Nhóm trưởng phân công tìm kiếm thông tin trên internet với các cụm từ khóa: “kĩ năng
lập kế hoạch, vận động tranh cử, trường học thân thiện,....”. Trường hợp học sinh không
có điều kiện tiếp cận Internet, giáo viên linh hoạt bằng cách photo tài liệu, tìm kiếm chắc
lọc những thông tin liên quan.
- Nghiên cứu tài liệu về hình thức tranh cử, vận động tranh cử trong thực tế, tìm hiểu các
kĩ năng hùng biện trước đám đông.
- Thăm dò nhu cầu thực tiễn của học sinh trong trường nói riêng và học sinh các trường
nói chung về những gì một trường học thân thiện cần có. (mẫu 4)
2. Hình thức hoạt động
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 8- 10 học sinh. Chú ý trong đó cần có
những thành viên có năng lực và sở trường khác nhau: biết vẽ, thiết kế, khả năng lãnh
đạo, hiểu về công nghệ thông tin,... để hỗ trợ cho nhau và để đảm bảo là học sinh nào
cũng được giao nhiệm vụ và phát huy tối đa năng lực bản thân.
- Giáo viên định hướng học sinh xây dựng ý tưởng và vận động tranh cử: Đặt học sinh
vào tình huống “Thế nào là một ngôi trường mơ ước? Nếu được chọn làm hiệu trưởng
của một ngôi trường mơ ước đó, em sẽ làm gì?”. Học sinh trình bày ý tưởng, giáo viên
ghi nhận và gợi ý hoàn thiện ý tưởng đó, cụ thể: nhóm đề xuất một ứng cử viên tham gia
tranh cử (người được chọn có kết quả học tập tốt, có tố chất lãnh đạo, có khả năng thuyết
trình hấp dẫn và thuyết phục,...); chuẩn bị hồ sơ (đơn ứng cử, sơ yếu lí lịch, thành tích nỗi
bật, ảnh thẻ, kế hoạch dự định triển khai,...). Tổ chức nhóm trao đổi, bàn bạc, thống nhất
kế hoạch vận động tranh cử (mẫu 5): gặp gỡ cử tri (HS trong trường) lắng nghe nhu cầu,
ghi chép những phản hồi chính đáng, vận động cử tri bầu cho mình,..
- Đánh giá và xử lí các thông tin mà học sinh tìm kiếm, chuẩn bị. Sau đó thống nhất kế
hoạch cần triển khai (kiến thức, kĩ năng), cách thiết kế, cách vận động tranh cử (tờ rơi,
poster),...
- Cho học sinh hệ thống kết quả bằng sơ đồ tư duy (nhóm nộp lại sau một tuần).

3. Tiến hành hoạt động.
a. Triển lãm và báo cáo sản phẩm
- Chuẩn bị cơ sở vật chất
3


Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tổ Văn-Sử- Địa- GDCD
- Thống nhất hình thức báo cáo (poster, sơ đồ tư duy, video clip, bản trình bày trên
PowerPoint,...).Nếu có sự thống nhất và chuẩn bị của các giáo viên trong trường, Giáo
viên có thể tổ chức buổi diễn thuyết trên quy mô trường (hoặc khối lớp), với sự tham gia
của các học sinh lớp khác (vai cử tri)
- Giáo viên hỗ trợ học sinh, gợi ý cách thức trình bày hiệu quả trước khi bước vào buổi
diễn thuyết. Yêu cầu nộp kế hoạch vận động tranh cử một ngày trước khi tổ chức diễn
thuyết. Nhắc nhỡ thái độ hợp tác của học sinh trong khi tổ chức diễn thuyết.
- Trưng bày, báo cáo sản phẩm:
+ Lần lượt các nhóm diễn thuyết trình bày kế hoạch tranh cử (trước khi đại diện tranh cử,
thành viên trong nhóm có thể lên giới thiệu, dẫn chương trình)
+ Học sinh đóng vai “cử tri” có thể đặt câu hỏi để trao đổi với đại diện tranh cử của
nhóm.
+ Tổ chức “cử tri” bỏ phiếu bầu “Hiệu trưởng”.
+ Phân công lập ban kiểm phiếu (thành viên ban kiểm phiếu không tham gia bỏ phiếu)
+ Sau khi có kết quả kiểm phiếu, đại diện ban kiểm phiếu lên công bố kết quả nhóm được
bầu làm “Hiệu trưởng”.
b. Đánh giá sản phẩm và hoạt động.
- Yêu cầu mỗi nhóm đánh giá ưu nhược điểm về kế hoạch tranh cử của các nhóm khác
theo các tiêu chí:
+ Về sản phẩm: kế hoạch khả thi và có tính ứng dụng cao, luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập
luận chặt chẽ; kế hoạch được thiết kế khoa học và sinh động, sử dụng các phương tiện hỗ
trợ (tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, ...) hiệu quả.

+ Về hoạt động: Các thành viên tích cực, chủ động, sáng tạo, hoàn thành công việc được
giao; xác định được nhiệm vụ cần phải làm; phân công công việc chi tiết, cụ thể và phù
hợp; các thành viên đoàn kết, tôn trọng và sẵn sàng hợp tác; làm việc chuyên nghiệp và
hiệu quả; hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
- Yêu cầu học sinh trong nhóm tự đánh giá bản thân (mẫu 1); đánh giá hoạt động, sự đóng
góp của mỗi thành viên với nhóm (mẫu 2) và đánh giá hoạt động của nhóm (mẫu 3).
4


Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tổ Văn-Sử- Địa- GDCD
- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý cho học sinh chia sẻ về quá trình tìm kiếm thông tin, lập kế
hoạch vận động tranh cử, diễn thuyết tranh cử,...để xác nhận về quá trình học sinh thực
hiện hoạt động và kiến thức, năng lực học sinh đạt được qua chủ đề. Với các câu hỏi gợi
ý “ Em đã có thêm những kiến thức, kĩ năng gì khi thực hiện chủ đề này? Các em gặp khó
khăn hay thuận lợi gì trong quá trình thực hiện chủ đề? Theo em, bài thuyết trình thuyết
phục được người nghe cần đảm bảo những yêu cầu nào?”
- Cuối cùng tập hợp kết quả đánh giá của học sinh, kết hợp kế hoạch vận động tranh cử
cùa các nhóm, giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá chung toàn bộ quá trình hoạt động của
học sinh, tổng kết và chỉ ra cụ thể những ưu điểm học sinh cần phát huy và những hạn
chế cần khắc phục.
c. Củng cố kiến thức và kĩ năng.
- Giáo viên giao bài tập thu hoạch cho học sinh: tham gia sự kiện này, có nhóm được
bầu làm “Hiệu trưởng”, có nhóm không, nhưng tất cả chúng ta đều thành công. Em có
đồng ý với nhận định này không? Vì sao? (Viết độ dài không quá 2 trang giấy)
- Cần kiểm tra đánh giá thông tin sản phẩm và hoạt động.
- Thời gian nộp: giờ Ngữ văn tiếp theo.
C. KẾT LUẬN

Mục tiêu của nền giáo dục hiện đại là hình thành ở người học các loại năng lực cần

thiết. Các năng lực này sẽ tạo thành một hệ thống hoạt động chặt chẽ nhằm đáp ứng các
nhiệm vụ giáo dục ở nhà trường phổ thông. Việc thực hiện cải cách trong đào tạo và bồi
dưỡng giáo viên cũng là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì thế
bản thân thầy cô cần ra sức học tập, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tối đa
vai trò “trồng người” của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa giáo dục.

Kí duyệt của BGH

Tổ trưởng

Thực hiện chuyên đề:
Gv: Hồ Kim Định
Gv: Nguyễn Thị Kim Ngân
5


Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tổ Văn-Sử- Địa- GDCD

KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG TRANH CỬ
(Mẫu 5)

I.Mục tiêu
II.Nội dung chương trình
1. Thời gian, địa điểm:...............................................................................................
2. Đối tượng tham gia:.................................................................................................
3. Tiến trình thực hiện:...............................................................................................

Stt


Thời gian

Nội dung công việc

1
2
3
4
5

III. Phân công nhiệm vụ

Stt

Nội dung công việc

Người phụ trách

1
2
3
4
5

......................, ngày......tháng.......năm.............
6


Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm


Tổ Văn-Sử- Địa- GDCD
Người lập kế hoạch

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN (Mẫu 1)
(Học sinh dùng phiếu này để tự đánh giá)

Chủ đề:........................................................................................................................

Thời gian thực hiện:....................................................................................................
7


Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tổ Văn-Sử- Địa- GDCD

Họ tên:..................................................Nhóm:............................................................

Nhiệm

vụ

trong

nhóm

(Ghi

một


cách

ngắn

gọn

phần

việc

được

giao): .....................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
........

Đánh dấu X vào cột mức độ phù hợp với sự đóng góp của bản thân em cho nhóm.

Mức độ


tả


4

3

sự Có sự đóng Có

đóng góp theo góp
mức độ

trọng
nhóm

2
những Có

1
những Không

0
có Gây cản trở

Quan đóng góp có đóng góp Nhỏ đóng góp cho hoạt động của
cho Ý nghĩa cho cho nhóm

nhóm

nhóm

nhóm


Tự đánh giá

Ghi chú: Trước khi tự đánh giá vào phiếu này, các em cần nghiên cứu Bảng mô tả các
mức độ đóng góp của cá nhân trong nhóm (trang 93)

8


Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tổ Văn-Sử- Địa- GDCD

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM (Mẫu 2)
(Các thành viên cùng nhóm dùng phiếu này để đánh giá lẫn nhau)

Chủ đề: ..................................................................................................................

Thời gian thực hiện: ..............................................................................................

Nhóm: ....................................................................................................................

Nhóm đánh giá sự đóng góp của mỗi thành viên trong nhóm rồi ghi tên từng cá
nhân và đánh dấu vào cột phù hợp với mức độ đóng góp của cá nhân đó.

Mức độ

4

3


2

1

0
9


Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Có những Có
đóng

Tổ Văn-Sử- Địa- GDCD
những Có

những Không

có Gây cản trở

góp đóng góp có đóng góp Nhỏ đóng góp cho hoạt động của

Quan trọng Ý nghĩa cho cho nhóm
cho nhóm

nhóm

nhóm

nhóm


Tên thành viên

Ghi chú: Cả nhóm thảo luận về mức độ đóng góp của từng cá nhân, sau đó điền vào
bảng. Các em cần nghiên cứu Bảng mô tả mức độ đóng góp của cá nhân trong nhóm
(trang 93)

10


Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tổ Văn-Sử- Địa- GDCD

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
(mẫu 4)
Chủ đề: Nếu tôi là Hiệu trưởng

(Viết các nội dung tìm kiếm được liên quan đến các từ khóa vào các ô tương ứng)
Người đọc:..............................................Ngày đọc:..............................................

Nhóm thông tin

Cụm từ khóa

Nội dung đọc liên quan đến cụm

cần tìm kiếm
Kiến

thức,


từ khóa
kĩ Văn nghị luận

năng để làm văn Đặc điểm của văn nghị luận
Phân biệt thao tác nghị luận giải

nghị luận

thích/ thao tác nghị luận chứng
minh
Kiến

thức,

kĩ Kĩ năng lập kế hoạch

năng về tranh Vận động tranh cử
cử

Tranh cử

Kĩ năng sử dụng Thiết

kế

poster/tờ

rơi/trang


công nghệ thông web....
tin hỗ trợ tranh
cử
Trường học thân thiện
11


Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Những
mong Nhu cầu/mơ ước của HS về

Tổ Văn-Sử- Địa- GDCD

muốn về trường trường học
học lí tưởng của
HS

PHIẾU CÁC THÀNH VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ
12


Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tổ Văn-Sử- Địa- GDCD
HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM (Mẫu 3)
(Cả nhóm thống nhất đánh giá trên phiếu)

Chủ đề: .....................................................................................................................

Thời gian thực hiện: .................................................................................................


Nhóm: .......................................................................................................................

Các thành viên trong nhóm cùng nhìn lại quá trình làm việc của nhóm và thống
nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các mức độ A, B, C, D
(mỗi nội dung chỉ khoanh/xác định 1 mức cho nhóm mình).

Nội

Tinh thần làm việc nhóm

Hiệu quả làm việc nhóm

Trao đổi, thảo luận trong

dung
Mức

nhóm
A

B

C

D

A

B


C

D

A

B

C

D

độ

Ghi chú: Trước khi quyết định mỗi lĩnh vực đánh giá, nhóm mình thuộc mức độ nào, các
em cần đối chiếu thực tế hoạt động nhóm với bảng mô tả mức độ thuộc trang 6, sách
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học lớp 6, 7, 8, 9.

13



×