Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tín dụng vi mô của hộ nghèo vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thiện An

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ TÍN DỤNG VI MÔ CỦA HỘ NGHÈO VAY
VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
TRANG PHỤ BÌA
Nguyễn Thiện An

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ TÍN DỤNG VI MÔ CỦA HỘ NGHÈO VAY
VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Phạm Tố Nga



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tín
dụng vi mô của hộ nghèo vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội
tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu của tôi. Các thông tin, số liệu được sử dụng
trong luận văn này là trung thực. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong
các công trình nghiên cứu khác.
Tp.HCM, ngày 13 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thiện An


Trang
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ............................1
1.1. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2
1.5. Kết cấu dự kiến của luận văn ............................................................................3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC NGHIỆM VỀ
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TDVM CỦA HỘ NGHÈO VAY VỐN TẠI NGÂN
HÀNG .........................................................................................................................4
2.1. Tổng quan lý thuyết về hộ nghèo, tín dụng vi mô và khả năng trả nợ .............4
2.1.1. Nghèo, hộ nghèo và đo lường đối tượng nghèo .........................................4
2.1.2. Khái niệm tín dụng vi mô ...........................................................................7
2.1.3. Khả năng trả nợ ..........................................................................................9
2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM.....................................9
2.2.1. Nhóm các yếu tố thuộc về hộ vay ..............................................................9
2.2.2. Nhóm các yếu tố không thuộc hộ vay ......................................................16


2.3. Một số nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố thuộc hộ vay
đến khả năng trả nợ TDVM ...................................................................................18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TDVM CỦA HỘ NGHÈO VAY VỐN TẠI CHI
NHÁNH NHCSXH TỈNH ĐẮK LẮK ...................................................................23
3.1. Giới thiệu tổng quan về NHCSXH .................................................................23
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCSXH .......................................23
3.1.2. Kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk .....................24
3.2. Thực trạng tín dụng vi mô hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk 25
3.2.1. Chương trình cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk .25
3.2.2. Quy trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH .............................................27
3.2.3. Hoạt động cho vay hộ nghèo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk ....30
CHƯƠNG 4 : MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TDVM HỘ NGHÈO VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH
NHCSXH TỈNH ĐẮK LẮK ...................................................................................34
4.1. Khung phân tích ..............................................................................................34
4.2. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu khả năng trả nợ .....................35
4.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................35
4.2.2. Mô hình khả năng trả nợ và biến nghiên cứu ...........................................36

4.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................41
4.3.1. Thống kê mô tả .........................................................................................42
4.3.2. Hồi quy Binary Logistic và các kiểm định khác ......................................42
4.3.3. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................42
4.3.4. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................42
4.3.5. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................44


4.4. Thống kê mô tả đặc điểm của hộ nghèo vay vốn TDVM tại Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Đắk Lắk .........................................................................................45
4.4.1. Các biến độc lập .......................................................................................45
4.4.2. Biến phụ thuộc..........................................................................................49
CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............50
5.1. Các kết quả kiểm định ....................................................................................50
5.1.1. Kiểm định tương quan Pearson ................................................................50
5.1.2. Kiểm định đa cộng tuyến..........................................................................53
5.1.3. Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ nghèo ......53
5.2. Giải thích kết quả kiểm định và mô hình hồi quy ..........................................57
5.3. Kết luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................64
5.4. Hàm ý chính sách ............................................................................................66
5.5. Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo..............................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hội


TCVM

: Tài chính vi mô

TDVM

: Tín dụng vi mô


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Tóm tắt các yếu tố thuộc hộ vay ảnh hưởng tới khả năng trả nợ .............14
Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ tại Chi nhánh NHCSXH
tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2016 ...........................................................................24
Bảng 3.2: Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk
...................................................................................................................................30
Bảng 4.1: Các biến số của mô hình ...........................................................................40
Bảng 4.2: Thống kê độ tuổi hộ vay ...........................................................................45
Bảng 4.3: Thống kê giới tính hộ vay.........................................................................45
Bảng 4.4: Thống kê dân tộc của hộ vay ....................................................................46
Bảng 4.5: Thống kê tình trạng hôn nhân của hộ vay ................................................47
Bảng 4.6: Thống kê trình độ học vấn của hộ vay .....................................................47
Bảng 4.7: Thống kê việc hộ vay vốn ở nơi khác.......................................................48
Bảng 4.8: Thống kê mục đích sử dụng vốn của hộ ...................................................48
Bảng 4.9: Thống kê khả năng trả nợ của hộ vay .......................................................49

Bảng 5.1: Kết quả kiểm định tương quan Pearson ...................................................51
Bảng 5.2: Kết quả hồi quy với 11 biến độc lập .........................................................52
Bảng 5.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến .............................................................53
Bảng 5.4: Kiểm định Omnibus các hệ số trong mô hình ..........................................54
Bảng 5.5: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ...............................................55
Bảng 5.6: Kiểm định Hosmer và Lemeshow ............................................................55
Bảng 5.7: Mức độ dự báo chính xác của mô hình ....................................................55
Bảng 5.8: Kết quả hồi quy.........................................................................................56


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1: Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM .............................18
Hình 3.1: Quy trình cho vay hộ nghèo ......................................................................29
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo tỷ trọng ngành nghề của Chi nhánh NHCSXH
tại thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2014 - 2016 ...............................................31
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo tỷ trọng dân tộc của Chi nhánh NHCSXH tại
thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2014 - 2016 ....................................................32
Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay của Chi nhánh NHCSXH tại
thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2014 - 2016 ....................................................33
Hình 4.1: Khung phân tích ........................................................................................35
Hình 5.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ TDVM hộ nghèo vay
vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk...............................................................65



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
1.1. Vấn đề nghiên cứu
“Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước
ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp
khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các
dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện mục
tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết” (Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, 2011).
Với vị thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của Vùng Tây Nguyên, tỉnh
Đắk Lắk đã dành được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Chính phủ cùng các nhà
tài trợ trong và ngoài nước trong công tác giảm nghèo. Mặc dù vậy, theo số liệu của
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đắk Lắk thì tỷ lệ hộ nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 là khoảng 12,26%, hơn gấp
đôi so với mặt bằng chung cả nước là 5,97% tại thời điểm đầu năm 2015.
Để giải quyết vấn đề này, các cấp chính quyền Trung ương cũng như địa
phương đã đẩy mạnh việc triển khai các hoạt động tín dụng vi mô thông qua kênh
TDVM chính thức là Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk, nhằm giúp những hộ nghèo
có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh giảm nghèo nhanh và bền vững,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Và trong quá trình đẩy mạnh hoạt động TDVM cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh
Đắk Đắk, rủi ro tín dụng – tức khả năng mà một người vay hoặc đối tác sẽ không thực
hiện nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận (Basel, 2000), cũng tăng
cao. Một trong những tiêu chí phổ biến nhất để đo lường rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ
quá hạn. Ở thời điểm cuối năm 2015, theo số từ liệu báo cáo tài chính của ngân hàng,
tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk là 0,35%,
thành phố Buôn Ma Thuột cao nhất so với toàn tỉnh với 1,74%.
Điều này được giải thích bởi một những đặc trưng cơ bản nhất của TDVM là
tín chấp, hộ vay vốn không phải thế chấp tài sản, khiến món vay không được đảm



2

bảo. Khi đẩy mạnh hoạt động TDVM cho hộ nghèo, số lượng món vay tăng cao theo
lượng hộ vay, nhưng NHCSXH lại không trực tiếp tham gia thẩm định đối tượng vay
và cũng không có hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng để làm cơ sở xác định
khả năng trả nợ của hộ. Đây là thiếu sót lớn có thể khiến cho rủi ro tín dụng trong
hoạt động TDVM của NHCSXH tăng cao.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ tín dụng vi mô của hộ nghèo vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội
tỉnh Đắk Lắk” để đánh giá khả năng trả nợ TDVM của hộ nghèo thông qua việc tìm
hiểu các yếu tố tác động tới tới khả năng trả nợ của hộ. Với mục đích mang lại một
cái nhìn trực quan về khả năng trả nợ của đối tượng hộ nghèo địa bàn thành phố Buôn
Ma Thuột vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk, hi vọng
kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở đáng tin cậy, từ đó có thể giúp cho ngân hàng, cán bộ
tín dụng tham chiếu phân tích khả năng trả nợ của khách hàng, góp phần giảm thiểu
rủi ro tín dụng trong hoạt động TDVM.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM của hộ nghèo tại Ngân
hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk?
- Từ đó có thể đưa ra những dự đoán gì đến khả năng trả nợ của hộ vay?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về nghèo, lý thuyết về TDVM, những nghiên
cứu về khả năng trả nợ TDVM và phân tích dữ liệu thực tiễn thu thập được từ đối
tượng hộ nghèo trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột vay vốn tại chi nhánh Ngân
hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk; đúc kết thành những cơ sở khoa học về các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Buôn
Ma Thuột vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk.
Từ đó thực hiện được mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng

trả nợ TDVM của đối tượng hộ nghèo tại địa phương và dự đoán khả năng trả nợ của
hộ.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3

 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM của
hộ nghèo.
 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là hộ nghèo theo chuẩn nghèo tại Quyết định số
9/2011/QĐ-TTG năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011 –
2015 trên địa bàn 21 xã, phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột vay vốn tại chi
nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk trong quãng thời gian trên, bao
gồm: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân
Thành, Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An, Cư Êbur, Hòa Thắng,
Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân.
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi thời gian: việc tiến hành nghiên cứu đề tài được thực hiện trong
khoảng thời gian từ năm 2015 tới 2017.
- Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ gồm nhóm những yếu tố
thuộc hộ vay và nhóm các yếu tố không thuộc hộ vay. Với giới hạn thời gian và chi
phí thực hiện, trong phạm vi luận văn, chỉ nhóm các yếu tố thuộc về hộ vay được
nghiên cứu để phân tích sự ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
1.5. Kết cấu dự kiến của luận văn
Chương 1: Giới thiệu luận văn Thạc sĩ kinh tế.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và cơ sở thực nghiệm về khả năng trả nợ

TDVM của hộ nghèo vay vốn tại ngân hàng.
Chương 3: Thực trạng TDVM của hộ nghèo vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH
tỉnh Đắk Lắk.
Chương 4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
TDVM của hộ nghèo vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk.
Chương 5: Kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách.


4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC NGHIỆM VỀ
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TDVM CỦA HỘ NGHÈO VAY VỐN TẠI NGÂN
HÀNG

2.1. Tổng quan lý thuyết về hộ nghèo, tín dụng vi mô và khả năng trả nợ
2.1.1. Nghèo, hộ nghèo và đo lường đối tượng nghèo
(i) Một số tiếp cận về nghèo và định nghĩa hộ nghèo
Theo cẩm nang giới thiệu và phân tích về nghèo (hoặc nghèo đói - poverty)
của World Bank Institute (2005), có nhiều tiếp cận khác nhau về khái niệm nghèo
như: tiếp cận thông qua sự thiếu thốn về nguồn lực để đáp ứng nhu cầu sống, thông
qua thiếu thốn về phúc lợi xã hội hoặc qua khả năng để tham gia phát triển trong xã
hội:
Nghèo về nguồn lực để đáp ứng nhu cầu sống: tiếp cận này dựa trên nguồn lực
của cá nhân hoặc hộ gia đình để đáp ứng các nhu cầu sống cơ bản. Với cách tiếp cận
này, nghèo được đo bằng cách so sánh lợi tức hoặc thu nhập của một cá nhân hoặc
gia đình với một ngưỡng nào đó mà dưới ngưỡng đó họ được coi là nghèo. Đây là
quan điểm thông dụng nhất khi nghèo được nhìn nhận phần lớn bằng tiền – và cũng
là xuất phát điểm cho hầu hết các phân tích về nghèo.
Nghèo về phúc lợi xã hội: quan tâm đến việc con người có thể có đủ thức ăn,
chỗ ở, chăm sóc sức khoẻ hoặc giáo dục hay không. Theo quan điểm này, để đo lường

nghèo, các nhà phân tích cần phải sử dụng cách đo lường khác với đo lường truyền
thống thông qua tiền tệ như: nghèo về dinh dưỡng có thể được đo bằng cách kiểm tra
xem trẻ em có còi cọc, suy dinh dưỡng hay không; nghèo về giáo dục có thể được đo
bằng cách hỏi xem ai không biết chữ hay qua xác định mức giáo dục thức chính thức
mà họ nhận được.
Nghèo về khả năng để có thể tham gia phát triển trong xã hội: quan điểm này
cho rằng nghèo là khi con người thiếu đi những khả năng cơ bản để có thể tham gia
vào quá trình phát triển trong xã hội do có thu nhập hoặc giáo dục không đầy đủ, hoặc


5

sức khoẻ kém, mất an ninh, hoặc tự tin thấp hoặc cảm giác bất lực, hoặc không có
các quyền như tự do ngôn luận. Đây có lẽ chính là cách tiếp cận rộng nhất về nghèo.
Như vậy, qua các tiếp cận về nghèo, có thể thấy nghèo là hiện tượng đa chiều
(World Bank Institute, 2005). Khái niệm nghèo để chỉ sự thiếu thốn về nguồn lực của
cá nhân, gia đình để đáp ứng những nhu cầu sống cơ bản của họ. Các nhu cầu này có
thể là tiền bạc, các phúc lợi xã hội hoặc cơ hội để tham gia phát triển trong xã hội.
Với việc hộ gia đình có thể định nghĩa là một hoặc nhiều người cùng chung
sống trong một đơn vị nhà ở (Fields và Casper, 2001) thì hộ nghèo có thể được định
nghĩa là một hoặc nhiều người cùng chung sống trong một đơn vị nhà ở thiếu thốn
nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu sống cơ bản.
(ii) Các phương pháp đo lường đối tượng nghèo
Để đo lường nghèo, cần phải có chuẩn nghèo hay ngưỡng nghèo để phân biệt
giữa đối tượng nghèo và không nghèo:
- Phương pháp đo lường tuyệt đối: Ngân hàng Thế giới đưa ra đường tham
chiếu ngưỡng nghèo (poverty line) để xác định nghèo theo phương pháp đo lường
tuyệt đối. Đối tượng được cho là nghèo nếu thu nhập hoặc lợi tức của đối tượng này
nằm dưới đường tham chiếu. Với mục đích để so sánh và tổng hợp trên phạm vi toàn
cầu, đường tham chiếu này được tính theo ngang giá sức mua (Gabrisch và Hölscher,

2006). Năm 2008, đường tham chiếu này đặt ở mức 1,25 USD/người/ngày, từ cuối
năm 2015 đến nay, đường tham chiếu này được nâng lên mức 1,9 USD/người/ngày.
- Phương pháp đo lường tương đối: đối tượng được cho là nghèo khi có thu
nhập hay chi tiêu dưới một nửa so với mức trung bình đầu người ở quốc gia họ sống
(Gabrisch và Hölscher, 2006).
Như vậy, dù với cách đo lường nào, ngưỡng nghèo theo thu nhập hay chi tiêu
đều thay đổi theo thời gian và môi trường xã hội. Rộng hơn, việc đo lường các nguồn
lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu phúc lợi xã hội hay khả năng tham gia phát triển
trong xã hội cũng chịu tác động tương tự.


6

Do đó, các ngưỡng nghẻo hay chuẩn nghèo sẽ khác nhau về thời gian và khu
vực địa lý; mỗi quốc gia sử dụng các đo lường phù hợp với mức độ phát triển, các
chuẩn mực và giá trị xã hội của quốc gia đó (Gabrisch và Hölscher, 2006).
Ở Việt Nam, theo Quyết định số 9/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015,
nghèo được xác định theo phương pháp đo lường tuyệt đối dựa trên thu nhập. Theo
đó, hộ gia đình được xem là nghèo và định nghĩa là hộ nghèo khi:
 Hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000
đồng/người/năm) trở xuống ở nông thôn.
 Hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000
đồng/người/năm) trở xuống ở thành thị.
Dựa trên số liệu của The Economist (2014) với tỷ giá VND - USD là 21.090,
tỷ giá theo ngang giá sức mua là 12.975 thì:
- So sánh với đường tham chiếu của Ngân hàng Thế giới năm 2008, tại thời
điểm 2014, tiêu chí đo lường ở Việt Nam giai đoạn này thấp hơn khá nhiều: 400.000
– 500.000 đồng/người/tháng so với 1,25 USD/người/ngày - tương đương khoảng
791.000 đồng/người/tháng.

- Nếu so sánh ngang giá sức mua dựa trên chỉ số Big Mac, tiêu chí này là
400.000 – 500.000 đồng/người/tháng so với khoảng 487.000 đồng/người/tháng.
Đến cuối 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/2015/QĐTTg quy định chuẩn nghèo dựa trên tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 20162020, theo đó hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
 Đối với khu vực nông thôn:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
 Đối với khu vực thành thị:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;


7

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản bao
gồm: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình
trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn
nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục
vụ tiếp cận thông tin.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện nghiên cứu (2015-2017) và đặc điểm bài
nghiên cứu, các số liệu thu thập trong bài sẽ là của những đối tượng theo chuẩn nghèo
giai đoạn 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.2. Khái niệm tín dụng vi mô
Sinha và Matin (1998) định nghĩa tín dụng vi mô là những khoản vay nhỏ. Khi
sử dụng định nghĩa này, TDVM rất đa dạng, có thể là các khoản vay tiêu dùng từ thị
trường không chính thức, vay từ bạn bè và người thân, hoặc là các khoản vay đặc thù
từ các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng nông nghiệp, nông thôn, chăn nuôi, tín

dụng ô tô, xe máy, tín dụng tiêu dùng chính thức...
Khi gắn với người nghèo, tổ chức vận động chính sách Microcredit Summit
Campaign (2002) trong báo cáo của mình thì định nghĩa hẹp hơn, cho rằng TDVM là
các khoản vay nhỏ được cấp cho người nghèo để họ có thể bắt đầu các công việc nhỏ
và phát triển tiết kiệm.
Tương tự như vậy, Gutiérrez-Nieto và cộng sự (2007) định nghĩa TDVM là
việc là việc cung cấp các khoản vay nhỏ cho những người nghèo để thực hiện các dự
án tự làm chủ, tạo ra thu nhập.
Qua các định nghĩa, TDVM trong đề tài được hiểu là các khoản vay nhỏ được
cung cấp cho người nghèo để thực hiện các công việc tự làm chủ, tạo ra thu nhập và
tiết kiệm. Các khoản vay này thường mang các đặc điểm như nhỏ, dành cho người
nghèo, không có tài sản thế chấp và người vay phải tham gia vào các tổ nhóm (Nawai
và Shariff, 2010).


8

TDVM và tài chính vi mô là hai khái niệm có liên quan mật thiết, để tìm hiểu
rõ hơn về đặc điểm của TDVM, ta cần tìm hiểu khái niệm TCVM.
Ledgerwood (1999) định nghĩa thuật ngữ TCVM để chỉ việc cung cấp các dịch
vụ tài chính như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm và thanh toán cho những khách hàng
nghèo hoặc có thu nhập thấp. Ngoài việc là trung gian tài chính, nhiều tổ chức TCVM
còn thực hiện các dịch vụ trung gian xã hội như thành lập tổ nhóm, đào tạo kiến thức
về tài chính và phát triển năng lực, sự tự tin của các thành viên trong tổ nhóm. Cũng
theo Ledgerwood (1999) thì các hoạt động TCVM thường mang những đặc điểm như:
các khoản vay nhỏ; không có tài sản thế chấp, tài sản thế chấp được thay thế bằng sự
đảm bảo của tổ nhóm hoặc tiết kiệm bắt buộc. Các tổ chức TCVM có thể là các tổ
chức tài chính phi chính phủ, ngân hàng chính phủ, ngân hàng thương mại, các liên
hiệp tín dụng, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các định chế tài chính phi ngân hàng.
Từ khái niệm TDVM và TCVM, có thể hiểu TDVM là một phần của TCVM.

Mặc dù các thuật ngữ có thể được sử dụng hoán đổi cho nhau, nhưng TCVM đại diện
cho cho cả lĩnh vực còn TDVM dùng để chỉ việc cấp tín dụng (Nawai và Shariff,
2010). Cụ thể:
- TDVM là các khoản vay nhỏ, không có tài sản thế chấp được cung cấp cho
người nghèo để thực hiện các công việc tự làm chủ, tạo ra thu nhập và tiết kiệm.
Người vay phải tham gia vào các tổ nhóm và tài sản thế chấp được thay bằng sự đảm
bảo của tổ nhóm.
- TCVM để chỉ việc cung cấp các dịch vụ tài chính rộng hơn, bao gồm cả cung
cấp TDVM lẫn dịch vụ tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán và thực hiện các hoạt động
thành lập tổ nhóm, đào tạo cho các thành viên là người nghèo hoặc người có thu nhập
thấp.
- Các tổ chức cung cấp TCVM có thể là: các tổ chức tài chính phi chính phủ,
ngân hàng chính phủ, ngân hàng thương mại, các liên hiệp tín dụng, các hiệp hội tiết
kiệm và cho vay, các định chế tài chính phi ngân hàng.


9

2.1.3. Khả năng trả nợ
Trong tài liệu của Basel Committee on Banking Supervision (2006) hay Basel
II, định nghĩa khách hàng không có khả năng trả nợ là những khách hàng có một trong
hai dấu hiệu hoặc cả hai dấu hiệu sau:
- Một là, khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ
khi đến hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để hoàn trả.
- Hai là, khách hàng có các khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90 ngày.
Tóm lại, từ nghiên cứu các khái niệm về TDVM, hộ nghèo và khả năng trả nợ,
có thể đưa ra khái niệm về khả năng trả nợ TDVM của hộ nghèo như sau:
Khả năng trả nợ TDVM của hộ nghèo là khả năng một hoặc nhiều người cùng
chung sống trong một đơn vị nhà ở thiếu thốn nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu
sống cơ bản thực hiện việc thanh toán đầy đủ các khoản vay nhỏ, không có tài sản

thế chấp được cung cấp để hộ thực hiện các công việc tự làm chủ tạo ra thu nhập và
tiết kiệm khi đến hạn cho ngân hàng trong thời hạn 90 ngày.
2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ TDVM
Các công trình nghiên cứu trước đây về khả năng trả nợ TDVM chỉ ra rất nhiều
yếu tố có thể tác động tới khả năng trả nợ TDVM của hộ vay. Các yếu tố này có thể
được phân thành 2 nhóm là nhóm các yếu tố thuộc về hộ vay và nhóm các yếu tố
không thuộc hộ vay. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chỉ có các yếu tố thuộc
về hộ vay được tìm hiểu.
2.2.1. Nhóm các yếu tố thuộc về hộ vay
 Các yếu tố về đặc điểm bản thân và gia đình hộ vay:
(i) Độ tuổi
Các nghiên cứu trước thường cho thấy rằng người vay càng lớn tuổi khả năng
trả nợ của hộ vay tăng theo (Pasha và Negese, 2014; Angaine và Waari, 2014; Wahab
và cộng sự, 2011). Hộ vay càng lớn tuổi, tích lũy được càng nhiều kinh nghiệm kinh
doanh, sinh sống ổn định và tích lũy được tài sản.


10

Nghiên cứu của Mokhta và cộng sự (2012) thì kết luận một số người vay ở
nhóm 46-55 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nhiều hơn cho gia đình, dẫn tới
khả năng trả nợ bị ảnh hưởng xấu; và những người vay ở nhóm 18-25 tuổi thiếu kinh
nghiệm do đó dễ gặp vấn đề trong sản xuất kinh doanh, dẫn tới ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ.
Các nghiên cứu đều đo lường độ tuổi thông qua tuổi của người đứng tên vay,
tuy nhiên có sự khác nhau về thang đo: Pasha và Negese (2014) và Mokhta và cộng
sự (2012) đo lường độ tuổi qua tuổi của người đứng tên vay và phân loại thành các
nhóm tuổi khác nhau theo thang đo thứ bậc; trong khi Angaine và Waari (2014) đo
lường tuổi qua thang đo tỷ lệ, chỉ xác định số tuổi của người đứng tên vay.
(ii) Giới tính

Một số các nghiên cứu về khả năng trả nợ TDVM và TCVM trước đây cho
thấy các hộ vay là nữ giới có khả năng trả nợ cao hơn (Mokhta và cộng sự, 2012)
hoặc rủi ro của những khoản vay gắn với nữ giới thấp hơn nam giới với lý do phụ nữ
thường có trách nhiệm và kỷ luật hơn nam giới trong việc trả nợ TDVM (D'Espallier,
2011). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng khả năng trả nợ của nam giới cao hơn
(Nawai và Shariff, 2012) bởi nữ giới thường tham gia các hoạt động kinh doanh mang
lại lợi nhuận thấp, đồng thời việc sinh con có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất
kinh doanh của hộ vay nữ.
Yếu tố này được sử dụng dưới các tên biến khác nhau trong các nghiên cứu
như việc hộ vay là nữ hay giới tính. Tuy nhiên, điểm chung là cùng được sử dụng
nhằm thể hiện sự khác biệt giữa giới tính nữ hoặc nam của người đứng tên vay tới
khả năng trả nợ và đều được đo lường định tính thông qua việc xác định hộ vay là nữ
hay nam.
(iii) Đặc điểm văn hóa của người đứng tên vay, cụ thể là dân tộc và tôn giáo
ảnh hưởng tới hành vi của hộ vay khi tham gia các hoạt động của tổ chức TCVM, do
đó các yếu tố này có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ TDVM của hộ vay và được
một số tác giả đưa vào nghiên cứu (Karlan, 2007; Nawai và Shariff, 2012; Roslan và
Karim, 2009).


11

Kết quả nghiên cứu của Nawai và Shariff (2012) cho rằng những hộ vay được
tham gia giáo dục tôn giáo sẽ có khả năng trả nợ cao hơn bởi trong Hồi giáo, trách
nhiệm trả nợ là rất quan trọng, ngay cả những người đi vay đã chết, họ vẫn phải trả
nợ, nếu không, linh hồn sẽ không được siêu thoát (be hanging). Tôn giáo được đo
lường bằng việc người đứng tên vay có được tham gia giáo dục tôn giáo chính thức
hay không, quy ước là 1 nếu có và 0 nếu ngược lại trong nghiên cứu.
Nghiên cứu của Roslan và Karim (2009) cho rằng sắc tộc hay dân tộc không
ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Còn theo nghiên cứu của Karlan (2007), những hộ

vay trong tổ nhóm có độ tương đồng về dân tộc cao hơn có khả năng trả nợ cao hơn.
Dân tộc được xác định dựa trên nguồn gốc của người đứng tên vay và được đo lường
định tính nhằm mô phỏng sự khác biệt về khả năng trả nợ giữa các nhóm dân tộc có
xuất xứ khác nhau (Karlan, 2007; Roslan và Karim, 2009).
(iv) Tình trạng hôn nhân cho biết người đứng tên vay đã lập gia đình hay chưa.
Folefack và Teguia (2016) cho rằng những hộ chưa kết hôn sẽ có khả năng trả nợ cao
hơn những hộ đã kết hôn với lý giải là những hộ đã kết hôn sẽ có nhiều thành viên
gia đình hơn, do đó phải lo cho nhiều người hơn.
Tình trạng hôn nhân trong các nghiên cứu được đo lường định tính, nhận giá
trị 0-1 hoặc 1-2 nhằm mô phỏng sự khác biệt giữa những hộ vay đã lập gia đình với
những hộ vay chưa lập gia đình (Haile, 2015; Pasha và Negese, 2014; Mokhta và
cộng sự, 2012; Folefack và Teguia, 2016).
(v) Trình độ học vấn đại diện cho khả năng nhận thức, khả năng quản lý tiền
bạc, sử dụng vốn đạt hiệu quả và nắm bắt cơ hội kinh tế của chủ hộ. Do đó, hộ có
trình độ học vấn cao thường có khả năng trả nợ cao hơn (Wahab và cộng sự, 2011;
Pasha và Negese, 2014; Angaine và Waari, 2014).
Trong nghiên cứu của Wahab và cộng sự (2011), trình độ học vấn của chủ hộ
được đo lường bằng thang đo tỷ lệ theo số năm theo học của người đứng tên vay trong
môi trường giáo dục. Còn nghiên cứu của Pasha và Negese (2014) và Angaine và
Waari (2014) đo lường bằng thang đó thứ bậc theo từng nhóm trình độ học vấn của
người đứng tên vay.


12

(vi) Thành viên gia đình
Số thành viên trong gia đình là tổng của số lao động và số phụ thuộc. Do đó,
các nghiên cứu trước chỉ đề cập tối đa 2 trong 3 yếu tố: số thành viên gia đình, số lao
động và số phụ thuộc.
Số thành viên gia đình thể hiện quy mô con người trong hộ gia đình đó. Quy

mô gia đình có thể có ảnh hưởng tích cực tới kinh tế của hộ, tuy nhiên đối với đối
tượng thu nhập thấp, quy mô gia đình tương quan âm với khả năng trả nợ (Haile,
2015; Ayen, 2015; Folefack và Teguia, 2016).
Số lao động trong hộ gia đình càng nhiều thì khả năng sản suất ra của cải càng
tăng, do đó khả năng trả nợ cũng tăng (Wahab và cộng sự, 2011; Munene và Guyo,
2013).
Số người phụ thuộc trong hộ gia đình càng nhiều thì sẽ càng tốn tiền bạc, của
cải để duy trì cuộc sống, khả năng trả nợ theo đó giảm (Pasha và Negese, 2014;
Mokhta và cộng sự, 2012, Angaine và Waari, 2014).
Các yếu tố số thành viên gia đình, số lao động và số phụ thuộc trong các nghiên
cứu đều được đo lường định lượng bằng thang đo tỷ lệ theo số người tương ứng trong
gia đình.
(vii) Khoảng cách từ nơi ở hoặc nơi kinh doanh của hộ vay tới trụ sở tổ chức
TCVM có tương quan âm với khả năng trả nợ của hộ vay (Haile, 2015; Nawai và
Shariff, 2012).
Trong nghiên cứu của Haile (2015) và nghiên cứu của Nawai và Shariff
(2012), khoảng cách này được đo lường bằng số kilomet từ địa điểm kinh doanh hoặc
nơi ở của hộ vay tới trụ sở tổ chức TCVM.
 Các yếu tố về đặc điểm tài chính của hộ vay:
(i) Số nguồn thu: số nguồn thu nhập của hộ vay càng nhiều, khả năng gặp vấn
đề trong việc trả nợ càng giảm. Số nguồn thu nhập của hộ đại diện cho khả năng trả
nợ ngay cả khi nguồn thu nhập chính bị gián đoạn. Vậy nên hộ càng có nhiều nguồn
thu nhập thì khả năng trả nợ càng cao (Wahab và cộng sự, 2011; Jain and Mansuri,
2003; Haile, 2015).


13

Số nguồn thu trong được đo lường định lượng bằng thang đo tỷ lệ theo tổng
số nguồn thu nhập của các thành viên trong gia đình.

Roslan và Karim (2009) đo lường số nguồn thu qua việc người đứng tên vay
có công việc khác hay không và nhận giá trị 1-0 tương ứng.
(ii) Tiết kiệm
Số tiền tiết kiệm là cơ sở tài chính để hộ vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ, do đó
có tương quan dương với khả năng trả nợ (Karlan, 2007). Trong khi thói quen tiết
kiệm và mục đích tiết kiệm cho thấy nhận thức của hộ vay khi thực hiện việc tiết
kiệm, do đó có tương quan với khả năng trả nợ (Haile, 2015; Pasha và Negese, 2014).
Số tiền người vay tiết kiệm được Số tiền tiết kiệm được đo lường bằng thang
đo tỷ lệ qua số tiền tiết kiệm của hộ vay trong nghiên cứu (Wahab và cộng sự, 2011;
Karlan, 2007).
Thói quen tiết kiệm được đo đạc dựa trên tác động tích cực hay tiêu cực mà
hộ vay cảm thấy khi thực hiện việc tiết kiệm; mục đích tiết kiệm được đo lường bằng
thang đo danh nghĩa phân loại dựa trên các loại mục đích của việc tiết kiệm khi hộ
vay thực hiện (Haile, 2015; Pasha và Negese, 2014).
(iii) Việc hộ vay vốn ở nơi khác ngoài tổ chức TCVM làm giảm khả năng trả
nợ của hộ (Matin, 1997; Vogelgesang, 2003) bởi khi đó nguồn lực của hộ sẽ phải
phân tán để thực hiện nghĩa vụ trả nợ ở nhiều nơi.
Việc hộ vay vốn ở nơi khác được đo lường định tính với thang đo danh nghĩa
1-0, xác định qua việc người đứng tên vay có vay vốn ở nơi khác hay không (Matin,
1997; Vogelgesang, 2003; Haile, 2015)
(iv) Mục đích sử dụng vốn cho biết hộ vay sử dụng nguồn vốn vay như thế
nào. Những hộ sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc không vào những hoạt động
tạo ra thu nhập sẽ có khả năng cao hơn gặp những vấn đề trong khả năng trả nợ
(Wahab và cộng sự, 2011; Pasha và Negese, 2014; Folefack và Teguia, 2016).
Mục đích sử dụng vốn được đo lường định tính với thang đo danh nghĩa, xác
định qua việc hộ có sử dụng vốn vay vào mục đích tạo ra thu nhập hay không (Wahab
và cộng sự, 2011).


14


(v) Tổng thu nhập hay tổng doanh thu kinh doanh của hộ đại diện cho khả năng
tài chính của hộ. Khi tổng thu nhập của hộ gia đình tăng thì khả năng trả nợ cũng tăng
(Wahab và cộng sự, 2011; Nawai và Shariff, 2012).
Tổng thu nhập được đo lường định lượng bằng thang đo tỷ lệ, dựa trên tổng
thu nhập hàng tháng của hộ gia đình (Wahab và cộng sự, 2011; Nawai và Shariff,
2012).
(vi) Loại hình kinh doanh và kinh nghiệm kinh doanh có ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ của hộ vay (Nawai và Shariff, 2012; Haile, 2015; Pasha và Negese, 2014;
Mokhta và cộng sự, 2012).
Trong đó, kinh nghiệm kinh doanh được đo lường định lượng dựa vào số năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của hộ (Haile, 2015).
Loại hình kinh doanh được đo lường định tính dựa trên việc hộ sản xuất kinh
doanh nông nghiệp hay ngành nghề khác (Mokhta và cộng sự, 2012).
Tài sản xuất hiện nhiều trong các nghiên cứu về khả năng trả nợ tín dụng, tuy
nhiên ít xuất hiện trong các nghiên cứu về khả năng hay xác suất trả nợ TDVM bởi
đặc điểm không có tài sản thế chấp của TDVM.
Tóm tắt các yếu tố thuộc hộ vay ảnh hưởng tới khả năng trả nợ thể hiện qua
bảng 2.1:
Bảng 2.1: Tóm tắt các yếu tố thuộc hộ vay ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
Yếu tố
Độ tuổi

Giới tính
Đặc điểm văn hóa:
- Dân tộc
- Tôn giáo

Đo lường
- Nhóm tuổi của

người đứng tên
- Số tuổi của người
đứng tên
Người đứng tên là
nữ hay nam

- Nguồn gốc của
người đứng tên vay

Nghiên cứu
- Pasha và Negese, 2014;
Mokhta và cộng sự,
2012; - Angaine và
Waari, 2014; Wahab và
cộng sự, 2011.
Mokhta và cộng sự,
2012; D'Espallier, 2011;
Nawai và Shariff, 2012.

Ảnh
hưởng

+/-

+/-

- Karlan, 2007;
+/-



15

Tình trạng hôn nhân

Trình độ học vấn

- Người đứng tên
vay có tham gia giáo
dục tôn giáo hay
không
Người đứng tên vay
lập gia đình hay
chưa
- Số năm theo học
trong môi trường
giáo dục chính thức
của người đứng tên
vay
- Nhóm trình độ học
vấn của người đứng
tên vay

Thành viên gia đình
- Số thành viên
- Số lao động
- Số người phụ thuộc

Khoảng cách tới trụ
sở tổ chức TCVM
- Từ nơi ở

- Từ nơi sản xuất kinh
doanh
Tổng thu nhập/doanh
thu
- Hộ gia đình

- Sản xuất kinh doanh

Số người tương ứng
trong gia đình hộ
vay

Số kilomet từ địa
điểm kinh doanh
hoặc nơi ở của hộ
vay tới trụ sở tổ
chức TCVM.

- Tổng tiền thu nhập
hàng tháng của hộ
gia đình
- Tổng thu nhập từ
hoạt động sản xuất
kinh doanh của hộ

- Nawai và Shariff,
2012.

Folefack và Teguia,
2016; Haile, 2015; Pasha

và Negese, 2014;
Mokhta và cộng sự,
2012.
- Wahab và cộng sự,
2011;

-

+

- Pasha và Negese, 2014;
Angaine và Waari, 2014.

- Haile, 2015; Ayen,
2015; Folefack và
Teguia, 2016
- Wahab và cộng sự,
2011; Munene và Guyo,
2013
- Pasha và Negese, 2014;
Mokhta và cộng sự,
2012, Angaine và Waari,
2014.
Haile, 2015; Nawai và
Shariff, 2012.

-

+


-

-

- Wahab và cộng sự,
2011;
- Nawai và Shariff,
2012.

+


16

Số nguồn thu

Tổng số nguồn thu
nhập của các thành
viên trong gia đình

Tiết kiệm
- Tổng tiết kiệm

- Tổng số tiền tiết
kiệm của hộ gia đình
- Thói quen tiết kiệm - Tác động tiêu cực
hay tích cực mà hộ
vay thấy tiết kiệm
mang lại
- Mục đích tiết kiệm

- Hộ vay tiết kiệm
để làm gì
Việc hộ có vay vốn ở Người đứng tên vay
nơi khác
có vay ở nơi khác
không
Mục đích sử dụng vốn - Hộ vay có dùng
vốn vào mục đích
tạo ra thu nhập
không
- Hộ vay có sử dụng
vốn đúng mục đích
không
Kinh doanh
- Loại hình
- Sản xuất nông
nghiệp hay ngành
nghề khác
- Kinh nghiệm
- Số năm hoạt động
trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh

Wahab và cộng sự,
2011; Jain and Mansuri,
2003; Haile, 2015.

+

- Karlan, 2007;


+

- Haile, 2015; Pasha và
Negese, 2014.

Matin, 1997;
Vogelgesang, 2003.

+/-

-

- Wahab và cộng sự,
2011;
- Pasha và Negese, 2014;
Folefack và Teguia,
2016.

Nawai và Shariff, 2012;
Haile, 2015; Pasha và
Negese, 2014; Mokhta
và cộng sự, 2012.

+

+/-

2.2.2. Nhóm các yếu tố không thuộc hộ vay
Có thể kể tới như:

 Các yếu tố về tổ nhóm và giám sát ngang hàng:
Một trong những đặc điểm của TDVM là món vay được đảm bảo bởi năng lực
của tổ nhóm. Tổ nhóm sẽ đóng vai trò giám sát, tạo áp lực nhằm đảm bảo khả năng
trả nợ của hộ vay (Zhang, 2008; Ghatak 1999; Matin, 1997).
Đồng thời, khi tham gia vào tổ nhóm những thông tin về tình hình kinh tế và
hoạt động đời sống hàng ngày của hộ vay có thể được chia sẻ, giám sát ngang hàng


×