Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Sự tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu trường hợp các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
******

ĐINH HUỲNH THỊ LIÊM

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG
TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU:
TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
******

ĐINH HUỲNH THỊ LIÊM

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG
TÍN DỤNG ĐẾN NỢ XẤU:
TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG


Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn
trích dẫn rõ ràng. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích
được chính tác giả thu thập từ các nguồn đáng tin cậy. Ngoài ra, luận văn còn sử
dụng một số đánh giá nhận xét của các tác giả khác và đều có chú thích nguồn
gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng.
Tác giả luận văn

Đinh Huỳnh Thị Liêm


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

NPLTA

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản

NPLTL

Tỷ lệ nợ xầu trên tổng vay nợ

LLRTA

Tỷ lệ dự phòng tổn thất


BCG
LNTA

Tăng trưởng tín dụng ngân hàng
Quy mô ngân hàng

BRD

Tỷ lệ đa dạng hóa doanh thu

CETA

Tỷ lệ vốn hóa

ROA

Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản

LIQ

Tỷ lệ thanh khoản

DEPTA

Tỷ lệ huy động vốn

SDROA
BCON

Rủi ro hoạt động

Biến kiểm soát đặc thù ngân hàng

OLS
GMM
NHTMVN

Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
Phương pháp hồi quy ước lượng dữ liệu bảng động
(General Method of Moments)
Ngân hàng thương mại Việt Nam

VND
WB

Đồng Việt Nam
Ngân hàng thế giới

VAS
IMF

Chuẩn mực chung báo cáo tài chính
Tổ chức tiền tệ thế giới

BCBS

Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng

ECB

Ngân hàng Trung ương Châu Âu


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Bảng 1. Danh sách 25 NHTM Việt Nam
Hình 2.1. Tỷ lệ nợ xấu NHTMVN năm 2006 và 2016
Hình 2.2. Trích lập dự phòng NHTM Việt Nam 2007-2016
Bảng 3.1 Giá trị của Tỷ lệ nợ xấu trên tài sản, Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ, Dự trữ tổn
thất và Tỷ suất sinh lợi trên tài sản
Bảng 3.2 Giá trị của Tốc độ tăng trưởng tín dụng, Tỷ lệ đa dạng hóa doanh thu, Tỷ
lệ vốn hóa, Tỷ lệ huy động
Bảng 3.3 Giá trị của Tỷ lệ thanh khoản, Tỷ lệ vốn hóa, Quy mô công ty, Tỷ lệ rủi ro
hoạt động
Bảng 4.1 Cung cấp số liệu thống kê tóm tắt cho các biến chính.
Bảng 4.2 Trình bày hệ số tương quan
Bảng 4.3. Trình bày kết quả hồi quy OLS của tỷ lệ nợ xấu trên tài sản
Bảng 4.4. Báo cáo kết quả của các hồi quy OLS sử dụng NPLTL làm biến phụ
thuộc
Bảng 4.5 trình bày kết quả GMM sử dụng NPLTA làm biến phụ thuộc
Bảng 4.6 trình bày kết quả GMM sử dụng NPLTL làm biến phụ thuộc
Bảng 4.7 báo cáo kết quả của hồi quy OLS sử dụng LLRTA làm biến phụ thuộc
Bảng 4.8 trình bày tác động của Tỷ lệ nợ xấu lên lợi nhuận ngân hàng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................... 3

1.5.


Dữ liệu nghiên cứu: ........................................................................... 3

1.6.

Phương pháp nghiên cứu: .................................................................. 3

1.6.1.

Phương pháp hồi quy OLS. ......................................................... 3

1.6.2.

Phương pháp phân tích dữ liệu bảng động GMM. ..................... 3

1.7.

Bố cục luận văn ................................................................................. 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY ........................................................................... 5
2.1.

Nợ xấu ............................................................................................... 5

2.2. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về mối quan hệ giữa tăng
trưởng tín dụng và nợ xấu ngân hàng ......................................................... 10
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 19
3.1

Dữ liệu nghiên cứu: ......................................................................... 19


3.2

Mô hình nghiên cứu: ....................................................................... 19

3.2.1
Mô hình hồi quy tuyến tính (ordinary least squares- OLS): Kiểm
tra ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với các khoản nợ
xấu……. ................................................................................. ………….19


3.2.2
3.3

Mô hình hồi quy dữ liệu bảng động GMM: .............................. 21

Xây dựng biến. ................................................................................ 23

3.3.1
Tỷ lệ nợ xấu (NPLTA, NPLTL) và Tỷ lệ dự phòng tổn thất
(LLRTA) ................................................................................................. 23
3.3.2

Tăng trưởng tín dụng ngân hàng (BCG) ................................... 24

3.3.3

Các yếu tố đặc thù của Ngân hàng ............................................ 24

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 30

4.1

Phân tích cơ sở dữ liệu .................................................................... 30

4.2

Phân tích kết quả mô hình ............................................................... 32

4.2.1
Kết quả hồi quy phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS: Ảnh
hưởng của tăng trưởng tín dụng đối với nợ xấu ...................................... 32
4.2.2
Kết quả hồi quy dữ liệu bảng động GMM: Ảnh hưởng của tăng
trưởng tín dụng đối với tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản (NPLTA) ............ 36
4.3
Kiểm tra tính hiệu lực bổ sung cho ảnh hưởng của tăng trưởng tín
dụng đối với các khoản nợ xấu ................................................................... 40
4.4

Ảnh hưởng của nợ xấu đối với khả năng sinh lời ........................... 41

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Các ngân hàng thương mại có tầm quan trọng trong hệ thống tài chính, kinh tế
quốc gia. Theo Richard.E (2011) trích dẫn trong bài nghiên cứu của Mabvure
Tendai Joseph (2012) ngân hàng thương mại góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh
tế, nên nếu ngân hàng hoạt động kém hiệu quả là một trở ngại cho việc phát triển
kinh tế.
Thời gian qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn và thách thức. Vấn đề trọng tâm hiện nay là xử lý nợ xấu của hệ
thống ngân hàng thương mại, bởi nó là “cục máu đông” làm tắc nghẽn dòng tín
dụng trong nền kinh tế Việt Nam. Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu, nợ
xấu 25 Ngân hàng thương mại Việt Nam đã gia tăng từ mức trung bình 1,8% năm
2006 lên đến 2,24% vào năm 2012 , và nợ xấu của nhiều ngân hàng tiếp tục gia tăng
năm 2016. Theo Berger và De Young (1997) nợ xấu gây tổn hại đến các hoạt động
tài chính của các ngân hàng, Randall S.Kroszner (2002) nợ xấu liên quan chặt chẽ
với các cuộc khủng hoảng ngân hàng, Reinhart.C và Rogoff (2010) nhận định rằng
tỷ lệ nợ xấu là chỉ số đánh dấu đánh dấu sự khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng
ngân hàng. Do vậy, xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc
hệ thống ngân hàng cũng như phát triển kinh tế.
Đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tăng trưởng tín dụng luôn là
vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi tín dụng tăng trưởng một cách hợp lý và chất
lượng sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định và an toàn cho ngân hàng. Mặt khác, tốc độ
tăng trưởng tín dụng cũng tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại. Theo
ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế trưởng, quyền Giám đốc Quốc gia của
Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, tín dụng tăng nhanh có thể làm gia tăng
quan ngại về chất lượng tài sản khi những rủi ro liên quan đến nợ xấu được tích lũy


2

những năm qua chưa được giải quyết triệt để. Việt Nam cần tăng trưởng tín dụng
cẩn trọng hơn

Đánh giá mức độ tác động của yếu tố tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu là việc
làm cần thiết. Do đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự tác động của tăng
trưởng tín dụng đến nợ xấu: Trường hợp các ngân hàng thương mại Việt
Nam”, nhằm tìm hiểu về mối quan hệ này trong thực nghiệm tại Việt Nam và góp
phần giúp cho các ngân hàng thương mại xây dựng một mức tăng trưởng hợp lý, có
tác động hiệu quả đến nền kinh tế cũng như lợi nhuận của bản thân các ngân hàng.
Đồng thời, giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin trong việc cân
nhắc, xem xét các biện pháp khi quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như
các mục tiêu đề ra.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và các
khoản nợ xấu ngân các ngân hàng thương mại Việt Nam và chiều hướng biến động
của tác động này theo thời gian.
Tăng trưởng tín dụng và Nợ xấu không có tác động đáng kể đến lợi nhuận
Ngân hàng

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài này nhằm tập trung giải đáp cho một số câu hỏi sau đây
để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên:
Chiều hướng tác động của tăng trường tín dụng đến nợ xấu ngân hàng như thế nào?
Sự tác động này có thay đổi theo thời gian?
Tăng trưởng tín dụng và nợ xấu có tác động đến lợi nhuận ngân hàng?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu


3


Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của NHTM
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
● Phạm vi không gian: 25 Ngân hàng thương mại Việt Nam
● Phạm vi thời gian: năm 2006-2016

1.5.

Dữ liệu nghiên cứu:

Dựa trên cơ sở bài nghiên cứu gốc của Chaiporn Vithessonthi, tác giả chọn biến
số bao gồm: tăng trưởng tín dụng, tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ lệ vốn hóa, tỷ số
thanh khoản, tỷ lệ đa dạng hóa, tỷ lệ huy động vốn, rủi ro hoạt động để kiểm định
mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và một số biến kiểm soát đến tỷ lệ nợ xấu ngân
hàng.
Dữ liệu trong nghiên cứu này là dữ liệu theo năm và 25 ngân hàng thương mại
Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến 2016. Các dữ liệu được dùng để tính toán cho
các biến ở trên được tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương
mại.
1.6.

Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thống kê dựa trên phân

tích dữ liệu để kiểm định mối quan hệ của các yếu tố đặc biệt là tăng trưởng tín
dụng ngân hàng đến nợ xấu thông qua:
1.6.1. Phương pháp hồi quy OLS.
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu bảng động GMM.
Đây là điểm nổi bật của bài nghiên cứu so với các bài nghiên cứu trước đây
tại Việt Nam. Phương pháp GMM nhằm khắc phục được vấn đề nội sinh mà
phương pháp dữ liệu bảng tĩnh thông thường như hiệu ứng cố định, hiệu ứng ngẫu

nhiên có thể dẫn đến dữ liệu bảng sai lệch


4

Các kết quả và biểu đồ đưa ra trong nghiên cứu được tổng hợp và thực hiện trên
phần mềm Eviews 8.1 và phần mềm Stata 14

1.7. Bố cục luận văn
Luận văn được trình bày thành 5 chương:
Chương 1, giới thiệu tổng quan về luận văn nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề
tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu và cấu trúc của bài luận văn.
Chương 2, trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa
tăng trưởng tín dụng, biến đặc thù ngân hàng đến nợ xấu.
Chương 3, nêu phương pháp và cách thực hiện đề tài bao gồm xử lý dữ liệu và
phương thức thực hiện.
Chương 4, thực hiện phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.
Chương 5, tổng kết kết quả đạt được đồng thời nêu lên những hạn chế của luận
văn và gợi mở những hướng nghiên cứu trong tương lai.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ
CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY

Trong chương này luận văn sẽ trình bày về Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt
Nam; lược khảo các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu. Các lý thuyết
trên sẽ được trình bày cụ thể như sau:


2.1. Nợ xấu
Thuật ngữ “nợ xấu” (viết tắt là NPL –Non-performing loans) có thể được thay thế
bằng nợ khó đòi theo như Fofack (2005), hoặc các khoản vay có vấn đề theo
Berger và De Young, (1997)
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nợ xấu, sau đây là một số quan điểm về
nợ xấu đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam
 Theo quan điểm của Thế giới
- Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu (European Central Bank- ECB) nợ xấu
gồm:
 Những khoản nợ không thể thu hồi được:
những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ để đòi bồi
thường từ nợ; người mắc nợ bỏ trốn hoặc mất tích không còn tài sản để thanh toán
nợ; những khoản nợ mà khách nợ đã chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài
sản, hoặc kinh doanh thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
 Khoản cho vay có thể không được thanh toán đầy đủ cho Ngân hàng:
những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ; là
những khoản nợ khách hàng vay đồng ý trả nợ nhưng giá trị tài sản không đủ để
trang trải cho toàn bộ khoản nợ hoặc tài sản thế chấp ở ngân hàng không được chấp
nhận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không có khả năng trả nợ đầy đủ; những


6

khoản nợ mà tòa án tuyên bố khách hàng vay phá sản nhưng phần bồi hoàn ít hơn
dư nợ.
- Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS)
Chuẩn mực Kế toán quốc tế về ngân hàng thường đề cập các khoản nợ bị giảm giá
trị (Impaired) thay vì sử dụng thuật ngữ nợ xấu (nonperforming). Chuẩn mực kế
toán IAS 39 được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005

chỉ ra rằng cần có bằng chứng khách quan để xếp một khoản vay có dấu hiệu bị
giảm giá trị. Trong trường hợp nợ bị giảm giá trị thì tài sản được ghi nhận sẽ bị
giảm xuống do những tổn thất do chất lượng nợ xấu gây ra. Về cơ bản IAS39 chú
trọng tới khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90
ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai chiết khấu hoặc xếp hạng
khoản vay của khách hàng. Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết,
nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nó vẫn đang được Ủy ban
Chuẩn mực kế toán quốc tế chỉnh sửa lại trong IFRS 9.
- Khái niệm nợ xấu của Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF)
Trong Hướng dẫn tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia (IFRS)2,
IMF đưa ra định nghĩa về nợ xấu như sau: “một khoản vay được coi là nợ xấu khi
quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá
hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận;
khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu
hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá
sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay
thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ
hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay
thế .
 Theo quan điểm Việt Nam
 Khái niệm:


7

Theo thông tư mới nhất số 02/2013/TT-NHNN thay thế cho Quyết định 493 của
NHNN ban hành ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trính lập dự phòng để xử lý rủi ro
tín dụng và Quyết định 18 ban hành ngày 25/4/2007 về sửa đổi bổ sung Quyết định
493 thì:

Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4
(nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn) được quy định tại điều 10 và điều 11
của thông tư này. Thông tư có bổ sung thêm một số khoản nợ được xếp vào 3 nhóm
này. Nợ xấu được xác định trên hai yếu tố: Đã quá hạn 90 ngày và khả năng trả nợ
đáng lo ngại.
Đây được coi là định nghĩa của VAS (chuẩn mực chung báo cáo tài chính). Về mặt
định lượng thì các khoản nợ từ nhóm 3 tới nhóm 5 được xếp hạng vào danh mục nợ
xấu ngân hàng. Về cách xếp loại các nhóm nợ cho thấy Việt Nam có sự thống nhất
với nhiều quốc gia trên thế giới (Mỹ, Nhật, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc và
có sự tương đồng thông lệ quốc tế.
Tóm lại, nợ xấu được xem là khoản cho vay đã quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày
trở lên và dấu hiệu nghi ngờ về khả năng trả nợ của người đi vay


Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ (từ nhóm 1 đến nhóm 5), các

đánh giá này cũng tương đồng với thông lệ quốc tế và nhiều nước trên thế
giới như Mỹ, Singapore, Hồng Kông, Nhật, Trung Quốc.


8

Hình 2: Tỷ lệ nợ xấu NHTMVN năm 2006 và 2016. (Đvt: tỉ lệ %)
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các NHTMVN năm 2006, 2016
 Quy định mức lập dự phòng tại Việt Nam
Dự phòng rủi ro là khoản tiền mà các ngân hàng trích trước để đề phòng cho những
tổn thất, thiệt hại có thể xảy ra khi người vay không thể thực hiện nghĩa vụ theo
cam kết. Theo quy định tại điều 12, 13 thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định
Mức trích lập dự phòng cụ thể.đối với từng nhóm nợ như sau:
a) Nhóm 1: 0%; b) Nhóm 2: 5%; c) Nhóm 3: 20%; d) Nhóm 4: 50%;

đ) Nhóm 5: 100%.
Mức trích lập dự phòng chung
 Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các
khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4


9

Hình 2.2. Trích lập dự phòng NHTM Việt Nam 2007-2016 ( Đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn: Tổng hợ từ Báo cáo thường niên của các NHTMVN năm 2007, 2016
Dựa theo công bố báo cáo tài chính hợp nhất cuối năm 2016 đã được kiểm
toán, các ngân hàng có mức trích lập dự phòng rủi ro năm 2016 tăng so với năm
2007. Khối ngân hàng thương mại lớn như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV,
Agribank có mức trích lập dự phòng rủi ro lớn nhất trong năm 2016 lên tới trên
37.507 tỷ đồng, chiếm hơn 64% tổng trích lập của toàn bộ ngành. Agribank giữ vị
trí quán quân với 12.455 tỷ đồng trích lập năm 2016. Theo sau là BIDV đạt mức
hơn 10.000 tỷ đồng. Vietinbank tuy có mức trích thấp nhất trong top đầu, song lại
có tốc độ tăng trích lập cao nhất so với năm 2016.
Với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, do quy mô tín dụng thấp hơn các
ngân hàng thương mại Nhà nước nên mức trích lập chỉ chiếm ở góc 1/3 còn lại.
Trong đó, Sacombank có mức trích lập lớn nhất với trên 2.437 tỷ đồng. Dự phòng
cao là nguyên nhân khiến lợi nhuận trong kỳ của MB giảm bởi trước khi có vật cản
này, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn tăng gần 100 tỷ
đồng so với cùng kỳ. Việc trích lập dự phòng sẽ trực tiếp làm giảm lợi nhuận và
gián tiếp làm giảm giá trị cổ phần của ngân hàng nên dễ dẫn đến việc các ngân hàng


10

lẩn tránh thực hiện nghiêm túc yêu cầu này. Vì vậy, vai trò giám sát chặt chẽ, quy

định rõ ràng của Ngân hàng nhà nước vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp giữ tỷ
lệ nợ xấu thấp trong giới hạn cho phép nếu được thực hiện nghiêm chỉnh.Tất nhiên
nếu hoạt động giám sát được thực thi tốt thì vấn đề xử lý nợ xấu đã không phải đặt
ra.

2.2. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về mối quan hệ giữa
tăng trưởng tín dụng và nợ xấu ngân hàng
Trong thời gian qua, nợ xấu là một vấn đề được quan tâm lớn và nhất là sau khi
xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 thì đó càng là vấn đề cấp bách đối với
các nước trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng. Các học giả, nhà nghiên cứu
đã phân tích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu cũng như đưa ra các đề nghị,
chính sách nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng, nhà hoạch định chính sách có
định hướng tốt. Trên thế giới, các bài nghiên cứu về nợ xấu thu hút nhiều học giả đã
xuất hiện từ lâu, Việt Nam những năm gần đây đã xuất hiện một số công trình
nghiên cứu nhiều bài phân tích đáng được chú ý. Các khoản cho vay của ngân hàng
là nguồn tài chính quan trọng bên ngoài cho các doanh nghiệp ở cả các nước đang
phát triển và phát triển. Vai trò của ngành ngân hàng trong việc kích thích các hoạt
động kinh tế thậm chí nổi bật hơn ở các nước có nền kinh tế dựa vào hệ thống ngân
hàng (Kaufmann và Valderrama, 2008). Tín dụng tăng nhanh có thể làm gia tăng
quan ngại về chất lượng tài sản, đặc biệt khi những rủi ro trên bảng cân đối liên
quan đến nợ xấu được tích lũy những năm qua chưa được giải quyết triệt để
(Sebastian –Ngân hàng quốc tế, 2017). Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và
nợ xấu đã được phân tích qua một số nghiên cứu thực nghiệm và tác giả xin được
tóm lược qua một số ý chính sau:
Theo mô hình của Rajan (1994) nhằm mục đích để giải thích mối tương quan
giữa những thay đổi trong chính sách tín dụng và điều kiện từ phía nhu cầu. Trong
mô hình này, chính sách tín dụng được xác định không chỉ bằng tối đa hóa thu nhập
của ngân hàng mà còn liên quan đến vấn đề uy tín/ tiếng tăm trong ngắn hạn của



11

nhà quản lý hơp lý ngân hàng. Do đó, nhà quản lý có thể cố gắng tăng thu nhập hiện
tại bằng việc dùng đến một chính sách tín dụng mở rộng. Theo cách này, ngân hàng
có thể cố gắng thuyết phục thị trường tăng lợi nhuận cho mình bằng cách thổi
phồng thu nhập hiện tại với mức chi phí chính là khoản nợ xấu trong tương lai. Kết
quả là, thu nhập trong quá khứ có thể tác động cùng chiều đến nợ xấu trong
tương lai. Các ngân hàng cũng có thể sử dụng việc quy định khoản tổn thất cho vay
nhằm đẩy mạnh thu nhập hiện tại. Theo Chaiporn Vithessonthi (2016) cho thấy rằng
các ngân hàng cho các công ty vay mặc dù họ có dự án rủi ro hoặc có mức xếp hạng
tín dụng thấp. Các công ty sẽ vay từ các ngân hàng với chi phí nợ tương đối thấp (ví
dụ như lãi suất thấp hơn) và có khả năng đầu tư vào những dự án tương đối rủi ro
hơn. Kết quả là, các ngân hàng khuynh hướng có tỷ lệ các khoản vay rủi ro lớn hơn
và dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc kinh tế. Khi cuộc suy thoái nảy sinh và thị trường
tín dụng trở nên thắt chặt, số dư nợ xấu trên bảng cân đối ngân hàng tăng lên và đôi
khi gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng tài chính. Ellul và Yerramilli (2013)
cho thấy sự thay đổi chức năng quản lý rủi ro tại các ngân hàng có thể giải thích sự
khác nhau về rủi ro, nợ xấu và hiệu quả hoạt động. Dimitrios Anastasiou (2017),
với bài nghiên cứu mục tiêu kiểm chứng liệu cả chu kỳ tín dụng và chu kỳ kinh
doanh có đều ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng (tức là nợ xấu) trong hệ thống ngân
hàng của Ý trong giai đoạn quý 1/1995- quý 1/2014. Sự gia tăng nợ xấu sau năm
2008 thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đặt ra thách thức cho
các ngân hàng châu Âu và sự ổn định của toàn ngành. Đặc biệt ở Ý, một trong
những nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính. Bằng cách sử dụng
phương pháp kinh tế lượng như hiệu ứng cố định và ngẫu nhiên và ước lượng
GMM động, đã tìm thấy kết quả nhấn mạnh các nguyên nhân phổ biến cho nợ xấu.
Các khoản nợ xấu ở Italy chủ yếu là do các điều kiện kinh tế vĩ mô xấu hơn (nghĩa
là giai đoạn kinh doanh xấu) và do tín dụng quá mức. Thông qua một bài kiểm tra
nhân quả của Granger, các lập luận của Anastasiou tìm thấy các ủng hộ chắc chắn
cho kết luận này. Những phát hiện có thể hữu ích cho các nhà hoạch định thiết kế

các chính sách vĩ mô thận trọng cũng như chính sách xử lý nợ xấu. Becker và
Ivashina (2014) tiến hành nghiên cứu tính chu kỳ của cung tín dụng bằng chứng ở


12

cấp độ các công ty. Còn Bouvatier và Lepetit (2008) lại tiến hành nghiên cứu dựa
trên dữ liệu bảng của 186 ngân hàng châu Âu giai đoạn 1992-2004 để xác chính sự
hạn chế về vốn và hệ thống cung cấp gây ảnh hưởng đến định xem hành vi tín dụng
ngân hàng. Cùng quan điểm đó Coffinet và J., Coudert, V., Pop, A., Pouvelle, C.,
(2012) cũng đánh giá rằng chính các nguồn vốn ngân hàng làm trầm trọng thêm
hành vi chu kỳ tín dụng. Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng
GDP, nguồn vốn và tăng trưởng tín dụng với dữ liệu các ngân hàng Pháp trong giai
đoạn 1993-2009. Tương tự như trong nghiên cứu của Repullo and Suarez (2013),
Uchida và Nakagawa, (2007) kiểm tra hành vi cho vay trong hệ thống ngân hàng
với mẫu bao gồm khoản dư nợ vay của các ngân hàng Nhật Bản trong giai đoạn
1975-2000, có bằng chứng cho một mô hình theo chu kỳ của các hành vi cấp vốn
không hợp lý trong cho vay ngân hàng. Lê Thị Huyền Diệu (2010) với tên đề tài “
Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM
Việt Nam”, Lê Thị Kim Nga (2001) về “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam. Đề tài của tác giả đã đúc kết lại lý
thuyết cơ bản về các mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Việt Nam. Tác giả đã luận
giải một cách có hệ thống các vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng và xây dựng
mô hình quản trị rủi ro. Đặc biệt trong đó, yếu tố tốc độ tăng trưởng cũng được xem
xét là yếu tố quan trọng tác động đến các NHTM Việt Nam.
Các ngân hàng chiếm tỉ trọng cao trong thị trường tài chính. Hầu hết các giao
dịch chủ yếu thực hiện qua hệ thống ngân hàng mà hoạt động chính là cấp tín dụng.
Một vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là phải làm thế nào để tăng lợi nhuận mà vẫn
có sự an toàn cần thiết. Trong thực tế, nhiều ngân hàng không nắm được khả năng
sinh lời cũng như những rủi ro trong các dự án của những người đi vay bởi vì họ

thiếu thông tin. Việc các ngân hàng thiếu những thông tin cần thiết để đưa ra các
quyết định chính xác. Đây chính là vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường
tài chính cũng như trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Xét về phía ngân
hàng, tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra khi ngân hàng hiểu biết về khách
hàng và dự án kinh doanh của khách hàng ít hơn khách hàng. Việc khách hàng che


13

đậy những thông tin liên quan đến họ và dự án đã gây khó khăn cho các ngân hàng
trong việc xác định được những khách hàng thực sự tiềm năng, và những dự án thực
sự có hiệu quả để đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Đây là thực trạng đáng lo ngại
trong quan điểm cấp tín dụng hiện nay của các ngân hàng, nhất là các khách hàng là
hộ tư nhân dùng đất nhà để thế chấp. Thông tin bất cân xứng là một trong những
nguyên nhân gây nên thất bại thị trường, trạng thái mà ở đó thị trường không đạt
được sự phân phối các nguồn lực tối ưu. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
(Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng
định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các
nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và
Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế. Theo tác giả Nguyễn Trọng
Hoài, (2006) thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin
còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào. Hành vi phổ
biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra là rủi ro đạo đức. Khi người đi vay phải
vay với lãi suất cao, để bù đắp chi phí, khách hàng sẽ chấp nhận những dự án rủi ro
hơn. Đây là vấn đề rủi ro đạo đức. Rủi ro đạo đức là vấn đề do thông tin không cân
xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức trong các thị trường tài
chính xảy ra khi người cho vay phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực
hiện những hoạt động không tốt (hành vi thiếu đạo đức) xét theo quan điểm của
người cho vay, bởi vì những hoạt động này khiến ít có khả năng món vay này sẽ
được hoàn trả. Do rủi ro đạo đức giảm bớt xác suất hoàn trả được vốn nên người

cho vay có thể quyết định thôi không cho vay. Những hành vi thiếu đạo đức này có
thể là người đi vay tạo ra những chứng cứ giả để có thể vay được tiền từ người cho
vay. Có khi người đi vay có thể sử dụng vốn vay vào các mục đích sai mục đích khi
vay vốn. Chính vấn đề bất cân xứng thông tin và rủi ro đạo đức trong hoạt động cấp
tín dụng trong ngân hàng dẫn đến các khoản vay có vấn đề trong tương lai.
Trong những năm qua, mối quan ngại lớn rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của
khoản vay kinh doanh tại các ngân hàng thương mại phần lớn là do các tiêu chuẩn
tín dụng quá dễ dàng. Một số nhà phân tích cho rằng sự cạnh tranh cho khách hàng


14

vay đã tăng lên rất nhiều, làm cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay và giảm các
tiêu chuẩn tín dụng để có được kinh doanh mới (William R. Keeton, 1999). Bài
nghiên cứu của Keeton tìm thấy bằng chứng của tốc độ tăng trưởng tín dụng đến nợ
xấu của các ngân hàng thương mại ở Mỹ giai đoạn 1882-1996 và kết quả cho thấy
mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu
Đông (2012) với đề tài: “ Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”. Tác giả đã đưa ra quan niệm về chất
lượng tín dụng ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, luận án đã phản ánh thực trạng
chất lượng tín dụng trong điều kiện hội nhập. tác giả cho rằng chính áp lực và theo
đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của khách
hàng pháp nhân. Tác giả cũng đề xuất khả năng ứng dụng mô hình đó trong công
tác nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Vicente Salas and Jesús Saurina
(2002) sử dụng dữ liệu bảng so sánh các yếu tố quyết định đến các khoản vay có
vấn đề của các ngân hàng thương mại và ngân hàng tiết kiệm Tây Ban Nha trong
giai đoạn 1985-1997, có tính đến các biến đặc thù ngân hàng và yếu tố cấp vĩ mô.
Nghiên cứu đã chỉ ra tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ
xấu, tuy vậy mối quan hệ này có một độ trễ nhất định. Điều này cùng quan điểm với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) với bài phân tích các yếu tố tác động

đến nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam 2007-2014, đã cho thấy với biến trễ
của tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều với nợ xấu. Ngoài ra, tỷ lệ tăng
trưởng GDP, khoản nợ doanh nghiệp, hộ gia đình, việc mở rộng tín dụng nhanh
chóng, thành phần danh mục đầu tư không hiệu quả, quy mô, mức lãi suất ròng, tỷ
lệ vốn và sức mạnh thị trường là những yếu tố giải thích cho rủi ro tín dụng. Các
phát hiện đưa ra các vấn đề chính sách giám sát ngân hàng quan trọng: sử dụng các
biến đặc thù ngân hàng làm chỉ thị cảnh báo sớm, lợi ích của việc sáp nhập ngân
hàng từ các vùng khác nhau và vai trò của cạnh tranh ngân hàng và quyền sở hữu
trong việc xác định rủi ro tín dụng. Những nghiên cứu khác cho rằng khi mở rộng
kinh tế vẫn tiếp tục và những tác động về những khoản thua lỗ trong quá khứ đã
biến mất, các ngân hàng đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn (Jimenez và Saurina,
2006. Foos, D., Norden, L., Weber, M., (2010) đã cung cấp bằng chứng toàn diện


15

mới về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng bất thường và rủi ro ngân hàng. Sử
dụng dữ liệu Bankcope của hơn 16.000 ngân hàng từ 16 quốc gia lớn trong giai
đoạn 1997-2007, Foos thử nghiệm ba giả thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng
tín dụng bất thường và tổn thất cho vay, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán
của ngân hàng. Kết quả cho thấy rằng thứ nhất, tăng trưởng tín dụng bất thường
trong quá khứ có tác động cùng chiều và có ý nghĩa rất lớn đối với khoản lỗ của
khoản vay tiếp theo với độ trễ từ hai đến bốn năm. Bằng chứng này dựa trên một
mẫu quốc gia lớn của các ngân hàng và cũng phù hợp với những phát hiện về mối
liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng và thiệt hại về khoản vay ở các nước đơn lẻ. Thứ
hai, tăng trưởng tín dụng bất thường dẫn đến sự sụt giảm trong thu nhập lãi của
ngân hàng. Phát hiện này được tìm thấy cho hầu hết các quốc gia và ủng hộ quan
điểm cho rằng các khoản vay mới được cấp theo mức lãi suất mà không bù đắp đủ
cho rủi ro vỡ nợ liên quan. Thứ ba, tăng trưởng tín dụng bất thường có tác động âm
đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Ở 14 trong số 16 quốc gia được sử dụng để

dùng trong bài nghiên cứu của Foos, tăng trưởng tín dụng bất thường dẫn đến tỷ lệ
vốn thấp hơn, cho thấy sự suy giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Trong các
phân tích tiếp theo, nghiên cứu cung cấp bằng chứng rằng kết quả cơ bản sẽ mạnh
hơn đáng kể nếu loại trừ các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động thâu tóm và
sát nhập. Các kiểm tra cho thấy tăng trưởng tín dụng dẫn đến sự suy giảm trong cơ
cấu lợi nhuận- rủi ro của ngân hàng. Bài báo này có một số ý nghĩa quan trọng. Các
ngân hàng cần phải kiểm tra cẩn thận xem liệu thu nhập thêm từ việc tăng các
khoản cho vay có bù đắp rủi ro tăng thêm. Foos, D., Norden, L., Weber, M., (2010),
cũng nêu ra phát hiện cho thấy mối liên kết hai chiều giữa tăng trưởng tín dụng và
tổn thất bất thường, mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng bất thường
và tổn thất hiện tại mạnh mẽ và quan trọng hơn về mặt kinh tế so với quan hệ
nghịch đảo giữa nợ xấu đến tăng trưởng tín dụng. Trong các bài kiểm tra bổ sung
nghiên cứu đã xem xét tăng trưởng tổng dư nợ thay vì tăng trưởng tín dụng bất
thường và cũng có được những kết quả tương tự. Nếu tăng trưởng tín dụng tăng lên
do các ngân hàng sẵn sàng cho vay, các tiêu chuẩn tín dụng sẽ giảm và khoản vay
sẽ tăng lên. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng có thể tăng với các lý do khác ngoài


16

việc thay đổi nguồn cung, ví dụ như các doanh nghiệp có thể quyết định chuyển vốn
từ thị trường vốn sang các ngân hàng, hoặc tăng năng suất có thể làm tăng lợi nhuận
cho đầu tư. Trong trường hợp này, tốc độ tăng trưởng tín dụng không dẫn đến tổn
thất khoản vay cao hơn. Cho dù lời giải thích là như thế nào thì tăng trưởng tín dụng
tăng có thể dẫn đến sự gia tăng thiệt hại trong khoản vay, giảm lợi nhuận của ngân
hàng và gây ra một chu kỳ thất bại mới ngân hàng. Theo kinh nghiệm của đầu
những năm 90 đã làm rõ, sự sụt giảm trong ngành ngân hàng không chỉ ảnh hưởng
đến quỹ bảo hiểm tiền gửi mà còn làm trì trệ nền kinh tế bởi không khuyến khích
các ngân hàng cho vay mới. Keeton cũng giải thích tại sao sự thay đổi cung tín dụng
là cần thiết để tăng trưởng tín dụng nhanh hơn nhưng dẫn đến tổn thất khoản vay

cao hơn và xác định xem sự thay đổi cung có làm tăng trưởng tín dụng và khoản lỗ
cho vay có tương quan dương đến việc tăng trưởng tín dụng trong quá khứ. Nếu các
ngân hàng bắt chước hành vi của đối thủ, sẽ tạo ra một mô hình tương tự về các
khoản vay ngân hàng hoặc chiến lược tài trợ ( Acharya, V., Naqvi, H., 2012). Quan
trọng hơn, Acharya và Naqvi nhìn nhận ảnh hưởng của ngành ngân hàng đối với
việc hình thành bong bóng giá tài sản trong thời kỳ tiếp cận thanh khoản dồi dào.
Các cán bộ tín dụng được thưởng dựa trên khối lượng cho vay. Chính việc bồi
thường theo khối lượng dẫn đến việc các cán bộ tín dụng chấp nhận các dự án,
khoản vay rủi ro hơn. Khi rủi ro kinh tế vĩ mô tăng cao, các nhà đầu tư sẽ giảm đầu
tư trực tiếp và gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Chính hành động "flight to quality" này
và gây ra tình trạng dư thừa tín dụng và bong bóng giá tài sản.
Trong khi mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng và các khoản vay
nợ xấu được mong đợi là cùng chiều, thời gian có thể làm mối quan hệ này thay đổi
theo một số điều kiện.Tăng trưởng tín dụng ngân hàng tương quan dương với các
khoản nợ xấu trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 nhưng lại có
những tương quan âm với các khoản nợ xấu sau đó (Chaiporn Vithessonthi, 2016).
Với bài nghiên cứu Deflation, bank credit growth, and non-performing loans:
Evidence from Japan, Chaiporn kiểm tra mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng
ngân hàng và nợ xấu trong nền kinh tế với áp lực giảm phát. Sử dụng các bảng cân


17

bằng hồi quy OLS và bảng hồi quy GMM hai bước, tìm thấy bằng chứng về mối
quan hệ thời gian giữa tăng trưởng tín dụng ngân hàng và nợ xấu trong một mẫu 82
ngân hàng thương mại được công bố tại Nhật trong giai đoạn 1993-2013. Nói
chung, tài liệu về các khoản nợ xấu trước đây đa phần tập trung chủ yếu vào các
ngân hàng Mỹ. Tuy nhiên, dữ liệu trong bài báo này dựa trên các ngân hàng ở Nhật
Bản. Một đặc điểm khác biệt của các ngân hàng Nhật Bản so với Mỹ là Nhật Bản
trải qua một thời kỳ giảm phát, trong khi Mỹ không (ít nhất là cho đến cuộc khủng

hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 khi Mỹ phải đối mặt với một thời gian dài rất
thấp mức lạm phát). Ngoài ra, Ngân hàng Nhật Bản đã thực hiện một chính sách
tiền tệ mở rộng trong một thời gian dài để kích thích tăng trưởng kinh tế. Do đó, các
ngân hàng tại Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức khác với các ngân hàng
ở Hoa Kỳ. Theo Maddaloni và Peydró, (2011) đã được chứng minh rõ rằng các tiêu
chuẩn cho vay có xu hướng giảm đi trong thời gian lãi suất thấp, tỷ lệ lạm phát rất
thấp, cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ ở Nhật đã tăng cường mối quan hệ giữa
tăng tưởng tín dụng và nợ xấu. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình đối với một
mẫu ngân hàng ở 16 nước tiên tiến trong giai đoạn 1997-2007, theo báo cáo của
Foos và cộng sự (2010) là khoảng 11,3%, trong khi, có thể thấy trong bài báo của
Chaiporn Vithessonthi, mức tăng trưởng tín dụng trung bình ở Nhật Bản trong giai
đoạn 1993-2013 là -0,65%. Với nhu cầu hạn chế vay, ví dụ như cơ hội đầu tư hạn
chế, và số lượng lớn tiền gửi, các ngân hàng có thể hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay
để nâng cao khả năng sinh lời của họ. Nếu vậy, tăng trưởng tín dụng sẽ tương quan
dương với các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng xem xét đến các khoản
nợ xấu trong tương lai có thể phát sinh do giảm tiêu chuẩn cho vay, tăng trưởng tín
dụng sẽ tương quan âm với nợ xấu.
Một câu hỏi quan trọng là tại sao mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ
xấu trở nên ngược chiều sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

1) Việc thực hiện các khoản cho vay zombie ở Nhật Bản đã trở nên ít phổ biến
hơn trong những năm gần đây; nghĩa là các ngân hàng không còn cho người
vay thiếu khả năng thanh và nhận ra các khoản lỗ cho các khoản nợ xấu một


18

cách kịp thời.

2) Một lời giải thích hợp lý khác là các ngân hàng thắt chặt các tiêu chuẩn cho

vay của họ, dẫn đến các khoản vay có chất lượng tốt hơn trong bảng cân đối
kế toán của họ theo thời gian. Do đó, tác động tích cực của tăng trưởng tín
dụng đối với các khoản nợ xấu trở nên yếu đi sau cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu.
Espenlaub, S., Khurshed, A., Sitthipongpanich, T., (2012) dẫn chứng trong
bối cảnh khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và cơ cấu lại ngành tài chính, điều tra
sự tiến triển và các yếu tố quyết định kết nối giữa các công ty và ngân hàng cũng
như ảnh hưởng của các kết nối ngân hàng đối với đầu tư của doanh nghiệp. Nghiên
cứu khảo sát các công ty phi tài chính Thái Lan trong giai đoạn 1995-2000, một thời
kỳ bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-1998. Trước cuộc khủng
hoảng, các kết nối ngân hàng rất phổ biến và kết hợp với độ nhạy cảm thấp hơn
đáng kể của đầu tư của doanh nghiệp đối với dòng tiền trong. Sau cuộc khủng
hoảng, và sau những thay đổi đáng kể về sở hữu và quản trị của ngân hàng do cải
cách và tái cơ cấu ngành tài chính, ít có doanh nghiệp kết nối ngân hàng và các kết
nối không còn ảnh hưởng đến sự nhạy cảm về dòng tiền đầu tư. Tuy nhiên, Beltratti
và Stulz (2012) cho thấy sự thay đổi trong hoạt động của ngân hàng trong cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008 không tương quan với sự khác biệt
về các quy định ngân hàng giữa các quốc gia


×