Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Các nhân tố tác động đến nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
________________________

BÙI ĐỨC HÒA

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NẮM GIỮ TIỀN MẶT CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Lê Thị Lanh

TP. Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Các nhân tố tác động đến nắm giữ tiền mặt của
các doanh nghiệp Việt Nam” do tôi thực hiện. Các nội dung trình bày trong Luận văn
là kết quả của quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm và sự hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình của Người hướng dẫn khoa học. Dữ liệu sử dụng trong Luận văn có nguồn gốc rõ
ràng, đáng tin cậy và được phép sử dụng rộng rãi.
Tôi xin cam đoan những nội dung trên hoàn toàn đúng sự thật. Nếu phát hiện
có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng.
TP. HCM, ngày 25 tháng 09 năm 2017
Tác giả Luận văn

Bùi Đức Hòa




MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................. 1
1.1.

Lý do thực hiện đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu............................................... 3

1.3.

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3


1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 4

1.5.

Kết cấu của đề tài.......................................................................................... 4

CHƢƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .. 5
2.1.

Khung lý thuyết ............................................................................................ 5

2.1.1.

Lý thuyết đánh đổi giải thích cho việc nắm giữ tiền mặt............................... 5

2.1.2.

Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích cho việc nắm giữ tiền mặt............... 11

2.1.3.

Lý thuyết dòng tiền tự do giải thích cho việc nắm giữ tiền mặt .................. 12

2.2.

Các nghiên cứu trƣớc đây .......................................................................... 14


2.2.1.

Nghiên cứu về mô hình xác định mức độ nắm giữ tiền mặt ........................ 14

2.2.2.

Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nắm giữ tiền mặt ........................... 15

2.3.

Các yếu tố tác động đến mức độ nắm giữ tiền mặt ................................. 23


2.3.1.

Đòn bẩy tài chính ........................................................................................ 23

2.3.2.

Chi trả cổ tức ............................................................................................... 23

2.3.3.

Thanh khoản ................................................................................................ 24

2.3.4.

Khả năng sinh lợi......................................................................................... 24

2.3.5.


Quy mô ......................................................................................................... 25

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 27
3.1.

Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 27

3.2.

Mô tả biến .................................................................................................... 30

3.2.1.

Biến phụ thuộc ............................................................................................. 30

3.2.2.

Biến độc lập ................................................................................................. 30

3.3.

Thu thập và xử lý dữ liệu ........................................................................... 32

3.4.

Phƣơng pháp kỹ thuật................................................................................ 35

3.4.1.


Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................. 35

3.4.2.

Phương pháp kiểm định mô hình ................................................................. 38

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 40
4.1.

Thống kê mô tả ........................................................................................... 40

4.2.

Phân tích tƣơng quan ................................................................................. 41

4.3.

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 42

4.3.1.

Kiểm định các giả thuyết với dữ liệu gốc (Mô hình 1) ................................ 43

4.3.2.

Kiểm định các giả thuyết với dữ liệu hiệu chỉnh ngành (Mô hình 2) .......... 49

4.4.

Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................... 59


CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN ............................................................................. 64
5.1.

Kết luận của bài nghiên cứu ...................................................................... 64

5.2.

Một số hàm ý của bài nghiên cứu.............................................................. 64

5.3.

Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................. 65


5.3.1.

Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 65

5.3.2.

Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÔNG TY
PHỤ LỤC 2: SỐ LƢỢNG CÔNG TY TRONG TỪNG NGÀNH


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ bằng tiếng Anh

Từ đầy đủ bằng tiếng Việt

FEM

Fix effect model

Hồi quy OLS tác động cố định

GLS

General Least Square

Bình phương nhỏ nhất tổng quát

OLS

Ordinary Least Square

Bình phương nhỏ nhất

Pool

Pool

Hồi quy OLS kết hợp tất cả các quan sát


REM

Random effect model

Hồi quy OLS tác động ngẫu nhiên


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kỳ vọng theo lý thuyết ...................................................... 14
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm ............................................. 25
Bảng 4.1: Thống kê mô tả - Mô hình 1. ..................................................................... 40
Bảng 4.2: Thống kê mô tả - Mô hình 2. ..................................................................... 41
Bảng 4.3: Ma trận hệ số tƣơng quan - Mô hình 1. ................................................... 41
Bảng 4.4: Ma trận hệ số tƣơng quan - Mô hình 2. ................................................... 42
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo Pool OLS – Mô hình 1 ........................................... 43
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo REM – Mô hình 1 .................................................. 44
Bảng 4.7: Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier .......................... 45
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo FEM – Mô hình 1................................................... 45
Bảng 4.9: Kiểm định Hausman để so sánh sự phù hợp hơn giữa REM và FEM .. 46
Bảng 4.10: Kiểm định Wald để phát hiện phƣơng sai thay đổi. ............................. 47
Bảng 4.11: Kiểm định Wooldridge để phát hiện tự tƣơng quan ............................. 47
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy theo GLS – Mô hình 1 ................................................. 48
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy theo Pool OLS – Mô hình 2 ......................................... 49
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy theo REM – Mô hình 2 ................................................ 49
Bảng 4.15: Kiểm định nhân tử Breusch and Pagan Lagrangian để so sánh sự phù
hợp hơn giữa Pool và REM ........................................................................................ 50
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy theo FEM – Mô hình 2................................................. 50
Bảng 4.17: Kiểm định Hausman để so sánh sự phù hợp hơn giữa REM và FEM 51
Bảng 4.18: Kiểm định Wald để phát hiện phƣơng sai thay đổi. ............................. 52
Bảng 4.19: Kiểm định Wooldridge để phát hiện tự tƣơng quan ............................. 52

Bảng 4.20: Kết quả hồi quy theo GLS – Mô hình 2 ................................................. 53
Bảng 4.21 Tổng hợp kết quả hồi quy Mô hình 1 ...................................................... 54


Bảng 4.22 Tổng hợp kết quả hồi quy Mô hình 2 ...................................................... 57
Bảng 4.23: Bảng so sánh kết quả với nghiên cứu trƣớc đây của Najjar (2012) .... 58


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mức độ nắm giữ tài sản lỏng tối ƣu ............................................................ 7


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu về mức độ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Luận văn tập trung xem xét tác động của các yếu tố tài chính như đòn bẩy tài chính,
chi trả cổ tức, tính thanh khoản, quy mô, khả năng sinh lợi đến mức độ nắm giữ tiền
mặt của doanh nghiệp. Tham khảo cơ sở lý thuyết trong nghiên cứu của Opler và cộng
sự (1999); tham khảo nghiên cứu và mô hình của Najjar (2012), luận văn sử dụng dữ
liệu của hơn 468 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán với giai đoạn
7 năm từ 2009-2016. Cấu trúc dữ liệu thiết lập ở dạng bảng. Mô hình hồi quy theo
phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Luận văn cũng thực hiện các kiểm định về
lựa chọn mô hình Pool, FEM, REM để tìm ra mô hình phù hợp nhất; kiểm tra và khắc
phục các khuyết tập của mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình FEM là phù
hợp. Mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và sẽ được khắc phục bằng phương
pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS). Sau đó, luận văn tham khảo nghiên cứu
của Subramaniam và cộng sự (2011), áp dụng việc hiệu chỉnh ngành và kiểm định lại
các giả thuyết nghiên cứu sau khi đã loại bỏ tác động của yếu tố ngành nghề hoạt động
của từng doanh nghiệp trong bộ dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài
chính, chi trả cổ tức, khả năng thanh toán và quy mô là những yếu tố quan trọng tác
động đến nắm giữ tiền mặt tại các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, đòn bẩy tài

chính, tính thanh khoản và quy mô có quan hệ ngược chiều với mức độ nắm giữ tiền
mặt trong khi chi trả cổ tức có quan hệ cùng chiều. Khả năng sinh lợi có mối tương
quan dương nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả trước và sau khi điều chỉnh
yếu tố ngành không thay đổi. Kết quả này, ngoại trừ mối quan hệ dương của chi trả cổ
tức và khả năng sinh lợi không có ý nghĩa thống kê, ủng hộ cho lý thuyết đánh đổi
cũng như khá tương đồng với các nghiên cứu trước đây như Opler và cộng sự (1999),
Ferreira và Vilela (2004), Saddour (2006), Najjar và Belghitar (2011), Uya và Kuzey
(2014).


Trang 1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.

Lý do thực hiện đề tài

Tiền mặt và các khoản tương đương tiền là một chỉ tiêu quan trọng trên bảng cân
đối kế toán của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt có
những lợi thế nhất định so với những doanh nghiệp thiếu hụt tiền mặt. Trên thực tế,
cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu từ cuối 2007 là một minh chứng rõ ràng nhất.
Trong giai đoạn khó khăn này, rủi ro và biến động dòng tiền tăng cao khiến cho tiền
mặt và các tài sản có tính thanh khoản cao thể hiện vai trò và sức mạnh của chúng
một cách rất rõ nét. Các doanh nghiệp áp dụng chính sách quản lý tiền mặt và các
tài sản có tính lỏng cao một cách hiệu quả có nhiều khả năng hơn trong việc giảm
thiểu những tác động tiêu cực từ khủng hoảng. Trong điều kiện thị trường tín dụng
trở nên xấu đi, việc vấp phải những hạn chế về tài chính, mất khả năng thanh toán
sẽ khiến doanh nghiệp phải gánh chịu sự gia tăng chi phí cũng như những điều kiện
ràng buộc ngày càng ngặt nghèo do các nhà cung cấp tín dụng đưa ra nhằm tự bảo
vệ mình. Điều này gây nhiều khó khăn hơn cho việc huy động nguồn tài trợ từ các

doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng tiền mặt. Các doanh nghiệp có mức độ dự
trữ tiền mặt cao có nhiều cơ hội hơn trong việc duy trì hoạt động, điều chỉnh chiến
lược, định hướng và chờ đợi sự phục hồi của thị trường.
Vì lẽ đó, các công ty hiện nay ngày càng nắm giữ nhiều tiền mặt và các tài sản có
tính lỏng cao hơn như là một cách đối phó tất yếu với những thay đổi trong nền
kinh tế, đặc biệt là rủi ro của dòng tiền công ty ngày một tăng (Bates và cộng sự,
2009).
Bên cạnh đó, các chủ nợ và cổ đông của một doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến
dòng tiền và tài sản có tính lỏng cao đang nắm giữ vì, theo một số quan điểm, chúng
là những chỉ tiêu thể hiện giá trị “thực” hơn nhiều so với số liệu thể hiện trên báo
cáo kết quả kinh doanh vốn rất dễ bị tác động một cách tiêu cực bởi rủi ro sai sót,
rủi ro gian lận, rủi ro về thuế, pháp lý và đặc biệt là rủi ro không thu hồi được nợ
trong viễn cảnh thị trường đang gánh chịu hậu quả của những rủi ro thị trường


Trang 2

không thể phòng ngừa. Việc ghi nhận doanh thu, lợi nhuận cao nhưng vẫn không có
tiền để chi trả dẫn đến rủi ro lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính hoàn toàn có thể
xảy ra nếu như nhà quản lý vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà nới lỏng hạn mức
tín dụng cũng như công tác đánh giá khách hàng và thu hồi công nợ không tốt hay
nghiêm trọng hơn là báo cáo kết quả kinh doanh đang được tô vẽ. Tuy nhiên, việc
nắm giữ tiền mặt quá nhiều lại phát sinh chi phí cơ hội do đồng vốn bị “giam” trong
ngân quỹ. Thay vì nắm giữ tiền mặt, doanh nghiệp có thể nắm giữ trái phiếu, và các
tài sản sinh lợi khác mang lại “thu nhập trên từng đồng tài sản sinh lợi nắm giữ,
theo từng ngày”. Ngược lại, việc nắm giữ tiền mặt sẽ khiến bạn mất đi cơ hội đó.
Nghiên cứu của Opler và cộng sự (1999) đã mở đầu cho rất nhiều nghiên cứu sau
này về chủ đề liên quan đến mức độ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp. Điều
này phản ánh vai trò quan trọng của tiền mặt đối với sự hình thành, phát triển và
hoạt động ổn định của từng doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.

Tiền và tương đương tiền là một khoản mục quan trọng trên bảng cân đối kế toán và
hầu hết các doanh nghiệp đều cần duy trì một lượng tiền và tương đương tiền nhất
định để sẵn sàng sử dụng khi có nhu cầu. Các nghiên cứu trước đây hầu hết được
thực hiện trong giai đoạn trước khủng hoảng 2008 và xa hơn nữa tại các quốc gia/
nhóm quốc gia có trình độ phát triển cao như Mỹ, châu Âu,…
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của nắm giữ tiền mặt và tiếp thu
các nghiên cứu cùng đề tài trước đây, luận văn “Các nhân tố tác động đến nắm giữ
tiền mặt tại các doanh nghiệp Việt Nam” được thực hiện với bộ dữ liệu từ 20092016 của 468 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán tại Việt Nam nhằm mục tiêu cung
cấp thêm những kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nắm giữ tiền mặt tại
các doanh nghiệp Việt Nam và một số gợi ý về chính sách quản trị tiền mặt. Bên
cạnh đó, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước đây chưa loại trừ yếu tố ngành khi
phân tích hồi quy. Điều này có thể dẫn đến kết quả hồi quy thiếu chính xác do tác
động của yếu tố ngành đến nắm giữ tiền mặt. Với mục tiêu cung cấp một ước lượng
chính xác hơn, luận văn thực hiện hiệu chỉnh dữ liệu để loại bỏ tác động của yếu tố
ngành đến dữ liệu và kết quả hồi quy.


Trang 3

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Luận văn được thực hiện nhằm mục tiêu:
Nghiên cứu tác động của các yếu tố tài chính đến mức độ nắm giữ tiền mặt tại Việt
Nam, giai đoạn sau khủng hoảng tài chính 2008.
Mục tiêu nghiên cứu này sẽ được thực hiện thông qua việc làm rõ các câu hỏi
nghiên cứu sau:



Các yếu tố tài chính tác động như thế nào đến mức độ nắm giữ tiền mặt tại
các doanh nghiệp Việt Nam.



Các kết quả có thay đổi hay không khi điều chỉnh dữ liệu nhằm loại bỏ tác
động từ đặc thù của yếu tố ngành nghề.

1.3.

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả đã đề cập đến rất nhiều yếu tố có thể
tác động đến mức độ nắm giữ tiền mặt tại các doanh nghiệp từ các yếu tố tài chính
đơn giản và quen thuộc như đòn bẩy tài chính, quy mô, tài sản cố định, dòng tiền,
lợi nhuận, cổ tức, cơ hội tăng trưởng,… đến các biến khó quan sát hơn như mức độ
bảo vệ cổ đông, quyền lực của nhà quản lý, sự kiêm nhiệm của giám đốc,…
Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu trong luận văn chỉ xoay quanh tác động của các
yếu tố tài chính đến mức độ nắm giữ tiền mặt tại các doanh nghiệp Việt Nam, bao
gồm: đòn bẩy tài chính, chi trả cổ tức, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán và
quy mô doanh nghiệp.
1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng

khoán Việt Nam. Bộ dữ liệu hoàn toàn được phép sử dụng và được công bố công
khai trên các trang điện tử chuyên về chứng khoán cũng như trang điện tử của các
doanh nghiệp. Dữ liệu các doanh nghiệp được thu thập từ năm 2009-2016, bao gồm


Trang 4

468 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được lựa chọn không bao gồm các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng-bảo hiểm, các doanh nghiệp
mới thành lập và các doanh nghiệp không có đầy đủ dữ liệu.
1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu được sắp xếp theo
dạng bảng. Mô hình sử dụng để hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp Bình
phương nhỏ nhất – OLS. Mô hình Pooled OLS, REM và FEM sẽ lần lượt được sử
dụng. Mô hình khắc phục các khuyết tật của OLS được sử dụng là GLS. Dữ liệu
được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Microsoft Excel. Chạy mô hình nghiên cứu
được thực hiện trên phần mềm Stata 13.
1.5.

Kết cấu của đề tài
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý



Trang 5

CHƢƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
2.1.

Khung lý thuyết

Trong một thế giới với thị trường hoàn hảo, việc nắm giữ các tài sản có tính thanh
khoản cao sẽ không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nắm giữ. Giả sử dòng tiền
của doanh nghiệp biến động theo chiều hướng xấu và doanh nghiệp không có đủ
tiền mặt để chi trả các khoản nợ đến hạn và tài trợ cho hoạt động, doanh nghiệp này
phải huy động vốn để có thể tiếp tục hoạt động và nó có thể làm điều này với chi
phí bằng không. Do doanh nghiệp không tốn phí cho giao dịch thanh lý tài sản, việc
nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao tại các doanh nghiệp sẽ không có chi phí cơ
hội. Khi đó, việc mượn tiền và đầu tư vào tài sản có tính thanh khoản tốt sẽ không
làm thay đổi giá trị cổ đông (Opler và cộng sự, 1999).
Trong thế giới hiện tại, chi phí chuyển đối có thể gây nên những khó khăn khôn
lường cho các doanh nghiệp vừa thiếu hụt về tiền để trả nợ và tài trợ cho hoạt động,
vừa thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao khác. Như vậy, việc nắm giữ tiền mặt
nói riêng và các tài sản có tính thanh khoản cao nói chung vừa mang lại lợi ích khi
giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí khi doanh nghiệp gặp khó khăn do dòng tiền vào
sụt giảm mạnh, vừa làm phát sinh chi phí do việc tồn trữ. Các khung lý thuyết, các
quan điểm trình bày trong các bài nghiên cứu trước đây về mức độ nắm giữ tiền mặt
đều tập trung phân tích mức độ nắm giữ tiền mặt trong mối quan hệ giữa lợi ích và
chi phí của nó.
Trong phần này, bài nghiên cứu sẽ trình bày một số lý thuyết nền của nắm giữ tiền
mặt được đề cập tới trong các nghiên cứu trước đây (xem Opler và cộng sự, 1999;
Najjar, 2012; Najjar, Y Belghitar, 2011).
2.1.1.


Lý thuyết đánh đổi giải thích cho việc nắm giữ tiền mặt

Lý thuyết đánh đổi là một trong những nền tảng quan trọng của các nghiên cứu liên
quan đến mức độ nắm giữ tiền mặt. Lý thuyết đánh đổi xoay quanh việc cân nhắc
giữa lợi ích và chi phí khi nắm giữ tiền mặt. Keynes (1936) đã nêu ra ba động cơ


Trang 6

của việc nắm giữ tiền mặt bao gồm: động cơ giao dịch, động cơ dự phòng và động
cơ đầu cơ.
Lợi ích thứ nhất có thể kể đến của nắm giữ tiền và tương đương tiền là phục vụ
cho nhu cầu giao dịch. Các doanh nghiệp không tồn tại một cách đơn độc mà hoạt
động trong một môi trường luôn có sự tương tác với các đối tượng bên ngoài như
khách hàng, nhà cung cấp, bộ máy quản lý hành chính của địa phương, quốc gia, ...
Các doanh nghiệp luôn cần duy trì một lượng tiền mặt hợp lí trong ngân quỹ để đáp
ứng kịp thời các nghĩa vụ đến hạn, nhu cầu chi tiêu, thanh toán, nhu cầu đầu tư phát
sinh trong quá trình hoạt động của mình. Có nhiều mô hình tài chính cổ điển được
thiết lập để xác định, ước tính lượng tiền mặt tối ưu mà các doanh nghiệp nên nắm
giữ liên quan đến chi phí chuyển đổi các tài sản không phải tiền mặt thành tiền mặt
để sử dụng khi phát sinh các nhu cầu thanh toán mà lượng tiền mặt hiện có không
đảm bảo như các mô hình của Baumol(1952) hay Miller và Orr(1966). Hầu hết các
mô hình trên đều dựa trên lý thuyết về động cơ giao dịch đối với nắm giữ tiền mặt
của Keynes (1936) và từ đó phát triển thêm. Baumol phát triển mô hình dựa trên giả
định về hành vi hợp lý hay cân nhắc hợp lý giữa chi phí và lợi ích của việc nắm giữ
tiền mặt. Miller và Orr phát triển thêm trên nền tàng Keynes (1936) và Baumol
(1952) bằng lập luận chi phí thanh lý tài sản không cố định mà biến động theo khối
lượng tài sản cần thanh lý và loại tài sản. Opler và cộng sự (1999) khi đề cập đến
mô hình chi phí giao dịch có trích dẫn lý thuyết về động cơ giao dịch của Keynes
(1936). Hình 2.1 thể hiện mức nắm giữ tài sản lỏng tối ưu – điểm giao cắt giữa

đường cong dốc xuống đại diện chi phí biên của hạn chế tài chính do thiếu hụt tài
sản lỏng và đường thẳng ngang đại diện chi phí biên của nắm giữ tài sản lỏng. Opler
và cộng sự (1999) cũng đề cập đến một số chi phí phát sinh nếu thiếu hụt tài sản
lỏng như sau:
Chi phí huy động vốn từ thị trường; chi phí của việc thanh lý tài sản, cắt giảm chi
trả cổ tức; chi phí cơ hội của cơ hội đầu tư tốt bị bỏ lỡ; vòng quay tiền mặt; tính
không chắc chắn của dòng tiền;…


Trang 7

Hình 2.1: Mức độ nắm giữ tài sản lỏng tối ưu

Nguồn: Opler và cộng sự (1999)
Lợi ích thứ hai của nắm giữ tiền mặt và tương đương tiền là phục vụ nhu cầu
phòng ngừa. Keynes (1936) lập luận rằng nhu cầu phòng ngừa thứ nhất nhằm cung
cấp một khoản dự phòng cho những cơ hội thuận lợi hoặc giao dịch với giá hời
không thể dự đoán trước được trong tương lai, thứ hai nhằm đáp ứng trách nhiệm
chi trả tiền mặt tại những thời điểm cố định trong tương lai.
Các nghiên cứu dựa trên lập luận trên cho thấy các doanh nghiệp gặp phải hạn chế
tài chính, nắm giữ tiền mặt thường mang lại giá trị cao hơn so với các doanh nghiệp
khác. Almeida và cộng sự (2004) đã mô hình hóa nhu cầu về tài sản có tính lỏng
cao của doanh nghiệp để phát triển một phương pháp thực nghiệm mới nhằm kiểm
định tác động của các ràng buộc hạn chế lên chính sách của doanh nghiệp. Trong
bài nghiên cứu này, các tác giả cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy doanh nghiệp
gặp phải những ràng buộc hạn chế sẽ giữ lại tiền mặt và đầu tư vào các tài sản có
tính thanh khoản cao khi dòng tiền vào tăng. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng hàm ý
rằng các doanh nghiệp gặp phải khó khăn về tài chính có khuynh hướng gia tăng



Trang 8

mức độ nắm giữ tiền mặt theo những cú sốc của nền kinh tế trong khi những doanh
nghiệp bình thường không có hành vi này.
Han và Qiu (2007) mở rộng mô hình của Almeida và cộng sự (2004) nhằm phân
tích động cơ dự phòng và nắm giữ tiền mặt tại doanh nghiệp. Mô hình hai giai đoạn
đầu tư, với giả định rằng các doanh nghiệp không thể phòng ngừa rủi ro dòng tiền
tương lai một cách trực tiếp mà chỉ có thể phòng ngừa gián tiếp thông qua dự trữ
tiền mặt, cho thấy tiền mặt nắm giữ tại các doanh nghiệp gặp phải các ràng buộc
hạn chế tỏ ra nhạy cảm với biến động trong dòng tiền vì các ràng buộc hạn chế tạo
ra sự đánh đổi giữa đầu tư hiện tại và đầu tư trong tương lai. Nếu chú trọng đầu tư
máy móc hiện đại hơn, các ràng buộc hạn chế phát sinh khi huy động thêm nguồn
vốn vay sẽ khiến các cơ hội tăng trưởng tương lai trở nên khó khăn hơn trong việc
tìm kiếm nguồn tài trợ. Quan điểm của hai tác giả trên cho rằng tại các doanh
nghiệp gặp hạn chế về tài chính, gia tăng trong biến động dòng tiền sẽ làm tăng
lượng tiền mặt nắm giữ trong khi tại các doanh nghiệp không gặp phải các ràng
buộc hạn chế không có tác động này. Kết quả thực nghiệm của Han và Qiu (2007)
trong giai đoạn mẫu 1998-2002 ủng hộ cho lý thuyết của hai tác giả: lượng tiền mặt
nắm giữ tại các doanh nghiệp gặp phải các ràng buộc hạn chế gia tăng khi biến động
dòng tiền của các đơn vị này gia tăng.
Acharya và cộng sự(2007), Denis và Sibilkov(2010) tranh luận về vai trò của quản
trị tiền mặt như một công cụ phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp đối với các vấn đề
tài chính cũng như về rủi ro rút ruột, đặc biệt trong thời kì suy thoái kinh tế. Doanh
nghiệp nắm giữ tiền mặt như một công cụ phòng ngừa các cú sốc bất lợi của nền
kinh tế. Acharya và cộng sự (2007) mở rộng mô hình dựa trên lý thuyết cho rằng
tiền mặt là một khoản nợ âm, cụ thể hơn là một công cụ cho phép các doanh nghiệp
vấp phải các ràng buộc hạn chế có thể phòng ngừa tác động tiêu cực đến cơ hội đầu
tư tương lai bởi nguồn thu nhập thiếu hụt cũng tương tự như việc giảm thiểu nợ là
một cách hiệu quả để gia tăng đầu tư khi tương lai dòng tiền sẽ cải thiện hơn. Vì
vậy, doanh nghiệp có ràng buộc hạn chế sẽ ưu tiên gia tăng tiền mặt thay vì giảm nợ

nếu nhu cầu phòng ngừa của họ cao và ngược lại, ưu tiên giảm nợ thay vì tăng tiền


Trang 9

mặt nếu nhu cầu phòng ngừa thấp. Các tác giả đã tìm thấy bằng chứng củng cố cho
luận điểm của họ rằng doanh nghiệp sẽ tăng tiền mặt thay vì giảm nợ khi mối tương
quan giữa thu nhập hoạt động và cơ hội đầu tư thấp.
Nắm giữ tiền mặt có giá trị hơn tại các doanh nghiệp khó khăn tài chính hơn là các
doanh nghiệp bình thường khác. Mức độ nắm giữ tiền mặt sẽ cao hơn tại các doanh
nghiệp có mức đầu tư cao, kể cả doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính và doanh
nghiệp bình thường. Điều này phù hợp với lý thuyết đánh đổi và động cơ giao dịch
do nắm giữ tiền mặt có giá trị cao hơn tại các doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính
do chi phí huy động vốn đắt đỏ tại các doanh nghiệp này (Denis và Sibilkov, 2010).
Việc coi tiền mặt là một hàng rào bảo vệ doanh nghiệp trước ảnh hưởng của những
cú sốc đã được nhiều tác giả đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Opler và cộng
sự (1999) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy việc dòng tiền trở nên nhiều rủi ro hơn
và hạn chế trong việc tiếp cận thị trường vốn bên ngoài doanh nghiệp là những lí do
khiến các doanh nghiệp này nắm giữ nhiều tiền mặt hơn. Nhu cầu phòng ngừa cũng
cho thấy rằng các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt hơn sẽ nắm giữ nhiều tiền
mặt hơn vì khi cú sốc xảy ra các doanh nghiệp này có nguy cơ sẽ phải gánh chịu
nhiều thiệt hại hơn nếu lượng tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản cao lúc đó
không đảm bảo được cho các nhu cầu đầu tư vào các dự án tốt. Opler và cộng sự
(1999) cũng tìm ra bằng chứng củng cố cho quan điểm trên bằng cách sử dụng tỉ số
giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market-to-book ratios) và chi phí nghiên cứu
phát triển (R&D) để đại diện cho các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.
Lợi ích thứ thứ ba là vấn đề liên quan đến thuế. Foley và cộng sự (2007) tìm ra
rằng các doanh nghiệp tại Mỹ có động cơ để nắm giữ tiền mặt nhiều hơn với
nguyên nhân xuất phát từ thuế. Cụ thể, trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã
tìm thấy bằng chứng củng cố quan điểm cho rằng các doanh nghiệp đa quốc gia có

thu nhập từ nước ngoài sẽ gia tăng lượng tiền mặt nắm giữ ở các chi nhánh nước
ngoài nếu thuế đánh trên thu nhập chuyển về nước là đáng kể. Các doanh nghiệp
chịu gánh nặng thuế đánh trên dòng thu nhập chuyển về nước càng cao thì lượng


Trang 10

tiền mặt nắm giữ càng nhiều. Nhóm tác giả cũng tìm thấy rằng lượng tiền mặt gia
tăng cùng với thu nhập nước ngoài và hiệu ứng này rất rõ nét tại các doanh nghiệp
phải gánh chịu thuế đánh trên thu nhập hồi hương cao. Trong các bài nghiên cứu có
liên quan đến vấn đề này, nhiều tác giả tìm thấy rằng các doanh nghiệp đa quốc gia
có khuynh hướng nắm giữ tiền mặt tại các chi nhánh nước ngoài nhiều hơn so với
lượng tiền mặt nắm giữ tại chính quốc xét trên cùng một mức độ quy mô.
Chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại ngân
quỹ chủ yếu là lợi ích mất đi do doanh nghiệp lựa chọn nắm giữ tiền mặt và các
khoản tương đương tiền thay vì nắm giữ các tài sản có lãi suất khác. Mở rộng hơn
nữa, chi phí của nắm giữ tiền mặt cũng là lợi ích mất đi của việc từ bỏ dự án đầu tư
hiện tại để tích trữ cho tương lai.
Ferreira và Vilela (2004) tranh luận về tác động của một số yếu tố đến nắm giữ tiền
mặt theo lập luận của lý thuyết đánh đổi như sau:
Chi trả cổ tức.
Một doanh nghiệp đang thực hiện chi trả cổ tức có thể huy động tiền cho nhu cầu
một cách đơn giản và với chi phí thấp bằng việc giảm chi trả cổ tức. Các doanh
nghiệp không chi trả cổ tức không thể thực hiện như vậy, mà phải viện đến thị
trường vốn. Vì vậy, các doanh nghiệp chi trả cổ tức được kỳ vọng nắm giữ tiền mặt
ít hơn các doanh nghiệp không chi trả cổ tức.
Cơ hội đầu tƣ.
Chi phí cơ hội do thiếu hụt tiền mặt cao hơn tại các doanh nghiệp có cơ hội tăng
trưởng tốt do khoản mất mát vì đã bỏ qua những cơ hội đầu tư đáng giá. Vì vậy, các
doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt được kỳ vọng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.

Thanh lý tài sản.
Các tài sản có tính thanh khoản tốt được xem như một giải pháp thay thế tốt cho
tiền mặt trong những trường hợp thiếu hụt tiền mặt. Chi phí chuyển đổi tài sản
thành tiền là một yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền. Các


Trang 11

doanh nghiệp nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản tốt được kỳ vọng nắm giữ
tiền mặt ít hơn.
Đòn bẩy tài chính.
Hầu hết mọi người đều đồng tình rằng đòn bẩy tài chính làm gia tăng khả năng phá
sản do kế hoạch trả nợ dần dần bào mòn ngân quỹ của doanh nghiệp nếu không có
dòng tiền vào. Để giảm xác suất kiệt quệ tài chính, các doanh nghiệp có đòn bẩy tài
chính cao được kỳ vọng nắm giữ nhiều tiền mặt hơn. Tuy nhiên, hành động phát
hành thêm nợ cho thấy khả năng phát hành nợ của doanh nghiệp khá cao. Điều này
hàm ý các doanh nghiệp có khả năng phát hành nhiều nợ được kỳ vọng nắm giữ tiền
mặt thấp. Do vậy, mối quan hệ giữa tiền mặt và nợ vay khá mâu thuẫn.
Quy mô.
Mô hình nhu cầu tiền mặt của Miller và Orr (1969) chỉ ra rằng có yếu tố lợi thế quy
mô trong quản trị tiền mặt. Điều này có thể thúc đẩy doanh nghiệp lớn nắm giữ ít
tiền mặt. Bên cạnh đó, Peterson và Rajan (2003) cho rằng các khoản phí phát sinh
khi vay nợ không có quan hệ với mức độ vay nợ, hàm ý rằng các khoản phí này là
cố định. Do đó, huy động vốn tỏ ra đắt đỏ hơn với các doanh nghiệp nhỏ và thúc
đẩy các doanh nghiệp này nắm giữ nhiều tiền mặt. Hơn nữa Rajan và Zingales
(1995) chỉ ra rằng các doanh nghiệp lớn, nhờ lợi thế đa dạng hóa, ít có khả năng xảy
ra tình trạng kiệt quệ tài chính hơn.
2.1.2.

Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích cho việc nắm giữ tiền mặt


Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng doanh nghiệp sẽ ưa thích sử dụng tài trợ nội bộ
hơn tài trợ bên ngoài, ưa thích vay nợ hơn phát hành cổ phiếu. Myer (1984) và
Myer và Majluf (1984) cho thấy rằng các doanh nghiệp tuân theo một trật tự phân
hạng trong việc tài trợ vốn để tối thiểu hóa chi phí liên quan đến sự bất đối xứng
thông tin. Thứ tự này bắt đầu với các nguồn từ nội bộ và doanh nghiệp sẽ sử dụng
nguồn tài chính bên ngoài khi nguồn tài trợ bên trong đã cạn kiệt. Myer (1984) đề
xuất rằng những doanh nghiệp ưa thích việc tài trợ vốn từ bên ngoài dưới hình thức


Trang 12

sử dụng nợ hơn là phát hành cổ phiếu, vì nợ có chi phí thông tin thấp hơn tài trợ
bằng cổ phần. Lý thuyết này cho rằng không có một mức tối ưu trong việc nắm giữ
tiền mặt tại doanh nghiệp mà tiền mặt được xem như một bước đệm giữa lợi nhuận
giữ lại và nhu cầu đầu tư. Khi lợi nhuận giữ lại có thể trang trải nhu cầu đầu tư, các
doanh nghiệp sẽ sử dụng lợi nhuận này để đầu tư, trả nợ và tích trữ. Trường hợp lợi
nhuận giữ lại không đủ, doanh nghiệp sẽ sử dụng đến tiền mặt nắm giữ và sau đó là
phát hành nợ. Cùng quan điểm trên, Dittmar và cộng sự (2003) cũng cho rằng tiền
mặt là kết quả của những hình thức tài trợ khác nhau theo mô hình phân cấp về tài
trợ vốn. Ferreira và Vilela (2004) cho rằng tiền mặt có thể được sử dụng tài trợ đầu
tư, để trả nợ doanh nghiệp và cuối cùng là dự trữ. Dittmar và cộng sự (2003) cũng
phát hiện rằng các doanh nghiệp với dòng tiền ở mức cao là những doanh nghiệp
phân phối cổ tức, sử dụng nợ để tài trợ hoạt động và kết quả của tích trữ tiền mặt.
Ferreira và Vilela (2004) tranh luận về tác động của một số yếu tố đến nắm giữ tiền
mặt theo lập luận của lý thuyết trật tự phân hạng như sau:
Đòn bẩy tài chính.
Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nợ sẽ gia tăng dần khi nhu cầu tài trợ cho cơ hội
đầu tư vượt quá lợi nhuận giữ lại và giảm trong trường hợp ngược lại. Nắm giữ tiền
mặt thì ngược lại, giảm dần khi nhu cầu đầu tư vượt lợi nhuận giữ lại và tăng khi

nhu cầu đầu tư thấp hơn lợi nhuận giữ lại. Do đó, mối quan hệ giữa đòn bẩy tài
chính và nắm giữ tiền mặt được kỳ vọng ngược chiều.
Quy mô.
Opler và cộng sự (1999) cho rằng các doanh nghiệp lớn, sau khi kiểm soát yếu tố
đầu tư thường thành công hơn và vì thế nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.
2.1.3.

Lý thuyết dòng tiền tự do giải thích cho việc nắm giữ tiền mặt

Lý thuyết dòng tiền tự do cho rằng Chi phí đại diện có ảnh hưởng lớn đến mức độ
nắm giữ tiền mặt.


Trang 13

Jensen (1986) cho rằng nhà quản lý có động cơ tích trữ tiền mặt để tăng tài sản
nhằm gia tăng quyền lực. Với lượng tiền mặt có sẵn, nhà quản lý có thể ko cần huy
động vốn từ thị trường vốn bên ngoài và không cần cung cấp thông tin về các dự án
đầu tư của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà quản lý có thể thực hiện các dự án gây thiệt
hại cho lợi ích của cổ đông. Trong bài nghiên cứu của mình, Jensen(1986) đã đề cập
đến vấn đề đại diện phát sinh từ mâu thuẫn giữa nhà quản lý thuê ngoài và các chủ
sở hữu. Thông thường, nhà quản lý bảo thủ sẽ có xu hướng giữ lại tiền mặt thay vì
chi trả cho cổ đông ngay cả khi doanh nghiệp không có cơ hội đầu tư tốt. Hành
động này có nguy cơ dẫn đến đầu tư quá mức, lãng phí hoặc không hiệu quả gây
nên thiệt hại cho cổ đông. Lượng tiền mặt nắm giữ tăng thêm do nguyên nhân này
có thể được ước tính như lượng tiền dư ra so với tính toán từ mô hình dự liệu số
lượng tiền mặt đủ đáp ứng cho nhu cầu giao dịch và phòng ngừa. Dittmar và cộng
sự (2003) tìm thấy bằng chứng từ mô hình hồi quy chéo giữa các quốc gia củng cố
cho kết luận các doanh nghiệp tại các quốc gia có chi phí đại diện cao nắm giữ
nhiều tiền mặt hơn. Doanh nghiệp tại các quốc gia có mức độ bảo vệ quyền lợi của

cổ đông thấp nắm giữ gần như gấp đôi lượng tiền mặt so với các doanh nghiệp đặt
tại các quốc gia có luật pháp bảo vệ cổ đông chặt chẽ.
Tiếp nối và phát triển chủ đề trên, Pinkowitz và cộng sự (2006) chỉ ra rằng giá trị
của tiền mặt nắm giữ giảm trong các doanh nghiệp có tồn tại vấn đề đại diện giữa cổ
đông trong và ngoài doanh nghiệp. Dittmar và Smith(2007) cung cấp bằng chứng
củng cố quan điểm cho rằng nhà quản lý bảo thủ thường ưa thích nắm giữ tiền mặt
vượt mức tại ngân quỹ của doanh nghiệp và đồng thời cũng sử dụng chúng một
cách rất chóng vánh trong các thương vụ mua bán, sáp nhập tốn kém mà phần lớn
hiệu quả không cao.
Đòn bẩy tài chính.
Đòn bẩy tài chính thấp không phải chịu nhiều áp lực quản lý, cho phép nhà quản trị
có nhiều quyền hành hơn. Vì vậy, đòn bẩy tài chính được kỳ vọng có quan hệ
ngược chiều với nắm giữ tiền mặt.


Trang 14

Quy mô.
Doanh nghiệp càng lớn thì cổ đông càng phân tán, tạo điều kiện cho nhà quản trị
nắm giữ nhiều quyền lực hơn. Thêm vào đó, doanh nghiệp lớn thường không phải là
mục tiêu thâu tóm do đòi hỏi nguồn lực rất lớn để thực hiện thâu tóm thành công.
Vì vậy, doanh nghiệp lớn được xem như có nhiều khả năng cho việc đầu tư tùy tiện,
dẫn đến mức độ nắm giữ tiền mặt cao để tiện sử dụng cho các mục đích đầu tư này.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kỳ vọng theo lý thuyết
Yếu tố

Lý thuyết đánh
đổi

Đòn bẩy tài chính

Chi trả cổ tức

-

Thanh khoản

-

Khả năng sinh lợi

-

Quy mô

Lý thuyết trật tự
phân hạng

Lý thuyết dòng
tiền tự do

-

-

+
+

+

Nguồn: Ferreira và Vilela (2004)

Các nghiên cứu trƣớc đây

2.2.

Nghiên cứu về chủ đề nắm giữ tiền mặt và các tài sản lỏng đã được thực hiện bởi rất
nhiều nhà nghiên cứu, tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và trên nhiều khía cạnh.
Luận văn trình bày tóm tắt một số bài nghiên cứu được tham khảo như sau:
2.2.1.

Nghiên cứu về mô hình xác định mức độ nắm giữ tiền mặt

 Baumol (1952). Động cơ giao dịch của nắm giữ tiền mặt : Tiếp cận theo lý
thuyết hàng tồn kho:
Baumol dựa trên quan điểm về mối tương đồng giữa lý thuyết quản trị hàng tồn
kho và lý thuyết quản trị tài chính để xây dựng mô hình xác định mức độ nắm
giữ tiền mặt. Hàng tồn kho của một doanh nghiệp được tích trữ nhằm sẵn sàng
phục vụ một số mục đích như sản xuất, buôn bán, trao đổi, sửa chữa,… Tiền
mặt có thể xem như một dạng hàng tồn kho đặc biệt dùng cho mục đích trao đổi


Trang 15

tức thời. Do đó, lý thuyết quản trị hàng tồn kho có thể được áp dụng cho quản
trị tiền mặt mà cụ thể là xây dựng mô hình xác định mức độ “tồn kho” tiền mặt
tối ưu dựa trên mô hình quản trị hàng tồn kho (Baumol,1952).
Mô hình đơn giản dựa trên hành vi hợp lý của một cá nhân (mà mở rộng ra là
doanh nghiệp) khi quyết định mức độ nắm giữ tiền mặt như sau:
Một người cần chi trả “T” USD mỗi năm, anh ta huy động bằng cách vay hoặc
rút từ khoản đầu tư với chi phí cơ hội (lãi suất) “i” trên mỗi đồng USD trong
mỗi kỳ. Giả sử “C” là số tiền anh ta huy động định kỳ với phí giao dịch là “b”.

Như vậy, ta có công thức tính tổng chi phí giao dịch của anh ta như sau:
( )
Với T, i, b được giả định không đổi, anh ta chỉ có thể lựa chọn C sao cho chi
phí gánh chịu là thấp nhất. Lấy đạo hàm (1) = 0 ta có :


 Miller và Orr (1966). Một mô hình về mức cầu tiền mặt của doanh nghiệp:
Trên cơ sở tham khảo mô hình của Baumol (1952), Miller và Orr phát triển
thêm các giả định bổ sung về chi phí chuyển đổi qua lại giữa các tài sản mang
lại lợi tức hàng ngày và tiền mặt, trong đó nhấn mạnh đến chi phí chuyển đổi
này không cố định.
2.2.2.

Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nắm giữ tiền mặt

 Nadiri (1969). Yếu tố tác động đến tài khoản tiền mặt thực của các doanh
nghiệp Mỹ hoạt động tại ngành sản xuất:
Bài nghiên cứu trên nhằm đáp ứng hai mục tiêu chính sau: Thứ nhất, tác giả
muốn xây dựng một lý thuyết về nhu cầu tiền mặt của ngành sản xuất dựa trên
mô hình hành vi kinh doanh hợp lý. Thứ hai là đo lường hàm cầu về nắm giữ
tiền mặt. Nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ với dữ liệu của các doanh nghiệp


×