Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đến xuất khẩu các mặt hàng nông sản của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ QUỲNH HOA

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) ĐẾN XUẤT KHẨU
CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh -Năm 2017



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ QUỲNH HOA

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) ĐẾN XUẤT KHẨU
CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 60340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Võ Thanh Thu

Thành phố Hồ Chí Minh -Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do lên
xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam” là kết quả của quá trình nghiên cứu
khoa học độc lập và nghiêm túc của bản thân. Các số liệu trong luận văn được thu thập
từ thực tế và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan và
chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Tác giả: Lê Quỳnh Hoa


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC ĐỒ THỊ
DANH MỤC PHỤ LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 1

1.1.

Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.......................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4

1.5.

Điểm mới của luận văn ....................................................................................... 4

1.6.

Kết cấu luận văn ................................................................................................. 5

CHƯƠNG 2.
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 7


Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 7

2.1.1.

Khái niệm về nông sản................................................................................. 7

2.1.2.

Những khái niệm và đặc điểm của các hiệp định thương mại tự do ........... 8

2.2.

Nền tảng lý thuyết về thương mại quốc tế........................................................ 10

2.2.1.

Lý thuyết về thương mại quốc tế và lợi thế cạnh tranh ............................. 10

2.2.2.

Các mô hình đánh giá tác động của các FTA đến nền kinh tế .................. 13


2.2.3.
2.3.

Lý thuyết lực hấp dẫn trong thương mại song phương.............................. 15

Tổng quan của các FTA mà Việt Nam tham gia và cam kết về nông sản ....... 17


2.3.1.

Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) .......................................... 20

2.3.2.

Hiệp định đối tác kinh tế ASEAN –Trung Quốc (ACFTA) ..................... 21

2.3.3.

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ........... 22

2.3.4.

Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) .................. 23

2.3.5.

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ (AITIG) .................... 24

2.3.6.

Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc -New Zealand (AANZFTA) .... 24

2.3.7.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA) .................... 25

2.4.


Lược khảo các nghiên cứu về mô hình lực hấp dẫn và kết quả nghiên cứu..... 26

2.4.1.

Các nghiên cứu tại nước ngoài .................................................................. 26

2.4.2.

Các nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................... 27

2.5.

Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 29

2.5.1.

Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................... 29

2.5.2.

Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 31

CHƯƠNG 3.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................. 32

3.1.

Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 32


3.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 32

3.3.

Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 34

3.3.1.

Phương pháp thống kê mô tả ..................................................................... 34

3.3.2.

Phân tích các chỉ số thương mại ................................................................ 34

3.3.3.

Phương pháp phân tích tương quan ........................................................... 35

3.3.4.

Phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng- PPML ............................... 36

3.4.

Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 37

CHƯƠNG 4.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 45


4.1.

Tổng quan về thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam................... 45

4.1.1.

Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam.............. 45

4.1.2.

Tình hình xuất khẩu theo ngành hàng của Việt Nam ................................ 46

4.1.3.

Tình hình xuất khẩu theo thị trường của Việt Nam ................................... 47

4.2.

Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam ........................................................ 49

4.2.1.

Tổng quan về xuất khẩu nông sản của Việt Nam ...................................... 49

4.2.2.


Thực trạng xuất khẩu theo từng nhóm nông sản của Việt Nam ................ 51

4.2.3.

Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các thị trường ........... 52

4.3.

Phân tích lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu nông sản Việt Nam ....................... 54

4.3.1.

Sự tương đồng trong xuất khẩu nông sản .................................................. 54

4.3.2.

Lợi thế so sánh bộc lộ của các mặt hàng nông sản .................................... 56

4.4.

Kết quả phân tích định lượng và mô hình lực hấp dẫn..................................... 60

4.4.1.

Phân tích thống kê mô tả............................................................................ 60

4.4.2.

Phân tích tương quan ................................................................................. 62


4.4.3.

Ước lượng tác động theo PPML ................................................................ 63

4.5.

Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................... 65

4.5.1.

Phân tích các nhân tố tác động đến giá trị nông sản xuất khẩu VN: ......... 65

4.5.2.

Tác động của các FTA đến xuất khẩu nông sản Việt Nam ....................... 67

4.5.3.

Tác động của chất lượng nông sản ............................................................ 75

CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 79

5.1.

Kết luận............................................................................................................. 79

5.2.


Hàm ý chính sách ............................................................................................. 80

5.2.1.

Đối với chủ trương và chính sách của nhà nước ....................................... 80

5.2.2.

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân ........................................... 82

5.2.3.

Đối với từng FTA ...................................................................................... 83


5.3.

Hạn chế của luận văn ........................................................................................ 84

5.4.

Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

93


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích
AANZFTA
ACFTA
AFTA
AIFTA
AJCEP
AKFTA
ASEAN
EAEU
FAO
FTA
KN XNK
RCEP
TPP
VCFTA
VJEPA
VKFTA
VN
WTO

Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-AustraliaNew Zealand
Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốc
Hiệp định thương mại tự do ASEAN
Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Ấn Độ
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản
Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Hàn Quốc
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Liên minh Kinh tế Á Âu
Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc
Hiệp định thương mại tự do

Kim ngạch xuất nhập khẩu
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giữa ASEAN và 6 đối
tác đã có FTA với ASEAN
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
Việt Nam
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1 Sơ lược các FTA mà Việt Nam tham gia ....................................................... 19
Bảng 2-2 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu về nông
nghiệp từ các nghiên cứu trước đây ............................................................................... 29
Bảng 3-1 Nguồn thu thập dữ liệu tính toán .................................................................... 33
Bảng 3-2 Tóm tắt các biến độc lập trong mô hình lực hấp dẫn ..................................... 43
Bảng 4-1 Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam theo Châu lục từ 1997-2015 .............. 48
Bảng 4-2: Các thị trường nhập khẩu nông sản từ Việt Nam lớn nhất từ năm 1997 đến
2015 ................................................................................................................................ 53
Bảng 4-3 Chỉ số tương đồng xuất khẩu (ES) ngành nông sản của Việt Nam với các đối
tác của ASEAN+1 .......................................................................................................... 55
Bảng 4-4 Chỉ số lợi thế so sánh bộc lộ (RCA) theo các mặt hàng nông sản của các quốc
gia ASEAN và ASEAN+1 trong năm 2015 ................................................................... 57
Bảng 4-5 Thống kê mô tả các biến quan sát .................................................................. 60
Bảng 4-6 Hệ số tương quan từng cặp theo Pearson ....................................................... 62
Bảng 4-7 Kết quả tác động của các biến theo PPML..................................................... 64


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 2-1 Số lượng các Hiệp định khu vực toàn thế giới giai đoạn 1948-2017 ............. 9
Đồ thị 2-2 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ....................................................... 31
Đồ thị 4-1 Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam từ 1997
đến 2015 ......................................................................................................................... 45
Đồ thị 4-2 Giá trị xuất khẩu nông sản của thế giới và Việt Nam................................... 49
Đồ thị 4-3 Cán cân thương mại nông sản Việt Nam giai đoạn 1997-2015.................... 50


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 Các quốc gia có KN XNK lớn nhất với Việt Nam năm 2015
PHỤ LỤC 2 Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp của Việt Nam
PHỤ LỤC 3 Khung thời gian trong CEPT dành cho các nước thành viên
PHỤ LỤC 4 Các cam kết của đối tác trong FTA mà Việt Nam tham gia
PHỤ LỤC 5 KN XNK theo mặt hàng của Việt Nam theo SITC phiên bản 3
PHỤ LỤC 6 Cơ cấu xuất khẩu nông sản theo mặt hàng trong SITC phiên bản 3
PHỤ LỤC 7 Tổng giá trị nhập khẩu nông sản từ Việt Nam của các quốc gia
PHỤ LỤC 8 Trung bình GDP của các quốc gia giai đoạn 1997-2015
PHỤ LỤC 9 Quy mô GDP của Việt Nam qua các năm
PHỤ LỤC 10 Quy mô dân số trung bình của các quốc gia giai đoạn 1997-2015
PHỤ LỤC 11 Quy mô dân số của Việt Nam qua các năm
PHỤ LỤC 12 Khoảng cách trung bình giữa Việt Nam và quốc gia
PHỤ LỤC 13 Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam qua các năm
PHỤ LỤC 14 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang các
thị trường trước và sau FTA có hiệu lực
PHỤ LỤC 15 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang ASEAN (1997-2015)
PHỤ LỤC 16 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Hàn Quốc (1997-2015)
PHỤ LỤC 17 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản (1997-2015)
PHỤ LỤC 18 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc (1997-2015)
PHỤ LỤC 19 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Ấn Độ (1997-2015)



PHỤ LỤC 20 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang New Zealand (1997-2015)
PHỤ LỤC 21 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Úc (1997-2015)
PHỤ LỤC 22 Kết quả ước lượng của Mô hình 1 trong STATA
PHỤ LỤC 23 Kết quả ước lượng của Mô hình 2 trong STATA
PHỤ LỤC 24 Kết quả ước lượng của Mô hình 3 trong STATA
PHỤ LỤC 25 Kết quả ước lượng của Mô hình 4 trong STATA
PHỤ LỤC 26 Kết quả ước lượng của Mô hình 5 trong STATA
PHỤ LỤC 27 Kết quả ước lượng của Mô hình 6 trong STATA
PHỤ LỤC 28 Kết quả ước lượng của Mô hình 7 trong STATA
PHỤ LỤC 29 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra mức độ tác động của các Hiệp định
thương mại tự do (FTA) đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam và đưa ra các
hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả của việc tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định đó.
Trên cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế cũng như kết quả lược khảo các nghiên cứu

trước đây, tác giả đã sử dụng mô hình lực hấp dẫn với phương pháp ước lượng tối đa
hóa khả năng Poisson (PPML) nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Để kiểm định mô hình
nghiên cứu và đo lường kiểm định, nghiên cứu đã được thực hiện với dữ liệu bảng gồm
212 quốc gia từ năm 1997 đến 2015. Kết quả kiểm định cho thấy trong các biến thuộc
về nền kinh tế thì GDP và dân số của quốc gia nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, số dân
của Việt Nam có tác động thuận chiều đến kim ngạch xuất khẩu nông sản. Ngược lại,
GDP của Việt Nam, khoảng cách vật lý và rào cản hải quan có tác động ngược chiều
đến việc xuất khẩu mặt hàng này. Cuối cùng, các biến về tỷ giá hối đoái và biến giả của
việc có chung biên giới lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này.
Kết quả ước lượng tác động của các Hiệp định khu vực chỉ ra rằng các FTA
không phải lúc nào cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế như kỳ vọng ban đầu và mức

độ tác động của nó đến việc xuất khẩu nông sản cũng khác nhau. Cụ thể, AFTA và
WTO có tác động thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu nông sản nhưng còn ở mức thấp.
Ngược lại, các Hiệp định thương mại giữa ASEAN với Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ,
Hàn Quốc, Úc và New Zealand, và VJEPA (Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam Nhật Bản) lại làm giảm giá trị xuất khẩu nông sản do có cạnh tranh giữa nông sản Việt
Nam với các sản phẩm của quốc gia đó và các thành viên của ASEAN. Bên cạnh đó,
các nước ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu nghiêm ngặt hơn về chất lượng sản phẩm
trong khi nông sản Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu thô và giá trị gia tăng không cao.
Vì vậy, phải có sự phối hợp giữa chính phủ, người nông dân và doanh nghiệp
xuất khẩu để nông sản Việt đáp ứng các điều kiện hưởng các ưu đãi từ những FTA này.


Tuy nhiên, doanh nghiệp và nông dân vẫn giữ vai trò chủ yếu và quan trọng nhất trong
việc cải tiến chất lượng, nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu và tìm kiếm các thị trường
phù hợp để tăng khả năng tận dụng ưu đãi của các FTA mà Việt Nam tham gia.


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Thế kỉ 21 đã và đang mở ra một làn sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do
(FTA) mạnh mẽ trên khắp thế giới và không nằm ngoài xu thế hội nhập đó, trong
những năm qua Việt Nam đã rất nỗ lực, tích cực tham gia ký kết nhiều FTA, nhằm
mở ra nhiều cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, có thể
nói, nông sản - sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam là nội dung được quan
tâm nhiều và chịu tác động mạnh mẽ nhất từ các Hiệp định này. Cụ thể, theo số liệu
báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam năm 2016, giá trị nông sản xuất khẩu của
Việt Nam đạt mức cao kỷ lục lên đến 32.1 tỷ USD và những sản phẩm xuất khẩu
nông sản chủ lực của Việt Nam đã có vị thế cao trên trường quốc tế. Nhiều mặt
hàng nông nghiệp của Việt Nam được các quốc gia trên thế giới ưa chuộng như: Cà

phê Tây Nguyên, gạo Cần Thơ, tiêu Phú Quốc, chuối Lào Cai, chôm chôm Java,
chè Shan Tuyết, Ô Long, Tân Cương... đã và đang được xuất khẩu sang các thị
trường trọng điểm bao gồm Hoa Kỳ, thị trường Châu Âu, Nga, ASEAN, Trung
Quốc và các nước Đông Âu, Châu Phi…
Nông sản được đánh giá là sản phẩm được nhiều quốc gia bảo hộ mạnh mẽ trong
thương mại giữa các nước và việc đạt được thoả thuận về mở cửa thị trường và xóa
bỏ trợ cấp cho loại hàng hoá này là điều không dễ dàng. Do đó, các lý thuyết kinh tế
và nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng thương mại tự do sẽ tạo nền tảng để phát triển
nền kinh tế và các quốc gia cũng kỳ vọng các FTA sẽ đem lại hiệu quả tích cực khi
họ tham gia vào bàn đàm phán. Nhưng bằng chứng về sự tác động của các Hiệp
định khu vực đến từng ngành hàng cụ thể lại không rõ ràng, nhất là khi nội dung ưu
đãi trong các FTA là dành cho một số mặt hàng thế mạnh chứ không phải tất cả các
đối tượng thương mại. Bên cạnh đó, FTA yêu cầu các quốc gia giảm hàng rào thuế
quan và tự do hóa thương mại nhiều hơn nhưng thực tế, các nước lại tăng sử dụng
những biện pháp phi thuế quan “tinh vi” hơn như quy tắc xuất xứ, yêu cầu về chất
lượng, kỹ thuật hay an toàn vệ sinh thực phẩm,... Vì vậy, việc xác định hiệu quả thật
sự của các FTA là rất phức tạp và thách thức đặt ra cho các nhà nghiên cứu là làm


2

sao xác định được mức độ tác động của các FTA đã thực thi đến kim ngạch xuất
khẩu nông sản.
Hiện nay, dù rất nhiều chuyên gia đã đưa ra những đánh giá khác nhau về mức
độ tác động của các Hiệp định đến nền kinh tế Việt Nam; nhưng, có rất ít nghiên
cứu chuyên sâu và đo lường định lượng các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động
của các FTA này đến sản lượng nông sản xuất khẩu. Trên thế giới, mô hình lực hấp
dẫn (gravity model) đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng như là một công cụ hiệu
quả để đo lường sự ảnh hưởng của các FTA đến dòng chảy thương mại quốc gia và
mỗi tác giả đã đưa vào các biến độc lập khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thương

mại của từng quốc gia. Trong bài nghiên cứu, mô hình lực hấp dẫn được dùng để đo
lường mức độ ảnh hưởng của các FTA đến giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam từ
năm 1997 đến 2015. Do vậy, nghiên cứu “Ảnh hưởng của các Hiệp định thương
mại tự do (FTA) lên xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam” sẽ được chọn
làm nghiên cứu trong đề tài này.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Xác định các FTA có tác động đến giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam.
- Xác định mức độ tác động của các Hiệp định này đến giá trị xuất khẩu của nông
sản Việt Nam.
- Đưa ra hàm ý chính sách chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc tận dụng các
ưu đãi trong FTA.
Nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi sau:
- Các FTA nào tác động đến giá trị nông sản xuất khẩu? Trong đó, FTA nào tác
động mạnh mẽ nhất và ít tác động nhất đến xuất khẩu nông sản?
- Hàm ý chính sách nào được đề xuất để nâng cao hiệu quả của việc tận dụng các ưu
đãi trong FTA?


3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia có hiệu lực thực
thi trên 2 năm.

-


Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: Đánh giá tác động của các Hiệp định FTA đến kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm nông sản.

-

Về không gian: Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các quốc gia
(212 quốc gia).

-

Về thời gian: từ năm 1997 đến 2015 (19 năm)

Trong phạm vi của bài luận văn, những Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực
trên 2 năm sẽ được đánh giá tác động bao gồm: AFTA, ASEAN+1(ASEAN với
Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand, Hàn Quốc), VJEPA và WTO.
Các FTA chưa có hiệu lực và trong quá trình đàm phán sẽ không được phân tích và
đưa vào mô hình (gồm: TPP, RCEP, ASEAN -Hồng Kông, EVFTA, VN – EFTA,
VN- Israel). Bên cạnh đó, FTA giữa Việt Nam và EAEU bắt đầu thực thi từ năm
2016, FTA Việt Nam và Hàn Quốc mới chỉ có hiệu lực từ năm 2015 và Việt NamChi Lê năm 2014 vì vậy chưa đủ dữ liệu về giá trị nông sản xuất khẩu để đo lường
tác động của hai Hiệp định này.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn thứ cấp uy tín bao gồm Cơ sở dữ
liệu thương mại của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade- />dữ liệu của Ngân hàng thế giới (Worldbank- dữ liệu của
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF’s International Finance Statistics (IFS)), bản đồ thế giới
(World map- chỉ số về phát triển của
Ngân hàng thế giới (Worldbank’s World Development Indicators (WDI)), website

của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO- Tổng cục Thống
kê Việt Nam và Tổng cục Hải quan Việt Nam.


4

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã tiến hành lược khảo lý thuyết và các bài nghiên cứu có liên quan để
xác định, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát phù hợp với hoàn cảnh của Việt
Nam. Tiếp đó, tác giả sử dụng phân tích định lượng bằng mô hình lực hấp dẫn
(Gravity model) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các FTA đến giá trị nông sản
xuất khẩu của Việt Nam.
Việc thu thập số liệu cho nghiên cứu này được lấy từ số liệu xuất khẩu nông sản của
Việt Nam sang 212 quốc gia trên thế giới từ năm 1997 đến 2015. Đề tài sử dụng
phần mềm STATA để phân tích dữ liệu bảng qua các năm và ước lượng tối đa hóa
khả năng (Poisson pseudo maximum likelihood - PPML) thay cho ước lượng hồi
quy bình phương nhỏ nhất (OLS) vì ước lượng PPML khắc phục được nhược điểm
nếu giá trị thương mại nông sản của Việt Nam với một quốc gia bằng không. Bên
cạnh đó, nhằm khắc phục các vấn đề tiềm ẩn do tính liên kết theo thời gian và đặc
trưng quốc gia, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng vững với trọng số từ quốc
gia và thời gian.
1.5. Điểm mới của luận văn
Thứ nhất, đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu định lượng về đánh giá tác
động của các FTA đến hoạt động xuất khẩu một nhóm ngành hàng của Việt Nam,
cụ thể là nông sản. Trong đó, mô hình lực hấp dẫn (gravity model) đã được kiểm
chứng trên thế giới là mô hình hiệu quả nhất để đo lường xu hướng thương mại, ở
Việt Nam, có nhiều tác giả đã sử dụng mô hình này nhưng chỉ dừng lại đo lường
ảnh hưởng của các Hiệp định đến nền kinh tế và kim ngạch xuất nhập khẩu nói
chung.
Thứ hai, phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng Poisson (PPML) theo ước

lượng vững được tác giả sử dụng để khắc phục nhược điểm quan sát bằng không
của phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và những vấn đề liên quan đến liên
kết về thời gian và đặc trưng của quốc gia. Đây là phương pháp phân tích còn khá
mới đối với các nghiên cứu ở Việt Nam.


5

Thứ ba, dữ liệu đo lường được lấy từ năm 1997 đến 2015 (19 năm) từ các
nguồn uy tín và giai đoạn đủ dài để mang tính tổng quát, đo lường đầy đủ giá trị
xuất khẩu ngành nông nghiệp Việt Nam.
Cuối cùng, trong nghiên cứu này tác giả thực hiện đánh giá đồng thời và toàn
diện tác động của các FTA đã có hiệu lực thực thi trước 2015, trong khi những
nghiên cứu trước chỉ đánh giá tác động riêng biệt của một số Hiệp định thương mại
đến nền kinh tế. Đây cũng chính là điểm mới nổi bật của đề tài này.
1.6. Kết cấu luận văn
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu. Chương 1 trình bày tổng quan về nghiên cứu,
tính cấp thiết và mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu để đưa ra cái nhìn ban đầu
về đề tài. Từ đó, nêu lên những điểm mới của luận văn và phương pháp sử dụng sẽ
đánh giá hiệu quả tác động của Hiệp định.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày những khái niệm liên quan đến
nông sản, các Hiệp định thương mại tự do và lý thuyết về thương mại quốc tế. Bên
cạnh đó, chương này còn nêu lên các phương pháp khác nhau để xác định ảnh
hưởng của FTAs đến xuất khẩu nông sản, và chọn ra phương pháp tối ưu nhất. Từ
mô hình lựa chọn, tác giả lược khảo các nghiên cứu liên quan để tìm ra những
khoảng trống trong nghiên cứu và đề xuất các biến đưa vào nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3 đi sâu vào việc thiết kế mô hình,
mô tả và diễn giải biến phụ thuộc và các biến độc lập trong nghiên cứu, phân tích
định lượng để đo lường các FTA của Việt Nam tác động như thế nào đến nông sản
xuất khẩu bằng mô hình lực hấp dẫn theo phương pháp phân tích PPML.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trong chương này, tác giả đánh giá
thực trạng xuất khẩu nói chung và tình hình nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang
các nước từ 1997 đến 2015 theo từng nhóm mặt hàng và theo quốc gia. Dựa vào kết
quả ước lượng PPML để đo lường mức độ tác động của các FTA và tìm ra hiệp
định nào có tác động mạnh nhất và yếu nhất đến giá trị nông sản xuất khẩu và phân
tích các nguyên nhân.


6

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này tóm tắt lại kết quả nghiên
cứu của đề tài, qua đó đề xuất một số chính sách nhằm tăng hiệu quả tác động của
các Hiệp định lên xuất khẩu nông sản Việt Nam.


7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm về nông sản
Mặt hàng nông sản được định nghĩa khác nhau và chưa có sự thống nhất về khái
niệm giữa Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc, Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Định nghĩa của Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc1

-

Sản phẩm nông nghiệp bao gồm các loại cây trồng, vật nuôi và những sản
phẩm từ chúng giúp ích cho con người được chia thành 4 nhóm chính như sau:
• Thức ăn: các loại hạt, ngũ cốc như lúa, gạo, lúa mỳ, ngô, các loại đậu, củ,

rau, quả, thịt và các sản phẩm từ sữa, mật ong...
• Nhóm cung cấp xơ, sợi: các loại cây bông, len, tơ tằm, hoặc làm từ tre nứa...
• Nhóm nguyên liệu như: rượu từ gạo, ngô, đường mía và các sản phẩm phụ...
• Các nguyên liệu thô: gồm những sản phẩm nông nghiệp dùng để tạo ra sản
phẩm nông nghiệp khác như thức ăn gia súc,...
-

Quan điểm về nông sản trong Hiệp định nông nghiệp (AOA) của WTO:

Trong quy định của WTO, sản phẩm nông nghiệp được định nghĩa trong phụ lục 1
của Hiệp định Nông nghiệp của WTO (AOA) gồm: Tất cả sản phẩm thuộc hệ thống
thuế mã HS (hệ thống hài hòa theo mã số thuế) từ chương I đến chương XXIV, trừ
các sản phẩm từ cá và rải rác ở các chương khác2, không gồm các sản phẩm lâm
nghiệp. Định nghĩa sản phẩm nông nghiệp được chia thành các nhóm như sau:


Nhóm nông sản cơ bản như bột mỳ, lúa, gạo, động vật sống, sữa, cà phê, hồ
tiêu, chè, hạt điều, rau quả tươi, …



Nhóm mặt hàng đã qua chế biến từ nông sản như sản phẩm từ sữa, bánh kẹo,
xúc xích, thức uống, thuốc lá, bia, rượu, bông xơ, da động vật thô…



Các sản phẩm phái sinh gồm bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt, …

Website của Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO)
“ />2

Hiệp định nông nghiệp (AOA) của WTO truy cập tại trang
“ ngày 10/7/2017
1


8

-

Khái niệm của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:
Định nghĩa về nông sản của Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với quy

định trong WTO và các tổ chức khác. Trong đó, theo cách phân loại này chỉ có tính
chất tương đối, nông nghiệp bao gồm cả hoạt động nông nghiệp (chăn nuôi, trồng
trọt), thủy sản và lâm nghiệp, trong khi những ngành liên quan đến chế biến nông
lâm thủy sản lại thuộc vào ngành công nghiệp chế biến.3
Từ các quan điểm về nông sản trên, có thể kết luận mỗi tổ chức và quốc gia
có định nghĩa khác nhau. Vì vậy, để thuận tiện cho việc thu thập dữ liệu nghiên cứu,
sản phẩm nông sản được định nghĩa theo phân loại của danh mục tiêu chuẩn ngoại
thương – SITC, là những sản phẩm thu được từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, bao
gồm cả hoạt động chế biến những sản phẩm này (bao gồm cả ngư nghiệp và lâm
nghiệp). Đây là khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này.
Theo SITC phiên bản thứ 3, nhóm hàng nông sản (theo phân loại 1 chữ số)
được đưa vào trong mô hình nghiên cứu bao gồm:
• SITC 0: lương thực, thực phẩm và thực phẩm sống;
• SITC 1: thuốc lá và đồ uống;
• SITC 2: nguyên vật liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu. Trong
nhóm này, nông sản sẽ không bao gồm nhóm SITC 27 (phân bón thô,
khoáng sản) và SITC 28 (quặng kim loại và kim loại phế liệu);
• SITC 4: sáp động vật, sáp thực vật, và dầu mỡ.

2.1.2. Những khái niệm và đặc điểm của các hiệp định thương mại tự do
Trong WTO, Hiệp định thương mại tự do được định nghĩa là “Hiệp định
được ký kết giữa hai hay nhiều quốc gia để tạo ra một khu vực thương mại tự do mà
ở đó hàng hóa, dịch vụ và các nguồn lực được lưu thông qua biên giới mà không bị
rào cản về thuế quan và phi thuế quan”4.
Hiệp định thương mại tự do yêu cầu các quốc gia thành viên phải cam kết
loại bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào về thuế quan, phi thuế quan trong tất cả lĩnh vực
Tóm tắt Hiệp định nông nghiệp trong WTO, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI (2010)
Website của Trung tâm WTO -VCCI: “ - đăng ngày 1/12/2015
3
4


9

về hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động và sở hữu nhà
nước... Các nước tham gia vào các Hiệp định mậu dịch tự do nhằm thúc đẩy tiến
trình toàn cầu hóa, từ đó cải thiện hiệu quả phân phối nguồn lực, giảm chi phí và
tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh của quốc gia thuận
lợi hơn sẽ giúp thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp, tạo ra nhiều việc làm, đem lại
nguồn thu cho đất nước và được chuyển giao các công nghệ tiến bộ. Hay nói cách
khác, FTA được xem là bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập toàn cầu và là hình
thức liên kết phổ biến nhất trên thế giới.
Tính đến tháng 7 năm 2017, trên thế giới có đến 659 FTA đã và đang được
ký kết từ năm 1948 (trong đó 455 FTA đã có hiệu lực)5. Trong đó, số lượng các
Hiệp định chỉ thật sự tăng mạnh khi Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được
thành lập vào năm 1994.
Đồ thị 2-1 Số lượng các Hiệp định khu vực toàn thế giới giai đoạn 1948-2017

Nguồn: Ban thư ký WTO

5

Website của WTO: “ cập nhật ngày 10/7/2017


10

Đồ thị 2-1 cho thấy ở giai đoạn từ năm 1948-1994, theo số liệu của GATT
thì chỉ có 124 Hiệp định thương mại khu vực (RTA) được ký kết và chỉ liên quan
đến lĩnh vực hàng hóa, giai đoạn sau năm 1994 đến nay đã chứng kiến hơn 500
Hiệp định được đàm phán và ký kết, nội dung các RTA cũng mở rộng ra cả lĩnh vực
về hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ.
Trong quá trình đàm phán FTA, nông nghiệp là một trong những ngành sẽ
chịu tác động lớn vì sản phẩm nông nghiệp có tính chất nhạy cảm, phụ thuộc nhiều
vào điều kiện khí hậu và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của một bộ phận người
dân có thu nhập thấp (người nông dân ở các nước đang phát triển) và được các quốc
gia (đặc biệt là nhóm các nước phát triển) bảo hộ để đảm bảo an ninh lương thực
trong khi thế giới luôn biến động và nạn đói vẫn luôn rình rập. Khi các Hiệp định
này được ký kết, ngành nông nghiệp sẽ được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để xuất
khẩu sang các thị trường, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều khó khăn, thách thức trong
quá trình thực hiện.
2.2. Nền tảng lý thuyết về thương mại quốc tế
2.2.1. Lý thuyết về thương mại quốc tế và lợi thế cạnh tranh
Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân phối, sử
dụng tài nguyên và nguồn lực kinh tế giữa các nước thông qua trao đổi hàng hóa,
dịch vụ, nguồn lực nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng một cách hiệu quả
nhất. Sự phát triển của thương mại quốc tế bắt đầu từ rất lâu, nhưng đến những năm
cuối của thế kỷ XV, bắt đầu với sự ra đời của chủ nghĩa trọng thương, nguồn gốc và
những lợi ích từ hoạt động thương mại quốc tế mới được giải thích.
Các quan điểm cơ bản trong chủ nghĩa trọng thương chính là việc xem tiền tệ

(vàng, bạc) làm nên sự giàu có của các quốc gia và một nước có thể thu được nhiều
kim loại quý từ việc xuất khẩu; ngược lại, hoạt động nhập khẩu chính là đem vàng,
bạc của nước mình cho quốc gia khác. Do vậy, việc duy trì xuất khẩu lớn hơn nhập
khẩu mới đem lại lợi ích cho quốc gia (Coleman, 1969). Tuy nhiên, chủ nghĩa trọng
thương phạm phải một sai lầm chính là cho rằng thương mại giữa các nước là trò
chơi có tổng bằng 0 (sero-sum game), nghĩa là thương mại chỉ là để phân chia lại tài


×