Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ xã eatul, huyện cư mga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.21 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ
PHÊ CỦA NÔNG HỘ XÃ EA TUL, HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK
LẮK

Sinh viên

: Nguyễn Hoàng Thảo My

Lớp

: Kinh tế nông nghiệp K12

Mã số sinh viên

: 12401102

Khoá

: 2012- 2016

Đăk Lăk, 10/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP


THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ
PHÊ CỦA NÔNG HỘ XÃ EA TUL, HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK
LẮK

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Ngọc Tân
: ThS. Nguyễn Thị Minh Phương
: ThS. Dương Thị Ái Nhi
Sinh viên

: Nguyễn Hoàng Thảo My

Lớp

: Kinh tế nông nghiệp K12

Mã số sinh viên

: 12401102

Khoá

: 2012- 2016

Đăk Lăk, 10/2015

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học cũng như hoàn thành tốt đợt thực tập và làm khóa

luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức. Cho phép tôi được bày tỏ
lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Quý thầy cô giáo trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Kinh tế đã đem hết lòng
nhiệt huyết cũng như kiến thức của mình để giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Thầy giáo Bùi Ngọc Tân, cô giáo Nguyễn Thị Minh Phương, cô giáo Dương
Thị Ái Nhi đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Ủy bản nhân dân xã EaTul và nhân dân xã
EaTul, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa
phương.
Cám ơn các bạn sinh viên lớp Kinh tế nông nghiệp K2012 đã giúp đỡ và động
viên tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
ĐăkLăk, tháng 12 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Thảo My

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1

Chữ viết tắt
4C

2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

BVTV
CTCF
DN
HQKT
KTGLK
TGLK
KH-KT
SXCF
UBND
KH-CN

Nguyên nghĩa
Common Code for the
Coffe Community
association
Bảo vệ thực vật
Công ty cà phê
Doanh nghiệp
Hiệu quả kinh tế
Không tham gia liên kết

Tham gia liên kết
Khoa học kỹ thuật
Sản xuất cà phê
Uỷ ban nhân dân
Khoa học công nghệ

4


MỤC LỤC

PHẦN MỘT: LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................7
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................7

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................8

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................9

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................9
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................9
PHẦN HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............9
2.1.

Cơ sở lý luận..................................................................................................9


2.1.1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................9
2.1.2. Các chủ thể tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.........................11
2.1.3. Các hình thức liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và
tiêu thụ cà phê........................................................................................................12
2.1.4. Vai trò của việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất
và tiêu thụ cà phê...................................................................................................13
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu................................................................................16
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin...............................................................16
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.....................................................................20

3.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................20
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................24
3.1.3. Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội....................25
3.2.

Kết quả nghiên cứu.....................................................................................26

3.2.1. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của xã EaTul, huyện
CưMgar, tỉnh Đắk Lắk..........................................................................................26
3.2.2. Hình thức liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp được thực hiện trên địa
bàn xã EaTul, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk......................................................29
3.2.3. Đánh giá hiệu quả của mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp tại
xã eaTul, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk..............................................................30
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của việc liên kế trong sản xuất và tiêu thụ
cà phê của nông hộ tại xã Ea Tul, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk......................37
3.2.5. Một số giải pháp thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê của
nông hộ tại xã Ea Tul, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk.........................................40

5


PHẦN BỐN: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................41
4.1.

Kết luận.......................................................................................................41

4.2.

Kiến nghị.....................................................................................................43

4.2.1. Đối với Nhà nước........................................................................................43
4.2.2. Đối với chính quyền địa phương.................................................................43
4.2.3. Đối với nông hộ...........................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................44

6


PHẦN MỘT: LỜI MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê là một thứ đồ uống phổ biến trong mọi tầng lớp, hiện nay nhu cầu

tiêu dùng cà phê rất được ưa chuộng và vượt xa hai loại đồ uống truyền thống là
chè và ca cao. Điều này đã thúc đẩy và khuyến khích các nước sản xuất cà phê xuất
khẩu.
Đối với Việt Nam, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, là

mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo và có vai trò rất lớn
trong nền kinh tế quốc dân. Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày càng được
mở rộng, một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê Trung Nguyên,
Vinacafe… đã có thương hiệu và đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới. Và
để đáp ứng được nhu cầu đang ngày một tăng lên đó, đòi hỏi ngành sản xuất cà phê
phải cung cấp sản phẩm đạt yêu cầu cả về chất và lượng. Tuy nhiên trên thực tế, cà
phê hạt của nước ta có chất lượng chưa được đánh giá cao, giá cà phê xuất khẩu
thấp hơn khoảng 10% so với cà phê cùng loại trên thế giới. Nguyên nhân là do lối
sản xuất theo truyền thống, nông dân ít được tiếp cận với các khoa học kỹ thuật; tổn
thất sau thu hoạch do các khâu thu hái, chế biến và bảo quản. Việt Nam có các điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cây cà phê, có thể cho ra sản phẩm cà
phê có chất lượng cao, hương vị đậm đà. Nhưng do sản xuất manh mún, kỹ thuật
canh tác lạc hậu, các khu thu hái, phơi sấy, chế biến, bảo quản không tốt đã ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, tình trạng người nông dân phải đối mặt
với “kịch bản” được mùa mất giá, được giá mất mùa, khó khăn trong khâu tiêu thụ
sản phẩm; trong khi đó doanh nghiệp lại thiếu nguyên liệu đầu vào, vướng mắc
trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo về chất lượng đang là
thực trạng diễn ra thường xuyên. Những nhược điểm trên tạo nên thách thức lớn đối
với việc xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. .. Từ trước đến nay,
đã có rất nhiều mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất
và tiêu thụ cà phê, mang lại một số thành công trong các mô hình liên kết, nâng cao
thu nhập và ổn định cuộc sống cho nông dân. Việc liên kết trong tiêu thụ và sản xuất
cà phê giữa doanh nghiệp và nông dân không những giúp nông dân giải quyết
những khó khăn về vấn đề thiếu đất sản xuất; tăng khả năng tiếp cận vật tư đầu vào
cho nông dân như phân bón, thuốc BVTV; tăng năng suất, chất lượng sản phẩm;
7


giúp cho người nông dân tiếp cận được nguồn vốn, kĩ thuật tiên tiến một cách dễ
dàng mà còn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định, có

chất lượng cao, tăng thu nhập và cải thiện giá cả trên thị trường. Do vậy, việc phát
triển và tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và
tiêu thụ cà phê là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giải quyết vấn đề
đầu ra cho nông dân cũng như đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào cho các
doanh nghiệp; bên cạnh đó còn góp phân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
cà phê, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của thị trường về mặt tiêu chuẩn sản
phẩm như 4C, UTZ,.. từ đó xây dựng thương hiệu cà phê cho Việt Nam.
Xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk là một xã có địa hình tương đối
bằng phẳng nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 45 km về hướng Bắc của xã; tổng
diện tích đất tự nhiên là 5.689 ha, trong đó diện tích cây cà phê khoảng 4.700 ha,
chiếm hơn 80% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Với điều kiện tự nhiên về
đất đai, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển cây
cà phê nói riêng. Hiện nay trên địa bàn xã, mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ cà phê đang được phát triển, với sự tham gia của nhiều công ty cà phê như công
ty TNHH MTV Eatul, công ty cà phê 2-9, công ty cổ phần tập đoàn cà phê Trung
Nguyên đã góp phần giúp người nông dân trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản
phẩm cà phê. Tuy nhiên, một số hộ nông dân nơi đây vẫn canh tác theo phương
pháp truyền thống, chưa được ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào xản xuất dẫn
đến chất lượng cà phê không đồng đều và gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu
thụ. Do đó yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay là cần phải tăng cường liên kết giữa
doanh nghiệp và người sản xuất cà phê nhằm hỗ trợ cho nông dân trong sản xuất và
tiêu thụ cà phê, đồng thời giúp doanh nghiệp ổn định được nguồn nguyên liệu đầu
vào, tạo được chất lượng sản phẩm đồng đều và đạt tiêu chuẩn cao.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ tại xã Ea Tul, huyện Cư M’gar,
tỉnh Đắk Lắk” làm báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
1.2.
-

Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ

tại xã EaTul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk.

8


-

Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong liên kế sản xuất và tiêu thụ cà

phê của nông hộ tại xã Ea Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động liên kết trong sản xuất

và tiêu thụ cà phê của nông hộ tại xã Ea Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Nghiên cứu về vấn đề liên kết với nông hộ trong sản xuất và tiêu thụ cà phê
tại xã Ea Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk.

-

Đối tượng khảo sát là hộ nông dân sản xuất cà phê trên địa bàn có tổ chức
liên kết trong tiêu thụ và sản xuất cà phê tại xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh
Đắk Lắk.


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: xã Ea Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk.

-

Phạm vi thời gian:
+ Số liệu nghiên cứu:

-

 Số liệu thứ cấp : 2011 – 2015
 Số liệu sơ cấp : năm 2015
+ Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 21/10/2015 đến 20/11/2015
Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông
hộ tại xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
+ Xác định những thuận lợi và khó khăn trong liên kết sản xuất và tiêu thụ cà
phê của nông hộ tại xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ tại xã.

PHẦN HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Cơ sở lý luận

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm sản xuất, tiêu thụ

a, Khái niệm về sản xuất

9


Sản xuất là quá trình con người cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra
điều kiện vật chất cần thiết cho sự sinh tồn của mình. Như vậy, sản xuất là hoạt
động tự nhiên vĩnh hằng cho cuộc sống của con người và trong thực tế bao giờ cũng
tồn tại một phương thức sản xuấ tnhất định phù hợp với từng giai đoạn lịch
sử (Nguyễn Bích Lâm, Khái niệm sản xuất trong thống kê tài khoản quốc gia,
2007).
Nói cách khác, sản xuất là một quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết
bị để chuyển những chi phí vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch
vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán
ra trên thị trường có thu tiền hoặc không thu tiền.
b, Khái niệm về tiêu thụ
Theo nghĩa hẹp thì tiêu thụ sản phẩm chính là quá trình thanh toán giữa
người mua với người bán và sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa. ( Đại học Kinh tế
Quôc dân, Lý luận về công tác tiêu thụ sản phẩm, 2015)
Theo nghĩa rộng thì tiêu thụ sản phẩm là quá trình bao gồm nhiều khâu từ
nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng , đặt hàng, xúc tiến bán hàng,
thực hiện nghiệp vụ tiêu thụ… nhằm đạt hiệu quả cao nhất. (Đại học Kinh tế Quốc
dân, Lý luận về công tác tiêu thụ sản phẩm, 2015)
c, Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ
Sản xuất và tiêu thụ là hai quá trình không thể tách rời nhau và có quan hệ
thúc đẩy tác động lẫn nhau. Sản xuất tại ra sản phẩm để tiêu thụ, đồng thời tiêu thụ
chính là đầu ra của sản xuất, mang lại lợi nhuận và tạo tiền đề để mở rộng quy mô
sản xuất. Khi sản xuất phat triển thì kéo theo tiêu thụ cũng phát triển, và dựa vào
nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường mà người sản xuất biết được nến sản xuất
cái gì là hiệu quả nhất.

2.1.1.2. Khái niệm về liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế là một thể chế kinh tế nhằm thực hiện một kiểu phối hợp
hành động giữa các chủ thể kinh tế độc lập tự chủ với nhau, một cách tự nguyện,
thỏa thuận, đôi bên cùng có lợi và tin tưởng lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau theo một
kế hoạch hoặc qui chế định trước, dài hạn hoặc thường xuyên, nhằm ổn định và
nâng cao hiệu quả kinh tế ( Hồ Quế Hậu, Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế
biến nông sản với nông dân ở Việt Nam, 2012).
10


Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thực chất chính là sản xuất theo hợp đồng.
Theo Eaton và Shepherd (2001): Sản xuất theo hợp đồng là thỏa thuận giữa người
nông dân với các doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh trong việc
sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp dựa trên thỏa thuận trong tương lai,
giá cả đã được định trước.
Vậy, Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê giữa hộ nông dân và doanh
nghiệp là sự liên kết giai đoạn sản xuất và giai đoạn tiêu thụ cà phê ra thị trường.
Liên kết ở đây là sự hợp tác giữa những người sản xuất với các doanh nghiệp và
trong xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đồng thời doanh nghiệp đảm bảo đầu ra
của sản phẩm cho hộ nông dân sản xuất cà phê, bằng cách kí kết hợp đồng sản xuất
cà phê bền vững, hợp đồng bao tiêu cà phê với nông dân, trang trại, bảo đảm lợi ích
hài hòa giữa doanh nghiệp và nông dân.
2.1.2. Các chủ thể tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
Tham gia vào các hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng
hóa nói chung có rất nhiều chủ thể. Tuy nhiên trên thực tế, thường có 4 nhóm sau
đây:
+ Nhà sản xuất: có thể bao gồm hộ gia đình, hộ trang trại, hay các tổ chức hợp
tác, hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất…,đây là chủ thể chính và trực tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất, tiêu thụ. Họ sử dụng đất đai của mình để sản xuất, hay
góp cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho các doanh nghiệp khác

thuê đất sản xuất. Họ có thể được hổ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản và
bao tiêu sản phẩm lâu dài từ doanh nghiệp chế biến.
Thông qua hợp đồng, người sản xuất ngay từ đầu vụ sản xuất cần xác định
lượng vật tư nông nghiệp cần đầu tư, các biện pháp kỹ thuật, giá cả hợp lý, các
khoản bảo hiểm giá nông sản…để yên tâm sản xuất.
+ Nhà doanh nghiệp: đây là chủ thể thứ hai và cũng là chủ thể chính tham gia
hoạt động liên kết. Doanh nghiệp có liên quan trực tiếp và cần xác định rõ trách
nhiệm đối với người sản xuất như: cung ứng vật tư nông nghiệp, áp dụng công nghệ
cao, công nghệ sạch, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất để tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao tính chủ động về hoạt động quản lý, điều
hành sản xuất có hiệu quả, có biện pháp khuyến khích người sản xuất có ý thức,
trách nhiệm tạo ra nguồn hàng ổn định và đảm bảo chất lượng.
11


+ Nhà nước: Để phát triển hình thức liên kết sản xuất – tiêu thụ giữa doanh
nghiệp và người nông dân, các cấp chính quyền ngoài công tác quản lý, chỉ đạo, còn
cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, thể chế để tạo điều kiện cho cả hai phía,
đồng thời khuyến khích các hộ nông dân hình thành các tổ chức hợp tác tự nguyện
làm vệ tinh cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước còn đứng ra làm trọng tài
trong các cuộc tranh chấp, vi phạm hợp đồng giữa các nhà sản xuất với doanh
nghiệp, hay giữa các chủ thể có liên quan.Về tài chính, tín dụng Nhà nước tạo điều
kiện cho nhà sản xuất ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được vay vốn từ các ngân
hàng thương mại để đầu tư phát triển sản xuất, cải tiến thủ tục vay vốn từ Quỹ hỗ
trợ phát triển để các doanh nghiệp thuộc diện vay vốn được thuận lợi.
+ Nhà khoa học: Trong sản xuất, để tạo ra sản phẩm vừa có năng suất, chất
lượng, vừa có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như
đơn đặt hàng của doanh nghiệp, nhà khoa học có vai trò hết sức quan trọng. Nhà
khoa học ở đây có thể là nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông…
Nhà khoa học không bó hẹp hoạt động trong phòng nghiên cứu mà năng

động, chuyên nghiệp trong việc bắt tay với nhà nông, doanh nghiệp để hỗ trợ cho họ
trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản nông sản, nhà khoa học cần có tiếng nói tích
cực để tham gia tham mưu cho các nhà quản lý nhằm có những dự báo, tính toán,
quy hoạch cụ thể và chủ động trong chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ.
2.1.3. Các hình thức liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và
tiêu thụ cà phê
Ở lĩnh vực liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà
phê ta chỉ xét đến 2 mô hình phổ biến là mô hình tập trung (hợp đồng sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm) và mô hình trang trại hạt nhân (hợp đồng giao khoán).
a, Hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Trong mô hình này, các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ trực tiếp ký hợp đồng
với hộ nông dân. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp hầu hết các yếu tố đầu
vào, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, giám sát toàn bộ quá trính sản xuất từ khâu
chăm sóc đến khâu thu hoạch. Nông dân chịu trách nhiệm cung cấp nguồn lực đầu
vào là đất đai, lao động để trực tiếp thực hiện việc sản xuất.

12


Bản chất là sản xuất theo hợp đồng gia công, lợi ích và rủi ro được chia sẻ giữa
các bên tham gia hợp đồng tùy theo sự đóng góp của mỗi bên, nhưng quyền quyết
định thuộc về doanh nghiệp.
b, Hợp đồng giao khoán
Tương tự như mô hình tập trung, nhưng mô hình này thì bên mua sản phẩm là
doanh nghiệp sẽ nắm quyền sở hữu đất đai, bên bán sản phẩm chỉ thực hiện hoạt
động sản xuất tạo ra sản phẩm và bán lại cho doanh nghiệp. Người sản xuất và
người mua sẽ ký một hợp đồng gọi là “hợp đồng giao khoán”.

2.1.4. Vai trò của việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất
và tiêu thụ cà phê



Tạo được nguồn hàng cà phê nhân chất lượng cao, ổn định cho nhu cầu xuất
khẩu đồng thời đảm bảo được đầu ra cho nông dân. (Thuận Nguyễn, 2015)
Là cầu nối hỗ trợ lẫn nhau giữa nông dân và doanh nghiệp về các nguồn lực

sản xuất (Hồ Quế Hậu, Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với
nông dân ở Việt Nam, 2012).


Là điều kiện để chia sẻ rủi ro giữa doanh nghiệp với nông dân.



Liên kết sản xuất tạo cơ sở giúp nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác
cho nông dân theo hướng tiến bộ, từng bước nâng tính chuyên nghiệp trong
hoạt động quản lý và sản xuất cà phê. Nông dân được doanh nghiệp hỗ trợ
nhiều mặt, nhất là tajao huấn tiến bộ kỹ thuật giúp người nông dân từ bỏ dần
thói quen canh tác truyền thống thiếu bền vững như trước (An Minh, Liên kết
với nông dân tạo nguồn cà phê xuất khẩu, 2012).

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp
trong sản xuất và tiêu thụ cà phê
2.1.5.1 Năng lực của các bên tham gia liên kết
a. Hộ nông dân
Trình độ sản xuất của hộ dân trồng cà phê cao, nhận biết và có ý thức về vai
trò của liên kết thì sự liên kết sẽ dễ dàng, đạt hiệu quả. Ngược lại nếu người sản
xuất chưa ý thức được tầm quan trọng của quá trình liên kết, sản xuất tự phát, mạnh
ai nấy làm, kĩ thuật canh tác cà phê lạc hậu và thiếu khoa học, dễ bán phá hợp đồng
thì việc liên kết sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Những hộ khó khăn về sản

13


xuất thường không thể tham gia liên kết do hạn chế về các nguồn lực cần thiết, đồng
thời họ dễ bị mất lợi ích khi liên kết với doanh nghiệp.
Quy mô sản xuất của hộ nông dân cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện liên kết,
vì với quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sẽ gây cản trở đến sự phát triển của hình
thức hợp đồng liên kết sản xuất -tiêu thụ cà phê. Để giải quyết bài toán quy mô, Việt
Nam đã triển khai hình thức khuyến khích phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác để liên
kết nông dân lại với nhau. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, kể cả do yếu tố lịch sử để lại
nên các HTX và tổ hợp tác chưa phát huy vai trò của mình. Bản thân các doanh
nghiệp không muốn ký hợp đồng với các trang trại manh mún, nhỏ lẻ vì sẽ dẫn đến
tăng chi phí giao dịch. (Trần Minh Vĩnh và Phạm Vân Đình, 2014).
b. Doanh nghiệp
Việc phát triển mô hình liên kết cũng cần năng lực của chính bản thân doanh
nghiệp liên kết. Doanh nghiệp có cơ sở vật chất, dây chuyền máy móc chế biến hiện
đại sẽ sản xuất ra sản phẩm có chất lượng, cạnh tranh được với các doanh nghiệp
khác. Tài chính cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc liên kết của doanh nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp việc thu hồi vốn đầu tư là chậm, dễ xảy ra rủi ro nên
doanh nghiệp cần vốn dự trữ xoay vòng và vốn để hỗ trợ cho các mô hình liên kết.
Năng lực của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới liên kết, cán bộ nhân viên có trình
độ chuyên môn cao thì việc hoạch định chiến lược phát triển và thực hiện các mô
hình liên kết càng tốt.
2.1.5.2. Cơ chế, chính sách của Nhà nước
Chính sách Nhà nước chính là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của mô hình liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê. Bởi có sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ
làm cho mối liên kết chặt chẽ và nâng cao trách nhiệm của các bên tham gia. Các
quyết định của Nhà nước tạo môi trường và cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia
liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu bao tiêu sản phẩm cà phê. Tuy nhiên nếu chính
sách không đi sát vào thực tế, thiếu những quy định và cơ sở pháp lý đủ mạnh để xử

lí các trường hợp vi phạm hợp đồng liên kết sẽ làm cho quá trình liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ cà phê trở nên lỏng lẻo, không hiệu quả.
2.1.7. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và chính sách của Nhà
nước ta về vấn đề liên kết trong sản xuất nông nghiệp
14


Ngày 04/01/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/CP để quy định về
việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước theo đề nghị của Bộ trưởng các
Bộ: Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Tổng cục
trưởng Tổng cục Địa chính.
Năm 2000, để chỉ đạo phát triển nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 09/2000/NQ-CP, ngày 15/6/2000 về "Một số chính sách chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp"; theo đó ngành nông nghiệp và các
địa phương đã xây dựng các đề án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tạo tiền
đề cho sự liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế biến theo hướng sản
xuất hàng hoá.
Ngày 24/06/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành đã ban hành quyết định
80/2002/QĐ-TTg nhằm tạo điều kiện cho sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp. Liên kết này cũng nhằm tăng cường vai trò hỗ trợ của nhà nước
trong quản lý và hỗ trợ các dịch vụ công. Nhà khoa học nghiên cứu và chuyển giao
cho nông dân các loại giống cây trồng, con vật nuôi, hướng dẫn và tập huấn cho
nông dân thực hiện các qui trình tiến bộ kỹ thuật. Đặc biệt là các nhà doanh nghiệp
liên kết chặt chẽ với nông dân trong đầu tư sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông
dân. Nông dân là những người sản xuất, có quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện các
cam kết sản xuất và bán sản phẩm cho doanh nghiệp theo hợp đồng ký kết. Các tác
nhân tham gia liên kết dặc biệt là doanh nghiệp và nông dân được hưởng một số ưu
đãi của nhà nước về vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ngày 08/11/2005 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2005/NĐCP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi

trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh. Nghị định
này thay thế cho Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ ban
hành bản Quy định về việc giao khoán đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước; các quy
định trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Gần đây nhất ngày 25/10/2013 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định
62/2013/QĐ-TTg về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn thay cho Quyết định số 80/2002/QĐ15


TTg về “chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng”.
Theo đó, Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp như
sau: Được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất
hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa,
nhà ở cho công nhân, nhà công vụ phục vụ cho dự án cánh đồng lớn; ưu tiên tham
gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chương trình tạm trữ nông sản
của Chính phủ; hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng,
hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất
nông nghiệp trong dự án cánh đồng lớn; hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo
và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng, bao gồm chi
phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, tổ chức lớp học.
Điều kiện hưởng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp phải có hợp đồng trực tiếp hoặc
liên kết với các doanh nghiệp khác để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản
xuất, gắn với mua nông sản của hộ nông dân hoặc tổ chức đại diện của nông dân
trong dự án cánh đồng lớn; có vùng nguyên liệu đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu nguyên
liệu và có hệ thống sấy, kho chứa, cơ sở chế biến bảo đảm yêu cầu sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp theo hợp đồng; có phương án thực hiện các nội dung được
ưu đãi, hỗ trợ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nông dân: được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật
về sản xuất và thông tin thị trường miễn phí liên quan đến loại sản phẩm tham gia cánh

đồng lớn; được hỗ trợ một lần tối đa 30% chi phí mua giống cây trồng có phẩm cấp
chất lượng từ giống xác nhận trả lên để gieo trồng vụ đầu tiên trong dự án cánh đồng
lớn; được hỗ trợ 100% kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp, thời hạn tối đa là 03 tháng
trong trường hợp Chính phủ thực hiện chủ trương tạm trữ nông sản. Điều kiện hưởng
ưu đãi, hỗ trợ: hộ nông dân cam kết thực hiện sản xuất và bán nông sản theo đúng hợp
đồng đã ký và được cấp có thẩm quyền xác nhận.
Chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất theo Quyết định
62/2013/QĐ-TTg có nhiều điểm mới, trong đó nhấn mạnh ưu tiên phát triển mô
hình liên kết theo dạng cánh đồng mẫu lớn trong chiến lược phát triển các vùng
nông sản chủ lực tập trung phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đây cũng là
nội dung phù hợp với xu hướng phát triển vv́ mô hv́nh liên kết cánh đồng mẫu lớn

16


giữa người dân - doanh nghiệp thời gian qua đã thu được những kết quả tích cực.
Mô hình này cũng có nhiều tiềm năng nhân rộng trong cả nước.
2.1.8. Kinh nghiệm phát triển mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà
phê ở các tỉnh Tây Nguyên
2.1.8.1. Kinh nghiệm phát triển mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê
của tỉnh Kon Tum
Huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều thành công trong việc phát
triển mô hình liên kết hộ dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ cà phê. Công
ty TNHH một thành viên cà phê Nguyên Huy Hùng đã triển khai thực hiện quy
trình sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn UTZ có 1.000 hộ tham gia, trong đó
có 400 hộ được cấp giấy chứng nhận, sản lượng cà phê đạt tiêu chuẩn UTZ số
lượng 1.500 tấn.Trong năm 2013, Công ty TNHH MTV cà phê Nguyên Huy Hùng
đầu tư thiết bị, công nghiệp mới, sản xuất chế biến sản phẩm cà phê bột; doanh
nghiệp đã bao tiêu sản phẩm cho nông dân sản xuất cà phê sạch với sản lượng 4.000
tấn nhân, và giá bán được cộng thêm 200 đồng/kg cà phê nhân so với giá chung trên

thị trường (Dương Nương, 2014).
2.1.8.2. Kinh nghiệm phát triển mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê
của tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng có 145.000 ha cà phê, là tỉnh có diện tích sản xuất cà phê lớn thứ
hai trên cả nước (sau Đắk Lắk). Hiện Lâm Đồng có 12 doanh nghiệp thực hiện liên
kết, hỗ trợ sản xuất và bao tiêu cà phê chất lượng cao với tổng diện tích hơn
40.000ha. Điển hình Công ty Thái Hòa đã ký kết hợp tác sản xuất cà phê bền vững
theo các tiêu chuẩn UTZ Certifild và 4C với 4.500 hộ nông dân trồng cà phê ở
huyện Lâm Hà, Lâm Đồng. Theo chương trình hợp tác, Công ty Thái Hòa chuyển
giao kỹ thuật canh tác cà phê theo 2 bộ tiêu chuẩn này cho nông dân, hỗ trợ chi phí
canh tác, xử lý môi trường, thu mua 100% sản phẩm cà phê đạt chuẩn (Mai Vinh,
Lập hội sản xuất cà phê bền vững 2014).
4.500 hộ trồng cà phê ở Lâm Hà đang sở hữu 9.262 héc ta cà phê. Những hộ
nông dân này được chia làm 100 nhóm bình quân 45 hộ/nhóm với 1 nông dân làm
nhóm trưởng do những người trong nhóm bầu ra để quản lý, ghi nhật ký nông dân,
kết nối và đại diện nông dân giải quyết những vấn đề liên quan. Trong khuôn khổ

17


chương trình hợp tác, công ty đã tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê bền vững theo 2
bộ tiêu chuẩn này cho 5.200 lượt nông dân.
Bài học trong liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê của các tỉnh Tây Nguyên là
phát triển chương trình cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận UTZ, 4C…Xây
dựng các hình thức tổ chức thích hợp như hợp tác xã, nhóm hộ sản xuất theo hướng
tập trung để thuận lợi cho việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến, áp dụng quy chuẩn vào sản xuất và giao dịch tiêu thụ sản phẩm.
Thực tiễn phát triển ngành hàng cà phê ở Việt Nam, các mô hình liên kết giữa
hộ nông dân và doanh nghiệp chưa nhiều, chủ yếu mới chỉ tập trung ở một số vùng
chuyên canh cà phê lớn, mức độ liên kết chưa sâu, tình trạng "vỡ cam kết" vẫn

thường xuyên xảy ra. Sản xuất cà phê ở Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng
mang tính tự phát, nhỏ lẻ, phân tán và thiếu sự liên kết. Chỉ có dưới 20% diện tích
cà phê là do các công ty, nông trường quản lý, có đầu tư quy trình kỹ thuật tiên tiến
và giao khoán cho hộ nông dân sản xuất. Thiếu sự gắn kết giữa hộ nông dân và
doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là yếu tố làm hạn chế khả năng
tiếp cận với tiến bộ khoa học, thị trường tiêu thụ và các dịch vụ như tín dụng, xây
dựng thương hiệu, chứng chỉ chất lượng... của các hộ nông dân (Nguyễn Thanh
Trúc, Điều tra đánh giá thực trạng vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành công
nghiệp chế biến cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2013).
2.2.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
-

Địa bàn nghiên cứu: xã EaTul, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk.

-

Trong quá trình thực tập tôi đã chọn buôn Brah, buôn Triã, buôn Sah A, buôn
Phơng, buôn Tu trên địa bàn xã Ea Tul là những buôn có liên kết trong sản
xuất cà tiêu thụ cà phê. Việc điều tra thu thập thông tin của các hộ gia đình
được tiến hành ngẫu nhiên nhằm đảm bảo mẫu được chọn có tính khách quan
thể hiện tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê tại xã Ea Tul,
huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Thông tin, số liệu thứ cấp
- Nguồn thu thập thông tin, số liệu thứ cấp bao gồm:


18


+ Số liệu thứ cấp về tổng quan tài liệu lấy từ website
(Điểm thông tin khoa học công nghệ xã Eatul, huyện Cư M’Gar).
+ Số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã thu thập số liệu từ báo
cáo của UBND xã như bộ phận tổng hợp của phòng thống kê, phòng địa chính,
phòng LĐ-TBXH, ban dân số.
2.2.2.2. Thông tin, số liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn 100 hộ nông dân sản xuất
cà phê tại 05 điểm nghiên cứu là buôn Brah, buôn Triã, buôn Sah A, buôn Phơng,
buôn Tu; bởi đây là những buôn có phần lớn các hộ nông dân tham gia vào liên kết,
nhằm mục đích so sánh hiệu quả sản xuất của việc thực hiện liên kết và không liên
kết trong sản xuất cà phê.
Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng phiếu điều tra của các buôn
Thôn, buôn

Buôn
Đing

Số hộ

6

Buôn
Sah A
30

Buôn

Brah
15

Buôn
Triă
42

Buôn Buôn
Tu
Phơng
5
2

Tổng
100

- Phỏng vấn theo phiếu điều tra có nội dung như sau:
Phần I: Đặc điểm nông hộ: họ tên chủ hộ, nhân khẩu, lao động gia đình, diện
tích đất sản xuất, vốn sản xuất cà phê của hộ.
Phần II: Thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh cà phê của hộ: diện tích trồng
cà phê, sản lượng thu hoạch năm 2014, chi phí sản xuất cà phê, quy trình sản xuất
cà phê, thông tin thu hoạch và sơ chế cà phê.
Phần III: Tiếp cận thông tin chính sách: chính sách hỗ trợ, tiếp cận thông tin
thị trường, tiếp cận thông tin kĩ thuật, tiếp cận thông tin dịch vụ.
Phần IV: (dành cho hộ sản xuất có tham gia liên kết): Liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ cà phê: hình thức tiếp cận thông tin và doanh nghiệp liên kết, hình thức
liên kết, phương thức thực hiện liên kết, phương thức hỗ trợ, hình thức liên kết,
nguyện vọng của nông dân trong vấn đề liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ cà phê
trong tương lai.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu


19


- Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp thống kê để phục vụ
cho việc đánh giá thực trạng liên kết của doanh nghiệp cà hộ sản xuất cà phê.
- Số liệu sơ cấp được tổng hợp và xử lý bằng phầm mềm Excel theo các chỉ
tiêu để đáp ứng các mục tiêu, nội dung đã xác định.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình
quân để mô tả thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ.
- Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng để so sánh diện tích, năng suất, giá
trị sản xuất cà phê, hiệu quả kinh tế của hộ tham gia liên kết và không tham gia liên
kết.
Từ đó cho thấy được vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê
(1) Quy mô sản xuất cà phê của xã: diện tích (ha) , sản lượng (tấn).
(2) Diễn biến diện tích và sản lượng cà phê của xã.
(3) Năng suất cà phê bình quân (tấn/ha).
(4) Khối lượng cà phê tiêu thụ của xã (tấn).
2.2.5.2. Chỉ tiêu đánh giá thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân
trong sản xuất và tiêu thụ cà phê.
(1) Chỉ tiêu phản ánh quy mô tổ chức thực hiện liên kết, phản ánh kết quả
của việc thực hiện liên kết.
+ Số lượng hợp đồng được ký kết thông qua mô hình liên kết.
+ Số lượng, tỷ lệ hộ sản xuất cà phê tham gia mô hình liên kết.
+ Tổng diện tích trồng cà phê, tỷ lệ diện tích tham gia mô hình liên kết.
+ Số lượng và tỷ lệ hợp đồng được ký kết bằng văn bản.
+ Số lượng và tỷ lệ hợp đồng được thực hiện, số lượng và tỷ lệ hợp đồng bị

phá vỡ.
+ Tỷ lệ sản phẩm được tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết.
(2) ) Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả liên kết của nông hộ trong sản xuất và tiêu thụ cà phê.
- Hiệu quả kinh tế của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê
+ Năng suất bình quân/ha: Phản ánh khối lượng cà phê bình quân được sản
xuất ra trong một năm trên một ha
20


+Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của sản phẩm cà phê tính
trên một đơn vị diện tích.
GO = ∑Qi * Pi Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại i
Pi là đơn giá sản phẩm loại i
+ Chi phí trung gian (IC): Bao gồm các khoản chi phí vật chất thường xuyên
và dịch vụ sản xuất. Trong quá trình sản xuất cà phê chi phí trung gian bao gồm các
khoản chi phí như: Phân bón, giống cây trồng, thuốc BVTV, nhiên liệu, điện, các
khoản chi phí vật chất khác…
IC = ∑Ci * Ji

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i trong sản xuất
Ji là đơn giá khoản chi phí thứ I trong sản xuất

+ Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm của người lao động sản
xuất được trên một đơn vị diện tích.
VA = GO –IC
+ Thu nhập hỗn hợp (MI) : Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất,
bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận mà họ có thể nhận được khi sản
xuất một đơn vị diện tích trên một năm.
MI = VA – (A + T)


Trong đó: A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và

chi phí phân bổ.
T là thuế sản xuất
+ Hiệu quả sử dụng đất:
Tỷ suất giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất sản xuất (GO/ha): Là tỷ số
giá trị thu được tính bình quân trên đơn vị diện tích đất sản xuất,là giá trị thu được
khi sử dụng 1 đơn vị diện tích đất.
Tỷ suất giá trị gia tăng tính trên một đơn vị diện tích đất sản xuất (VA/ha): Là
phần giá trị gia tăng thu được tính bình quân trên một đơn vị diện tích đất sản xuất.
Tỷ suất thu nhập thuần tính trên một đơn vị diện tích đất sản xuất (MI/ha): Là
phần thu nhập thuần thu được khi sử dụng một đơn vị diện tích đất sản xuất.
+ Hiệu quả sử dụng vốn:
Tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Là tỷ số giá trị thu
được tính bình quân trên đơn vị sản xuất với chi phí trung gian, là giá trị thu được
khi bỏ thêm một đồng chi phí.
Tỷ suất giá trị gia tăng tính trên chi phí trung gian (VA/IC): Là phần giá trị gia
21


tăng thu được tính bình quân trên một đơn vị sản xuất với chi phí trung gian.
Tỷ suất thu nhập thuần tính trên chi phí trung gian (MI/IC): Là phần thu nhập
thuần thu được khi bỏ thêm một đồng chi phí.
+ Hiệu quả sử dụng lao động :
Tỷ suất giá trị sản xuất tính trên công lao động (GO/LĐ): Là giá trị thu được
tính trên một lao động gia đình.
Tỷ suất giá trị gia tăng tính trên công lao động (VA/LĐ): Là phần giá trị gia
tăng thu được tính trên một lao động gia đình.
Tỷ suất thu nhập thuần tính trên công lao động (MI/LĐ): Chỉ tiêu này cho biết
giá trị thu nhập của một công lao động.


PHẦN BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

22


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Xã Ea Tul là vùng II cách trung tâm huyện Cư M’gar 14 Km, cách thành phố
Buôn Ma Thuột 45 km về phía Bắc có hệ thống giao thông liên xã thuận lợi.
Xã Ea Tul với diện tích tự nhiên 5.689 ha, dân số hơn 10.676 người, trong đó
dân tộc Ê đê chiếm 98%. Toàn xã có 13 thôn, buôn; đời sống của người dân ngày
càng được cải thiện.
Xã có tiềm năng rất lớn về đất đai, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có
5.252 ha chiếm 92,34%, tài nguyên đất trên địa bàn xã chủ yếu là đất đỏ bazan giàu
chất dinh dưỡng, rất thuận lợi trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu.
Vị trí của xã: Theo bản đồ hành chính
Phía Đông giáp phường Đoàn Kết, Phường Thống Nhất – Thị xã Buôn Hồ và
xã Cư Bao, huyện Krông Buk.
Phía Tây giáp xã Ea Kpam, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar.
Phía Nam giáp xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar.
Phía Bắc giáp xã Cư Dliê Mnông, huyện Cư M’gar.
Địa hình - Địa chất – Khí hậu - Thuỷ văn


Địa hình: Tương đối bằng phẳng, không có rừng tự nhiên, độ cao trung bình

khoảng 500m so với mặt nước biển;



Thổ nhưỡng: Chủ yếu là đất đỏ bazan, phù hợp cho việc phát triển các cây
công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, điều…các loại cây ăn trái, các loại
cây nông sản ngắn ngày, diện tích lúa nước khoảng 35 ha.



Khí hậu: Theo đặc trưng của khí hậu vùng tây nguyên có 02 mùa rõ rệt, mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam,
nhiệt độ trung bình từ 20oc-30oc. Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao,
thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 9.



Hệ thống hồ, đập: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã đã được đầu tư xây dựng
và bảo dưỡng hàng năm. Tính đến năm 2014, theo số liệu điều tra tình hình
công trình thủy lợi trên địa bàn xã Ea Tul bao gồm 5 công trình hồ đập
23


3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã
3.1.2.1. Dân số, dân tộc và tôn giáo
Bảng 3. 1: Tình hình dân số, dân tộc tại xã
Dân tộc
Tổng dân số xã
Kinh

Dân tộc tại chỗ (Êđê)
Dân tộc khác

Số hộ ( hộ )
2.156
73
2.081
2

Số khẩu ( người )
10.863
325
10.534
4
(Nguồn: UBND xã Ea Tul )

Theo báo cáo của UBND xã Eatul, xã có diện tích tự nhiên 5.689 ha, dân số
2.156 hộ, với 10.863 khẩu, trong đó: dân tộc Êđê chiếm 98%, còn lại là dân tộc
Kinh. Địa bàn xã có 12 buôn và 01 thôn; xã được tỉnh chọn làm điểm xây dựng
nông thôn mới.
Đạo tin lành có:446 hộ; 2577 khẩu.
Đạo thiên chúa giáo:690 hộ; 3.607 khẩu.
Đạo phật giáo có:04 hộ 13 khẩu.
Còn lại những hộ dân không đạo:831 hộ.
Hộ nghèo của xã cuối năm 2014 là 220 hộ, chiếm 10,2%, hộ cận nghèo 186
hộ, chiếm 8,63%. Số lao động trong độ tuổi: 6.032 người. Trong đó:
+ Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 5.752 người, chiếm 95,5%.
+ Lao động trong lĩnh vực công nghiệp là 120 người, chiếm 2%.
+ Lao động trong các ngành thương mại – dịch vụ là 211 người, chiếm 3,5%.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp các ngành,tỷ lệ hộ

nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã giảm theo từng năm từ 3,5- 4%.
3.1.2.2. Đất đai
- Xã có tổng diện tích tự nhiên là: 5.689 ha trong đó:
- Đất nông nghiệp 5.252 ha, Đất sản xuất nông nghiệp: 5.252 ha, Đất phi nông
nghiệp: 425 ha, Đất chuyên dùng: 231 ha, Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 13 ha, Đất
sông suối và mặt nước chuyên dùng: 120 ha, Đất chưa sử dụng: 10 ha. Khả năng sử
dụng: Đất đỏ bazan có phạm vi thích hợp khá rộng đối với nhiều loại cây trồng cạn,
24


từ cây trồng hàng năm: Bắp, mía, mì, đậu đỗ,… thuận lợi cho sự phát triển các loại
cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như: cà phê, điều, tiêu, nhãn, mít, sầu
riêng,…Do vậy, việc bố trí loại cây gì trên đất này là tuỳ thuộc vào khả năng khai
thác nước ngầm và hiệu quả kinh tế cây trồng trong từng giai đoạn phát triển kinh tế
- xã hội của xã.
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất tại địa bàn xã
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

-

Tổng diện tích tự nhiên

5.689

100


-

Đất nông nghiệp

5.252

92,32

268

4,71

4.984

87,61

Đất phi nông nghiệp

425

7,47



Đất chuyên dùng

231

4,06




Đất nghĩa trang, nghĩa địa

13

0,23



Đất sông suối, mặt nước
chuyên dùng
Đất ở

120

2,11

61

1,07

10

0,18



Đất trồng cây hằng năm




Đất trồng cây lâu năm

-


-

Đất chưa sử dụng

( Nguồn: UBND xã Ea Tul năm 2014 )
3.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của xã
Bảng 3.3: Tỷ trọng các ngành sản xuất
Ngành
Nông - lâm nghiệp
Công nghiệp – xây dựng
Thương mại – Dịch vụ

TĐTTKTBQ ( % )
5,7
9,6
8

25

Tỷ trọng ( % )
84,09
3,53
12,38



×