Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Luận văn nghiên cứu hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số loại cây rau màu tại huyện ninh giang, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------
----------

BÙI THỊ HOA

NGHIÊN CỨU HOẠT ðỘNG LIÊN KẾT
TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MỘT SỐ LOẠI CÂY
RAU MÀU TẠI HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÂM

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng các số liệu, tài liệu trong luận văn là những số
liệu, tài liệu qua q trình điều tra thực tế tại địa bàn nghiên cứu và có nguồn
gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu là hồn tồn trung thực, độc lập, chưa được
bảo vệ tại một cơng trình nghiên cứu nào.

Hà nội, ngày 01 tháng 12 năm 2009
Tác giả

Bùi Thị Hoa



Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

1


LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thành được luận văn tốt nghiệp tơi đã nhận được rất nhiều sự
động viên, giúp đỡ chân thành.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô trong
Khoa Kinh tế & PTNT, Các Thầy, Cơ trong bộ mơn Kinh tế đã tận tình hỗ
trợ, giúp đỡ tơi.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị Tâm,
người ñã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp ñỡ tơi trong suốt q trình học
tập và thực hiện đề tài này.
Tơi chân thành cảm ơn Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện và các
phòng ban trực thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, các HTX nông
nghiệp xã Hiệp Lực, xã Vạn Phúc, xã Vĩnh Hồ đã giúp đỡ và cung cấp số
liệu giúp tơi thực hiện tốt q trình điều tra nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè ñã cổ vũ, ñộng viên, tạo
ñiều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 01 tháng 12 năm 2009
Tác giả

Bùi Thị Hoa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….


2


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

1

Lời cảm ơn

2

Mục lục

3

Danh mục các chữ viết tắt

5

Danh mục bảng

6

Danh mục biểu ñồ

7

Danh mục sơ ñồ


7

1

MỞ ðẦU

8

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

8

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

11

1.3

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

11

2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ðỘNG LIÊN
KẾT TRONG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU MÀU


12

2.1

Cơ sở lý luận

12

2.2

Cơ sở thực tiễn

31

3

ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

51

3.1

ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu

51

3.2

Phương pháp nghiên cứu


56

3.3

Các chỉ tiêu ñánh giá hoạt ñộng liên kết

60

4

THỰC TRẠNG HOẠT ðỘNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT

4.1

VÀ TIÊU THỤ ðỐI VỚI MỘT SỐ CÂY RAU MÀU

61

Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau màu

61

4.1.1 Tình hình sản xuất

61

4.1.2 Tình hình tiêu thụ một số loại rau màu

69


4.2

Hoạt ñộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau màu tại huyện
Ninh Giang - tỉnh Hải Dương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

72

3


4.2.1 Các chủ thể tham gia liên kết

72

4.2.2 Thực trạng hoạt ñộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ

75

4.3

ðịnh hướng và các giải pháp tăng cường hoạt ñộng liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ cây rau màu

107

4.3.1 ðịnh hướng


107

4.3.2 Giải pháp

109

5

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

126

5.1

Kết luận

126

5.2

Kiến nghị

131

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CN

Chăn nuôi

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNCB

Doanh nghiệp chế biến

HTX

Hợp tác xã

HTXNN

Hợp tác xã Nông nghiệp

KHCN

Khoa học công nghệ

SXTH

Sản xuất tổng hợp

TS


Thuỷ sản

TTSP

Tiếp thị sản phẩm

UBND

Uỷ ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

5


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của huyện Ninh Giang


52

3.2

Tình hình dân số - lao động của huyện

53

3.3

Giá trị sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản của huyện

54

3.4

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (2006-2008)

55

3.5

Bảng mẫu nghiên cứu, điều tra

59

4.1

Diện tích và cơ cấu diện tích cây rau màu của huyện (2006 – 2008)


61

4.2

Quy mô diện tích của các hộ trồng rau qua 3 năm 2006-2008

62

4.3

Quy mơ diện tích sản xuất rau màu của các hộ sản xuất tổng hợp
huyện Ninh Giang

63

4.4

Năng suất và sản lượng một số cây rau màu huyện Ninh Giang

67

4.5

Chi phí sản xuất một số loại cây rau màu huyện Ninh Giang

68

4.6

Kết quả sản xuất một số cây rau màu tính trên 1 sào


69

4.7

Khối lượng rau màu của huyện tiêu thụ qua các kênh năm 2008

71

4.8

Tình hình tham gia liên kết của người sản xuất theo tiêu chí định
trước tại huyện Ninh Giang (theo mẫu điều tra)

77

4.9

Tình hình tiêu thụ rau màu của hộ sản xuất

82

4.10

Số lượng, cơ cấu thu mua một số loại rau màu của doanh nghiệp
chế biến năm 2008

4.11
4.12


88

Tình hình thực hiện hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà doanh
nghiệp chế biến năm 2008

93

Một số lợi ích và tồn tại ñối với các chủ thể tham gia liên kết

99

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

6


DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT

Tên biểu ñồ

Trang

4.1

Tỷ lệ hộ trồng rau màu tham gia liên kết với DN chế biến

80

4.2


Tỷ lệ tiêu thụ Ớt qua các kênh

83

4.3

Tỷ lệ tiêu thụ dưa bao tử xuất khẩu qua các kênh

84

DANH MỤC SƠ ðỒ
STT
4.1

Tên sơ ñồ
Kênh tiêu thụ trực tiếp từ SX – Tiêu dùng

Trang
69

4.2

Kênh tiêu thụ gián tiếp qua trung gian

69

4.3

Kênh tiêu thụ trực tiếp từ SX ñến DNCB


70

4.4

Kênh tiêu thụ nội bộ

70

4.5

Các chủ thể tham gia liên kết (4 nhà)

72

4.6

Liên kết ngang giữa DN chế biến với các DN khác

79

4.7

Tỷ lệ tiêu thụ cà chua qua các kênh

83

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

7



1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn 20 năm qua, từ khi ðảng và Chính phủ thực hiện cơng cuộc
đổi mới nền kinh tế, nơng nghiệp nước ta đã phát triển nhanh, tồn diện, ổn
định trên nhiều lĩnh vực. Nền nơng nghiệp đã chuyển từ nền nơng nghiệp tự
túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Nhiều nơng sản như gạo, cà phê, cao su, hạt
điều, rau quả và các sản phẩm chăn ni khơng những đáp ứng đủ cho nhu cầu
trong nước mà cịn xuất khẩu. Tỷ trọng hàng hố và tỷ trọng xuất khẩu nơng
sản nước ta tăng nhanh. Nơng nghiệp và thuỷ sản đã trở thành một trong những
nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Sản xuất và kinh doanh hàng nông sản của nước ta cịn thấp vẫn mang
nặng tính tự phát, sức cạnh tranh của nông nghiệp thấp, giá thành cao, chất
lượng chưa phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, sự liên kết giữa
sản xuất - chế biến - tiêu thụ chưa phát triển mạnh. Nhằm thúc ñẩy sự phát
triển của nền nơng nghiệp hàng hố hiện đại tạo điều kiện cho người sản xuất
yên tâm ñầu tư, tăng chất lượng và năng suất sản phẩm, hạ giá thành tăng sức
cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định 80/2002/QðTTG, ngày 24 tháng 6 năm 2002 về “Chính sách
khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hố thơng qua hợp đồng”. Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài
Chính đã ban hành những Thơng tư hướng dẫn thi hành quyết định này. Thực
hiện chính sách trên nhiều doanh nghiệp ñã ký kết hợp ñồng sản xuất nơng,
lâm, thuỷ hải sản với nơng dân và đã thành cơng.
Tuy nhiên, q trình triển khai thực hiện cịn có những hạn chế, tồn tại:
Nhiều ñịa phương chưa tập trung chỉ ñạo quyết liệt việc triển khai thực hiện
quyết ñịnh của Thủ tướng Chính phủ; doanh nghiệp, hộ nơng dân chưa thực

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….


8


sự gắn bó và thực hiện đúng cam kết đã ký; tỷ lệ nơng sản hàng hóa được tiêu
thụ thơng qua hợp đồng cịn rất thấp; doanh nghiệp chưa quan tâm ñầu tư tới
vùng nguyên liệu, chưa ñiều chỉnh kịp thời hợp đồng bảo đảm hài hịa lợi ích
của nơng dân khi có biến động về giá cả; trong một số trường hợp, nông dân
không bán hoặc giao nông sản cho doanh nghiệp theo hợp ñồng ñã ký; xử lý
vi phạm hợp đồng khơng kịp thời và chưa triệt để; tình trạng tranh mua, tranh
bán vẫn xảy ra khi đã có hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng đang thiếu sự
hỗ trợ của các ngành liên quan như Viện nghiên cứu, Trung tâm khuyến nông,
Ngân hàng, các ngành tài chính và thương mại khác... Do vậy hiệu quả kinh tế
của hình thức hợp đồng cịn nhiều hạn chế vì thế chưa ñủ ñiều kiện tạo ra
ñộng lực thúc ñẩy các doanh nghiệp và nông dân hăng hái tham gia ký kết
hợp đồng tiêu thụ nơng sản phẩm.
Ngun nhân chủ yếu là do: Mối quan hệ hợp tác giữa các nhà chưa
thực sự gắn bó và thực hiện đúng cam kết, nhất là hộ nông dân với các doanh
nghiệp chế biến; thiếu động lực, chưa bảo đảm lợi ích trong quan hệ liên kết
giữa các nhà; sự liên kết thiếu bền vững; thiếu một cơ chế, chế tài ñể gắn
quyền, nghĩa vụ giữa các bên tham gia; vai trò của “Nhà nước” nói chung,
doanh nghiệp nhà nước (DNNN), ngân hàng, các tổ chức tín dụng nói riêng
và chính quyền địa phương các cấp chưa phát huy hết trách nhiệm, chưa tham
gia ñúng mức trong hỗ trợ, giúp ñỡ và quản lý trong q trình liên kết, nhất là
khơng nắm được và khơng có biện pháp xử lý kịp thời, thích hợp ñể tạo sự
liên kết bền vững, hiệu quả; bên cạnh đó, một số nơi đã thực hiện liên kết cịn
mang tính hình thức, đối phó; đồng thời chưa có một cơ quan ñủ thẩm quyền
ñể xử lý những vi phạm hợp ñồng giữa các bên ñã ký kết,… ðây là những
nguyên nhân chủ yếu làm phá vỡ hợp ñồng ñã ký kết giữa các bên, ñặc biệt là
giữa nông dân sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến; vừa làm cho sản xuất

đình đốn, nơng dân khơng bán ñược nông sản (ñược mùa, nhưng mất giá),

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

9


vừa làm cho các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu chế biến trong khi ñã ký hợp
ñồng giao sản phẩm cho các đối tác, gây thiệt hại khơng nhỏ cho cả nhà nông,
nhà doanh nghiệp và nhà nước.
Với những tồn tại nói trên, đã làm cho quan hệ liên kết trong sản xuất
nông nghiệp không phát triển mạnh mẽ, làm mất ñi ñộng lực của quá trình
liên kết, nhất là liên kết giữa người người sản xuất và doanh nghiệp chế biến
theo cơ chế thị trường; hay nói khác đi, mối quan hệ liên minh cơng - nơng trí trong phát triển nơng nghiệp hàng hố khơng bền chặt.
ðể khắc phục tình trạng này, ngày 25/8/2008 Thủ tướng Chính phủ ký
ban hành Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg về việc Tăng cường chỉ ñạo tiêu thụ
nông sản qua hợp ñồng.
Thực hiện tinh thần đó, tỉnh Hải Dương đã có chỉ đạo tích cực, xây
dựng nhiều chương trình, đề án thực hiện, khuyến khích và tăng cường các
hoạt ñộng liên kết, nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nơng dân, nâng cao giá
trị sản xuất nông nghiệp. Ninh Giang là huyện thuần nông nằm trên địa bàn
huyện, là một trong số huyện có truyền thống và điều kiện phát triển cây hàng
hố, đặc biệt là cây rau màu. Trong những năm qua, kinh tế của huyện có
nhiều khởi sắc, đời sống người nơng dân, trong đó có người trồng rau có
nhiều cải thiện, hoạt ñộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản cũng
ñược chú ý ñẩy mạnh. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn cịn có một số bất cập chưa
được giải quyết, dẫn đến người nơng dân trồng rau khơng gắn bó với sản xuất,
diện tích gieo trồng hàng năm bị thu hẹp...
Xuất phát từ tình hình thực tế đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số loại cây

rau màu tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương”.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

10


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
ðánh giá thực trạng hoạt ñộng liên kết giữa các chủ thể tham gia liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ ñối với một số cây rau màu, trên cơ sở đó đưa ra
các giải pháp tác ñộng, giúp cho hoạt ñộng liên kết có hiệu quả hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ nông sản, trong ñó có cây rau màu.
- ðánh giá thực trạng hoạt ñộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một
số loại rau màu tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
- ðề xuất ñịnh hướng, giải pháp nhằm tác ñộng ñến hoạt ñộng liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ rau màu tại huyện trong thời gian tới.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt ñộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số loại rau
màu: ớt, cà chua và dưa bao tử xuất khẩu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Nghiên cứu hoạt ñộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm trên 3 loại rau chính là cà chua, ớt và dưa bao tử xuất khẩu tại
huyện, với 4 nhóm chủ thể liên kết chính là người sản xuất (hộ sản xuất và
HTX); nhà doanh nghiệp (các doanh nghiệp chế biến nông sản); nhà khoa học
(cán bộ khuyến nông); nhà nước (các tổ chức chính quyền xã, huyện).
+ Khơng gian: Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

+ Thời gian: Tổng quan tài liệu ñược sử dụng số liệu của những năm
trước, và khảo sát thực trạng hoạt ñộng liên kết tại huyện từ năm 2006 đến
2008.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

11


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ðỘNG
LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU MÀU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm về liên kết
- Liên kết: Khái niệm liên kết xuất phát từ tiếng Anh “integration”mà
trong hệ thống thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp
nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước ñây khái niệm này ñược
biết ñến với tên gọi là nhất thể hố và gần đây mới gọi là liên kết.
- Liên kết kinh tế: Theo từ ñiển Thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên
cứu và phổ biến tri thức bách khoa thì: liên kết kinh tế là hình thức hợp tác
phối hợp hoạt ñộng do các ñơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc ñẩy
sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khn khổ pháp
luật của nhà nước. Mục tiêu là tạo ra mối liên kết kinh tế ổn định thơng qua
các hoạt động kinh tế hoặc các quy chế hoạt ñộng ñể tiến hành phân công sản
xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các ñơn vị tham gia liên kết ñể tạo ra thị
trường tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau.
Tác giả Trần Văn Hiếu (Trường ðại học Cần Thơ) cho rằng liên kết
kinh tế là quá trình xâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh
của các chủ thể kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh
doanh theo hướng có lợi nhất trong khn khổ pháp luật, thơng qua hợp đồng
kinh tế ñể khai thác tốt các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên

kết kinh tế có thể tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ
ngành hoặc giữa các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm
vi khu vực và quốc tế.
- Liên kết dọc: Là liên kết ñược thực hiện theo trật tự các khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh (Theo dịng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

12


theo chiều dọc là toàn diện nhất bao gồm các giai ñoạn từ sản xuất, chế biến
nguyên liệu ñến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này thông thường
mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trị là khách hàng của tác nhân trước đó đồng
thời bán sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh.
Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và
có thể làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian.
- Liên kết ngang: Là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá
nhân tham gia là một ñơn vị hoạt ñộng ñộc lập nhưng có quan hệ với nhau
thơng qua một bộ máy kiểm soát chung. Trong liên kết này mỗi thành viên
tham gia có sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhau nhưng họ liên kết lại ñể
nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ phát huy tính lợi ích
kinh tế theo quy mô của tổ chức liên kết. Kết quả của liên kết theo chiều
ngang hình thành nên những tổ chức liên kết như Hợp tác xã, liên minh, hiệp
hội...và có thể dẫn đến độc quyền trong một thị trường nhất định.
Như vậy liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh
doanh, thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi
thành phần kinh tế và khơng bị giới hạn bởi phạm vi địa lý.
- Hiệp hội: là một loại hình liên kết, hợp tác mang tính cộng đồng hỗ
trợ phát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các cơ sở, ñồng thời là cầu

nối giữa các cơ quan chính quyền với cơ sở. Hiệp hội với những lợi thế trong
tổ chức liên kết, hợp tác và sự kết nối các hoạt ñộng sẽ giảm được chi phí, tiết
kiệm nguồn lực, tạo năng lực nội sinh mới trên nhiều phương diện: về thời
gian khoảng cách, chi phí, tốc độ và tính ổn định cho các giao dịch trên thị
trường ...Qua đó quy mơ và khơng gian kinh tế của các doanh nghiệp được
mở rộng và có nhiều cơ hội được tiếp cận với các nguồn lực và thị trường.
Trên thế giới tiếng nói của hiệp hội có sức mạnh và quyền lực rất lớn. Sự phát
triển của các hiệp hội là một tất yếu của nền kinh tế thị trường hiện ñại trong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

13


thể chế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Thành viên của các hiệp hội có thể là các doanh nghiệp, một số tổ chức
kinh tế - kỹ thuật khác cùng chung lợi ích hợp tác bảo vệ quyền lợi chung và
phát triển như: Hợp tác xã (HTX), trang trại, Cơ sở nghiên cứu và dịch vụ
khoa học công nghệ (KHCN), ngân hàng, các tổ chức tín dụng....Ngồi ra
Hiệp hội là một tổ chức mà sự tham gia của các thành viên khơng mang tính
áp đặt, bắt buộc mà hồn tồn mang tính tự nguyện.
Thơng qua các hoạt động của mình, Hiệp hội thiết lập mối quan hệ với
các hiệp hội khu vực và thế giới tạo ra một khn khổ hợp tác có hiệu quả
trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập. ðại diện cho cộng ñồng doanh nghiệp
trên các diễn ñàn kinh tế quốc tế, ñấu tranh cho quyền lợi chính đáng của các
doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng, chống áp ñặt các ñiều kiện tiêu
chuẩn quá cao của các nước phát triển về môi trường và trách nhiệm xã hội
vào các quan hệ thương mại, tham gia ý kiến vào việc xây dựng một lộ trình
hội nhập phù hợp với sức vươn lên của các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ

giữa các hộ, cơ sở và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là sự ñan xen giữa
hợp tác và cạnh tranh. Các ñơn vị này một mặt liên kết với nhau ñể cùng phát
triển, nhưng bên cạnh ñó cũng cạnh tranh lẫn nhau nhằm tạo ra những ưu thế
ñộc chiếm thị trường và thu nhiều lợi nhuận.
ðể ñiều chỉnh các mối quan hệ nhằm bảo vệ lợi ích giữa các tác nhân
trước các ñối tác khác, một số tác nhân ñã liên kết lại với nhau hình thành các
hiệp hội.
2.1.2. Một số mơ hình liên kết sản xuất
+ Mơ hình tập trung (The centralized model)
Mơ hình tập trung là mơ hình các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trực
tiếp ký hợp ñồng với các trang trại (1). Hợp ñồng này chỉ có hai bên tham gia

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

14


trực tiếp là doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và các trang trại. Các doanh
nghiệp ñặt hàng cho các trang trại sản xuất nơng sản để doanh nghiệp chế
biến, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm. Trong những hợp đồng kiểu này, lượng
sản phẩm doanh nghiệp ñặt hàng các trang trại ñược phân bổ ngay từ ñầu mùa
vụ và chất lượng ñược giám sát một cách chặt chẽ.
Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản cung cấp các loại vật tư ñầu
vào, hướng dẫn kỹ thuật, giám sát việc sản xuất của nơng dân và mua lại tồn
bộ sản phẩm. Nơng dân cung cấp đất đai, cơng lao động, sản xuất theo đúng
quy trình do doanh nghiệp đưa ra và bán lại toàn bộ sản phẩm cho doanh
nghiệp. Trong loại hợp đồng này, người nơng dân ít có quyền quyết ñịnh vấn
ñề sản xuất mặc dù họ là vẫn là người trực tiếp sản xuất. Người ký kết hợp
ñồng với nơng dân sẽ quy định cụ thể về các yếu tố ñầu vào cần sử dụng và
phương thức canh tác chăn nuôi, kể cả người mua chịu trách nhiệm công tác

hướng dẫn kỹ thuật canh tác chăn nuôi và thường xun kiểm tra thực tế trên
đồng ruộng. ðây chính là hình thức “sản xuất gia cơng” hay “Sản xuất theo
đơn đặt hàng” của doanh nghiệp.
Mơ hình này thường chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có nhà máy chế
biến đủ khả năng mua hết sản phẩm của các trang trại trong vùng và các trang
trại có diện tích đất lớn hoặc chăn ni quy mơ lớn thì khi đó họ cần sản xuất
theo hợp đồng để đảm bảo nơng sản tiêu thụ hết. Ngồi ra, mơ hình này cịn
áp dụng cho trường hợp có “tính chun biệt (đặc thù) về tài sản (asset
specificity)” như con người, vật chất (physical), ñịa điểm... [13]
Mơ hình tập trung đảm bảo nơng dân tiêu thụ được nơng sản, doanh
nghiệp có ngun liệu phục vụ cho chế biến. Ngồi ra mơ hình này hình thành
sự liên kết giữa doanh nghiệp và các trang trại tạo ra vùng sản xuất tập trung
với chất lượng cao, an tồn theo quy trình sản xuất nơng nghiệp an tồn, ñạt

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

15


tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm góp phần nâng cao sức
cạnh tranh cho doanh nghiệp và tạo sự phát triển bền vững cho các trang trại.
+ Mơ hình trang trại hạt nhân (The Nucleus Estate Model)
Mơ hình trang trại hạt nhân tương tự như mơ hình tập trung, nhưng bên
mua sản phẩm là doanh nghiệp nắm quyền sở hữu ñất ñai, chuồng trại, vườn
cây. Bên bán sản phẩm chỉ thực hiện hoạt ñộng sản xuất tạo ra sản phẩm và
bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp. Chủ thể tham gia trực tiếp vào mô hình
này cũng chỉ bao gồm doanh nghiệp và các trang trại. Trong đó, các trang trại
do nơng dân sản xuất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Do đó, các hộ
nơng dân trực tiếp sản xuất nơng sản trên đất của doanh nghiệp có thể xem là
người lao động trong doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, hình thức khốn trong các nơng, lâm trường quốc doanh
cũng là mơ hình trang trại hạt nhân. Các hình thức khốn này được hình thành
theo Nghị ñịnh của Chính phủ số 01/CP ngày 04 tháng 1 năm 1995 trước đây
và hiện nay là giao khốn đất nơng nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt
nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc
doanh theo Nghị định của Chính phủ số 135/2005/Nð-CP ngày 08 tháng 11
năm 2005.
Nông dân sản xuất nông sản trên ñất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
giao ñất và cả cây trồng (cây lâu năm), vật nuôi cho từng hộ nơng dân, cung
cấp vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật cho nơng dân, nơng dân chăm sóc cây
trồng vật ni theo đúng quy trình của doanh nghiệp và giao lại tồn bộ sản
phẩm cho doanh nghiệp. ðây chính là mơ hình “khốn liên doanh”, trong
trường hợp “tái lập trang trại gia đình… trong lịng doanh nghiệp nơng nghiệp
quy mơ lớn có từ hai cấp quản lý trở lên”[6]. Người sản xuất và người mua ký
một hợp ñồng gọi là “hợp đồng giao khốn”. Trong đó, hợp đồng quy định:
Doanh nghiệp kinh doanh nơng nghiệp giữ vai trị định hướng sản xuất,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

16


hướng dẫn kỹ thuật (khuyến nông), cung ứng dịch vụ ñầu vào, ñầu ra…, giám
sát các hoạt ñộng kinh doanh sản xuất trên vườn cây, đàn gia súc giao khốn
….. Quan hệ giữa doanh nghiệp giao khoán và bên nhận khốn được thiết lập
theo ngun tắc thị trường, thuận mua, vừa bán [6]. Bản chất của mơ hình này
chính là trang trại dự phần hay công ty dự phần trong nơng nghiệp.
Doanh nghiệp có trang trại quy mơ lớn, có nhà máy chế biến, đủ tiềm lực
tài chính và kỹ thuật để cung cấp cho nơng dân. Mơ hình này phù hợp với các
cây lâu năm và chăn nuôi gia cầm, gia súc theo kiểu công nghiệp, quy mô lớn.

Mô hình này cũng có ý nghĩa và tác dụng như mơ hình tập trung. Ngồi
ra mơ hình này góp phần nâng cao hiệu quả của các trang trại có quy mô lớn
với nhiều cấp quản lý như trang trại nhà nước (Nông trường quốc doanh,
doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước).
+ Mơ hình đa chủ thể (The Multipartite Model)
Mơ hình đa chủ thể tham gia hợp đồng sản xuất nơng nghiệp ở Việt
Nam thường gọi là mơ hình “liên kết 4 nhà”. Tham gia mơ hình này bao gồm
nhiều chủ thể khác nhau như: nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác
xã, các trang trại. ðặc điểm của mơ hình này là các chủ thể khác nhau sẽ có
trách nhiệm và vai trị khác nhau. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trị hạt
nhân gắn kết nhà khoa học với nơng dân, gắn kết nhà tài chính với nơng dân
và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Doanh nghiệp là người quyết định việc
tiêu thụ sản phẩm của nơng dân, nên họ biết được thị trường cần gì để đặt
hàng cho nơng dân sản xuất. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng chính là người ñặt
hàng cho các nhà khoa học, ngân hàng, cung cấp các dịch vụ cho mình và cho
nơng dân. Vai trò của nhà nước là xử lý các mối quan hệ giữa các bên ký kết
hợp ñồng, quy hoạch vùng sản xuất, ñầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giải
quyết những vấn đề khó khăn nảy sinh do thị trường, thiên tai gây ra, và vận
ñộng, giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các bên tham

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

17


gia sản xuất theo hợp đồng.
ðặc trưng của mơ hình này là mối quan hệ ña chiều. Cơ chế hoạt động
của mơ hình này là sự liên kết và phối hợp nhiều chủ thể khác nhau cùng chia
sẻ lợi ích, rủi ro và quyền quyết ñịnh. Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là hạt
nhân ký hợp ñồng trực tiếp với các trang trại để thu mua nơng sản. Ngân hàng

căn cứ vào hợp ñồng giữa doanh nghiệp và các trang trại ñể cho vay ñầu tư
phát triển sản xuất, phát triển thị trường. Doanh nghiệp ñặt hàng nhà khoa học
ñể giải quyết các vấn ñề kỹ thuật sản xuất nảy sinh. Các tổ chức dân sự xã hội
như hiệp hội ngành hàng sẽ vận ñộng, theo dõi, giám sát các hợp ñồng giữa
doanh nghiệp và trang trại. Nhà nước căn cứ vào hợp ñồng ñể xử lý các mâu
thuẫn phát sinh.
Trong điều kiện sản xuất nơng nghiệp manh mún, lạc hậu, bản thân
nông dân “không thể tự giải quyết 3 vấn đề của nền nơng nghiệp hàng hóa là
thị trường, công nghệ và vốn, do quy mô kinh doanh quá nhỏ” [5] thì mơ hình
đa chủ thể có thể áp dụng. Mơ hình đa chủ thể được phát triển mạnh ở những
quốc gia ñang phát triển như Mexico, Kenya, Trung Quốc.
Mơ hình này có ý nghĩa và tác dụng trong việc chuyển giao khoa học
kỹ thuật hiện ñại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp. Sản xuất theo mơ
hình này sẽ tạo ra vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn theo tiêu chuẩn
quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
+ Mơ hình trung gian (The Intermediary Model)
ðây là mơ hình doanh nghiệp ký hợp đồng mua sản phẩm của nơng dân
thơng qua các ñầu mối trung gian như hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm nơng dân
hoặc người đại diện cho một số hộ nơng dân. ðặc điểm của mơ hình này là
doanh nghiệp khơng ký kết hợp đồng trực tiếp với nơng dân mà thay vào đó
doanh nghiệp th các tổ chức trung gian thực hiện vai trị của mình.
Mỗi cá nhân hoặc tổ chức trung gian này có trách nhiệm kiểm sốt và

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

18


giám sát hoạt động sản xuất của nơng dân và chịu trách nhiệm tồn bộ hoạt
động trong trang trại từ gieo hạt ñến thu hoạch theo quy ñịnh của doanh

nghiệp và họ được hưởng hoa hồng cho việc kiểm sốt và giám sát.
Mơ hình này tồn tại khi nền sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún và
phân tán. Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nơng sản khó thực hiện việc ký hợp
ñồng cung cấp vật tư, hướng dẫn kỹ thuật cho nơng dân vì để thực hiện ký hợp
đồng cho từng hộ nơng dân thì chi phí giao dịch tăng cao và bản thân họ khơng
đủ năng lực kiểm sốt trực tiếp q trình sản xuất của từng hộ nơng dân.
Mơ hình này góp phần làm giảm chi phí giao dịch nhờ ñầu mối hợp
ñồng giảm ñi và việc kiểm soát sản xuất và chất lượng sản phẩm của doanh
nghiệp cũng dễ dàng hơn. Người trung gian đóng vai trị ñại diện cho nông
dân, tạo nên sức mạnh tập thể để thương lượng với doanh nghiệp.
Mơ hình liên kết kinh tế là một hoặc một tập hợp những vấn ñề về tổ
chức, hình thức, phương thức và biện pháp của mối quan hệ kinh tế giữa các
chủ thể kinh tế trong một thời gian, khơng gian nhất định để đạt ñược lợi ích
kinh tế cho các ñối tượng tham gia.
Liên kết 4 nhà trong nông nghiệp là sự thoả thuận, hợp tác và hỗ trợ
nhau ñể cùng phát triển giữa Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà Doanh nghiệp và
Nhà nước (chủ yếu các tổ chức tín dụng, ngân hàng, quản lý của chính quyền,
tham gia của đồn thể xã hội,…) trong đó có sự phân cơng và hợp tác để vừa
phát triển sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm và mang lại lợi ích hài hồ cho các
bên trong q trình phát triển sản xuất nơng nghiệp theo cơ chế thị trường.
2.1.3. Sản xuất theo hợp đồng trong nơng nghiệp.
Eaton và Shepherd (2001) ñịnh nghĩa sản xuất theo hợp ñồng là “thoả
thuận giữa những người nông dân với các doanh nghiệp chế biến hoặc doanh
nghiệp kinh doanh trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp
dựa trên thỏa thuận giao hàng trong tương lai, giá cả ñã ñược ñịnh trước”

Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp………………….

19




×