Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Vai trò của hệ thống chính trị tại huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.61 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------

NGUYỄN QUANG NGỌC

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TẠI
HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------

NGUYỄN QUANG NGỌC

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TẠI
HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành
Mã số

: Chính trị học
: 8 31 02 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THANH THẬP

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Ngọc


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
GS.TS. Lê Thanh Thập - người hướng dẫn khoa học đã tận tâm, nhiệt tình, chỉ bảo
hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Quý thầy cô trong Khoa Triết học Học Viện khoa học xã hội, các đồng chí đang công tác tại Ủy ban nhân dân huyện
Hóc Môn đã cung cấp tư liệu và góp phần hướng dẫn tác giả tìm hiểu về Vai trò của
hệ thống chính trị tại huyện Hóc Môn.
Đồng thời, Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Ngọc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. LÝ LUẬN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN
1.1. Lý luận chung về hệ thống chính trị nước ta .......................................................... 7
1.2. Lý luận chung về hệ thống chính trị cấp huyện ................................................. 15
1.3. Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp Huyện trong giai đoạn hiện nay. .. 26
Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TẠI HUYỆN
HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................ 38
2.1 Đặc điểm tự nhiên - xã hội của huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh ........ 38
2.2 Đặc điểm hệ thống chính trị huyện Hóc Môn. .................................................... 39
2.3 Thực trạng vai trò của hệ thống chính trị tại huyện Hóc Môn đối với sự phát triển
của huyện. ................................................................................................................. 41
2.4 Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trên ............................................ 55
2.5 Một số yêu cầu đặt ra đối với hệ thống chính trị huyện Hóc Môn ..................... 59
Chương .3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
VAI TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TẠI HUYỆN HÓC MÔN,THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY ............................................................................................ 62
3.1. Quan điểm cơ bản nhằm nâng cao vai trò hệ thống chính trị tạihuyện Hóc Môn,
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ............................................................................ 62
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của hệ thống chính trị tại
huyệnHóc Môn, thành phố hồ chí minh hiện nay ..................................................... 66
3.2.5. Thực hiện quy chế dân chủ, tăng cường sự kiểm tra giám sát của nhân dân ...... 73
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm các
đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với
nhau nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát
triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền. Hệ thống
chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội hợp
pháp, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện
và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân.
Trong những năm qua, hệ thống chính trị ở nước ta đã có những đổi mới đáng kể:
Đảng đã được củng cố cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức; vai trò lãnh đạo của Đảng trong
xã hội ngày càng tăng; Nhà nước tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện theo hướng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể chính trị - xã hội từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đem lại
hiệu quả thiết thực; quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
chính trị, văn hóa, tư tưởng được phát huy… Tuy vậy hệ thống chính trị ở nước ta còn
bộc lộ nhiều nhược điểm: Năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của
Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội chưa nâng lên kịp với
đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới.
Trong các cấp của hệ thống chính trị có thể thấy vị trí của hệ thống chính trị cấp
huyện là rất quan trọng, bởi cấp huyện là cấp gần với cơ sở nhất, là cầu nối đưa đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luâ ̣t của Nhà nước vào thực tiễn. Thực tế ,
trong những năm qua hệ thống chính trị ở nước ta đã có những đóng góp rất quan trọng
vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tuy nhiên bên
cạnh những đóng góp đó vẫn còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong hoạt động của hệ
thống chính trị cấp huyện, trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức. Tình trạng quan liêu,

tham nhũng, mất đoàn kết nội bộ còn diễn ra ở mô ̣t số nơi. Vì vậy, viê ̣c nâng cao vai trò

1


của hệ thống chính trị đang là vấn đề bức thiết đối với nước ta trong quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Huyện Hóc Môn là huyện ngoại thành của TP Hồ Chí Minh, có diện tích tự nhiên:
10.943,4ha gồm 11 xã, 01 thị trấn với 87 ấp – khu phố, 1.430 tổ nhân dân – tổ dân phố.
Toàn huyện có 85.826 hộ dân với 421.578 nhân khẩu (tính đến 30/6/2015); ngoài ra có
khoảng 52.000 nhân khẩu lưu trú không thường xuyên. Đời sống của người dân trên
huyện còn nhiều khó khăn.
Đặc thù trên đòi hỏi các cấp ủy đảng và chính quyền của huyện cần đặc biệt quan
tâm đến xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị. Mục tiêu là tăng cường khai
thác mọi tiềm năng, thế mạnh của huyện để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng cuộc sống văn minh, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định nhất là cần
phải kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị huyện. Những năm
qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, việc kiện toàn hệ thống chính
trị huyện đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống chính trị huyện đã được kiện
toàn theo hướng gần dân, vì dân hơn; phương pháp công tác và phương thức lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp uỷ được đổi mới. Năng lực chỉ đạo, điều hành và quản lý của chính quyền có
nhiều tiến bộ, hiệu lực, hiệu quả được nâng lên; Cải cách hành chính; phòng, chống tham
nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở huyện Hóc Môn giai đoạn 2011 – 2015 gắn
với mục tiêu xây dựng chính quyền đô thị của Thành ủy bước đầu có chuyển biến tích
cực.
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục được đổi
mới cả về nội dung lẫn phương thức, bảo đảm thiết thực và hiệu quả hơn. Nội bộ cấp uỷ
đoàn kết, thống nhất, sự đồng thuận trong Đảng, chính quyền và Nhân dân ngày càng

tăng.

2


Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên, hệ thống chính trị huyện Hóc Môn
vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ: Tình trạng quan liêu, cục bộ, mất
đoàn kết nội bộ xảy ra ở một số nơi. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ
thống chính trị cơ sở chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ; nội dung và
phương thức hoạt động chậm đổi mới; đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng và
vẫn còn một số cán bộ, công chức chưa hướng dẫn tận tình, còn gây phiền hà khi tiếp
xúc, giải quyết hồ sơ hành chính cho nhân dân và doanh nghiệp; còn một số cán bộ công
chức bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật.Trong khi đó, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, triệt để lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo,
những khó khăn trong đời sống của nhân dân và những hạn chế, yếu kém của hệ thống
chính trị để nói xấu Đảng, Nhà nước, hòng làm mất lòng tin của nhân dân vào chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Để góp phầ n khắ c phu ̣c những ha ̣n chế , củng cố và hoàn thiê ̣n nâng cao vai trò của
hệ thống chính trị cấ p huyê ̣n ở điạ phương min
̀ h, tôi chọn:“Vai trò của hệ thống chính
trị tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc
sĩ chuyên ngành Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xuất phát từ vai trò hệ thống chính trị, việc nghiên cứu hệ thống chính trị nói
chung và hệ thống chính trị cấp huyện nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm trên
những bình diện khác nhau. Một số ấn phẩm có giá trị ở cả tầm lý luận và thực tiễn như:
Đề tài KX.10.02 “Các quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở nước
ta giai đoạn 2005 - 2020”, do PGS.TS Trần Đình Hoan làm chủ nhiệm đã được nghiệm
thu cấp nhà nước. Đề tài đã dựa trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn hơn 30 năm đổi
mới đất nước, đã bước đầu phân tích và đánh giá tương quan giữa cải cách kinh tế và đổi

mới hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn vừa qua; phân tích sự cần thiết khách
quan phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn phát
triển tiếp theo của đất nước; xác định rõ các mục tiêu cơ bản cần hướng tới, bảo đảm định

3


hướng đúng đắn cho quá trình đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị; Xây dựng và xác
định được một hệ thống các quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị nước ta
trong tình hình mới; Xác định được phương hướng, giải pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới,
hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước.
Làm rõ thêm quan điểm của Đại hội IX: Xem công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng là
nhiệm vụ then chốt; xác định những phương hướng cơ bản nhằm xây dựng và kiện toàn
bộ máy nhà nước.
Đề tài KX - 05 “Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta” là công trình nghiên cứu một cách tổng quát, đã nêu một cách khái quát thực
trạng, những đặc trưng, quan điểm và nguyên tắc cơ bản về xây dựng hệ thống chính trị ở
nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp cơ sở, cũng đã có một số công trình nghiên
cứu, một số luận văn, luận án cũng như một số bài viết được đăng trên các tạp chí, tiêu
biểu là cuốn sách: “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” do GS.TS
Hoàng Chí Bảo làm chủ biên, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. Kết quả của
đề tài đã làm sáng tỏ và góp phần đưa nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về
“Đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” vào cuộc
sống.
Công trình “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội, nông thôn
miền núi, vùng dân tộc thiểu số” do Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên (2000), đã phân tích thực
trạng hệ thống chính trị cấp cơ sở vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số thuộc các
tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Công trình đã đánh giá các thành tựu, hạn chế và chỉ ra
những nguyên nhân của nó; đồng thời đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới

hệ thống chính trị của khu vực này.
Công trình “Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên”, do
Phạm Hảo và Trương Minh Dục đồng chủ biên (2003), từ nghiên cứu hoạt động của hệ
thống chính trị các cấp ở Tây Nguyên (nhất là cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số),

4


các tác giả đã đề ra một số phương hướng và giải pháp kiện toàn hệ thống chính trị ở Tây
Nguyên, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực trong giai đoạn thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bài viết: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, hoàn thành tốt
các mục tiêu, kế hoạch đề ra” của Nguyễn Phú Trọng (Tạp chí Cộng sản, số 829/2011),
bài viết đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội đất nước, nguyên nhân của những khó khăn,
thách thức hiện nay và xu hướng phát triển trong thời gian tới. Từ đó, định hướng các giải
pháp chủ yếu mà cả hệ thống chính trị phải đồng tâm hiệp lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ
cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhấn
mạnh định hướng chính sách, biện pháp bảo đảm an ninh lương thực gắn với bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo đảm an ninh năng lượng và giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội.
Ngoài ra, một số công trình, luận văn, luận án, bài viết trên các tạp chí khoa học
chuyên ngành cũng bàn về vấn đề này dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau như:
“Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân” của Văn phòng Quốc hội
(Nghiên cứu lập pháp, số 8/2001); “Hệ thống chính trị cơ sở vùng sâu, vùng xa và những
vấn đề đặt ra cần được giải quyết” của Hồ Minh Đức (Dân vận, số 1 và 2/2002); “Vai trò
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở
nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Hiền Oanh (Nxb Lý luận chính trị, H.2005); “Đổi mới
nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây hiện
nay”, luận văn triết học của tác giả Nguyễn Trọng Long(2007)…

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, chưa có một công trình nghiên cứu nào về hệ thống
chính trị cấp huyện và cho tới nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về
vai trò của hệ thống chính trị ở một huyện cụ thể như huyện Hóc Môn, do vậy đề tài mà
tác giả lựa chọn không trùng lặp với bất cứ một công trình, luận văn, luận án nào đã công
bố và bảo vệ. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề trên trong khuôn khổ một

5


Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học với hy vọng góp phần nhất định vào việc
luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của
hệ thống chính trị tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1.Mục đích
Luận văn nghiên cứu vai trò của hệ thống chính trị tại huyện Hóc Môn, Thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, qua đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp
nhằm nâng cao vai trò của hệ thống đó.
3.2.Nhiệm vụ
Hệ thống hoá quan niệm về vai trò của hệ thống chính trị.
Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong hoạt động của hệ thống chính trị tại
huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hệ thống chính
tri tại
̣ huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hệ thống chính trị và vai trò của hê ̣ thố ng chin
́ h tri ̣ tại huyện
Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2.Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hệ thống chính trị và vai trò của hê ̣ thố ng chin
́ h tri ̣ tại huyện
Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đế n nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận

6


Luâ ̣n văn dựa trên quan điểm lý luâ ̣n của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng hệ thống chính trị; quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam trong
việc đổi mới tổ chức, nội dung và phương hướng hoạt động của hệ thống chính trị.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu giải quyết những nội dung trong luận văn, tác giả sử dụng
tổng hợp các phương pháp của phép biện chứng duy vật (như phân tích và tổng hợp, lịch
sử và lô gic, hệ thống và cấu trúc…), các phương pháp điều tra xã hô ̣i ho ̣c, thống kê, so
sánh, nghiên cứu văn bản, hê ̣ thố ng hóa, khái quát hóa…
6. Đóng góp mới về khoa học và ý nghỉa thực tiễn của luận văn
6.1. Đóng góp mới về khoa học:
Mô ̣t là, làm rõ thực trạng vai trò của hệ thống chính trị tại huyện Hóc Môn, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Hai là, từ việc xác định rõ những vấn đề đang đặt ra trong hoạt động của hệ thống
chính trị tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề ra quan điểm và một số
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của hệ thống chính trị tại huyện Hóc Môn, thành
phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay.
6.2.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Mô ̣t là, thông qua nghiên cứu ở một địa bàn cụ thể, luận văn góp phần làm sáng tỏ
đặc thù của hệ thống chính trị cấp Huyện và hệ thống chính trị huyện Hóc Môn, Thành
phố Hồ Chí Minh và đề xuất những giải pháp tiếp tục nâng cao vai trò của hệ thống
chính trị cấp huyện.

Hai là, luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho lãnh đạo địa phương cũng
như những ai quan tâm đến vấn đề này.

7


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×