Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục tỉnh bắc ninh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.15 KB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––––––

TRẦN VĂN THANH

QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN
THANH TRA GIÁO DỤC TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN – 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––––––

TRẦN VĂN THANH

QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN
THANH TRA GIÁO DỤC TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: NGUYỄN BÁ DƢƠNG


THÁI NGUYÊN – 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa
từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Văn Thanh

i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CẢM ƠN
Hai năm đƣợc học tập và nghiên cứu dƣới mái trƣờng Đại học sƣ phạm
Thái Nguyên là một khoảng thời gian tuy không dài nhƣng đã để lại trong tôi
những kỷ niệm thật đẹp, những ấn tƣợng sâu sắc thật khó quên. Đó là khoảng
thời gian tôi và các đồng môn đƣợc cùng các thầy cô trong nhà trƣờng và khoa
Tâm lý miệt mài, nỗ lực cố gắng vƣợt qua những khó khăn để hoàn thành
chƣơng trình khóa học.
Với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Nguyễn Bá Dƣơng, ngƣời thầy, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình
chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn tới lãnh đạo Nhà trƣờng, khoa Tâm lý giáo
dục, Khoa sau Đại học trƣờng ĐH Sƣ phạm Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ, tạo

điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo Sở
Giáo dục và Đào tạo; đội ngũ cán bộ thanh tra và cộng tác viên thanh tra giáo
dục, Lãnh đạo các trƣờng THPT tỉnh Bắc Ninh; các bạn đồng nghiệp và những
ngƣời thân đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, số liệu, thông tin bổ ích và
động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song không thể
tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ quý
báu của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Văn Thanh
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.................................................................................... vi

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 3

3.1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................... 3
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
6.1. Giới hạn về đối tƣợng nghiên cứu ................................................................ 3
6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát ..................................................................... 4
6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 4
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ....................................................... 4
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................... 4
7.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................................. 5
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
THANH TRA GIÁO DỤC ................................................................................ 6
1.1. Vài nét về lƣợc sử nghiên cữu vấn đề .......................................................... 6
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................... 8
1.2.1. Kiểm tra, thanh tra ..................................................................................... 8
1.2.2. Khái niệm quản lý.................................................................................... 12
1.2.3. Hệ thống thanh tra giáo dục..................................................................... 12
1.2.4. Thanh tra chuyên ngành đối với trƣờng THPT. ...................................... 19
1.2.5. Đội ngũ cán bộ thanh tra giáo dục ........................................................... 20
1.3. Trách nhiệm, quyền hạn, tiêu chuẩn của CTVTT chuyên ngành giáo dục ...... 22
1.3.1. Hoạt động chuyên môn trong trƣờng THPT ........................................... 22
1.3.2. Trách nhiệm của CTVTT chuyên ngành giáo dục .................................. 23

1.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn CTVTT giáo dục ............................................. 24
1.3.4. Những yêu cầu và tiêu chuẩn của TTV, CTVTT .................................... 25
1.4. Quản lý phát triển đội ngũ CVTTT giáo dục ............................................. 29
1.4.1. Nguồn nhân lực, quản lý phát triển nguồn nhân lực ............................... 29
1.4.2. Các nội dung cơ bản của quản lý đội ngũ CTVTT giáo dục ................... 30
Kết luận chƣơng 1.............................................................................................. 35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG
TÁC VIÊN THANH TRA GIÁO DỤC TỈNH BẮC NINH 2010 - 2013 .... 36
2.1. Khái quát về giáo dục và thanh tra giáo dục tỉnh Bắc Ninh ....................... 36
2.1.1. Sơ lƣợc về địa lý, kinh tế và văn hoá tỉnh Bắc Ninh ............................... 36
2.1.2. Vài nét về giáo dục của Bắc Ninh ......................................................... 37
2.1.3. Vài nét về công tác thanh tra giáo dục ở Bắc Ninh từ trƣớc đến nay ..... 40
2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra chuyên ngành của Sở GD&ĐT tỉnh Bắc
Ninh (2010-2013) .............................................................................................. 44
2.2.1. Nhận thức về vai trò thanh tra chuyên ngành của Sở GD&ĐT đối với các
trƣờng THPT ....................................................................................................... 44
2.2.2. Đánh giá hiệu quả thanh tra chuyên ngành của Sở GD&ĐT đối với
cấp THPT ........................................................................................................... 48

iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động thanh tra chuyên ngành của Sở
GD&ĐT Bắc Ninh đối với các trƣờng THPT ................................................... 50
2.3. Thực trạng quản lý đội ngũ CTVTT chuyên ngành cấp Sở tỉnh Bắc Ninh...... 53
2.3.1. Thực trạng đội ngũ CTVTT chuyên ngành cấp Sở ................................. 53
2.3.2. Thực trạng quản lý đội ngũ CTVTT cấp Sở của Sở GD&ĐT Bắc Ninh ...... 57
2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý đội ngũ CTVTT chuyên

ngành cấp Sở của Sở GD&ĐT Bắc Ninh .......................................................... 61
2.4.1. Nguyên nhân thuộc về chủ thể quản lý ................................................... 61
2.4.2. Nguyên nhân thuộc về đối tƣợng quản lý................................................ 62
2.4.3. Nguyên nhân thuộc về môi trƣờng quản lý ............................................. 62
Kết luận chƣơng 2.............................................................................................. 64
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC
VIÊN THANH TRA GIÁO DỤC CẤP SỞ CỦA TỈNH BẮC NINH ......... 65
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển đội ngũ CTVTT giáo dục của tỉnh Bắc Ninh
và nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý ........................................................... 65
3.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển đội ngũ ............................................................ 65
3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý .............................................. 67
3.2. Một số biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT giáo dục tỉnh Bắc Ninh .......... 69
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho toàn cấp học về công tác thanh tra và thanh
tra chuyên ngành ................................................................................................ 69
3.2.2. Tham mƣu để hoàn thiện và cụ thể hoá các văn bản hƣớng dẫn công
tác thanh tra giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng ............... 73
3.2.3. Đổi mới việc tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CTVTT và cải tiến cơ
cấu đội ngũ CTVTT chuyên ngành cấp Sở ....................................................... 77
3.2.4. Tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
thanh tra cho CTVTT đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra ............... 83
3.2.5. Thực hiện tốt việc kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá, xếp loại
CTV thanh tra chuyên ngành ............................................................................. 87
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

3.2.6. Đầu tƣ kinh phí cho hoạt động thanh tra, cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần cho CTVTT .................................................................................... 90
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 92

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
đội ngũ CTVTT chuyên ngành .......................................................................... 94
Kết luận chƣơng 3.............................................................................................. 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 97
1. Kết luận .......................................................................................................... 97
2. Khuyến nghị................................................................................................... 98
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT ................................................................................... 98
2.2. Đối với cấp tỉnh .......................................................................................... 98
2.3. Đối với CTVTT .......................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 100
PHỤ LỤC

vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu chữ viết tắt

Nội dung

1.

CBQL

Cán bộ quản lý


2.

CNTT

Công nghệ thông tin

3.

CSVC

Cơ sở vật chất

4.

CT-TW

Chỉ thị trung ƣơng

5.

CTV TT

Cộng tác viên thanh tra

6.

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo


7.

GDTX

Giáo dục thƣờng xuyên

8.

GDTX

Giáo dục thƣờng xuyên

9.

HĐND

Hội đồng nhân dân

10. HN-KTTH

Hƣớng nghiệp- Kỹ thuật tổng hợp

11. KT-XH

Kinh tế - xã hội

12. NVTT

Nghiệp vụ thanh tra


13. PGS.TS

Phó giáo sƣ, Tiến sĩ

14. QLGD

Quản lý giáo dục

15. QLNN

Quản lý nhà nƣớc

16. TCCB

Tổ chức cán bộ

17. THPT

Trung học phổ thông

18. TT

Thanh tra

19. XHHGD

Xã hội hóa giáo dục

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu các ngành kinh tế năm (2011- 2013) tỉnh Bắc Ninh .............. 36
Bảng 2.2. Thống kê xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học:................................. 39
Bảng 2.3. Số lƣợng cán bộ giáo viên và trình độ chuyên môn.......................... 39
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp học lực học sinh THPT............................................. 40
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp hạnh kiểm học sinh THPT ........................................ 40
Bảng 2.6. Tổng hợp số lƣợng trƣờng, học sinh, giáo viên từ năm 2010 -2013....... 40
Bảng 2.7. Nhận thức chung về công tác thanh tra chuyên ngành. .................... 45
Bảng 2.8. Nhận thức về nội dung công tác thanh tra giáo viên trong thanh
tra chuyên ngành ............................................................................... 46
Bảng 2.9. Đánh giá hiệu quả thanh tra chuyên ngành Sở đối với cấp THPT ... 49
Bảng 2.10. Đánh giá chung về hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với
cấp THPT........................................................................................... 51
Bảng 2.11. Thực trạng đội ngũ TTV, CTVTT của tỉnh Bắc Ninh .................... 53
Bảng 2.12. Tổng hợp số lƣợng CTVTT phân bố theo các môn học ................. 54
Bảng 2.13. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của Sở GD&ĐT ...................... 54
Bảng 2.14. Đánh giá về chất lƣợng đội ngũ CTVTT ........................................ 55
Bảng 3.1. Đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp xây dựng
đội ngũ CTVTT chuyên ngành cấp Sở tỉnh Bắc Ninh ...................... 94
Bảng 3.2. Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
đội ngũ CTVTT chuyên ngành cấp Sở của giáo viên ....................... 95

v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Hệ thống thanh tra giáo dục ............................................................. 14
Sơ đồ 1.2. Vòng liên hệ ngƣợc của thanh tra, kiểm tra trong quản lý.............. 19
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................... 93

vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra
là phải đổi mới Giáo dục theo đƣờng lối của Đảng đã đề ra. Nhiều văn kiện của
Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đều coi đổi mới công tác
quản lý là yêu cầu tiên quyết của đổi mới giáo dục, trong đó công tác Thanh tra
giáo dục là một khâu thiết yếu của công tác quản lý Nhà nƣớc về GD&ĐT.
Thanh tra là một khâu công tác quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý
của Bộ máy quản lý Nhà nƣớc. Nó có mục đích giúp cơ quan lãnh đạo, vừa kiểm
tra sự đúng đắn của bản thân sự lãnh đạo của mình, vừa kiểm tra sự chấp hành
của các cơ quan thuộc quyền, nhằm tìm ra những biện pháp chỉ đạo và quản lý tốt
nhất, bảo đảm cho những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, Pháp
luật của Nhà nƣớc đƣợc chấp hành một cách đầy đủ và có hiệu quả. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã dạy: Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi nhƣ không lãnh đạo.
Trong quản lý giáo dục cũng vậy, hoạt động thanh tra luôn giữ vị trí quan
trọng trong các hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và trong
từng cơ sở giáo dục cụ thể nói riêng, Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh
tra trong phạm vi quản lý nhà nƣớc về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành
pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi

ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh
vực giáo dục.
Thanh tra là một hoạt động chuyên môn, nên tất yếu phải có chuyên môn
của nghề, mỗi cán bộ trong hệ thống thanh tra, dù là ngƣời lãnh đạo hay ngƣời
dƣới quyền đều phải tinh thông nghiệp vụ về công việc mình đƣợc giao. Mặt
khác sự đổi mới về nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy của giáo
viên, việc áp dụng công nghệ mới trong quản lý đòi hỏi những cộng tác viên
thanh tra (CTVTT) phải có những phẩm chất và những kỹ năng tƣơng ứng.
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII về “Định hƣớng chiến lƣợc phát triển
GD&ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã khẳng định “Công
tác quản lý GD&ĐT có những mặt yếu kém bất cập. Công tác thanh tra giáo
dục còn yếu kém, thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra đánh giá chất
lượng đào tạo; chậm phát triển và thiếu nghiêm túc trong xử lý và khắc phục
những biểu hiện tiêu cực trong ngành GD&ĐT”. Những quan điểm của Đảng
đã tạo cơ hội và định hƣớng để GD&ĐT phát triển lành mạnh, bền vững góp
phần tạo nguồn nhân lực phụ vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
đất nƣớc.
Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra Nhà nƣớc về GD&ĐT, nhằm
tăng cƣờng hiệu lực quản lý, đảm bảo và nâng cao chất lƣợng GD&ĐT. Chất
luợng và hiệu quả của thanh tra giáo dục phụ thuộc chủ yếu vào lực lƣợng
thanh tra. Nhƣ vậy, quản lý lực lƣợng thanh tra giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao về năng lực quản lý Nhà nƣớc của ngành là một đòi hỏi hết sức
cấp bách.
Trong những năm qua hoạt động thanh tra của Sở GD&ĐT Bắc Ninh đã
đạt đƣợc những kết quả nhất định; thông qua thanh tra đã góp phần nâng cao

chất lƣợng GD&ĐT, giữ vững kỷ cƣơng nền nếp, từng bƣớc đẩy lùi các hiện
tƣợng tiêu cực. Tuy nhiên, so với mục đích và yêu cầu đặt ra vẫn còn một số
hạn chế, bất cập; đội ngũ CTVTT còn thiếu về số lƣợng, hạn chế về chất lƣợng,
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu kiểm tra, đánh giá hoạt động của nhà trƣờng và
hoạt động chuyên môn của giáo viên. Để khắc phục những hạn chế trên vấn đề
xây dựng đội ngũ CTVTT đủ về số lƣợng, mạnh chất lƣợng đang trở thành đòi
hỏi cấp thiết ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do trên tôi
chọn đề tài : “Quản lý đội ngũ CTVTT giáo dục tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn
tốt nghiệp của mình
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác thanh tra
chuyên ngành đối với cấp trung học phổ thông (THPT) tỉnh Bắc Ninh, luận
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

văn đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên ngành cấp Sở,
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý giáo dục cũng như nâng cao chất lượng dạy và học ở
các trường THPT tỉnh Bắc Ninh.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động thanh tra giáo dục của đội ngũ CTVTT cấp Sở
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên ngành cấp Sở tỉnh Bắc Ninh
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động thanh tra chuyên ngành tại các trƣờng THPT tỉnh Bắc Ninh
trong những năm qua chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn; nguyên nhân chủ
yếu do đội ngũ thanh tra viên và CTVTT chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công

tác thanh tra chuyên ngành. Nếu có những biện pháp quản lý phù hợp thì có
thể xây dựng đƣợc đội ngũ CTVTT chuyên ngành đủ về số lƣợng, phù hợp về
cơ cấu, có phẩm chất và năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động thanh tra
chuyên ngành tại các trƣờng THPT tỉnh Bắc Ninh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về thanh tra giáo dục và quản lý đội
ngũ CTVTT chuyên ngành cấp Sở.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với
cấp THPT và công tác quản lý đội ngũ CTVTT chuyên ngành cấp Sở của tỉnh
Bắc Ninh.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên ngành giáo
dục cấp Sở tỉnh Bắc Ninh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý đội ngũ CTVTT chuyên ngành cấp Sở của Sở GD&ĐT
tỉnh Bắc Ninh.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát
Gồm thanh tra viên, cán bộ quản lý trƣờng THPT, CTVTT chuyên ngành
cấp Sở và một số giáo viên THPT tỉnh Bắc Ninh.
6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh, 23 trƣờng THPT, 08 Trung tâm giáo dục
thƣờng xuyên (GDTX) đóng trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng các
nhóm phƣơng pháp sau đây:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nƣớc, các chỉ thị, quy định của
ngành giáo dục, các tài liệu lý luận về công tác cán bộ, thanh tra, thanh tra giáo
dục và các văn bản có liên quan đến công tác thanh tra nhằm đƣa ra những cơ sở
lý luận để xây dựng đội ngũ CTVTT chuyên ngành cấp Sở ngành giáo dục tỉnh
Bắc Ninh.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu: Điều tra bằng phiếu theo các tiêu chí
liên quan đến phạm vi của đề tài nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích sản phẩm hoạt động: Khảo sát các kết quả Thanh
tra chuyên ngành và tổ chức thanh tra của Sở GD&ĐT Bắc Ninh.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn lấy ý kiến của các chuyên gia, các
thanh tra viên (TTV), các cán bộ quản lý trƣờng học, cán bộ giáo viên về công
tác thanh tra và đội ngũ CTVTT.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tổng kết kinh nghiệm thanh
tra chuyên ngành và phát triển đội ngũ thanh tra của Sở GD&ĐT Bắc Ninh
- Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia đánh giá về kết
quả thanh tra và đội ngũ CTVTT.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full












×