Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.07 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––

VŨ CAO TOẠI

QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––

VŨ CAO TOẠI

QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số:

60 14 01 14



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DƢƠNG

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Bá
Dương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn, các thày cô
giáo, các cán bộ công nhân viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu để hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo dục và Đào
tạo Bắc Ninh, Ban Giám hiệu, tập thể cán bộ giáo viên và học sinh các trường
THPT trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện và
hợp tác giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn khơng tránh khỏi những thiếu
sót, tác giả kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cơ giáo, các
chuyên gia và các bạn đồng nghiệp.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2014
Tác giả

Vũ Cao Toại


i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Vũ Cao Toại

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các bảng .............................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 4

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO HỌC SINH TRONG TRƢỜNG PHỔ THÔNG ....................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm về pháp luật .............................................................................. 8
1.2.2. Khái niệm về giáo dục ............................................................................. 11
1.2.3. Khái niệm giáo dục pháp luật và giáo dục pháp luật trong trường THPT..... 12
1.2.4. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục pháp luật ....................................... 17
1.2.5. Khái niệm về các lực lượng giáo dục ...................................................... 22
1.3. Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh THPT......................................... 23
1.3.1. Mơ hình q trình quản lý GDPL ............................................................ 23
1.3.2. Mục tiêu GDPL ....................................................................................... 24
1.3.3. Nội dung quản lý GDPL cho học sinh THPT ......................................... 24
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc GDPL cho học sinh THPT .................. 25
1.4.1. Đặc điểm của học sinh THPT .................................................................. 25
iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

1.4.2. Yếu tố gia đình ........................................................................................ 29
1.4.3. Yếu tố nhà trường .................................................................................... 30
1.4.4. Yếu tố xã hội............................................................................................ 30
Kết luận chương 1.............................................................................................. 31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ BẮC NINH (Giai đoạn 2010-2013) ....................................................... 32
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục, giáo dục đạo đức và pháp luật cho học
sinh THPT ở Thành phố Bắc Ninh .................................................................... 32
2.1.1. Về tình hình giáo dục............................................................................... 32
2.1.2. Thực trạng về đạo đức của học sinh THPT ở Thành phố Bắc Ninh
hiện nay ............................................................................................................. 34
2.1.3. Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh ............................................ 35
2.2. Thực trạng công tác quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các
trường THPT trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh ............................................... 40
2.2.1. Thực trạng về nhận thức công tác GDPL cho học sinh........................... 40
2.2.2. Thực trạng về xây dựng kế hoạch GDPL ................................................ 43
2.2.3. Thực trạng về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDPL ..................... 43
2.2.4. Thực trạng công tác phối hợp các lực lượng trong công tác GDPL
cho học sinh ....................................................................................................... 43
2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý GDPL cho học sinh ở
các trường THPT trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh ......................................... 45
2.3. Đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng
GDPL cho học sinh THPT................................................................................. 49
Kết luận chương 2.............................................................................................. 51
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC
SINH Ở CÁC TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ BẮC NINH .............................................................................. 53
3.1. Phương hướng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục
pháp luật cho học sinh THPT ............................................................................ 53
iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>


3.1.1. Phương hướng ........................................................................................ 53
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục pháp luật học
sinh THPT ......................................................................................................... 54
3.2. Biện pháp quản lý GDPL cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn
Thành phố Bắc Ninh .......................................................................................... 56
3.2.1. Tăng cường quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối GDPL của Đảng
và Nhà nước; triển khai, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các
cấp quản lý về công tác GDPL cho học sinh ..................................................... 56
3.2.2. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch
GDPL cho học sinh theo hướng tích cực đổi mới hình thức và nội dung............... 60
3.2.3. Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường để GDPL cho học sinh .......................................................... 66
3.2.4. Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm và nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho
đội ngũ giáo viên ............................................................................................... 73
3.2.5. Nâng cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện về ý thức pháp luật của bản
thân học sinh ...................................................................................................... 74
3.2.6. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác GDPL cho học sinh; biểu
dương kịp thời các gương người tốt việc tốt ..................................................... 75
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 76
3.4. Thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .......................... 77
3.4.1. Mục đích, nội dung, cách thức thăm dị .................................................. 77
3.4.2. Kết quả thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .......... 77
Kết luận chương 3.............................................................................................. 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 81
1. Kết luận .......................................................................................................... 81
2. Khuyến nghị................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 86
v


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL

: Cán bộ quản lý

CNH-HĐH

: Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNCS

: Chủ nghĩa Cộng sản

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

GD

: Giáo dục

GDPL

: Giáo dục pháp luật


GDCD

: Giáo dục công dân

GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

HS

: Học sinh

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

VPPL

: Vi phạm pháp luật

XH

: Xã hội

XHCN


: Xã hội Chủ nghĩa

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê xếp loại đạo đức học sinh THPT của thành phố Bắc
Ninh từ năm 2010 - 2013 .................................................................. 35
Bảng 2.2: Đánh giá mức độ biểu hiện của một số hành vi VPPL của học sinh ...... 37
Bảng 2.3: Đánh giá về các lỗi vi phạm pháp luật của học sinh THPT .............. 39
Bảng 2.4: Đánh giá của học sinh về mức độ tham gia của học sinh vào các
hoạt động tìm hiểu pháp luật ............................................................. 41
Bảng 2.5: Đánh giá việc thực hiện công tác phối hợp các lực lượng để
GDPL cho học sinh THPT ................................................................ 44
Bảng 2.6: Đánh giá về công tác quản lý GDPL học sinh THPT ....................... 45
Bảng 2.7: Đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới chất
lượng GDPL cho học sinh THPT ...................................................... 49
Bảng 3.1: Thành phần các đối tượng được thăm dò.......................................... 77
Bảng 3.2: Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo
dục pháp luật cho học sinh ................................................................ 78

v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền - Nhà nước của dân,
do dân và vì dân, đảm bảo Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là một trong
những mục tiêu cơ bản của Đảng ta. Vì vậy việc trang bị tri thức pháp luật,
hình thành ý thức pháp luật để phát triển tồn diện nhân cách con người, tìm tòi
các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để đạt hiệu quả cao là
một trong những nhiệm vụ cấp thiết của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt
là nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường phổ thông.
Đối với các em học sinh, ý thức tuân thủ pháp luật và sự hiểu biết pháp
luật là một nội dung quan trọng hình thành nên nhân cách. Trong nhà trường,
cùng với kiến thức văn hóa, kiến thức pháp luật giúp các em nâng cao hiểu biết
và dần dần có thói quen tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật, biết thực
hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của công dân, xây dựng một mơi trường
xã hội có kỷ cương, nề nếp “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.
Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, Đảng ta đã xác định “Giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu” nhằm đào tạo lớp người mới làm chủ tương
lai của đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII chỉ rõ: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục Việt Nam là
nhằm xây dựng những con người mới có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ,
sức khỏe, có tính tổ chức kỷ luật để kế thừa xây dựng đất nước.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, một số nhà trường phổ thông chỉ
coi trọng việc “dạy chữ” phục vụ cho thi cử, ít quan tâm đến việc giáo dục đạo
đức, ý thức công dân và trang bị kiến thức pháp luật. Mặc dù chương trình mơn
GDCD (có nội dung GDPL) đã trở thành mơn học chính khóa từ năm học
1988-1989, nhưng thực sự vẫn chưa được coi trọng như các môn học khác.
Để GDPL đúng với ý nghĩa là trang bị tri thức, cung cấp thông tin nhằm
nâng cao ý thức và kiến thức pháp luật, để từ đó hình thành lối sống tn thủ
1


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

pháp luật, điều chỉnh hành vi của học sinh trong cuộc sống, công tác GDPL
trong nhà trường phổ thông cần phải được quan tâm một cách đầy đủ hơn, cần
tiếp tục có sự đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, trong đó
bao gồm cả việc quản lý, phối hợp các lực lượng tham gia GDPL.
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đã đưa nước ta ngày càng
phát triển, an ninh-chính trị ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế
đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và nâng cao. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, những vấn đề phức tạp, bức xúc
của toàn xã hội vẫn còn tồn tại và chưa được giải quyết. Nhất là “tội phạm và
một số tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, tai nạn giao thơng gây nhiều thiệt
hại về người và của” [4, tr. 63] đã tác động tiêu cực đến đời sống tư tưởng của
nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, làm cho một bộ phận thanh niên, học
sinh phai nhạt niềm tin, mơ hồ lý tưởng, hồi bão, khơng xác định đúng mục
đích cuộc sống, thiếu tinh thần trách nhiệm với gia đình và xã hội. Nhiều vụ
phạm pháp hình sự, kể cả những vụ đặc biệt nghiêm trọng đã liên tiếp xảy ra ngay
trong trường THPT và do chính các em học sinh gây nên là vấn đề nhức nhối cho
nhiều cha mẹ và thầy cơ. Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
đã nêu: “Tình trạng suy thối, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã
hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ” [4, tr. 172, 173].
Thành phố Bắc Ninh là một thành phố trẻ, trong khi tốc độ phát triển
kinh tế-xã hội ở mức khá cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày
được cải thiện, nâng cao, giá trị nét đẹp truyền thống văn hóa của quê hương
Kinh Bắc ngày càng được lan tỏa. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của đời
sống xã hội thì những tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, sự phát triển
mạnh của công nghệ thông tin cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
nhân cách, đạo đức, ý thức pháp luật của học sinh các trường phổ thông. Các

phim ảnh bạo lực, phim sex, văn hóa phẩm đồi trụy, nạn cờ bạc, ma túy, mại
dâm, trộm cắp, số đề, những thông tin độc hại trên mạng Internet… đang từng
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

bước tấn công tuổi trẻ và xâm nhập vào các nhà trường. Đã có khơng ít học
sinh THPT khơng làm chủ được bản thân đã bị lôi kéo, sa ngã vào các tệ nạn xã
hội dẫn đến sa sút về đạo đức, yếu kém về học tập hoặc có hành vi vi phạm
pháp luật phải bỏ học. Số trẻ em nhất là học sinh THPT vi phạm pháp luật ngày
càng làm vẩn đục mơi trường văn hóa trong nhà trường, cảnh báo về những yếu
kém bất cập trong công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật của nhà
trường phổ thơng hiện nay. Các trường phổ thơng nói chung, trường THPT ở
Thành phố Bắc Ninh nói riêng, đã ý thức được điều đó và đang đẩy mạnh các
hoạt động GDPL để trang bị kiến thức, giáo dục hành vi cho học sinh, ngăn
chặn các tác động xấu xâm nhập vào học sinh và nhà trường. Tuy nhiên, hiện
nay việc tổ chức giáo dục còn nhiều hạn chế, nhà trường chưa có sự phối hợp
đồng bộ, thống nhất với các LLGD ngoài nhà trường, chưa huy động được tối
đa các lực lượng toàn xã hội tham gia nên việc GDPL trong nhà trường cịn
mang tính lý thuyết, đơn lẻ, một chiều, hình thức. Kết quả GDPL chưa đáp ứng
được yêu cầu đặt ra.
Qua thực tiễn nhận thấy: GDPL cho học sinh THPT ở một thành phố trẻ,
giàu truyền thống văn hiến, cách mạng như Thành phố Bắc Ninh là một vấn đề
xã hội đồng thời cũng là một yêu cầu cấp thiết cần được nghiên cứu để thực
hiện có hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa
chọn đề tài “Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường Trung học
phổ thông trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh”, hy vọng được đề xuất một số

biện pháp quản lý GDPL ở trường THPT góp phần nâng cao hiệu quả GDPL
của địa phương, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục và đào tạo hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng GDPL và quản lý
GDPL cho học sinh ở các trường THPT tại Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc
Ninh, luận văn sẽ đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×