Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Hoạt động kinh doanh và quản trị của công ty cổ phần nông dược việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.89 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................iv
DANH MỤC HÌNH, BẢNG.......................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................vii
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................viii
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................ix
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................1
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
NÔNG DƯỢC VIỆT NAM.........................................................................2
1.1 . Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Nông
dược Việt Nam.............................................................................................2
1.1.1.Thông tin chung về công ty.................................................................2
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty................................2
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ,quản lý hoạt động của công ty....................3
1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy....................................................................3
1.2.2. Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban........................................5
1.3.Các lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty................7
CHƯƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC VIỆT NAM................................10
2.1. Các nguồn lực kinh doanh của công ty cổ phần nông dược Việt
Nam.............................................................................................................10
2.1.1. Về nguồn nhân lực.........................................................................10
Nguồn nhân lực của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau :..................10
2.1.2 : Về nguồn lực tài chính..................................................................14
2.1.3. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị....................................................16
2.2. Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần nông dược Việt Nam. .16
2.2.1. Hoạt động sản xuất , thương mại dịch vụ , marketing , cung ứng ,
R & D..........................................................................................................16
2.2.1.1. Hoạt động sản xuất.......................................................................16
2.2.1.2.Hoạt động marketing......................................................................17


2.2.2.Thị trường hoạt động của công ty cổ phần nông dược Việt Nam...19
2.2.3 . Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần nông dược
Việt Nam.....................................................................................................20
i


2.3 Hoạt động quản trị tại công ty cổ phần nông dược việt nam.............23
2.3.1 : Hoạch định nguồn nhân lực tại công ty cổ phần nông dược Việt
Nam.............................................................................................................23
2.3.2. Tổ chức thực hiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần
nông dược Việt Nam...................................................................................25
a, Công tác tuyển dụng gồm những trình tự sau......................................25
2.3.3 Kiếm tra đánh giá quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần
nông dược Việt Nam...................................................................................35
CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC VIỆT NAM................................39
3.1. Những thành công của công ty.........................................................39
3.1.1 . Nguyên nhân của những thành công............................................39
3.1.2. Những vấn đề còn hạn chế của công ty..........................................39
3.1.3. Những hạn chế còn tồn tại.............................................................39
3.1.2 Nguyên nhân của những hạn chế..................................................40
KẾT LUẬN...............................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................43

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CP : Cổ Phần

CN : Chí Nhánh
VPĐD : Văn Phòng Đại Diện
BVTV : Bảo Vệ Thực Vật
BP : Bộ Phận Tài Chính
HĐQT : Hội Đồng Quản Trị
ĐHĐCĐ : Đại Hội Đồng Cổ Đông
CBCNV : Cán Bộ Công Nhân Viên
ĐT & PT : Đào Tạo Và Phát Triển

iii


DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Bảng 1.2.Bộ sản phẩm của Công ty............................................8
Hình 2.2 Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty..............12
Hình 2.3. Cơ cấu lao động theo khu vực địa lý.......................13
Hình 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn............14
Bảng 2.5. Tình hình vốn của công ty........................................15
Hình 2.8.Sơ đồ quá trình Marketing của Công ty..................18
Hình 2.10.Biểu đồ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận.............22
Chỉ tiêu.......................................................................................23

iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty..............................................4
Sơ đồ 2.1 . Sơ đồ cấu tạo nguồn nhân lực................................................11
Sơ đồ 2.7. Quy trình sản xuất thuốc bảo về thực vật của công ty....17
Bảng 2.9. Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2014– 2015 –

2016.............................................................................................................21
Bảng 2.11. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty........23

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.6. Biểu diễn tổng tài sản và vốn cố địnhcủa công ty giai đoạn
2014-2016....................................................................................................15

vi


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ Phần
Nông Dược Việt Nam em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của
nhiều tập thể và cá nhân đã giúp em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp .
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc .
Em xin trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Thị Phương Lan đã trực tiếp
hướng dẫn ,khắc phục và điều chỉnh bài báo cáo tốt nghiệp của em trong
suốt thời gian thực hiện báo cáo thực tập.
Chân thành cảm ơn các anh chị phòng kinh doanh của Công ty Cổ
Phần Nông Dược Việt Nam đã nhiệt tình chỉ bảo và cung cấp các thông tin
tài liệu liên quan tới bài báo cáo của em trong suốt thời gian qua .
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo của quý công
ty đã tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần cũng như vật chất giúp em hoàn
thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình .
Do có nhiều hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên bài báo của
em không tránh khỏi những khuyết điểm rất mong nhận được sự góp ý của

Giảng viên Cô Nguyễn Thị Phương Lan , các thầy , các cô trong khoa cùng
các anh chị phòng kinh doanh của Công ty Cổ Phần Nông dược Việt Nam
để bài báo cáo của em đươc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

vii


LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới , nền kinh tế nước ta
đang có sự chuyển mình từ nền kinh tế tập trung quan liêu ,bao cấp sang
nền kinh tế thị trường ,với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước đồng thời là sự
mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới .Với
những ưu thế đó rất nhiều loại hình doanh nghiệp đã không ngừng mọc lên
và phát triển. Nhưng các doanh nghiệp này muốn phát triển một cách mạnh
mẽ ,vững chắc thì không thể thiếu được các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp .Đây là các hoạt động kinh doanh có vai trò hết sức quan
trọng , được xem là xương sống của nền kinh tế , góp phần đẩy mạnh tăng
trưởng nền kinh tế một cách bền vững .
Thực tế đã chứng minh rằng với bất kì nhà kinh doanh nào thì việc
tìm hiểu mọi mặt của các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
môi trường kinh doanh là vô cùng quan trọng ,đặc biệt đối với sinh viên
chuẩn bị ra trường đang cần trang bị cho mình những kiến thức thực tiễn.
Chính vì vậy nhận thấy thuốc bảo vệ nông nghiệp đóng một vai trò
quan trọng trong ngành nông nghiệp nên em đã chọn Công Ty Cổ Phần
Nông Dược Việt Nam là nơi thực tập . Nội dung báo cáo của em gồm 3
phần :
Chương 1 : Giới thiệu chung về Công Ty Cổ Phần Nông Dược Việt
Nam

Chương 2 : Hoạt động kinh doanh và quản trị của công ty cổ
phần Nông Dược Việt Nam.
Chương 3 : Đánh giá thành công và hạn chế của công ty Cổ Phần
Nông Dược Việt Nam

1


CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
NÔNG DƯỢC VIỆT NAM

1.1
. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần
Nông dược Việt Nam
1.1.1
.Thông tin chung về công ty
Tên công ty : Công ty Cổ phần Nông dược Việt Nam (Vietnam
Agro-Pesticide Joint Stock Company)
Tên viết tắt : VN –APC
Ngày thành lập : 25/11/2003
Email :
Mã số thuế : 0101431563
Trụ sở chính tại : Số 17 ngõ 71, Phố Đỗ Quang, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Số điện thoại : 04.35568690/91/92
Fax : 04.35568693
Chi nhánh miền Nam : Số nhà 17 Đường 26 Phường Tân Tạo , Bình
Tân , Hồ Chí Minh
Số điện thoại : 0835378849
VP Campuchia : Đường 302 Phường Boeung Keng Kang 1, Quận

Chamkarmon , thủ đô PnomPenh vương quốc Campuchia
Chi nhánh Tây Nguyên : Số nhà 176 Đường Đinh Tiên Hoàng , Thành
Phố Buôn Mê Thuật
Số điện thoại : 05003853366
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Nông Dược Việt Nam được thành lập theo quyết định
số 0103003248 ngày 25/11/2003 với chức năng sản xuất kinh doanh thuốc
trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
Khi thành lập, Công ty chỉ gồm 04 người với 02 thương hiệu và làm
việc trong một văn phòng có diện tích 12 m2.
Hiện nay, sau 15 năm hoạt động, Công ty đã có 70 nhân viên, 43
thương hiệu, một Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, một Chi nhánh tại
Lâm Đồng, một Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên và có các kênh phân
phối rộng khắp cả nước.
2


Với phương châm chất lượng là hàng đầu, Công ty luôn chú trọng việc
giám sát từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu sản xuất gia công đóng gói
thành phẩm. Các sản phẩm của công ty đang dần chiếm được sự tin tưởng
của khách hàng bởi chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh cùng nhiều chính sách
hỗ trợ, ưu đãi. Đội ngũ nhân viên của Công ty có trình độ chuyên môn tốt,
đầy lòng nhiệt tình và có thái độ niềm nở trong cung cách phục vụ khách
hàng. “Khách hàng mới là người quyết định tương lai, sự tồn tại và phát
triển của Công ty”. Thấu hiểu điều này, toàn thể nhân viên trong công ty
đều luôn tâm niệm và làm việc theo suy nghĩ: “ Hãy phục vụ khách hàng
như phục vụ cho chính bản thân chúng ta”.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ,quản lý hoạt động của công ty
1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy
Căn cứ vào nhiệm vụ chức năng ,đặc điểm của quá trình kinh doanh ,

bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo chức năng của từng bộ phận


Cơ cấu và sơ đồ tổ chức

3


Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ

BAN KIỂM
SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ

CN HỒ CHÍ
MINH

BAN GIÁM ĐỐC

BP.QUẢNG
BÁ TIẾP THỊ

P.QUẢNG



BP.HÀNH
CHÍNH
NHÂN SỰ

BP.KINH
DOANH

BP.KẾ TOÁN

VPĐD
CAMPUCHI
A

P.TIẾP THỊ

P.BÁN
HÀNG

P.KẾ
HOẠCH
VẬT TƯ

P.KỸ
THUẬT

VPĐD TÂY
NGUYÊN

( Nguồn :Báo cáo BP Hành Chính – Nhân Sự)


4


1.2.2. Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban


Đại hội đồng Cổ đông

Đại hội đồng Cổ đông( ĐHĐCĐ) : Có thẩm quyền cao nhất quyết
định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ
Công ty
ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ chương chính sách đầu tư dài hạn
trong việc phát triển Công ty, quyết định vốn, bầu ra cơ quan quản lý điều
hành sản xuất và kinh doanh của Công ty


Hội đồng quản trị( HĐQT)

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục điachs và quyền
lợi Công ty, ngoại trừ các vấn đề liên quan đến quyền hạn của ĐHĐCĐ
quyết định, Hội đồng quản trị gồm( 07) thành viên. Mỗi thành viên Hội
đồng quản trị có nhiệm kỳ tối đa là 3 năm và có thể bầu lại tại cuộc
họpĐHĐCĐ tiếp theo. Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để
thực hiện các quyết định của ĐHĐCĐ thông qua việc hoạch định chính
sách ra quyết định hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản
xuất kinh doanh của Công ty


Ban kiểm soát


Ban kiểm soát : Có nhiệm vụ tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý,
hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh; trong ghi hép sổ
sách kế toán và tài chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp
của các Cổ đông. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên có nhiệm kỳ là 3 năm do
HĐCĐ bầu ra.


Tổng Giám đốc

Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm Tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc điều hành các hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị về các nhiệm vụ quyền hạn được giao phó. Quyết
định tát cả các hoạt động hàng ngày của Công ty.


Phó Tổng Giám đốc

5


Phó Tổng Giám đốc giúp Tổng Giám đốc tổ chức quản lý, điều hành
mọi hoạt động của Công ty.


Bộ phận Nhân sự - Hành chính

Điều hành và quản lý các hoạt động Nhân sự và Hành chính của
công ty.Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn
Nhân lực.Hỗ trợ các chi nhánh về các vấn đề Nhân sự, hành chính một

caachs tốt nhất.Xây dựng nội quy, quy chế, chính sách về Nhân sự và hành
chính cho toàn Công ty;
Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế chính sách
về Hành chính, Nhân sự phù hợp với thực tế của Công ty với chế độ hiện
hành cua Nhà nước;
Tiếp nhận và luân chuyển các thông tin, ban hành các văn bản đối
nội, đối ngoại, các thông báo hội nghị của Lãnh đạo Công ty.
Thực hiện các nhiệm vụ lễ tân, tổ chức phục vụ hội nghị, hội họp,
tiếp khách của Công ty.
Quản lý văn phòng, nhà làm việc, cơ sở hạ tầng, trang ttheets bị văn
phòng, các phương tiện phuc vụ cho sản xuất kinh doanh.


Bộ phận tài chính kế toán
Quản lý, điều hành các hoạt động tài chính kế toán.

Tư vấn cho Giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về
tài chính. Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và cế độ kế
toán.Lập dự án ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.Dự báo các số liệu tài chính. Phân
tích thông tin, số liệu tài chính kế toán.Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho hoạt
động sản xuất kinh danh và việc đầu tư của Công ty có hiệu quả;Xây dựng
các quy chế, quy định về lĩnh vực hoạt đọng tài chính kế toán và xây dựng
kế hoạch tài chính của Công ty.


Bộ phận kinh doanh

Hoạch định triển khai, kiểm tra và phân tích các kế hoạch sản xuất,
kế hoạch vật tư.Quản lý giám sát các hoạt động kinh doanh.Lập kế hoạch

sản xuất kinh doanh hàng năm, kế hoạch dài hạn và chiến lược phát triển
6


Công ty.Thu thập các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của Công
ty để tổng hợp, phân tích, đánh giá để điều chỉnh, bổ xung các kế hoạch đã
được phê duyệt.
Lập kế hoạch thực hiện các dự án đã được phê duyệt.
Lập kế hoạch thu hồi công nợ.
 Phòng kế hoạch và Vật tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch toàn Công
ty tìm hiểu nhu cầu thị trường, tổ chức khai thác nguồn hàng, thực hiện các
nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Đều hành, quản lý hoạt động của các
chi nhánh, các phân xưởng. Lên kế hoạch thu mua vật tư .


Bộ phận tiếp thị

Xây dựng kế hoạch phát triển và hoàn thiện hệ thống bán hàng.Xây
dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.Xây dựng hệ thống kênh phân phối.Thực
hiện các chương trình hội thảo, quảng bá, tiếp thị các sản phẩm của Công ty
và chăm sóc khách hàng.
 Chi nhánh : là đơn vị phụ thuộc của Công ty có nhiệm vụ thực
hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của Công ty, kể cả chức năng đại
diện theo uỷ quyền, ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với
ngành nghề kinh doanh của Công ty. Công ty có quyền tự chủ trong kinh
doanh theo kế hoạch và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các khoản đã
cam kết trong phạm vi số vốn của Công ty. Trong lĩnh vực đầu tư phát
triển Công ty được thực hiên khi mà các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt,
Công ty được chủ động mua sắm tài sản cố định nhằm nâng cao và phát
triển kinh doanh của Công ty. Trong lĩnh vực kinh doanh Công ty được chủ

động xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình trên cơ sở phù hợp với quy
định của nhà nước. Trong lĩnh vực tài chính và hoạch toán Công ty được tự
chủ quản lý và hoạch toán theo sự thống nhất của Bộ tài chính. Trong lĩnh
vực tổ chức cán bộ, lao động việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều hành khen
thưởng và kỷ luật cán bộ, công nhân viên theo quy định của nội quy lao
động và theo quy định của pháp luật.
1.3.Các lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty

7


Ngành nghề kinh doanh: nhập khẩu, sản xuất, gia công kinh doanh
thuốc BVTV các chế phẩm sinh học và hóa chất các loại. Nhập khẩu kinh
doanh phân bón, máy móc thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Công ty CP Nông Dược Việt Nam có trên 30 sản phẩm thương mại
hóa được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận được phép lưu hành tại Việt
Nam
Bảng 1.2.Bộ sản phẩm của Công ty
SẢN PHẨM CÔNG TY
STT TÊN SẢN PHẨM
ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ
Thuốc trừ cỏ
1
Vianarius 500WP
Cỏ hậu nảy mầm/ lúa
2
Thanaxim 41SL
Cỏ tranh, cỏ gấu
3
Nomefit 500EC

Trừ cỏ tiền nảy mầm/ lúa
………………………………………………..
Thuốc trừ sâu
Aplougent
270WP,
1
Rầy nâu/lúa
450WP
2
3
4
5
6
7
8

1
1
1
2

100EC, 250EC, 250WP :sâu cuốn lá, sâu
Automex
100EC,
đục thân/lúa
250EC, 250SC, 250WP
250SC : sâu cuốn lá lúa
Vetsemex
108EC, 108EC: Sâu cuốn lá/lúa
135WG

135WG: Sâu khoang/lạc
Carefos 505EC
Sâu đục thân/ lúa
Daisuke 250EC
Sâu cuốn lá/ lúa
Sacophos 550EC
Cuốn lá, rầy nâu/ lúa
Goltoc 250EC
Sâu khoang/ lạc
Goldra 250WG
Rày nâu, bọ trĩ/ lúa
.............................................................................................
Thuốc diệt chuột
Rat-k 2%D
Thuốc diệt chuột
Thuốc kích thích sinh trưởng
Mega Fam 50T
Kích ra chồi, khả năng đậu quả
Thuốc trừ ốc
Molucide
Thuốc trừ ốc bươu vàng
Bolis
Thuốc trừ ốc bươu vàng
8


1
2
3
4


Thuốc trừ bệnh
Validamicin
Kacie 250EC
Linacin 40SL, 50WP,
80SL
Tilbis super 550SE

5

Tittus super 300EC

6

Tilgol – super 300EC

7
8

Khô vằn, lem lép hạt/ lúa
Khô vằn, lem lép hạt/ lúa
40SL, 80SL: Vàng lá, Bạc lá/lúa
50WP: Vàng lá/lúa
Đạo ôn/lúa

Tilgent 450SC

Lem lép hạt/lúa
Lem lép hạt/lúa
Thán thư/điều

Đạo ôn, khô vằn, vàng lá/lúa

Fujivil 360SC

Đạo ôn, khô vằn, vàng lá/Lúa

(Nguồn : Báo cáo của Bp.Kinh doanh năm 2016)

9


CHƯƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC VIỆT NAM
2.1. Các nguồn lực kinh doanh của công ty cổ phần nông dược Việt
Nam
2.1.1. Về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Chỉ có con
người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản
xuất kinh doanh đó.. Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính
là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó
tài nguyên nhân văn - con người lại đặc biệt quan trọng. Không có những
con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu.
Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược: Trong điều kiện xã hội
đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì các nhân tố công nghệ, vốn,
nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò của nó. Nguồn nhân lực có tính năng
động, sáng tạo và hoạt động trí óc của con người ngày càng trở nên
quan trọng.
Có thể nói rằng “Nguồn nhân lực là tài sản của mỗi một doanh
nghiệp”. Công ty luôn luôn hiểu điều đó và luôn có những chính sách về

quản lý nhân lực một cách đúng đắn phù hợp, tạo môi trường làm việc tốt
nhất cho nhân viên của mình để họ có thể phát huy hết khả năng của bản
thân, luôn luôn tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên giúp họ có động lực
trong lao động. Công ty có những quy định hết sức chặt chẽ về chế lao
động đối với người lao động và tuân theo đúng luật lao về: thời gian làm
việc, chế độ lương thưởng, chế độ nghỉ, các khoản lệ phí công tác.v.v. đều
được ghi thành văn bản và phổ biến đến tất cả các thành viên trong Công ty
và yêu cầu tất cả các thành viên đều phải chấp hành một cách nghiêm túc.
Nguồn nhân lực của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau :

10


Sơ đồ 2.1 . Sơ đồ cấu tạo nguồn nhân lực
Chất lượng
cao

Dịch vụ

tuyệt hảo

Năng suất

Nguồn nhân
lực - Năng
lực cốt lõi

Khả năng
đổi mới


Các kỹ năng

( Nguồn nhân lực của Công ty CP Nông Dược Việt Nam )
Có thể nhận thấy nguồn nhân lực của công ty thể hiện qua các khía
cạnh như năng suất , chất lượng cao , dịch vụ tuyệt hảo , khả năng đổi mới ,
các kĩ năng.
Trải qua 13 năm tình hình lao động của Công ty tính tới thời điểm
năm 2016 như sau:
-

Số lao động là 70 người, trong đó có 50 nam và 20 nữ.

11


Hình 2.2 Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty

( Nguồn: Báo cáo Bp. Hành chính nhân sự 2016)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy số lao động nam chiếm 71 % , lao động nữ
chiếm 29%
-

Lao động được phân bổ cho các phòng, ban như sau:

Ban Giám Đốc có 3 người,
Phòng kế toán tài chính có 7 người,
Phòng kế hoạch vật tư có 6 người,
Phòng hành chính tổng hợp có 5 người,
Phòng Marketing có 10 người,
Chi nhánh TPHCM, chi nhánh Tây Nguyên, chi nhánh Campucia có 26

người,
Bảo vệ có 4 người,
Lái xe có 10 người.
Cơ cấu lao động được phân chia theo khu vực địa lý bao gồm :
+ Miền Bắc
+ Miền Nam
+ Tây Nguyên
12


+ Campuchia
Sau đây là sơ đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực địa lí của công ty
Hình 2.3. Cơ cấu lao động theo khu vực địa lý

( Nguồn: Báo cáo Bp. Hành chính nhân sự 2016 )
Nhìn vào biểu đồ cho chúng ta thấy cơ cấu lao động theo khu vực địa
lí phân bố chủ yếu ở miền bắc chiếm 60% , tiếp đến là miền nam chiếm
28% , VPĐD Tây nguyên và VPĐ D Campuchia có tỉ lệ cơ cấu bằng nhau
chiếm 6%. Như vậy nguồn lực chính là ở miền Bắc.
Ngoài cơ cấu lao động về giới tính , cơ cấu lao động về khu vực địa
lý thì nguồn lực còn cơ cấu theo trình độ chuyên môn , được thể hiện ở
trình độ đại học và cao đẳng ,trung cấp.

13


Hình 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

( Nguồn: Báo cáo Bp. Hành chính nhân sự 2016)
Qua 2.4 ta thấy trình độ của người lao động của Công ty 85% người

lao động có trình độ từ đại học trở lên, có 15% người lao động có trình độ
tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Như vậy ta thấy là mặt bằng lao
động chung của Công ty đều có trình độ và tay nghề cao, chất lượng lao
động của Công ty tốt.
2.1.2 : Về nguồn lực tài chính
Tài chính là quá trình phân phối nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng
các nhu cầu của chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự
vận động độc lập tương đối của các luồng giá trị dưới hình thức tiền tệ
thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ trong nền kinh tế. Biểu
hiện bề ngoài là các dòng di chuyển tiền tệ, tuy nhiên của bản chất tài chính
là phân phối các sản phẩm trong nền kinh tế dưới nhiều hình thức giá trị.
Hoạt động tài chính phải thông qua tiền tệ để phân phối giá trị nên trong tài
chính, tiền tệ cũng chỉ là phương tiện, sản phẩm mới là đối tượng của phân
phối.
Nguồn lực tài chính cụ thể của công ty được thể hiện qua bảng 2.5

14


Bảng 2.5. Tình hình vốn của công ty
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

2014

2015

2016


Mức tăng/giảm tuyệt
đối
2015/2014

2016/2015

Vốn cố định

35.905

26.754

38.608

(9.151)

2.703

Vốn lưu
động
Tổng vốn
kinh doanh

40.000

43.108

39.509

3.108


(3.599)

75.905

69.862

78.117

( Nguồn Báo cáo tài chính năm của công ty giai đoạn 2014-2016)

Biểu đồ 2.6. Biểu diễn tổng tài sản và vốn cố địnhcủa công ty giai đoạn
2014-2016
Đơn vị tính: triệu đồng

( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty phòng HC- KT giai đoạn 20142016)
15


Từ bảng số liệu bảng 2.6 ta có thể thấy: Tổng tài sản trong 3 năm
(2014- 2016) tăng lên. Năm 2014 tổng tài sản là 75,905 nhưng đến năm
2015 tổng tài sản là 69,862 giảm 6,043. Năm 2015-2016 tổng tài sản tăng
8,255 tương đương tăng 11,8% so với năm 2015. Tương tự như vậy, nguồn
vốn chủ sở hữu năm 2015-2016 cũng tăng lên 11,904 (tăng 44,57%) so với
năm 2015. Sự gia tăng đó là do công ty đã mở rộng thị trường hoạt động
2.1.3. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị
Cơ sở kỹ thuật của công ty cũng được trang bị đầy đủ về điện thoại,
máy vi tính, máy fax,… nên rất thuận lợi cho giao dịch và thanh toán. Liên
lạc giữa các đại lý và công ty hiện nay vẫn được thực hiện chủ yếu qua điện
thoại. khách hàng cần bao nhiêu hàng, thời gian và địa điểm thì lập tức

công ty sẽ có phương tiện vận chuyển miễn phí đến tận tay khách hàng,
liên lạc qua điện thoại mặc dù khá thuận lợi, nhanh song chi phí tương đối
cao cho cả khách hàng và công ty vì hầu hết khách hàng đều ở xa. Vì thế
công ty có những quy định với các khách hàng và đại lý của mình về mã
sản phẩm, quy cách sản phẩm và chỉ liên lạc khi có những khác biệt.Ngoài
ra nhân viên thị trường sẽ đến gặp các cơ sở để làm nhiệm vụ cung cấp
thông tin..Để cho quá trình sản xuất thuốc được thuận lợi và mở rộng thì
công ty đã có 2 nhà xưởng chuyên sản xuất, gia công, đóng gói, sang chai
với tổng diện tích la 1000m2 với diện tích nhà xưởng sản xuất này thì công
ty luôn cung cấp đủ số lượng thuốc đến bà con nông dân. Và công ty còn
có tổng diện tích kho 5000m2 với hệ thống nhà kho đảm bảo thông, thoáng
xa khu dân cư, theo tiêu chuẩn của ngành BVTV.
Ngoài ra để phục vụ cho việc giao vận chuyển hàng nhanh chóng và
thuận tiện thì công ty đã đầu tư 3 xe tải và 4 xe bán tải để phục vụ giao
chuyển thuốc
2.2. Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần nông dược Việt Nam
2.2.1. Hoạt động sản xuất , thương mại dịch vụ , marketing , cung ứng ,
R&D
2.2.1.1. Hoạt động sản xuất
Quy trình sản xuất và nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật:

16


Sơ đồ 2.7. Quy trình sản xuất thuốc bảo về thực vật của công ty

Nghiên

Đăng ký với


Nhập khẩu

Thiết kế

Sang chai,

Thuốc
vật của côngnguyên
ty rấtliệu
đa dạng vàbao
phong
loại
cúu bảo vệ thực
cục BVTV
bì phú mỗi
đóng
gói
thuốc lại có một công dụng và thời điểm sử dụng khác nhau. Nhưng tất cả
vẫn tuân theo quy trình sản xuất trên.
Do đặc điểm ngành hàng : sử dụng lao động nhiều, tổ chức theo nhu
cầu tiêu thụ của thị trường nên chi phí sản xuất thường dao động hằng năm .
Tổng chi phí sản xuất thường chiếm 89 % tổng doanh thu . Trong đó nguyên
vật liệu chiếm khoảng 84% , chi phí bán hàng chiếm 4% và chi phí quản lí
chiếm tối đa 1 % .
Năm 2016 công ty Cổ Phần nông dược việt nam mở rộng sang sản
xuất và kinh doanh phân bón hữu cơ và nhanh chóng tạo được uy tín với bà
con nông dân trong nước . Trên nền tảng đó , công ty nghiên cứu , đưa ra
thị trường thị trường sản phẩm phân bón chuyên dụng để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dung
2.2.1.2.Hoạt động marketing

Marketing là hoạt động không thể thiếu được trong nền kinh tế công
nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong các lĩnh vực khác nhau, nhất là trong lĩnh
vực nông nghiệp, marketing góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng
một cách hợp lý nhận thức và tư duy kinh tế, phương cách ứng xử trong các
tình huống cạnh tranh. Việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao vẫn
chưa đủ. Điều quan trọng hơn là sản phẩm đó có đáp ứng được yêu cầu của
người tiêu dùng hay không? Khách hàng sau khi sử dụng có hài lòng hay
không? Để làm được điều này, phải có hoạt động nghiệp vụ marketing.
Marketing góp phần quyết định gia tăng cơ hội thành công cũng như lợi
nhuận cho người sản xuất.

17


Hình 2.8.Sơ đồ quá trình Marketing của Công ty

Phân tích các cơ
hội Marketing

Phân đoạn và
lựa chọn thị
trường mục tiêu

Tổ chức thực hiện và
kiểm tra các hoạt
động Marketing

Thiết lập chiến
lược Marketing


Hoạch định các
chương trình
Marketing

( Nguồn: Báo cáo của Bp. Kinh doanh 2016)

Sau khi thu thập các thông tin sơ cấp và thứ cấp về tình hình thị
trường, phòng Marketing tiến hành họp để đề xuất các giải pháp khắc phục
cũng như những cơhội mà Công ty có thể đạt được trong quá trình kinh
doanh. Sau đó tổng hợp những báo cáo đó lại và lên kế hoạch hành động
cho các vụ mùa trong năm. Kế hoạch bán hàng được phòng marketing của
Công ty lên kế hoạch cho các đại lý bán hàng của Công ty chi tiết cho từng
tháng trong năm và sẽ được phổ biến đến các đại lý của Công ty vào các
thàng cuối của năm trước. Kinh phí cho các chương trình hành động được
phòng Marketing dự toán trước, sau đó đề xuất lên trên hội đồng quản trị,
sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt sẽ tiến hành thực hiện các
chương trình Marketing để có thể quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu
dùng cũng như xây dựng các kế hoạch phát triển thị trường cho toàn doanh
nghiệp.
Tổ chức thực hiện và kiểm tra các kế hoạch Marketing
Những người làm marketing đều biết đến một câu nói: “plan is
nothing, planing is every thing”. Kế hoạch chỉ là bước chuẩn bị trước để
khi tiến hành tiếp cận với thực tế người làm marketing có thể đối phó
18


×