Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Phân tích tình hình hoạt động của công ty cổ phần giao thông thủy bộ bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.28 KB, 52 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO THÔNG
THỦY BỘ BÌNH ĐỊNH............................................................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ
Bình Định................................................................................................................... 1
1.1.1. Tên, địa chỉ của công ty.................................................................................1
1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng..................................................1
1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty.........................................................................2
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định....3
1.2.1. Chức năng.....................................................................................................3
1.2.2. Nhiệm vụ.......................................................................................................3
1.2.3. Hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của Công ty........................................................4
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình
Định............................................................................................................................ 4
1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý........................................................4
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý..................................5
1.4. Các hoạt động chính của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định.....9
1.4.1. Đặc điểm về hàng hóa của Công ty...............................................................9
1.4.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất.............................................................................10
1.5. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần giao thông
thủy bộ Bình Định.....................................................................................................10
1.5.1. Khái quát kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm...............................10
1.5.2. Khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua một số chỉ tiêu cơ bản
................................................................................................................................ 12
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
GIAO THÔNG THỦY BỘ BÌNH ĐỊNH.................................................................14


2.1. Lập các báo cáo tài chính...................................................................................14


2.1.1. Bảng cân đối kế toán.....................................................................................14
2.1.1.1. Cơ sở lập bảng cân đối kế toán............................................................14
2.1.1.2. Nội dung bảng cân đối kế toán.............................................................14
2.1.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh..................................................................15
2.1.2.1. Cơ sở lập báo cáo kết quả kinh doanh..................................................15
2.1.2.2. Nội dung báo cáo kết quả kinh doanh..................................................15
2.1.3. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ....................................................................16
2.1.3.1. Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ...................................................16
2.1.3.2. Nội dung bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ...........................................16
2.2. Phân tích báo cáo tài chính................................................................................17
2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán......................................................................17
2.2.1.1. Phân tích biến động và kết cấu tổng tài sản của Công ty....................17
2.2.1.2. Phân tích biến động và kết cấu nguồn vốn của Công ty......................20
2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...........................................22
2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.............................................................25
2.2.4. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính.........................26
2.2.4.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán.........................................................26
2.2.4.2. Các tỷ số về khả năng hoạt động..........................................................28
2.2.4.3. Tỷ số đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản.............................................31
2.2.4.4. Các tỷ số sinh lợi..................................................................................32
2.3. Kế toán tài chính tại Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định............34
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán......................................................................34
2.3.2. Kỳ kế toán đơn vị tiền tệ sử dụng..................................................................35
2.3.3. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng.........................................................35
2.3.4. Các chính sách kế toán áp dụng.....................................................................37
2.4. Lập dự án đầu tư................................................................................................37
2.4.1 Báo cáo tiền khả thi........................................................................................38
2.4.2 Báo cáo khả thi...............................................................................................38



2.4.3. Thực trạng lập dự án đầu tư tại Công ty........................................................39
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIAO THÔNG THỦY BỘ BÌNH ĐỊNH QUA CÁC NĂM.................40
3.1. Những thành tựu, kết quả đạt được..................................................................40
3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân.........................................................................40
3.3. Một số định hướng..............................................................................................41
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

BEPR

Sức sinh lời căn bản

2

BCĐKT


Bảng cân đối kế toán

3

BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

4

BH & CCDV

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

5

DLDT

Doanh lợi doanh thu

6

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

HS SDTSCĐ
HS SDVCP
HS SDTS
HTK
HTK BQ
KQKD
KTTBQ
LCTT
NDH
LNST
NPT
NNH
SN MVQHTK
TMBCTC
TNDN

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần

Hiệu suất sử dụng tài sản
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho bình quân
Kết quả kinh doanh
Kỳ thu tiền bình quân
Lưu chuyển tiền tệ
Nợ dài hạn
Lợi nhuận sau thuế
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thu nhập doanh nghiệp

22
23
24
25
26

TSCĐ
TSDH
TSNH
VCSH
VQVLĐ

Tài sản cố định
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Vốn chủ sở hữu

Vòng quay vốn lưu động
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

BẢNG
Bảng 1.1: Bảng khái quát KQHĐKD giai đoạn 2013 – 20151
Bảng 1.2: Các tỷ số sinh lời qua các năm
Bảng 2.1: Bảng biến động và kết cấu tổng tài sản của Công ty từ 2013- 2015............17
Bảng 2.2: Bảng biến động và kết cấu nguồn vốn của Công ty từ 2013- 2015.............20


Bảng 2.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 20132015............................................................................................................................. 24
Bảng 2.4: Bảng khái quát lưu chuyển tiền tệ...............................................................25
Bảng 2.5: Bảng khái quát khả năng thanh toán của công ty.........................................26
Bảng 2.6: Bảng số vòng quay HTK.............................................................................28
Bảng 2.7: Bảng kỳ thu tiền bình quân..........................................................................29
Bảng 2.8: Bảng hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty qua các năm...............29
Bảng 2.9: Bảng vòng quay toàn bộ tài sản...................................................................30
Bảng 2.10: Bảng hiệu suất sử dụng vốn cổ phần.........................................................31
Bảng 2.11: Bảng đánh giá tỷ số đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản............................31
Bảng 2.12: Bảng các tỷ số sinh lời...............................................................................32
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định........18
Biểu đồ 2.2: Biến động kết cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ
Bình Định.................................................................................................................... 21
Biểu đồ 2.3: Các tỷ số sinh lời.....................................................................................33
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định.........5
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán.................................................................................34
Sơ đồ 2.2: Hình thức kế toán áp dụng..........................................................................36


LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế đã chứng minh rằng thực tập tổng hợp là một phần không thể thiếu
trong hành trang tri thức của sinh viên. Đây là điều kiện cho sinh viên có một cái nhìn
khái quát nhất về tình hình doanh nghiệp trong thực tế, là cơ hội trau dồi kỹ năng mềm
thiết thực, khi ra trường có thể vững vàng tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu của xã
hội nói chung và của công việc nói riêng. Được sự giúp đỡ của nhà trường, của khoa


Tài chính – Ngân hàng & Quản trị kinh doanh và sự đồng ý tiếp nhận của Công ty, em
đã đến thực tập tại Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định.
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh
gay gắt để đạt được những mục tiêu của mình và tìm được chỗ đứng trên thị trường.
Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định tiền thân là một doanh nghiệp nhà
nước. Nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà nước đã tiến
hành thoái vốn làm cho Công ty gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực không
ngừng của mình, Công ty vươn lên trở thành một doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực
xây dựng cầu đường ở khu vực miền trung. Vì vậy, em đã chọn Công ty cổ phần giao
thông thủy bộ Bình Định là cơ quan kiến tập.
Mục đích của báo cáo: Thông qua việc làm bài báo cáo giúp em tìm hiểu, làm
quen các vấn đề thực tế tại Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định. Đồng thời
vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phần tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu
của Công ty. Từ đó, đưa ra những nhận xét đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu ở
những mặt hoạt động đã tiến hành phân tích.
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình hình thành và hoạt động của Công ty cổ phần
giao thông thủy bộ Bình Định.
Phạm vi nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu tình hình hoạt động của Công ty cổ
phần giao thông thủy bộ Bình Định từ năm 2013 đến năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo thực tập tổng hợp áp dụng các phương
pháp như thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp.
Kết cấu của báo cáo: Ngoài lời mở đầu và kết luận, bố cục của Báo cáo thực

tập tổng hợp gồm 3 phần.
Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định.


Phần 2: Phân tích tình hình hoạt động của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ
Bình Định.
Phần 3: Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Công ty cổ phần giao thông
thủy bộ Bình Định.
Qua đợt thực tập tổng hợp này, em xin chân thành cảm ở Ban lãnh đạo Công ty
cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định, khoa Tài chính – Ngân hàng & Quản trị kinh
doanh và đặc biệt là ThS. Phạm Thị Bích Duyên đã quan tâm, tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo này.
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực tế,
thời gian đợt thực tập ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên Báo cáo của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía các Thầy Cô để
Báo cáo tổng hợp được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy nhơn, tháng 06 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Lệ My


PHẦN 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO THÔNG THỦY BỘ
BÌNH ĐỊNH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ
Bình Định
1.1.1. Tên, địa chỉ của công ông ty
Tên công ty


: Công Ty Cổ Phần Giao Thông Thủy Bộ Bình Định.

Tên giao dịch

: Binh Đinh Waterway and roard joint – stock Company.

Tên viết tắt

: BIROCO.

Địa chỉ

: số 220 - đường Nguyễn Thị Định - phường Nguyễn Văn

Cừ - thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định.
Điện thoại

: 0905.382.919.

Fax

: 0563.846.773.

Mã số thuế

: 4100298605.

Tài khoản số


: 102010000407740 tại Ngân Hàng Công Thương - Chi

Nhánh Bình Định.
1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng
Công ty cổ phần giao thông thuỷ bộ Bình Định nguyên là Xưởng vật tư kỹ thuật
giao thông vận tải được thành lập vào ngày 11 tháng 11 năm 1976 với nhiệm vụ chính
là:


Tiếp nhận hàng vật tư của nhà nước phân phối, tổ chức bảo quản và phân phối



trong ngành theo chỉ tiêu kế hoạch giao.
Thực hiện các chế độ nguyên tắc quản lý kế toán tài chính của nhà nước nhằm
phấn đấu nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất, giảm chi phí lưu thông, chi phí
bảo quản, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Năm 1984, căn cứ vào nhu cầu phát triển nhiệm vụ xây dựng giao thông của sở

giao thông vận tải Nghĩa Bình, ngày 22 tháng 12 năm 1984, tổ chức Xưởng vật tư kỹ

8


thuật giao thông vận tải chuyển thành Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư giao
thông.
Năm 1991 căn cứ vào thông báo của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh về công tác tổ chức
sắp xếp lại các đơn vị kinh tế quốc dân trong tỉnh, ngày 20 tháng 11 năm 1992 chuyển
Xí nghiệp cung ứng vật tư giao thông thành Đoàn Quản lý đường bộ Bình Định, nhiệm
vụ chính là:



Thừa hành một số nhiệm vụ về chức năng quản lý nhà nước do Bộ và Sở Giao
thông vận tải quy định trên hệ thống địa phương và quốc lộ do Trung ương uỷ

thác trong phạm vi tỉnh.
• Tổ chức thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng đường bộ, đảm bảo giao thông thông
suốt trên các tuyến đường theo kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền xét
duyệt.
Thực hiện nghị định của chính phủ về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công
ích, ngày 26 tháng 8 năm 1998 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định ra quyết định thành
lập doanh nghiệp nhà nước có tên là Công ty Quản lý giao thông thuỷ bộ Bình Định, có
trụ sở đóng tại số 220 đường Nguyễn Thị Định - phường Nguyễn Văn Cừ - thành phố
Quy Nhơn - tỉnh Bình Định.
Nhằm sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh theo chủ trương cổ
phần hoá của nhà nước, ngày 02/01/2007 Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần
giao thông thủy bộ Bình Định, có trụ sở chính đóng tại số 220 đường Nguyễn Thị
Định, phường Nguyễn Văn Cừ - thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định.
1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty
Tính đến ngày 31/12/2015, tổng vốn kinh doanh của Công ty là:
-Tồn tại dưới hình thức tài sản là 36.030.729.425 đồng.
Trong đó:
+ Tài sản ngắn hạn :

34.143.653.074 đồng.

+ Tài sản dài hạn

1.887.076.351 đồng.


:

9


-Tồn tại dưới hình thức nguồn vốn là 36.030.729.425 đồng.
Trong đó:
+ Nợ phải trả

:

24.040.231.164 đồng.

+ Vốn chủ sở hữu

:

11.990.498.261 đồng.

Tổng số công nhân viên và người lao động là 140 người.
Căn cứ vào số liệu trên và theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ–CP
ngày 30/06/2009 của Chính phủ ta có thể kết luận là: Công ty có quy mô vừa.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định
1.2.1. Chức năng
Công ty kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng cầu đường. Sản phẩm của
công ty là các công trình hay các hạng mục công trình. Công ty được biết đến với các
chức năng sau:
- Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng, công nghiệp và công
trình cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật công cộng khác;
- Quản lý, sửa chữa và bảo trì hệ thống cơ sở hạ tần giao thông đường bộ, đường

thủy nội địa;
- Tư vấn thiết kế, giám sát các loại công trình;
- Sản xuất, cung cấp các cấu kiện bê tông đúc sẵn và vật liệu xây dựng;
- Xây lắp đường dây và trạm biến áp điện;
- Sửa chữa phương tiện thiết bị giao thông vận tải;
- Cho thuê bãi đỗ xe;
- Kinh doanh dịch vụ vận tải.
Trong đó xây dựng các công trình giao thông đường bộ, đường thủy là hoạt
động chính tạo ra thu nhập cho công ty.
1.2.2. Nhiệm vụ
Công ty có hình thức sở hữu vốn là Công ty cổ phần có các nhiệm vụ sau:
- Sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề mà công ty đã đăng ký;

10


- Nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận tối đa, tăng cổ tức của các cổ đông;
- Tạo việc làm ổn định cho người lao động;
- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước;
- Báo cáo trung thực theo chế độ kế toán Nhà nước quy định;
- Thực hiện quản lý và phân công lao động phù hợp với trình độ, khả năng và
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ - công nhân viên trong công ty;
- Thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho cán bộ-công
nhân viên, luôn tuân theo chính sách của Nhà nước.
1.2.3. Hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của Công ty
Công ty cổ phần giao thông thuỷ bộ Bình Định có ngành nghề kinh doanh chủ
yếu là thi công các công trình, các hạng mục công trình cụ thể như thi công mặt đường
bê tông xi măng và bê tông nhựa, thi công nền, mặt đường cấp phối, thi công cống các
loại, thi công tràn bê tông xi măng, đá xây, thi công cầu các loại...
Một số sản phẩm của công ty:

1. Đường trục – Nhơn Lý( gói số 2);
2. Cảng Quân sự Thị Nại;
3. Cầu đường Quy Nhơn-Nhơn Hội;
4. Sữa chữa cầu Bồng Sơn;
5. Đường Mỹ An – Hoài Mỹ (giai đoạn I + II);
6. Đường Nhơn Hội- Cát Tiến;
7. Đường trục KKT Nhơn Hội (gói 2);
8. Xây dựng mặt đường, vỉa hè và công trình phụ đường Nhơn Hội;
9. Đường Gò Găng – Cát Tiến (giai đoạn I + II);
10. Sữa chữa mặt đường BTN và HTANGT tỉnh Gia Lai;
11. Cầu Hà Ra ( Mỹ Đức-Phù Mỹ);
12. Nâng cấp ĐT637 Km0 – Km6.
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình
Định
1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý

11


Công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng.
Công ty có 4 cấp quản lý trong đó cấp cao nhất là giám đốc và được tổ chức
thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định

GIÁM ĐỐC

PHÓ
GIÁM
ĐỐC


Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

KH-KT

Tài vụ

TC-HC

QLCĐ

Đội
SXVL
Ghi chú:

Đội
Công
Trình

Tổ xe,
máy

Các hạt
QLCĐ


Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ chức năng
( Nguồn: Tổ chức – Hành chính)

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Giám đốc

12


Là người đứng đầu phụ trách công ty, trực tiếp điều hành các hoạt động chung
của công ty thông qua phó giám đốc và các phòng ban, chịu trách nhiệm toàn bộ các
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật, quyết định các chủ trương,
biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ của công ty.
Phó giám đốc
Là người giúp việc cho giám đốc và trực tiếp điều hành, chỉ đạo các phòng ban.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được phân công phụ trách.
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
Nghiên cứu xây dựng kế hoạch dài hạn, phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ
sở tình hình hiện tại của công ty và quy hoạch về nhu cầu giao thông cho phát triển
kinh tế, văn hoá – xã hội của các ngành, địa phương.
Xây dựng và đề xuất cấp có thẩm quyền kế hoạch sữa chữa, đại tu, nâng cấp,
xây dựng các công trình cầu đường, đường thuỷ và đường bộ phần công ích cũng như
phần ngoài công ích.
Quản lý công tác khoa học kỹ thuật các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật,
định mức kỹ thuật, vật tư, công tác sáng kiến quản lý kỹ thuật.
Phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ để tổng hợp các báo cáo tình hình sản
xuất kinh doanh, lưu trữ tài liệu kế hoạch thống kê.
Kiểm tra đôn đốc tiến độ thi công các công trình giao khoán giữa công ty với
các đội, hạt, nghiệm thu định kỳ, lập phiếu tính giá thành thanh lý quyết toán các khối

lượng thực hiện hoàn thành công trình.
Quan hệ với chủ đầu tư để đấu thầu, nhận thầu, ký hợp đồng xây lắp, chủ trì lập
hồ sơ đấu thầu các công trình ngoài kế hoạch.
Phòng Tài vụ
Nghiên cứu nắm vững các chế độ tài chính, phương pháp hạch toán kế toán
thống kê, chế độ kiểm toán tài chính, chính sách thuế, nghĩa vụ ngân sách theo chế độ
hiện hành. Thực hiện đầy đủ nội dung công tác kế toán, chứng từ và sổ kế toán, thu
nhận, ghi chép, tính toán phản ánh, xử lý, tổng hợp thông tin báo cáo kế toán, tính đầy
đủ, chính xác về giá thành sản phẩm và các khoản chi phí.

13


Lập kế hoạch thu chi tài chính, cân đối các nguồn kinh phí thu được với nhu cầu
hoạt động kinh doanh của công ty để tham mưu cho lãnh đạo việc sử dụng và quay
vòng vốn đạt hiệu quả cao.
Lập và nộp báo cáo quyết toán tài chính, đánh giá hiệu quả các nguồn kinh phí,
các quỹ của công ty, thực hiện các quy định về thu chi tài chính, các chứng từ, hoá đơn
do Nhà nước quy định.
Phòng Tổ chức - Hành chính
Nghiên cứu nắm vững các quy định tài chính của Nhà nước và Công ty để thực
hiên đúng các quy định về tài chính hiện hành.
Thực hiện nghiên cứu chủ trương, Nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước,
vận dụng và xây dựng củng cố việc tổ chức hoạt động của Công ty cho phù hợp với
yêu cầu phát triển chung của ngành và địa phương.
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ sản xuất từng bước hoàn thiện công tác tổ
chức sản xuất, quản lý lao động cho phù hợp tình hình thực tế của Công ty.
Quản lý bổ sung và đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, nâng
cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh. Xây dựng quy chế, quy định nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc

công ty. Tổ chức quản lý cán bộ, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật lao
động hành chính quản trị, bảo vệ trật tự an toàn công ty.
Hàng năm cân đối lực lượng lao động, đề xuất giải quyết, tiếp nhận hợp đồng
lao động theo yêu cầu của Công ty. Thực hiện tốt công tác quản trị, quản lý tài sản,
thiết bị văn phòng.
Tổng hợp phân tích nhiệm vụ của phòng hàng tháng, quý, năm và đề xuất biện
pháp thi công, giám sát công trình đem lại chất lượng cao.
Phòng Quản lý cầu đường
Nghiên cứu các quy trình, quy phạm của Nhà nước và Ngành, thống kê đầy đủ
số lượng quy định, cấp kỹ thuật công trình khi giao cho các hạt.
Lập bình đồ và thống kê đầy đủ số liệu, thời điểm, thời gian sử dụng và đánh giá
chất lượng toàn bộ hệ thống cầu đường đường bộ, đường thủy nội địa và quản lý. Xây

14


dựng dự án đầu tư phát triển giao thông của Ngành, của địa phương. Thường xuyên
kiểm tra, hướng dẫn các Đội, Hạt thực hiện công tác sữa chữa, nâng cấp thi công đúng
hồ sơ thiết kế và tiến độ thi công công trình đã được giao. Cùng với phòng Kế hoạch Kinh doanh phối hợp tổ chức kiểm tra, lập hồ sơ biên bản nghiệm thu kỹ thuật, chất
lượng các kết cấu quan trọng như nền móng đường, các kết cấu chịu lực.
Đội sản xuất vật liệu
Chuyên sản xuất bê tông, nhựa phục vụ cho các công trình mới, công trình sữa
chữa vừa và lớn của công ty.
Quản lý vật liệu sản xuất, đề xuất các phương án giảm chi phí nguyên vật liệu
sản xuất lên cấp trên.
Đội công trình
Tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản và sữa chữa cầu đường do
công ty giao cho Đội.
Thực hiện đầy đủ các quy định, các quy trình thi công để đảm bảo an toàn lao
động sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái. Quản lý và tổ chức lực lượng công nhân

tham gia thi công đạt hiệu quả cao. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản, thiết bị, phương
tiện của công ty giao cho đội có hiệu quả và thực hiện tốt các chính sách, chế độ khấu
hao tài sản, nghĩa vụ về người lao động theo quy định của Nhà nước và Công ty.
Liên lạc và báo cáo tình hình với cấp trên của mình ở Công ty.
Tổ xe, máy
Nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kỹ thuật xe máy, thiết bị, phương
tiện do Nhà nước quy định để đáp ứng công tác bảo dưỡng, sữa chữa xe máy, sử dụng
có hiệu quả toàn bộ lực lượng xe máy một cách nghiêm túc đạt chất lượng cao.
Đề xuất, bổ sung, điều chỉnh cơ chế nội bộ trong lĩnh vực quản lý. Thực hiện
quy định quản lý các phần việc liên quan kế hoạch, tiến độ thi công các công trình để
có kế hoạch cung cấp, điều chỉnh xe máy cho kịp thời phục vụ thi công công trình.
Các hạt quản lý cầu, đường
Thường xuyên kiểm tra, tuần tra xử lý các vi phạm pháp lệnh, nghị định…, bảo

15


vệ công trình giao thông và an toàn giao thông trên tuyến do công ty giao cho hạt quản
lý.
Duy tu bảo dưỡng các tuyến theo hợp đồng khoán giữa công ty và hạt trưởng.
Thi công các công trình xây dựng cơ bản, sữa chữa cầu đường do công ty giao, thực
hiện đầy đủ kịp thời các chế độ chính sách Nhà nước quy định về quản lý vốn và tài
sản công ty giao cho hạt.
Các phòng ban, đội, hạt ngoài các chức năng riêng, chịu trách nhiệm riêng về
phần công việc của mình được giao đối với cấp trên của mình, còn hỗ trợ lẫn nhau
trong công việc tạo thành một thể thống nhất hoạt động hiệu quả trong công ty.
Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định là một hoạt động trong lĩnh vực
chính là xây dựng cầu đường. Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
được tổ chức chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả với sự phối hợp chặt chẽ của các
phòng ban, sự lãnh đạo có hiệu quả của giám đốc và ban lãnh đạo.

Mặt khác, công ty nằm trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, nơi có giao thông
thuân lợi và là trung tâm kinh tế của tỉnh Bình Định thuận lợi cho việc nắm bắt các
thông tin và tận dụng được các cơ hội phát triển kinh tế.
1.4. Các hoạt động chính của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định
1.4.1. Đặc điểm về hàng hóa của Công ty
Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên sản phẩm của công ty có thời gian sử
dụng rất lâu kể cả hiện tại và trong tương lai. Do sản phẩm có thời gian sử dụng lâu đòi
hỏi chất lượng công trình phải tốt và do ảnh hưởng của hao mòn vô hình nên cần phải
xác định thời gian khấu hao hợp lý. Ngành sản xuất này có những đặc điểm sau:
Sản phẩm mang tính đơn chiếc, có quy mô lớn, tính chất phức tạp và thời gian
sản xuất lâu. Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán của công ty đã có các dự toán
thiết kế thi công, mỗi công trình có dự án riêng, sản phẩm được tiêu thụ theo giá dự
toán hoặc giá kí kết hợp đồng.
Sản phẩm có kết cấu phức tạp, do nhiều người thực hiện, quá trình sản xuất trải
qua nhiều giai đoạn. Mặt khác, sản phẩm có quy mô lớn, sản phẩm không qua nhập
kho mà nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm.

16


Sản phẩm xây dựng cơ bản có thời gian xây dựng lâu bởi quy mô lớn và do đó
vòng quay vốn chậm. Vì vậy, không đợi công trình hoàn thành mới tính giá thành mà
phải tính theo giai đoạn quy ước, phải tìm biện pháp để đẩy nhanh tốc độ và tiến độ
xây dựng công trình.
Sản phẩm xây dựng cơ bản thường cố định một chỗ và phải làm ngoài trời,
trong khi máy móc thiết bị và con người phải di động. Vì vậy việc xác định địa điểm
xây dựng hợp lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của vốn đầu tư là do xây dựng tiến
hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu gây khó khăn cho việc thi
công và dự trữ vật liệu. Điều này đòi hỏi các nhà xây dựng phải lập tiến độ thi công và
áp dụng cơ khí hoá một cách hợp lý. Mặt khác do con người di động nên tốn rất nhiều

chi phí, vì vậy cần có biện pháp để giảm chi phí.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng rất khác so với cái sản phẩm thông thường
nên quy trình công nghệ sản xuất ra chúng cũng rất đặc biệt. Quy trình sản xuất bao
gồm các bước sau:
1. Đấu thầu và trúng thầu. Sau khi trúng thầu công ty sẽ tiến hành ký hợp
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

đồng với chủ đầu tư;
Xác định ngày khởi công;
Vận chuyển máy thi công;
Lên kế hoạch vốn lưu động
Dựa vào tiến độ xác định số lượng vật liệu dự trữ cần thiết phù hợp;
Thi công lần lượt các hạng mục công trình;
Hoàn thành công trình;
Báo cáo nghiệm thu;
Lập hồ sơ quyết toán;
Bàn giao công trình.

1.5. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần giao thông
thủy bộ Bình Định
1.5.1. Khái quát kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm

Bảng 1.1: Bảng khái quát KQHĐKD giai đoạn 2013 - 2015
( ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

17

2014/2013

2015/2014


Doanh thu bán hàng và
31.739
cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận trước thuế
1.122
Lợi nhuận sau thuế
841

58.204


44.222

26.465

83,38

-13.982

-24,02

1.847
1.441

621
485

725
600

64,61
-1.226
-66,38
71,34
-956
-66,34
(Nguồn: Phòng Tài vụ)

Qua bảng 1.1 cho phép ta đánh giá nhanh kết quả hoạt động kinh doanh giai
đoạn 2013 - 2015 của doanh nghiệp. Kết hợp với việc so sánh các chỉ tiêu như doanh
thu, lợi nhuận qua các kỳ để thấy được trình độ quản lý và năng lực của hoạt động của

Công ty.
Các năm vừa qua, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng chính là doanh
thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, vì Công ty không có các khoản giảm trừ
doanh thu, có sự biến động. Cụ thể doanh thu này năm 2013 là 31.739 triệu đồng. Sang
năm 2014 doanh thu là 58.204 triệu đồng tức là tăng 26.465 triệu đồng, tương ứng với
mức tăng 83,38% so với năm 2013. Nhưng đến năm 2015, doanh thu về bán hàng và
cung cấp dịch vụ giảm còn 44.222 triệu đồng. Như vậy, doanh thu năm 2015 giảm
24,02% so với năm 2014 nhưng vẫn cao hơn so với năm 2013.
Cùng với sự thay đổi của doanh thu thì lợi nhuận sau thuế cũng thay đổi. Năm
2013 lợi nhuận sau thuế là 841 triệu đồng, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp lúc
này là 25% còn năm 2014 và 2015 là 22%. Đến năm 2014, lợi nhuận này tăng lên
1.441 triệu đồng tức là tăng 600 triệu đồng tương ứng với mức tăng 71,34%. Nhưng
đến năm 2015 lợi nhuận sau thuế TNDN giảm còn 485 triệu đồng tương ứng với mức
giảm 66,34% so với năm 2014 và thấp hơn so với năm 2013.
Nhìn chung, Công ty hoạt động khá hiệu quả trong những năm qua. Tuy nhiên
năm 2015 có sự sụt giảm trong doanh thu nhưng vẫn cao hơn so với năm 2014 nhưng
lợi nhuận sau thuế TNDN lại giảm thấp hơn năm 2013 mặc dù thuế suất thuế TNDN
năm 2013 cao hơn. Nguyên nhân là do biến động của chi phí năm 2015 tăng cao.
Chính vì vậy, Công ty cần đưa ra phương hướng cụ thể nhằm ngày càng nâng cao hơn
nữa lợi nhuận sau thuế TNDN.
1.5.2. Khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua một số chỉ tiêu cơ bản
Bảng 1.2: Các tỷ số sinh lời qua các năm

18


Chỉ tiêu

Công thức


DLDT(%
)
BEPR(%)
ROE (%)

LNST/DTT

ROA(%)

EBIT/TTSBQ
LNST/VCCSHB
Q
LNST/TTBQ

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

2014/2013 2015/2014
(+/-)
(+/-)

2,65

2,48


1,1

-0,17

-1,38

6,15

7,37

2,95

1,22

-4,42

7,16

11,96

3,95

4,8

-8,01

3,04

4,44


1,34
1,4
-3,1
( Nguồn: BCĐKT & BBKQHĐKD)

Doanh lợi doanh thu (ROS): tỷ số này cho biết lợi nhuận sau thuế chiếm bao
nhiêu phần trăm doanh thu. Tỷ số này lớn hơn 0 chứng tỏ Công ty kinh doanh có lãi, tỷ
số này càng lớn là lãi càng lớn. DLDT của Công ty có xu hướng giảm qua các năm. Cụ
thể năm 2013 là 2,65% đến năm 2014 giảm xuống còn 2,48%, sang năm 2015 tiếp tục
giảm xuống còn 1,1%.
Sức sinh lợi căn bản (BEPR): phản ánh khả năng sinh lời trước thuế và lãi vay
của Công ty, chưa kể đến sự ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Sức sinh lời căn
bản có sự biến động qua các năm. Năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 nhưng đến
năm 2015 lại giảm mạnh xuống đạt 2,95%.
Doanh lợi VCSH (ROE): đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các chủ
sở hữu. Đây là tỷ số nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư bởi vì nó phản ánh
thu nhập mà họ nhận được khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp. ROE có sự tăng giảm qua
các năm. Năm 2013 đạt 7,16%, năm 2014 tăng lên tới 11,96%, năm 2015 giảm xuống
còn 3,95%.
Doanh lợi tài sản (ROA): phản ánh khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn đầu tư
vào doanh nghiệp. Năm 2014, ROA là 4,44% tăng 1,4% so với năm 2013 nhưng đến
năm 2013 giảm xuống còn 1,34%.
Nhìn chung, Công ty làm ăn có hiệu quả nhưng các chỉ số sinh lời đề có xu
hướng giảm mạnh trong năm 2015. Do đó, Công ty cần chú trọng hơn nữa để chỉ số
sinh lời tăng bền vững trong những năm tới.

19



PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIAO THÔNG THỦY BỘ BÌNH ĐỊNH
2.1. Lập các báo cáo tài chính
2.1.1. Bảng cân đối kế toán
2.1.1.1. Cơ sở lập bảng cân đối kế toán [2, tr.101]
Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết.

20


Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm trước.
2.1.1.2. Nội dung bảng cân đối kế toán [2, tr.100]
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát
toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Đó là nguồn thông tin tài
chính vô cùng quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp cũng như nhiều đối
tượng khác như nhà đầu tư, chủ nợ, các cơ quan chức năng của Nhà nước. Vì vậy bảng
cân đối kế toán phải được lập đúng theo mẫu quy định, phản ánh trung thực tình hình
tài chính của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về tài sản dưới hình thái giá trị, các
khoản nợ và vốn chủ sở hữu. Nếu bảng cân đối kế toán được trình bày từ trái qua phải
thì phần bên trái phản ánh tài sản, bên phải phản ánh nguồn tài trợ cho tài sản. Nếu
trình bày theo hướng từ trên xuống thì bên trên là tài sản, bên dưới là nguồn vốn.
Nội dung của bảng cân đối kế toán gồm các phần sau:
Bên phần tài sản chia thành 2 loại:


Loại A: là tài sản ngắn hạn phản ánh các loại tài sản có thể chuyển đổi ra
tiền trong vòng 1 năm, bao gồm: Tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho… Đây
là những tài sản có thời gian luân chuyển nhanh, được dự trữ để bán hoặc




sử dụng trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Loại B: là tài sản dài hạn phản ánh các loại tài sản có thời gian sử dụng
dài hơn 1 năm, bao gồm: Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất
động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác.

Bên phần nguồn vốn cũng chia thành 2 loại:


Loại A: là nợ phải trả phản ánh các khoản nợ doanh nghiệp đi vay và các
khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Nợ phải trả được chia
thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh
nghiệp phải thanh toán trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Nợ
dài hạn là các khoản nợ có thời gian thanh toán trên 1 năm như vay dài
hạn, trái phiếu có kỳ hạn lớn hơn 1 năm, các khoản phải trả dài hạn cho
nhà cung cấp.

21




Loại B: là vốn chủ sở hữu phản ánh các nguồn vốn được hình thành từ
vốn góp ban đầu, góp bổ sung của chủ sở hữu, các khoản lợi nhuận giữ
lại, lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ của doanh nghiệp.

Trên bảng cân đối kế toán, tài sản được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần
từ trên xuống dưới, nợ và vốn chủ sở hữu được sắp xếp theo thời hạn trả tăng dần. Tính

chất cơ bản của bảng cân đối kế toán là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
2.1.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
2.1.2.1. Cơ sở lập báo cáo kết quả kinh doanh [2, tr.122]
Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 7.
2.1.2.2. Nội dung báo cáo kết quả kinh doanh
Để nắm bắt và phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thì
các đối tượng sử dụng thông tin kế toán phải được cung cấp thông tin về tình hình
doanh thu, chi phí tạo ra doanh thu và kết quả kinh doanh do các hoạt động khác nhau
tạo ra trong kỳ kế toán. Các thông tin này được cung cấp thông qua báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh
các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định
thường là một quý hay một năm tài chính. Kết quả kinh doanh ở đây phân biệt theo
hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ
đối với Nhà nước như thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.1.3. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.1.3.1. Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh
báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước…
2.1.3.2. Nội dung bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

22


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh các dòng tiền
thu vào, chi ra của doanh nghiệp trong một thời kỳ và tác động của nó tới số dư tiền tệ
của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin quan trọng trong việc

phân tích, đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra tiền, khả năng đầu tư,
khả năng thanh toán, nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các luồng tiền đó.
Thường thì nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
Phần một, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: là dòng tiền phát sinh liên
quan đến hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Các dòng tiền này phát sinh
thường xuyên và quan trọng nhất, thể hiện khả năng tạo ra tiền từ hoạt động nội tại của
doanh nghiệp, bao gồm: tiền thu từ việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ, tiền thu từ các
khoản phải thu…, tiền trả cho nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho
người lao động, tiền nộp thuế, mua bảo hiểm, trả lãi tiền vay…
Phần hai, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu
vào và chi ra liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp như mua, bán,
thanh lý TSCĐ của doanh nghiệp, mua bán chứng khoán, cho vay và thu nợ, chi cho
xây dựng cơ bản, góp vốn và thu hồi vốn góp…
Phần ba, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: là dòng tiền thu vào và chi ra
liên quan đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp như: phát hành cổ phiếu, trái
phiếu và các chứng chỉ nợ ngắn hạn, chia cổ tức cho cổ đông, vay ngắn hạn và dài hạn,
trả nợ vay ngắn hạn và dài hạn, mua lại cổ phiếu và trái phiếu đang lưu hành, hoàn trái
cho trái chủ.
2.2. Phân tích báo cáo tài chính
2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
2.2.1.1. Phân tích biến động và kết cấu tổng tài sản của Công ty
Bảng 2.1: Bảng biến động và kết cấu tổng tài sản của Công ty từ 2013- 2015
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


2014/2013

2015/2014

Giá trị

Giá trị

Giá trị

(+/-)

(+/-)

(%)

(%)

23

(%)

(%)

(%)


A.TÀI SẢN NH


26.257

I.Tiền và các
khoản
tương 917
đương tiền
III.Các
khoản
phải thu ngắn 19.476
hạn
IV.Hàng tồn kho 5.864
B.TÀI
SẢN
2.287
DÀI HẠN
I.Tài sản cố định 2.287
TỔNG
TÀI
28.544
SẢN

91,99

34.247

94,33

34.144

94,76


7.990

30,43

-103

-0,3

3,49

8.706

25,42

10.205

29,89

7.789

849

1.499

17,22

74,17

22.275


65,04

22.708

66,51

2.799

14,37

433

1,94

22,33

3.266

9,54

1.230

3,6

-2.598 -44,3

8,01

2.057


5,67

1.887

5,24

-230

-10,06 -170

-8,26

100

2.057

100

1.887

100

-230

-10,06 -170

-8,26

100


36.304

100

36.031

100

7.760

27,19

-0,75

-2.036 -62,34

-273

(Nguồn: Phòng Tài vụ)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần giao thông thủy bộ Bình Định
(ĐVT: %)

Qua số liệu ở bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, ta thấy TTS của Công ty cuối năm 2014
là 36.304 triệu đồng tăng 7.760 triệu đồng tương ứng tăng 27,19% so với cuối năm
2013. Cuối năm 2015, TTS của Công ty là 36.031 triệu đồng giảm 273 triệu đồng

24



tương ứng chỉ giảm 0,75% so với năm 2014. Điều này chứng tỏ quy mô vốn của Công
ty có sự biến động.
Đối với TSNH: TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong TTS, và tỷ trọng này tăng dần
qua các năm. Cuối năm 2013, TSNH chiếm 91,99% TTS, cuối năm 2014 là 94,33%,
cuối năm 2015 là 94,76%. Cuối năm 2013, TSNH của Công ty là 26.257 triệu đồng,
đến cuối năm 2014 thì TSNH của Công ty tăng lên 7.990 triệu đồng tương ứng với tốc
độ tăng 30,43%. Nhưng đến cuối năm 2015, TSNH của Công ty giảm nhẹ còn 34.144
triệu đồng với tốc độ giảm 0,3%. Nhưng nhìn chung TSNH qua các năm tăng,
nguyên nhân là do:
Tiền và các khoản tương đương tiền: có tỷ trọng trong TSNH tăng qua các
năm, cụ thể cuối năm 2013 chỉ chiếm 3,49%, cuối năm 2014 chiếm 25,42% và cuối
năm 2015 chiếm 29,89% trong TSNH. Cuối năm 2013, tiền và các khoản tương
đương tiền của Công ty là 917 triệu đồng. Đến cuối năm 2014 tăng mạnh với mức
tăng 7.789 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 849%. Cuối năm 2015 lại tiếp tục
tăng 1.499 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 17,22% cho thấy khả năng thanh
toán của Công ty ngày càng tăng.
Các khoản phải thu ngắn hạn: chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSNH và
giảm qua các năm, cụ thể cuối năm 2013 chiếm 74,17%, năm 2014 chiếm 65,04%,
năm 2015 chiếm 66,51%. Cuối năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn của Công
ty là 19.476 triệu đồng, cuối năm 2014 tăng lên 2.799 triệu đồng tương ứng với tốc
độ tăng 14,37%. Đến cuối năm 2015 chỉ tăng nhẹ với mức tăng là 433 triệu đồng
tương ứng với tốc độ tăng là 1,94%. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng cho thấy
Công ty đã không có những chính sách thu hồi nợ của khách hàng hợp lý làm ảnh
hưởng đến tình hình tài chính của Công ty.
Hàng tồn kho: tỷ trọng của HTK trong tổng TSNH ngày càng giảm sâu đến
năm 2015 chỉ còn 3,6%. Cuối năm 2014, HTK giảm 2.598 triệu đồng tương ứng
với tốc độ giảm 44,3%. Đến cuối năm 2015, tiếp tục giảm 2.036 triệu đồng tương

25



×