Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bình luận hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN dưới các góc độ cơ sở pháp lý; thực tiễn triển khai; vai trò của hoạt động này đối với hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.85 KB, 17 trang )

MỤC LỤC:
Nội dung

Trang

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1
I.
Những vấn đề lí luận chung về hoạt động hợp tác
1
trong ASEAN
I.1. Các lĩnh vực hợp tác trong ASEAN
I.2. Hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN
1
I.2.1. Cơ sở pháp lí
2
I.2.2. Nội dung hoạt động hợp tác hải quan
II.

III.

trong ASEAN
3
Thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác hải quan
4
trong ASEAN
II.1. Những thành tựu đạt được
II.2. Những tồn tại, hạn chế
6


Vai trò của hoạt động hợp tác hải quan đối với
hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa 6

ASEAN
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7
10

12

0


A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN được biết đến với tư cách là
một thực thể chính trị - kinh tế quan trọng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
và là một trong những chủ thể quan trọng của Luật quốc tế hiện đại. Ngay từ khi ra
đời, thực thể này đã khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng của mình đến sự phát
triển trong khu vực và vươn ra khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Trước yêu
cầu khách quan, các quốc gia thành viên trong hiệp hội đã, đang và sẽ xây dựng
cho mình những chiến lược phát triển dài hạn. Trong đó, việc thúc đẩy mạnh mẽ
hơn quá trình hợp tác phát triển là một trong những mục tiêu được ASEAN chú
trọng hơn cả. Đặc biệt là trong hoạt động hợp tác hải quan. Và để làm rõ hơn nữa
những vấn đề lí luận cũng như thực tiễn xung quanh hoạt động này, nhóm chúng
tôi xin phép được triển khai đề số 04: “Bình luận hoạt động hợp tác hải quan
trong ASEAN dưới các góc độ: cơ sở pháp lý; thực tiễn triển khai; vai trò của
hoạt động này đối với hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa ASEAN”.


1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I.

Những vấn đề lí luận chung về hoạt động hợp tác trong ASEAN
ASEAN được thành lập với cơ sở là Tuyên bố Bangkok ngày 08/8/1967 tại

Bangkok, Thái Lan. Các quốc gia ASEAN đã thống nhất những mục tiêu chính, đó
là: thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội trong khu vực thông qua các
chương trình hợp tác; bảo vệ sự ổn định kinh tế - chính trị của khu vực và tạo ra
diễn đàn để giải quyết những bất đồng trong khu vực. Do đó, vấn đề hợp tác trong
ASEAN là một trong những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần thúc
đẩy sự phát triển của ASEAN nói chung và hoàn thành tốt mục tiêu mà ASEAN đặt
ra nói riêng.
1.1. Các lĩnh vực hợp tác trong ASEAN:
“Yếu tố ban đầu dẫn đến sự thành lập ASEAN không phải là yếu tố kinh tế,
văn hóa – xã hội mà đó là những toan tính chính trị - an ninh”. Từ đó có thể nhận
thấy rằng yếu tố chính trị - an ninh là những yếu tố quyết định, mang tính chất chủ
đạo, còn những yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội chỉ là những yếu tố bổ trợ cho sự
ra đời của ASEAN. Do đó, lĩnh vực hợp tác đầu tiên mà các quốc gia ASEAN
hướng tới là hợp tác về lĩnh vực chính trị - an ninh nhằm thích nghi với những biến
đổi mau lẹ của tình hình thế giới, cũng như nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến từ các
cường quốc từ bên ngoài. Tuy nhiên, sau một thời gian dài hội nhập và phát triển,
các quốc gia thành viên ASEAN nhận thấy rằng, muốn xây dựng ASEAN thành
một cộng đồng vững mạnh, thì chỉ hợp tác trên lĩnh vực quân sự thôi là chưa đủ.
Bởi vậy mà, một ASEAN với các lĩnh vực hợp tác toàn diện đã dần được hình
thành. Minh chứng cho các lĩnh vực hợp tác mà ASEAN đã xây dựng thành công
đó là:

Một là, trên lĩnh vực anh ninh – chính trị, các quốc gia thành viên ASEAN
đã xây dựng thành công cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) với mục
đích xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định, an ninh toàn diện.
2


Hai là, trên lĩnh vực kinh tế, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã được ra
đời dựa trên Hiến chương Asean và những văn kiện pháp lí có liên quan, theo đó
mục tiêu mà Cộng đồng này hướng đến đó là xây dựng ASEAN trở thành một thị
trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao và có sự phát triển
đồng đều giữa các nước thành viên để hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu.
Ba là, đối với lĩnh vực văn hóa – xã hội: cùng với các lĩnh vực hợp tác liên
quan đến lĩnh vực an ninh – chính trị và lĩnh vực kinh tế, việc xây dựng đồi sống
văn hóa – xã hội ASEAN được xác định là một trong 3 trụ cột quan trọng của cộng
đồng ASEAN. Do đó mà, Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC) đã ra đời,
với mục tiêu: góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung
tâm và có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu
giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tiến tới một bản sắc chung và xây
dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hoà thuận và rộng mở nơi mà cuộc sống, mức
sống và phúc lợi của người dân được nâng cao.
1.2. Hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN
Hợp tác hải quan là một trong những hoạt động hợp tác trên lĩnh vực kinh tế,
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển và quản lí kinh tế- xã hội. Đối với
mặt trận hội nhập và hợp tác quốc tế, hoạt động hải quan là một phần không thể
thiếu trong mỗi khuôn khổ hợp tác dù là hợp tác toàn diện hay cơ bản. Đối với
việc xây dựng AFTA ( Khu vực thương mại mậu dịch tự do), vấn đề hợp tác hải
quan đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành công khu vực này và thúc
đẩy mục tiêu hội nhập kinh tế sâu hơn của ASEAN. Vậy hoạt động hợp tác hải
quan trong ASEAN được hiểu như thế nào?
1.2.1. Định nghĩa, nội dung hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN:

Định nghĩa hoạt động hợp tác hải quan: hoạt động hợp tác hải quan được
hiểu là việc các quốc gia trong ASEAN cùng nhau xây dựng cơ chế, chiến lược để
củng cố, mở rộng và phát triển ngành hải quan; đồng thời tham gia đối thoại với

3


các đối tác bên ngoài về lĩnh vực nghiệp vụ hải quan,góp phần tạo thuận lợi cho
các hoạt động thương mại.
Với hoạt động hợp tác hải quan, liên kết kinh tế giữa các quốc gia thành viên
ASEAN được tăng cường.Từ đó, nâng cao hiệu quả thương mại, tăng cường khả
năng cạnh tranh và thu hút đầu tư, tạo ra một nền sản xuất thống nhất, tạo nên một
thị trường rộng hơn với nhiều cơ hội hơn;đồng thời thúc đẩy tiến trình xây dựng và
thực hiện thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Nội dung của hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN xoay quanh các
vấn đề chủ yếu sau:
- Sử dụng danh mục biểu thuế chung để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động trong khu vực thông qua việc tạo ra Danh mục biểu thuế hài hoà
ASEAN (AHTN).
- Không sử dụng trị giá hải quan vào các mục đích bảo hộ hoặc tạo ra rào
cản cho thương mại. Về vấn đề này, các nước thành viên nhất trí thực hiện
thống nhất các quy định của Hiệp định Trị giá WTO.
- Liên tục đơn giản hoá và hài hoà hoá các quy trình, thủ tục hải quan để
đảm bảo thông quan nhanh hàng hoá, cắt giảm thời gian và chi phí giao dịch
tại các cửa khẩu. Các thủ tục Hải quan phải tương thích với các chuẩn mực
và các thông lệ được khuyến nghị trong Công ước Kyoto ( sau này là Công
ước Kyoto sửa đổi).
- Trao đổi thông tin để ngăn chặn và trấn áp các hoạt động buôn lậu, vận
chuyển ma tuý - các chất hướng thần và các hành vi gian lận Hải quan.
- Tuân thủ các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại của từng nước

thành viên.
- Khuyến khích hợp tác và tham vấn với khu vực tư nhân trong ASEAN để
thúc đẩy hơn nữa thuận lợi hoá thương mại nội khối.
Và để đạt được các mục tiêu cũng như những nội dung hoạt động như đã đề
ra, các nước thành viên trong ASEAN đã cùng thỏa thuận và đưa ra các phương
thức hợp tác sao cho hoạt động hợp tác hải quan được phát triển mạnh mẽ và phát

4


huy tối đa những tiềm năng vốn có cũng như lợi thế của các quốc gia thành viên.
Những phương thức đó là:
Thứ nhất, trong nội khối ASEAN, hoạt động hợp tác hải quan được biểu
hiện trong việc các quốc gia thành viên ASEAN cùng thực hiện các chương trình
sáng kiến hợp tác hải quan khu vực như: xây dựng và thực hiện kế hoạch Chiến
lược Phát triển Hải quan ASEAN ( SPCD); xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa
ASEAN;cơ chế quá cảnh Hải quan ASEAN;xây dựng và thực hiện Hiệp định Hải
quan ASEAN mới;xây dựng và rà soát danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN
(AHTN) trên phiên bản HS cập nhật.
Thứ hai, trong hợp tác ngoại khối, ASEAN tham gia sâu rộng trong các
chương trình hợp tác với các nước đối thoại và đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, úc –New Zealand, Mỹ với các hoạt động chủ yếu là hỗ trợ kĩ thuật trong
các lĩnh vực kĩ thuật nghiệp vụ hải quan.
1.2.2. Cơ sở pháp lí hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN:
Cột mốc quan trọng trong hợp tác kinh tế khu vực là Quyết định thành lập
Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) đã được những người đứng đầu
Chính phủ các nước ASEAN tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư
tại Singapore năm 1992. Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)
cũng đã được ký tại Hội nghị này với quy định một loạt mặt hàng sẽ được giảm
thuế từ 0-5%. Nhờ những văn kiện pháp lí trên mà những hạn chế về số lượng và

các rào cản phi quan thuế trong ASEAN cũng dần được dỡ bỏ.
Năm 1983, Bộ quy tắc ứng xử Hải quan ASEAN đầu tiên đã được các
Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN ký kết. Sau đó, Bộ quy tắc này được điều chỉnh
vào năm 1995 để phản ảnh những diễn biến mới của ASEAN, đặc biệt là vấn đề
AFTA. Thông qua Bộ quy tắc này, các nước thành viên cam kết tạo thuận lợi cho
thương mại nội khối bằng cách đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục thương mại
và nâng cao hợp tác khu vực trong lĩnh vực hải quan.
Cam kết tiếp tục được mở rộng với việc ký kết Hiệp định Hài quan
ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ nhất vào ngày
5


01/3/1997 tại Phuket, Thái Lan. Hiệp định quán triệt các nguyên tắc về sự nhất
quán, đơn giản, hiệu quả, minh bạch, dễ giải quyết khiếu nại và hỗ trợ lẫn nhau mà
Bộ quy tắc ứng xử Hải quan đã đề ra.
Ngày 23/5/1997, các nước thành viên đã thông qua Tầm nhìn Hải quan
ASEAN đến năm 2020 tại Bandar Seri Begawan, Brunei Darussalam. Để đẩy
nhanh quá trình hội nhập khu vực, ngày 18/6/2008 các Tổng cục trưởng Hải quan
ASEAN đã thông qua Tầm nhìn Hải quan ASEAN 2015 tại Viêng chăn, Lào.Tầm
nhìn là sự ghi nhận những thách thức đặt ra từ một môi trường kinh tế năng động
và nhu cầu thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn nữa. Tại Tầm nhìn Hải
quan ASEAN 2015 các quốc gia thành viên đã ghi nhận các mục tiêu mà các nước
thành viên này phải hướng tới, đó là:
Nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng, doanh nghiệp;
Minh bạch hoá thông tin và các quy định pháp luật về Hải quan;
Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá thủ tục hải quan ở các nước, nâng cao tính
-

trách nhiệm của doanh nghiệp;
Phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ Hải quan;

Thống nhất áp dụng các quy tắc phân loại hàng hoá vì mục tiêu thu thuế

-

theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế;
Thống nhất thực hiện các phương pháp xác định trị giá Hải quan theo các

-

cam kết và quy định quốc tế;
Áp dụng thống nhất các quy tắc xuất xứ hàng hoá theo các quy tắc và thông

-

lệ đã được xây dựng để tạo thuận lợi cho đầu tư và thương mại;
Đơn giản hoá các thủ tục thông quan và giải phóng hàng trên cơ sở các

-

công ước và thông lệ quốc tế về thuận lợi hóa thương mại;
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kiểm soát Hải

-

quan với mục đích thông quan nhanh hàng hoá;
Áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro để hiện đại hoá công tác kiểm soát Hải

-

quan;

Thiết lập hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN để thúc đẩy lưu thông hàng
hoá và phương tiện vận tải;

6


-

Tăng cường hỗ trợ hành chính lẫn nhau giữa các cơ quan Hải quan để ngăn
chặn và đấu tranh hiệu quả với các hoạt động buôn lậu qua biên giới, các tội
phạm kinh tế có liên quan đến Hải quan, bảo vệ nguồn thu quốc gia, bảo vệ

-

cộng đồng và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
Chia sẻ hơn nữa kinh nghiệm của các cơ quan Hải quan tiên tiến nhằm thu

-

hẹp khoảng cách phát triển giữa Hải quan các nước trong khu vực với nhau;
Tăng cường các biện pháp thực thi các vấn đề có liên quan đến Hải quan

-

như bảo vệ an ninh cộng đồng và bảo hộ quyền ở hữu trí tuệ;
Tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác với cộng đồng doanh nghiệp, cộng
đồng Hải quan quốc tế và các tổ chức quốc tế có liên quan.
Để thực hiện được Tầm nhìn Hải quan ASEAN 2015, các nước trong khu

vực hiện đang thực hiện 15 chương trình hành động của Kế hoạch chiến lược

phát triển Hải quan ASEAN (SPCD).
Như vậy, thông qua những văn kiện pháp lí đã được các quốc gia thành viên
thuộc ASEAn thỏa thuận và xây dựng đã giúp cho việc hợp tác hải quan trong
ASEAN được diễn ra một cách thống nhất, với những cơ chế hợp lí, đảm bảo được
tính pháp lí cũng như pháp chế trong quá trình hợp tác. Nhờ đó mà, các chủ thể
trong quá trình hợp tác có thể khai thác và tận dụng tối đa những tiềm năng, thế
mạnh nội lực của quốc gia mình và tranh thủ cơ hội từ các quốc gia thành viên còn
lại. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc thúc đẩy hoạt động tự do
hóa thương mại hàng hóa trong ASEAN.
II. Thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN:
2.1. Những thành tựu đạt được:
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 23 tại Đà Lạt diễn ra từ
ngày 02-06/06/2014, tại Hội nghị các quốc gia thành viên ASEAN đã tổng kết thực
tiễn triển khai hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN, theo đó, những thành tựu
đạt được từ hoạt động hợp tác hải quan phải kể đến những thành tựu chủ yếu sau:
Thứ nhất, trong giai đoạn 2010-2014, Hải quan ASEAN đã đạt được những
bước tiến quan trọng với những kết quả cụ thể trong việc thực hiện Kế hoạch
Chiến lược Phát triển Hải quan ASEAN (SPCD), hầu hết các SPCD đã được thực
7


hiện và theo đánh giá trên 90% các hạng mục thuộc lĩnh vực Hải quan đã được
hoàn thành. Cùng với quá trình phát triển hội nhập năng động của khu vực, Hải
quan ASEAN đã cho thấy những nỗ lực nhất quán và không ngừng trong công
cuộc hiện đại hóa, tạo thuận lợi, thúc đẩy giao lưu thương mại, đồng thời đảm bảo
an ninh và bảo vệ cộng đồng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của toàn khối
ASEAN.
Thứ hai, Hải quan ASEAN đã đạt được những thành tựu quan trọng hướng
tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN như ký kết Hiệp định Hải quan
ASEAN, bước đầu tạo dựng các khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện hệ thống

quá cảnh ASEAN, thiết lập được cơ chế Hải quan một cửa quốc gia tại tất cả các
nước ASEAN, xây dựng các khuôn khổ pháp lý và kỹ thuật cho việc hình thành cơ
chế một cửa ASEAN...
Hơn vậy, ngoài việc hợp tác trong nội bộ, Hải quan các nước ASEAN đang
phấn đấu xây dựng được mối quan hệ đối tác tin cậy với Doanh nghiệp để đôi bên
cùng có lợi. Từ năm 1997, các Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN thường
kéo theo việc tổ chức các cuộc đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp thông qua đầu
mối là các Phòng thương mại và Công nghiệp các nước ASEAN.
Bên cạnh những thành tựu này, Hải quan ASEAN cũng nhận thấy những khó
khăn thách thức xuất phát từ những thay đổi lớn đối với môi trường hoạt động của
Hải quan, sự gia tăng liên kết và hội nhập nội khối cũng như giữa ASEAN với các
nước đối thoại qua việc triển khai thực hiện một loạt các thỏa thuận kinh tế, đầu tư,
thương mại tự do song phương, khu vực. Cụ thể:
2.2. Những tồn tại, hạn chế:
Thứ nhất, cho đến nay, ASEAN đã cơ bản giảm được thuế quan cho các
mặt hàng trong danh sách giảm thuế về từ 0-5% từ năm 2010 đối với 6 nước thành
viên ban đầu và vào 2015 với 4 nước thành viên mới, hình thành nên một thị
trường mở không còn các rào cản thuế quan đối với hàng hóa. Để hỗ trợ tự do hoá
thương mại, ASEAN đang nỗ lực đưa vào hoạt động Cơ chế hải quan 1 cửa
8


ASEAN (ASEAN Single Window-ASW) và các quy định về áp dụng chứng nhận
xuất xứ cho hàng hoá có nguồn gốc từ ASEAN để đủ điều kiện hưởng các ưu đãi
về thuế quan, trong đó ASEAN đang nghiên cứu tiến tới việc cho phép các doanh
nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, cùng với việc hài hoà hoá các quy định về hợp
chuẩn hàng hoá v.v.Tuy nhiên, việc nghiên cứu vẫn chưa đem lại nhiều kết quả,
việc cắt giảm thuế còn ít (mới chỉ giảm thuế từ 0- 5% là không đang kể.
Hơn nữa, chỉ bằng cắt giảm thuế cũng không tạo ra được khu vực thương
mại tự do. Các cam kết thực hiện AFTA phải bao gồm cả việc dỡ bỏ các hàng rào

phi thuế quan và thúc đẩy các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại, đơn giản
hoá các tiêu chuẩn và các biện pháp thực hiện, đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ
tục hải quan để đảm bảo lưu thông dòng chảy thương mại giữa các nước. Do vậy,
hợp tác khu vực về các vấn đề Hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ
trợ xây dựng AFTA và thúc đẩy các mục tiêu hội nhập kinh tế sâu hơn của
ASEAN.
Thứ hai, quá trình hiện đại hoá thủ tục hải quan ở các nước còn chưa có sự
thống nhất, đồng bộ khiến cho giao lưu thương mại đôi lúc còn gặp khó khăn. Bởi
vì các nước ASEAN có nền tảng chính trị, văn hóa, xã hội hết sức khó khăn, xuất
phát điểm rất khác nhau về kinh tế và cho đến tận bây giờ thì trình độ phát triển
kinh tế của các nước ASEAN vẫn chênh lệch nhau rất nhiều, đặc biệt là giữa các
nước ASEAN 6 và ASEAN gia nhập sau này bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia
và Myanmar.
Thứ ba, thực tế các quy định về tính giá hải quan còn chồng chéo lên nhau,
thậm chí lên cả những cam kết nội khối không chỉ gây tình trạng khó kiểm soát hệ
thống quy định mà còn làm nảy sịnh những khó khăn về mặt kỹ thuật. Ví dụ như
phân đoạn cắt giảm thuế quan không tương thích, hay việc thực hiện các quy định
khác nhau về nguồn gốc xuất xứ,…
Thứ tư, về vấn đề thống nhất biểu thuế quan thực tế là gặp nhiều thách thức.
Do xuất phát từ cấu trúc nền kinh tế, trong khi Asean 6 có cơ cấu công nghiệp và
9


dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn, nông nghiệp chỉ chiếm 16% GDP thì tỷ trọng nông
nghiệp của Myanmar, Lào lên đến 50%. Từ đó kéo theo sự chênh lệch phát tiển
giữa các nước thành viên Asean, ví dụ điển hình như Singapore là nước có thu
nhập bình quân đầu người cao vào hàng các nước công nghiệp phát triển thì Lào lại
thuộc các nước có thu nhập thấp, hay thu nhập bình quân đầu người năm 2009 của
Malaysia là 7.030 USD, Thái Lan là 3.893 USD cao vượt trội so với Việt Nam
(1.113USD), Campuchia (706 USD)…

Bên cạnh đó, vấn đề hợp tác giữa các cơ quan hải quan của các quốc gia
thành viên còn có khoảng cách, e ngại do những ảnh hưởng bên ngoài. Ví dụ như
vấn đề Trung Quốc của Asean, đó là Trung Quốc đến năm 2010 – 2012 đã trở
thành nước viện trợ lớn nhất cho Campuchia, là đối tác chiến lược trong lĩnh vực
khai khoáng và hạ tầng cơ sở của Indonesia1 , nhà đầu tư trực tiếp hàng đầu
Myanmar…Và khi thị trường Trung Quốc trở thành yếu tố không thể thay thế cho
Asean nói chung và tùng nước Asean nói riêng thì việc nắm quyền là điều đáng lo
ngại và khi mà một số quốc gia Asean lại mâu thuẫn hiện nay với Trung Quốc thì
khó đạt được sự hợp tác toàn diện như vấn đề mâu thuẫn giữa Việt Nam, Philippin
với Trung Quốc.
Giai đoạn 2014-2015 được coi là thời điểm quan trọng để chuyển sang một
giai đoạn mới của quá trình hợp tác, hội nhập và liên kết ASEAN - giai đoạn của
Cộng đồng Kinh tế ASEAN; đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện một nghị trình Hải
quan mới phù hợp với bối cảnh và cam kết ASEAN.
Vì vậy, để giảm bớt những bất cập còn tồn tại trong quá trình hợp tác hải
quan, đề ra giải pháp phù hợp, Asean cũng đã thảo luận và thông qua Tầm nhìn Hải
Quan ASEAN 2015.Tầm nhìn Hải quan ASEAN 2015 bao gồm các mục tiêu mà
các nước thành viên phải hướng tới và đó cũng được xem là giải pháp cho việc

1 Tháng 4/2011, Trung Quốc dành khoản tín dụng 8 tỷ USD cho Indonesia phát triển cơ sở - một trong ba điểm yếu
đang cản trở tăng trưởng kinh tế của quốc gia hạ tầng lạc hậu, tham nhũng tràn lan và quản trị công thiếu hiệu quả.

10


khắc phụ những khó khăn thực tế trong triển khai hoạt động hợp tác hải quan trong
Asean, dưới đây là một vài giải pháp:

Nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng, doanh nghiệp;


Minh bạch hoá thông tin và các quy định pháp luật về Hải quan;

Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá thủ tục hải quan ở các nước, nâng cao tính



trách nhiệm của doanh nghiệp;
Phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ Hải quan;
Thống nhất áp dụng các quy tắc phân loại hàng hoá vì mục tiêu thu thuế theo



các chuẩn mực và thông lệ quốc tế;
Thống nhất thực hiện các phương pháp xác định trị giá Hải quan theo các



cam kết và quy định quốc tế;
Áp dụng thống nhất các quy tắc xuất xứ hàng hoá theo các quy tắc và thông



lệ đã được xây dựng để tạo thuận lợi cho đầu tư và thương mại;
Đơn giản hoá các thủ tục thông quan và giải phóng hàng trên cơ sở các công



ước và thông lệ quốc tế về thuận lợi hóa thương mại;
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kiểm soát Hải




quan với mục đích thông quan nhanh hàng hoá;
Áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro để hiện đại hoá công tác kiểm soát Hải



quan;
Thiết lập hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN để thúc đẩy lưu thông hàng
hoá và phương tiện vận tải;
Tuy nhiên, việc ASEAN hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc phần

lớn vào sự tích cực, cố gắng của các quốc gia thành viên, cũng như những tác động
ngoại khối và các diều kiện khách quan khác.
III. Vai trò của hoạt động hợp tác hải quan đối với hoạt động tự do hóa
thương mại hàng hóa ASEAN:
Khu vực thương mại tự do Asean là khu vực thương mại hình thành giữa các
quốc gia Asean, mà tại đó các rào cản thương mại được dỡ bỏ, đồng thời các hoạt
động thương mại, hàng hóa được xúc tiến qua lại giữa các quốc gia thành viên.
Vậy việc các quốc gia thành viên Asean hợp tác trong lĩnh vực hải quan có vai trò
như thế nào đối với hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa Asean?
11


Thứ nhất, thông qua hợp tác hải quan trong Asean góp phần tăng cường tự
do hóa thương mại hàng hóa nội khối thông qua việc dỡ bỏ các rào cản thương mại
và tiến hành các hoạt động thương mại khác. Minh chứng cho vai trò này của hợp
tác hải quan trong Asean chính là sự ra đời của Hiệp định về chương trình ưu đãi
thuế quan có hiệu lực chung cho AFTA (CEPT), kí ngày 28/11/1992 ( được sửa
đổi, bổ sung ngày 15/12/1995), đưa ra chương trình cắt giảm thuế quan chung

xuống mức 0% - 5% và loại bỏ các rào cản phi thuế quan. Thông qua việc hợp tác
hải quan, đã tạo nên sự ưu đãi thương mại đặc biệt giữa các quốc gia thành viên
ASEAN, điều này có tác dụng kích thích việc củng cố khả năng tự cường kinh tế
của từng quốc gia cũng như của ASEAN và sự phát triển nền kinh tế của các Quốc
gia thành viên thông qua việc mở rộng các cơ hội đầu tư và sản xuất, thương mại
và tăng các khoản thu ngoại tệ từ hoạt động hải quan.
Thứ hai, việc hợp tác hải quan trong Asean giúp các nước có thể tiếp cận có
hệ thống các nội dung nghiệp vụ, kinh nghiệm, thực tiễn quốc tế để chuyển tải, áp
dụng các biện pháp nghiệp vụ mới trong lĩnh vực hải quan. Đây là một trong
những nhân tố quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng thành công Khu vực
thương mại tự do Asean (AFTA). Bởi lẽ, nhân tố con người và khoa học kĩ thuật
được xác định là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của
một chương trình, một kế hoạch, hay một khu vực.
Thứ ba, bằng việc áp dụng các mức thuế quan có hiệu lực áp dụng chung,
hoặc những loại thuế có giá trị thi hành với từng mặt hàng, vấn đề hợp tác hải quan
tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia thành viên hay nói cách khác
việc hợp tác hải quan sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh cho các quốc gia thành viên,
các quốc gia sẽ có thị trường rộng lớn hơn từ đó kích thích sự phát triển của mỗi
quốc gia. Đồng thời tạo ra những môi trường thuận lợi để các quốc gia có thể tiến
hành hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa mà không bị bó buộc bởi bất kì
một nhân tố nào. Thông qua đó, quan hệ hợp tác về kinh tế của các quốc gia nói
12


chung, quan hệ trong lĩnh vực thương mại hàng hóa của các quốc gia nói riêng
được thiết lập và duy trì. Ví dụ: Khi mức thuế suất trong ASEAN giảm xuống 0%,
các doanh nghiệp Việt Nam, hay doanh nghiệp của các quốc gia khác như Thái
Lan, Indonesia sẽ có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần
gia tăng năng lực cạnh tranh. Vì theo quy định của ASEAN, các sản phẩm sản xuất
có tỷ lệ “nội khối” 40% được xem là sản phẩm vùng ASEAN, sẽ được hưởng các

ưu đãi khi xuất khẩu sang các thị trường khu vực ASEAN đã có FTA. Đây cũng là
cơ hội để Việt Nam và các quốc gia thành viên tận dụng các ưu đãi nhằm gia tăng
năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nước sang thị trường khu vực.
Thứ tư, hợp tác hải quan giữa các nước ASEAN tác động đến việc thay đổi
cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo chiều hướng tích cực. Bởi lẽ hòa nhập với Asean
là hòa nhạp với một môi trường hàng hóa thương mại có quy mô lớn, các quốc gia
có quyền chọn lựa đối tác, cũng như các loại hàng hóa, dịch vụ trong quá trình
“kinh doanh” của mình. Trong quá trình hợp tác về hải quan, các nước đã dần nâng
cao cả về số lượng lẫn chất lượng trong các loại hàng hóa, dịch vụ của mình.
Những loại hàng hóa, dịch vụ mà các quốc gia thành viên hướng vào đa số là
những thế mạnh sẵn có của các quốc gia, và những đối tác mà những quốc gia này
hướng đến là những quốc gia có nhu cầu lớn tiềm lực mạnh như Nhật Bản, Hàn
Quốc,…
Thứ năm, việc hợp tác hải quan trong Asean góp phần tăng cường sự liên
kết giữa các quốc gia thành viên Asean, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác trong các
lĩnh vực kinh tế khác. Thông qua quá trình hợp tác hải quan, các quốc gia thành
viên có thể phát huy những thế mạnh “nội lực” của mình, và tận dụng những thời
cơ từ bên ngoài, cũng trong quá trình này các nước có thể trao đổi và cùng ngồi
vào bàn trình bày những quan điểm của mình xung quanh vấn đề hợp tác hải quan,
từ đó tạo nên cơ chế hải quan thông thoáng, đồng điệu, tạo quan hệ ngoại giao tốt

13


đẹp giữa các quốc gia, và thúc đẩy quá trình phát triển của lĩnh vực hải quan từ mỗi
quốc gia.

14



C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Như vậy, thông qua những vấn đề lí luận cũng như thực tiễn nêu trên ta thấy
được cơ sở pháp lí cho sự ra đời của hoạt động hợp tác hải quan trong Asean cũng
như thực tiễn triển khai và vai trò của hoạt động hợp tác hải quan đối với Khu vực
tự do hóa thương mại hàng hóa Asean. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động hợp tác
hải quan của Asean cũng gặp phải không ít những khó khăn, bất cập. Do đó mà,
một tất yếu khách quan đặt ra với các chủ thể - quốc gia thành viên Asean là phải
có những chương trình, kế hoạch hành động sao cho hoạt động hải quan ngày càng
đáp ứng vai trò mà thực tiễn đề ra và hạn chế những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình hợp tác mà các quốc gia gặp phải, nhằm tận dụng tối đa hơn nữa những
yếu tố chủ và khách quan từ các quốc gia thành viên Asean./.

15


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình pháp luật Cộng đồng ASEAN, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2012
2. Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)
3. Trang thông tin điện tử ASEAN:
4. />ID=17462&Category=H%E1%BB%A3p%20t%C3%A1c%20qu%E1%BB
5.
6.

%91c%20t%E1%BA%BF
/> />
7.

nhap-afta-cua-viet-nam-315876.html
/>

8.

ID=17462
/>
9.

%A3i+quan+Asean
/>608.aspx

10.

16



×