Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

tiểu luận lý thuyết luật về hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.27 KB, 31 trang )

MỤC LỤC

1


I.

KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG

1. Luật điều chỉnh
a) Khái niệm
- Mua bán hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận của hai
bên. Mua bán hang hóa là một loại quan hệ pháp luật, phản ánh quan hệ hàng-tiền trong
kinh tế học
- Mua bán hang hóa luôn được thể hiện dưới hình thức hợp đồng. Theo quan niệm của
luật dân sự, hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, hợp đồng là sự
thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, thỏa thuận ý chí giữa các bên là một điều kiện quan trọng của hợp đồng.
b) Hình thức Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Theo Điều 24, Luật Thương mại, hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá có thế là:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được
xác lập bằng hành vi cụ thể.
+ Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập
thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
- Nhìn chung, vấn đề hình thức của hợp đồng mua bán hang hóa được Luật Thương mại
quy định cụ thể theo hương tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại. Trên quan
điểm này, các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax,
thong điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Phân biệt hợp đồng thương mại với hợp đồng dân sự


a) Hợp đồng dân sự
- Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên
bằng việc thoả thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào và
trong điều kiện nào thì các quyền và nghĩa vụ này được xác lập, được thay đổi và chấm
dứt.
- Nguyên tắc quan trọng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do thoả thuận, bình
đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, không phân biệt mục đích của
hợp đồng là kinh doanh thu lợi nhuận hay nhằm phục vụ cho tiêu dùng.

2


- Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân hoặc các loại chủ thể
khác. Khách thể của hợp đồng chính là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sản, hàng
hoá hoặc dịch vụ.
b) So sánh
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

- Đều là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập dựa trên sự tự nguyện,
bình đẳng và thỏa thuận của các bên;
- Đều hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của các bên tham gia
giao kết hợp đồng;
- Hai loại hợp đồng này có một số điều khoản tương tự như: Điều khoản về
chủ thể; đối tượng của hợp đồng; giá cả; quyền và nghĩa vụ của các bên;
phương thức thực hiện; phương thức thanh toán; giải quyết tranh chấp phát
sinh nếu có.
- Về hình thức của hợp đồng:


Giống nhau

+ Một số hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại có thể giao kết bằng
miệng (thực hiện chủ yếu qua sự tín nhiệm, giao dịch được thực hiện ngay
hoặc những giao dịch đơn giản, có tính phổ thông, đối tượng giao dịch có giá
trị thấp);
+ Hoặc bằng văn bản (được thực hiện chủ yếu ở những giao dịch phức tạp,
đối tượng của hợp đồng có giá trị lớn hoặc do pháp luật quy định phải thực
hiện bằng văn. Đối với hình thức hợp đồng này tùy từng hợp đồng cụ thể
pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng hoặc thị thực mới hợp lệ. Tuy
nhiên nếu các bên không công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng vẫn có
giá trị pháp lý và không bị coi là vô hiệu trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác. Ngoài ra những Trường hợp pháp luật không quy định bắt buộc
phải công chứng thì các bên vẫn có thể thỏa thuận công chứng hoặc có sự
chứng kiến của người làm chứng nhằm làm cho hợp đồng có giá trị pháp lý
cao. Các loại văn bản cũng được coi là hợp đồng nếu hai bên giao kết gián
tiếp bằng các tài liệu giao dịch như: Công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn
đặt hàng và được sự đồng ý của bên kia với nội dung phản ảnh đầy đủ các nội
dung chủ yếu cần có và không trái pháp luật thì được coi là hợp lệ.
+ Hợp đồng cũng có thể được giao kết bằng hành vi cụ thể: Thông thường
đây là một dạng quy ước đã hình thành trên cơ sở thông lệ mà các bên đã mặc
nhiên chấp nhận.
3


- Chủ thể là thương nhân với thương nhân
Chủ thể - Chủ thể giao kết là thương nhân với chủ - Chủ thể là các cá nhân, tổ
giao
thể không phải là thương nhân nhưng

chức (có thể có hoặc không
kết
chọn Luật điều chỉnh là Luật Thương
có tư cách pháp nhân)
Mại
Khác
nhau
Mục
Nhằm thu lợi nhuận thu được từ hoạt
Nhằm mục đích sinh hoạt,
đích
động kinh doanh thương mại
tiêu dùng
- Luật Dân sự
Luật áp
- Luật Dân sự
- Luật Thương mại
dụng
- Luật chuyên ngành
- Luật chuyên ngành
3. Phân loại hợp đồng
a) Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ
- Hợp đồng song vụ: mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi
nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện
nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính
mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn
giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán.
- Hợp đồng đơn vụ: trong hợp đồng đơn vụ, bên có quyền không phải thực hiện bất cứ
một nghĩa vụ nào đối với bên có nghĩa vụ. Ngược lại, bên có nghĩa vụ không có một
qquyền nào đối với bên có quyền.

b) Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không đền bù
- Hợp đồng có đền bù: bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ
nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng
khoản tiền thanh toán.
- Hợp đồng không đền bù: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng
cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. Qua định nghĩa đó ta
nhận thấy hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng hoàn toàn vì lợi ích của bên được tặng
cho. Bên được tặng cho chỉ tiếp nhận tài sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ nào mang
lại lợi ích vật chất cho bên kia.
c) Hợp đồng chính và hợp đồng phụ
- Hợp đồng chính: là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ (khoản 3
Điều 406, BLDS)

4


- Hợp đồng phụ: là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. (khoản 4 Điều
406 BLDS)
II.

NGUYÊN TẮC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

- Nguyên tắc tự do giao kết nhưng không trái với quy định của pháp luật, đạo đức xã
hội. Quyền tự do giao kết hợp đồng là một trong những quyền tự do kinh doanh của các
cá nhân, tổ chức đã được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tự do giao kết hợp đồng kinh
doanh không có nghĩa là giao kết với mọi đối tượng, dưới mọi hình thức mà là tự do kinh
doanh trong khuôn khổ của pháp luật, đó là không được vượt quá giới hạn mà pháp luật
cho phép và không trái với đạo đức xã hội. Không phải tất cả các loại hàng hóa đều được
phép mua bán trong thương mại mà chỉ có những hàng hóa không bị cấm kinh doanh mới

được phép mua bán. Ngoài ra đối với những hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh
doanh có điều kiện, việc mua bán hàng hóa chỉ được thực hiện khi hàng hóa và các bên
mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vấn đề này
được quy định tại một số văn bản pháp luật như: Luật thương mại 2005 tại các điều: Điều
25, Điều 26, Điều 32, Điều 33; Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính
phủ quy định danh mục và các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh.
Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán,
gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài mua bán, gia công, đại lý hàng hóa quốc
tế, Thông tư số 04/TT-BTM ngày 06/04/2006 hướng dẫn một số nội dung quy định tại
Nghị định 12. Pháp luật Việt Nam không cho phép được giao kết hợp đồng trái với thuần
phong mỹ tục của Việt Nam, trái với quy tắc đạo đức xã hội.
- Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Tự
nguyện giao kết hợp đồng là các bên hoàn toàn thể hiện ý chí của mình mong muốn ký
kết hợp đồng sau khi thống nhất thông qua các điều khoản đã thỏa thuận vì lợi ích của đôi
bên, không đe dọa, cưỡng ép bên kia giao kết hợp đồng mà không theo ý chí của họ. Việc
tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo sự thỏa
thuận của các bên trong hợp đồng có thể mang lại lợi ích cho các bên đồng thời không
xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ.
1. Chủ thể, nội dung và hình thức giao kết
- Về chủ thể: Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa là các bên tham gia
vào giao kết và thực hiện hợp đồng. Các bên ở đây có thể là: cá nhân, pháp nhân, hộ gia

5


đình, tổ hợp tác1. Đối với pháp nhân còn được chia thành nhiều loại đó là: cơ quan nhà
nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ từ thiện và các tổ chức khác có đầy đủ các điều
kiện. Không phải sự thỏa thuận nào giữa các chủ thể cũng dẫn tới việc hình thành hợp

đồng, cũng như không phải mọi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau đều phát
sinh từ sự thỏa thuận. Một thỏa thuận chỉ được coi là hợp đồng và được pháp luật công
nhận và bảo vệ phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật như: được
thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân; tổ chức
khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp
luật một cách độc lập2.
Theo Luật thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa phải có ít nhất một
bên là thương nhân còn bên kia có thể là thương nhân hoặc là cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác không phải là thương nhân. Về hình thức thì cá nhân, tổ chức kinh tế sau khi được
cấp phép đăng ký kinh doanh thì trở thành thương nhân và có quyền tham gia giao kết và
thực hiện hợp đồng.
Hiện nay, các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo nhiều loại hình doanh
nghiệp như: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và các loại hình công ty như: công ty cổ phần, công ty
hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên và hợp tác xã.
- Về nội dung của hợp đồng: Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh
doanh là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
trong quan hệ hợp đồng. Theo đó, nội dung của hợp đồng được phân thành các loại: (i)
điều khoản chủ yếu hay còn gọi là điều khoản cơ bản đây là những điều khoản quan trọng
nhất của hợp đồng. Khi giao kết các bên phải thỏa thuận được các điều khoản chủ yếu
của hợp đồng thì mới được giao kết; (ii) Điều khoản thông thường là những điều khoản
đã được pháp luật quy định, nếu các bên mà không thỏa thuận được thì coi như mặc
nhiên đã công nhận và cả hai bên đều phải thực hiện theo các quy định của pháp luật; (iii)

1 Bộ luật dân sự 2005
2 Điều 84 Bộ luật dân sự 2005

6



Điều khoản tùy nghi là những điều khoản do các bên tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau
khi pháp luật không có quy định.
Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 không quy định nội dung cụ thể cho
một hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh nói riêng, các bên không bắt buộc phải
thỏa thuận nội dung cụ thể nào. Tuy nhiên, đối với từng hợp đồng cụ thể, pháp luật
chuyên ngành có những nội dung bắt buộc, ví dụ nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng
được quy định việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng
phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay,
lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và
những cam kết khác được các bên thoả thuận3.
- Về hình thức của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Có nhiều hình thức để thiết lập hợp
đồng để được pháp luật công nhận và bảo vệ tính hợp pháp của hợp đồng. Thông thường
để thiết lập một hợp đồng mua bán các bên tham gia giao kết hợp đồng chủ yếu sử dụng
hình thức thiết lập bằng văn bản nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên được thực
hiện tốt nhất, giảm bớt các rủi ro phát sinh về sau này. Hình thức lập thành văn bản phải
tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồng.
2. Phương thức giao kết
Trong thực tiễn có 2 cách thức kí kết hợp đồng:
-Kí kết hợp đồng trực tiếp: là cách thức kí kết đơn giản, nhanh chóng. Theo cách
này, các bên cử đại diện gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận, đi đến thống nhất nội dung các
điều khoản của hợp đồng và cùng kí vào bản hợp đồng.
-Kí kết hợp đồng gián tiếp: là cách thức mà các bên kí kết thông qua các tài liệu
giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng). Hợp đồng được coi là hình
thành và có giá trị pháp lí từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch để thể hiện sự thỏa
thuận những điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
3. Đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
- Đề nghị giao kết hợp đồng: có bản chất là hành vi pháp lý đơn phương của một
chủ thể, có nội dung bày tỏ ý định giao kết hợp đồng với các chủ thể khác theo những

3 Điều 51 Luật các tổ chức tín dụng 1997(đã sửa đổi bổ sung 2004)

7


điều kiện xác định. Đó là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp
nhận toàn bộ nội dung của hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định
giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã
được xác định cụ thể4. Về nguyên tắc thì hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng phải
phù hợp với những quy định pháp luật về hợp đồng. Bộ luật dân sự 2005 không quy định
về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng, để xác định hình thức của đề nghị hợp đồng,
theo đó đề nghị hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể
hoặc kết hợp giữa các hình thức này. Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức của
hợp đồng phải bằng văn bản thì hình thức đề nghị của hợp đồng cũng phải bằng văn bản.
Đề nghị hợp đồng được gửi đến cho một hay nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của đề
nghị giao kết hợp đồng thông thường được bên đề nghị ấn định. Nếu bên đề nghị không
ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị hợp đồng thì đề nghị của giao kết hợp đồng có
hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.Trong trường hợp đề nghị giao
kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người
thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên
được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh. Bên đề nghị
phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình, bên đề nghị cũng có thể thay đổi hoặc rút
lại đề nghị của mình trong trường hợp được quy định tại điều 392 Bộ luật dân sự. Trong
trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ
quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có
hiệu lực khi bên đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong
trường hợp: bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;hết thời hạn trả lời chấp
nhận;khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; khi thông báo về
việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề

nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời5.
- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự
trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của
đề nghị. Theo điều 404 Bộ luật dân sự 2005 quy định thì: Hợp đồng dân sự được giao kết
vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Hợp đồng cũng xem như
4Điều 390 Bộ luật dân sự 2005
5

8


được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả
thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói
là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.Thời điểm giao kết hợp
đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực
khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhận được
trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận sau này được coi là đề nghị mới của bên
chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đến chậm
vì lý do khách quan thì thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng này vẫn có hiệu
lực.
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời
chấp nhận giao kết hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết
-Thời điểm giao kết hợp đồng đối với hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn
bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Hợp đồng
được giao kết gián tiếp bằng văn bản, thời điểm đạt được sự thỏa thuận được xác định khi
bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Đối với hợp đồng bằng lời
nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của

hợp đồng. Các bên có thể sử dụng những chứng cứ hợp pháp để chứng minh việc các bên
đã thỏa thuận.
III.

ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

1. Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng mua bán có
hiệu lực. Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa, cần dựa trên
những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định trong Bộ Luật Dân sự 2005.
Theo Điều 122 Bộ Luật Dân sự về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, giao dịch
dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái
đạo đức xã hội;
9


- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
- Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật (trong trường hợp pháp luật có
quy định).
Nếu thiếu một trong bốn căn cứ trên, giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu.
Căn cứ vào quy định của Điều 122 BLDS và các quy định có liên quan, có thể xác định
một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể để thực hiện
nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn hợp đồng mua bán, chủ thể tham gia hợp đồng
mua bán chủ yếu là các thương nhân. Khi tham gia hợp đồng mua bán nhằm mục đích lợi
nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với
hàng hóa được mua bán. Trường hợp mua bán sản phẩm, hàng hóa có điều kiện kinh
doanh, thương nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của

pháp luật. Bên cạnh chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương
nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa (trong trường hợp
các chủ thể chọn Luật thương mại để điều chỉnh hoạt động của mình)
Thứ hai, đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền. Đại diện
hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy
quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán, theo quy định tại Điều 145
BLDS, khi người không có quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán, sẽ
không phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được hợp đồng đại diện, trừ trường hợp
được người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận. Bên đã giao kết hợp
đồng với người không có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời
hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không có trả lời thì hợp đồng đó không làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ với bên được đại diện nhưng người không có quyền đại diện vẫn
phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao kết hợp đồng với mình, trừ trường hợp bên đã
giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.
Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh
doanh theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất
phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà những hàng hóa bị cấm kinh doanh được pháp luật
quy định một cách phù hợp. Vì vậy, đối tượng của hợp đồng phải là những hàng hóa được
pháp luật cho phép trao đổi, mua bán… vào thời điểm giao kết.

10


Thứ tư, hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy
định của pháp luật. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng đảm bảo sự thỏa thuận
của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng tới những lợi ích chính đáng của các
bên đồng thời không xâm hại đến các lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo Điều 389
BLDS quy định, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán phải tuân theo
những nguyên tắc: tự do giao kết không trái pháp luật và đạo đức xã hội; tự nguyện, bình

đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa
dối để giao kết hợp đồng… là lí do dẫn đến hợp đồng mua bán không có hiệu lực.
Thứ năm, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Để hợp đồng mua bán
có hiệu lực, nội dung hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật
thừa nhận. Theo Điều 24 LTM, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán
hàng hóa mà pháp luật quy định phải được thành lập bằng văn bản thì phải tuân theo các
quy định đó. Như vậy, hình thức của hợp đồng chỉ là điều kiện có hiệu lực khi pháp luật
có quy định. Trường hợp các bên không tuân thủ hình thức hợp đồng khi pháp luật bắt
buộc hợp đồng đó phải tuân thủ về hình thức thì hợp đồng mua bán bị vô hiệu khi được
ký kết.
Tùy theo từng loại kinh doanh mà luật qui định những hợp đồng thương mại tương ứng
với những hình thức khác nhau như:
- Đối với hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa và hình thứ của hợp đồng dịch vụ
(đây là hai loại hoạt động thương mại chủ yếu, quan trọng nhất của xã hội và có nhiều
tranh chấp nhất) thì nó được thể hiện đa dạng: Bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác
lập bằng hành vi cụ thể, trừ những trường hợp cụ thể pháp luật qui định phải được thành
lập bằng văn bản.
- Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động
trung gian thương mại; Hợp đồng dịch vụ khuyến mãi; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo
thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ; Hợp đồng dich vụ
tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; Hợp đồng đại diện cho thương nhân;
Hợp đồng ủy thác; Hợp đồng đại lý; Hợp đồng gia công; Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu
giá hàng hóa; Hợp đồng dich vụ quá cảnh; Hợp đồng nhượng quyền thương mại đều bắt
buộc phải được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương
đương (thông điệp dữ liệu, điện báo, telex, fax)

11



2. Các điều kiện để một hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có
hiệu lực
Luật Thương mại 2005 không xây dựng một chế định riêng về hợp đồng mua bán ngoại
thương. Tuy nhiên, có thể chỉ ra các điều kiện có hiệu lực của loại hợp đồng này qua các
quy định trong các văn bản hiện hành. Cụ thể:
a) Điều kiện đối với chủ thể
Luật Thương mại hiện hành không giới hạn tư cách chủ thể tham gia hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Nói cách khác tư cách chủ thể trong quan hệ mua bán trong nước và
quốc tế cơ bản như nhau. Đối với bên chủ thể Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu như có
đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. Đối với bên nước ngoài
phải bảo đảm tư cách chủ thể theo luật pháp của quốc gia mà thương nhân đó mang quốc
tịch. Trước đây pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ về điều kiện kinh doanh xuất
nhập khẩu của thương nhân Việt Nam. Hiện nay, theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày
23 tháng 1 năm 2006 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại thì: trừ
hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; thương nhân được xuất nhập
khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Đối với thương
nhân nước ngoài, thực hiện đúng cam kết WTO, Chính Phủ đã ban hành quy định theo đó
thương nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam mà không đòi hỏi phải
có hiện diện thương mại (tức là phải có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam).
b) Điều kiện đối với hàng hóa-đối tượng của hợp đồng
Luật Thương mại quy định: Căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hôi của từng thời kỳ và điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa
cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục
cấp giấy phép. Như vậy không phải mọi hàng hóa lưu thông trong nước đều có thể xuất
khẩu hoặc mọi hàng hóa lưu thong tại thị trường nước ngoài đều được nhập khẩu vào
Việt Nam.
Cụ thể, hàng hóa cấm xuất khẩu gồm: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công
nghiệp), di vật, bảo vật, cổ vật quốc gia; các loại văn hóa phẩm thuôc diện cấm phổ biến
và lưu hành tại Việt Nam; gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước; động vật, thực
vật hoang quý hiếm và giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm; các loài thủy sản quý hiếm;

các loại máy chuyên dụng về các chương trình phần mềm trong phạm vi bảo vệ bí mật
nhà nước; hóa chất độc hại quy định trong công ước cấm vũ khí hóa học.
Hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công
nghiệp), pháo các lọai, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng gồm: hàng dệt may, quần áo, hàng
điện tử, điện lạnh; hàng điện gia dụng, thiết bị y yế; hàng trang trí nội thất; hàng gia dụng
12


bằng gốm sành sứ, thủy tinh, kim loại, cao su; các loại văn hóa phẩm cấm phổ biến và
lưu hành ở Việt Nam; phương tiện vận tải tay lái bên phải trừ các loại phương tiện hoạt
động trong phạm vi hẹp gồm: xe cần cẩu, xe quét đường, xe đào rãnh; vật tư, phương tiện
đã qua sử dụng gồm: máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe
hai bánh, ba bánh gắn máy; xe đạp; ô tô các loại đã thay đổi kết cấu, chuyển đổi công
năng, đục sửa khung, số máy; phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C; sản
phẩm, vật liệu cũ chứa amiăng thuộc nhóm amphibole; hóa chất độc bảng I được quy
định trong Công ước về vũ khí hóa học.
Ngoài hàng hóa cấm nhập khẩu và xuất khẩu vừa nêu, pháp luật hiện hành còn quy định
về hàng hóa xuất nhập khẩu phải có giấy phép, hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo
các quy định về kiểm dịch động, thực vật, về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Liên quan đến àng hóa trong hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài cần lưu ý
phải bảo đảo các yêu cầu của pháp luật về nhãn hàng hóa và tên gọi, xuất xứ hàng hóa.
Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán,
in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc
trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.hàng
hóa lưu thong trong nước, hàng hóa xuất nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa, trừ một số
trường hợp theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ nếu hàng hóa được ưu
đãi về thuế hoặc ưu đãi khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều uớc quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Theo Nghị định 19/2006/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa: Xuất xứ hàng hóa là

nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn
chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng
lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Nghị định cũng quy định những
điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và cơ quan nhà nước có thẩm
quyền kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.
c) Điều kiện về nội dung của hợp đồng
Luật Thương mại 2005 không xác định tính chất (cơ bản hay không cơ bản) của các điều
khoản trong nội dung của hợp đồng. Việc xác định các nội dung nào là cơ bản do hai bên
thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, một hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngoài phải bảo đảm một số điều khoản tối thiểu được xem là điều kiện quan trọng;
ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. thong thường trong thực tiễn giao dịch hợp đồng ở
Việt Nam, các điều khoản sau được xem là chủ yếu:
13


-Tên hàng;
-Số lượng;
-Quy cách, chất lượng;
-Giá cả;
-Phương thức thanh toán;
-Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng;
-Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
-Luật áp dụng trong hợp đồng;
-Phương thức giải quyết tranh chấp;
d) Điều kiện về hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài quy định phải lập thành
văn bản.
Luật Thương mại 2005 quy định: Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng
lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên luật cũng quy định: đối
với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn

bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Trong giao kết hợp đồng hiện nay ở nước ta, pháp luật cũng nhìn nhận các hình thức giá
trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức
khác theo quy định của pháp luật.
Quan điểm mới của Luật Thương mại trong quy định về hình thức của hợp đồng là việc
nhìn nhận các thong điệp dữ liệu, tức là những thong tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu
giữ bằng phương tiện điện tử. Lần đầu tiên, bằng một điều luật, các nhà lập pháp Việt
Nam đã thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại, nếu
các thong điệp dữ liệu này đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của
pháp luật.
3.

Thẩm quyền đại diện giao kết hợp đồng

Ở vấn đề đại diện trong ký kết hợp đồng được ghi nhận tại Điều 9 của pháp luật hợp đồng
kinh tế và Điều 5 trong Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy
định chi tiết thi hành pháp luật hợp đồng kinh tế, theo đó: Người ký hợp đồng là đại diện
hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh. Pháp nhân chỉ có thể
14


tham gia và quan hệ hợp đồng kinh tế thông qua người đại diện của mình và người đại
diện nhất thiết phải hành động nhân danh pháp nhân và vì pháp nhân. Đại diện hợp pháp
của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh có thể ủy quyền bằng văn bản
cho người khác thay mình ký hợp đồng kinh tế. Theo quy định trên, những người có thẩm
quyền ký kết hợp đồng kinh tế là đại diện hợp pháp hoặc đại diện theo ủy quyền của
những người đại diện hợp pháp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp về cơ
bản có quyền chủ động quyết định trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng nói chung và
hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng.
Đại diện hợp pháp:

- Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là
tổ chức kinh tế được pháp luật quy định tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp,
cụ thể:
+Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp tư
nhân;
+người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên là chủ tịch hội đồng thành viên hoặc giám đốc (tổng giám đốc) theo quy
định của điều lệ công ty;
+Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là chủ tịch hội đồng quản trị
hoặc giám đốc (tổng giám đốc) theo quy định tại điều lệ công ty;
+Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là các thành viên hợp danh;
+Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp
100% vốn đầu tư ngước ngoài là giám đốc (tổng giám đốc) theo quy định tại điều
lệ công ty;
- Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;
- Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;
- Những người khác theo quy định của pháp luật.
Đại diện theo ủy quyền:
Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và
người được đại diện. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. Điều 9 PLHĐKT quy
định: Đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh có thể
ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mình ký hợp đồng kinh tế. Người được ủy
quyền chỉ ký hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền và không được ủy quyền lại cho
người thứ ba. Từ quy định trên có thể nêu lên một số điểm như sau:
- Thứ nhất, Người được ủy quyền phải hành động “nhân danh”, “trên tài khoản” và “vì
lợi ích” của người ủy quyền trong giao kết hợp đồng. Trách nhiệm trước bên thứ ba thuộc
về người ủy quyền. Người được ủy quyền chỉ được ký hợp đồng trong phạm vi được ủy
quyền và không ủy quyền lại cho người thứ ba, nói cách khác người được ủy quyền chỉ
15



được phép hành động trong quyền hạn mà mình được giao. Trong trường hợp người được
ủy quyền vượt quá thẩm quyền thì hợp đồng được ký kết sẽ không có hiệu lực.
- Thứ hai, Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền phải ghi rõ họ
tên, chức vụ của người ủy quyền, người được ủy quyền, số chứng minh nhân dân của
người được ủy quyền, nội dung và thời hạn ủy quyền, ghi rõ số, ngày, tháng, năm của
giấy ủy quyền vào bản hợp đồng kinh tế, đồng thời kèm theo văn bản ủy quyền vào
HĐKT. HĐKT được ký kết bởi những người không phải là đại diện hợp pháp của pháp
nhân, không phải là người được ủy quyền hoặc được ủy quyền nhưng vượt quá thẩm
quyền và nội dung ký hợp đồng không nằm trong phạm vi ủy quyền đó sẽ vô hiệu toàn
bộ.
4. Thời điểm hợp đồng có hiệu lực
Theo qui định tại Điều 405 BLDS 2005, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác
định là một trong ba thời điểm sau đây:
a) Thời điểm giao kết hợp đồng
Về nguyên tắc, khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có qui định khác, thì
hợp đồng mặc nhiên có hiệu lực vào thời điểm giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng
thường là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng, hay khi bên đề nghị
đã nhận được trả lời chấp nhận hợp lệ của bên được đề nghị. Cụ thể:
- Hợp đồng được thỏa thuận trực tiếp bằng lời thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời
điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị;
- Nếu hợp đồng giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký
vào văn bản;
- Nếu hợp đồng giao kết bằng thư tín, qua bưu điện thì hợp đồng được giao kết vào ngày
bên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận hợp lệ;
- Nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định im lặng là đồng ý giao kết hợp
đồng, thì hợp đồng được xem là đã giao kết tại thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên được
đề nghị vẫn im lặng.
- Hợp đồng giao kết bằng phương tiện điện tử thì việc giao kết còn phải tuân theo các qui

định đặc thù của pháp luật về giao dịch điện tử. Theo Luật Giao dịch điện tử 2005, “trong
giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng
và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu”
(khoản 2 Điều 36).
Có thể thấy, tùy theo hình thức thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên mà pháp luật qui định
thời điểm giao kết tương ứng.
16


b) Thời điểm do các bên thỏa thuận
Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết, nhưng các bên có thể thỏa
thuận hợp đồng phát sinh hiệu lực tại một thời điểm khác. Qui định này dựa trên cơ sở
nguyên tắc tự do hợp đồng. Vì các bên có quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng, nên
cũng có quyền tự do lựa chọn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tất nhiên, các bên có
thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với qui định của pháp luật, nhưng
không được trái pháp luật hoặc trái với bản chất của hợp đồng.
c) Thời điểm do pháp luật qui định
Nếu pháp luật qui định thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm hợp đồng được lập
theo đúng hình thức nhất định, thì chỉ khi các bên đã tuân theo hình thức đó, hợp đồng
mới có hiệu lực. Trong những trường hợp đặc thù cần có sự kiểm soát chặt chẽ về thủ tục
xác lập hợp đồng và để bảo vệ các bên thiếu kinh nghiệm trước những quyết định bất
ngờ, nhà làm luật thường qui định hợp đồng phải được lập bằng các hình thức văn bản có
công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.
Tóm lại, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không được
trái với các quy định của pháp luật. Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng là thời điểm do pháp luật qui định. Nếu các bên không có thỏa
thuận và pháp luật cũng không có qui định thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết
hợp đồng.
5. Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
a) Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hang hóa

- Có hành vi vi phạm hợp đồng
- Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế
- Có lỗi của bên vi phạm
-

b) Các chế tài áp dụng cho việc vi phạm hợp đồng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Khoản 1 Điều 297 LTM 2005:
“Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện
đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi
phạm phải chịu chi phí phát sinh. ”
-

Phạt vi phạm hợp đồng

17


Điều 300 LTM 2005:
“ Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi
phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm
quy định tại Điều 294 của Luật này.”
-

Bồi thường thiệt hại

Khoản 1 Điều 302 LTM 2005:
“ Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm

hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.”
-

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Điều 308 LTM 2005:
“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng
thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện
để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”
-

Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Điều 310 LTM 2005:
“ Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình chỉ
thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp
đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”
-

Hủy bỏ hợp đồng

Điều 312 LTM 2005:
“1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp
đồng.

2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ
hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng,
các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài
hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
c) Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
-

Miễn trách nhiệm theo thỏa thuận

18


Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra
vi phạm và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài
-

Miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng

+ Sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng.
+ Sự kiện xảy ra không thể dự đoán trước được
+ Sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết và khả năng cho phép
-

Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm
Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà

nước.

d) Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
1. Trong các văn bản quốc tế chưa có một khái niệm thống nhất về sự kiện bất khả
kháng.
2. PL chưa có quy định trường hợp nào nên thỏa thuận kéo dài HĐ, trường hợp nào nên
chấm dứt.
3. Nghĩa vụ thông báo và chứng minh chưa quy định rõ ràng.
4. Trường hơp BKK có nên xin cấp GCN và cơ quan có thẩm quyền cấp là ai chưa quy
định.
5. PLVN quy định về trường hợp bất khả kháng còn chung chung.
6. Việc giải quyết tranh chấp không có căn cứ chính xác, theo ý chý chủ quan của cơ
quan tài phán.
6. Điều khoản về hiệu lực hợp đồng
Trong điều khoản này hai bên căn cứ vào khối lượng công việc trong hợp đồng để xác
định thời hạn hợp đồng bắt đầu có hiệu lực từ ngày nào, kết thúc ngày nào, xác định
thời gian tổ chức họp thanh lý vào ngày nào (thường quy định sau khoảng tối đa là 10
ngày khi hợp đồng hết hiệu lực), có thể quy định cụ thể cho một bên lãnh trách nhiệm
đứng ra tổ chức cuộc họp thanh lý hợp đồng, có lập biên bản để ghi nhận ưu khuyết
điểm của các bên, đặc biệt là chuyển giao mọi nghĩa vụ, trách nhiệm còn lại của hợp
đồng vào biên bản này để hai bên tiếp tục thực hiện cho thật hoàn chỉnh trách nhiệm với
nhau và cả trách nhiệm với các cơ quan khác.
Kết luận:
Những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa là những hình
thức pháp lí thể hiện quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp tham gia hệ mua bán hàng
hóa trên thị trường. Nó có vai trò quan trọng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây
dựng và thực hiện kế hoạch của mình, đồng thời nó là một mắc xích không thể thiếu
được để khép kín chu trình đầu tư. Bởi vậy phân tích những điều khoản chủ yếu trong
19



hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa không chỉ có ý nghĩa về lí luận mà còn có ý nghĩa
rất lớn cho việc áp dụng các điều khoản đó như thế nào để không trái với pháp luật
trong thực tiễn.

20


IV. HỢP ĐỒNG

VÔ HIỆU

1. Khái niệm
Hợp đồng vô hiệu có nghĩa là các bên trong hợp đồng đó không bị ràng buộc bởi những
quyền và nghĩa vụ mà họ đã thỏa thuận, vì những quyền và nghĩa vụ này không có giá trị
pháp lý (mặc dù do chính các bên thỏa thuận). Theo điều 137 BLDS, giao dịch dân sự bô
hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ
thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì
phải hoàn trả lại bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị
tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Theo quy định tại điều 410 BLDS, các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu cũng được
áp dụng dối với hợp đồng vô hiệu, giao dịch dân sự nào không có một trong các điều kiện
được quy định tại điều 122 thì vô hiệu. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp
đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng
chính, nhưng quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ quân sự. Ngoài ra, sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính,
trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của
hợp đồng chính.
2. Phân loại

a) HĐ vô hiệu toàn bộ và vô hiệu từng phần
- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ nghĩa là toàn bộ hợp đồng không đáp ứng điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng nên cả hợp đồng bị vô hiệu.
- Hợp đồng vô hiệu từng phần có nghĩa là trong hợp đồng đó, có phần bị vô hiệu nhưng
phần vô hiệu đó không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của những phàn còn lại của hợp
đồng. VD : công ty A va công ty B ký kết hợp đồng giao nhận hàng hóa, địa điểm giao
hàng tại cảng C nhưng do người giao hàng lại đưa hàng tới cảng D gần đó. Trong trường
hợp này hợp đồng vô hiệu từng phần do vi phạm về địa điểm giao nhận hàng hoá nhưng
không ảnh hưởng tới hiệu lực của những phần khác như (chất lượng sản phẩm, thời gian
thực hiện..)
Sự phân loại này rất có ý nghĩa trong việc xác định thời hiệu và chủ thể có quyền yêu cầu
tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

21


b) HĐVH tuyệt đối và HĐVH tương đối
- HĐVH tuyệt đối: là hợp đồng không có hiệu lực pháp luật ngay từ khi giao kết, không
có giá trị về mặt pháp luật , không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Do vậy
cả trường hợp các bên tham gia hợp đồng đã ký kết và thực hiện sẽ không có giá trị pháp
lý. Các bên tham gia phải chấm dứt thực hiện và quay lại trạng thái ban đầu và hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận. Một giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tuyệt đối trong các
trường hợp sau:
a) Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức của xã hội;
b) Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác;
c) Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo các quy định bắt buộc của pháp luật;
d) Khi giao dịch của pháp nhân xác lập vượt ra ngoài lĩnh vực hoạt động được cho phép,
đăng ký;
e) Khi giao dịch được xác lập bởi người không có năng lực hành vi dân sự (chưa đủ 6
tuổi);

f) Khi giao dịch được xác lập bởi người mất năng lực hành vi dân sự.
- HĐVH tương đối: là hợp đồng có khả năng khắc phục, nó được coi là hợp đồng có thể
hiệu lực nhưng cũng có thể bị vô hiệu theo sự lựa chọn của một trong các bên kia hợp
đồng. Hợp đồng này thông thường không xâm phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội
và chỉ có thể bị vô hiệu đối với bên có lỗi mà không vô hiệu với bên không có lỗi. Khi
xác định hợp đồng vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên đã thỏa thuận đều không có
hiệu lực pháp luật , còn trong trường hợp hợp đồng đó được thừa nhận sau khi đã khắc
phục thì đương nhiên quyền, nghĩa vụ của các bên sẽ được pháp luật bảo vệ theo sự cam
kết thỏa thuận của các bên.
Sự khác biệt về trình tự vô hiệu của giao dịch
Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Còn đối với các giao
dịch vô hiệu tương đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ trở nên vô hiệu khi hội tụ đủ
những điều kiện nhất định: a) Khi có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan
và b) Theo quyết định của Toà án.
Sự khác biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu
Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao
dịch vô hiêụ không bị hạn chế. Còn đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thì
22


thời hiệu khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là một năm, kể từ
ngày giao dịch dân sự được xác lập.
Sự khác biệt về hiệu lực pháp lý của giao dịch
Giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối không có hiệu lực pháp lý làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ các bên, thậm chí ngay cả trong trường hợp khi các bên đã tiến
hành thực hiện các hành vi theo nội dung cam kết.
Còn giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tương đối thì được coi là có hiệu lực pháp
lý cho đến khi nào bị tuyên bố vô hiệu. Khẳng định này thoạt tiên có thể bị coi là trái với
quy định của pháp luật khi khoản 1 Điều 146 BLDS quy định rằng giao dịch dân sự vô
hiệu (cả tuyệt đối lẫn tương đối) không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên

từ thời điểm xác lập. Thế nhưng không phải vậy. Bởi vì, đối với giao dịch dân sự vô hiệu
tương đối, nếu như giao dịch không được coi là có hiệu lực trước khi bị tuyên bố vô hiệu
thì không thể có bất kỳ một giao dịch nào có thể có hiệu lực trong khoảng thời hiệu một
năm của quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 145 BLDS. Việc quy định thời
hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nói lên rằng trong khoảng thời gian của
thời hiệu đó giao dịch dân sự có hiệu lực cho đến khi bị tuyên bố vô hiệu theo quyết định
của Toà án. Còn khi đã hết thời hiệu khởi kiện đó thì giao dịch dân sự sẽ không bị tranh
chấp về hiệu lực nữa.
Khẳng định này không hề mâu thuẫn với Điều 146 BLDS còn bởi vì Điều 146 BLDS chỉ
chứa những quy định chung về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Theo tinh
thần của Điều 146 BLDS, giao dịch dân sự một khi đã bị coi là vô hiệu (bất kể là vô hiệu
tuyệt đối hay vô hiệu tương đối), thì nhìn chung đều có hậu quả pháp lý giống nhau là các
bên khôi phục lại tình trạng ban đầu (tình trạng tại thời điểm trước khi xác lập giao dịch),
hoàn trả lại cho nhau những tài sản đã nhận được từ phía bên kia, nếu không hoàn trả
được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại nếu có
thiệt hại xảy ra cho với bên kia.
Sự khác biệt về bản chất quyết định của Toà án
Trong cả hai trường hợp thì Toà án đều có thể ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Thế nhưng bản chất của hai loại quyết định này có sự khác biệt cơ bản.
Giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối bị coi là vô hiệu không phụ thuộc
vào quyết định của Toà án. Hay nói cách khác, nó bị vô hiệu ngay cả khi không có quyết
định của Toà án. Chính bởi vậy quyết định của Toà án (nếu có) đối với giao dịch vô hiệu
tuyệt đối không mang tính chất phán xử mà đơn thuần chỉ là một trong những hình thức
23


công nhận sự vô hiệu của giao dịch dựa trên các cơ sở luật định mà thôi. Bên cạnh đó,
quyết định của Toà án còn có thêm nội dung xác định rõ hậu quả và cưỡng chế các bên vi
phạm thực hiện các hậu quả của giao dịch vô hiệu. Ngoài Toà án ra thì các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền khác cũng có quyền tuyên bố sự vô hiệu tuyệt đối của giao dịch.

Đối với giao dịch dân sự vô hiệu tương đối, thì quyết định của Toà án là cơ sở duy nhất
làm cho giao dịch trở nên vô hiệu. Quyết định của Toà án mang tính chất phán xử. Toà án
tiến hành giải quyết vụ việc khi có đơn yêu cầu của các bên (hoặc của đại diện hợp pháp
của họ). Bên yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh trước Toà các cơ sở của yêu cầu. Ví
dụ: Nếu một người yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu vì lý do khi xác lập giao
dịch đã bị lừa dối (hoặc đe doạ), thì bên yêu cầu đó phải có nghĩa vụ chứng minh trước
Toà sự kiện lừa dối (hoặc đe dọa) mà bên kia gây ra đối với mình. Nếu như một bên yêu
cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu với lý do xác lập giao dịch trong thời điểm không nhận
thức được hành vi của mình thì Toà án buộc bên yêu cầu phải chứng minh được rằng tại
thời điểm xác lập giao dịch đó họ bị rơi vào trạng thái không nhận thức được hành vi của
mình. Dựa trên những minh chứng đó Toà án mới cân nhắc để ra quyết định giao dịch có
bị coi là vô hiệu hay không.
Sự khác biệt về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
Khoản 2 Điều 146 BLDS quy định chung rằng:
“ Khi giao dịch dân sự vô hiệu, thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng
tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Tuỳ từng trường hợp, xét theo tính chất của giao dịch vô hiệu, tài sản giao dịch và hoa
lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật”.
Tuỳ theo từng trường hợp vi phạm cụ thể mà Toà án có thể buộc các bên gánh chịu hậu
quả theo một trong ba phương thức khác nhau:
1) Hoàn trả song phương: các bên đều phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận được từ
bên kia;
2) Hoàn trả đơn phương: một bên được hoàn trả lại tài sản giao dịch, còn tài sản giao dịch
thuộc bên kia (bên vi phạm) thì bị tịch thu sung công quỹ;
3) Tịch thu toàn bộ: Mọi tài sản giao dịch của cả hai bên vi phạm đều bị tịch thu sung
công quỹ. Chế tài này thường được áp dụng đối với các quan hệ dân sự trong các vụ án
hình sự.
24



Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thì Toà án chỉ áp dụng một trong số hai
phương thức: hoặc hoàn trả song phương hoặc hoàn trả đơn phương. Phương thức hoàn
trả song phương thường được áp dụng đối với các trường hợp giao dịch vô hiệu do người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự xác lập, thực hiện; do bị nhầm lẫn; do người xác lập không nhận thức được hành
vi của mình. Còn phương thức hoàn trả đơn phương thì thường được áp dụng đối với giao
dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ (3).
Đối với giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà Toà án
có thể áp dụng một trong cả ba phương thức nêu trên (hoặc hoàn trả song phương, hoặc
hoàn trả đơn phương cho một bên và tịch thu đối với bên kia, hoặc tịch thu toàn bộ đối
với cả hai bên).
Tóm lại, xét riêng phương thức tịch thu toàn bộ thì nhận thấy rằng phương thức này chỉ
được áp dụng cho một số trường hợp vô hiệu tuyệt đối, chứ hoàn toàn không được áp
dụng cho các trường hợp vô hiệu tương đối.
3. Xử lý hợp đồng vô hiệu
Trong trường hợp ngay từ thời điểm ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện
được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu.
Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng
có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên
kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia
biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được. Quy định
này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng
không thể thực hiện được, nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.
Đồng thời, BLDS năm 2005 giải quyết mối quan hệ giữa vô hiệu của hợp đồng chính và
vô hiệu của hợp đồng phụ, trong đó sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp
đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng
chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường
hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được giải quyết theo Điều 137 BLDS năm 2005,
theo đó hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Trong trường hợp này, các bên khôi phục lại tình
trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện
25


×