Chương 1
Khái niệm và đặc điểm
Vai trò
Phân loại thuế
Các yếu tố cơ bản tạo
nên luật thuế
I
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THUẾ
1. Khái niệm
- Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với Nhà
nước.
- Tùy thuộc vào từng thể chế chính trị, từng giai
đoạn lịch sử khác nhau đã xuất hiện nhiều
học thuyết, khái niệm về thuế.
Không tưởng
về thuế
Bài thuế
Thuế - trao đổi
Thuế - đoàn kết
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ
- Theo F.Engels: “Để duy trì quyền lực công
cộng cần có sự đóng góp của công dân cho
Nhà nước, đó là thuế"
- Theo K.Marx: “Thuế là cơ sở kinh tế của
Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc
thu được tiền hay sản vật mà người dân
đóng góp dùng cho việc chi tiêu của Nhà
nước”
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ
- Theo E.R.A Seligman: “Thuế là sự đóng
góp cưỡng bách của mỗi người cho Chính
phủ để trang trải các chi phí vì quyền lợi
chung, không căn cứ vào các lợi riêng được
hưởng”.
- Theo Simon James và Christopher Nobes:
“Thuế là một khoản thu do Nhà nước thực
hiện mà không có sự hoàn trả nào”
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ
- Theo Chrisopher Pass và Bryan Lowes:
“Thuế là một biện pháp của chính phủ đánh
trên thu nhập của cải và vốn nhận được của
các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực
thu), trên việc chi tiêu về hàng hóa và dịch
vụ (thuế gián thu) và trên tài sản”.
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ
- Theo K.P Makkohell và C.L Bryu: “Thuế là
một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền
(hàng hóa, dịch vụ) của các công ty và hộ
gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao
đổi đó họ không nhận lại được một cách
trực tiếp hàng hóa, dịch vụ nào cả, khoản
nộp đó không phải là tiền phạt mà tòa án
tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ
Tóm lại
“Thuế là một khoản nộp của các tổ chức và cá
nhân cho Nhà nước theo luật định nhằm chu
cấp cho các chi phí của Chính phủ, thuế gắn
liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước”.
KHÁI NIỆM VỀ THUẾ
Theo từ điển tiếng Việt
(Từ điển tiếng Việt-NXB Khoa học xã
hội–Trung tâm từ điển 1994):
“Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người
dân hoặc tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản,
thu nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp cho nhà
nước theo quy định”.
2. Đặc điểm cơ bản của thuế
2.1. Thuế mang tính bắt buộc
Chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không
gắn liền với lợi ích cụ thể của người nộp thuế, nên
không ai muốn nộp thuế.
Vì vậy, Nhà nước phải dùng quyền lực để bắt
buộc các đối tượng có thu nhập phải chuyển giao
cho Nhà nước.
Đặc điểm này giúp phân biệt thuế với phí, lệ phí.
Phí, lệ phí nói chung mang tính tự nguyện.
TS. Nguyễn Kim Quyến
11
ĐẶC ĐIỂM
2.2. Thuế mang tính không hoàn trả trực tiếp
(không mang tính đối giá)
Nghĩa là mức thuế mà người nộp thuế nộp cho
Nhà nước không dựa trên mức độ người nộp thuế
thừa hưởng những dịch vụ công do Nhà nước
cung cấp và người nộp thuế cũng không có quyền
đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực
tiếp cho mình thì mới nộp thuế. #
ĐẶC ĐIỂM
2.3. Thuế được dùng vào chi tiêu công
Đặc điểm này cho thấy nguồn thu từ thuế chỉ
được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu
công của Nhà nước, không được sử dụng cho
mục tiêu cá nhân. #
ĐẶC ĐIỂM
2.4. Thuế chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố:
kinh tế, chính trị, xã hội trong từng thời kỳ
nhất định
- Yếu tố kinh tế: mức độ tăng trưởng kinh tế, thu
nhập bình quân đầu người, giá cả, thị
trường…
- Yếu tố chính trị, xã hội: thể chế chính trị của
Nhà nước, truyền thống văn hóa xã hội…
II
VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ
1. Nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước *
- Đây là vai trò mang tính lịch sử, gắn với sự ra đời của
thuế và vai trò này ngày càng được khẳng định.
- Bên cạnh thuế, Nhà nước có thể sử dụng nhiều cách
khác nhau để tạo nguồn thu như:
+ Quyên góp.
+ Nhận viện trợ.
+ Vay nợ.
+ Phát hành tiền…
VAI TRÒ
Các nước trên thế giới xem thuế luôn là khoản
thu chủ yếu:
- Thuế bao quát nguồn thu trên cơ sở xác định
hợp lý tỷ lệ động viên so với GDP.
- Thuế mang tính bắt buộc.
VAI TRÒ
2. Góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Nhà nước sử dụng công cụ thuế can thiệp vào
hoạt động kinh tế nhằm:
- Định hướng tiêu dùng.
- Định hướng đầu tư.
- Bảo hộ sản xuất trong nước.
Bằng các phương pháp của Thuế:
- Thay đổi thuế suất.
- Áp dụng các ưu đãi thuế (miễn, giảm).
TS. Nguyễn Kim Quyến
17
VAI TRÒ
3. Thuế góp phần thực hiện công bằng, bình đẳng
Công bằng, bình đẳng về thuế thường được
xem xét trên 2 khía cạnh:
- Công bằng theo chiều ngang.
- Công bằng theo chiều dọc.
VAI TRÒ
- Công bằng theo chiều ngang: các đối tượng
như nhau nên được đối xử ngang nhau trong
hệ thống thuế.
- Công bằng theo chiều dọc: đối tượng có
nhiều nguồn lực hơn
nộp thuế nhiều hơn.
(thu nhập nhiều hơn)
sẽ phải
Ví dụ: Bà Hoa và ông Minh sống độc thân, trong
năm bà Hoa có thu nhập 150 trđ, ông Minh có
thu nhập 200 trđ.
- Bà Hoa mua máy tính giá 10 trđ, thuế GTGT 10%
- Ông Minh mua máy tính giá 10 trđ, thuế GTGT 10%
Hỏi: bà Hoa và ông Minh có chịu thuế GTGT
như nhau?
Ví dụ: Bà Hoa và ông Minh sống độc thân,
trong năm cùng có thu nhập 200 trđ.
- Trong năm bà Hoa chi 40 trđ cho chi phí y tế,
còn ông Minh chi 20 trđ cho chi phí y tế.
Hỏi: bà Hoa và ông Minh có chịu thuế TNCN
như nhau?
III
PHÂN LOẠI THUẾ
1. Phân loại dựa vào phương thức đánh thuế.
- Đánh thông qua giá
Thuế
gián thu
Phương thức
đánh thuế
Thuế
trực thu
cả hàng hóa, dịch vụ.
- Chuyển giao được
gánh nặng thuế.
- Đánh trực tiếp vào
thu nhập, tài sản của
người nộp thuế.
- Không chuyển giao
được gánh nặng thuế.
PHÂN LOẠI THUẾ
Thông thường thì thuế trực thu đảm bảo yếu tố
công bằng theo chiều dọc (đặc biệt đối với thuế
suất lũy tiến); nhưng thuế gián thu thì ngược lại,
tức là thuế gián thu mang tính lũy thoái.
PHÂN LOẠI THUẾ
Ví dụ:
- Ông Bình sống 01 mình, có thu nhập trong tháng 7:
13.000.000 đồng, thuế TNCN phải nộp là 200.000 đồng.
- Ông Minh sống 01 mình, có thu nhập trong tháng 7:
14.000.000 đồng, thuế TNCN phải nộp là 250.000 đồng.
- Trong tháng 7, ông Bình mua 01 áo và ông Minh mua 01
áo. Áo cùng giá là 100.000 đồng, thuế suất thuế GTGT
là 10%.
PHÂN LOẠI THUẾ
2. Phân loại dựa vào cơ sở đánh thuế
Cơ sở
đánh thuế
Thuế
thu nhập
Cơ sở đánh thuế là
thu nhập: tiền lương,
tiền công, thu nhập từ
SXKD.
Thuế
tiêu dùng
Cơ sở đánh thuế là
phần thu nhập được
mang đi tiêu dùng
trong hiện tại.
Thuế
tài sản
Cơ sở đánh thuế là giá
trị tài sản.