Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.22 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG CƠ
SỞ VẬT CHẤT CHO CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Anh Phước

HÀ NỘI - 2017


1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc dân.
Trường mầm non đảm nhận chăm sóc giáo dục trẻ 3 - 72 tháng, làm cơ sở nền
tảng cho quá trình phát triển của trẻ thơ hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con
người mới XHCN và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ vào Trường
Tiểu học. Nghị quyết TW II khoá VIII đã cụ thể hóa những mục tiêu chung đó
là: nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 5 tuổi, trên cơ
sở xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực, có trình độ và tâm huyết với
nghề. Một hệ thống trường lớp được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khang
trang đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non. Chất lượng
chăm sóc Giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và
điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị đảm bảo cho công tác chăm sóc
Giáo dục trẻ (CSGD). Chúng ta khẳng định CSVC trang thiết bị đồ dùng, đồ


chơi là điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng CSGD trẻ mầm
non. Theo Quyết định số 36//2008/QĐ – BGD& ĐT về Tiêu chuẩn Trường mầm
non đạt chuẩn Quốc gia có 5 tiêu chuẩn, trong đó CSVC và trang thiết bị là một
tiêu chuẩn để công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Không có điều
kiện CSVC , trang thiết bị thì không thể nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Xây
dựng cơ sở vật chất Trường Mầm non chính là tạo ra một môi trường sư phạm
có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, trang thiết bị, đồ dùng
đồ chơi, sân chơi..v..v. Đó chính là tạo ra môi trường sư phạm có đủ diện tích
cho trẻ hoạt động, có cảnh quan đẹp, hấp dẫn mang tính giáo dục cao, đáp ứng
yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Tôi nhận thấy rằng để làm tốt nhiệm vụ
của Nhà trường thì việc đáp ứng CSVC góp phần không nhỏ. Và để có một ngôi
trường có CSVC, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi theo Quy định Trường mầm
non đạt chuẩn Quốc gia đúng như Quyết định 36/2008/QĐ – BGD&ĐT thì quả
là không dễ. Xuất phát từ thực trạng trên tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: " Huy
động nguồn lực cộng đồng xã hội trong xây dựng cơ sở vật chất cho các trường
Mầm non quận Long Biên, Hà Nội "


Con người là vốn quý nhất, chăm lo xây dựng con người phát triển toàn
diện vừa là mục tiêu, vừa là động lực trực tiếp và lâu dài của sự phát triển đất
nước. Vai trò quan trọng đó của con người đã đặt ra cho toàn xã hội và nhất là
đối với những người làm công tác giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục mầm
non nói riêng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giáo dục đó là mục tiêu phấn đấu
của mọi cấp học.
Trong những năm gần đây, giáo dục mầm non được Đảng và Nhà nước ta
xác định là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân
lực có chất lượng cao cho đất nước. Ngành giáo dục mầm non đã có những đổi
mới và những thành tựu nhất định. Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị tâm thế cho
trẻ vào học tiểu học. Để thực hiện mục tiêu đó liên quan đến vấn đề như: chương

trình giáo dục; sự quan tâm của toàn xã hội; các điều kiện về cơ sở vật chất, đội
ngũ giáo viên… Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân lúc đương nhiệm đã
xác định “Giáo dục mầm non, đặc biệt là giáo dục mẫu giáo là cái gốc của giáo
dục” vì vậy mà ngành học mầm non đã và đang được chú trọng như Nghị quyết
số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo …hội nhập quốc tế”.
Vậy cơ sở vật chất là một trong những điều kiện rất cần thiết cho sự phát
triển phong trào giáo dục mầm non. Song thực trạng hiện nay của bậc học mầm
non về cơ sở vật chất nói chung còn khó khăn rất nhiều, một số trường lớp còn
thiếu phòng học, bếp ăn chủ yếu là lợp ngói blu xi măng, ẩm thấp và chật hẹp.
Trang thiết bị, đồ dung, đồ chơi còn sơ sài, đã cũ hơn nữa sân chơi chật hẹp,
chưa được cải tạo còn đọng nước mùa mưa, rất hạn chế việc học tập vui chơi
của trẻ.
Nếu trẻ được sống trong môi trường có các điều kiện chăm sóc tốt thì trẻ
sẽ phát triển một cách toàn diện. Đối với trẻ mầm non khi các cháu đi còn chưa
vững, chưa biết nói, mọi sinh hoạt đều nhờ vào cô giáo. Việc chăm sóc và giáo
dục thiếu thiết bị, đồ dùng, đồ chơi không thể mang lại hiệu quả và đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của giáo dục. Giáo dục mầm non đang thực hiện phương


pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”. Chính
vì vậy trong quá trình dạy học thiết bị đồ dùng, đồ chơi không thể thiếu được.
Trẻ mầm non khi mà quá trình tư duy chủ yếu là tư duy trực quan hành động, thì
việc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh nhất, dễ hiểu nhất đồng thời khắc sâu kiến
thức không gì bằng sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy.
Đồng thời lứa tuổi này trẻ còn rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá và thích cái
đẹp. Những phòng học được trang trí đẹp, sân chơi đẹp có nhiều loại đồ chơi
phong phú sẽ có sức thu hút trẻ giúp trẻ hứng thú, chăm chỉ đến trường học.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích và làm rõ cơ sở lý luận chung về công tác phối hợp giữa

nhà trường và các lực lượng cộng đồng trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội
cho trẻ mầm non, từ đó phân tích, đánh giá đúng thực trạng của việc tổ chức các
hoạt động lễ hội trong nhà trường hiện nay; Đề xuất các biện pháp nhằm Huy
động nguồn lực cộng đồng xã hội trong xây dựng cơ sở vật chất cho các trường
Mầm non quận Long Biên, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong
công tác Huy động nguồn lực trong Công tác xây dựng cơ sở vật chất cho các
trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Các hoạt động đầu tư xây dựng cở sở vật chất
trong việc phát triển chất lượng giáo dục cho trẻ tại các trường Mầm non Quận
Long Biên – Thành phố Hà Nội
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Các hoạt động Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong công tác
Huy động nguồn lực trong Công tác xây dựng cơ sở vật chất cho các trường
Mầm non quận Long Biên, Hà Nội diễn ra trong năm học đều được lên kế hoạch
phối kết hợp một cách cụ thể với những tổ chức xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên,
để công tác phối kết hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong việc tổ chức các
hoạt động chăm sóc cho trẻ mầm non thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả rất
cần sự vào cuộc của nhiều lực lượng xã hội trên địa bàn nhà trường. Nếu đề xuất


và áp dụng các giải pháp phù hợp với đặc thù, thực tiễn của trường, lớp, có sự
phối hợp nhịp nhàng giữa Ban giám hiệu với đội ngũ giáo viên, phụ huynh và
cộng đồng thì sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng
của việc tổ chức các hoạt động cho trẻ từ đó cộng đồng có sự phối hợp tích cực
trở lại với nhà trường, tạo hiệu ứng tích cực, sự tương tác hai chiều, góp phần
nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động chăm sóc cho trẻ từ đó nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng
trong công tác đầu tư xây dựng, mua sắm các trang thiết bị để phục vụ cho hoạt
động dạy học, chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
- Khảo sát thực trạng phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong việc
huy động các nguồn lực cộng đồng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất tại các trường Mầm non trong Quận Long Biên – Thành Phố Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp phối hợp có hiệu quả, đồng bộ giữa nhà trường và
cộng đồng trong việc tổ chức huy động các nguồn lực cộng đồng đối với các
hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động chăm sóc
cho trẻ trong các nhà trường nhằm đưa chất lượng hoạt động dạy học của các
nhà trường thực sự là một hoạt động chuyên môn đáp ứng mục tiêu phát triển
toàn diện cho trẻ và là sân chơi hấp dẫn của trẻ, giáo viên và các lực lượng xã
hội cùng tham gia.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn
quận Long Biên: Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ; Công an phường Việt
Hưng; Đơn vị kết nghĩa: Tổ dân phố; Các doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địa
bàn Quận; Phụ huynh học sinh tại các trường mầm non trên địa bàn Quận Long
Biên – Thành Phố Hà Nội
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Các trường mầm non trên địa Quận Long
Biên – Thành Phố Hà Nội


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu một số văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GD&ĐT có nội
dung liên quan đến công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm
sóc giáo dục trẻ mầm non.
Mục đích, ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa
nhà trường và cộng đồng trong việc Huy động nguồn lực cộng đồng xã hội trong

xây dựng cơ sở vật chất cho các trường Mầm non quận Long Biên, Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp tổng kết thực tiễn
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn


MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG
XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO TRƯỜNG MẦM
NON
1. 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Huy động các nguồn lực cộng đồng xã
hội
1.1.1.Khái niệm huy động các nguồnlực cộng đồng xã hội
1.1.2. Đặc điểm cácnguồnlực cộng đồngxã hội
1.1.3. Phương thức huy động cácnguồn lực cộng đồngxã hội
1.1.4.Vai trò của huy động các nguồnlực cộng đồngxã hội
1.2. Một số khái niệm cơ bản nội dung huy động cácnguồn lực cộng đồng xã
hội trong xây dựng cơ sở vật chất cho trường mầm non
1.2.1. Xây dựng bản đồ năng lực và các nguồn lực cộng đồng xã hội
1.2.2. Sự gắn kết, phối hợp giữa nguồn lực cộng đồng xã hội với các trường
mầm non
1.2.3.Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong việc tổ chức các hoạt
động huy động các nguồn lực cộng đồng trong việc xây dựng cơ sở vật chất
nhằm nâng cao điều kiện dạy học và chăm sóc cho trẻ lứa tuổi mầm non.
1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động huy động các nguồn lực cộng

đồng trong việc xây dựng cơ sở vật chất nhằm nâng cao điều kiện dạy học và
chăm sóc cho trẻ lứa tuổi mầm non.
1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong huy động các nguồn
lực cộng đồng xã hội trong xây dựng cơ sở vật chất cho trường mầm non và
bài học kinh nghiệm cho quận Long biên, thành phố Hà Nội
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới


1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho quận Long biên, thành phố Hà Nội
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI
TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CÁC TRƯỜNG MẦM
NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI
2. 1. Khái quát tình hình hoạt động các trường mầm non tại quận Long
Biên, Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tại thành phố Hà Nội
2.1.2. Đặc điểm tình hình hoạt động tại các trường mầm non tại quận Long
Biên, Hà Nội
2.2. Thực trạng nội dung huy động các nguồn lực cộng đồng xã hội trong
xây dựng cơ sở vật chất cho trường mầm non tại quận Long Biên, Hà Nội
2.2.1. Xây dựng bản đồ năng lực và các nguồn lực cộng đồng xã hộitại quận
Long Biên, Hà Nội
2.2.2. Sự gắn kết, phối hợp giữa nguồn lực cộng đồng xã hội với các trường
mầm non tại quận Long Biên, Hà Nội
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động các nguồn lực cộng đồng xã hội
trong xây dựng cơ sở vật chất cho trường mầm non tại quận Long Biên, Hà
Nội
2.3.1. Nhân tố khách quan
2.3.2. Nhân tố chủ quan

2.4. Đánh giá chung
2.4.1.Kết quả
2.4.2.Hạn chế
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế


Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI TRONG
XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI
QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI
3.1.Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.2 . Giải pháp huy động lực lượng cộng đồng xã hội trong xây dựng cơ sở
vật chất cho các trường mầm non tại quận Long Biên, Hà Nội
3.2.1. Làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu về tầm quan trọng
của việc xây dựng cơ sở vật chất cho các trường mầm non trên địa bàn
3.2.2. Nêu cao vai trò và sự quyết tâm của hiệu trưởng các trường mầm non
trên địa bàn
3.2.3. Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo trong công tác xây dựng
cơ sở vật chất các trường mầm non trên địa bàn
3.2.4. Tranh thủ sự tài trợ của các tập thể, cá nhân hảo tâm ngoài nhà trường
ủng hộ tiền và hiện vật để xây dựng cơ sở vật chất cho các trường mầm non trên
địa bàn
3.2.5. Các giải pháp khác
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với tổ chức quốc tế
3.3.2. Kiến nghị với Đảng, nhà nước
3.3.3. Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chương trình Giáo dục Mầm non Nxb Giáo
dục Việt Nam.
2.

Điều 93, Luật Giáo dục năm 2005.

3.

Quyết định số 149/TTg ban hành "Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai
đoạn 2006 - 2015"

4.

Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ký ngày 28/3/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

5.

Ngày 23/12/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 71/2008/CTBGDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công
tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.

6.

Ngày 25 tháng 7 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thông tư số
17/2009/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục mầm non, văn bản
hướng dẫn thực hiện Chương trình.


7.

Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 9/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành "Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 2015"

8.

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 (Ban hành kèm theo
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ

9. Phát triển công đồng – biên soạn Th.S Lê Thị Mỹ Hiền
10. Quyết định số 36//2008/QĐ – BGD& ĐT về Tiêu chuẩn Trường mầm non
đạt chuẩn Quốc gia có 5 tiêu chuẩn
11. Phát triển cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng các tiếp cận

trong bối cảnh mới TS. Trịnh Văn Tùng - Khoa Xã hội học, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn,


12. Ngô Hiểu Huy (2015) Phương pháp Giáo dục Montessori – Phương pháp
giáo dục tối ưu dành cho trẻ 0-6 tuổi, Nxb Phụ nữ.
13.Viện chiến lược và chương trình giáo dục – Trung tâm nghiên cứu chiến lược
và phát triển chương trình Giáo dục Mầm non (2007), Tổ chức hoạt động
phát triển vận động cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, Nxb Giáo dục




×