Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt từ thực tiễn tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ HƯƠNG LAN

CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG ĐỊNH KHUNG ĐỐI VỚI CÁC
TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT
TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH

Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐẶNG QUANG PHƯƠNG

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn “Các tình tiết tăng nặng định khung đối
với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt từ thực tiễn tỉnh Thái
Bình” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, hoàn toàn do tôi thực
hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu được sử dụng trong luận văn đều được dẫn
từ nguồn có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của riêng tôi.
Học viên

LÊ THỊ HƯƠNG LAN



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

CQTHTT

Cơ quan tiến hành tố tụng

HĐXX

Hội đồng xét xử

QĐHP

Quyết định hình phạt

ĐTD

Định tội danh

CTTP

Cấu thành tội phạm


DANH MỤC BẢNG BIỂU,
Bảng 2.1. Mức độ tổng quan tình hình tội phạm và tình hình các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thái Bình (giai đoạn

2013-2017) ...................................................................................................... 50
Bảng 2.2. Bảng số liệu các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt phân
theo tội danh từ năm 2013 đến năm 2017 ....................................................... 53
Bảng 2.3. Bảng tỷ lệ các tội trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt qua các năm (từ năm 2013 đến năm 2017) ............................................. 54
Bảng 2.4. Số lượng các bị cáo bị áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung
các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thái Bình56
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mối tương quan giữa trong việc giải quyết, xét xử các tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt và các tội xâm phạm sở hữu không có tính chất
chiếm đoạt (giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017) ..............................................51
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các bị cáo phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt so với tổng bị cáo (giai đoạn 2013 đến 2017) ......................................... 52
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ phần trăm các vụ án trong các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xét xử (từ năm 2013 đến năm
2017)thể hiện qua biểu đồ sau:........................................................................ 55
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ mối tương quan số bị cáo bị áp dụng tình tiết tăng nặng
định khung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt .......... 56
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ các bị cáo Tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự trong 5 năm từ 2013 đến 2017 ........................................................... 57


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG
NẶNG ĐỊNH KHUNG ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ
TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT .......................................................................... 7
1.1. Khái niệm và cấu thành cơ bản của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt ........................................................................................................... 7
1.2. Khái niệm và các đặc điểm của các tình tiết tăng nặng định khung đối với

các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt ............................................ 14
1.3. Phân loại các tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt .............................................................................. 18
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC
TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG ĐỊNH KHUNG ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TẠI TỈNH THÁI BÌNH ..................................................................... 24
2.1. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tình tiết tăng nặng định
khung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt..................... 24
2.2. Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tại tỉnh Thái Bình .................................. 49
Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG
ĐÚNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG ĐỊNH KHUNG ĐỐI VỚI CÁC
TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT ................ 62
3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng các tình tiết tăng nặng định khung đối
với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt ...................................... 62
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng, thống nhất các tình tiết tăng nặng
định khung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt ............ 65
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 79


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, tình hình kinh tế xã hội nước ta đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, kéo theo sự thay đổi về mọi mặt trong đời sống xã hội, đưa đất nước thoát
khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế, từ đó tạo ra vị thế ổn định và phát
triển đi lên. Nhu cầu càng lớn thì sự hấp dẫn của chủ thể đối với lợi ích càng
lớn, do đó, động cơ tư tưởng thúc đẩy hành động của con người càng mạnh

mẽ. Tất cả các lợi ích sẽ thúc đẩy và quyết định động cơ hành động của con
người. Bên cạnh những mặt tích cực, năng động do nền kinh tế thị trường
mang lại thì mặt trái của cơ chế thị trường đã có những tác động tiêu cực đến
đời sống xã hội như: sự tha hoá trong lối sống, tiêu cực, tệ nạn xã hội và đặc
biệt là tội phạm có điều kiện phát sinh, tồn tại. Trong đó, có các tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt, đây là những tội xâm phạm sở hữu có diễn
biến phức tạp, xảy ra thường xuyên và ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn
tinh vi, xảo quyệt. Từ chủ thể thực hiện tội phạm đến các đối tượng bị xâm
hại đều rất đa dạng, tài sản bị chiếm đoạt có giá trị rất lớn, có những vụ lên
đến hàng chục tỷ đồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế
- xã hội, an ninh trật tự của đất nước. Trong đó có tỉnh Thái Bình.
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Hồng, cách Thủ đô Hà
nội 110 km, cách Hải Phòng 70 Km, trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam
giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với dân số
khoảng trên 1700 ngàn người, mật độ dân số 1.138 người/km². Chủ yếu người
dân lao động bằng nghề gieo trồng lúa nước nên tỷ lệ thành phần dân số
chênh lệch cao giữa nông thôn và thành thị cùng với sự phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội tại tỉnh Thái Bình tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra khá
phổ biến, diễn biến khá phức tạp, đã góp phần gây hậu quả to lớn cho xã hội.
Bên cạnh đó, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử những tội phạm này còn nhiều
vướng mắc trong việc định tội danh, quyết định hình phạt và xác định tình tiết
tăng nặng định khung trong vụ án... nên hiệu quả áp dụng các quy định pháp
1


luật trong xử lý tội phạm xâm phạm sở hữu chưa được đáp ứng theo yêu cầu
thực tiễn.
Trước tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt diễn
biến ngày càng phức tạp, tác động tiêu cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội,... cũng như trước sự đòi hỏi của cuộc đấu tranh

phòng, chống tội phạm, gây nhiều khó khăn đến công tác điều tra, truy tố, xét
xử. Việc xác định và áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và
tình tiết tăng nặng định khung ngày càng khó khăn yêu cầu đòi hỏi trình độ
nghiệp vụ và kiến thức pháp luật của Thẩm phán cũng như Hội đồng xét xử
nhằm giải quyết các vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của loại tội phạm này, các cơ quan
tiến hành tố tụng của tỉnh Thái Bình đã nỗ lực nhưng vẫn còn những hạn chế
nhất định như: chưa kịp thời, chưa toàn diện và từ đó mới chỉ đáp ứng phần
nào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc nghiên cứu tình tiết tăng
nặng định khung trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài
sản dưới một góc nhìn thực tiễn tại địa phương không chỉ có ý nghĩa quan
trọng về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa trong thực tiễn áp dụng của công tác
định tội danh và quyết định hình phạt, hiệu quả phòng chống tội phạm nhằm
đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế định này trong Bộ luật hình sự Việt
Nam. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Các tình tiết tăng nặng định
khung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt từ thực tiễn
tỉnh Thái Bình” để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, các tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội
xâm phạm sở hữu có tình chất chiếm đoạt đã được đề cập trong một số công
trình khoa học nghiên cứu về luật hình sự như tài liệu “Lý luận chung về định
tội danh” của GS.TS Võ Khánh Vinh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội
xuất bản năm 2013; “Định tội danh, quyết định hình phạt” của TS Dương
Tuyết Miên do Nhà xuất bản Lao động Hà Nội xuất bản năm 2007. Vấn đề
này còn được nghiên cứu trong các tập bình luận khoa học về luật hình sự như
2


“Bình luận khoa học bộ luật hình sự, phần các tội xâm phạm sở hữu” của tác
giả Đinh Văn Quế do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất

bản năm 2003; các công trình nghiên cứu như luận văn Thạc sĩ Luật học “Tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành
phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Thị Kiều Hạnh năm 2017; luận văn Thạc
sĩ “Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc
Giang” của tác giả Vũ Thị Hương Mai năm 2017; ngoài ra, còn có một số bài
viết đăng trên các tạp chí của Toà án, Viện kiểm sát nghiên cứu các nội dung
liên quan đến đề tài xâm phạm sở hữu trên các phương diện khác nhau về đấu
tranh phòng, chống loại tội phạm này … Qua nghiên cứu cho thấy, nhìn
chung các tác giả đã đề cập khá sâu sắc và toàn diện về các dấu hiệu pháp lý
của loại tội phạm này, phân biệt rõ các trường hợp phạm tội này với một số
tội phạm khác. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về
tình tiết tăng nặng định khung các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Thái Bình dưới góc độ pháp lý hình sự. Nói một
cách cụ thể hơn, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập vấn đề này.
Với cách tiếp cận riêng của mình, tác giả tập trung nghiên cứu những nội
dung lý luận của các tình tiết tăng nặng đinh khung các tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt dựa trên những số liệu từ thực tiễn tỉnh Thái Bình
trong 5 năm qua (từ năm 2013 đến năm 2017). Trên cơ sở đó, đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện Bộ luật hình sự 2015 đồng thời đưa ra các biện pháp
nâng cao nhận thức và hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích khái niệm, cấu thành tội phạm của các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và khái niệm, phân loại các tình tiết tăng
nặng định khung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
theo pháp luật hình sự Việt Nam, nghiên cứu thực tiễn xét xử, định tội danh,
áp dụng pháp luật và thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình để đưa ra
3



những đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự Việt
Nam về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đặt ra
cho mình các nhiệm vụ sau đây:
Một là, nêu và phân tích rõ khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của các tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo pháp luật hình sự Việt Nam;
khái niệm phân loạt các tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
Hai là, trình bày những vấn đề lý luận về áp dụng các quy định đối với
các tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt từ thực tiễn tỉnh Thái Bình trong 05 năm từ năm 2013 đến
năm 2017.
Ba là, nêu và phân tích các yêu cầu đối với áp dụng các quy định của
pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt từ đó đưa ra các giải pháp bảo đảm áp
dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về loại tội phạm này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn dựa trên các quan điểm khoa học
pháp lý hình sự, các quy định của pháp luật hình sự, thực tiễn định tội danh và
thực tiễn QĐHP đối với các tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thái Bình để nghiên
cứu các vấn đề thuộc nội dung của luận văn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các tình tiết tăng nặng
định khung các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt dưới góc độ
chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự. Về khía cạnh thực tiễn, áp dụng
pháp luật bao hàm rất nhiều vấn đề, song trong khuôn khổ của luận văn Thạc
sĩ, tác giả chỉ tập trung phân tích thực tiễn hoạt động định tội danh cũng như
quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thái Bình

trong thời gian từ năm 2013-2017
4


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Đề tài của Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin về Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật
lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về Nhà nước và
pháp luật, về tội phạm, hình phạt và về phòng ngừa tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu của khoa học luật hình sự, cụ thể như: Phương pháp tổng hợp,
phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử và hệ thống, phương pháp phân
tích và so sánh,… Tác giả đã sử dụng các phương pháp một cách linh hoạt,
đan xen lẫn nhau để đạt được kết quả nghiên cứu cao nhất.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc với cái nhìn tổng quan
nhất, đặt trong mối quan hệ biện chứng các vấn đề lý luận góp phần làm
phong phú thêm lý luận nhận thức về các dấu hiệu pháp lý liên quan đến các
tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt, làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa
học pháp lý hình sự.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài này được nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan, toàn diện
qua thực tiễn hoạt động định tội danh và thực tiễn quyết định hình phạt của cơ
quan tiến hành tố tụng đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Kết quả nghiên cứu là sự đánh giá về thực
trạng các vấn đề tích cực cần phát huy và qua nghiên cứu phát hiện được

những hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hoạt động tố tụng, đảm bảo các nguyên tắc của Luật hình sự, mục đích của
hình phạt, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm.
5


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh
mục bảng biểu, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về các tình tiết tăng nặng định khung
đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tình tiết tăng
nặng định khung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và
thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thái Bình.
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các tình tiết
tăng nặng định khung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG
ĐỊNH KHUNG ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ
TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT
1.1. Khái niệm và cấu thành cơ bản của các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt
1.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Theo từ điển tiếng việt, chiếm đoạt được hiểu là “chiếm của người làm

của mình bằng cách dựa vào vũ lực, quyền thế” [35,tr.151]. Chiếm đoạt
không chỉ là thuộc tính của hành vi phạm tội mà chúng còn biểu hiện là mục
đích phạm tội. Khái niệm chiếm đoạt trong dấu hiệu chiếm đoạt cần được
hiểu: “là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang được sự quản lí
của chủ sở hữu thành tài sản của mình. Chúng được biểu hiện dưới dạng
hành vi hoặc mục đích phạm tội” [31, tr.368]. Tuy nhiên, trên thực tế có rất
nhiều trường hợp chủ tài sản không phải là người đang quản lý tài sản do đó
theo tác giả khái niệm trên chưa phù hợp với tình hình thực tế và cần phải bao
quát cả ở khía cạnh hành vi phạm tội và mục đích phạm tội. Vì vậy, khái niệm
chiếm đoạt tài sản cần được bổ sung là việc cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài
sản đang được sự quản lý của người khác thành tài sản của mình và được
biểu hiện dưới dạng hành vi và mục đích.
Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi, chiếm đoạt hoặc nhằm chiếm
đoạt tài sản của người khác. Đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt, do trong từng điều luật quy định chưa chặt chẽ nên bên cạnh việc thiếu
thống nhất khi xác định dấu hiệu hành vi của từng tội, thực tiễn còn có những
quan điểm khác nhau trong việc xác định dấu hiệu chiếm đoạt đối với các tội
này. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả phân tích làm rõ dấu hiệu chiếm

7


đoạt trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và nêu lên những
quan điểm nhận thức khác nhau trong thực tiễn áp dụng.
Trong số 13 tội quy định tại chương XIV Bộ luật Hình sự 1999 (chương
XVI Bộ luật hình sự 2015) thì có tới 8 tội có tính chất chiếm đoạt tài sản đó là
các tội: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt
tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài
sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Đặc điểm nổi bật của các tội xâm phạm sở hữu là có tính chất chiếm đoạt
nhưng không phải tội phạm nào có tính chất chiếm đoạt đều là tội xâm phạm
sở hữu ngược lại tội xâm phạm sở hữu không nhất thiết có tính chất chiếm
đoạt như các tội: tội chiếm giữ trái phép tài sản, tội sử dụng trái phép tài sản,
tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản nhà nước, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài
sản của nhà nước. Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt là những
tội xâm phạm sở hữu bằng việc chiếm đoạt nên trong cấu thành tội phạm của
những tội này có dấu hiệu chiếm đoạt.
Vì vậy, các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt là những hành
vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện,
có lỗi, nhằm chuyển dịch trái phép tài sản đang thuộc quyền sở hữu của
người khác thành tài sản của mình.
Hậu quả của các tội xâm phạm sở có tính chất chiếm đoạt là gây thiệt hại
về tài sản. Có thể nói thiệt hại về tài sản là thước đo đánh giá tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong một số tội, giá trị tài
sản bị thiệt hại còn là căn cứ để phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm như:
Công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nếu chưa đến mức quy định của Bộ
luật Hình sự thì chưa bị coi là tội phạm.

8


Ví dụ: Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới 2
triệu đồng, nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa bị xử phạt hành
chính về hành vi chiếm đoạt hoặc chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản
hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản nhưng đã được xóa án tích thì chưa
bị coi là tội phạm.
Tuy nhiên đối với một số tội phạm ngoài thiệt hại về tài sản, tội xâm

phạm sở hữu còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người, xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến hoạt
động của các cơ quan tổ chức.
1.1.2. Cấu thành cơ bản của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt
a. Về chủ thể
Chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt là chủ thể
thường. Theo BLHS năm 1999, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì không
phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm mà khung hình phạt cao
nhất từ 7 năm tù trở xuống. Khoản 2 Điều 12 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi
trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng” Khoản 3 Điều 8 Bộ luật
hình sự quy định: “Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến
mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là
trên mười lăm năm, chung thân hoặc tử hình” [8, tr.322]. Về yếu tố chủ thể đối
với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo BLHS năm 2015 có
sự thay đổi, theo đó đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nhiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các Điều 168 (Cướp

9


tài sản), Điều 169 (Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Điều 170 (Cưỡng đoạt tài
sản); Điều 171 (Cướp giật tài sản); Điều 173 (Trộm cắp tài sản);
b. Về khách thể
Theo khoa học luật hình sự, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Nghiên cứu quy định của Bộ

luật hình sự đối với các tội từ Điều 133 đến Điều 140 và thực tiễn áp dụng,
các tội từ Điều 133 đến Điều 136 Bộ luật hình sự có khách thể là quan hệ sở
hữu và quyền nhân thân; Để xâm phạm quan hệ sở hữu, người phạm tội phải
có hành vi xâm hại quan hệ nhân thân. Trong đó, quan hệ nhân thân rõ ràng
quan trọng hơn quan hệ sở hữu nên các tội này có cấu thành hình thức, chỉ
cần người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội xem như tội phạm đã hoàn
thành. Như trình bày bên trên, người thực hiện hành vi vi phạm các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đều có ý thức chiếm đoạt. Xuất phát từ
khách thể được bảo vệ mà hành vi khách quan của các tội này không có dấu
hiệu chiếm đoạt cho nên dấu hiệu chiếm đoạt được thể hiện qua mục đích
phạm tội. Vì vậy, dấu hiệu mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc trong
cấu thành tội phạm của các tội này. Đây là cơ sở phân biệt các tội này với các
tội khác do Bộ luật hình sự quy định có hành vi khách quan tương tự như
hành vi phạm tội của các tội này. Đối với tội cướp giật tài sản, mặc dù khách
thể mà tội này xâm phạm cũng là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân nhưng
khác với các tội tại các Điều 133, 134, 135 Bộ luật Hình sự. Hành vi khách
quan do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội cướp giật tài sản xâm phạm trực
tiếp đến quan hệ sở hữu và qua việc xâm phạm quan hệ sở hữu mới xâm
phạm đến quan hệ nhân thân nên dấu hiệu chiếm đoạt được thể hiện qua hành
vi chiếm đoạt. Đối với các tội từ Điều 137 đến Điều 140 Bộ luật Hình sự có
khách thể chỉ là quan hệ sở hữu. Cũng như tên gọi của chương XIV khách thể
là các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, khách thể trực tiếp bị
xâm hại là quan hệ sở hữu. Người không phải chủ sở hữu tài sản có các quyền
10


sử dụng, chiếm hữu tài sản, có nghĩa là người không phải chủ sở hữu tài sản
cũng sẽ là người bị tội phạm tác động chứ không chỉ người chủ sở hữu tài sản
mới là người bị tội phạm tác động. Do đó người phạm tội chỉ cần có hành vi
xâm phạm một trong các quyền này sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

theo một trong những tội phạm quy định tại chương XIV. Nhận thức đúng nội
dung này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đó là có trường hợp người sở hữu tài
sản bị chiếm đoạt không phải là người bị hại trong vụ án, và ngược lại có
trường hợp người không phải là chủ sở hữu tài sản bị chiếm đoạt vẫn là người
bị hại trong vụ án để từ đó xác lập đúng quyền của người bị hại trong tố tụng
hình sự.
Khách thể trực tiếp của một số tội phạm trong các tội phạm xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt còn là sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân
thân của người sở hữu, người quản lý, người chiếm hữu tài sản như trong các
tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản với
tình tiết định khung tăng nặng khi tính mạng, sức khỏe của những người này
bị xâm hại.
Trên thực tế xét xử ít gặp trường hợp Viện kiểm sát truy tố bị cáo về một
tội chiếm đoạt với tình tiết tăng nặng định khung là gây thương tích hoặc dẫn
đến chết người như Cướp tài sản theo điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3, điểm
đ khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự mà thường gặp các trường hợp bị cáo bị
truy tố và xét xử về hai tội Giết người “để thực hiện hoặc che dấu tội phạm
khác” theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 93 và tội Cướp tài sản theo quy
định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự nếu không có các tình tiết định
khung tăng nặng khác. Trong quá trình xét xử nhiều Thẩm phán còn mặc
nhiên chấp nhận kết quả điều tra, truy tố để xét xử bị cáo về hai tội, một tội
xâm phạm quyền sở hữu và một tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, mà thực
ra nếu làm kĩ, làm đúng có khi bị cáo chỉ phạm một tội xâm phạm quyền sở

11


hữu với tình tiết tăng nặng định khung là gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe
của người quản lý tài sản. [8, tr.325]
Đối tượng tác động của tội phạm trong các tội xâm phạm sở hữu có tính

chất chiếm đoạt là tài sản. Theo đó, theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” [17]. Trong trường hợp
chiếm đoạt tài sản là vật có thực gồm các động sản, tiền, vàng... thì trong quá
trình điều tra, truy tố, xét xử đã rõ nhưng trong trong trường hợp như sử dụng
điện không qua công tơ, sử dụng điện thoại liên lạc trốn phí, chiếm đoạt đồ cổ
trong các đền chùa, chiếm đoạt sừng tê giác, ngà voi, cây cảnh... khi tính giá
trị tài sản trong các trường hợp này cần phải căn cứ vào kết quả định giá của
hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự để định tội và định khung hình
phạt cho phù hợp.
Trường hợp tài sản trong công ty bị chiếm đoạt, trong đó có phần thuộc
sở hữu nhà nước để định tội và áp dụng tình tiết tăng nặng cho đúng, nếu
phạm tội chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này thì cần phải áp dụng thêm
tình tiết tăng nặng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự là
“xâm phạm tài sản của Nhà nước”. Theo luật Doanh nghiệp thì “Doanh
nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn
điều lệ”. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao và thực tiễn
xét xử thì chỉ cần có tỷ lệ phần trăm tài sản của nhà nước trong đó, người
phạm tội đã bị coi là có hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, không cần
phải tỷ lệ trên 50% như quy định tại Luật doanh nghiệp.
Tài sản bị chiếm đoạt là giấy tờ có giá thường là Trái phiếu chính phủ,
trái phiếu Công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, các loại chứng khoán...
nhưng trên thực tế tại địa bàn tỉnh Thái Bình thường gặp các trường hợp can
phạm chiếm đoạt Sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền trên đất, Đăng ký xe ô tô, mô tô... Theo các quy định trên, thì các loại
giấy tờ này không phải là giấy tờ có giá. Do đó những hành vi chiếm đoạt
12


giấy tờ này không cấu thành tội phạm quy định trong chương các tội xâm
phạm quyền sở hữu nếu không có các yếu tố khác để định tội. Tuy nhiên nếu

sau khi chiếm đoạt được giấy tờ này, người chiếm đoạt tiếp tục có hành vi sử
dụng giấy tờ này bằng các thủ đoạn khác nhau để chiếm đoạt tài sản của
người khác thì hành vi của họ vẫn cấu thành một trong các tội quy định tại
chương này.
Về quyền tài sản gồm có các quyền như quyền chuyển nhượng, cho thuê,
tặng cho, quyền thừa kế, quyền tác giả, bản quyền, thương hiệu, nhãn hiệu
hàng hóa... không được coi là đối tượng tác động của tội phạm bởi đối tượng
tác động của các tội xâm phạm sở hữu phải là những vật cụ thể. Còn quyền tài
sản với tư cách là một khái niệm pháp lý thì không thể trở thành đối tượng bị
tác động bởi các hành vi khách quan của các tội phạm xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt. Nếu có hành vi xâm phạm các quyền này thì sẽ giải
quyết bởi những quy định pháp luật khác như tranh chấp về quyền tác giả, về
bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, về nhãn hiệu hàng hóa... hoặc nếu xử lý về
hình sự thì với các tội danh khác chứ không phải các tội Xâm phạm quyền sở
hữu có tính chất chiếm đoạt.
c. Về mặt khách quan của tội phạm
Những hành vi nguy hiểm của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt đều được thực hiện bằng hành động, có thể sử dụng công cụ hoặc
phương tiện khác nhau nhằm mục đích chiếm đoạt nhằm gây hậu quả nguy
hiểm cho xã hội mà ở đây là thiệt hại về tài sản của người khác.
Trong các tội xâm phạm sở hữu có 3 tội có cấu thành cơ bản là cấu thành
hình thức đó là tội Cướp tài sản, tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội
Cưỡng đoạt tài sản [8, tr.330]. Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội
phạm trong đó không có dấu hiệu mô tả hậu quả của hành vi phạm tội. Các tội
phạm được xây dựng Cấu thành tội phạm là cấu thành tội phạm hình thức là
những tội phạm mà riêng dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện
13


được đầy đủ tính chất nguy hiểm của tội phạm đó hoặc dấu hiệu nguy hiểm

của tội phạm đó khó xác định [32, tr.57]. Trên thực tế nhiều vụ án Cướp tài
sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, người phạm tội
không chiếm đoạt được tài sản bởi những lý do khách quan khác nhau, từ đó
có những ý kiến cho rằng bị cáo phạm tội chưa đạt, có ý kiến cho rằng bị cáo
phạm tội chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn dẫn đến áp dụng pháp
luật khác nhau, không nhất quán khi giải quyết từng vụ án cụ thể. Còn lại 5
tội trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt có cấu thành tội
phạm vật chất, tức là cấu thành tội phạm trong đó có dấu hiệu mô tả hậu quả
của hành vi phạm tội. Những tội phạm được xây dựng có cấu thành tội phạm
là cấu thành tội phạm vật chất là những tội phạm mà riêng dấu hiệu hành vi
chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội
phạm đó mà đòi hỏi phải có cả dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
d. Về mặt chủ quan của tội phạm
Các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đều được thực
hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Tức người phạm tội biết hành vi của mình nguy
hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện.
1.2. Khái niệm và các đặc điểm của các tình tiết tăng nặng định
khung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
1.2.1

Khái niệm các tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội

xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
Trong cùng một tội phạm có chia nhiều khung hình phạt khác nhau, sự
khác nhau giữa các khung hình phạt là do mỗi khung có những yếu tố khác
nhau chứng minh tính chất nghiêm trọng so với khung cơ bản; trong cùng một
khung hình phạt có một khoảng giới hạn để quyết định hình phạt cụ thể trong
khung đó. Chính vì vậy, có thể thấy, nếu có thêm yếu tố đặc biệt làm tăng tính
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm hoặc cần thiết phải áp dụng để tăng mức
độ giáo dục, cải tạo người phạm tội thì sẽ xảy ra một trong ba trường hợp:

14


Hoặc là chuyển sang tội danh mới cùng loại có mức hình phạt nặng hơn, hoặc
là ở khung hình phạt nặng hơn so với khung cơ bản, hoặc là ở trong khung
hình phạt đó nhưng mức hình phạt áp dụng sẽ nặng hơn mức trung bình của
khung hình phạt. Những tình tiết này bao gồm những tình tiết làm tăng tính
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm hoặc tình tiết làm tăng mức độ cần thiết
giáo dục, cải tạo người phạm tội. Do đó, người phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự ở mức cao hơn. Những tình tiết này được nhà làm luật nhận
thức và quy định trong pháp luật hình sự nhằm đảm bảo tính công bằng, tính
nghiêm minh của pháp luật. Trách nhiệm hình sự, hình phạt chỉ đạt được mục
đích trừng trị, giáo dục, cải tạo người phạm tội khi trách nhiệm hình sự, hình
phạt được tuyên tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết được luật quy định
với tính chất là yếu tố định khung hình phạt đối với một tội phạm tương ứng
cụ thể, có nghĩa tình tiết này làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi và là căn cứ cho phép Tòa án tăng mức hình phạt đối với người phạm
tội chuyển sang khung hình phạt khác nặng hơn, thì trong việc quyết định
hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án nhất thiết không thể xem xét nó với
tính chất là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung (quy định tại khoản
1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999).
Qua đó, tình tiết tăng nặng định khung là tình tiết làm tăng mức độ nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm một cách đáng kể nhưng vẫn trong cùng một tội
phạm. Trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp này cũng cao hơn thể
hiện ở chế tài được quy định ở khung cao hơn đối với chế tài của khung hình
phạt cơ bản.
Thực hiện nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, tránh quyết định
hình phạt một cách tùy tiện, hình phạt được chia thành từng khung nhất định
với độ biến thiên nhỏ hơn độ biến thiên của cả tội danh. Khoảng cách giữa

mức độ cao nhất và mức độ thấp nhất của hình phạt tội đó càng lớn thì các
15


nhà làm luật càng chia ra thành nhiều khung hình phạt. Tương ứng với đó,
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào biểu hiện cho tính nguy hiểm xã
hội lớn hơn, đáng kể hơn so với tình tiết khác thì tương ứng sẽ được sử dụng
làm căn cứ xác định khung hình phạt cao hơn. Trong pháp luật hình sự, có
những tình tiết tăng nặng trách nhiệm định khung được sử dụng phổ biến ở
nhiều nhóm tội, nhiều tội phạm khác nhau như: “phạm tội có tổ chức”, “phạm
tội có tính chất chuyên nghiệp”, “tái phạm nguy hiểm”, “phạm tội gây hậu
quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”… Các tội xâm
phạm sở hữu cũng sử dụng các tình tiết phổ biến này là tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự định khung như tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
định khung phạm tội có tổ chức được sử dụng ở tội cướp tài sản (Điều 133),
tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều
135), tội Cướp giật tài sản (Điều 136), tội trộm cắp tài sản (Điều 138), tội Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
(Điều 140); hay tình tiết “tái phạm nguy hiểm” được sử dụng ở tất cả các tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt… Tuy nhiên, có những tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung lại chỉ được áp dụng ở một nhóm
tội do tính đặc thù của tình tiết này chỉ có thể xuất hiện ở nhóm tội đó như
tình tiết “hành hung để tẩu thoát” ở tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều
137), tội trộm cắp tài sản (Điều 138); tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn
hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” chỉ xuất hiện ở hai tội Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (Điều 139) và tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
(Điều 140) trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
1.2.2. Các đặc điểm của các tình tiết tăng nặng định khung đối với
các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Xuất phát từ khái niệm đã nêu trên và phân tích các quy định của Bộ luật

hình sự năm 1999 có liên quan đến các tình tiết tăng nặng định khung đối với

16


các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và thực tiễn áp dụng, tác giả
có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản:
- Tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt nhất thiết phải được nhà làm luật ghi nhận chỉ trong pháp luật
hình sự thực định (Bộ luật hình sự) mà ở đây là trong phần XIV Bộ luật hình
sự 1999, chứ không thể trong các văn bản pháp lý nào khác hoặc không thể do
Tòa án tự xem xét để cân nhắc.
- Tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt xuất hiện trong một vụ án cụ thể, đối với người phạm tội cụ
thể và chỉ làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
trong vụ án đó theo hướng nghiêm khắc hơn và chỉ trong phạm vi một cấu
thành tội phạm cụ thể tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự,
chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm ấy.
- Trường hợp tình tiết tăng định khung được luật quy định với tính chất
là yếu tố định tội đối với một tội phạm tương ứng cụ thể, có nghĩa tình tiết
này làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thì trong việc
quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án nhất thiết không thể xem
xét nó với tính chất là tình tiết tăng nặng chung được quy định tại khoản 1
Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999.
- Trường hợp tình tiết tăng nặng định khung là tình tiết được luật quy
định với tính chất là yếu tố định khung hình phạt đối với một tội phạm tương
ứng cụ thể, có nghĩa tình tiết này làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi và là căn cứ cho phép Tòa án tăng mức hình phạt đối với người
phạm tội chuyển sang khung hình phạt khác nặng hơn, thì trong việc quyết
định hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án nhất thiết không thể xem xét

nó với tính chất là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung (quy định tại
khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999).

17


Ví dụ: Các tình tiết tăng nặng định khung: “phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp”, “tái phạm nguy hiểm” trong tội cướp tài sản (quy định tại các điểm
b, c khoản 2 Điều 133) hoặc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh
nghĩa của cơ quan, tổ chức” trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (quy định tại
điểm d khoản 2 Điều 139)… Tương tự, khi quyết định hình phạt, Tòa án cũng
không được xem xét các tình tiết này là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự chung quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 nữa.
- Tình tiết tăng nặng định khung mang tính chất ổn định về số lượng và
nội dung. Mặc dù vậy, nếu trong thực tiễn đời sống xuất hiện những tình tiết
làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm theo hướng nghiêm
khắc hơn thì nó sẽ được nhà làm luật bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh
tế, chính trị-xã hội và ngược lại loại bỏ khỏi Bộ luật hình sự những tình tiết
nào mà việc áp dụng chúng không còn phù hợp với giai đoạn tương ứng đó.
- Trong một số trường hợp khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội, Tòa án “phải làm sáng tỏ ý thức chủ
quan của người phạm tội để xét trường hợp này họ có phải thấy trước hoặc có
thể thấy trước được tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay không, thì mới
được áp dụng tình tiết tăng nặng đó đối với họ” [25, tr.13]. Trường hợp có
căn cứ chứng minh rằng họ không thấy được trước hoặc không thể thấy được
trước thì dù tình tiết đó có xảy ra người phạm tội cũng không phải chịu trách
nhiệm đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đó.
1.3. Phân loại các tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
1.3.1. Phân loại theo cấu thành của tội phạm

1.3.1.1. Các tình tiết tăng nặng định khung theo mặt khách quan của tội
phạm
Các tình tiết tăng nặng định khung theo mặt khách quan của tội phạm là
những tình tiết thuộc về các dấu hiệu bên ngoài của tội phạm (mặt khách quan
18


của tội phạm), mà trong vụ án nếu có các tình tiết này, thì hành vi nguy hiểm
cho xã hội trong mặt khách quan của tội phạm trở lên nguy hiểm hơn so với
các trường hợp thông thường khác mà không có những tình tiết này.
Ví dụ: trong vụ án có tình tiết “phạm tội có tổ chức”; “phạm tội gây hậu
quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”, “hành hung
để tẩu thoát”…
1.3.1.2. Các tình tiết tăng nặng định khung theo chủ thể của tội phạm
Các tình tiết tăng nặng định khung theo chủ thể hay còn gọi là các tình
tiết thuộc về nhân thân người phạm tội: là những tình tiết phản ánh những đặc
điểm, đặc tính xã hội khác nhau của một con người cụ thể với tư cách là chủ
thể của tội phạm mà những đặc điểm, đặc tính này có ảnh hưởng nhất định
đến hành vi phạm tội và khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội. Điều này
hoàn toàn đúng với quan điểm của Mác trong tác phẩm “Luận cương về Phơ –
bách” (1845), khi nói về bản chất của con người: “Bản chất con người không
phải là cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Vì thế, những
đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng quan trọng đối với
việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt đối với người
phạm tội. Đối với các tình tiết tăng nặng định khung thuộc về nhân thân người
phạm tội không những làm cho hành vi phạm tội cũng trở nên nguy hiểm hơn
mà cả nhân thân người phạm tội đó cũng nguy hiểm hơn so với các trường
hợp thông thường khác mà không có những tình tiết này.
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể được thực hiện hành vi nguy

hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự do pháp luật hình sự quy định. Một số cấu thành
tội phạm cụ thể quy định rõ về chủ thể của tội phạm ngoài hai điều kiện về
tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự còn phải thoả mãn thêm các dấu hiệu
như: có chức vụ, giới tính, nghề nghiệp, quan hệ gia đình... Những chủ thể
19


này gọi là chủ thể đặc biệt của tội phạm. Dấu hiệu của chủ thể đặc biệt có thể
quy định là dấu hiệu định tội, tình tiết tăng nặng định khung hoặc tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự chung.
Nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ để xem xét khi
quyết định hình phạt. Một số đặc điểm nhân thân người phạm tội còn được xác
định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, chủ yếu là tăng nặng trách
nhiệm hình sự định khung và tăng nặng trách nhiệm hình sự chung. Các tình
tiết về nhân thân này ý nghĩa phản ánh mức độ gia tăng biện pháp cải tạo, giáo
dục, cảm hóa người phạm tội, để có thể áp dụng một mức hình phạt tương
xứng với tội phạm mà họ thực hiện và đạt được các mục đích của hình phạt.
Ví dụ: tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”; “lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để phạm tội”; “phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy
hiểm” ...
1.3.1.3. Các tình tiết tăng nặng định khung theo mặt chủ quan của tội
phạm
Các tình tiết tăng nặng định khung theo mặt chủ quan của tội phạm là
những tình tiết phản ánh quá trình hoạt động, diễn biến tâm lý bên trong của
chủ thể thực hiện hành vi phạm tội (mặt chủ quan của tội phạm), đồng thời
làm cho hành vi phạm tội cũng trở lên nguy hiểm hơn so với các trường hợp
thông thường khác mà không có những tình tiết này.
Ví dụ: tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn; “cố tình thực hiện tội phạm
đến cùng”, dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm.

1.3.1.4. Các tình tiết tăng nặng định khung theo khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo
vệ nhưng bị hành vi phạm tội xâm hại. Căn cứ khách thể của tội phạm có thể
xác định được hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể tội phạm thực hiện và
là cơ sở chung nhất để xác định tính nguy hiểm của tội phạm đó. Tuy nhiên,
không thể chỉ căn cứ vào khách thể của tội phạm để xác định mức độ trách
20


×