Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thảo rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn kiến giang huyện lệ thuỷ tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC - MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN KIẾN GIANG –
HUYỆN LỆ THỦY -TỈNH QUẢNG BÌNH.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC - MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN KIẾN GIANG - HUYỆN LỆ THỦY –
TỈNH QUẢNG BÌNH.

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Hường
Mã số sinh viên: DQB05140069
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Giảng viên hướng dẫn: TS.Trần Lý Tưởng

Quảng Bình, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong khóa văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả
này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Sinh viên

Nguyễn Thị Hường

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1: Lý do chọn đề tài. .................................................................................................1
1.2: Mục tiêu nghiên cứu. ...........................................................................................1
1.3: Nội dung nghiên cứu. ...........................................................................................1
1.4: Đối tượng nghiên cứu. .........................................................................................2
1.5:Thời gian và phạm vi nghiên cứu. ........................................................................2
1.6. Phương pháp nghiên cứu. .....................................................................................2
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. ..................................................................2
1.6.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa. ......................................................2
1.6.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu. ..............................................................2
1.6.4: Phương pháp đánh giá, phân tích và dự báo. ....................................................2
1.6.5: Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu. ...........................................................2

Phần II: NỘI DUNG ...................................................................................................3
Chương I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................3
2.1: Tổng quan về chất CTR. ......................................................................................3
2.1.1: Khái quát về CTR. ............................................................................................3
2.1.3: Phân loại CTR. ..................................................................................................4
2.1.4: Thành phần CTR. ..............................................................................................5
2.1.5: Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường. ..................................................5
2.2: Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt. .................................................................7
2.2.1: Định nghĩa về chất thải rắn sinh hoạt................................................................7
2.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. ...................................................7
2.2.3: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt. .................................................................8
2.2.4: Tính chất của CTRSH. ......................................................................................8
2.2.5. Các phương pháp xử lý CTRSH. ....................................................................11
2.3: Đặc điểm về khu vực nghiên cứu. ......................................................................15
2.3.1: Điều kiện tự nhiên. ..........................................................................................15
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................16
Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................19
2.1: Hiện trạng CTRSH trên địa bàn thị trấn Kiến Giang - Lệ Thủy Quảng Bình. .19
2.1.1: Nguồn gốc phát sinh CTR sinh hoạt trên địa bàn TT Kiến Giang..................19
2.1.2: Hiện trạng phân loại CTRSH qua điều tra. .....................................................20
2.1.3: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TT Kiến Giang. ...................21
2.1.3: Lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn TT Kiến Giang. .................................23
2.1.4: Khối lượng CTRSH trên địa bàn TT Kiến Giang được thu gom....................25
2.1.5. Dự báo dân số và lượng CTRSH tại TT Kiến Giang đến năm 2030. .............25
2.2: Tình trạng quản lý CTRSH trên địa bàn TT Kiến Giang ...................................27


2.2.1: Nguồn nhân lực của đội vệ sinh môi trường của BQL các Công trình công
cộng huyện Lệ Thủy. .................................................................................................27
2.2.2: Hiện trạng thu gom CTRSH của TT Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng

Bình. ..........................................................................................................................28
2.2.3: Bãi chôn lấp CTRSH của TT Kiến Giang ở xã Trường Thủy. .......................31
2.2.4: Đối chiếu với bãi chôn lấp hợp vệ sinh theo TCXDVN 261 : 2001. ..............33
2.2.5: Những điều còn tồn tại của cơ quan quản lý CTRSH của TT Kiến Giang. ....34
2.3: Một số công cụ quản lý CTRSH tại Việt Nam cũng như trên địa bàn thị trấn Kiến
Giang huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. ...................................................................35
2.3.1: Công cụ pháp luật, chính sách. .......................................................................35
2.3.2.Công cụ kinh tế. ...............................................................................................36
2.4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thị trấn Kiến Giang. ......................................................................................36
2.4.1: Biện pháp chế độ chính sách. ..........................................................................36
2.4.2: Nâng cao nhận thức của cộng đồng. ...............................................................37
2.4.3: Nâng cao tỷ lệ phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn. ........................................38
2.4.4: Tổ chức nâng cao hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. ...............38
2.4.5: Giải pháp về tài chính. ....................................................................................39
2.4.6: Giải pháp về công nghệ. ..................................................................................39
2.4.7: Tăng cường công tác quản lý CTRSH.. ..........................................................39
PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .....................................................................40
3.1: Kết luận. .............................................................................................................40
3.2: Kiến nghị. ...........................................................................................................40
3.2.1: Đối với huyện Lệ Thủy. ..................................................................................40
3.2.2: Đối với TT Kiến Giang. ..................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................42


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
CTR
CTRSH
TT


Ý nghĩa
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Thị trấn

4.

BCL

Bãi chôn lấp

5.

UBND

Ủy ban nhân dân huyện

STT
1.
2.
3.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT
1

2
3

4
5
6
7
8
9
10
11

Tên bảng
Bảng 1.1: Thành phần CTR phân theo tính chất vật lý.
Bảng 1.2: Thành phần các nguyên tố của các chất cháy được có trong
CTRSH từ khu dân cư.
Bảng 1.3: Kết quả phát triển kinh tế các ngành của TT Kiến Giang.
Bảng 1.4: Nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn TT Kiến Giang.
Bảng 1.5: Thành phần CTRSH theontyr lệ % trên địa bàn TT Kiến
Giang.
Bảng 1.6: Đối chiếu tỷ lệ % CTRSH của tt Kiến Giang và TT Quán Hàu.
Bảng 1.7: Lượng CTRSH của TT Kiến Giang giai đoạn 2014-2016.
Bảng 1.8: Ước tính dân số TT Kiến Giang đến năm 2030.
Bảng 1.9: Ước tính lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình của TT
Kiến giang đến năm 2030.
Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của Ban quản lý các công trình công cộng
huyện Lệ Thủy.
Bảng 2.2: Đối chiếu với BCL hợp vệ sinh theo TCXDVN 261:2001


DANH MỤC HÌNH
TT
1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tên hình
Hình 1.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn.

Hình 1.2: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
Hình 1.3: Mô hình công nghệ ủ phân compost.
Hình 1.4: Nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn TT Kiến
Giang.
Hình 1.5: Cách xác định thành phần CTRSH theo phương
pháp ¼ của WHO
Hình 1.6: CTRSH chưa được thu gom ở chợ Tréo – TT Kiến
Giang


Hình 1.7: Xe đẩy tay dùng để thu gom CTRSH ở TT Kiến
Giang
Hình 1.8: Xe nén ép CTR được dùng ở TT Kiến Giang
Hình 1.9: Quy trình thu gom CTRSH trên địa bàn thị trấn Kiến
Giang
Hình 2.1: Bốc dỡ CTRSH lên xe nén ép chuyên dụng

11

Hình 2.2: Bãi chôn lấp CTRSH của huyện Lệ Thủy ở xã
Trường Thủy

12

Hình 2.3: Quy trình xử lý CTR tại bãi xử lý CTRSH của huyện
Lệ Thủy ở xã Trường Thủy.


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trên cơ sở xem sét thực tế, đánh giá một cách toàn diện về hiện trạng công tác
quản lý CTRSH trên địa bàn TT Kiến Giang và đề suất một số giải pháp trong công
tác quản lý trên địa bàn thị trấn có thể rút ra một số kết luận như sau: TT Kiến Giang
là một thị trấn có nền kinh tế đang trên đà phát triển, cơ sở hạ tầng đầy đủ, đời sống
của nhân dân đang dần được cải thiện. Chất lượng các dịch vụ phục vụ đời sống nhân
dân trên địa bàn thị trấn ngày càng được nâng cao. Hiện trạng môi trường còn khá tốt
chưa có vấn đề ô nhiễm nặng. Vấn đề cần được quan tâm và giải quyết ở đây là chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn của thị trấn.
Huyện Lệ Thủy chưa xây dựng được các quy định, quy chế cụ thể hóa pháp luật
về CTRSH trên địa bàn TT Kiến Giang để áp dụng cụ thể tới từng đối tượng tham

gia, mặt khác cũng chưa có cơ chế xã hội hóa công tác quản lý CTRSH. Công tác
phân loại CTRSH bao gồm tại nguồn và tại điểm tập kết đều chưa được áp dụng, phần
lớn CTRSH đều được tập trung hỗn hợp vận chuyển đến bãi chôn lấp, đây là nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong tương lai và khó khăn cho công tác
xử lý.
Lượng CTRSH phát sinh ước tính trong toàn TT Kiến Giang (2017) là 4,7
tấn/ngày đêm. Tình hình quản lý CTRSH còn nhiều bất cập, tỷ lệ thu gom trên địa bàn
thị trấn đạt gần 90%, tỷ lệ này tương đối cao. Công tác quản lý chưa được thống nhất
từ cấp chính quyền đến nhân dân. Người dân dần có ý thức tốt về vệ sinh môi trường
và thu gom CTRSH.
Phương pháp thu gom, chôn lấp và cách xử lý vẫn còn thô sơ, chưa được quan
tâm đầu tư một cách thích đáng. Bãi chôn lấp CTRSH của toàn huyện Lệ Thủy nói
chung cũng như TT Kiến Giang nói riêng còn rất nhiều hạn chế và chưa đáp ứng tiêu
chuẩn của một bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1: Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta đã và đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước. Kinh tế xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người
song cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
cao. Lượng CTR từ sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của con người ngày
càng nhiều, mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở nhiều vùng
khác nhau. Một trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường
sống hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt.
Thị trấn Kiến Giang là một trong những thị trấn của tỉnh Quảng Bình có điều
kiện phát triển kinh tế thuận lợi và đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế xã hội. Đi
đôi với sự phát triển đó là nhu cầu cuộc sống của người dân cũng ngày một tăng cao
đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức
khỏe của cộng đồng dân cư. Lượng CTR phát sinh từ các hoạt động của con người

ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Tuy
nhiên, việc xử lý CTRSH trên địa bàn thị trấn chưa có quy hoạch tổng thể và hợp vệ
sinh, công tác thu gom, vận chuyển còn mang tính tự phát, chưa triệt để, chưa đúng
quy trình và kỹ thuật.
Do đó, môi trường trên địa bàn TT Kiến Giang ngày một bị ô nhiễm và có thể
lan rộng. Vì vậy, bài toán đặt ra cho thị trấn Kiến Giang hiện nay là tìm ra các biện
pháp công nghệ để xử lý CTRSH một cách phù hợp.
Từ thực tế trên em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kiến
Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”. Với mong muốn sẽ góp phần tìm ra được
giải pháp quản lý CTRSH phù hợp cho thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình.
1.2: Mục tiêu nghiên cứu.
Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn
Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý và xử lý CTRSH
trên địa bàn thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
1.3: Nội dung nghiên cứu.
Xác định thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt.
Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn TT Kiến Giang, huyện Lệ
Thủy.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn TT Kiến
Giang.

1


1.4: Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: CTRSH phát sinh trên địa bàn TT Kiến Giang, huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Quy trình quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn TT Kiến
Giang.
1.5:Thời gian và phạm vi nghiên cứu.
Thời gian: từ 1/1/2014 - 30/12/2017
Không gian: Thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
1.6. Phương pháp nghiên cứu.
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các phương pháp khối lượng và
thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
1.6.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa.
Bằng trực quan tiến hành khảo sát tại một số địa điểm thu gom, vận chuyển
CTRSH của thị trấn Kiến Giang để nắm bắt các thông tin về:
- Phương pháp thu gom, hình thức vận chuyển CTRSH.
- Các tuyến thu gom và điểm chứa CTRSH (bãi rác).
- Khảo sát thực địa tại bãi chôn lấp chất thải rắn của thị trấn.
1.6.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.
Thu thập, tổng hợp tài liệu về: Hiện trạng CTR sinh hoạt, công tác thu
gom,vận chuyển, nhân lực và trang thiết bị của thị trấn thông qua các cơ quan chức
năng của thị trấn như: Phòng tài nguvên môi trường huyện Lệ Thủy và ban quản lý
các công trình công cộng huyện Lệ Thủy…
Sử dụng phương pháp ¼ của WHO để xác định thành phần của CTRSH.
Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet...
1.6.4: Phương pháp đánh giá, phân tích và dự báo.
Từ kết quả tính toán, tiến hành việc đánh giá, phân tích, dự báo dân số và
lượng CTRSH phát sinh trong tương lai từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng
cao hiệu quả trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Kiến Giang.
1.6.5: Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.
Từ các số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, xử lý bằng Word, Excel. Từ
đó thống kê lại toàn bộ các số liệu phục vụ cho công việc đánh giá công tác thu
gom, xử lý CTRSH. Từ đó đề xuất một số phương hướng xử lý phù hợp với thực tế

địa phương.

2


Phần II: NỘI DUNG
Chương I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1: Tổng quan về chất CTR.
2.1.1: Khái quát về CTR.
2.1.1.1: Khái niệm về CTR.
Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý CTR: Chất thải rắn là chất thải ở thể
rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt
động khác.
2.1.1.2: Nguồn gốc phát sinh CTR.
CTRSH được phát sinh từ các nguồn khác nhau, tùy thuộc vào các hoạt động
mà nguồn gốc của CTR được phân chia thành các loại như sơ đồ 1.1.

Từ
khu
dân


Từ các
hoạt
động
thương
mại

Các


quan
công
sở

Từ
xây
dựng

Dịch
vụ
công
cộng
của
các
đô thị

Các
quá
trình
xử

nước
thải

Từ các
hoạt
động
sản
xuất
công

nghiệp

Từ các
hoạt
động
sản
xuất
nông
nghiệp

\

CHẤT THẢI RẮN
Hình 1.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn.
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
- Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời.
Nguồn CTR chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,... còn có một
số chất thải nguy hại.
- Từ các hoạt động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan,
khách sạn,...Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực
phẩm, giấy, catton,..)
- Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính, thành
phần CTR tương tự như đối với CTR của dân cư và các hoạt động thương mại nhưng
khối lượng ít hơn.

3


- Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các
công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ,

cát sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa.
- Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu các
công viên, bãi biển và các hoạt động khác,... Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ việc
trang trí đường phố.
- Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá
trình xử lý trong công nghiệp, nguồn thải của hoạt động này chủ yếu là bùn.
- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các
hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng
gói sản phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm
việc.
- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh
đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,... CTR chủ yếu là thực phẩm dư thừa,
phân gia súc, CTR nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch
sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp. [6]
2.1.2: Phân loại CTR.
Theo vị trí hình thành: CTR gồm chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường
phố, chợ.
Theo thành phần hóa học, vật lý: Phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ,
kim loại, phi kim, cháy được và không cháy được.
Theo bản chất nguồn tạo thành:
- Chất thải rắn sinh hoạt: Là những CTR phát sinh trong sinh hoạt các cá nhân,
hộ gia đình, nơi công cộng. Chất chải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại,
sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đá, cao su, chất dẽo, thực phẩm dư thừa hoặc quá
hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ
rau quả v.v..
- Chất thải rắn công nghiệp: Là các CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất công
nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ. Thành phần chất thải của nguồn gốc này phụ
thuộc vào tính chất ngành nghề của các cơ sở.
- Chất thải rắn y tế: Chất thải được thải ra từ các bệnh viện, các trung tâm y tế,
các trạm y tế bao gồm: Kim tiêm, băng gạc, gạc…Đây là chất thải có tính độc hại

cao, cần được xử lý đúng quy định.
- Chất thải xây dựng: Là các chất thải phát sinh từ hoạt động xây dựng như đất
cát, gạch nói, bê tông vỡ do các hoạt động phá vỡ, xấy dựng công trình v.v..phần chất
thải này được thu gom và tận dụng vào việc san lấp mặt bằng.
- Chất thải nông nghiệp: CTR nông nghiệp là CTR phát sinh từ hoạt động sản
xuất nông nghiệp như: Trồng trọt (thực vật chết, tủa cành, làm cỏ..), thu gom nông
sản (rơm, rạ, trấu, thân gỗ,..), bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các thất
4


thải từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thủy sản…
Theo mức độ nguy hại:
- Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hay các chất phóng xạ, các chất thải
nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động vật và cây cỏ.
- Chất thải không nguy hại: Là chất thải không chứa các chất và các hợp chất có
một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.[9]
2.1.3: Thành phần CTR.
Thành phần CTR được xác định ở bảng 1.1. Giá trị của các thành phần trong
chất thải rắn thay đổi theo vị trí, theo mùa, theo điều kiện kinh tế và nhiều yếu tổ
khác. Thành phần CTR giữ vai trò quan trọng nhất trong quản lý CTR. [6]
Bảng 1.1. Thành phần CTR phân theo tính chất vật lý.
% Trọng lượng
Thành phần
Khoảng giá trị
Trung bình
Chất thải thực phẩm
6 – 25
15
Giấy

25 – 45
40
Bìa cứng
3 – 15
4
Chất dẻo
2–8
3
Vải vụn
0–4
2
Cao su
0–2
0,5
Da vụn
0–2
0,5
Rác làm vườn
0 – 20
12
Gỗ
1–4
2
Thủy tinh
4 – 16
8
Can hộp
2–8
6
Kim loại không thép

0–1
1
Kim loại thép
1–4
2
Bụi, tro, gạch
0 – 10
4
Tổng cộng
100
2.1.4: Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường.
2.1.4.1: Ảnh hưởng đến môi trường nước.
Nước rác rò rỉ từ trạm trung chuyển và bãi chôn lấp có nồng độ các chất ô nhiễm
rất cao, gấp nhiều lần nước thải sinh hoạt thông thường. Nếu không được quản lý chặt
chẽ sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.
Ngoài ra, CTR còn xâm nhập vào các hệ thống cống dẫn nước, sông ngòi... gây
cản trở cho sự lưu thông nước.
Ô nhiễm chất thải rắn còn làm tăng độ đục làm giảm độ thấu quang trong nước,
ảnh hưởng tới sinh vật thủy sinh, tạo mùi khó chịu, tăng BOD, COD, TDS, TSS, tăng
5


coliform, giảm DO ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm vực lân cận.
2.1.4.2: Ảnh hưởng đến môi trường không khí.
Các chất thải rắn thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô
nhiễm không khí. Cũng có những CTR có khả năng thăng hoa phát tán trong không
khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có những loại CTR dễ phân hủy (thực phẩm, trái cây
bị hôi thối...), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ được các vi sinh vật
phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí gây ô nhiễm như khí SO2, CO, CO2, H2S,
CH4... có tác động xấu đến môi trường, sức khỏe và khả năng hoạt động của con

người.
2.1.4.3: Ảnh hưởng đến môi trường đất.
Chất thải rắn từ các hộ dân cư, trường học hay khu thương mại khi đổ vào môi
trường đất đã làm thay đổi thành phần cấu trúc và tính chất của đất. Các chất độc hại
tích lũy trong đất làm thay đổi thành phần của đất như pH, hàm lượng kim loại nặng,
độ tơi xốp, quá trình nitrat hóa ảnh hưởng tới hệ sinh thái đất.
Đối với CTR không phân hủy (nhựa, cao su) nếu không có giải pháp xử lý thích
hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và làm giảm độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát
triển của thực vật và các động vật sống trong đất.
2.1.4.4: Ảnh huởng sức khỏe con người.
Ô nhiễm chất thải rắn là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật
lý, hóa học, sinh học với sự xuất hiện các chất lạ ở thể rắn, lỏng, khí mà chủ yếu là
các chất độc hại gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Yếu tố liên quan đến
sức khỏe cộng đồng đầu tiên là sự sinh sôi nảy nở các loại côn trùng sâu hại mang
mầm bệnh tại khu vực chứa chất thải. Đặc biệt, các chất hữu cơ, các kim loại nặng
thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi đi vào cơ thể con người qua thức
ăn, thức uống, có thể gây các bệnh hiểm nghèo.
Ngoài ra, sự rò rỉ nước rác vào nước ngầm, nước mặt gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước và sức khỏe người dân.
Một số vi khuân, siêu vi trùng, ký sinh trùng...tồn tại trong CTR có thể gây bệnh
cho con người như sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, giun sán...
2.1.4.5: Ảnh hưởng đến cảnh quan.
Chất thải rắn hiện nay được tập trung tại các trạm trung chuyển trên các phố.
Việc thu gom không triệt để đã dẫn tới tình trạng tắc cống rãnh, rác thải bừa bãi ra
đường gây ra các mùi hôi khó chịu, ẩm thấp.
Bên cạnh đó, việc thu gom vận chuyển trong từng khu vực chưa chuẩn xác về
thời gian, nhiều khi diễn ra vào lúc mật độ giao thông cao dẫn tới tình trạng tắc nghẽn
giao thông, ô nhiễm và mất mĩ quan đô thị. [6]

6



2.2: Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt.
2.2.1: Định nghĩa về chất thải rắn sinh hoạt.
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt các cá nhân,
hộ gia đình, nơi công cộng. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm thực phẩm
dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, vỏ, rau quả, kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói
vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, xương động vật, lông gà,... [8].
2.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
CTRSH được phát sinh từ các nguồn khác nhau, tùy thuộc vào các hoạt động mà
CTRSH được phân chia thành các loại như hình 1.2:
Khu
dân cư

Khu
thương
mại, khách
sạn...

Cơ quan
công sở

Khu xây dựng
và phá hủy
công trình xây
dựng

Khu công
cộng (nhà


Hoạt động
công nghiệp,
nông nghiệp

ga,...)

CTRSH

Hình 1.2: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
- CTRSH từ các hoạt động sinh hoạt gia đình, khu dân cư: Thành phần CTR này
bao gồm: Thực phẩm dư thừa, giấy, gỗ, thủy tinh, nhôm, đồ điện tử gia dụng, vỏ xe…
- CTRSH phát sinh từ các khu thương mại, khách sạn bao gồm: rau, củ, quả hư
hỏng, giấy báo, bao nilon, carton, đồ gia dụng…
- CTRSH phát sinh ở các khu văn phòng, cơ quan, công sở, trường học: Bao
gồm các loại CTR thực phẩm, giấy báo, bao nilon, bìa cartong…
- CTRSH từ khu xây dựng và phá hủy công trình xây dựng: Phát sinh từ các
công trình xây dựng, đường giao thông. Các loại chất thải bao gồm: gỗ, thép, bêtông,
gạch, thạch cao, bụi…
- CTRSH ở các khu công cộng (như các khu vui chơi giải trí, công viên, bến xe,
trạm xe, ga tàu) bao gồm: Các sản phẩm từ nhựa, giấy, thực phẩm, bao nilon…
- CTRSH phát sinh từ hoạt động công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp
bao gồm: rác thực phẩm, rơm rạ, gỗ, lá, thân, cành cây...
- Ngoài ra còn có một lượng CTRSH được thải ra trong hoạt động giao thông
đường thủy, đó là các loại bao túi nilon, CTR thực phẩm, các loại hộp… được thải bỏ
trên sông, kênh rạch của một số người dân [8].

7


2.2.3: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt.

Thành phần lý, hóa học của CTRSH rất khác nhau, tùy thuộc vào từng vùng,
địa phương, vào các mùa khí hậu trong năm, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác.
Thành phần CTRSH ở mỗi khu vực khác nhau đều có tỉ lệ khác nhau. Nhưng
nhìn chung thành phần CTRSH chủ yếu ở nước ta là CTR thực phẩm chiếm tỉ lệ
khoảng 61 – 86 %, còn hầu hết các thành phần còn lại chiếm một tỉ lệ không cao lắm
và một phần được thu gom, phân loại để tái sinh, tái chế [6].
Thông thường thành phần của CTRSH bao gồm các hợp phần sau:
- Các chất dễ bị phân hủy sinh học: các thực phẩm thừa, lá rau, lá cây, xác động
vật chết, vỏ hoa quả...
- Các chất khó bị phân hủy sinh học: gỗ, cành cây, cao su, túi nilon…
- Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: kim loại, thủy tinh, mảnh sành
sứ, gạch ngói, vôi vữa khô, sỏi cát, vỏ ốc hến…
2.2.4: Tính chất của CTRSH.
2.2.4.1: Tính chất lý học.
Những tính chất lý học quan trọng của CTRSH bao gồm khối lượng riêng, độ
ẩm, kích thước và sự phân bố kích thước, khả năng giữ nước và độ xốp (độ rỗng) của
CTR đã bị nén.
- Khối lượng riêng: Khối lượng riêng là khối lượng vật chất trên một đơn vị thể
tích, tính bằng kg/m3. Khối lượng riêng của CTRSH sẽ rất khác nhau tùy từng trường
hợp: CTRSH để tự nhiên không chứa trong thùng, CTRSH chứa trong các thùng và
không nén, CTRSH chứa trong thùng và nén. Do đó, số liệu khối lượng riêng của
CTRSH chỉ có ý nghĩa khi được ghi chú kèm theo phương pháp xác định khối lượng
riêng. Khối lượng riêng của các CTRSH ở các khu vực đô thị từ các xe ép CTRSH
có giá trị đặc trưng thường vào khoảng 297kg/m3.
- Độ ẩm: Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn theo một trong hai cách tính:
tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng
khô. Độ ẩm của CTRSH có thể biểu diễn dưới dạng sau:

𝑀=


𝑤−𝑑
× 100
𝑤

Trong đó:
M: Độ ẩm
w : Khối lượng ban đầu của mẫu (kg)
d : Khối lượng của mẫu sau khi đã sấy khô đến khối lượng không đổi 1500C(kg)
- Khả năng giữ nước của CTRSH: Là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại
trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của chất thải rắn
8


là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác.
Nước đi vào mẫu chất thải rắn vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước
rò rỉ. Khả năng giữ nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân
huỷ của chất thải. Khả năng giữ nước của hỗn hợp chất thải rắn (không nén) từ các
khu dân cư và thương mại dao động trong khoảng 50-60%.
- Độ thấm (tính thấm) của chất thải đã được nén: Tính dẫn nước của chất thải
đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng, nó sẽ chi phối và điều khiển sự di
chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm, nước thấm) và các khí bên trong
bãi rác. Hệ số thấm được tính như sau:
K = Cd2

𝜇
𝛾

=k


𝜇
𝛾

Trong đó:
K: hệ số thấm, m2 /s
C: hằng số không thứ nguyên
d: kích thước trung bình của các lỗ rỗng trong rác, m
γ : trọng lượng riêng của nước, kg.m2 /s
μ : độ nhớt vận động của nước, Pa
k : độ thấm riêng, m2
Số hạng Cd2 được biết như độ thấm riêng. Độ thấm riêng k = Cd2 phụ thuộc
chủ yếu vào tính chất của chất thải rắn bao gồm: sự phân bố kích thước các lỗ rỗng,
bề mặt riêng, tính góc cạnh, độ rỗng. Giá trị điển hình cho độ thấm riêng đối với chất
thải rắn được nén trong bãi rác nằm trong khoảng 10-11 ÷ 10-12 m2/s theo phương
đứng và khoảng 10-10 theo phương ngang.
2.2.4.2: Tính chất hóa học.
Tính chất hóa học của CTRSH đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn
phương pháp xử lý và thu hồi nguyên vật liệu.
Đối với CTR hữu cơ dùng làm phân compost hoặc thức ăn gia súc, ngoài thành
phần những nguyên tố chính cần phải xác định thành phần của các nguyên tố vi lượng.
Những tính chất cơ bản cần phải được xác định đối với các thành phần cháy
được và không cháy được trong CTR bao gồm:
- Độ ẩm : phần ẩm mất đi khi sấy ở nhiệt độ 1050C trong thời gian 1 giờ.
- Thành phần các chất cháy bay hơi : phần khối lượng mất đi khi nung nấu ở
0
950 C:
- Thành phần carbon cố định : thành phần có thể cháy được còn lại sau khi thải
các chất có thể bay hơi.
- Tro: Phần khối lượng còn lại sau khi đốt trong lò hơi.
- Điểm nóng chảy của tro: Là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành từ quá trình đốt

cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ). Nhiệt độ nóng chảy
9


đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt CTRSH thường dao động trong khoảng 20000F
- 22000F (11000C-12000C)
- Các nguyên tố cơ bản trong chất thải rắn sinh hoạt cần phân tích bao gồm: C
(Cacbon), H (Hydro), O (Oxy), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh) và tro. Thông thường các
nguyên tố thuộc nhóm Halogen cũng thường được xác định do các dẫn xuất của Clo
thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đổ rác. Kết quả xác định các nguyên tố
cơ bản này được sử dụng để xác định công thức hoá học của thành phần chất hữu cơ
có trong CTRSH cũng như xác định tỉ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân
compost.
Bảng 1.2: Thành phần các nguyên tố của các chất cháy được có trong CTRSH
từ khu dân cư.
Phần trăm khối lượng khô (%)
Thành phần
Lưu
acbon
Hydro Oxy
Nitơ
Tro
huỳnh
a. Chất hữu cơ
Chất thải thực phẩm
48,0
6,4
37,6
2,6
0,4

5,0
Giấy
43,5
6,0
44,0
0,3
0,2
6,0
Carton
44,0
5,9
44,6
0,3
0,2
6,0
Nhựa
60,0
7,2
22,8
10,0
Vải
55,0
6,6
31,2
4,6
0,15
2,5
Cao su
78,0
10,0

2,0
10,0
Da
60,0
8,0
11,6
10,0
0,4
10,0
Rác vườn
47,8
6,0
38,0
3,4
0,3
4,5
Gỗ
49,5
6,0
42,7
0,2
0,1
1,5
b. Chất vô cơ
Thuỷ tinh
0,5
0,1
0,4
<0,1
98,9

Kim loại
4,5
0,6
4,3
<0,1
90,5
Bụi, tro,…
26,3
0,3
2,0
0,5
0,2
68,0
- Năng lượng chứa trong các thành phần của CTRSH:
+ Năng lượng của từng thành phần chất thải cũng có thể được tính toán một
cách gần đúng theo phương trình sau:
Btu/lb = 145C + 610 x (H2 – 1/8 O2) + 40S + 10N
Trong đó:
C: % trọng lượng của Cacbon
H: % trọng lượng của H2
O2: % trọng lượng của Oxy
S: % trọng lượng của sunfua
10


N: % trọng lượng của Nitơ
Btu/lb x 2,326 = KJ/kg.
+ Ở phương trình trên, thừa số (H2 -1/8O2) tính chỉ phần trăm hydro phản ứng
với oxy, vì thành phần này không tham gia tạo năng lượng của chất thải.
- Chất dinh dưỡng và những nguyên tố cần thiết khác: Nếu thành phần chất hữu

cơ có trong CTRSH được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm nhờ quá
trình chuyển hóa sinh học như phân compost, methane,…Số liệu về chất dinh dưỡng
và nguyên tố vi lượng sẵn có trong CTRSH đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo
dinh dưỡng cho vi sinh vật cũng như yêu cầu của sản phẩm sau quá trình chuyển hóa
sinh học.
2.2.4.3: Tính chất sinh học.
Khả năng phân hủy sinh học của thành phần chất hữu cơ: Dùng khả năng phân
hủy sinh học của thành phần chất hữu cơ để biểu diễn khả năng phân hủy sinh học
của phần chất hữu cơ có trong CTRSH là không chính xác vì một số thành phần chất
hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân hủy sinh học. Hàm lượng chất rắn bay
hơi có thể xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 5500C, thường được sử dụng để đánh
giá khả năng phân hủy sinh học của thành phần chất hữu cơ trong CTRSH.
Sự hình thành mùi: Mùi sinh ra khi tồn trữ CTRSH tronng thời gian dài giữa các
khâu thu gom, trung chuyển và bãi BCL, nhất là những vùng ở khí hậu nóng do quá
trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong CTRSH.
- Màu đen của CTRSH đã phân hủy kỵ khí ở BCL chủ yếu là do sự hình thành
các muối sulfide kim loại. Nếu không tạo thành các muối này, các vấn đề mùi của
BCL sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Các hợp chất hữu cơ khi chứa lưu huỳnh khi bị
khử sẽ tạo thành các hợp chất có mùi hôi như methyl mercaptan và aminobutyric acid
CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH + 2H → CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH
Methionine
methylmercaptan
aminobutyric acid
Methylmercaptan có thể bị thủy phân tạo thành methyl alcohol và hydrogen
sulfide
CH3SH + H2O → CH4OH + H2S
Quá trình chuyển hóa sinh học: Quá trình này có thể áp dụng để giảm thể tích
và khối lượng chất thải, sản xuất phân compost để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Những
vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình này như vi khuẩn, nấm, men. Quá trình này có
thể là kỵ khí hoặc hiếu khí [8].


2.2.5. Các phương pháp xử lý CTRSH.
2.2.5.1: Công nghệ xử lý Seraphin.
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công nghệ xử lý CTRSH, tuy nhiên giá
thành còn khá cao nên việc áp dụng ở Việt Nam và một số nước đang phát triển là
11


khá khó khăn. Nhưng từ năm 2003, khi công nghệ xử lý Seraphin do Công ty cổ phần
phát triển Môi trường xanh giới thiệu đã ứng dụng ở nhiều địa phương như bãi rác
Đông Vinh (Nghệ An), bãi rác Thuỷ Phương (Huế) với công suất 200 tấn rác/ngày
và bước đầu đã cho ngững kết quả khả thi. Đây là công nghệ hoàn toàn mới lần đầu
tiên xuất hiện trên thế giới có khả năng tái sinh 100% CTR để mang lại nhiều nguồn
lợi cho cuộc sống của con người.
Có thể tóm tắt quá trình xử lý CTRSH như sau: Ban đầu CTRSH từ khu dân cư
được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệ thống phun vi sinh khử mùi
cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại. Tiếp đến, băng tải sẽ chuyển CTRSH tới máy
xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói. Tiếp tục đi qua hệ thống tuyển từ (hút sắt thép
và các kim loại khác) rồi lọt xuống sàng lồng.
Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ, chuyển CTR vô cơ (kể
cả bao nhựa) tới máy vò và CTR hữu cơ tới máy cắt. Trong quá trình vận chuyển này,
một chủng vi sinh ASC đặc biệt, được phun vào CTR hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làm
chúng phân huỷ nhanh và diệt một số tác nhân độc hại. Sau đó, CTR hữu cơ được
đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày. Buồng ủ có chứa một chủng vi sinh khác
làm CTR phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử vi khuẩn. CTR biến thành phân khi
được đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và sàng. Phân trên sàng được bổ sung
một chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế
trên 50% phân hoá học. Phân dưới sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trong thời gian
7-10 ngày.
2.2.5.2: Chôn lấp.

Hiện Việt Nam có khoảng 755 đô thị. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở Việt
Nam đang gây sức ép về suy giảm môi trường sống do không kiểm soát được lượng
chất thảiphát sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt. Trên thực tế hiện nay, xử lý chất
thải rắn, mchất thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp bách và bức xúc đối với các địa
phương, đặc biệtở các đô thị, khu công nghiệp. Hiện tại, tất cả các địa phương đều sử
dụng biện pháp chôn lấp chất thải với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/1 đô thị,
trong đó có tới 85-90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường cao.
Các công nghệ xử lý CTR của nước ngoài cho thấy phần lớn đều không hiệu
quả vì không phù hợp với đặc thù CTR rất phức tạp, chưa phân loại đầu nguồn ở Việt
Nam.Trong khi đó, việc xử lý CTRSH vẫn chủ yếu là chôn lấp với số lượng trung bình
1 bãi chôn lấp/1 đô thị nhưng do chôn lấp không hợp vệ sinh đã gây ô nhiễm môi
trường, tốn nhiều diện tích đất, lãng phí nguồn tài nguyên từ CTR và tốn kém kinh phí
cho việc xử lý nước rỉ rác. Về thực tế đây là những bãi rác thải lộ thiên, không được
thiết kế, quy hoạch, xây dựng và vận hành theo quy định bãi chôn lấp hợp vệ sinh, vị
trí thường gần khu dân cư (khoảng 200 – 500 m), thậm chí có bãi chỉ cách khu dân cư
100m, không lớp chống thấm ở thành và đáy ô chôn lấp, không có hệ thống thu gom
12


và xử lý nước rác và khí rác do quá trình phân huỷ kị khí từ các thành phần nước rác,
khí rác, quy trìnhvận hành không đúng kĩ thuật. Đặc biệt là nước và khí rác phân huỷ
từ các thành phần rác trong bãi chôn lấp đã gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.. Cả nước hiện có khoảng 22
cơ sở xử lý tái chế đốt CTRSH nhưng mới xử lý được khoảng 15% lượng chất thải phát
sinh.Theo báo cáo của Hiệp hội Môi trường Đô thị & Khu Công nghiệp Việt Nam, hiện
cả nước còn 52 bãi chôn lấp CTR tồn đọng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Được biết, trong thời gian qua, nhiều địa phương đã triển khai, làm tốt việc thu
gom, vận chuyển và quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn góp phần tạo
môi trường trong sạch, đô thị văn minh và sạch đẹp. Tuy nhiên công tác thu gom, xử

lý chất thải rắn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
2.2.5.3: Chế biến phân vi sinh (compost).
Nước ta hiện có 10 nhà máy chế biến CTR có thành phần hữu cơ cao cấp thành
phân bón vi sinh. Các nhà máy xử lý CTR thành phân bón mới chỉ thực hiện ở các
thành phố lớn nhưng quy mô và công suất nhỏ. Đó là nhà máy chế biến CTR Cầu
Diễn (Hà Nội) với công suất xử lý 50 nghìn tấn CTR/năm (công nghệ Tây Ban Nha),
nhà máy xử lý CTR Nam Định với công suất xử lý rác 250 tấn/ngày (công nghệ Pháp),
công nghệ Dano – Đan Mạch tại Hoóc Môn – thành phố Hồ Chí Minh công suất 240
tấn/ ngày, nhà máy xử lý Bà Rịa – Vũng Tàu công suất xử lý 100m³/ ngày,… ngoài
ra, một số đô thị khác như Việt Trì, Vinh, Huế, Ninh Thuận… cũng có nhà máy xử
lý CTR thành phân bón, trong đó công nghệ chế biến CTR thành phân bón và các sản
phẩm khác của nhà máy Đông Vinh (Vinh) và Ninh Thuận hoàn toàn do Việt Nam
tự nghiên cứu và chế tạo.
Chất lượng phân bón của các nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) do
Tây Ban Nha và Nam Định do Pháp đầu tư được đánh giá tốt. Đối với phân bón hữu
cơ do các nhà máy của Việt Nam nghiên cứu chế tạo đang trong thời kỳ thử nghiệm
nhưng đã cho kết quả khả quan, như là trong công nghệ chế biến phân vi sinh tại nhà
máy Thuỷ Phương (Huế) đã có khả năng tiêu thụ trên thị trường và có chất lượng
tương đối tốt. Tuy nhiên một số nhà máy chế biến phân vi sinh với công nghệ đơn
giản nên hoạt động không hiệu quả (thành phố Vũng Tàu và thành phố Vinh).

Rác thải sinh hoạt

Phân loại

13


Thu gom
Rác đem chôn lấp


Rác hữu cơ
Biomic 1
Ủ trộn

Nguyên liệu sản xuất phân
bón hữu cơ
Hình 1.3: Mô hình công nghệ ủ phân compost.
2.2.5.4: Công nghệ thiêu đốt.
Hiện nay nước ta chỉ xử dụng công nghệ thiêu đốt với CTR y tế. Tính đến nay,
nước ta có 61 lò đốt CTR y tế, trong đó:
- 14 lò sản xuất trong nước, các lò khác đều nhập từ nước ngoài.
- 3/61 lò đốt có thiết bị xử lý khí thải (nhưng chỉ có 2 lò đốt vận hành thiết bị
xử lý khí thải). Những lò khác không xử lý khí thải nên chưa kiểm soát được ô nhiễm
không khí.
- 2/61 lò đốt công suất lớn sử dụng chung (công suất > 1 tấn/ngày) được đặt bên
ngoài bệnh viện; các lò đốt khác đặt trong khuôn viên
Phương pháp đốt:
- Quá trình đốt là một quá trình biến đổi CTR dưới tác dụng của nhiệt và quá trình
oxy hóa hóa học. Bằng cách đốt chất thải ta có thể giảm thể tích của nó đến 80-90% . Nhiệt
độ buồng đốt phải cao hơn 800°C.
- Sản phẩm sau cùng bao gồm khí có nhiệt độ cao bao gồm nitơ và cacbonic,
hơi nước, tro. Các công nghệ thường được sử dụng để đốt chất thải như lò quay, lò
cố định, lò tầng sôi.
- Lò quay: Chất thải được đốt trong lò quay hình trụ có gạch chịu lửa, nguyên
liệu là bất cứ chất nào dễ cháy (rắn, lỏng, khí), nhiệt độ đốt là 650-1370°C, thời gian
đốt là vài giây đối với chất khí và vài giờ đối với chất rắn và chất lỏng.
- Lò cố định: Chất thải được đi qua nhiều cấp để đốt với sự tăng nhiệt của vùng
cháy, nguyên liệu là bùn và các chất rắn đã được vê viên, nhiệt độ đốt là 1400-1800°C,
thời gian đốt là vài giờ.

- Lò tầng sôi: Chất thải được tầng sối có các hạt rắn trơ đã được gia nhiệt tới
nhiệt độ cao, nguyên liệu là các chất lỏng, hữu cơ, khí và các chất rắn đã được vê viên
hoặc đã được xử lý thích hợp, nhiệt độ đốt là 760-1100°C, thời gian đốt là vài giờ đối
với chất rắn. Tại thành phố Hà Nội, ngoài lò đốt CTR y tế tập trung ở Cầu Diễn (công

14


suất 3,2 tấn/ngày) và một số lò đốt riêng của một số bệnh viện. Còn có lò đốt CTR
công nghiệp nguy hại (công suất 150 kg/h).[8]
2.3: Đặc điểm về khu vực nghiên cứu.
2.3.1: Điều kiện tự nhiên.
2.3.1.1. Vị trí địa lý.
Thị trấn Kiến Giang được thành lập năm 13/06/1986 trên cơ sở cắt 3 xã là Xuân
Giang, Phong Giang và Thượng Giang với diện tích là 3,28 km2. Đây là trung tâm
chính trị kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Lệ Thủy, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh
Quảng Bình. Cách thành phố Đồng Hới khoảng 40 km. [12]
- Phía Đông giáp với các xã Liên Thủy, Cam Thủy.
- Phía Tây giáp với xã Xuân Thủy.
- Phía Nam giáp với xã Mai Thủy.
- Phía Bắc giáp với xã Phong Thủy.
Thị trấn Kiến Giang nằm bên sông Kiến Giang, nơi sông này chia thành hai nhánh chảy
ra hướng Đông Bắc. Thị trấn Kiến Giang nằm cách nhà lưu niệm đại tướng Võ Nguyên
Giáp khoảng 5 km về phía tây bắc, cách quốc lộ 1A khoảng 3 km về phía đông bắc,
cách đường Hồ Chí Minh nhánh Đông khoảng 10 km về phía tây nam.
2.3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Đặc điểm khí hậu:
- Do nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên TT Kiến Giang có khí hậu khắc nghiệt,
chịu nhiều lũ lụt trong mùa mưa thường là từ tháng 8 đến tháng 12 hằng năm, hạn
hán kéo dài nhiều tháng trong mùa khô, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7 đặc biệt là

tháng 5 và tháng 6 là hai tháng nắng gay gắt nhất, chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió
Tây Nam) khô nóng ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi, đời sống của nhân dân địa
phương, thiếu nước ngọt cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt, nguy cơ cháy nổ có thể
xảy ra.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm vào khoảng 1700 giờ.
- Mưa: Là khu vực có lượng mưa rất lớn, mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng
3 của năm sau, tập trung nhiều nhất vào tháng 8, 9, 10. Lượng mưa trung bình năm
2.400mm - 3.090mm.
- Độ ẩm trung bình năm 84,5%, cao nhất là 92%.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm ở TT Kiến Giang là 21,60C. Nhiệt độ trung
bình các tháng mùa đông là 21,00C, các tháng mùa hè là 31,00C. Nhiệt độ cao nhất là
vào tháng 5 và tháng 6 khoảng > 400C (có lúc ghi nhận nhiệt độ lên đến 420 C ở trong
lều khí tượng), thấp nhất vào tháng 12 và tháng 01 năm sau (khoảng 12 – 150C) (riêng
trong đợt rét đậm đầu năm 2016 nhiệt độ ghi nhận xuống còn 6-70 C). [8]
Đặc điểm thủy văn:
- Thị trấn Kiến Giang chịu ảnh hưởng của sông Kiến Giang chảy theo hướng
Nam - Bắc, chiều dài 58 km, diện tích lưu vực 810 km2. Lưu lượng lớn nhất
15


3.700m3/s, lưu lượng nhỏ nhất 128m2/s. Năm 2007 với lượng mưa 1153 mm đã gây
ra trận lũ lịch sử. Vào lúc 6h sáng ngày 08/08/2007 là 16,13m, vượt báo động 3 là
3,13 m. Toàn huyện trong đó có thị trấn bị ngập trong nước. Năm 2010, từ ngày 29/09
đến 15/10 lượng mưa lên đến 1.749 mm, đỉnh lũ lên trên báo động 3 là 3,06m.
- Số ngày mưa trung bình năm 145 ngày.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Dân cư và lao động
- Thị trấn Kiến Giang hiện có 3 xã là Xuân Giang, Phong Giang và Thượng
Giang (tổ dân phố). Với dân số năm 2016 là 6585 người, chưa kể khách vãng lai,
bằng 11,15% dân số toàn huyện. Mật độ dân số 2016 là 2124 người/ km2. Cao gấp 34

lần so với mật độ trung bình toàn huyện là 62 người/km2 .[4]
2.3.2.2. Tốc độ phát triển kinh tế.
Theo báo cáo của UBND thị trấn Kiến Giang năm 2016 thì tốc độ phát triển
kinh tế năm đạt 15%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 30.000.000
đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,6%. [5]
Tổng giá trị sản xuất ước đạt 270 tỷ đồng đạt 106% kế hoạch.
Bảng 1.3: Kết quả phát triển kinh tế các ngành của TT Kiến Giang.
Ngành
Giá trị (tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Thương mại dịch vụ
214
79,3
CN – TTCN
42
15,6
Nông nghiệp

14

16

5,1


×