Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến biến động khu hệ bướm (Lepidoptera: Rhopalocera) tại vườn quốc gia Bidoup Núi Bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.54 MB, 194 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LÊ HẢI SƠN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI
ĐẾN BIẾN ĐỘNG KHU HỆ BƯỚM NGÀY
(LEPIDOPTERA : RHOPALOCERA)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LÊ HẢI SƠN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI


ĐẾN BIẾN ĐỘNG KHU HỆ BƯỚM NGÀY
(LEPIDOPTERA : RHOPALOCERA)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ

Chuyên ngành:

SINH THÁI HỌC

Mã số:

9.42.01.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Hoàng Đức Huy
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2018


i

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỤC LỤC .................................................................................................................... i
DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. v

DANH LỤC BẢNG BIỂU......................................................................................... vi
DANH LỤC HÌNH ẢNH..........................................................................................vii
TÓM TẮT .................................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của luận án .............................................................................. 1
2.1.

Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2

2.2.

Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 2
Mục đích và yêu cầu của luận án................................................................... 2

3.
3.1.

Mục đích của luận án .............................................................................. 2

3.2.

Yêu cầu của luận án ................................................................................ 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3

4.
4.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3


4.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 4
1.1.

Tình hình nghiên cứu bướm trên thế giới và trong khu vực ......................... 4

1.1.1.

Nghiên cứu đa dạng loài ......................................................................... 4

1.1.2.

Nghiên cứu sinh học, sinh thái bướm ..................................................... 4

1.2.

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................... 8

1.2.1.

Nghiên cứu đa dạng loài ......................................................................... 8

1.2.2.

Nghiên cứu sinh học, sinh thái bướm ................................................... 11


1.3.

Tình hình nghiên cứu bướm tại Bidoup ...................................................... 15


ii

1.4.

Địa điểm nghiên cứu.................................................................................... 16

1.4.1.

Vị trí địa lý ............................................................................................ 16

1.4.2.

Lịch sử phát triển và sự phân hóa điều kiện địa lý tự nhiên ................ 17

1.4.3.

Đặc điểm địa hình ................................................................................. 18

1.4.4.

Đặc điểm khí hậu .................................................................................. 21

1.4.5.

Thảm thực vật rừng ............................................................................... 22


1.4.6.

Đặc điểm thủy văn ................................................................................ 22

1.5.

Nhận xét ....................................................................................................... 24

CHƯƠNG 2. VẬT LỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 26
2.1.

Vật liệu nghiên cứu...................................................................................... 26

2.1.1.

Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26

2.1.2.

Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 26

2.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 27

2.2.1.

Phương pháp nghiên cứu sinh thái chung ............................................ 27


2.2.2.

Xử lý số liệu .......................................................................................... 27

2.2.3.

Thiết lập tuyến điều tra khảo sát .......................................................... 28

2.2.4.

Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và tần số bắt gặp ....................... 30

2.2.5.

Nghiên cứu sinh học bướm ................................................................... 31

2.2.6.

Nghiên cứu sinh thái bướm ................................................................... 32

2.2.7.

Xử lý, bảo quản và định loại mẫu ......................................................... 34

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 36
3.1.

Đa dạng thành phần loài bướm tại VQG Bidoup – Núi Bà ......................... 36

3.1.1.


Đa dạng thành phần loài và độ thường gặp ......................................... 36

3.1.2.

Các loài đặc trưng ................................................................................ 47

3.1.3.

Ước lượng độ giàu loài Jackknife......................................................... 51


iii

3.1.4.
3.2.

Chỉ số tương đồng Bray-Curtis ............................................................ 53

Nghiên cứu sinh thái bướm ......................................................................... 57

3.2.1.

Biến động quần thể bướm theo sinh cảnh............................................. 57

3.2.2.

Biến động quần thể bướm theo lượng mưa và mùa trong năm ............ 60

3.2.3.


Thời gian hoạt động trong ngày đến tập tính sinh thái bướm .............. 65

3.2.4.

Độ ẩm môi trường đến biến động quần thể bướm ................................ 68

3.3.

Dẫn liệu sinh học và mô tả chu trình đời sống một số loài bướm tại VQG

Bidoup – Núi Bà .................................................................................................... 70
3.3.1.

Họ Papilionidae .................................................................................... 70

3.3.2.

Họ Pieridae ........................................................................................... 77

3.3.3.

Họ Nymphalidae ................................................................................... 81

3.4.

Đề xuất một số giải pháp bảo tồn bướm ở VQG Bidoup – Núi Bà............. 93

3.4.1.


Bảo vệ hệ thực vật rừng ........................................................................ 93

3.4.2.

Ngăn chặn việc săn bắt các loài bướm.................................................. 94

3.4.3.

Xây dựng vườn bướm để nhân nuôi và bảo tồn ................................... 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 98
1. Kết luận .............................................................................................................. 98
2. Kiến nghị............................................................................................................ 99
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .............................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 101
1. Tài liệu Tiếng Việt ........................................................................................... 101
2. Tài liệu tiếng Anh ............................................................................................ 107
SUMMARY ............................................................................................................ 112
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... i
Phụ lục 1.

Thành phần loài theo sinh cảnh tại VQG Bidoup – Núi Bà và Mã Đà i


iv

Phụ lục 2.

Danh lục hình mẫu tại VQG Bidoup – Núi Bà .................................xii


Phụ lục 3.

Thành phần loài tại VQG Bidoup – Núi Bà qua các năm ...............xliv

Phụ lục 4.

Tần số bắt gặp (loài/giờ) tại VQG Bidoup – Núi Bà...........................li

Phụ lục 5.

Tần số bắt gặp (loài/giờ) tại Mã Đà ....................................................li

Phụ lục 6.

Số loài tích lũy tại VQG Bidoup – Núi Bà ....................................... liii

Phụ lục 7.

Số loài tích lũy tại Mã Đà ................................................................... lv

Phụ lục 8.

Tần số xuất hiện theo thời gian hoạt động trong ngày tại VQG Bidoup

– Núi Bà

lvi

Phụ lục 9.


Tần số xuất hiện loài theo các tháng trong năm 2014 - 2015 ........ lviii

Phụ lục 10.

Số cá thể xuất hiện/giờ theo các tháng ............................................ lx

Phụ lục 11.

Tần số xuất hiện loài và cá thể theo sinh cảnh ............................. lxii

Phụ lục 12.

Chỉ số tương đồng theo họ giữa các khu vực................................ lxv


v

DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

B1,2,3…

Ký hiệu các tuyến thu mẫu

CITES

Công ước về buôn bán Quốc

Convention on

tế những loài động thực vật


Trade in Endangered Species of

hoang dã nguy cấp

Wild Fauna and Flora

cs.

Cộng sự

EN

Loài đang nguy cấp

Endangered

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên

International

International

Union

Conservation of Nature
KBTTN


Khu bảo tồn thiên nhiên

LC

Loài ít lo ngại hoặc sắp bị đe

Least concern

dọa
NN

Nông nghiệp

RTĐ

Rừng tác động

RTN

Rừng tự nhiên

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

sp.

Loài chưa xác định

spp.


Các loài thuộc giống

TC

Trảng cỏ

VQG

Vườn Quốc gia

VU

Loài sắp nguy cấp

Vulnerable

for


vi

DANH LỤC BẢNG BIỂU

Nội dung

Trang

Bảng 2.1. Phân bố các tuyến điều tra tại VQG Bidoup – Núi Bà ............................. 28
Bảng 3.1. Đa dạng thành phần loài bướm và độ thường gặp .................................... 36

Bảng 3.2. Thành phần và các loài đơn độc tại VQG Bidoup và Mã Đà ................... 43
Bảng 3.3. So sánh kết quả tại VQG Bidoup – Núi Bà ............................................. 45
Bảng 3.4. Danh sách loài đơn độc trên các tuyến và sinh cảnh tại .......................... 48
Bảng 3.5. Ước lượng độ giàu loài theo họ ................................................................ 52
Bảng 3.6. Số loài bướm giữa các khu vực ................................................................ 54
Bảng 3.7. Chỉ số tương đồng Bray – Curtis giữa các khu vực.................................. 55
Bảng 3.8. Phân bố số loài xuất hiện theo sinh cảnh .................................................. 57
Bảng 3.9. Tần số loài bướm và kết quả ANOVA tại VQG Bidoup – Núi Bà .......... 58
Bảng 3.10. Chỉ số tương đồng Bray-Curtis giữa các sinh cảnh ................................ 59
Bảng 3.11. Biến động quần thể bướm theo lượng mưa ............................................ 60
Bảng 3.12. Phân bố thành phần loài theo các tháng trong năm ................................ 63
Bảng 3.13. Tần số xuất hiện loài bướm theo mùa và kết quả ANOVA ................... 64
Bảng 3.14. Phân bố thành phần loài theo thời gian hoạt động trong ngày ............... 65
Bảng 3.15. Tần số xuất hiện và số cá thể theo giờ trong ngày ................................. 66
Bảng 3.16. Kết quả ANOVA về biến thiên loài bướm theo thời gian ...................... 67
Bảng 3.17. Phân bố thành phần loài theo độ ẩm môi trường .................................... 68
Bảng 3.18. Tần số xuất hiện loài theo độ ẩm môi trường ......................................... 69
Bảng 3.19. Kết quả ANOVA về tần số xuất hiện theo thời gian .............................. 70
Bảng 3.20. Số loài cây chủ ghi nhận mới tại Việt Nam ............................................ 92


vii

DANH LỤC HÌNH ẢNH

Nội dung

Trang

Hình 1.1. Hệ thống phân loại bướm ngày theo Pisuth EK-Amnuay ........................ 11

Hình 1.2. Sinh cảnh Hòn Giao .................................................................................. 18
Hình 1.3. Sinh cảnh Cổng trời................................................................................... 19
Hình 1.4. Sinh cảnh Bidoup ...................................................................................... 20
Hình 1.5. Nhánh sông Krông Knô (tại Đưng K’Nớ) ................................................ 23
Hình 1.6. Nhánh sông Đa Nhim (trạm Giang Ly) .................................................... 24
Hình 3.1. Tỷ lệ các họ bướm tại VQG Bidoup ......................................................... 44
Hình 3.2. Tỷ lệ các họ bướm tại ............................................................................... 44
Hình 3.3. Các loài bướm trong danh lục đỏ Việt Nam năm 2000 và 2007 .............. 48
Hình 3.4. Loài ít phổ biến tại VQG Bidoup – Núi Bà .............................................. 50
Hình 3.5. Đường cong phát hiện loài tại VQG Bidoup – Núi Bà ............................. 51
Hình 3.6. Chỉ số tương đồng Bray-Curtis giữa các khu vực ..................................... 55
Hình 3.7. Chỉ số tương đồng Bray-Curtis theo sinh cảnh ......................................... 60
Hình 3.8. Tương quan tổng số loài với lượng mưa ................................................... 61
Hình 3.9. Tương quan tần số xuất hiện với lượng mưa ............................................ 62
Hình 3.10. Tương quan số loài và cá thể trung bình với tổng lượng mưa ................ 63
Hình 3.11. Tương quan số loài bướm xuất hiện theo thời gian ................................ 67
Hình 3.12. Thành phần và tần số xuất hiện loài theo độ ẩm ..................................... 69
Hình 3.13. Dẫn liệu sinh học của Graphium agamemnon ........................................ 71
Hình 3.14. Dẫn liệu sinh học của Graphium antiphates ........................................... 72
Hình 3.15. Dẫn liệu sinh học của Graphium doson .................................................. 73
Hình 3.16. Dẫn liệu sinh học của Pachliopta aristolochiae ..................................... 74
Hình 3.17. Dẫn liệu sinh học của Papilio clytia ....................................................... 75


viii

Hình 3.18. Dẫn liệu sinh học của Troides aeacus ..................................................... 77
Hình 3.19. Dẫn liệu sinh học của Appias libythea .................................................... 78
Hình 3.20. Dẫn liệu sinh học của Artogeia canidia .................................................. 79
Hình 3.21. Dẫn liệu sinh học của Pareronia anais ................................................... 81

Hình 3.22. Dẫn liệu sinh học của Acraea issoria...................................................... 82
Hình 3.23. Dẫn liệu sinh học của Ariadne merione .................................................. 83
Hình 3.24. Dẫn liệu sinh học của Cethosia cyane .................................................... 84
Hình 3.25. Dẫn liệu sinh học của Junonia hierta...................................................... 86
Hình 3.26. Dẫn liệu sinh học của Neptis hordonia ................................................... 87
Hình 3.27. Dẫn liệu sinh học của Parthenos sylvia .................................................. 88
Hình 3.28. Dẫn liệu sinh học của Polyura athamas.................................................. 89
Hình 3.29. Dẫn liệu sinh học của Danaus genutia.................................................... 91
Hình 3.30. Dẫn liệu sinh học của Coelites nothis ..................................................... 92
Hình 3.31. Sơ đồ bố trí vườn bướm .......................................................................... 96
Hình 3.32. Sơ đồ vườn bướm nhìn từ trên xuống ..................................................... 97


ix

TÓM TẮT

Nghiên cứu đa dạng bướm được tiến hành từ tháng 01/2014 đến tháng 11/2015
ở 04 sinh cảnh khác nhau từ rừng tự nhiên cho đến sinh cảnh nông nghiệp tại Vườn
quốc gia (VQG) Bidoup – Núi Bà. Kết quả đã ghi nhận và định danh được 173 loài
trong 10 họ bướm (Lepidoptera : Rhopalocera) bao gồm: 22 loài thuộc họ
Papilionidae, 52 loài thuộc họ Nymphalidae, 31 loài thuộc họ Pieridae, 15 loài thuộc
họ Danaidae, 21 loài thuộc họ Satyridae, 01 loài thuộc họ Libytheidae, 02 loài thuộc
họ Riodinidae, 01 loài thuộc họ Amathusiidae, 25 loài thuộc họ Lycaenidae và 09
loài họ thuộc họ Hesperiidae; đã ước lượng có 192 – 216 loài bướm có thể xuất hiện
tại VQG Bidoup – Núi Bà vào thời điểm nghiên cứu; đã bổ sung 108 loài nâng tổng
số loài từ trước đến nay hiện diện tại VQG Bidoup – Núi Bà là 264 loài và ghi nhận
2 loài Troides helena cerberus và Troides aeacus aeacus nằm trong danh lục SĐVN
2007 (sẽ nguy cấp VU).
Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và sinh học bướm cho thấy phân bố thành phần

loài và tần số xuất hiện của các loài bướm cao nhất ở rừng tự nhiên và thấp nhất tại
sinh cảnh nông nghiệp. Nghiên cứu biến động quần thể bướm theo mùa cho thấy tại
vùng núi có độ ẩm môi trường cao có tần số xuất hiện loài tăng vào mùa khô, giảm
vào mùa mưa và thời điểm giao mùa không có sự gia tăng đột biến về tần số xuất hiện
loài như tại các khu vực khác.
Nghiên cứu biến động quần thể bướm theo thời gian hoạt động trong ngày cho
thấy thời điểm sáng sớm và cuối buổi chiều có thành phần loài, tần suất hiện diện của
các loại đều thấp. Thành phần loài, số cá thể trung bình của từng loài và tần suất hiện
diện trong ngày cao nhất tại Bidoup vào khoảng từ 12 đến 14 giờ. Độ ẩm tối ưu cho
sự xuất hiện từng loài và số cá thể trong cùng một loài là khoảng 50 đến 60%.
Nghiên cứu một số dẫn liệu sinh học của 31 loài trong tổng họ bướm phượng
(Rhopalocera: Papilionoidea) tại VQG Bidoup – Núi Bà đã được ghi nhận: họ
Papilionidae (8 loài), họ Nymphalidae (13 loài), họ Pieridae (6 loài), họ họ Danaidae
(3 loài) và họ Satyridae (1 loài). Ngoài ra, kết quả đã ghi nhận mới dẫn liệu sinh học
và cây chủ của 13 loài tại Việt Nam. Việc nghiên cứu sinh học của bướm giúp ích


x

cho việc nhân nuôi chúng phục vụ cho công tác bảo tồn và du lịch sinh thái cũng như
kiểm soát dịch hại trong nông-lâm nghiệp qua ghi nhận vòng đời và cây chủ của sâu.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Côn trùng là nhóm động vật không xương sống có số lượng loài phong phú
nhất trên hành tinh. Chúng được bắt gặp ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước
cho đến lòng đất. Cho đến nay có hơn một triệu loài côn trùng đã được mô tả, chiếm

hơn nửa tổng số loài sinh vật sống mà con người biết đến, hàng năm số loài mới được
công bố vẫn gia tăng [62][106][108]. Trong lớp côn trùng, bướm là nhóm được biết
đến nhiều do có màu sắc và hình thái đẹp, sống gần gũi với con người. Nhiều loài
trong đó có giá trị cho khoa học, kinh tế và bảo tồn. Việt Nam nằm trong vùng Đông
Phương nơi chiếm 21,4% số loài bướm trên thế giới [21].
Bướm khá nhạy cảm với môi trường sống. Trong khi tác động của sự thay đổi
của môi trường đến quần thể các loài động vật có xương sống thường rất lâu mới
phát hiện được [98] và khó nhận thấy hơn so với các loài động vật không xương
sống [83] thì bướm lại có phản ứng sớm đối với sự thay đổi về môi trường. Khi
rừng tự nhiên bị tác động, thành phần và cấu trúc thảm thực vật thay đổi thì quần xã
bướm cũng thay đổi [63][64][77]. Sự thay đổi về tình trạng các loài bướm theo thời
gian phần lớn là do tác động của con người tới các quần xã trong thiên nhiên.
Từ những năm đầu của thế kỷ 20, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bướm
được công bố như danh lục thành phần loài ở Việt Nam và các quốc gia vùng Đông
Dương [69]. Cho đến nay, nghiên cứu bướm đã được tiến hành ở nhiều Vườn quốc
gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) trên cả nước. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào việc điều tra lập danh sách thành phần loài.
Gần đây một số nghiên cứu về sinh thái sinh học bướm đã được công bố trong
một số đề tài tiến sĩ, thạc sĩ ở nhiều nơi tại Việt Nam như Vũ Văn Liên [25], Lê Hải
Sơn [44], Đặng Việt Đài [6], Bùi Hữu Mạnh [29]… nhưng chưa có những thống kê
một cách đầy đủ về thành phần loài cũng như các nghiên cứu sâu về sinh thái, sinh
học của các loài bướm tại VQG Bidoup – Núi Bà, vì thế luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến biến động khu hệ bướm ngày
(Lepidoptera: Rhopalocera) tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà” nhằm nghiên cứu


2

một số các yếu tố sinh học, sinh thái học đến biến động quần thể bướm tại khu vực
được tiến hành.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
2.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án đã thống kê một cách khá đầy đủ và toàn diện về thành phần loài
bướm ở VQG Bidoup – Núi Bà, với tổng số 173 loài, trong đó, ghi nhận 02 loài trong
danh lục sách đỏ Việt Nam [3] và bổ sung 108 loài cho danh sách bướm của VQG
Bidoup – Núi Bà.
Luận án cũng đã xác định dẫn liệu sinh học của 31 loài bướm trong đó có loài
quí, hiếm nằm trong danh lục sách đỏ Việt Nam. Ngoài ra, kết quả đã ghi nhận mới
12 loài thực vật làm cây chủ cho 13 loài bướm tại khu vực nghiên cứu.
Kết quả cũng đã đánh giá một cách khá toàn diện về một số đặc điểm sinh thái
như các sinh cảnh khác nhau, độ ẩm môi trường, nhiệt độ, lượng mưa... đến biến động
quần thể bướm.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đã cung cấp dẫn liệu về sinh học của một số loài bướm quý, hiếm có
nguy cơ bị đe dọa, từ đó đề xuất mô hình vườn bướm tạo cơ sở cho việc nhân nuôi
bảo tồn bướm ở VQG Bidoup – Núi Bà nói riêng và tại Tây Nguyên nói chung.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của bướm làm cơ sở đề xuất các
biện pháp bảo tồn tại chỗ ở VQG Bidoup – Núi Bà.
3. Mục đích và yêu cầu của luận án
3.1. Mục đích của luận án
Đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến biến động khu hệ
bướm ngày, dẫn liệu sinh học và tình trạng một số loài bướm quý, hiếm có nguy cơ
bị đe doạ, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp bảo tồn bướm ở VQG Bidoup – Núi Bà.
3.2. Yêu cầu của luận án
Xác định thành phần loài, phân tích tính đa dạng loài bướm ở các sinh cảnh có
thảm thực vật khác nhau tại VQG Bidoup – Núi Bà.


3


Xác định dẫn liệu sinh học của một số loài bướm, đồng thời xác định ảnh
hưởng của điều kiện thời tiết và tác động rừng đến biến động quần thể loài và biến
động sự phong phú về cá thể của các loài trong quần xã bướm.
Đề xuất biện pháp bảo tồn bướm ở VQG Bidoup – Núi Bà
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài bướm (butterflies) trong 10 họ thuộc 2 tổng họ: bướm Phượng
(Papilionoidea) và bướm Nhảy (Hesperioidea), bộ cánh Vẩy (Lepidoptera:
Rhopalocera).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các họ, giống và loài bướm ở các sinh cảnh khác nhau, từ rừng tự
nhiên đến khu vực đất canh tác nông nghiệp.
Nghiên cứu một số yếu tố sinh thái của quần xã, quần thể và loài bướm.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu bướm trên thế giới và trong khu vực
1.1.1. Nghiên cứu đa dạng loài
Trên thế giới và trong khu vực, bướm được nghiên cứu khá kỹ, nhiều kết quả
nghiên cứu về thành phần loài được xuất bản như của Smart (1989) về bướm thế giới
[95], Chou (1994) về bướm Trung Quốc [67]; Corbet và Pendlebury (1992) về bướm
Malaysia [69], D’Abrera (1982 – 1986) về bướm ở khu vực Đông Phương – Úc [70];
Osada và cs. (1999) về Bướm Lào [93]; Carter (2000) về bướm và ngài tại Singapore
[71]; Pinratana (1974 – 1988) [96] và Pisuth Ek-Amnuay (2012) [97] về Bướm Thái
Lan; Wynter-Blyth (1957) về bướm ở Ấn Độ [110].
1.1.2. Nghiên cứu sinh học, sinh thái bướm
Có nhiều nghiên cứu về sinh học và sinh thái bướm được công bố trong khu

vực, trong đó các công trình có giá trị cho khoa học như việc xác định cây chủ, vòng
đời, tập tính và phân bố của bướm. Trong số các loài bướm, có nhiều loài quý, hiếm
trong danh lục của CITES và IUCN cũng được nghiên cứu. Những tài liệu này giúp
ích trong công tác bảo tồn nhân nuôi bướm [75][76].
Thomas (1991) nghiên cứu bướm ở Costa Rica đã xác định các loài bướm phân
bố hẹp về địa lý có khả năng sống ở môi trường bị thay đổi kém hơn so với các loài
phân bố rộng [103]. Sự giới hạn của các loài này ở các sinh cảnh chưa bị thay đổi chỉ
ra rằng việc phá rừng có ảnh hưởng bất lợi cho sự tồn tại của chúng. Thomas và
Mallorie (1985) cho rằng đa dạng loài của bướm có quan hệ với tỷ lệ độ che phủ thực
vật mặt đất, nhiều loài bướm sống gắn liền với các giai đoạn diễn thế cụ thể của rừng,
vì vậy, chiến lược để bảo tồn bướm tốt nhất là bảo vệ nhiều loại sinh cảnh nếu có thể
[102].
Theo Schappert (2000), để bảo tồn bướm cũng như bảo tồn các loài động thực
vật khác, điều cần thiết đòi hỏi trước tiên phải giải quyết được ba vấn đề: thứ nhất,
cần biết vị trí của chúng, mối quan hệ của chúng với các loài gần gũi hoặc các loài
khác xung quanh chúng; thứ hai, cần biết phân bố địa lý và điều kiện sinh thái như


5

yêu cầu về sinh cảnh hay sự ưa thích sinh cảnh của loài; cuối cùng là cần biết về sinh
học của loài [100].
Trên thế giới, có khá nhiều công trình nghiên cứu về sinh học và bảo tồn bướm
có giá trị khoa học như việc xác định cây chủ, vòng đời, tập tính và phân bố của
bướm. Nhiều loài quý, hiếm có trong danh lục của CITES và IUCN cũng được nghiên
cứu. Những tài liệu này rất có ích trong công tác bảo tồn nhân nuôi bướm (Igarashi
2001; Igarashi và Fukuda, 1997-2000; Koiwaya, 1996) [75][76][79].
Igarashi và Fukuda (1997-2000) đã nghiên cứu vòng đời của nhiều loài bướm
ở Châu Á, trong số đó có loài Troides aeacus (Papilionidae). Nhóm nghiên cứu đã
xác định được cây ký chủ của loài này thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae) loài

Aristolochia zollingeriana, A. liukiuensis, A. cathcartii, A. cucurbitiiforlia, A.tagala
và Tohttea tricornis tại Đài Loan; trong khi ở Ấn Độ là loài Aristolochia indica; ở
Hồng Kông và Malaysia thì sâu non của loài Troides helena ăn trên 2 loài Mộc hương
khác là A. tagala và A. foveolata. Ở Đài Loan, loài bướm này chỉ có một thế hệ từ
tháng 3 đến tháng 4; ở Nepal loài này có 2 thế hệ từ tháng 4 đến tháng 6 và tháng 8.
Loài xuất hiện quanh năm và bay ở khu vực thấp đến núi có độ cao trung bình ở đai
thấp dưới 1000m. Sâu non của loài Papilio dialis ăn trên cây ký chủ là Euodia glauca
thuộc họ Cam quít (Rutaceae). Loài P. dialis được phát hiện ở độ cao 200 - 2700m
và có một số thế hệ xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10. Sâu non của loài Chilasa slateri
ăn trên một số loài thực vật thuộc họ Long não (Lauraceae) là Cinamomum iners ở
Malaysia và Phoebe exelsa ở Indonesia; loài này thường bay ở độ cao 600-1000m và
chỉ xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 4. Sâu non của loài Delias pasithoe ăn trên các loài
thực vật là Scurrula parasitica, Loranthus chinensis, Dendrophthoe frutescens,
Taxilus nigrans, T. limprichtii, T. chinensis (Loranthaceae), và Henslowia frutescens
(Santalaceae); loài xuất hiện ở độ cao 700m. Sâu non của loài Danaus chrysippus ăn
trên rất nhiều loài thực vật thuộc họ Thiên lý Asclepiadaceae như các loài thuộc chi
Asclepias, Aspidoglossum, Carralluma, Ceropegia, Cynanchum, Gomphocarpus,
v.v. [75].
Trong nhóm bướm ngày, họ bướm phượng (Papilionidae) được quan tâm
nhiều trong nghiên cứu về sinh học và bảo tồn [104]. Đây là họ có nhiều loài quý,


6

hiếm đang trong tình trạng đe dọa. Họ Papilionidae được các tổ chức bảo tồn Quốc
tế quan tâm và trong danh lục của CITES và IUCN có nhiều loài thuộc họ này
[68][90]. Trong số 573 loài bướm Phượng thì có tới 170 loài cần phải được bảo tồn
(New và Collins, 1991). Cũng theo New et Collins, họ bướm phượng trên thế giới, chỉ
có một số loài phân bố rộng, số còn lại phân bố hẹp đến rất hẹp [90].
Theo IUCN có gần 14% tổng số loài họ Papilionidae (78 loài) đang bị đe dọa

hoặc quần thể giảm sút mạnh. Ngoài ra, IUCN đã lập danh sách 97 loài cần được
nghiên cứu để đánh giá tình trạng bảo tồn (New và Collins, 1991) [90]. Trong số 46
loài, 4 loài có trong phụ lục I và 42 loài có trong phụ lục II của CITES, Việt Nam có
4 loài có trong phụ lục II của CITES là Teinopalpus imperialis, Teinopalpus aureus,
Troides helena và Troides aeacus [49][50]. Ngoài ra, 2 loài thuộc giống Teinopalpus
có trong danh lục của IUCN, trong đó Teinopalpus imperialis là loài hiếm và
Teinopalpus aureus là loài thiếu thông tin. Các loài có trong danh lục của IUCN có ở
Việt Nam cần được nghiên cứu và đánh giá tình trạng để phục vụ công tác bảo tồn là
Meandrusa sciron, Graphium phidias, Byasa crassipes và Papilio noblei. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (2003 và 2017) đã ban hành nghị định về thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [49][50]. Trong danh mục nhóm II có 4 loài
bướm đều thuộc họ bướm Phượng Papilionidae là Teinopalpus aureus, Teinopalpus
imperialis, Troides helena và Troides aeacus.
Nhiều loài bướm Phượng phân bố hẹp, sâu non của rất nhiều loài phụ thuộc
vào một hoặc một số loài thực vật nhất định, một số loài có nơi sống và vùng hoạt
động chỉ giới hạn trên núi ở độ cao nhất định. Sự phá huỷ rừng ở Ấn Độ và Nepal đã
ảnh hưởng mạnh đến vùng phân bố của loài Teinopalpus imperialis. Sự phá huỷ rừng
đã làm cho quần thể của nhiều loài bướm bị giảm sút nghiêm trọng ở Philipin,
Indonesia, Jamaica và Brasil (New et Collins, 1991) [90].
Những kết quả nghiên cứu về tác động của môi trường sống đến sự đa dạng
về loài và sự phong phú về cá thể của loài đã chỉ ra rằng khi rừng tự nhiên bị tác động
ở một mức độ nhất định thì sự đa dạng về loài và sự phong phú về cá thể của các loài
trong quần xã bướm tăng lên. Tuy nhiên, sự đa dạng về loài và sự phong phú về cá
thể của các loài trong quần xã bướm cao nhất ở nơi rừng bị tác động vừa phải và giảm


7

rất mạnh ở khu vực rừng bị đô thị hoá, các loài đặc hữu biến mất khi sinh cảnh của
chúng bị đô thị hoá [62][80].

Nghiên cứu bướm ở Sulawesi của Schulze và cs. (2004) chỉ ra sự đa dạng của
quần xã bướm cao ở sinh cảnh rừng thứ sinh và giảm mạnh ở khu đất nông-lâm nghiệp
và canh tác ngô. Tác giả cũng chỉ ra rằng không có sự khác nhau đáng kể giữa sự đa
dạng của bướm ở rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh lâu năm nơi có thảm thực vật
gần giống nhau [99].
Bobo và cs. (2006) khi nghiên cứu bướm ở Cameroon cũng chỉ ra rằng những
thay đổi về sinh cảnh đã ảnh hưởng đến sự đa dạng loài và sự phong phú của các loài
của nhóm bướm quả (Họ Satyridae, Amathusiidae và Nymphalidae). Đa dạng về loài
và sự phong phú của các loài bướm cao nhất ở rừng thứ sinh và khu vực đất nônglâm nghiệp, thấp hơn ở rừng tự nhiên và khu đất canh tác nông nghiệp hàng năm [64].
Tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ nghịch có ý nghĩa giữa phạm vi phân bố và sự ưa
thích sinh cảnh của bướm ở rừng tự nhiên và đất canh tác nông nghiệp hàng năm.
Khi nghiên cứu quần xã bướm ở đảo Grande phía tây Ấn Độ Dương, Lewis và
cs. (1998) chỉ ra sự đa dạng về loài của các loài bướm phổ biến có phân bố rộng,
chúng phân bố nhiều nhất ở nơi rừng ít bị tác động do con người. Nhiều loài đặc hữu
giới hạn ở các sinh cảnh rừng ở đai cao trên 500m. Trong cùng đai độ cao, có nhiều
loài đặc hữu nhất ở sinh cảnh rừng tự nhiên, ít hơn ở rừng thứ sinh, và ít nhất ở rừng
đang trong giai đoạn diễn thế ban đầu. Việc bảo tồn phần lớn các loài bướm đặc hữu
có thể phụ thuộc vào các biện pháp bảo tồn rừng nơi mà rừng tự nhiên đang ngày
càng bị thu hẹp [81].
Trong nghiên cứu định lượng bướm việc sử dụng các chỉ số sinh học đã được
áp dụng nhiều để đánh giá các quần xã côn trùng, trong đó có bướm. Kết quả thống
kê của tạp chí Vegetatio cho thấy số lượng các bài báo xuất bản có sử dụng các phân
tích định lượng đa chiều (Multivariate analysis) tăng mạnh trong vòng 20 năm qua
[78]. Các chỉ số sử dụng thường xuyên đơn giản nhất là chỉ số về đa dạng và phong
phú, chỉ số tương đồng đến các phân tích phức tạp về mối quan hệ giữa sinh vật với
môi trường. Các chỉ số đơn giản về đa dạng sinh vật như chỉ số đa dạng ShannonWeaver (H’), Simpson, chỉ số đồng đều (J’) và các hệ số đa dạng cũng như cách tính


8


toán đã được đề cập đến nhiều [66]. Tuy nhiên, chỉ số đa dạng Shannon-Weaver được
sử thường xuyên hơn. Các chỉ số phức tạp hơn sử dụng trong phân tích đa chiều như
CCA (Canonical Correspondence Analysis), RDA (Redundancy Analysis), CA
(Correspondence Analysis), v.v. gần đây cũng được sử dụng khá phổ biến. Các phần
mềm được sử dụng khá phổ biến từ phân tích đơn giản đến phức tạp như Excel,
Primer, Stata và CANOCA…
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu đa dạng loài
Bướm Việt Nam đã được nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỷ XX. Trong
đó, công trình nghiên cứu đầu tiên là cuốn “Côn trùng Đông Dương” với danh lục
611 loài (thuộc 7 họ) của nhóm tác giả Dubois và Vitalis De Salvaza (1919), đây là
danh lục bướm đầu tiên của các Quốc gia vùng Đông Dương (Việt Nam, Lào,
Campuchia) [72]. Đến năm 1957, Metaye đã xác định danh lục 454 loài bướm ở Việt
Nam [82].
Kết quả điều tra côn trùng Miền Bắc Việt Nam (Viện Bảo vệ Thực vật, 1976)
[58] với sự tham gia của các nhà côn trùng học hai nước Trung Quốc và Việt Nam,
đã xác định 181 loài thuộc 9 họ bướm. Công trình chủ yếu là xác định các loài côn
trùng gây hại. Tiếp theo là công trình về điều tra cơ bản côn trùng miền Bắc Việt Nam
từ năm 1960 đến 1970 (Mai Phú Quí và cs., 1981) [39]. đã xác định danh lục 161 loài
thuộc 5 họ bướm.
Từ những năm 1990 của thế kỷ 20 cho đến nay, đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu về bướm được tiến hành. Khảo sát về bướm được thực hiện ở các VQG,
KBTTN, rừng đặc dụng…. trong đó có thể kế đến như:
Các kết quả nghiên cứu về bướm tiến hành ở các VQG gồm: Ba Bể, Bắc Cạn
của nhóm tác giả Đặng Thị Đáp và Hoàng Vũ Trụ [9]; Hoàng Liên – Lào Cai của
Nguyễn Nghĩa Thìn và cs. [51]; Tam Đảo – Vĩnh Phúc của Vũ Văn Liên
[10][23][25][26][107], Phạm Văn Lầm [17]; Cát Bà – Hải Phòng của Đặng Ngọc Anh
và Vũ Văn Liên [1]; Cúc Phương – Ninh Bình của nhóm tác giả Lương Văn Hào,
Đặng Thị Đáp, Trương Quang Bích, Đỗ Văn Lập [12], Đặng Thị Đáp và cs. [7];
Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình của Đặng Thị Đáp [8]; Bạch Mã – Thừa Thiên



9

Huế của nhóm tác giả Lê Trọng Sơn, Phạm Minh Hùng, Đỗ Anh Tuấn [41]; Núi Chúa
– Ninh Thuận của nhóm Tạ Huy Thịnh, Phạm Hồng Thái, Hoàng Vũ Trụ [55]; Bidoup
– Lâm Đồng của Bùi Xuân Phương [37], Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsov A. N. [14];
Phú Quốc - Kiên Giang của Bùi Xuân Phương [36], Bùi Hữu Mạnh [30], Nguyễn Vũ
Khôi và Bùi Hữu Mạnh [91].
Các kết quả nghiên cứu về bướm ở các KBTTN gồm: Hang Kia – Pà
Cò của nhóm Đặng Thị Đáp và Hoàng Vũ Trụ [9]; Tàkóu – Bình Thuận của Đặng
Việt Đài, Hoàng Đức Huy [6]; Hoàng Liên – Lào Cai của Vũ Văn Liên [20]; Ngọc
Linh – Kon Tum của Bùi Xuân Phương [38]; Bình Châu – Phước Bửu của Bùi Hữu
Mạnh [29] và Tà Đùng – Đăk Nông của Đặng Huy Huỳnh và cs. [16], Lê Hải Sơn và
Hoàng Đức Huy [44][45][46].
Các kết quả nghiên cứu ở các khu vực hay rừng đặc dụng khác gồm: Tuyến
cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên của Tạ Huy Thịnh và cs. [54]; Trạm đa dạng sinh học
Mê Linh – Vĩnh Phúc của nhóm Thái Đình Hà, Đặng Thị Đáp và Nguyễn Hoàng
Trang [11]; Thành phần bướm ngày ở phía tây tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế và Quảng Nam của nhóm Hoàng Vũ Trụ và Tạ Huy Thịnh [56]; Cảnh
quan hành lang xanh, Thừa Thiên Huế và bướm tỉnh Thừa Thiên Huế của nhóm tác
giả Monastyrskii, Đỗ Anh Tuấn và Phạm Minh Hùng [33][86]; Thủy điện A Vương
– Quảng Nam của nhóm Đỗ Anh Tuấn và Lê Trọng Sơn [57]; Hòn Bà – Khánh Hoà
của Vũ Văn Liên [24]; Bướm rừng Tân Phú – Đồng Nai của Trần Phi Hùng, Trương
Văn Sinh [15]; Cù Lao Dung và Mỹ Phước – Sóc Trăng của Lê Hải Sơn và Hoàng
Đức Huy [47].
Những công bố trên cho thấy tại nhiều VQG, KBTTN và rừng đặc dụng trên
cả nước đều được khảo sát, đánh giá về đa dạng thành phần loài. Tuy nhiên, đa phần
các kết quả trên chủ yếu tập trung vào việc lập danh sách thành phần loài. Các đánh
giá về sinh thái học hay đặc điểm sinh học của bướm còn chưa được quan tâm nhiều.

Tháng 4 – 5/2013, nhóm tác giả Vũ Văn Liên và cs. đã thực hiện khảo sát trên
3 khu rừng đặc dụng và KBTTN tại miền Trung Việt Nam gồm Đắkrông, Bạch Mã
và Bà Nà – Núi Chúa. Kết quả ghi nhận 188 loài bướm, trong đó, KBTTN Đắkrông
chiếm số loài đông đảo nhất với 138 loài và ghi nhận loài Troides sp. (Papilionidae)


10

có giá trị bảo tồn. Ngoài ghi nhận kết quả thành phần loài tại 3 khu vực khảo sát, kết
quả còn đánh giá mức độ phổ biến của các loài tại từng địa điểm khảo sát cũng như
đánh giá mức độ giống nhau về thành phần loài của mỗi khu rừng đặc dụng và
KBTTN trên [28].
Các ấn phẩm dưới dạng sách có kèm theo ảnh minh hoạ về bướm ở từng VQG
hay toàn bộ Việt Nam được công bố trong một số công trình như: Các loài bướm phổ
biến ở Việt Nam [32], hay Danh mục minh họa các loài bướm ngày Việt Nam [33]
của Monastyrskii và Devyatkin (2003) với 994 loài, đây được xem là danh lục có
nhiều loài bướm nhất ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, ấn phẩm
này chỉ là liệt kê dưới dạng danh sách thành phần của 994 loài bướm có ở Việt Nam,
về phân bố nhóm tác giả phân chia theo 3 miền Bắc, miền Trung và miền Nam [84].
Tiếp theo đó, kể từ năm 2005 – 2011 tác giả Monastyrskii đã xuất bản 3 tập của bộ
sách Butterflies in Vietnam gồm tập 1 – Nymphalidae: Satyrinae [85] với 115 loài
bướm ngày thuộc họ phụ Satyrinae; tập 2 – Papilionidae [87] với 68 loài thuộc họ
bướm phượng Papilionidae được mô tả, tập 3 – Nymphalidae: Danainae và
Amathusiinae [88] trong đó họ phụ Danainae và Amathusiinae được mô tả 32 loài.
Theo hệ thống phân loại bướm ngày trước đây của một số tác giả trong và ngoài nước
[6][7][14][20][25][30][96]..., tổng họ bướm phượng (Papilionoidea) bao gồm 9 họ:
Papilionidae, Danaidae, Pieridae, Amathusiidae, Nymphalidae, Lycaenidae,
Satyridae, Libytheidae, Riodinidae. Theo tác giả Pisuth [97] tổng họ bướm phượng
Papilionoidea được chia thành 4 họ gồm: Papilionidae, Pieridae, Lycaenidae (bao
gồm họ Riodnidae và Lycaenidae trước đây) và Nymphalidae (gồm họ Danaidae,

Libytheidae, Satyridae, Nymphalidae và Amathusiidae trước đây). Như vậy, về bản
chất hệ thống phân loại 9 họ và 4 họ trong tổng họ bướm phượng Papilionoidea là
không thay đổi về thành phần loài. Để tiện trong việc so sánh thành phần loài đối với
nhiều tác giả trong nước, luận án sẽ sử dụng hệ thống phân loại 9 họ như trước đây,
tuy nhiên về danh pháp phân loại sẽ cập nhật theo hệ thống phân loại thành phần loài
mới của tác giả Monastyrskii [85][87][88] và Pisuth EK-Amnuay [97].


11

Hình 1.1. Hệ thống phân loại bướm ngày theo Pisuth EK-Amnuay
Nguồn: Pisuth Ek-Amnuay (2012) Butterflies of Thailand Vol. 2, Thailand [97]

Ngoài ra, còn có các ấn phẩm về danh lục hình ảnh bướm tại các khu vực khác
như: Lương Văn Hào và cs. về danh lục hình ảnh bướm tại VQG Cúc Phương [12];
Bùi Hữu Mạnh các loài bướm ngày Phú Quốc [30], nhận diện một số loài bướm Việt
Nam [31], Monastyrskii các loài bướm họ Nymphalidae tại Việt Nam [85] và gần đây
nhất là danh lục hình ảnh các loài bướm họ Nymphalidae: Danainae, Amathusiinae
[88]. Nhìn chung các ấn phẩm dưới dạng sách liệt kê danh lục và hình ảnh chủ yếu
mang tính chất giáo dục bảo tồn và phục vụ du lịch.
1.2.2. Nghiên cứu sinh học, sinh thái bướm
Phần lớn các công trình nghiên cứu về bướm ở Việt Nam đều tập trung vào
xây dựng danh sách loài. Việc nghiên cứu sinh học, sinh thái bướm ở Việt Nam đến
nay đã được quan tâm hơn nhưng vẫn chưa nhiều.
Theo phụ lục II danh lục của CITES Việt Nam có 04 loài là Teinopalpus
imperialis, Teinopalpus aureus, Troides helena và Troides aeacus [49][5], 02 loài
thuộc giống Teinopalpus có trong danh lục của IUCN, với Teinopalpus imperialis là
loài hiếm và Teinopalpus aureus là loài thiếu thông tin.



12

Các công trình nghiên cứu sinh thái bướm chủ yếu tập trung ở các đề tài thạc
sĩ, tiến sĩ sinh học, sinh thái học hay của một số các chuyên gia trong và ngoài nước
đến từ Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga và Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
Tạ Huy Thịnh và Hoàng Vũ Trụ (2004), đã sử dụng chỉ số tương đồng để so
sánh thành phần loài bướm giữa một số VQG và KBTTN của Việt Nam. Các tác giả
đã xác định yếu tố địa lý, khí hậu là yếu tố quyết định, trong đó độ cao là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến sự tương đồng về thành phần loài bướm giữa các khu vực. Công
trình này chủ yếu thu thập dữ liệu thành phần loài sẵn có kết hợp với 1 số dẫn liệu
thu thập tại một vài địa điểm để khảo sát chỉ số tương đồng về thành phần loài giữa
các VQG và KBTTN ở Việt Nam kết hợp với các yếu tố địa lý, khí hậu để đánh giá.
Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ số tương đồng để đánh giá các yếu tố trên còn cần phải
xem xét đến nhiều yếu tố như kinh nghiệm của nhóm chuyên gia khảo sát tại khu vực
nghiên cứu, thời gian khảo sát (dài hay ngắn)… các yếu tố này nếu không đồng nhất
sẽ cho kết quả đánh giá chỉ số tương đồng không chính xác từ đó sẽ dẫn đến các kết
luận không có nhiều ý nghĩa khoa học. Vì vậy, việc đánh giá chỉ số tương đồng giữa
các khu vực nghiên cứu chỉ có ý nghĩa tương đối và mang tính chất tham khảo nếu
không phải các dẫn liệu nghiên cứu của cùng một nhóm nghiên cứu và cùng thời gian
nghiên cứu [53].
Nhóm tác giả Tạ Huy Thịnh và cs., (2005) với kết quả điều tra côn trùng (gồm
cả bướm) dọc theo các tuyến đường cao tốc dự kiến Hà Nội – Thái Nguyên đã xác
định các chỉ số đa dạng côn trùng thấp và có xu hướng tăng theo hướng từ Hà Nội tới
Thái Nguyên [54].
Vũ Văn Liên và Đặng Thị Đáp (2002) nghiên cứu bướm ở VQG Cúc Phương
xác định rừng nguyên sinh có số loài ít nhất, rừng thứ sinh có số loài nhiều nhất [19].
Vũ Văn Liên và Decheng Yuan (2002) nghiên cứu bướm ở các loại sinh cảnh khác
nhau. Kết quả cho thấy có sự khác nhau về đa dạng bướm ở các loại sinh cảnh có
thảm thực vật khác nhau. Tính đa dạng bướm cao nhất ở các sinh cảnh chuyển tiếp,
thấp ở các sinh cảnh rừng [105].

Vũ Văn Liên (2005) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái đến
02 loài Ragadia crisilda (Satyridae) và Teinopalpus aureus (Papilionidae) đã xác


13

định các tác động rừng ảnh hướng đến sự phong phú của loài bướm. Rừng bị tác động
càng mạnh, sự phong phú của loài giảm càng mạnh. Có nghĩa là sự phong phú của
loài có quan hệ nghịch với cường độ tác động đến sinh cảnh [21][22][27].
Việc nghiên cứu biến động bướm theo mùa ở Việt Nam cũng đã được đề cập
đến. Monastyrskii (2002) nghiên cứu biến động về thành phần loài bướm một số VQG
ở Việt Nam là Ba Bể, Hoàng Liên và Cát Tiên đã chỉ ra có hai đỉnh cao về loài, trong
đó đỉnh cao thứ nhất ở hai VQG rơi vào tháng 4 và tháng 5 và một VQG khác rơi vào
tháng 6; đỉnh thứ hai ở hai VQG vào tháng 12 và một VQG khác vào tháng 10. Theo
quy luật chung mà các nhà côn trùng nhận thấy là ở Miền Bắc Việt Nam, bướm
thường phong phú nhất vào tháng 5 và tháng 10. Một nghiên cứu khác về bướm ở Mê
Linh, Vĩnh Phúc xác định thành phần loài cao nhất vào tháng 5 và tháng 10. Như vậy,
việc nghiên cứu biến động quần thể bướm theo mùa cũng được một số các nhà nghiên
cứu quan tâm tuy nhiên về thời gian nghiên cứu không dài cũng như các nghiên cứu
chủ yếu tập trung tại khu vực miền Bắc [83].
Vũ Văn Liên (2005, 2008) khi đánh giá sự tương đồng của các quần xã bướm
ở năm sinh cảnh khác nhau từ rừng tự nhiên đến đất nông nghiệp tại vùng núi cao
VQG Tam Đảo, Việt Nam cho rằng độ giàu loài và phong phú của quần xã bướm
thấp ở rừng tự nhiên kín và cao hơn ở rừng bị tác động, cao nhất ở bìa rừng, thấp
trong môi trường cây bụi và thấp nhất ở vùng hoạt động nông nghiệp. Các chỉ số về
độ giàu loài, độ tương đồng và đa dạng của các quần xã bướm thấp ở khu vực hoạt
động nông nghiệp và rừng tự nhiên kín nhưng lại cao ở bìa rừng và sinh cảnh cây bụi.
Các họ Satyridae và Amathusiidae có độ giàu loài và phong phú cao trong sinh cảnh
rừng tự nhiên kín và giảm dần theo sinh cảnh [23] [107].
Khi nghiên cứu sinh thái bướm tại miền Nam Việt Nam, Vũ Văn Liên và Vũ

Quang Côn (2011) đã chỉ ra tỷ lệ các loài quý hiếm có xu hướng giảm từ rừng tự
nhiên kín đến sinh cảnh ven suối. Trong khi đó, tỷ lệ các loài phổ biến lại có xu hướng
tăng từ rừng tự nhiên kín đến sinh cảnh ven suối [108].
Công trình nghiên cứu sinh thái bướm trong luận án Tiến sĩ sinh học của Vũ
Văn Liên, nghiên cứu về đa dạng thành phần, tập tính sinh thái bướm tại VQG Tam
Đảo. Tác giả đã sử dụng các chỉ số đa dạng sinh học như: chỉ số tương đồng Bray-


×