Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.15 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ KHUYÊN

TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ KHUYÊN

TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THỊ BẠCH TUYẾT

THÁI NGUYÊN - 2014




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung
luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và các báo cáo được chú thích đầy đủ trong danh mục tài liệu
tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Khuyên


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình
dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Vũ Thị Bạch Tuyết đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị và ban lãnh đạo sở Tài chính tỉnh
Vĩnh Phúc, sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Cục
Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc… đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu
viết luận văn.

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn.

Vĩnh Phúc, tháng 6 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Khuyên


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ............................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ VỐN
NHÀ NƢỚC TẠI DOANH NGHIỆP ......................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về vốn nhà nước tại doanh nghiệp ................................................. 5
1.1.1. Vốn và các loại hình vốn .............................................................................. 5
1.1.2. Vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước .................................................. 10

1.1.3. Quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước ................................. 14
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp .............................. 25
1.2.1. Thực tiễn công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay ........................................................................................................ 25
1.2.2. Kinh nghiệm về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của một số
nước trên thế giới .................................................................................................. 29
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm ....................................................................... 33
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 35
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 35
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .......................................................... 35
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ........................................................ 36
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu ............................................... 36


iv
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 37
2.3.1. Chỉ tiêu về cơ cấu sử dụng vốn ................................................................... 37
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động ......................................................... 38
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán ....................................................... 41
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ................ 42
3.1. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc ..................................................... 42
3.1.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................... 42
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc .................................................. 42
3.1.3. Doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý ...................... 44
3.2. Thực trạng quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc những năm gần đây ................................................................................. 45
3.2.1. Cơ sở pháp lý quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp của
tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................................................................... 45

3.2.2. Thực tiễn công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................................................... 48
3.2.3. Vốn nhà nước và hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp .......... 51
3.2.4. Đánh giá công tác quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc.............................................................................................................. 76
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN NHÀ
NƢỚC TẠI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC....................83
4.1. Quan điểm, định hướng quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới ...................................................................... 83
4.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp ........................................................................................................ 83
4.1.2. Phương hướng tăng cường quản lý vốn nhà nước đối với doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc....................................................... 84
4.1.3 Mục tiêu tăng cường quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp ....... 89


v
4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới ...................................................................... 91
4.2.1. Hoàn thiện chính sách, qui định về quản lý vốn nhà nước tại các
DNNN phù hợp điều kiện của tỉnh Vĩnh Phúc ..................................................... 91
4.2.2. Thực hiện triệt để hơn tách chức năng quản lý nhà nước với chức
năng thực hiện các quyền chủ sở hữu, tách biệt thực hiện quyền chủ sở hữu
đối với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp ........................................ 91
4.2.3. Có cơ chế tuyển chọn, đề bạt, sử dụng cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp ...... 92
4.2.4. Hoàn thiện cơ chế người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các
công ty cổ phần và Kiểm soát viên tại các công ty TNHH nhà nước một
thành viên. ............................................................................................................. 93
4.2.5. Đổi mới, tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp trong sử dụng vốn Nhà nước. Đồng thời, qui

định chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm đối với chủ doanh nghiệp sử dụng vốn
nhà nước không hiệu quả, làm thất thoát vốn nhà nước ....................................... 94
4.2.6. Tiếp tục chuyển đổi, sắp xếp lại đối với các doanh nghiệp hoạt động
kém hiệu quả. Thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp..................... 96
4.3. Đề xuất, kiến nghị .............................................................................................. 96
4.3.1. Đối với Nhà nước ....................................................................................... 96
4.3.2. Đối với địa phương ..................................................................................... 97
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 100


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DNNN

:

Doanh nghiệp Nhà nước

KT-XH

:

Kinh tế xã hội

MTV

:


Một thành viên

NS

:

Ngân sách

NSNN

:

Ngân sách Nhà nước

SCIC

:

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

TBCN

:


Tư bản chủ nghĩa

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

:

Tài sản cố định

UBND

:

Ủy ban nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Vốn điều lệ và tỷ trọng vốn Nhà nước trên vốn điều lệ tại các
doanh nghiệp Nhà nước ...................................................................... 52

Bảng 3.2.

Vốn Nhà nước và tổng nguồn vốn kinh doanh tại các doanh
nghiệp Nhà nước ................................................................................. 53

Bảng 3.3.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Nhà nước ............................................................................................. 57

Bảng 3.4.

Kết quả nộp ngân sách và thu nhập của người lao động tại các
doanh nghiệp Nhà nước ...................................................................... 60

Bảng 3.5.

Quy mô, cơ cấu tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước............................ 62

Bảng 3.6.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp Nhà nước ............... 65

Bảng 3.7.


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tại doanh nghiệp Nhà nước ...................... 66

Bảng 3.8.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, khả năng sinh lời của vốn chủ
sở hữu tại doanh nghiệp Nhà nước...................................................... 69

Bảng 3.9.

Tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Nhà nước .............. 71

Bảng 3.10.

Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp Nhà nước ....................... 72


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng nguồn vốn tại các công ty cổ phần....................................... 55
Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng nguồn vốn tại các công ty TNHH Nhà nước ....................... 55
Biểu đồ 3.3. Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............ 58
Biểu đồ 3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp .................. 68
Biểu đồ 3.5. Khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp ........................... 73


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế
từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Doanh
nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan
trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thu nhập từ
doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm
quốc nội, tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất - nhập khẩu, hợp tác đầu tư với nước
ngoài; là nguồn lực quan trọng trong thực hiện các chính sách xã hội, cung cấp nhiều
sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh...
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là khi
nước ta chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi các
doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh, đổi mới công
nghệ, đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất kinh
doanh, tăng cường quản lý, tăng cường sức cạnh tranh trong nền kinh tế. Điều đó
đòi hỏi các doanh nghiệp vừa phải bảo toàn, phát triển, vừa phải nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn nói chung và vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nói riêng.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nhà nước vẫn còn bộc lộ
những hạn chế, yếu kém như: quy mô nhỏ, cơ cấu bất hợp lý, chưa thật tập trung vào
những ngành, lĩnh vực then chốt; hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn
thấp, chưa thực sự làm tốt vai trò chủ đạo của nền kinh tế, chưa tương xứng với
những lợi thế và sự đầu tư của Nhà nước; nhìn chung công nghệ sản xuất lạc hậu,
trình độ quản lý yếu kém nên năng suất lao động thấp; thiếu thông tin, khả năng tiếp
cận và thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu và mạng sản xuất quốc tế còn hạn chế;
chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước tại một số tập đoàn và tổng công
ty quốc doanh trong những năm gần đây cho thấy quản lý chi phí, giá thành còn nhiều
hạn chế, còn tiềm ẩn các yếu tố rủi ro ... thậm chí một số doanh nghiệp còn vi phạm
pháp luật nghiêm trọng, dẫn đến thất thoát vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp.



2
Có thể nhận định rằng, việc quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp
còn bất cập trong chính sách quản lý, trong tổ chức bộ máy quản lý và trong tổ chức
thực hiện. Điều đó khiến vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng
quản lý, sử dụng kém hiệu quả và việc thực hiện vai trò chủ đạo của thành phần
kinh tế nhà nước bị hạn chế. Cơ chế liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp nhà nước chưa kích thích sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử
dụng vốn chưa cao, có xu hướng không bảo toàn, giảm dần vai trò của doanh
nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế. Chứng tỏ công tác quản lý vốn và tài sản của
nhà nước, quản lý và sử dụng cán bộ ở nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị bị
buông lỏng gây nên tình trạng tiêu cực, tham nhũng, làm thất thoát, lãng phí vốn, tài
sản nhà nước, gây bất bình và bất ổn trong xã hội.
Thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến
hành đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh làm chủ sở hữu.
Các doanh nghiệp có vốn Nhà nước chi phối tập trung chủ yếu vào các ngành, lĩnh
vực then chốt và địa bàn quan trọng, đảm bảo cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công
ích thiết yếu cho xã hội. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà
nước, phát huy hết những nguồn lực sẵn có, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thương trường, cần phải tăng cường hơn nữa công tác giám sát đối với doanh
nghiệp nhà nước, đặc biệt là giám sát việc sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Quản lý và giám sát việc sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước là
một việc làm cần thiết nhằm đánh giá đúng thực trạng hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước, đảm bảo vốn Nhà nước
được bảo toàn và phát triển, giúp cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện các
yếu kém trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra
biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã làm thay đổi tình hình sử dụng vốn nhà
nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cả về số
lượng, hiệu quả và quy mô. Vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp đã được tập

trung hơn. Mặc dù đã được sắp xếp lại nhưng doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc
tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chủ yếu là doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Với các doanh
nghiệp có qui mô nhỏ, vốn chủ sở hữu ít, vốn huy động bên ngoài rất khó khăn nên


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×