Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt huyện tiền hải tỉnh thái bình và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 89 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT, HUYỆN TIỀN HẢI,
TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN NƯỚC

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

VŨ BÁ HẢI

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT, HUYỆN TIỀN HẢI,
TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN NƯỚC
VŨ BÁ HẢI
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. THÁI THỊ THANH MINH
2. TS. TRƯƠNG ĐỨC TRÍ


HÀ NỘI, NĂM 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính : TS. Thái Thị Thanh Minh
Cán bộ hướng dẫn phụ

: TS. Trương Đức Trí

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Tăng Thế Cường
Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn An Thịnh
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:

HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày … tháng … năm 20


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ
hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân
tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi
rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Bá Hải


ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn đến các quý Thầy Cô Khoa Môi Trường tận tình giảng dạy và
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội.
Em đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Thái Thị Thanh Minh và TS.
Trương Đức Trí đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ dạy em những kinh nghiệm
quý báu trong quá trình làm Luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình viết Luân văn, do hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như
kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô để bài Luận văn tốt nghiệp
được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Vũ Bá Hải


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU .................................. 3
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................................... 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ...................................... 3
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 3
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 7
1.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................................... 16
1.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 17
1.2.1. Biểu hiện và xu thế biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam ......................... 17
1.2.1.1. Biểu hiện và xu thế biến đổi khí hậu trên thế giới ........................................... 17
1.2.1.2. Biểu hiện và xu thế biến đổi khí hậu tại Việt Nam .......................................... 24
1.2.1.3. Biểu hiện và xu thế biến đổi khí hậu tại Thái Bình ......................................... 28
1.3. Nghiên cứu về biến động của tài nguyên nước mặt dưới tác động của biến đổi
khí hậu ........................................................................................................................... 31
1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 31
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................. 32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 35



iv
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu............................................................................. 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 35
2.2.1. Phương pháp chọn lọc, kiểm định tài liệu, số liệu có liên quan ......................... 35
2.2.2. Phương pháp chuyên gia ..................................................................................... 36
2.2.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công bố ... 37
2.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................................. 38
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................................. 40
2.2.6. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến TNN ....................................... 41
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 43
3.1. Xu thế biến đổi của một số yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước mưa huyện
Tiền Hải tỉnh Thái Bình ................................................................................................ 43
3.1.1. Xu thế biến đổi của lượng mưa ........................................................................... 43
3.1.2. Xu thế biến đổi của nhiệt độ ............................................................................... 49
3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước huyện Tiền Hải tỉnh Thái
Bình ............................................................................................................................... 54
3.2.1. Tác động của biến đổi lượng mưa và nhiệt độ .................................................... 54
3.2.2. Tác động của mực nước và xâm nhập mặn ......................................................... 57
3.3. Đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước ............................................................. 64
3.3.1. Nhóm giải pháp công trình .................................................................................. 64
3.3.2. Nhóm giải pháp phi công trình ........................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 72
PHỤ LỤC


v
THÔNG TIN LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Vũ Bá Hải

Lớp: CH2AMT

Khoá: 2A (2016-2018)

Cán bộ hướng dẫn:
Cán bộ hướng dẫn 1: TS. Thái Thị Thanh Minh
Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Trương Đức Trí
Tên đề tài: Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên
nước mặt huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên
nước.
Tóm tắt luận văn:
1. Đặt vấn đề
Con người đã nhận ra xu hướng của ấm lên toàn cầu khi xem xét nhiệt độ
trung bình toàn cầu từ cuối thế kỷ 19. Hiện tượng ấm lên tiếp tục xảy ra trong thế kỷ
21 với phạm vi chưa từng có, các nhà khoa học nhận thức được rằng có sự biến đổi
sâu sắc trong hệ thống khí hậu. Nhiệt độ bề mặt toàn cầu tăng lên 0,4-0,80C từ cuối
thế kỷ 19 nhưng hầu hết xuất hiện ở 2 giai đoạn, từ 1910-1945 và từ 1976 đến nay
và tốc độ tăng nhiệt độ từ 1976 đến nay là trên 0,150C /thập kỷ. Trong đó năm 1998
và 2005 được ghi nhận là năm nóng nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Điều này
đã tác động không nhỏ đến khí hậu các khu vực trên thế giới mà biểu hiện là mực
nước biển dâng, diện tích băng giảm làm biến đổi hoàn lưu đại dương, thúc đẩy
nhanh hơn sự nóng lên của các vùng lạnh giá, nước ở đại dương ấm lên làm cho các
đảo san hô trên thế giới phá hủy, các hệ sinh thái biến đổi, tần suất các yếu tố cực trị
và hiện tượng cực đoan gia tăng, ...v…v…
Đối với Việt Nam, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng
0,70C, mực nước biển dâng (NBD) 20cm. Các hiện tượng thiên tai, đặc biệt là bão,
lũ lụt và hạn hán ngày càng xảy ra ác liệt. Trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Tiền Hải là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, với 35 xã, thị trấn. Tổng
diện tích tự nhiên của huyện là 22.604ha, có 23km bờ biển, 03 cửa sông lớn đổ ra

biển là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cửa sông Trà Lý và cửa Lân, với đặc điểm vùng
bờ biển được bồi tụ đã hình thành lên vùng đất bãi bồi, đất ngập nước ven biển rộng


vi
hơn 6.000ha có hệ sinh thái động thực vật phong phú và đa dạng. Trong đó, khu bảo
tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xếp vào vùng lõi của khu dự trữ sinh
quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Tiền Hải có
nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội một cách đa dạng. Tuy nhiên, cũng như
nhiều địa phương khác trong cả nước, Tiền Hải chịu ảnh hưởng bởi những diễn biến
bất thường của thời tiết, khí hậu như áp thấp nhiệt đới, bão lụt, lũ quét, lốc xoáy,
nước biển dâng, nắng nóng, hạn hán...v...v... Điều này đã tác động nghiêm trọng
đến các ngành/lĩnh vực của địa phương. Trong đó, lĩnh vực bị tác động nhiều nhất
là tài nguyên nước. Một nguồn tài nguyên quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp
ở đây. Do đó, việc phân tích, đánh giá và nhận định sự thay đổi của tài nguyên nước
mặt thông qua biểu hiện sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, lưu lượng, độ cao mực
nước, độ mặn, .... và đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước tại huyện Tiền
Hải, tỉnh Thái Bình là việc làm có ý nghĩa thực khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình.
- Đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái
Bình.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
- Điều tra, thu thập số liệu (nhiệt độ, lượng mưa, mực nước, xâm nhập mặn
...), tài liệu phát triển kinh tế - xã hội, niên giám thống kê, xây dựng kế hoạch ứng
phó biến đổi khí hậu, .... trên địa bàn nghiên cứu;
- Đánh giá xu thế biến đổi của một số yếu tố tác động đến tài nguyên nước

mưa thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;
- Xây dựng mẫu phiếu, điều tra và khảo sát cán bộ và người dân trên địa bàn
nghiên cứu;


vii
- Phân tích, đánh giá kết quả trên mẫu phiếu điều tra từ đó đưa ra các giải pháp
bảo vệ tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Nội dung 2: Đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình.
- Nhóm giải công trình
- Nhóm giải pháp phi công trình.
4. Kết quả nghiên cứu đạt được
Theo kịch bản BĐKH, lượng mưa hàng năm tại khu vực nghiên cứu giảm,
nhiệt độ có xu hướng tăng theo hướng ngày càng khắc nghiệt như nhiệt độ, lượng
mưa tăng vào mùa hè (mùa lũ) và giảm vào đông (mùa kiệt). Tuy nhiên, qua phân
tích số liệu quan trắc cho thấy xu hướng lượng mưa trung bình năm giảm nhưng với
tốc độ thấp hơn dự bảo đồng thời có xu hướng tăng vào mùa kiệt và giảm vào mùa
lũ. Bên cạnh đó, tốc độ tăng nhiệt độ cũng thấp hơn nhiều so với kịch bản. Điều này
cho thấy, biến đổi khí hậu ít có tác động với tài nguyên nước Tiền Hải hơn so với
kịch bản BĐKH đưa ra.
Tuy có những dấu hiệu cho thấy tác động hạn chế của BĐKH tại khu vực,
nhưng nhu cầu tích nước cho sản xuất, sinh hoạt trên cả lưu vực ngày càng cao,
lượng nước mặt bổ sung cho Tiền Hải sẽ có nguy cơ giảm, các biện giải pháp khai
thác, sử dụng nước mưa cần phải được tính đến: (i) Nhóm giải pháp công trình: Xây
dựng hệ thống trữ nước quy mô vừa và nhỏ; Nâng cấp, bảo trì hệ thống đê, trạm
bơm đảm bảo cấp và tiêu thoát nước kịp thời, nâng cấp trạm quan trắc. (ii) Nhóm
giải pháp phi công trình: Tăng cường tuyên truyền về bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên
nước; tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường không khí nhằm hạn chế tạp
chất trong nước mưa; tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển các mô hình dự

báo, nâng cao năng lực và độ tin cậy của thông tin dự báo; tăng cường tính thích
ứng với điều kiện tài nguyên nước thay vì chống chịu; tăng cường cơ chế phối hợp
giữa các đơn vị quản lý thủy lợi cấp huyện, tỉnh với các đơn vị quản lý, vận hành hồ
chứa có liên quan; tăng cường công tác trồng và bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ.


viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

GCMs

:

Global Circulation Model System

IPCC

:

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu

KNK

:


Khí nhà kính

TNN

:

Tài nguyên nước

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

RNM

:

Rừng ngập mặn


ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số giờ nắng trung bình tháng tại Tiền Hải - Thái Bình [9] ........................4
Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình tháng tại Tiền Hải - Thái Bình [9]..............................5
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình [10] ...9
Bảng 1.4. Hiện trạng trồng rừng các loại [10] ............................................................9
Bảng 1.5. Diện tích có khả năng NTTS của huyện Tiền Hải và các huyện khác
thuộc tỉnh Thái Bình [5] ............................................................................................11
Bảng 1.6. Dân số tỉnh Thái Bình phân bố theo các huyện, giai đoạn 2013-2017 [5]

...................................................................................................................................15
Bảng 1.7. Mức tăng nhiệt độ (0C) của thập kỷ 2001-2010 so với các thời kỳ trong
quá khứ (Mai Văn Khiêm và cộng sự, 2014 [4]) ......................................................25
Bảng 3.1. Kịch bản BĐKH về mức tăng nhiệt độ cho tỉnh Thái Bình [10] ..............53
Bảng 3.2. Kết điều tra đối với cán bộ quản lý về tác động của biến đổi khí hậu
(nhiệt độ, lượng mưa) đến tài nguyên nước mặt .......................................................56
Bảng 3.3. Kết điều tra đối với các hộ gia đình về tác động của biến đổi khí hậu
(nhiệt độ, lượng mưa) đến tài nguyên nước mặt .......................................................57
Bảng 3.4. Mực nước trung bình tháng Trạm Thủy văn Ba Lạt (2006-2016) [2] ......58
Bảng 3.5. Lưu lượng nước trung bình tháng Trạm Thủy văn Ba Lạt (2015-2016)
[2] ..............................................................................................................................59
Bảng 3.6. Độ mặn cao nhất tháng Trạm Thủy văn Ba Lạt (2006-2016) [2] ............61
Bảng 3.7. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (cm) [10] ...................62
Bảng 3.8. So sánh mức tăng xâm nhập mặn giữa kịch bản B1 và hiện trạng (km)
[10] ............................................................................................................................62


x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình [10]............................3
Hình 1.2. Bản đồ phân bố lượng mưa ở Thái Bình [10] .............................................5
Hình 1.3. Nhiệt độ trung bình toàn cầu (IPCC, 2007 [21]).......................................18
Hình 1.4. Phân bố dị thường nhiệt độ mặt nước biển thời đoạn 1900-2005 so với
thời kỳ chuẩn 1961-1990 (IPCC, 2007 [21]) ............................................................19
Hình 1.5. Phân bố lượng mưa trung bình năm từ 1990-2005 (IPCC, 2007 [21]) .....20
Hình 1.6. Diện tích độ phủ tuyết ở Bắc Bán Cầu ttrung bình tháng 3và 4 qua các
năm (IPCC, 2013 [21]) ..............................................................................................21
Hình 1.7. Xu thế biến đổi của băng biển, 1979-2013 (IPCC, 2013 [21]) .................23
Hình 1.8. Diễn biến nhiệt độ tháng I và VII tại Thái Bình, 1960-2010 [10] ............28
Hình 1.9. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm tại Thái Bình, 1960-2010 [10] ..........29

Hình 1.10. Diễn biến tổng lượng mưa năm tại Thái Bình, 1960-2010 [10] .............30
Hình 2.1. Khu vực điều tra, khảo sát thực địa...........................................................38
Hình 3.1. Biểu đồ lượng mưa trung bình năm của Trạm Ba Lạt ..............................43
Hình 3.2. Biểu đồ xu hướng biến đổi lượng mưa của Tiền Hải và các vùng ...........44
lân cận .......................................................................................................................44
Hình 3.3. Biểu đồ lượng mưa trung bình mùa lũ của Trạm Ba Lạt ..........................45
Hình 3.4. Biểu đồ xu hướng biến đổi lượng mưa mùa lũ của Tiền Hải và các vùng
lân cận .......................................................................................................................45
Hình 3.5. Biểu đồ lượng mưa trung bình mùa kiệt của Trạm Ba Lạt .......................46
Hình 3.6. Biểu đồ xu hướng biến đổi lượng mưa mùa kiệt của Tiền Hải và các vùng
lân cận .......................................................................................................................47
Hình 3.7. Kịch bản biến đổi lượng mưa mùa hè và mùa đông Thái Bình ................47
Hình 3.8. Biểu đồ kết quả điều tra về biến đổi lượng mưa .......................................48
Hình 3.9. Biểu đồ nhiệt độ trung bình của Trạm Ba Lạt...........................................49
Hình 3.10. Biểu đồ xu hướng biến đổi nhiệt độ của Tiền Hải và các vùng ..............50
lân cận .......................................................................................................................50
Hình 3.11. Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng nóng của Trạm Ba Lạt......................51


xi
Hình 3.12. Biểu đồ xu hướng biến đổi nhiệt độ tháng nóng của Tiền Hải và các
vùng lân cận ..............................................................................................................52
Hình 3.13. Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng lạnh của Trạm Ba Lạt .......................52
Hình 3.14. Biểu đồ xu hướng biến đổi nhiệt độ tháng lạnh của Tiền Hải và các vùng
lân cận .......................................................................................................................53
Hình 3.15. Biểu đồ kết quả điều tra về biến đổi nhiệt độ..........................................54
Hình 3.16. Biểu đồ kết quả điều tra về ảnh hưởng biến đổi lượng mưa ...................56
Hình 3.17. Biểu đồ xu thế biến đổi mực nước Tiền Hải ...........................................59
Hình 3.18. Biểu đồ kết quả điều tra về các hiện tượng thời tiết khác (hạn hán, xâm
nhập mặn) ..................................................................................................................63



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Luận văn
Con người đã nhận ra xu hướng của ấm lên toàn cầu khi xem xét nhiệt độ
trung bình toàn cầu từ cuối thế kỷ 19. Hiện tượng ấm lên tiếp tục xảy ra trong thế kỷ
21 với phạm vi chưa từng có, các nhà khoa học nhận thức được rằng có sự biến đổi
sâu sắc trong hệ thống khí hậu. Nhiệt độ bề mặt toàn cầu tăng lên 0,4-0,80C từ cuối
thế kỷ 19 nhưng hầu hết xuất hiện ở 2 giai đoạn, từ 1910-1945 và từ 1976 đến nay
và tốc độ tăng nhiệt độ từ 1976 đến nay là trên 0,150C /thập kỷ. Trong đó năm 1998
và 2005 được ghi nhận là năm nóng nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Điều này
đã tác động không nhỏ đến khí hậu các khu vực trên thế giới mà biểu hiện là mực
nước biển dâng, diện tích băng giảm làm biến đổi hoàn lưu đại dương, thúc đẩy
nhanh hơn sự nóng lên của các vùng lạnh giá, nước ở đại dương ấm lên làm cho các
đảo san hô trên thế giới phá hủy, các hệ sinh thái biến đổi, tần suất các yếu tố cực trị
và hiện tượng cực đoan gia tăng, ...v…v…
Đối với Việt Nam, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng
0,70C, mực nước biển dâng (NBD) 20cm. Các hiện tượng thiên tai, đặc biệt là bão,
lũ lụt và hạn hán ngày càng xảy ra ác liệt. Trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Tiền Hải là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, với 35 xã, thị trấn. Tổng
diện tích tự nhiên của huyện là 22.604ha, có 23km bờ biển, 03 cửa sông lớn đổ ra
biển là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cửa sông Trà Lý và cửa Lân, với đặc điểm vùng
bờ biển được bồi tụ đã hình thành lên vùng đất bãi bồi, đất ngập nước ven biển rộng
hơn 6.000ha có hệ sinh thái động thực vật phong phú và đa dạng. Trong đó, khu bảo
tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xếp vào vùng lõi của khu dự trữ sinh
quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Tiền Hải có
nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội một cách đa dạng. Tuy nhiên, cũng như

nhiều địa phương khác trong cả nước, Tiền Hải chịu ảnh hưởng bởi những diễn biến
bất thường của thời tiết, khí hậu như áp thấp nhiệt đới, bão lụt, lũ quét, lốc xoáy,
nước biển dâng, nắng nóng, hạn hán...v...v... Điều này đã tác động nghiêm trọng


2
đến các ngành/lĩnh vực của địa phương. Trong đó, lĩnh vực bị tác động nhiều nhất
là tài nguyên nước. Một nguồn tài nguyên quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp
ở đây. Một ví dụ điển hình, năm 2017, khi mưa lớn kèm với thủy điện xả lũ đã làm
hơn 30.000 ha lúa của Thái Bình bị ngập úng tàn phá trong đó có diện tích lúa tại
Tiền Hải. Do đó, việc phân tích, đánh giá và nhận định sự thay đổi của tài nguyên
nước mặt thông qua biểu hiện sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, lưu lượng, độ cao
mực nước, độ mặn, .... và đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước tại huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là việc làm có ý nghĩa thực khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình.
- Đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái
Bình.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
- Điều tra, thu thập số liệu (nhiệt độ, lượng mưa, mực nước, xâm nhập mặn
...), tài liệu phát triển kinh tế - xã hội, niên giám thống kê, xây dựng kế hoạch ứng
phó biến đổi khí hậu, .... trên địa bàn nghiên cứu;
- Đánh giá xu thế biến đổi của một số yếu tố tác động đến tài nguyên nước
mưa thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;
- Xây dựng mẫu phiếu, điều tra và khảo sát cán bộ và người dân trên địa bàn
nghiên cứu;
- Phân tích, đánh giá kết quả trên mẫu phiếu điều tra từ đó đưa ra các giải pháp

bảo vệ tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Nội dung 2: Đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình.
- Nhóm giải công trình
- Nhóm giải pháp phi công trình.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Tiền Hải là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, có tọa độ
địa lý từ 20017’ đến 20028’ độ vĩ Bắc và từ 106027’ đến 106035’ kinh Đông. Phía
Bắc giáp huyện Thái Thụy, Thái Bình, ranh giới là sông Trà Lý; Phía Nam giáp
huyện Giao Thủy, Nam Đinh, ranh giới là sông Hồng; Phía Tây giáp huyện Kiến
Xương, Thái Bình; Phía Đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 23 km, từ
cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt [10].

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình [10]


4
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình của tỉnh Thái Bình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống
Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1 - 2 m. Địa mạo của tỉnh Thái
Bình được phân thành 2 khu vực:
Khu vực phía Bắc sông Trà Lý: đất được hình thành sớm bởi phù sa sông Thái

Bình, độ chia cắt phức tạp, đây là vùng tương đối cao (trừ vùng Nam huyện Đông
Hưng).
Khu vực phía Nam sông Trà Lý: tương đối bằng phẳng, thấp hơn so với khu
vực phía Bắc. Đây là vùng điển hình của phù sa sông Hồng.
Trong thực tế, từng khu vực cũng bị chia cắt thành những tiểu vùng khác nhau
về độ cao tạo nên vùng thâm canh tăng vụ, bố trí cây trồng và hệ thống thuỷ lợi
thuận lợi.
Nhìn chung, tỉnh Thái Bình tương đối bằng phẳng, đất đai được hình thành do
phù sa của sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá, sông Trà Lý, thuận lợi để phát triển
nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước.
c. Khí hậu
Huyện Tiền Hải - Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ
mặt trời lớn với tổng bức xạ trên 100 kca/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình từ 1.600
- 1.800 giờ/năm, tổng nhiệt cả năm khoảng 8.5000C, nhiệt độ trung bình năm từ 23 240C lượng mưa trung bình năm 1.500 - 1.900 mm, độ ẩm từ 80 - 90%.
Bảng 1.1. Số giờ nắng trung bình tháng tại Tiền Hải - Thái Bình [9]
Tháng I
II
III IV
V
VI
VII VIII IX
X
XI XII
Số giờ 73,0 38,8 42,2 91,7 194 186,6 212,4 177,2 180,3 174,8 142 126,2
Mùa hè trùng với mùa lũ, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10.
Mùa lũ với lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn
nhất có thể đạt 200 - 300 mm/ngày. Mưa lớn thường xẩy ra trong ngày có bão và
dông. Lượng mưa khá nhỏ, khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng 12
và tháng 1 lượng mưa nhỏ thậm chí không có mưa. Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ



5
mưa phùn và ẩm ướt. Nhìn chung, lượng mưa giữa các tháng trong năm không đều.
Do đó cần có biện pháp đảm bảo nước cho cây trồng, nhất là vào đầu mùa.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trên 260C, cao nhất là 39,20C. Trong mùa hè
thường gặp hai kiểu thời tiết, thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu gió Lào.
Những ngày dịu mát nhiệt độ dưới 250C, những ngày khô nóng nhiệt độ có thể lên
tới 39,20C, làm cho cây cối thoát nước mạnh, dễ bị khô héo.
Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình tháng tại Tiền Hải - Thái Bình [9]
Tháng I
T(oC) 16.3

II
III
IV
V
16.9 21.1 23.2 26.8

VI VII VIII IX
28.6 29.1 28.4 26.6

X
XI XII
24.3 21.0 17.5

Hình 1.2. Bản đồ phân bố lượng mưa ở Thái Bình [10]
Gió thịnh hành là gió Đông Nam. Tốc độ gió trung bình từ 2 - 4 m/giây. Trong
mùa hè thường hay xuất hiện bão. Bão kèm theo gió mạnh và mưa to có sức tàn phá
lớn. Trung bình mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, cá biệt có năm có 6 cơn bão. Gió
hướng Bắc, Đông Bắc và Đông, thường gây ra lạnh đột ngột.

Độ ẩm không khí: Mùa hè độ ẩm rất cao, nhất là những ngày mưa ngâu (tới
90%). Nhưng khi có gió Tây Nam xuất hiện, độ ẩm xuống thấp (dưới 30%). Ngày


6
khô hanh độ ẩm rất thấp, lượng bốc hơi cao, thường xuất hiện vào đầu mùa. Trong
thời kỳ này hay xảy ra hạn nhưng có điều kiện làm ải đất. Thời tiết nồm thường xẩy
ra vào cuối đông và thời kỳ chuyển sang hè, độ ẩm lớn trên 90%.
d. Thủy văn
Tiền Hải - Thái Bình có hệ thống sông ngòi khá dày và phân bố khá đều giữa
các vùng nội tỉnh, chủ yếu thuộc hệ thống sông Hồng, sông Trà Lý và sông Thái
Bình. Các sông có tiềm năng về giao thông vận tải và cung cấp lượng phù sa rất lớn
cho nội đồng nói riêng và đồng bằng Nam sông Hồng nói chung.
- Hệ thống sông Hồng: Bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc, ở độ cao trên
1.000 m, vào địa phận vùng tây Bắc bộ, qua vùng đồng bằng sông Hồng, đến Thái
Bình, gồm: Sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý.
• Sông Hồng chảy qua địa phận Thái Bình có chiều dài 70 km. Lưu lượng
trung bình 850 - 950 m3/s, lưu lượng cao nhất mùa lũ là 8.160 m3/s. Lưu lượng thấp
nhất mùa kiệt là 105 m3/s. Vào mùa kiệt tốc độ dòng chảy nước sông dao động
khoảng 0,2 - 0,4 m/s, mùa lũ 1,3 - 1,5 m/s; bề rộng lòng sông là 500 - 1.000 m.
• Sông Luộc là phân lưu của sông Hồng, chảy qua địa phận Thái Bình, từ xã
Tân Lễ huyện Hưng Hà đến xã An Khê huyện Quỳnh Phụ qua 33 xã, có chiều dài
53km, chiều rộng dòng sông trung bình là 100 – 300 m.
• Sông Trà Lý nối với sông Hồng tại xã Hồng Lý, chảy theo hướng Tây Đông qua thành phố Thái Bình rồi đổ ra cửa Trà Lý. Sông có chiều dài 65 km. Bề
rộng lòng sông trung bình là 100 – 200 m.
- Sông Hoá là phân lưu của sông Luộc, bắt nguồn từ xã Anh Khê huyện
Quỳnh Phụ chảy dọc biên giới giữa Thái Bình và Hải Phòng, sau đó đổ vào sông
Thái Bình tại xã Thụy Tân huyện Thái Thụy đổ ra cửa sông Thái Bình, chiều dài
sông Hóa chảy qua tỉnh Thái Bình là 35 km, bề rộng lòng sông trung bình là 100 –
250 m.

- Sông Trà lý là phân lưu của sông Hồng, toàn bộ dòng chảy thuộc địa phận
tỉnh Thái Bình; bắt đầu từ xã Hồng Minh huyện Hưng Hà sông chảy qua 7/8 huyện,


7
thành phố của tỉnh Thái Bình với 48 xã, phường ven sông sau đó đổ ra vịnh Bắc Bộ
tại cửa Trà lý, sông có tổng chiều dài là 64km.
- Hệ thống các cửa sông: bao gồm cửa Trà Lý - Sông Trà Lý, cửa Diêm Hộ Sông Diêm Hộ (hay còn gọi là cửa Trà Linh), cửa Thái Bình - Sông Hoá, cửa Lân Sông Kiến Giang, cửa Ba Lạt (Sông Hồng).
Chế độ thủy triều ở Tiền Hải - Thái Bình là nhật triều khá thuần nhất. Biên độ
dao động tối đa của thủy triều từ 3,0 đến 3,5 m, trung bình từ 1,7 đến 1,9 m và tối
thiểu từ 0,3 đến 0,5 m. Mực nước triều lớn nhất nhiều năm có thể đạt 4,0 m và thấp
nhất khoảng 0,08 m. Độ cao thủy triều trung bình là 1,8 m, độ cao tuyệt đối từ 0,6
đến 3,8 m. Số ngày triều cường từ 3m trở lên có từ 152 đến 176 ngày. Do biên độ
thủy triều lớn nên độ mặn xâm nhập vào các cửa sông khá sâu: 22 km trên sông
Hồng; 20 km trên sông Trà Lý.
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Ngành sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tuy chiếm tỷ trọng ngày càng
giảm dần trong nền kinh tế tỉnh những vẫn là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh,
đang từng bước tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá. Các sản phẩm nông nghiệp chủ
yếu là thóc, chè, lạc, đậu tương, gia súc, gia cầm và hoa quả tươi, gỗ củi, thủy sản...
Đất đai ở Tiền Hải - Thái Bình chủ yếu là đất bồi tụ bởi các hệ thống sông,
nên nhìn chung tốt, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp toàn diện, với cơ cấu
cây trồng và vật nuôi phong phú. Năm 2017 tổng diện tích đất tự nhiên Thái Bình
225,8 km2.
b. Ngành lâm nghiệp
Tiền Hải - Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc châu thổ sông Hồng có diện
tích đất tự nhiên 225,8 km2, với diện tích rừng và bãi bồi là 12.826 ha
Công tác bảo vệ rừng từ nhiều năm đến nay được hỗ trợ kinh phí của các
chương trình dự án như: Chương trình 327, chương trình 661, dự án 5 triệu ha của

chính phủ Việt Nam. Do đó tổng diện tích rừng ngập mặn Thái Bình có diện tích là


8
7.210 ha. Với đai rừng rộng 800-2500 m, mọc ken dày hai loại chủ yếu là Bần cao
từ 5-10 m và tầng dưới là cây trang cao 2-3 m.
Diện tích rừng phân tán trong nội đồng bình quân khoảng 1.900 ha, diện tích
trồng tre bảo vệ đê sông vẫn chưa thể ước lượng được diện tích.
Rừng ngập mặn phân bố ở huyện Tiền Hải, chủ yếu là rừng trồng và một phần
là rừng tự nhiên. Trong đó có khoảng 5.152 ha rừng phòng hộ còn lại là rừng đặc
dụng. Rừng ngập mặn ở Tiền Hải có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh
thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước
ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng nơi đây được nhận một lượng lớn phù sa từ
các con sông, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ động
thực vật nơi đây rất phong phú, với nhều loài khác nhau.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của các cánh rừng ngập mặn, hiện nay mỗi
năm, huyện Tiền Hải được tỉnh Thái Bình có những chủ trương trồng mới và trồng
bổ sung rừng. Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng luôn được tỉnh quan
tâm chú trọng, huy động sức mạnh của cả cộng đồng tham gia. Ở huyện Tiền Hải
cũng như Thái Bình hiện nay, ý thức bảo vệ rừng đã trở thành việc làm mang tính tự
nguyện, tự giác của mỗi công dân vùng ven biển. Không còn tình trạng chặt phá
RNM để nuôi tôm hoặc sử dụng vào mục đích khác. Chính vì vậy, hiện nay hầu hết,
diện tích rừng ngập mặn ở Thái Bình được quản lý rất tốt.


9
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình [10]
Đơn vị: ha
Loại đất


TT

Huyện Tiền Hải

Tổng diện tích đất tự nhiên

15.525

1
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3

Đất nông nghiệp
Đất Lâm nghiệp
Đất có rừng phòng hộ
Đất chưa có rừng
Đất cát
Đất bãi triều ven biển
Đất chưa sử dụng

13.660
11.081
3.325
7.766
447
7.199

110

3

Đất nuôi trồng thủy sản

569

4
5
II

Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp

I

0
0
1.865

Bảng 1.4. Hiện trạng trồng rừng các loại [10]
Đơn vị: ha
Loại rừng

TT

1
2


Tổng diện tích
Rừng trồng
Rừng trồng cạn
- Phi lao
Rừng ngập mặn
- Bần
- Trang
- Hỗn giao (Bần + Trang)

Huyện Tiền Hải
3.325
3.325
138
138
3.187
40
447
2.700

Tuy diện tích RNM của tỉnh không lớn nhưng có tác dụng phòng hộ đê biển,
tạo điều kiện cho phù sa lắng đọng của các cửa sông ven biển, tăng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hàng năm, tạo sinh cảnh, làm bãi đẻ cho tôm cá và
các loại chim di cư.
Ngoài ra, RNM còn có tác dụng hạn chế xâm nhập mặn. Nhờ có rừng ngập
mặn mà quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và trên phạm vi hẹp, vì khi triều cao,


10
nước đã lan toả vào trong những khu RNM rộng lớn; hệ thống rễ dày đặc cùng với

thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió.
Thảm thực vật tự nhiên
Thảm thực vật tự nhiên bao gồm các quần xã rau muống biển, cỏ mô với diện
tích che phủ các bãi cát nổi khoảng 30%. Tiếp giáp với các bãi lầy là phù sa và rừng
trồng thứ sinh. Rừng ngập mặn phát triển tốt khép tán đã đem lại hiệu quả cho việc
bảo vệ đê biển, tăng đa dạng sinh học khi chim di cư về ngày một nhiều, đặc biệt
xuất hiện nhiều cua biển nhỏ, làm xuất hiện nghề mới là nhặt cua giống.
Thảm thực vật trồng và canh tác
Thảm thực vật trồng và canh tác phân bố trong nội đồng và ngoài bãi triều.
Thành phần của thảm thực vật bao gồm lúa nước, cây màu, cây ăn quả, cây lấy gỗ
phân tán; rừng ngập mặn, cói, phi lao và một số cây.
Ngành thuỷ sản
Do tiếp giáp biển với chiều dài bờ biển gần 54 km, chiều dài đường sông là 90
km gồm 5 cửa sông lớn: Thái Bình, Diêm Hộ, Trà Lý, cửa Lân, cửa Ba Lạt đã hình
thành 3 loại thủy vực ở tỉnh Thái Bình, bao gồm: thủy vực nước ngọt, nước lợ và
nước mặn, trong đó thủy vực nước mặn có diện tích 17 km2, các thủy vực còn lại
chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật thủy sinh đa dạng về loài và phong phú về đối
tượng. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng ven biển thuận lợi phát triển nuôi
trồng thủy sản.
Tiềm năng phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh Thái Bình rất lớn và được xem là
một trong những lĩnh vực chủ đạo trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Tổng diện tích tiềm năng phát triển NTTS 4.850 ha, trong đó nuôi nước mặn lợ
4.150 ha và nuôi nước ngọt 700 ha.


11
Bảng 1.5. Diện tích có khả năng NTTS của huyện Tiền Hải và các huyện khác thuộc
tỉnh Thái Bình [5]
Đơn vị tính: ha
TT

1
1.1

Loại hình

Tiền
Hải

Nuôi mặn lợ 4.150

Tp.
Thái Kiến Hưng Quỳnh Vũ Đông
Thái
Thụy Xương Hà
Phụ Thư Hưng
Bình
4.650

8.800
3.400

Tổng
cộng

Vùng triều

1.350

2.050


Cao triều

50

50

100

Trung triều

100

200

300

Hạ triêu

1.200

1.800

3.000

2.800

2.600

5.400


Ruộng trũng

-

-

-

-

-

-

1.2

nhiễm mặn

2

Nước ngọt

700

1.200

2.500

2.400


2.400 2.300 1.000

500

13.000

TỔNG

4.850

5.850

2.500

2.400

2.400 2.300 1.000

500

21.800

Giá trị sản xuất thủy sản
Giá trị sản xuất thủy sản năm 2017 của huyện Tiền Hải và cả tỉnh Thái Bình là
2176 tỷ đồng, trong đó giá trị của khai thác là 704 tỷ đồng, chiếm 32,3% giá trị nuôi
trồng là 1427 tỷ đồng, chiếm 65,6% và dịch vụ thủy sản là 46 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
2,1%. Như vậy, tỷ trọng giá trị của nuôi trồng thủy sản cao nhất. Giá trị nuôi trồng
thủy sản theo giá so sánh tăng liên tục trong giai đoạn 2013-2017. Năm 2013 giá trị
theo giá so sánh năm 1994 là 515 tỷ đồng thì năm 2013 đã tăng lên 775 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị trong giai đoạn 2013-2017 theo giá so sánh

là 10,7%/năm.
c. Kinh tế công nghiệp - xây dựng - thương mại
Ngành công nghiệp
Thực hiện Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về Quy chế quản lý cụm công nghiệp và căn cứ vào tình hình thực tế của
địa phương, UBND tỉnh đã điều chỉnh, bổ sung mạng lưới các khu, cụm công


×