Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

MÔ tả SKcủa cô trần thị mỹ nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.66 KB, 6 trang )

UBND THỊ XÃ LA GI

TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN PHƯỚC

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG
KHÁM PHÁ KHOA HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP

Tác giả: Trần Thị Mỹ Nhân
Chức vụ: Giáo viên

Tân Phước, tháng 10 năm 2016


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động khám phá
khoa học theo hướng tích hợp
2. Tác giả: Trần Thị Mỹ Nhân

Số
T
T

Họ và tên

01 Trần Thị

Ngày tháng
năm sinh



Nơi làm
việc
(hoặc nơi
thường
trú)

22 /10 /1977

Mỹ Nhân

Trường
MGTP

Chức
danh

Giáo viên

Tỷ lệ (%)
đóng góp vào
Trình
việc tạo ra
độ
sáng kiến
chuyên
(ghi rõ đối
môn với từng đồng
tác giả, nếu
có)

Cao
đẳng

100%

a. Được công nhận sáng kiến: 01/11/2016
b. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Mỹ Nhân
c. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non- Khám phá khoa học
d. Ngày tháng năm và nơi sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp
dụng thử: 20/10/2016
đ. Nơi đang áp dụng sáng kiến: Trẻ 4-5T trường Mẫu giáo Tân Phước
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.Về nội dung của sáng kiến:
Phát triển nhận thức cho trẻ là tạo điều kiện để trẻ được khám phá thế giới
xung quanh, nó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong chương trình
giáo dục Mầm Non. Như chúng ta đã biết Bác Hồ kính yêu đã dạy rằng “ Vì lợi
ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Trẻ em luôn là hạnh
phúc của mọi gia đình, là mầm non tương lai của đất nước. Vậy thì mỗi giáo viên
mầm non chúng ta hàng ngày phải chăm sóc và giáo dục trẻ một cách khoa học
để trẻ phát triển toàn diện về các mặt. Thông qua các hoạt động hàng ngày ở
trường của trẻ, tôi thấy đa số trẻ thích khám phá khoa học để tìm được những
điều mới lạ. Để gây sự hứng thú cho trẻ trong một hoạt động khám phá khoa học
trẻ được quan sát, sờ mó, làm thử nghiệm, trả lời các câu hỏi đàm thoại, qua
nhiều lần trả lời câu hỏi trẻ được củng cố khắc sâu kiến thức.Trong hoạt động
chính khám phá hoa học tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm và tích hợp một số nội
dung vào hoạt động như : âm nhac, hoạt động tạo hình, ca dao đồng dao, thơ, câu
đố, Làm quen với toán, giáo dục môi trường, giáo dục lễ giáo ... để giờ học được


sinh động. Do vậy là giáo viên dạy trẻ 4 - 5 tuổi tôi đã nhận rõ tầm quan trọng

của việc phát triển nhận thức cho trẻ trong hoạt động khám phá khoa học.
* Những giải pháp cũ đã thực hiện trước đó:
Giải pháp 1:
- Khi truyền thụ kiến thức đến trẻ thì cô chuẩn bị các tranh ảnh đơn giản và
cô luôn là người gọi tên trước và để trẻ nhắc lại theo cô, chưa phát huy được tính
tích cực sáng tạo của trẻ
Giải pháp 2:
- Trẻ cả lớp tập trung cùng quan sát một đối tượng, cô đặt câu hỏi áp đặt để
trẻ trả lời, chưa gợi hỏi những câu hỏi mở để trẻ suy nghĩ
*Các giải pháp đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của các giải pháp trước đó:
* Biện pháp 1: Phối hợp với phụ huynh
Qua những khó khăn và thuận lợi trên tôi đã có ý tưởng cho đề tài này, nên
tôi tham mưu với hội phụ huynh hỗ trợ các vật liệu phế thải như: Chai, lọ, giấy
báo cũ, lịch cũ, cây xanh…để cho trẻ làm đồ chơi từ nguyên vật liệu đã qua sử
dụng.Thường xuyên thay đổi các góc chơi theo chủ đề để trẻ hàng ngày được
hoạt động.
* Biện pháp 2: Cho trẻ khám phá trong các hoạt động
Khi có đề tài khám phá những con vật, tôi tìm kiếm vật thật để cho trẻ
quan sát, tuy là những con vật gần gũi nhưng khi được thấy , được quan sát trực
tiếp trẻ vẫn thích thú hơn, làm cho tiết học trở nên sinh động hơn.
*VD:
- Đề tài “Một số con vật nuôi trong nhà” tôi chuẩn bị gà, mèo, nhốt trong
lồng
- Đề tài “Một số loại chim” tôi đến từng phụ huynh có nuôi chim cảnh để
mượn dạy…
- Đề tài “Một số côn trùng” thì cho trẻ quan sát những con côn trùng dễ tìm
kiếm như dế, chuồn chuồn…
Với những đề tài không thể sử dụng vật thật thì tôi trang bị thêm tranh ảnh
và băng hình cho trẻ quan sát.

- Qua mỗi ví dụ tôi tích hợp: Âm nhạc, thơ, ca dao đồng dao… để cho phần
chuyển tiếp được lô gich và thêm sinh động.
Trong lớp tôi đầu tư các góc đầy đủ, chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi phục
vụ cho hoạt động dạy. Việc tổ chức môi trường cho trẻ học tập theo hướng tích
hợp chính là tổ chức các góc hoạt động cho trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ được
chơi theo ý thích, thúc đẩy trẻ tự học và tự hoạt động tích hợp theo cá nhân hoặc


theo nhóm nhỏ. Vì vậy tôi sắp xếp các kệ, góc hoạt động phù hợp với đề tài theo
hướng tích hợp.
*VD: Hoạt động khám phá khoa học “ Làm quen với một số loại cá” , tôi
chọn nhiều tranh chuyện nói về cá, hình ảnh đẹp như chuyện “Nàng tiên cá, thơ:
Cá ngủ ở đâu, con cá vàng”. Góc học tập có tranh hình con cá, một số đồ dùng
để thử nghiệm…
Góc trưng bày sản phẩm có hình vẽ con cá, nặn con cá, xé dán con cá
giấy... Góc thiên nhiên có hồ cá, trong hồ cá có nhiều loại cá thật, cá kiển để trẻ
quan sát. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị nhiều loại nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương như: vỏ trứng, bìa cứng, giấy màu, các loại hạt…Để trẻ tự tạo ra con cá
và chơi, sau đó cho trẻ đếm xem có bao nhiêu con cá hoặc hát đọc thơ các bài về
các loại cá…
Dạy hoạt động khám phá khoa học theo hướng tích hợp vào các môn học
khác giúp trẻ được khám phá khoa học không chỉ qua giờ học mà qua các hoạt
động khác như qua giáo dục âm nhạc, làm quen văn học, làm quen với toán,
hoạt động tao hình, hoạt động vui chơi,hoạt động ngoài trời, giáo dục môi
trường, giáo dục lễ giáo… trẻ được khám phá khoa học mọi lúc, mọi nơi.
Tôi đã xây dựng thử nghiệm một số tiết mẫu để ban giám hiệu dự giờ và
rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy
- Ở hoạt động khám phá khoa học: Tôi gây hứng thú tập trung cho trẻ vào
quan sát một số loại cá tôi đã dẫn dắt như để khơi gợi hứng thú cho trẻ
* Ở HĐNT: Cô tổ chức cho trẻ tìm hiểu môi trường sống của cá, cô làm

thử nghiệm cho trẻ xem:
- Thử nghiệm: Cô bắt 2 con cá bỏ vào 2 lọ thuỷ tinh, một lọ có nước và một
lọ không có nước, cho trẻ quan sát diễn biến của cá: Cá ở trong lọ có nước, cá
bơi, đớp mồi, vẫy đuôi… Còn cá ở trong lọ không có nước thấy cá thở và sau
một lúc thì giẫy giụa.
Cho trẻ đưa ra kết luận: Cá không sống trên cạn mà chỉ sống dưới nước
Cô hỏi trẻ: Vậy cá sống ở dưới nước thì cá thở bằng gì?
Cô đọc cho trẻ nghe bài “Cá thở dưới nước bằng cách nào” để trẻ tự kiểm
nghiệm và rút ra kết luận.
*Ở HĐVC: Tổ chức cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích. Góc xây dựng: gợi
ý cho trẻ xây hồ cá; Góc thư viện: Trẻ xem tranh, cô đọc cho trẻ nghe về thức ăn
của cá, cá thở dưới nước bằng cách nào…Góc học tập: Tô màu hình con cá. Góc
nghệ thuật: gấp, vẽ, nặn hình con cá theo ý thích, làm các loại cá từ nguyên, vật
liệu mở…
Trong quá trình dạy trẻ, giáo viên nêu nhận xét qua các hoạt động, tôi rút ra
được kinh nghiệm: Việc tổ chức cho trẻ quan sát vật thật, được làm thử nghiệm
sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và sâu sắc. Việc sử dụng vật
thật, trứng cá thật, giúp trẻ quan sát các bộ phận của cá một cách rõ ràng hơn và


trẻ rất hứng thú. Vì thế muốn dạy tốt hoạt động khám phá khoa học để giúp trẻ
tìm tòi, khám phá thì giáo viên phải tăng cường sử dụng các phượng tiện dạy
học, biết tích hợp các hoạt động khác vào giờ học để làm cho hoạt động phong
phú hơn.
+ Sau thời gian thực hiện các giải pháp trên so với các giải pháp cũ trước
đây, đến nay tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau:
Trong một thời gian trẻ được khám phá khoa học tôi cũng gặt hái được
một thành công nhất định đó là số trẻ hăng say khám phá khoa học ngày một
nhiều hơn chiếm hơn 85% số trẻ trong lớp. Khả năng phân tích của các cháu
ngày càng tiến bộ, cháu rất hăng say với hoạt động thực hành, nhận thức của trẻ

ngày càng phát triển.
Sáng kiến có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân rộng ra ở một
số đơn vị trong tỉnh có cùng điều kiện để cùng thực hiện với chuyên đề áp dụng
phương pháp lấy trẻ làm trung tâm mà hiện nay đã và đang thực hiện
1.Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
* Các giải pháp đã được áp dụng
- Phối kết hợp với các bậc phụ huynh
- Cho trẻ tìm hiểu môi trường sống của các con vật
- Tổ chức cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích của mình
Những thông tin cần được bảo mật : Không
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Được sự đồng thuận các
lực lượng trong và ngoài nhà trường
Đánh giá lợi ích thu được và dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Hiệu quả kinh tế:
Với việc sử dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng làm nên những đồ
dùng đồ chơi đẹp mắt hấp dẫn lôi cuốn trẻ trong các hoạt động nhất là hoạt động
khám phá khoa học, giúp giáo viên chúng tôi tiết kiệm được một khoảng tiền để
mua đồ dùng dạy học trước khi lên lớp.
Hiệu quả xã hội:
Qua việc thực hiện làm quen với hoạt động khám phá khoa học theo hướng
tích hợp trong chương trình giáo dục mầm non, tôi thấy cháu học rất hứng thú
và tích cực tham gia vào hoạt động tuy lúc đầu cháu còn bỡ ngỡ rụt rè vì chưa
quen với cách học cũng như khi tiếp xúc với các con vật thật. Các hoạt động ở
đề tài này đưa ra trẻ đều thực hiện được, nhất là trẻ rất thích thú và ngạc nhiên
khi khám phá những điều lý thú về chúng . Bên cạnh đó, việc giáo viên tổ chức
cho trẻ khám phá khoa học theo hướng tích hợp đã giúp trẻ nhận thấy môi
trường sống xung quanh thật sống động, hấp dẫn, mới lạ và có biết bao điều để
khám phá, tìm tòi, thử nghiệm. Qua những thử nghiệm đó đã giải đáp được



những thắc mắc của trẻ, giúp trẻ mở rộng hiểu biết. Trẻ thấy những con vật, cây
cỏ, sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh thật ngộ nghĩnh , hấp dẫn, đáng
yêu, làm cho trẻ thêm yêu mến và có thái độ đúng đắn với môi trường xung
quanh.
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử :
Sau khi xây dựng hoạt động khám phá khoa học theo hướng tích hợp, theo
chủ đề, tôi nhận thấy đây là hướng thực hiện hay, giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức
về thế giới xung quanh một cách cụ thể, sâu sắc, đa dạng hơn.Tuy nhiên để thực
hiện được cần trang bị môi trường thiên nhiên thêm phong phú, đa dạng hơn để
tạo điều kiện cho trẻ khám phá, cảm nhận sâu sắc với các đối tượng một cách
nhẹ nhàng thông qua các hoạt động
Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu :

Stt

Họ và tên

01 Lê Kim Thảo Miên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi
thường trú)


Chức
danh

Trình độ
Nội dung công
chuyên
việc hỗ trợ
môn

01/6/1983 Trường MGTP Giáo viên Trung cấp

Giảng dạy

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong bản mô tả là trung
thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của cơ quan/tổ chức
công nhận sáng kiến

Tân Phước, ngày 22 tháng 6 năm 2017
Tác giả

Trần Thị Mỹ Nhân



×