Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Giải quyết mâu thuẫn vợ chồng ở dân tộc cơ ho hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.12 KB, 102 trang )

STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

CNH

Công nghiệp hóa

2
3

HĐH

Hiện đại hóa

PVS

Phỏng vấn sâu

4

THCS

Trung học cơ sở

5


THPT

Trung học phổ thông

6

UBND

Ủy ban nhân dân



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ một vị trí rất quan trọng. Nó không đơn giản
là nơi hội tụ các thành viên có quan hệ hôn nhân, cùng chung một dòng máu với nhau
mà là một môi trường xã hội hóa trẻ em, ổn định nhân cách của người lớn và tham gia
vào hoạt động kinh tế để giúp xã hội phát triển. Đối với người Việt Nam, gia đình mang
trong đó cả một sự thiêng liêng. Nhưng trong những năm gần đây, gia đình cũng đang
có sự thay đổi cùng với sự biến đổi của kinh tế, xã hội. Có thể nói, gia đình Việt Nam
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề của sự chuyển đổi xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Khi sự tăng trưởng của kinh tế, xã hội không đi đôi với sự phát triển của văn hóa xã hội
thì sẽ dẫn tới sự khủng hoảng về các giá trị tinh thần, đạo đức của con người. Mâu
thuẫn giữa vợ chồng đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình và có thể dẫn đến ly thân, ly dị
và tái hôn [28]. Thực tế đã cho thấy mâu thuẫn vợ chồng dẫn đến ly hôn, bạo lực trong
gia đình không ngừng tăng lên hàng năm. Theo số liệu chính thức củaTòa án nhân dân
tối cao đã thống kê cho thấy số vụ ly hôn vào năm 2010 ở nước ta là 88591 vụ. Và theo
số liệu từ Tổng cục Thống kê qua một số năm đã khẳng định năm 2016, cả nước có
24.308 vụ ly hôn, tăng xấp xỉ 25% so với năm 2013. Ở hai thành phố lớn của Việt Nam
là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, số vụ ly hôn xét xử năm 2016 lần lượt chiếm

3,6% và 8,7% [14]. Nguyên nhân của vấn đề đó là do nhiều vấn đề khác nhau nhưng
chủ yếu vẫn là do điều kiện kinh tế khó khăn [5]. Thực tế không phải khi xảy ra mâu
thuẫn là người ta sẽ lựa chọn phương án ly hôn hay bạo lực mà họ còn có nhiều cách
thức giải quyết khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng mâu thuẫn trong hôn nhân
không có nghĩa là xấu. Cách thức mà các cặp vợ chồng xử lý tác động tiêu cực trong
mâu thuẫn sẽ quyết định sự thành công trong hôn nhân [36]. Điều đó có nghĩa rằng,
cách thức mà họ giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân có tác động đến đời sống của
chính họ sau đó. Cuộc hôn nhân đó sẽ được củng cố và xây dựng hay là bị phá hỏng.
Chính vì vậy, trong các mâu thuẫn giữa các vợ chồng thì điều quan trọng nhất là tìm ra
cách thức để giải quyết vấn đề. Bởi vì, mâu thuẫn chưa được giải quyết có thể dẫn đến
cảm giác oán giận và hơn nữa có thể là ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của một trong
hai người hay thậm chí là cả hai [36]. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng tới những người
xung quanh về sức khỏe thể chất, đời sống tinh thần và công việc .v.v... Thực tế cho
thấy mâu thuẫn vợ chồng, sự lựa chọn cách thức để giải quyết mâu thuẫn giữa vợ
3


chồng cũng có sự khác nhau giữa các nhóm theo biến thể vùng, miền, dân tộc, tôn giáo,
tuổi hay nhóm nghề nghiệp, v.v... Trong bối cảnh quá trình CNH HĐH mâu thuẫn vợ
chồng cũng đang có chiều hướng gia tăng ở các dân tộc thiểu số tại khu vực Tây
Nguyên. Bên cạnh đó, thực tế chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu về việc giải quyết
mâu thuẫn giữa vợ chồng ở người dân tộc Cơ Ho dưới góc nhìn của xã hội học. Quá
trình giải quyết mâu thuẫn quan hệ vợ chồng của đồng bào dân tộc thiểu số cũng bị chi
phối bởi nhiều yếu tố và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu tìm hiểu. Do đó, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Giải quyết mâu thuẫn vợ chồng ở dân tộc Cơ Ho hiện nay” để bước
đầu tìm hiểu và làm rõloại hình mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫnvợ chồng của
người dân tộc Cơ Ho trong bối cảnh hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Qua việc tìm hiểu những nguồn tài liệu có sẵn về vấn đề nghiên cứu thì tác giả
đã tìm được 23 đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học về chủ đề nghiên cứu đã được đăng

trên Tạp chí Xã hội học, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Tạp chí Tâm lý học, và
một số công trình, báo cáo kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chỉ có
19 đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học liên quan chủ yếu đến chủ đề nghiên cứu. Dựa
vào những bài báo và báo cáo khoa học trên, tác giả đọc, tổng quan và tìm ra hướng đi
cho đề tài nghiên cứu của mình.
2.1. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa vợ chồng
Trong đời sống hôn nhân thì có rất nhiều vấn đề đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa vợ
chồng. Một trong số những vấn đề đó là về mặt tài chính. Bài viết “Financial
disagreements and marital conflict tactics ” của Jeffrey Dew và John Dakin (2011) đã
nêu lên các loại bất đồng ý kiến khác nhau có liên quan đến sự mâu thuẫn giữa vợ
chồng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Điều tra Quốc gia về gia đình và hộ gia đình (N
= 3,861 cặp vợ chồng). Xem xét kết quả một cách tổng thể thì cho thấy bất đồng về tài
chính là một trong những nhân tố gây nên sự mâu thuẫn nhiều nhất mặc dù các nghiên
cứu trước đây vẫn cho rằng công việc nhà cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc
tạo thành mâu thuẫn giữa vợ chồng. Cũng giống như công việc nhà, vấn đề tài chính
gia đình có liên quan đến vấn đề giới tính và vai trò trong gia đình [29]. Đây chính là
hướng đi tiếp theo cho những công trình nghiên cứu kế tiếp nhằm tìm hiểu mối quan hệ
giữa vấn đề tài chính và mối quan hệ cá nhân.

4


Bên cạnh đó, trong bài viết “A financial issue, a relationship issue, or both?
Examining the predictors of marital financial conflict ” của Jeffrey P. Dew và Robert
Stewart (2012) đã nêu rõ sự tác động của tài chính đến mối quan hệ vợ chồng. Nghiên
cứu này sử dụng mẫu đại diện trên toàn quốc với 1500 cặp vợ chồng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy áp lực về mặt kinh tế, vấn đề truyền thông và các vấn đề ẩn sâu bên trong
quan hệ hôn nhân đều liên quan đến mâu thuẫn về tài chính. Người chồng đã đóng góp
vào kinh tế của gia đình chiếm trung bình 76% thu nhập. Trong khi đó, nợ tiêu dùng sẽ
làm giảm thu nhập của họ trong tương lai. Từ đó, người chồng phải chịu trách nhiệm

kiếm phần lớn thu nhập. Vì thế họ đã cảm thấy rất bực bội. Và chỉ khi các cặp vợ chồng
có được sự thỏa đáng với nhau về mặt truyền thông, sự tôn trọng, cam kết, công bằng
và có mức độ quyền lực kinh tế bình đẳng thì mức độ mâu thuẫn về tài chính thấp hơn
[30]. Như vậy, mâu thuẫn về mặt tài chính được xem như là trung tâm của các vấn đề
mâu thuẫn giữa vợ chồng.
Một trong những lý do khiến cho vợ chồng trong gia đình mâu thuẫn, đặc biệt
gia đình ở nông thôn Việt Nam là sự khác nhau về quyền lực và sự tiếp cận các nguồn
lực. Bài viết “Quyền lực của vợ chồng trong gia đình nông thôn ” của Phạm Thị Huệ
(2007) đã cho chúng ta thấy điều đó. Nghiên cứu nhấn mạnh tới quan hệ quyền lực
giữa vợ chồng ở gia đình nông thôn Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, mua sắm đồ đắt
tiền, trong quan hệ gia đình, họ hàng và trong hoạt động xã hội.
Xét về sự đóng góp kinh tế, người chồng là người quyết định chính cho dù đóng
góp kinh tế ít hay nhiều. Quyền quyết định của vợ trong sản xuất tỷ lệ thuận với sự
đóng góp của họ trong sản xuất. Về quyền quyết định của vợ, chồng trong mua sắm đồ
đạc đắt tiền thì cả hai vợ chồng cùng quyết định. Tuy nhiên, nếu đóng góp về kinh tế
của người nào càng tăng thì quyền quyết định trong mua sắm đồ đạc đắt tiền càng cao.
Trong quan hệ với gia đình và họ hàng, người vợ và chồng cùng nhau bàn bạc
với nhau là chiếm tỉ lệ cao nhất. Bên cạnh đó, nếu đóng góp của người vợ trong kinh tế
càng nhiều thì quyền quyết định của họ càng tăng lên. Xét về độ tuổi, nếu người chồng
trẻ (dưới 30 tuổi) hoặc già (trên 60 tuổi) thì họ có quyền quyết định về sản xuất, mua
sắm đồ đắt tiền nhiều hơn những nhóm tuổi khác, ngược lại thì tuổi người vợ càng cao
thì quyền quyết định của họ ngày càng được cải thiện. Trong quan hệ gia đình và họ
hàng, quyền quyết định của cả hai vợ chồng cao nhất là ở nhóm tuổi trẻ (dưới 30 tuổi)
hoặc ở nhóm tuổi già (trên 60 tuổi).
5


Xét theo trình độ học vấn người chồng có học vấn càng thấp thì quyền quyết
định của người chồng trong sản xuất, mua sắm đồ đạc đắt tiền, trong mối quan hệ với
gia đình, họ hàng và trong hoạt động xã hội càng cao. Và ngược lại, học vấn của người

vợ càng cao thì quyền quyết định càng cao hơn [10]. Tác giả chưa chỉ ra được từ sự
khác nhau về quyền lực giữa vợ và chồng trong việc đưa ra các quyết định thì họ có
xảy ra sự mâu thuẫn hay không?
Việc xảy ra bạo lực, mâu thuẫn trong gia đình có mối liên quan với bất bình
đẳng xã hội. Vấn đề bình đẳng và bất bình đẳng trong gia đình đã trở thành một chủ đề
nghiên cứu thu hút đối với nhiều nhà nghiên cứu. Bài viết “Quan niệm và thái độ của
vợ chồng trẻ về bình đẳng giới trong gia đình ” của Trần Thị Anh Thư (2010) chủ yếu
sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với mục tiêu nhằm phân tích vấn đề liên
quan đến nhận thức và thái độ của vợ chồng trẻ về bình đẳng giới trong gia đình. Mẫu
nghiên cứu được hình thành theo cách chọn mẫu chỉ tiêu với dung lượng mẫu là 24
trường hợp. Nữ giới sau khi kết hôn đã tham gia nhiều vào hoạt động kinh tế. Họ quan
niệm phụ nữ cũng nên đóng góp kinh tế cho gia đình chứ không chỉ trông chờ vào đàn
ông. Đồng thời, họ cũng cho rằng nam giới phải là trụ cột chính về mặt kinh tế trong
gia đình. Cả nam giới và nữ giới đều nhận thức được trách nhiệm đối với gia đình.
Nữ giới quan niệm nội trợ và chăm sóc gia đình chu đáo là phương cách tốt nhất
để xây dựng, bảo vệ hạnh phúc gia đình và họ cũng muốn chồng chia sẻ công việc nội
trợ, chăm sóc con cái. Còn nam giới cho rằng nội trợ là công việc nhỏ nhặt và phù hợp
với nữ giới. Nhiều người chồng trẻ cho rằng nếu người vợ làm tốt công việc nội trợ thì
sẽ làm cho gia đình hạnh phúc.
Theo họ, bình đẳng giới là sự chia sẻ trách nhiệm chăm lo cho gia đình cả về vật
chất lẫn tinh thần, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau. Các cặp vợ chồng trẻ cho rằng giữa
bình đẳng giới và hạnh phúc gia đình có mối quan hệ mật thiết với nhau. Và để giữ
được hạnh phúc gia đình thì họ cho rằng cần phải chiều chuộng nhau, cố gắng kìm chế
“cái tôi” của mình mới giữ được hòa khí trong gia đình. Và khi hai vợ chồng không thể
hiện được trách nhiệm đó thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn [24].
Tuy nhiên, trong đời sống vợ chồng hiện nay vẫn đang còn có sự bất bình đẳng.
Bàn về vấn đề này, Vũ Thị Thanh (2009) đã có bài viết “Bất bình đẳng giới giữa vợ và
chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay”. Tác giả đã phân tích được sự bất
bình đẳng trong phân công lao động giữa vợ và chồng, nêu ra một số yếu tố ảnh hưởng
6



tới bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng và sự quyết định trong gia đình. Tỷ lệ người
chồng tham gia vào công việc rửa chén, giặt giũ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa không đáng
kể. Đối với cặp vợ chồng trẻ, tỷ lệ người vợ nắm giữ tiền chi tiêu và mua thức ăn cao
hơn cặp vợ chồng cao tuổi. Một số công việc như nấu ăn, dọn nhà và giặt giũ quần áo
thì tỷ lệ người chồng trẻ trong gia đình thường xuyên thực hiện nhiều hơn các cặp vợ
chồng cao tuổi. Mặc dù, người chồng tham gia làm các công việc trong gia đình nhưng
mức độ làm vẫn thấp hơn so với người vợ. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng sống riêng thì
tỷ lệ họ cùng làm việc nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa nhiều hơn so với khi kết hôn xong mà
ở chung với bố mẹ. Bên cạnh đó, con cái cũng tham gia nhiều vào công việc trong gia
đình nên độ tuổi của con cái là một yếu tố rất quan trọng.
Trong bốn loại hình công việc trong gia đình như công việc sản xuất, mua sắm
đồ đạc đắt tiền, quan hệ xã hội và quan hệ gia đình thì người vợ chỉ quyết định nhiều
hơn so với người chồng ở công việc sản xuất. Vì nam giới ở nông thôn hiện nay có xu
hướng tìm các công việc ngoài nông nghiệp để cải thiện thu nhập gia đình. Nếu gia
đình có chồng làm nông nghiệp thì người đó sẽ tự quyết định. Còn trong gia đình mà cả
hai người đều làm nông nghiệp thì người vợ sẽ quyết định nhiều hơn chồng. Riêng gia
đình mà làm nghề phi nông nghiệp thì người chồng sẽ quyết định nhiều hơn.
Các dữ liệu định tính đã cho thấy sự ảnh hưởng sâu sắc của các định kiến giới
truyền thống đến suy nghĩ và hành động trong quan hệ vợ chồng ở nông thôn. Người
chồng cho rằng mình chỉ nên làm công việc nặng nhọc, to lớn. Còn người vợ thì nhận
trách nhiệm về công việc nội trợ, chăm sóc con cái trong gia đình [21].
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Dũng (2002) đã cho thấy nguyên nhân
gây ra sự lục đục trong gia đình nghèo khó chủ yếu là do khó khăn về kinh tế, mâu
thuẫn vì tài sản thừa kế do bố mẹ chia không đều hay do những lý do vụn vặt khác. Sự
xích mích trong gia đình khá giả thì thường đến từ phía người đàn ông. Bởi vì, họ kiếm
được thu nhập cao hơn và tham gia vào các hoạt động giải trí [3].
Các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa vợ chồng không phải chỉ xuất phát từ
những vấn đề liên quan đến chuyện cơm áo gạo tiền, dạy dỗ con cái... trong gia đình

mà nó còn xuất phát từ cách ứng xử của người vợ, người chồng đối với hàng xóm, bạn
bè. Bàn về vấn đề này, Nguyễn Hồng Hà (2010) đã có một bài viết “Nguyên nhân xung
đột trong gia đình dưới góc độ cư xử với bạn bè, hàng xóm ”. Tác giả đã tập trung tìm
hiểu nguyên nhân xung đột dưới góc độ cư xử với bạn bè và hàng xóm. Bài viết đã
7


thông qua tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội để tìm hiểu nguyên
nhân mâu thuẫn trong gia đình của các cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội hiện nay. Phạm vi
khảo sát ở 2 phường là Tân Nghĩa (Cầu Giấy) và Cửa Đông (Hoàn Kiếm), năm 2009.
Phương pháp thu thập thông tin là điều tra bằng bảng hỏi và PVS. Tác giả sử dụng
phương pháp chọn mẫu theo cụm trên cơ sở có khung mẫu gồm 2 cụm phường Tân
Nghĩa và phường Cửa Đông. Sau khi lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản với kích thước mẫu
là 300 thì tiếp tục sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng. Kết quả nghiên cứu cho
thấy không có tương quan chặt chẽ giữa chênh lệch tuổi của vợ chồng với nguyên nhân
mâu thuẫn trong cách ứng xử bạn bè, hàng xóm. Tỷ lệ mâu thuẫn nguyên nhân đó cao
nhất ở các cặp vợ chồng có học vấn chênh lệch nhau và tìm hiểu trước hôn nhân ngắn.
Cặp vợ chồng làm nghề khác nhau thì sẽ hay mâu thuẫn với nhau. Những người đồng ý
với quan niệm về hạnh phúc gia đình là dựa trên các yếu tố mang tình yêu thương thì ít
xảy ra mâu thuẫn hơn so với cặp vợ chồng ủng hộ quan niệm để có hạnh phúc gia đình
thì phải có kinh tế ổn định. Các cặp vợ chồng có thu nhập cao thì ít mâu thuẫn hơn so
với cặp vợ chồng có thu nhập thấp. Nếu trong gia đình, cả hai vợ chồng đều chia sẻ với
nhau công việc nhà, biết chồng (vợ) của mình có bao nhiêu bạn bè, thường đi chơi với
bạn bè của chồng (vợ) thì ít xảy ra mâu thuẫn hơn. Trong gia đình mà cả hai vợ chồng
đều đóng góp tài chính và người vợ là người quyết định mọi việc chi tiêu lớn trong gia
đình thì thường xảy ra mâu thuẫn hơn gia đình mà cả hai người đều đóng góp, cùng
nắm tài chính và quyết định chi tiêu lớn trong gia đình. Những cặp vợ chồng ở riêng thì
ít mâu thuẫn vì nguyên nhân này hơn so với các cặp vợ chồng sống cùng cha mẹ.
Hình thức biểu hiện mâu thuẫn là: tranh luận, chửi mắng, chiến tranh lạnh, đánh
đập, bỏ nhà ra đi, dọa ly hôn... Trong đời sống vợ chồng để giảm được mâu thuẫn thì

cần phải có sự tôn trọng lẫn nhau và còn phải tôn trọng bạn bè của nhau. Bởi vì, kết quả
nghiên cứu định tính đã cho thấy nhiều người có những hành vi cư xử không tốt đối với
bạn bè của vợ/chồng nên giữa vợ và chồng sẽ xảy ra mâu thuẫn [5].
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa vợ chồng cũng khá đa dạng.
Những nguyên nhân chính là liên quan đến vấn đề thu nhập, chi tiêu, công việc của vợ
chồng, sự tham gia làm công việc nhà, quan niệm về đời sống vợ chồng, cách cư xử với
bạn bè, hàng xóm. Quan hệ vợ chồng chủ yếu được thiết lập trên cơ sở tình cảm yêu
thương. Tuy nhiên, mâu thuẫn xảy ra giữa vợ chồng cũng khá dễ dàng.
2.2. Biểu hiện mâu thuẫn và những ảnh hưởng của mâu thuẫn vợ chồng
8


Nghiên cứu về vấn đề mâu thuẫn giữa vợ chồng cũng đã được nhiều nhà nghiên
cứu ở trong nước quan tâm từ khá lâu. Một trong những hình thức để các cặp vợ chồng
giải quyết mâu thuẫn của mình đó là họ lựa chọn việc chấm dứt cuộc hôn nhân, hay còn
gọi là “ly hôn”. Tác giả Lê Phượng (1986) trong công trình “Tình hình ly hôn hiện nay
và nguyên nhân của nó” cho thấy nguyên nhân dẫn đến ly hôn là khá đa dạng. Tuy
nhiên, theo tác giả thì nó được chia làm hai dạng là nguyên nhân gián tiếp và nguyên
nhân trực tiếp.
Khi nghiên cứu cần xem xét mối quan hệ qua lại giữa hai loại nguyên nhân, bởi
vì quá trình phát sinh mâu thuẫn không hẳn là bắt nguồn từ giai đoạn trước khi kết hôn
hoặc sau khi kết hôn. Ở loại nguyên nhân thứ nhất (phát sinh trước khi kết hôn) liên
quan đến các vấn đề như tình yêu cảm tính; tình yêu thực dụng, vật chất; xu hướng tình
dục hóa tình yêu; thời gian tìm hiểu ngắn. Còn ở loại nguyên nhân thứ hai (phát sinh
sau khi kết hôn) liên quan đến các vấn đề là quan niệm sai lầm về tình yêu và hôn nhân;
thiếu bình đẳng giữa vợ và chồng; mâu thuẫn thế hệ dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng;
ngoại tình và quan niệm quá dễ dãi về ly hôn. Dù họ ly hôn dưới bất kỳ nguyên nhân
nào cũng là sự tan vỡ của gia đình. Đối với người vợ hoặc chồng sau khi ly hôn thường
xuất hiện tâm trạng chán chường, cô đơn, trống trải. Do đó, một số người có thể tìm tới
cờ bạc, rượu chè và tệ nạn xã hội khác. Bên cạnh đó, họ còn bị ảnh hưởng về sức khỏe,

năng suất lao động giảm... Con cái của người ly hôn thì bị thiếu thốn về tình cảm [19].
Tuy nhiên, tác giả chưa chỉ ra được sự can thiệp của cơ quan đoàn thể trong việc giải
quyết mâu thuẫn vợ chồng như thế nào?
Trong từng giai đoạn, bối cảnh của đời sống xã hội thì sẽ có những nhân tố tác
động khác nhau đến vấn đề ly hôn. Công trình “Ly hôn ở đồng bằng sông Hồng: quyết
định của cá nhân và tác động của các yếu tố truyền thống” (Nghiên cứu trường hợp tại
một xã thuộc tỉnh Hà Nam) của Trần Thị Minh Thi (năm 2011) đã cho thấy việc ly hôn
tại Việt Nam không phải là một quá trình dễ dàng. Mẫu nghiên cứu gồm 13 trường hợp
ly hôn và một số cán bộ đoàn thể, cán bộ xã cũng được phỏng vấn nhằm tìm hiểu quy
trình ly hôn của cá nhân, ảnh hưởng của ly hôn đến đời sống của cá nhân và con cái của
họ, cũng như quan điểm của xã hội về ly hôn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu là
phân tích tài liệu thứ cấp, nghiên cứu trường hợp. Nguyên nhân chủ đạo của ly hôn là
mâu thuẫn cá nhân và gia đình. Các nguyên nhân xuất phát từ cá nhân như ngoại tình,
mâu thuẫn và bạo lực gia đình, kinh tế khó khăn và không hợp nhau là nổi bật nhất dẫn
9


đến ly hôn ở nông thôn. Khi vợ/chồng nộp đơn ly hôn đến UBND xã, các tổ chức xã
hội và chính quyền địa phương sẽ tham gia công tác hòa giải. Tôn chỉ của các tổ chức
chính quyền đoàn thể bao giờ cũng khuyên vợ chồng cân nhắc việc rút đơn ly hôn, đưa
ra lời khuyên cho cả hai bên hòa giải để về chung sống lại với nhau, bất kể lý do xin ly
hôn là gì. Tuy nhiên, lời khuyên thường thấy nhất là kêu gọi sự hy sinh và tha thứ từ
phía người vợ cho những lỗi lầm của người chồng, vì hạnh phúc con cái. Yếu tố truyền
thống cũng tham gia vào ra quyết định ly hôn như việc sống chung, quan hệ mẹ chồng
nàng dâu, ảnh hưởng của cha mẹ trong việc tìm hiểu và lựa chọn bạn đời. Các yếu tố
khá này đặc trưng cho khu vực nông thôn, nơi người phụ nữ còn chịu nhiều sức ép của
các tập tục, lối sống truyền thống so với lối sống đô thị hiện đại. Cần có nghiên cứu và
phân tích sâu sắc, toàn diện hơn, dựa trên số liệu định lượng với mẫu nghiên cứu đủ lớn
để có thể có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này [23].
Đối với phụ nữ, họ ít bị áp lực về sự kỳ vọng phải kiếm thật nhiều tiền để lo

lắng cho gia đình hơn so với đàn ông. Chính vì vậy, vấn đề về kinh tế chưa phải là
nguyên nhân chủ yếu làm cho phụ nữ quyết định chấm dứt cuộc kết hôn. Trong công
trình “Nguyên nhân ly hôn của phụ nữ qua nghiên cứu hồ sơ tòa án nhân dân ” của
Phan Thị Luyện (2016) cũng đã cho thấy được tình hình ly hôn ở Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung. Tác giả đã tổng hợp số liệu của Tòa án nhân dân tối cao, Phòng tư
pháp và Tòa án nhân dân ở một quận nội thành của Hà Nội về tình hình ly hôn từ năm
2005 đến 2010. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tình trạng ly hôn đã tăng lên theo từng
năm. Tỷ lệ phụ nữ đứng đơn ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các năm trong tổng số
đơn được thụ lý và giải quyết tại Tòa án nhân dân quận. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra
được một số đặc điểm của người ly hôn như là tuổi của vợ/chồng; nghề nghiệp và thu
nhập; số lần kết hôn và thời gian chung sống, thời gian ly thân trước khi ly hôn của vợ
chồng; số con, tuổi của con. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra được những yếu tố tác động đến
vấn đề ly hôn của phụ nữ như là do sự thay đổi vị thế, vai trò của người phụ nữ; do tác
động của gia đình, dòng họ và dư luận xã hội đến vấn đề ly hôn và vai trò của các cơ
quan ban ngành liên quan. Những lý do khiến cho người phụ nữ chấm dứt cuộc hôn
nhân là: tính tình không hợp nhau, ngoại tình, ghen tuông, bạo lực gia đình, phạm tội
và mắc các tệ nạn xã hội, nguyên nhân liên quan đến kinh tế, ốm đau/bệnh tật,... Dữ
liệu định lượng đã cho thấy nguyên nhân do vợ chồng tính tình không hợp nhau là
nguyên nhân khiến phụ nữ ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Đồng thời, tác giả đã phân tích
10


dữ liệu định tính để làm rõ nguyên nhân khiến cho phụ nữ chấm dứt hôn nhân. Và tác
giả cũng đã vận dụng các lý thuyết chủ đạo để lý giải cho vấn đề ly hôn (lý thuyết trao
đổi và lý thuyết xung đột) [15]. Tuy nhiên, trong đời sống thực tiễn, khi vợ chồng có
mâu thuẫn với nhau thì không phải ai cũng sẽ lựa chọn biện pháp ly hôn mà có thể sẽ
giải quyết mâu thuẫn bằng hình thức khác.
Bên cạnh đó, Vũ Tuấn Huy (2007) cũng đã đề cập đến vấn đề nhận thức về mâu
thuẫn của các cặp vợ chồng thông qua công trình “Thực trạng mâu thuẫn vợ chồng
trong gia đình ở nông thôn hiện nay và những nhân tố ảnh hưởng” (Qua nghiên cứu

trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Nhận thức của các
cặp vợ chồng về mâu thuẫn đang còn rất nhiều hạn chế. Họ ít thừa nhận sự tồn tại của
mâu thuẫn và luôn xem đó là vấn đề tiêu cực. Chính quan niệm đó đã làm ảnh hưởng
đến những đánh giá của người trả lời về mức độ và tính chất của mâu thuẫn. Thực tế,
mâu thuẫn xảy ra khá phổ biến tại địa phương này, chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế,
phân công công việc và quan hệ ứng xử. Còn các mâu thuẫn liên quan đến quan hệ tình
dục và quyền ra quyết định ít xảy ra.
Đa số các mâu thuẫn xảy ra trong các gia đình đều dễ giải quyết và ít nghiêm
trọng. Hình thức mâu thuẫn phổ biến là tranh luận to tiếng, mắng chửi và chiến tranh
lạnh. Còn hình thức đánh đập, dùng vũ lực hoặc cấm đoán làm một việc gì đó thì ít xảy
ra. Hầu hết, các cặp vợ chồng lựa chọn cách thức giải quyết mâu thuẫn là trong phạm vi
nội bộ gia đình trước khi nhờ tới sự hỗ trợ từ cộng đồng. Họ tự giải quyết với nhau
bằng biện pháp tình cảm và lờ vấn đề mâu thuẫn đi. Mâu thuẫn giữa vợ chồng có thể ít
khi dẫn đến ly hôn nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của con cái.
Mặc dù đây là một bài viết có vẻ như đã đề cập khá đầy đủ bức tranh về thực
trạng mâu thuẫn vợ chồng ở gia đình nông thôn nhưng các biện pháp giải quyết mâu
thuẫn như là tình cảm hay là lờ đi chưa đủ sức hút để các cặp vợ chồng lựa chọn nó
nhằm giải quyết mâu thuẫn [26]. Có thể các cặp vợ chồng họ đã phải lựa chọn những
biện pháp khác để giúp gắn kết mối quan hệ vợ chồng khi xảy ra mâu thuẫn.
Trong các công trình nghiên cứu liên quan về mâu thuẫn, các tác giả không chỉ
tập trung nêu ra vấn đề dẫn đến sự mâu thuẫn giữa vợ chồng mà còn mô tả cụ thể hơn
về thực trạng của vấn đề. Trong bài viết “Một số kết quả bước đầu qua điều tra thăm
dò sự xung đột trong quan hệ vợ chồng ở địa bàn Tây Nguyên” của Cao Huyền Nga
(1998) đã chỉ ra được nhu cầu cơ bản của các cặp vợ chồng trong hôn nhân, tiêu chuẩn
11


lựa chọn bạn đời, quan niệm cá nhân về đời sống tình dục và giá trị chuẩn mực quan
trọng nhất trong cuộc sống lứa đôi. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tập trung tìm hiểu
quan niệm của các cá nhân về vấn đề xung đột; nguyên nhân, mức độ, tần suất, hậu quả

của xung đột; lần xảy ra xung đột lần đầu tiên; thời điểm xảy ra xung đột và cách thức
xử lý xung đột.
Nguyên nhân dẫn đến xung đột là do thiếu thông cảm, hiểu biết lẫn nhau; không
đồng nhất quan điểm hay là thiếu thủy chung. Vấn đề thường gây tranh cãi giữa vợ và
chồng là do khác biệt về: quan điểm chính kiến, cách nuôi dạy con cái, cách ứng xử với
họ hàng, bè bạn. Thời điểm lần đầu tiên xung đột là vào khoảng thời gian từ 2 - 5 năm
sau khi kết hôn.
Trong đời sống vợ chồng, họ luôn muốn hướng tới các nhu cầu như: nhu cầu
được kính trọng, bình đẳng, chân thực; nhu cầu về nghĩa vụ, trách nhiệm trong cuộc
sống gia đình; nhu cầu có con và chăm sóc con cái. Bài viết đã cho thấy các tiêu chuẩn
của người nam giới cần có ở người vợ của mình là: có việc làm ổn định, chung thủy và
yêu thương chồng con. Còn đối với nữ giới thì cho rằng người chồng phải yêu thương
vợ con, chung thủy và có việc làm ổn định. về phẩm chất của người bạn đời thì có hai
phẩm chất được đánh giá cao đó là “chung thủy” và “tình yêu và thái độ tôn trọng lẫn
nhau”. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng là không nên ngoại tình vì sẽ gây ra tan cửa nát nhà
[16]. về cơ bản, nghiên cứu này đã lột tả được vấn đề mâu thuẫn trong gia đình. Nhưng
tác giả đã chưa chỉ ra giữa các nhóm dân tộc thì có sự khác biệt nhau như thế nào. Hay
là sự chi phối của yếu tố văn hóa cộng đồng trong việc giải quyết mâu thuẫn vợ chồng?
Mâu thuẫn vợ chồng nằm trong khuôn khổ phạm vi của gia đình và người ta
thường cho đó là việc riêng tư ngay kể cả khi người phụ nữ cũng bị đánh đập. Trịnh
Thái Quang (2008) đã có bài viết “Mâu thuẫn vợ chồng - Bạo lực đối với phụ nữ trong
gia đình nông thôn ” (Nghiên cứu tại Tiền Giang) đăng trong cuốn “Gia đình nông thôn
Việt Nam trong chuyển đổi” do Trịnh Duy Luân, Helle Rydstrom, Will Burghoorn
(đồng chủ biên) đã cho thấy mối quan hệ giữa mâu thuẫn xảy ra giữa vợ chồng với tình
trạng bạo lực đối với phụ nữ. Nghiên cứu đã được tiến hành khảo sát trên 300 mẫu,
trong đó có 226 trường hợp đã từng cãi nhau trong 12 tháng qua, với nhiều mức độ
khác nhau. Tác giả đã phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố cá nhân như tuổi,
mức sống, học vấn, quy mô hộ gia đình và mâu thuẫn vợ chồng. Đồng thời đã chỉ ra
được những yếu tố tác động tới mâu thuẫn vợ chồng và bạo lực xảy ra giữa vợ chồng.
12



Nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 6% hộ gia đình đã từng xảy ra bạo lực, đó là những
hộ gia đình trẻ, trình độ học vấn thấp (từ lớp 9 trở xuống), đặc biệt là hộ có mức sống
khá. Mức độ xảy ra mâu thuẫn thường xuyên hơn là ở hộ gia đình học vấn thấp, hộ có 4
thành viên chung sống và kết hôn được vài năm. Và nguyên nhân chính của mâu thuẫn
gia đình, bạo lực đối với phụ nữ là do lạm dụng rượu. Mâu thuẫn và bạo lực trong gia
đình là có quan hệ tương đối chặt chẽ. Trong nghiên cứu này đã cho thấy trình độ học
vấn, mức sống, quy mô gia đình và mô hình chung sống là có những mối quan hệ nhất
định với thực trạng xảy ra mâu thuẫn và bạo lực [20]. Tuy nhiên, tác giả chưa có đủ
minh chứng để có thể kết luận xem yếu tố nào là tác động mạnh mẽ tới tình trạng mâu
thuẫn và bạo lực xảy ra tại địa bàn nghiên cứu.
Khi xảy ra mâu thuẫn giữa vợ chồng thì sẽ làm ảnh hưởng tới các thành viên
khác trong gia đình. Sự mâu thuẫn đó cũng sẽ làm ảnh hưởng tới chứng trầm cảm và lo
âu đối với con cái. Trong công trình “Parental divorce, family conflict and adolescent
depression and anxiety ” của Hildur Mist L. Pálmarsdóttir (2015) đã chỉ ra điều đó.
Đây là một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện bởi Icelandic Centre for Social
Research and Analysis at Reykjavik University in February, 2012 (Trung tâm Nghiên
cứu và Phân tích Xã hội Icelandic (ICSRA) tại Đại học Reykjavik) với trên 2215 học
sinh từ lớp 8 đến lớp 10. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả việc cha mẹ ly hôn và mâu
thuẫn gia đình sẽ gây nên sự căng thẳng trong đời sống của thanh thiếu niên. Nghiên
cứu này xem xét việc ly hôn của cha mẹ và mâu thuẫn gia đình có ảnh hưởng đến trầm
cảm và sự lo âu của trẻ. Tác giả cũng đã chỉ ra cho chúng ta thấy thông qua việc kiểm
chứng các giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết thứ nhất là việc ly hôn của cha mẹ ảnh
hưởng đến thanh thiếu niên là được chấp nhận. Và điều này cũng có sự trùng khớp với
kết quả của các nghiên cứu trước. Giả thuyết thứ hai là việc ly hôn của cha mẹ ảnh
hưởng đến sự lo lắng của thanh thiếu niên cũng được chấp nhận. Giả thuyết thứ ba là
việc ly hôn của cha mẹ đối với trầm cảm ở thanh thiếu niên là trung gian thông qua các
mâu thuẫn trong gia đình đã không được chấp nhận. Còn giả thuyết cuối cùng là những
ảnh hưởng của việc ly hôn của cha mẹ đối với sự lo âu ở vị thành niên là trung gian

thông qua mâu thuẫn trong gia đình lại được chấp nhận. Các nghiên cứu trước đó cũng
đã chỉ ra rằng mâu thuẫn trong gia đình ảnh hưởng đến vị thành niên. Trong một nghiên
cứu của Amato và Afifi (2006) cho thấy những đứa trẻ gặp các rắc rối trong mối quan
hệ giữa cha mẹ của chúng, trước và sau khi ly hôn sẽ gặp phiền muộn [32].
13


Tóm lại, các biểu hiện của mâu thuẫn giữa vợ chồng cũng khá đa dạng. Trong
đó, tiêu biểu nhất là vấn đề ly hôn và đây không phải là vấn đề mới mẻ nhưng vẫn đón
nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Tỷ lệ ly hôn đang ngày càng gia
tăng theo hàng năm. Đặc biệt, ở nông thôn thì tình trạng ly hôn và việc phụ nữ đứng
đơn ngày càng cao hơn. Thực tế, có rất nhiều yếu tố tác động đến ly hôn, trong đó có cả
những yếu tố truyền thống. Bên cạnh biểu hiện mâu thuẫn bằng cách là ly hôn thì còn
có những biểu hiện khác như là chiến tranh lạnh, mắng chửi, đánh đập, đe dọa,... Mâu
thuẫn vợ chồng thì có liên quan đến bạo lực gia đình. Và nó không chỉ có ảnh hưởng
đến công việc, sức khỏe vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con
cái.
2.3. Cách giải quyết mâu thuẫn giữa vợ chồng và các yếu tố tác động
Các nhà nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc mô tả bức tranh về việc vợ chồng
xảy ra mâu thuẫn mà còn tìm hiểu về cách thức giải quyết vấn đề đó ra sao? Bùi Quang
Dũng (2002) đã tiến hành một nghiên cứu định tính và cho thấy bức tranh về nguyên
nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa vợ chồng ở từng nhóm. Trong bài viết “Giải quyết xích
mích trong nhóm gia đình: phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính” là sự tóm
lược một phần của kết quả nghiên cứu về mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn ở Việt
Nam. Khảo sát thực địa của nghiên cứu này được tiến hành vào năm 2001 tại ba tỉnh là
Sóc Trăng, Quảng Ngãi và Hải Dương. Tác giả đã lựa chọn 96 trường hợp trong đó
gồm 5 trường hợp thảo luận nhóm và 91 trường hợp PVS. Các trường hợp được rút ra
ngẫu nhiên từ danh sách hộ gia đình do cán bộ thôn/ấp cung cấp.
Khi xảy ra xích mích, vợ chồng trẻ tự quyết là chủ yếu. Nếu khi hai vợ chồng
không giải quyết được sự mâu thuẫn đó thì sẽ phải tìm tới một người họ hàng để mà

trao đổi. Việc cùng nhau giải quyết sự xích mích trong gia đình chủ yếu chỉ tồn tại ở gia
đình hạt nhân. Còn ra ngoài khuôn khổ ấy thì vai trò của người phụ nữ đã khác hẳn.
Khi trong gia đình có xích mích thì sẽ “họp họ” để giải quyết (chỉ có anh em cùng
cóvai vế trong họ họp với nhau và không có phụ nữ). Ở gia đình trung lưu, họ giải
quyết xích mích theo kiểu “đóng của bảo nhau” bởi vì muốn giữ sĩ diện. Còn đối với
cặp vợ chồng nghèo thì thường làm cho xích mích trở nên to chuyện hơn. Các đoàn thể
quần chúng, tổ hòa giải của thôn/ấp có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết xích
mích trong các gia đình [3]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả vẫn chưa chỉ ra

14


được cách giải quyết mâu thuẫn trong các hình thái gia đình khác nhau thì liệu khác
nhau hay không?
Khi xảy ra mâu thuẫn trong gia đình thì các thành viên cần phải nhận thức được
và tìm cách giải quyết vấn đề. Bởi vì, đôi khi những vấn đề đó lại làm ảnh hưởng tới
đời sống của mọi thế hệ trong gia đình. Ở bài viết “Quan niệm nhận thức của các thế
hệ về mâu thuẫn trong gia đình và cách khắc phục” của Lê Thi (2009), bằng phương
pháp nghiên cứu định tính là PVS, điều tra bảng hỏi tại 4 địa điểm: xã Mễ Sở (Hưng
Yên), xã Phú Minh (Hà Nội), thị trấn Văn Cương (Hưng Yên), phường Bùi Thị Xuân
(Hà Nội) đã tập trung tìm hiểu các vấn đề như: hình thức biểu hiện của mâu thuẫn,
nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn và giải pháp giải quyết mâu thuẫn trong gia đình.
Hình thức biểu hiện phổ biến của mâu thuẫn là vợ hay chồng im lặng, giận dỗi,
không nói chuyện với nhau. Khi mâu thuẫn xảy ra thì chồng mắng chửivợ cao hơn việc
vợ mắng chửi chồng và chủ yếu ở thế hệ trẻ và trung niên. Điều này thể hiện vị thế và
quyền lực áp đảo của nam giới trong gia đình. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn xuất
phát chủ yếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tiếp đó là nguyên nhân kinh tế,
nguyên nhân do con cái và các nguyên nhân khác chiếm tỉ lệ thấp. Ngoài ra, nghiên cứu
cũng chỉ ra mâu thuẫn thường được giải quyết bằng hình thức do người chồng làm lành
trước. Phần lớn ý kiến cũng cho rằng vợ chồng cần phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của

nhau thì mới giải quyết được mâu thuẫn thường ngày. Qua nghiên cứu tác giả cũng
nhấn mạnh: vợ chồng cần phải hợp tác với nhau về nhiều mặt, không chỉ trong làm ăn
mà còn ở lối sống, sinh hoạt hàng ngày. Sự hòa hợp giữa vợ chồng không đòi hỏi họ
phải giống nhau về tính cách, sở thích nhưng phải biết nhường nhịn, nhân nhượng với
nhau [22]. Tuy nhiên, khi vợ chồng mâu thuẫn với nhau thì không phải chỉ biểu hiện
bằng hình thức như im lặng hay giận hờn mà đôi khi còn xảy ra đánh đập.
Việc xảy ra mâu thuẫn được xem như là một điều không thể tránh khỏi trong đời
sống hôn nhân. Tuy nhiên, khi xảy ra mâu thuẫn thì các cặp vợ chồng cần phải có chiến
lược để đối phó với nó cho phù hợp nhằm đem lại sự ổn định và bền vững cho cuộc
hôn nhân. Trong nghiên cứu “Conflict resolution strategies among working couples”
của Sumalata. T.Byadgi., Yadav.V.S. (2013) cũng đã đề cập đến vấn đề này. Mục tiêu
chính của nghiên cứu này là xác định các chiến lược giải quyết mâu thuẫn được các cặp
vợ chồng đang làm việc sử dụng để giải quyết các vấn đề trong đời sống hôn nhân của
mình. Bên cạnh đó, nghiên cứu này đã chỉ ra mối quan hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu
15


học và các chiến lược giải quyết mâu thuẫn. Dữ liệu thu thập từ 150 cặp vợ chồng và
với cặp vợ chồng có vợ là giáo viên trong các trường công và tư thục với ít nhất là có 3
năm kinh nghiệm giảng dạy, thời gian kết hôn và có ít nhất một đứa trẻ. Bộ công cụ sử
dụng với 30 câu mô tả phương thức giải quyết mâu thuẫn, được chia thành 2 chiều là sự
quyết đoán và hợp tác, chia thành 5 biện pháp được coi là chiến lược để quản lý mâu
thuẫn.
Ở biện pháp là sự cạnh tranh, cả vợ và chồng đều giống nhau trong việc thể hiện
hành vi cạnh tranh. Người chồng thường phản ứng với mâu thuẫn bằng cách tham gia
thảo luận cởi mở và trực tiếp. Đồng thời, họ thường tìm người khác giúp đỡ trong việc
đưa ra các quyết định và quan tâm đến nhu cầu của hai bên trong tình huống mâu
thuẫn. Cả người chồng và người vợ đều tương đối giống nhau khi thông qua chiến lược
thỏa hiệp về giải quyết mâu thuẫn. Cũng có nhiều người chồng cho rằng họ lựa chọn
biện pháp tránh xa khi xảy ra mâu thuẫn (so sánh với người vợ). Những người vợ và

chồng có trình độ học vấn cao thì ít nhất đã thông qua chiến lược cạnh tranh, tránh xa
và hầu hết đã thông qua chiến lược hợp tác, thỏa hiệp... để giải quyết mâu thuẫn. Người
vợ có thu nhập cao thì thích chiến lược tránh xa hơn người có thu nhập ít. Người chồng
đang làm việc trong khu vực tư nhân thì thích chiến lược hợp tác hơn so với người làm
việc trong nhà nước. Đồng thời, người chồng có số con ít thì thích chiến lược cạnh
tranh, thỏa hiệp, và tránh xa hơn so với chiến lược hợp tác. Và người chồng sống trong
gia đình nhỏ thường nghiêng về chiến lược thỏa hiệp. Còn người sống trong gia đình
lớn thường nghiêng về chiến lược tránh xa [36].
Tuy nhiên, các nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các vấn đề gây nên
mâu thuẫn hay là cách giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân mà cũng đã nêu lên sự tác
động, hỗ trợ của các nhân tố trong việc giải quyết mâu thuẫn đó. Điều này cũng được
thể hiện trong bài viết “How religiosity helps couples prevent, resolve, and overcome
marital conflict ” của Nathaniel M. Lambert và David C. Dollahite (2006). Nghiên cứu
này đã thực hiện các phỏng vấn với 57 cặp vợ chồng cao tuổi và trung niên có tín
ngưỡng Abraham như Kitô giáo, Do Thái, Hồi giáo, sống ở New England và Bắc
California. Trong nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp lý thuyết cơ bản để tạo
ra chủ đề và mô hình miêu tả cách thức tôn giáo ảnh hưởng đến mâu thuẫn trong hôn
nhân. Các cặp vợ chồng trong nghiên cứu này đã cho rằng tôn giáo đã ảnh hưởng đến
mâu thuẫn trong hôn nhân trên ba giai đoạn của quá trình mâu thuẫn như: ngăn ngừa
16


vấn đề, giải quyết mâu thuẫn và hài hòa quan hệ. Các cặp vợ chồng nhận thấy đức tin
tôn giáo và sự tham gia vào thực hành tôn giáo đã giúp họ trong ba giai đoạn mâu thuẫn
đó. Bởi vì, các cặp vợ chồng cùng thực hiện các hoạt động tôn giáo, sự ảnh hưởng đến
mục đích chung, đức tính và luôn sẵn sàng tha thứ cho người khác. Họ có thể đi nhà
thờ và cầu nguyện Đức Chúa Trời để vượt qua mâu thuẫn trong hôn nhân. Tuy nhiên,
nghiên cứu này cũng gặp phải hạn chế là chỉ mới tập trung ở nhóm thu nhập trung bình,
học vấn cao và là người da trắng [33]. Do đó, cần có những nghiên cứu khác để tìm
hiểu sự ảnh hưởng của tôn giáo đến mâu thuẫn của các cặp vợ chồng có thu nhập thấp

hay các dân tộc khác.
Để duy trì được sự hài hòa trong quan hệ vợ chồng cũng không phải là vấn đề
dễ dàng. Nó cần có sự hợp tác của cả vợ và chồng, các thành viên khác trong gia đình.
Đối với người dân tộc Cơ Ho_nhóm người theo chế độ mẫu hệ thì vai trò của dòng họ
cũng khá quan trọng trong việc giúp ổn định và hài hòa quan hệ vợ chồng. Trong bài
biết “Vai trò dòng họ mẫu hệ trong cộng đồng người Cơ Ho và Chu Ru ở xã Ka Đơn,
huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng hiện nay ” của Phan Thị Hồng (2013) đã phần nào
cho chúng ta sự hiểu biết sơ đẳng nhất về chế độ mẫu hệ và vai trò của nó trong cộng
đồng. Dòng họ của người dân tộc Cơ Ho và Chu Ru tính theo dòng họ của mẹ. Những
thành viên trong phạm vi 4 - 5 đời luôn cố kết lại với nhau, sống gần gũi bên nhau
trong các bon, thôn. Dòng họ này có vai trò to lớn trong việc chi phối nhiều phương
diện cuộc sống của các cá nhân. Người con trai sau khi lấy vợ thì phải rời khỏi nhà cha
mẹ đẻ và dòng họ của mình tới sống bên nhà vợ. Đối với các cô gái, khi đã lập gia đình
thì vẫn được ở lại cùng với cha mẹ đẻ. Những vấn đề lớn của gia đình và dòng họ trước
hết là thuộc về trách nhiệm của nữ giới và sau đó là sự hợp tác chặt chẽ của nam giới.
Người chồng sẽ là được họ cưới về. Người con trai của dân tộc Cơ Ho và Chu Ru
không có quyền cưới vợ về nhà (trừ trường hợp quá đặc biệt). Họ cũng không có quyền
đòi phân chia tài sản ở gia đình gốc khi mà họ đi lấy vợ. Đồng thời, họ có nghĩa vụ là
phải lao động để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình bên vợ. Từ xưa đến nay,
ở hai dân tộc này vẫn chưa có người nam giới nào đòi cách tân truyền thống để chống
lại vinh dự và trách nhiệm nặng nề đó.
Hiện nay, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả thì có của hồi môn cho đứa
con trai nhưng không chia ruộng đất cho. Nhiều người đàn ông của dân tộc Cơ Ho và

17


Chu Ru cũng sẽ trở thành ông cậu và có quyền tham gia bàn bạc quyết định khi xảy ra
sự kiện liên quan đến con người và tài sản của dòng họ.
Nếu như người chồng chây lười, rượu chè bê tha, không có thái độ hợp tác,

đồng thuận trong công việc làm ăn và sinh hoạt thì người vợ có thể họp gia đình để xin
ý kiến xử lý. Trường hợp nặng hơn thì người vợ có thể thông báo với nhà chồng để cử
nhóm đại diện đến để bàn bạc cách giải quyết. Thông thường, gia đình và họ hàng đôi
bên đều nỗ lực bảo ban, vun vén và giảng hòa. Một số trường hợp họ còn tỏ ra ủng hộ
sự kiên quyết và nghiêm khắc của người vợ [9]. Tuy nhiên, bài viết chưa đề cập đến
việc khi xảy ra mâu thuẫn vợ chồng thì mức độ, biểu hiện của nó như thế nào? Bởi vì,
tùy thuộc vào mức độ và biểu hiện của mẫu thuẫn thì sẽ có cách giải quyết khác nhau.
Bàn về vấn đề hôn nhân của người dân tộc Cơ Ho ở Lâm Đồng, Trần Thị Hiền
đã có bài viết “Hôn nhân của người Lạch ở Lâm Đồng ” (Nghiên cứu trường hợp thôn
Măng Line, phường 7, thành phố Đà Lạt) cũng đã đề cập đến việc giải quyết vấn đề ly
hôn của người Lạch tại địa phương. Đây bài viết được đăng trên Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Đà Lạt, năm 2012 và đồng thời đã được đăng trong cuốn sách Tây
Nguyên dưới học nhìn Nhân học do Võ Tấn Tú chủ biên. Người Lạch là một nhóm địa
phương của dân tộc Cơ Ho. Từ xưa đến nay, việc ly hôn trong cộng đồng người Lạch
hiếm khi xảy ra. Nếu có thì là do xuất phát từ những nguyên nhân như: vợ/chồng có
hành vi ngoại tình, lười biếng hoặc do người chồng rượu chè, vũ phu, xúc phạm chửi
mắng cha mẹ và người trong dòng họ nhà vợ. Khi muốn ly hôn, người chồng/vợ phải
nhờ người trong họ hàng của mình, đặc biệt là ông cậu, người làm mai mối đến nói
chuyện với cha mẹ (nếu cha mẹ còn sống) hoặc chị em gái của người kia (nếu cha mẹ
đã chết) về ý định của mình. Nếu hai người đồng ý ly hôn thì sẽ trao cho nhau ly rượu
và bát gạo trước sự chứng kiến của già làng, người làm mai mối và họ hàng hai bên để
chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình. Sau đó, hai bên sẽ tiến hành đền bù và bị phạt vạ
theo luật tục.
Theo quy định của luật tục Lạch, nếu người chồng ngoại tình hoặc có hành động
sai trái thì anh ta và họ hàng phải đền bù danh dự cho bên người vợ bằng những đồ vật
sau: một tấm ùi, một con heo và một ché rượu. Nếu hai vợ chồng đã có con, người
chồng phải có trách nhiệm đền bù cho người vợ chi phí nuôi con, mỗi đứa là một con
trâu (hiện nay trâu được quy đổi ra thành tiền). Và nếu nguyên nhân ly hôn là do người
vợ thì chị ta cũng phải làm tương tự như thế. Sau khi ly hôn và trả hết các lễ vật bắt
18



buộc thì người vợ/chồng chính thức cắt đứt mọi ràng buộc và được quyền tái hôn [6].
Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề cập đến cách giải quyết mâu thuẫn giữa vợ chồng trong
trường hợp ly hôn. Nhưng khi xảy ra mâu thuẫn vợ chồng thì ở người dân tộc Cơ Ho
còn có thể giải quyết bằng những hình thức khác nữa.
về mặt phương pháp, trong các đề tài nghiên cứu cách giải quyết xung đột giữa
vợ chồng thì sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (Cao Huyền Nga, Vũ Tuấn
Huy...), kết hợp với phương pháp định tính như phương pháp PVS để thu thập các
thông tin cụ thể hơn, đặc biệt là các thông tin tế nhị (Bùi Quang Dũng, Nguyễn Hồng
Hà, Trần Thị Minh Thi.).
Có thể nói cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về mâu thuẫn và giải quyết mâu
thuẫn vợ chồng được giới nghiên cứu nước ngoài và trong nước thực hiện. Các nghiên
cứu nước ngoài đã quan tâm tìm hiểu và làm rõ nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ
chồng, sự tác động của mâu thuẫn vợ chồng đến đời sống vợ chồng và các thành viên
trong gia đình. Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã nêu lên cách giải quyết mâu thuẫn vợ
chồng và vai trò của của các chủ thể trong việc giải quyết mâu thuẫn vợ chồng.
Một số nhà nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu về
vấn đề mâu thuẫn vợ chồng, các kết quả nghiên cứu đã làm rõ nguyên nhân dẫn đến
mâu thuẫn, các hình thức biểu hiện, mức độ biểu hiện của mâu thuẫn và hậu quả của
nó. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng chủ yếu là có liên quan đến vấn đề kinh
tế của gia đình, sự tham gia làm công việc nhà của người vợ và chồng, quan niệm về
đời sống hôn nhân, cách cư xử với bạn bè, hàng xóm. Hình thức biểu hiện của mâu
thuẫn vợ chồng thì chủ yếu là chiến tranh lạnh, mắng chửi, đánh đập, đe dọa,. Qua việc
vợ chồng mâu thuẫn với nhau thì đã thể hiện vị thế và quyền lực áp đảo của nam giới ở
trong gia đình. Việc vợ chồng mâu thuẫn không chỉ có ảnh hưởng đến công việc, sức
khỏe vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con cái. Và giữa mâu
thuẫn vợ chồng với bạo lực gia đình thì có mối liên hệ mật thiết với nhau. Về cách thức
giải quyết mâu thuẫn là vợ chồng tự giải quyết hoặc là cùng với gia đình hai bên nội
ngoại, dòng họ tham gia giải quyết. Trong trường hợp họ không giải quyết được thì

phải cần tới sự tham gia của Tổ hòa giải tại địa phương. Tuy nhiên, tình trạng ly hôn
vẫn đang gia tăng hàng ngày kể cả ở khu vực nông thôn. Khi nói đến cách thức giải
quyết mâu thuẫn vợ chồng thì các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh đến việc vợ chồng
phải chung thủy, nhường nhịn và hòa hợp lẫn nhau để xây dựng gia đình hạnh phúc.
19


Đồng thời, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố cá nhân, yếu tố truyền thống,
yếu tố tôn giáo,... có tác động đến việc vợ chồng mâu thuẫn và cách giải quyết mâu
thuẫn của họ.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu luật tục, phong
tục chi phối đến giải quyết mâu thuẫn vợ chồng. Nghiên cứu về sự tác động, chi phối
của phong tục, luật tục đến việc giải quyết mâu thuẫn vợ chồng vẫn chưa được nghiên
cứu từ cách tiếp cận xã hội học.Đề tài “Giải quyết mâu thuẫn vợ chồng ở dân tộc Cơ
Ho hiện nay ” được thực hiện dựa trên sự kế thừa từ việc phân tích điểm mạnh và điểm
yếu của các nghiên cứu trước đó. Việc phân tích những hạn chế của các nghiên cứu
trước đó sẽ giúp tác giả tránh sai sót trong khi thực hiện nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhận diện các hình thức mâu thuẫn, cách thức giải
quyết mâu thuẫn và yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết mâu thuẫn giữa vợ chồng ở
dân tộc Cơ Ho hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu
mâu thuẫn vợ chồng, ổn định gia đình và phát triển bền vững gia đình ở cộng đồng dân
tộc Cơ Ho tại Lâm Đồng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Trình bày cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề giải quyết mâu thuẫn vợ chồng.

-


Mô tả thực trạng mâu thuẫn vợ chồng ở người dân tộc Cơ Ho: Các loại
hình/hình thức biểu hiện của mâu thuẫn; mức độ biểu hiện của mâu thuẫn; cách
thức giải quyết mâu thuẫn vợ chồng.

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết mâu thuẫn vợ chồng

-

Đề xuất một số khuyến nghị đối với các ban ngành liên quan và các cặp vợ
chồng dân tộc Cơ Ho tại địa bàn nghiên cứu nhằm giúp giảm thiểu mâu thuẫn,
giải quyết tốt mâu thuẫn nảy sinh giữa vợ chồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giải quyết mâu thuẫn vợ chồng ở người dân tộc Cơ Ho.

Khách thể nghiên cứu: Các hộ gia đình người dân tộc Cơ Ho tại xã Gia Hiệp, huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
20


-

Phạm vi thời gian, không gian nghiên cứu:
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu này mô tả các nguyên nhân, biểu hiện
của mâuthuẫn, cách thức giải quyết mâu thuẫn vợ chồng ở người dân tộc Cơ Ho
trong thời điểm điều tra (từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2017).

Phạm vi không gian nghiên cứu: Xã Gia Hiệp có 11 thôn nhưng do điều kiện kinh
phí có hạn nên tác giả chọn 4/11 thôn để thực hiện nghiên cứu.

-

Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến việc giải quyết mâu thuẫn của các cặp vợ

chồng trong gia đình nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ nguyên nhân, biểu
hiện mâu thuẫn vợ chồng và một số yếu tố cơ bản có tác động tới cách giải quyết mâu
thuẫn như yếu tố văn hóa, cộng đồng, luật tục, tôn giáo; kiểu loại gia đình, điều kiện
kinh tế gia đình; yếu tố cá nhân (giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp).
Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu trước đây có khá nhiều tác giả sử dụng khái
niệm “xung đột”. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả luận văn chỉ sử dụng khái
niệm “mâu thuẫn” để thao tác hóa và phân tích rõ vấn đề cần nghiên cứu.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng một số lý thuyết xã hội học như lý
thuyết xung đột, cách tiếp cận theo thuyết trao đổi xã hội và lựa chọn hợp lý, lý thuyết
hiện đại hóa để giải thích nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng, cách thức giải
quyết mâu thuẫn và yếu tố tác động tới cách giải quyết mâu thuẫn vợ chồng. Đề tài sẽ
phân tích cụ thể và bổ sung thêm cơ sở lý luận về cách giải quyết mâu thuẫn trong quan
hệ vợ chồng (khái niệm). Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ cung cấp những minh chứng
khoa học về cách giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng của người dân tộc Cơ
Ho.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu này đã sử dụng tư liệu từ các công trình nghiên cứu khác nhau.


Chủ yếu dựa trên các tài liệu liên quan đến vấn đề được đăng tải trên Tạp chí Xã hội
học, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Tạp chí Tâm lý học, báo cáo thống kê của
địa phương,... để làm rõ tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận, góp phần bổ sung luận
điểm trong đề tài nghiên cứu.
21


Ngoài ra, trong đề tài này, tác giả còn sử dụng kết hợp với những phương pháp
khác như: so sánh, phân tích. Những thông tin thu thập được từ quá trình tổng quan tài
liệu sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn tốt hơn về vấn đề nghiên cứu của mình.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Điều tra bảng hỏi: Đề tài sử dụng bảng hỏi là công cụ thu thập thông tin chủ
yếu, dựa trên những khái niệm đã được thao tác hóa. Đề tài đã tiến hành điều tra 200
gia đình tại địa bàn khảo sát, lựa chọn mẫu theo cách chọn mẫu thuận tiện. Đây là một
chiến lược thường được sử dụng khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu định
lượng có hạn chế nguồn lực kinh phí và thời gian. Tại xã Gia Hiệp có 05 thôn đang có
người dân tộc Cơ Ho sinh sống, cụ thể là:
Bảng 1.1: Dân cư người dân tộc Cơ Ho ở xã Gia Hiệp
STT Tên thôn Số lượng hộ Số lượng nhân khẩu
1

Thôn 1

215

1148

2
3


Thôn 2

158

798

Thôn 3

140

586

4

Thôn 5B

41

135

5

Thôn 7

57

228
2895


rp A

611

Tổng
1

1

\-----------------—--------—----------------- ---------------------------------------------------- ----------

Nguồn: UBND xã Gia Hiệp năm 2017
Do đó, tác giả luận văn chọn mẫu nghiên cứu thuận tiện ở 4 thôn. Trong mỗi hộ
gia đình sẽ chọn đại diện hộ gia đình (người vợ hoặc người chồng) làm đơn vị thu thập
thông tin.
Bảng 1.2: Cơ cấu mẫu điều tra định lượng phân chia theo thôn và giới tính
STT

Tên thôn

Số lượng hộ

Nam

Nữ

1

Thôn 1


50

25

25

2
3

Thôn 2

50

25

25

Thôn 3

50

25

25

4

Thôn 7

50


25

25

200

100

100

rp A

Tổng

22


Bảng 1.3: Các tiêu chí cụ thể của mẫu điều tra định lượng

> r rp ^

rp* /K 1 r

Cụ thể

Tiêu chí
Nam
Giới tính


Ả•
Tuổi

À

Tân suất
(Người)
100

Tỷ lệ
(%)
50

Nữ

100

50

Tổng
Từ 18 đến 34 tuổi

200

100
55,0

Từ 35 đến 49 tuổi

110

58

Từ 50 đến 60 tuổi

32

16,0

Tổng

200

100

Thiên chúa giáo
Mù chữ

200
64

100
32

51

25,5

62
23


31
11,5

Tổng
Khá giả

200
14

100
7

Trung bình
Nghèo

122
64

61
32

Tổng
Lao động nông nghiệp

200
190

100
95,0


Lao động phi nông nghiệp

10

5,0

Tổng

200

100

Gia đình một thế hệ
Gia đình hai thế hệ

17
97

8,5
48,5

86

43

200

100

29,0


rp

rp ¿V • r

Ton giáo

Tiểu học
Trình độ hoc Trung học cơ sở (THCS)
vấn
Trung học phổ thông (THPT) trở lên
rp A

Mức sống

Nghề
nghiệp
chính

Kiểu loại gia
Gia đình ba thế hệ trở lên
đình
Tổng
rp A

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2017 Do mẫu nghiên cứu không có sự
đa dạng về học vấn và nghề nghiệp chính. Vì thế, chúng tôi đã gom các biến này như
sau:
- Biến học vấn gồm: Mù chữ, tiểu học, THCS, THPT, trung cấp, cao đẳng, đại
học, sau đại học; quá trình xử lý đã gộp thành 4 nhóm (mù chữ, tiểu học,

THCS, THPT trở lên).


-

Biến nghề nghiệp chính gồm: lao động nông nghiệp, kinh doanh/buôn bán,
công nhân viên chức nhà nước, công nhân, khác; quá trình xử lý đã gộp thành 2
nhóm (lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp).
Xử lý số liệu định lượng: Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và Excel để xử lý

và thống kê thông tin định lượng đã thu thập được.
-

Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp PVS: Tiến hành PVS đối với các đối tượng: cán bộ văn hóa xã,

cán bộ phụ nữ xã, trưởng thôn (Tổ trưởng Tổ hòa giải), cán bộ phụ nữ thôn, đại diện
của các cặp vợ chồng nhằm tìm hiểu sâu về “Giải quyết mâu thuẫn vợ chồng ở dân tộc
Cơ Ho hiện nay”. Sử dụng các thiết bị máy ghi âm kỹ thuật số, sổ tốc ký để ghi chép
lại các thông tin PVS. Thông tin PVS nhằm để bổ sung và lý giải cụ thể những số liệu
từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi thu thập. Qua đó, chúng ta thấy được cụ thể sự
tác động của các yếu tố tới cách giải quyết mâu thuẫn giữa vợ chồng ở người dân tộc
Cơ Ho.
Cơ cấu mẫu PVS dành cho cán bộ: Dựa vào tiêu chí giới tính và vị trí nghề
nghiệp tác giả đề tài chọn: Đối với cán bộ xã gồm có: 01 nam, 01 nữ. Đối với cán bộ
thôn gồm có: 01 nam, 01 nữ. Cơ cấu mẫu PVS dành cho người dân: Dựa vào tiêu chí
giới tính tác giả đề tài chọn: 03 nam và 03 nữ.
Xử lý số liệu định tính: các thông tin PVS được tác giả nghe, đọc lại và lựa chọn
các đoạn thông tin phỏng vấn có giá trị phù hợp để trích dẫn trong luận văn thông qua
quá trình điều tra.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng lý thuyết xung đột để giải thích tình trạng
vợ chồng người dân tộc Cơ Ho cũng không tránh khỏi việc xảy ra mâu thuẫn với nhau.
Các giá trị, chuẩn mực văn hóa của cộng đồng có tác động đến việc giải quyết mâu
thuẫn vợ chồng. Hai yếu tố tình yêu và tình dục cũng được người vợ, người chồng lựa
chọn để điều khiển đối phương. Cách tiếp cận theo thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý
cũng được vận dụng vào lý giải việc vợ chồng lựa chọn cách thức giải quyết mâu
thuẫn. Bên cạnh đó, thuyết hiện đại hóa thì được vận dụng nhằm làm rõ sự tác động
của yếu tố hiện đại hóa đến quan hệ vợ chồng. Thuyết này đã nhấn mạnh các yếu tố


như sự nâng cao học vấn, cơ hội về nghề nghiệp, thu nhập, sự mở rộng quan hệ xã hội
của vợ chồng đã tác động đến mối quan hệ truyền thống; vai trò và quyền lực của họ
trong gia đình.
Đề tài sẽ phân tích cụ thể và bổ sung thêm cơ sở lý luận về các yếu tố điều kiện
kinh tế hộ gia đình, phong tục tập quán, độ tuổi, trình độ học vấn, tôn giáo, kiểu loại
gia đình... tác động đến cách giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng. Đồng thời,
đề tài cũng sẽ cung cấp những minh chứng khoa học về cách giải quyết mâu thuẫn
trong quan hệ vợ chồng của người dân tộc Cơ Ho. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu
này sẽ là một dữ liệu tham chiếu cho khảo sát khác có nội dung tương tự trong bối cảnh
và phạm vi khác nhau.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa vợ
chồng ở người dân tộc Cơ Ho nói riêng và trên toàn địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Đề tài này sẽ đưa ra những giải pháp giúp cho người dân trong cộng đồng hạn chế việc
xảy ra mâu thuẫn và giúp cho Tổ hòa giải tại địa phương hoạt động ngày càng hiệu
quả. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, cán bộ giảng
dạy môn xã hội học gia đình và giới và những ai quan tâm tới vấn đề này.
7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài nghiên cứu được chia làm 3 chương như
sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Hình thức mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn vợ chồng
trong gia đình dân tộc Cơ Ho
Chương 3: Yếu tố ảnh hưởng cách giải quyếtmâu thuẫn vợ chồng trong gia
đình dân tộc Cơ Ho


×