Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề cương ôn tập Đường lối cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.91 KB, 13 trang )

CÂU 15: Đường lối đối ngoại của Đại hội V (3/1982)
Trả lời:
Đại hội V (3/1982) xác định:
- Công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm
làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá CM nước ta.
- Tiếp tục nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến
lược và luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của VN.
- Xác định quan hệ đặc biệt VN – Lào – Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh
của ba dân tộc.
- Kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để
giải quyết các trở ngại, nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình và ổn định.
- Chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở các nguyên tắc
cùng tồn tại hòa bình.
- Chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh tế, văn
hóa, khoa học, kỹ thuật với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị xã hội, trên cơ
sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 14: Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội thời kỳ đổi mới
*Chủ trương (7):
1. Khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật và thực hiện có hiệu quả mục tiêu
xóa đói giảm nghèo:
-Tạo cơ hội điều kiện tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển
-Tạo động lực làm giàu trong đông đảo dân cư bằng tài năng sáng tạo của bản thân trong
khuôn khổ PL và đạo đức cho phép.
-Xây dựng và thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo,đề phòng tái đói tái nghèo, nâng
cao dần chuẩn nghèo
2. Đảm bảo cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và
thu nhập, CSSK cộng đồng
-Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng,phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo hiểm
-Đa dạng hóa các loại hình cứu trợ XH, tạo nhiều việc làm trong nước,đẩy mạnh xuất khẩu
lao động
-Thực hiện chính sách ưu đãi XH, đổi mới chính sách tiền lương,phân phối XH công bằng


hợp lý
3. Phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu quả:
-Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
-Quan tâm chăm sóc y tế tốt hơn đối với các gia đình chính sách.
-Phát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao,các dịch vụ y tế ngoài công lập.
4. Xác định chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi,chăm lo sức
khỏe sinh sản, chống HIV và tệ nạn XH.
-Phát triển mạnh thể dục thể thao chất lượng,phong trào TDTT.
-Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong cơ cấu bữa ăn phù hợp từng lứa tuổi , CSSK sinh
sản,giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
-Đẩy mạnh công tác bảo vệ giống nòi, kiên trì phòng chống HIV-AIDS và các tệ nạn XH.
5. Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
-Giảm tốc độ tăng dân số,đảm bảo quy mô và cơ cấu dân số hợp lý.


-Xây dựng gia đình ấm no,bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, bảo đảm bình đẳng giới, chống
nạn bạo hành trong quan hệ gia đình
6. Chú trọng các chính sách ưu đãi XH.
- Thực hiện tốt các chính sách XH đối với những người có công, gia đình thương binh liệt
sĩ.
-Vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Chăm sóc người già, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, trẻ em mồ côi
7. Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng: như CSSK
nhân dân, GD-ĐT, văn hóa- thông tin, điện, nước…
Chất lượng dịch vụ nhiều mặt được cải thiện và khả năng tiếp cận của nhân dân ngày càng
được nâng cao: 100% xã phường có trạm y tế, 75% xã có bác sĩ…
Câu 13: Quan điểm giải quyết các vấn đề xã hội thời kỳ đổi mới.
*Quan điểm (4):
1. Kết hợp các mục tiêu KT với mục tiêu XH:
- Chính sách KT phải thống nhất với chính sách XH

- Kết hợp phát triển KT với phát triển các lĩnh vực XH có liên quan trực tiếp.
- Phát triển KT phải tính đến các tác động và các hệ quả XH có thể xảy ra để chủ động xử
lý.
- Thống nhất đồng bộ giữa chính sách KT và chính sách XH
- Quán triệt ở các cấp các ngành các địa phương,từng đơn vị KT cơ sở
2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng KT với tiến bộ công bằng XH trong
từng bước và chính sách phát triển:
-Cần đặt rõ và xử lý việc gắn kết giữa tăng trưởng KT với tiến bộ và công bằng XH
-Pháp chế hóa thành các thể chế có tính cưỡng chế, buộc các chủ thể phải thi hành
-Quán triệt phát triển bền vững,phát triển sạch,phát triển hài hòa, không chạy theo số
lượng,phát triển bằng mọi giá
3. Chính sách XH được thực hiện trên cơ sở phát triển KT,gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi
và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ
-Chính sách XH độc lập tương đối với KT,không thể tách rời,nhưng không dựa vào viện trợ
như thời bao cấp.
-Chính sách XH phải gắn bó quyền lợi và nghĩa vụ,giữa cống hiến và hưởng thụ
4. Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển phát triển con
người(HDI) và chỉ tiêu phát triển lĩnh vực XH
- Quan điểm này khẳng định mục tiêu cuối cùng và cao nhất của sự phát triển là vì con
người, vì 1 XH công bằng, dân chủ, văn minh
CÂU 12: Quan điểm phát triển văn hoá vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây
dựng con người vì sự phát triển VH.
Trả lời:
Đây là mối quan hệ biện chứng.
Trong xây dựng VH, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt
đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù,
sáng tạo. Đây là những đặc trưng cơ bản của con người VN.
Muốn xây dựng con người có những đặc tính trên cần phải:



 Hướng các hoạt động VH, GD, KH vào việc xây dựng con người có thế giới quan KH,
hướng tới chân – thiện – mỹ, cái cao thượng để tự hoàn thiện chính bản thân mình.
 Cần phải xây dựng và phát huy lối sống: “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi
người”, hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo HP và PL.
 Tăng cường GD nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc
biệt là thanh, thiếu niên
Câu 11: Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN VN thời kì đổi mới
*Xây dựng Đảng trong Hệ thống chính trị:
-Đổi mới phương thức hoạt động và lãnh đạo của Đảng:
+ Đội ngũ Đảng viên
+ Cấp uỷ cơ sở
-Phương thức lãnh đạo:
+ Tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát hành động của Đảng viên
+ Cương lĩnh, chiến lược, chính sách, chủ trương.
+ Thống nhất lãnh đạo, quản lý cán bộ, giới thiệu Đảng viên ưu tú đủ phẩm chất năng lực
vào các cơ quan lãnh đạo của HTCT
+ Nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức
trong hệ thống chính trị.
+ Thông qua hoạt động của Đảng viên trong tổ chức của HTCT, tăng cường chế độ trách
nhiệm cá nhân, nhất là những người đứng đầu.
+ Đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, thích ứng với công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
+ Chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời thận trọng có bước đi vững
chắc phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành.
-Đổi mới và chỉnh đốn Đảng:
+ Tư duy, lý luận
+ Đoàn kết
+ Dân chủ
+ Phê bình và tự phê bình
-Vai trò của Đảng:

+ Đảng Cộng Sản cầm quyền nhưng không độc quyền, lãnh đạo nhuwngkhoong làm thay
người dân.
+ Quan tâm xây dựng, củng cố nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã
hội, phát huy vai trò các thành tố trong quản lí, điều hành xã hội.
*Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN:Khẳng định XDNNPQXHCN là tất yếu và lịch sử.
Đặc điểm:
-Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.
-Quyền lực nhà nước có sự thống nhất, phân công, phối hợp và kiểm soát hoạt động giữa
3 cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
-Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm
pháp lí, thực hành dân chủ, tăng cường kỷ cương kỉ luật
-Nhà nước do 1 Đảng lãnh đạo duy nhát, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện Xã
hội của mặt trận tổ quốc VN và tổ chức thành viên
- Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật



Để việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đạt kết quả cao cần thực hiện tốt một số biện
pháp lớn sau đây:
-Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
-Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
-Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng
xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.
- Tăng cường hoạt động của cơ quan tư pháp
-Xây dựng Mặt trận TQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT
-Xây dựng quy trình phát hiện, tuyển chọn, đào tạo,bồi dưỡng cán bộ 1 cách hợp lý.
-Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và UBND các cấp.
*Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT:
-Ban hành cơ chế để Mặt trận và các tổ chức thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện.
-Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh niên, Luật Công đoàn,...

-Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Câu 10:Mục tiêu và quan điểm về việc xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi
mới.
Mục tiêu:
Thực hiện tốt hơn dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN,đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân
Quan điểm:
Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới KT với đổi mới CT, lấy đổi mới KT làm trọng
tâm, đồng thời từng bước đổi mới CT.
Hai là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân =>làm cho HTCT hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn,
phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước; đặc biệt là phù hợp với yêu
cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, của sự nghiệp CNH, HĐH gắn với kinh
tế tri thức, với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, đổi mới HTCT một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và
cách làm phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
Bốn là, đổi mới các mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của HTCT với nhau và với
XH, từ đó tạo ra sự vận động cùng chiều, thúc đẩy XH phát triển.
CÂU 9: Chủ trương xây dựng hệ thống CCVS theo tư tưởng làm chủ tập thể (1975 –
1985)
Trả lời:
Từ tháng 4/1975, với thắng lợi hoàn toàn và triệt để của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước,
CMVN chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn tiến hành cách mạng XHCN trong cả nước.
Do đó hệ thống chính trị của nước ta cũng chuyển sang giai đoạn mới: từ hệ thống chuyên
chính DCND sang hệ thống CCVS. Quá trình xây dựng hệ thống chính trị trong bối cảnh
quốc tế hết sức bất lợi. Do đó, chủ trương xây dựng HT CCVS làm chủ tập thể, gồm những
nội dung sau:
 Xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hoá bằng pháp luật và tổ chức.
 Xác định NN trong thời kỳ quá độ là “NN CCVS thực hiện chế độ DC XHCN”, là một tổ
chức thực hiện quyền làm chủ tập thể của giai cấp CN và NDLĐ, một tổ chức thông qua đó

Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển của XH. Muốn thế, NN ta


phải là một thiết chế của dân, do dân, vì dân, đủ năng lực tiến hành ba cuộc CM, xây dựng
chế độ mới, nền KT mới, nền VH mới và con người mới.
 Xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện CCVS. Sự
lãnh đạo của Đảng là bảo đảm cao nhất cho chế độ làm chủ tập thể của NDLĐ, cho sự tồn
tại và hoạt động của NN XHCN.
 Xác định nhiệm vụ chung của mặt trận và các đoàn thể là đảm bảo cho quần chúng
tham gia và kiểm tra công việc của NN, đồng thời là trường học về CNXH. Mở rộng các
hình thức tổ chức theo nghề nghiệp, theo nhu cầu đời sống và nhu cầu sinh hoạt văn hoá
để thu hút đông đảo quần chúng vào các hoạt động CT, XH.
 Xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, NN quản lý là cơ chế chung
trong toàn bộ xã hội.
Hoạt động của HT CCVS giai đoạn này được chỉ đạo bởi đường lối của các ĐH IV và V
của Đảng đã góp phần mang lại những thành tựu mà nhân dân ta đạt được trong 10 năm
(1975 – 1985) đầy khó khăn, thử thách.
Câu 8: Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới từ ĐH VI - ĐH VIII.
a. Tư duy của Đảng về KTTT từ ĐH VI-> ĐH VIII: Nhận thức về KTTT của Đảng có sự thay
đổi căn bản và sâu sắc
*Đại hội VI: Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với việc đổi mới cơ chế quản lý
*Đại hội VII: Nhấn mạnh cơ chế vận hành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
định hướng XHCN ở nước ta là “cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” bằng
pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.
*Đại hội VIII: Đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế
- Các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất,kinh doanh,quan hệ bình đẳng cạnh tranh
hợp pháp,hợp tác và liên doanh có hiệu quả
- Nhà nước quản lí nền kinh tế định hướng dẫn dắt các thành phần kinh tế,đảm bảo hài
hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội

- Tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
- Thị trường định hướng XHCN ở nước ta là 1 thể thống nhất với lực lương tham gia trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
- Thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch
- Cần xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh đặt dưới sự quản lí
vĩ mô của nhà nước
Nhận thức về KTTT gđ này:
(1). Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển
chung của nhân loại.
-Kinh tế thị trường xét dưới góc độ là 1 kiểu tổ chức kinh tế.
-Là phương tiện tổ chức vận hành nền kinh tế.
-Là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở.
-Để phân bố các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người.
Trong kinh tế thị trường: Quan hệ hàng hóa – tiền tệ là thống trị, các mối quan hệ kinh tế
đều được tiền tệ hóa.
Chỉ có cách sử dụng KTTT theo lợi nhuận tối đa của CNTB mới là sản phẩm của CNTB
của mỗi nước



So sánh: Kinh tế thị trường – Kinh tế hàng hóa:
Giống nhau:
-Sản xuất ra để bán, đều nhằm mục đích giá trị và đều trao đổi thông qua quan hệ hàng
hóa – tiền tệ.
-Dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về TLSX,
làm cho những người sản xuất vừa độc lập, vừa phụ thuộc vào nhau.
Khác nhau:
-KTTT: KTHH phát triển ở trình độ cao; thị trường trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại
hay không tồn tại của người sản xuất hàng hóa; lấy khoa học, công nghệ hiện đại làm cơ
sở và nền sản xuất xã hội hóa cao.

-KTHH: Ra đời từ kinh tế tự nhiên; ở trình độ thấp; sản xuất hàng hóa với quy mô nhỏ bé,
kỹ thuật thủ công, năng suất thấp.
(2). KTTT còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
-KTTT đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, không đối lập với các chế độ xã hội.
-KTTT vừa liên hệ với công hữu vừa liên hệ với tư hữu và phục vụ cho các chế độ đó.
(3). Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Khi lấy thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế, thì
KTTT cũng có những đặc điểm chủ yếu sau:
-Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh,
lỗ, lãi tự chịu.
-Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.
-Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của KTTT như quy luật giá
trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.
-Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
CÂU 7: Mục tiêu, phương hướng CNH của Đại hội IV (12/1976)
Trả lời
Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, cả nước độc lập, thông nhất và quá độ lên CNXH.
Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện đặc điểm, tình hình trong nước và quốc tế, Đại hội
IV của Đảng (12/1976) đề ra đường lối CNH XHCN.


Đường lối này nhất trí với những nhận thức cơ bản về CNH ở MB trước đây, đồng thời có
sự phát triển thêm.
CÂU 6: Nội dung của Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (1/1959)?
Trả lời:
Tháng 1/1959, HNTW lần thứ 15 họp bàn về CMMN. Sau nhiều lần họp và thảo luận,
BCHTW đã ra nghị quyết về CMMN. TWĐ nhận định cách mạng VN do Đảng ta lãnh đạo
bao gồm 2 nhiệm vụ chiến lược:
 CM XHCN ở MB  quá độ xây dựng XHCN.
 CM DTDCND ở MN  tiếp tục CMDTDCND.

Tuy tính chất khác nhau nhưng có quan hệ biện chứng với nhau, nhằm phương hướng
chung là giải phóng MN, bảo vệ MB, thống nhất đất nước. Giữ vững hoà bình, thực hiện
thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước VN tiến lên CNXH.
Nội dung:
* 1/1959, Hội nghị TW lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam:
 Về nhiệm vụ: gồm nhiệm vụ cơ bản và nhiệm vụ trước mắt


 Về cách mạng miền Nam:
o Tính chất: Xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nhưng là thuộc địa kiểu mới.
o Âm mưu: Biến Việt Nam thành thị trường, căn cứ quân sự, ngăn chặn ảnh hưởng của
Chủ nghĩa Cộng sản xuống Đông Dương và ĐNA.
o Mâu thuẫn:
Nhân dân miền Nam (chủ yếu là Nông dân) với địa chủ phong kiến,
Nhân dân miền Nam với ĐQ Mỹ (mâu thuẫn bao trùm)
 Lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, giai cấp lãnh đạo là GC
Công nhân
 Đối tượng: Mỹ, Tư sản mại bản, Địa chủ phong kiến, tay sai của Mỹ.
 Khả năng phát triển của tình hình: cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền nam có khả
năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ, thắng lợi cuối cùng nhất định sẽ về
ta.
 Con đường phát triển cơ bản của CM MN: Nghị quyết khẳng định ngoài con đường
bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác. Vẫn có khả năng
hòa bình nên vẫn có thời cơ.
 Thành lập Mặt trận Dân tộc Dân chủ rộng rãi ở miền Nam
 Xây dựng Đảng bộ miền Nam vững mạnh, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và
quần chúng nhân dân.
- Nhiệm vụ của CM miền Bắc: Kịp thời chuyển hướng xây dựng kĩ thuật; tăng cường lực
lượng quốc phòng; động viên sức người, sức của chi viện cho miền Nam; chuyển hướng



về thị trường? ; Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình,
đẩy mạnh CM XHCN ở miền Bắc.
Cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ
trang trường kì, thắng lợi nhất định sẽ về ta.
Nghị quyết nhấn mạnh: + Con đường phát triển cơ bản của CM Việt Nam: bạo lực CM,
nhấn mạnh khả năng hòa bình.
+ Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của
quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế
quốc và phong kiến.
+ Chủ trương thành lập mặt trận DTDC rộng rãi ở miền Nam
+ Xây dựng Đảng bộ miền Nam vững mạnh, tăng cường mối qua
hệ giữa Đảng và quần chúng.
Ý nghĩa:
-Nghị quyết đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta trong sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác – Lenin vào Cách mạng miền Nam.
-Nghị quyết đã xoay chuyển tình thế, đáp ứng nhu cầu bức xúc của quần chúng, mở
đường cho cách mạng miền Nam vượt qua thách thức để tiến lên giành thắng lợi
-Hạn chế: Giai đoạn này vai trò lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm với nhiệm vụ được
giao.
Khẳng định:
-Điểm cốt lõi NQ 15 là ngoài bạo lực cách mạng ko còn con đường nào khác để giải phóng
dân tộc.
-Đánh giá NQ 15:
+ Nội dung: sáng tạo, táo bạo.
+ Thời gian: chậm (vìko đoán được ý định của Mỹ) => vai trò lãnh đạo của Đảng chưa
ngang tầm với nhiệm vụ được giao.
Câu 5. Nhiệm vụ, động lực, đặc điểm của cách mạng được nêu trong Chính cương
của Đảng lao động VIệt Nam?
 Nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ chính:

Tiêu diệt thực dân Pháp

Đánh đuổi can thiệp Mỹ

Giành độc lập thống nhất, bảo vệ hòa bình thế giới.
+ Nhiệm vụ cơ bản:

Chống đế quốc giành lại độc lập dân tộc

Xóa bỏ tàn tích pk và nữa pk, mang lại ruộng đất cho người cày.

Phát triển chế độ dân chủ nhân dân trên cơ sở CNXH
 Động lực của cách mạng:
Công nhân
Nông dân
Tiểu tư sản thành thị
Tiểu tư sản tri thức
Tư sản dân tộc


Ngoài ra còn có địa chủ yêu nước và tiến bộ.
 Đặc điểm của cách mạng:
Là cuộc cm dân chủ tư sản kiểu mới:
+ giai cấp lãnh đạo là Công nhân
+ Nhân dân làm động lực
+ công nông và lao động trí thức làm nền tảng
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ đi lên CNXH, ko qua TBCN
=> “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân” nhất định sẽ đưa VN tiến lên CNXH.

CÂU 4: Chỉ đạo chiến lược, xác định kẻ thù, phương hướng nhiệm vụ của CMVN
được nêu chỉ thị kháng chiến kiến quốc.
Trả lời:
Trước tình hình mới, TWĐ và CT HCM đã sáng suốt phân tích tình thế, dự đoán chiều
hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạnh của dân tộc để
vạch ra chủ trương, giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập,
tự do vừa giành được. Ngày 25/11/1945 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị về
kháng chiến kiến quốc, vạch ra con đường đi lên cho CM VN trong giai đoạn mới. Chủ
trương kháng chiến kiến quốc của Đảng là:

-Về xác định kẻ thù: +Bắc: Tưởng va Nam: thực dân P xâm lược, phải tập trung ngọn lửa
đấu tranh vào chúng.
-Về phương hướng, nhiệm vụ:

Ý nghĩa: Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng
Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc VN là thực dân Pháp xâm lược


Chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng: nêu rõ 2
nhiệm vụ chiến lược mới của CM là xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước
Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại và giải quyết kịp thời
những vấn đề quan trọng trong tình thế hiểm nghèo của nước nhà (nạn đói, nạn dốt, chống
giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng).
CÂU 3: Nhận định tình hình, xác định kẻ thù, phương châm đấu tranh của Đảng
được nêu chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Trả lời:
 Hoàn cảnh:
 Quốc tế:
Cuối 1944, đầu 1945, chiến tranh thế giới II bước vào giai đoạn kết thúc với thắng lợi
nghiêng về phe đồng minh.

+ Hồng quân Liên Xô quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình và tiến như vũ
bão về phía Berlin.
+ Ở Tây Âu: Anh – Mỹ mở mặt trận toàn diện đưa quân vào nước Pháp, tiến về phía Tây
Đức.
+ Ở Thái Bình Dương: phát xít Nhật đang lâm vào tình trạng nguy khốn, đường biển từ
Nhật xuống Đông Nam Á bị quân đồng minh khống chế.
+ 8/1944: Pháp giải phóng, công nhân Paris nổi dậy, chính quyền Devon quay trở lại
nắm chính quyền.
 Trong nước:
+ 9/1940: Nhật vào Lạng Sơn, Nhật + Pháp cấu kết bóc lột nhân dân Đông Dương bằng
chính sách thống trị thời chiến  tất cả giai cấp khốn khổ, cả tư sản và đại địa chủ.
+ Mâu thuẫn Nhập – Pháp ngày càng gay gắt.
+ 9/3/1945: Sự cấu kết Pháp-Nhật để thống trị Đông Dương chấm dứt. Nhật đảo chính
Pháp để độc chiếm Đông Dương.
+ Đêm 9-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại Đình Bảng (Từ Sơn-Bắc
Ninh) để đánh giá tình hình và đề ra chủ trương mới.
+ 12/3/1945: BTVTWĐ ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” với
những nội dung cơ bản sau:
 Nội dung:
 Nhận định tình hình:
Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương đã tạo một cuộc
khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi.
Nhận định sự kiện 9/3/1945 tạo cơ sở cho các điều kiện tổng khỏi nghĩa nhanh chóng
chín muồi.
+ Chiến tranh đến giai đoạn kết thúc
+ Nạn đói xảy ra
+ Khủng hoảng chính trị
 Xác định kẻ thù:
Xđ Nhật là kẻ thù duy nhất- kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương. Vì vậy thay
khẩu hiệu “ đánh đuổi phát-xit Nhật- Pháp” bằng khẩu hiệu “ đánh đuổi phát xít Nhật”

 Phương châm đấu tranh:


Phát động chiến tranh du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần dành chính quyền,
chuyển sang tổng khỏi nghĩa khi có thời cơ.
 Ý nghĩa:
 Soi sáng mục tiêu và phương pháp đấu tranh cho toàn Đảng, toàn dân trong thời kì
tiền khởi nghĩa.
 Khẳng định thời cơ khởi nghĩa cụ thể, chỉ rõ phương hướng hoạt động khi thời cơ xuất
hiện, tạo điều kiện cho các Đảng bộ hoạt động mau lẹ, kịp nắm thời cơ đưa Cách mạng
đến thành công.
 Sau HNTW 3/1945, phong trào đấu tranh nhân dân phát triển cao: Đội du kích Ba tơ
thành lập (11/03/1945), đội VNTTGPQ (22/12/2944) và Cứu Quốc quân giải phóng nhiều
vùng rộng lớn.
 5/1945, HCM về Tân Trào chỉ thị thành lập khu giải phóng.
 04/06/1945: thành lập khu giải phóng Việt Bắc – hình ảnh thu nhỏ của nước VN.
 “Phá kho thóc giải quyết nạn đói”.
 Nét điển hình, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng: phát triển chiến tranh du kích
cục bộ, khởi nghĩa từng phần giành chính quyền, bộ phận, phá kho thóc giải quyết nạn đói,
lập chính quyền địa phương tức ủy ban nhân dân giải phóng.
CÂU 2: Phương hướng nhiệm vụ CMVN được xác định trong Cương lĩnh chính trị
đầu tiên.
Trả lời
Nhận được tin về sự chia rẽ của nhưng người cộng sản ở Đông Dương, NAQ rời Xiêm đến
TQ. Người chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng, hợp từ 6/1 - 7/2/1930 tại Hương Cảng, TQ.
Hội nghị đã thảo luận và thông qua các văn kiện như: Chánh cương vắn tắt của Đảng,
Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng hợp thành Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của ĐCSVN. Cương lĩnh xác định các vấn đề cơ bản của CMVN:

Căn cứ: xuất phát từ việc phân tích KT – XH và giai cấp VN nhưng năm cuối TK XIX –

đầu TK XX.

Phương hướng chiến lược của CMVN là: “Tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi
tới XHCS”.

Nhiệm vụ của cách mạng TSDQ và thổ địa CM:


Vẫn bao gồm 2 nội dung, dân tộc và dân chủ gắn với 2 nhiệm vụ chống ĐQ giành độc lập
dân tộc và chông phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày. Trong đó nhiệm vụ chống ĐQ
giành ĐLDT được ưu tiên hàng đầu.

 Sách lược: thể hiện sự mềm dẻo và linh hoạt, mở rộng giai cấp tầng lớp, nhưng phải
đảm bảo sự cứng rắn, nguyên tắc, đó là hết sức cẩn thận, không thoả hiệp vô nguyên tắc,
không nhượng bộ quyền lợi của công nông và bộ phận nào xâm phạm phản CM sẽ bị
trừng trị.
 Về phương pháp CM: giành chính quyền phải bằng sức mạnh mọi mặt của quần
chúng không phải bằng con đường cải lương, thoả hiệp hay bất kỳ con đường nào khác.
 Về đoàn kết quốc tế: đoàn kết chặt chẽ với giai cấp CN, nhân dân lao động toàn thế
giới và nhất là giai cấp vô sản Pháp.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng: là đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo
quần chúng đấu tranh, không chỉ giải phóng mình mà còn giải phóng toàn thể anh chị em bị
áp bức bóc lột.



×