Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh phú thọ ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.23 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH NGỌC THỦY

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI
DƯỚI 18 TUỔI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRỊNH TIẾN VIỆT

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.Các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2018
Học viên

ĐINH NGỌC THỦY



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI .............................................. 8
1.1 Khái quát về người phạm tội dưới 18 tuổi ...................................................... 8
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, mục đích và ý nghĩa áp dụng hình phạt đối
với người phạm tội dưới 18 tuổi ........................................................................... 15
1.3 Quy định áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi trong
pháp luật hình sự một số nước trên thế giới ........................................................ 19
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐỐI VỚI
NGƯỜI PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI ............................................................. 27
2.1 Quy định pháp luật hình sự Việt Nam đối với người phạm tội dưới 18 tuổi
trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 ..................................................... 27
2.2 Quy định pháp luật hình sự Việt Nam đối với người phạm tội dưới 18 tuổi
theo Bộ luật Hình sự năm 2015........................................................................... 38
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
ÁP DỤNG ĐÚNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI DƯỚI 18
TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ...................................................... 54
3.1 Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ ................................................................................................. 54
3.2 Giải pháp đảm bảo nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với người
phạm tội dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................ 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 76


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật hình sự với chế tài hình phạt nghiêm khắc là công cụ cơ bản, hữu
hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,

bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì trật tự, an toàn xã hội, giáo dục ý
thức chấp hành và tuân theo pháp luật cho các chủ thể trong xã hội.
Cùng với sự phát triển của đất nước, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Phú Thọ đã có sự tác động tích cực đến đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa
bàn tỉnh. Những năm gần đây, đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh không ngừng
được cải thiện, tình hình chính trị - xã hội được ổn định, quốc phòng, an ninh được
tăng cường, hiệu lực quản lý Nhà nước được nâng lên. Điều này làm cho lòng tin
trong nhân dân với Đảng, với Nhà nước ngày càng được nâng cao, nhân dân phấn
khởi, đoàn kết xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển luôn đi kèm, tình hình tội phạm diễn
biến ngày càng phức tạp, trong đó, tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện ngày
càng có xu hướng gia tăng nhanh cả về số vụ lẫn tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội như tội phạm về ma túy, tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội cướp tài
sản, tội hiếp dâm, tội chống người thi hành công vụ, tội gây rối trật tự công cộng...
Năm 2013, Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thụ lý giải quyết
44 vụ án hình sự với 64 bị cáo là người chưa thành niên; năm 2014 thụ lý giải quyết
52 vụ án hình sự với 68 bị cáo là người chưa thành niên; năm 2015 thụ lý giải quyết
16 vụ án hình sự với 19 bị cáo là người chưa thành niên; năm 2016 đã thụ lý giải
quyết 27 vụ án hình sự với 31 bị cáo là người chưa thành niên; năm 2017 đã thụ lý
giải quyết 24 vụ án hình sự với 31 bị cáo là người chưa thành niên.
Chính sách hình sự của Nhà nước ta thể hiện rõ bản chất nhân đạo và dân chủ
của nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trước ki Bộ luật Hình sự năm
2015 ra đời, Nhà nước sử dụng khái niệm người chưa thành niên phạm tội để chỉ
những người dưới 18 tuổi phạm tội và quy định hình phạt áp dụng đối với chủ thể của
tội phạm này. Bộ luật Hình sự năm 2015 là bước phát triển mới so với các quy định
của pháp luật hình sự trước đây về quy định trách nhiệm hình sự đối với người dưới
18 tuổi phạm tội, trong đó cụ thể hóa các hình phạt và áp dụng triệt để nguyên tắc

1



nhân đạo của pháp luật hình sự phù hợp với đặc thù của chủ thể phạm tội này. Đặc
biệt, khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội (người phạm tội dưới 18 tuổi) là khái
niệm mới, thay thế cho khái niệm người chưa thành niên phạm tội trước đây. Do đó,
rất cần được nghiên cứu về khái niệm cũng như các quy định của Bộ luật Hình sự
năm 2015 áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi.
Về mặt thực tiễn, Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018,
nhưng các quy định về cơ bản trên cơ sở kế thừa các quy định của Bộ luật Hình sự năm
1999 nên rất cần đánh giá, tổng kết từ thực tiễn để có những giải pháp phù hợp góp
phần áp dụng có hiệu quả các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Mặt khác, để nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần phải tổng kết thực tiễn thi hành các quy
định có liên quan để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm do người
dưới 18 tuổi gây ra trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào
nghiên cứu về nội dung này.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ “Áp dụng hình phạt đối với
người phạm tội dưới 18 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Phú Thọ” bảo đảm đầy đủ tính lý luận, khoa học và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Người chưa thành niên, nay là người dưới 18 tuổi phạm tội là đối tượng
nghiên cứu chính của nhiều công trình khoa học đã được thực hiện dưới các hình
thức nghiên cứu khác nhau: sách chuyên khảo, giáo trình, bài viết trên tạp chí, khóa
luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, công trình nghiên cứu khoa học cấp
bộ, cấp nhà nước….
Các công trình đã được nghiên cứu được thực hiện dưới các góc độ khác
nhau, phạm vi nghiên cứu khác nhau (có thể là ở một địa phương, một vùng hoặc
trong cả nước), có công trình của các nhà khoa học trong nước, có công trình lại
được tiến hành bởi các nhà khoa học nước ngoài như: A.I. Đôn-gô-va, Những khía
cạnh tâm lý - xã hội về tình trạng phạm tội của người chưa thành niên, Nxb. Sách

pháp lý, Matxcơva, 1981, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1987 (sách dịch); Võ Khánh Vinh
(1994), Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội; PGS.TS. Trịnh Quốc Toản (chủ biên), Tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, Nxb. Công an

2


nhân dân, Hà Nội, 2007; Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2000 (GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ
biên); Đào Thị Nga, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội,
Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1997; Trần Văn Dũng,
Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003; Nguyễn Minh
Khuê, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Luận văn thạc
sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006; Trịnh Thị Yến, Quyết định
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội, Luận văn thạc sĩ luật học,
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014; Đỗ Ngọc Thùy (2011), Hình phạt tù
đối với người chưa thành niên phạm tội – Lý luận và thực tiễn áp dụng, Luận văn
Thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Thu Huyền
(2012), Hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
theo Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật Đại học Quốc
gia Hà Nội…
Ngoài ra, còn có các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học luật uy tín
như: Lương Ngọc Trâm (2014), “Hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về hình phạt
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Tòa án nhân dân (19); TS.
Trần Văn Dũng, Quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm
tội, Tạp chí Luật học, số 5/2000; PGS. TS. Dương Tuyết Miên, Quyết định hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Luật học, số 4/2002; TS. Trương
Minh Mạnh, Phân loại tội phạm với việc quy định trách nhiệm hình sự của người chưa

thành niên, Tạp chí Kiểm sát, số 8/2002; PGS. TS. Trần Văn Luyện, Những điểm mới
về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 12/2000; ThS. Đặng Thanh Sơn, Pháp luật Việt Nam về tư pháp người chưa
thành niên, Số chuyên đề của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tháng 12/2008; ThS. Đinh
Văn Quế, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Tòa
án nhân dân, số 6/2007; ThS. Đoàn Tấn Minh, Bàn về phạm vi sử dụng thuật ngữ
“người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9(5)/2008; ThS.
Trương Hồng Sơn, Một số quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vấn đề
quyền của người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí điện tử ngày 20/8/2009
(Http://hvcsnd.edu.vn/); TS. Trịnh Tiến Việt, Những khía cạnh pháp lý hình sự về các

3


hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 7, 8/2010…
Các công trình trên phần lớn đã xây dựng được nền tảng lý luận và pháp lý đối
với trách nhiệm hình sự, quyết định áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới
18 tuổi - người chưa thành niên phạm tội như khái niệm, đặc điểm người chưa thành
niên phạm tội; các quy định của pháp luật về người chưa thành niên phạm tội, một số
vấn đề phát sinh trên thực tiễn về người chưa thành niên phạm tội cần phải hoàn thiện
về mặt pháp luật để điều chỉnh….
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên về cơ bản chưa nghiên cứu, cập
nhật các quy định mới trong Bộ luật Hình sự năm 2015 về áp dụng hình phạt đối
với người phạm tội dưới 18 tuổi. Hơn nữa, không có công trình nào nghiên cứu về
thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ. Vì vậy, công trình nghiên cứu “Áp dụng hình phạt đối với người phạm
tội dưới 18 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ” của
luận văn này đảm bảo tính mới của luận văn thạc sĩ và không bị trùng với bất kỳ
công trình nào đã nghiên cứu trước đây.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn “Áp dụng hình phạt đối với người phạm
tội dưới 18 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ” nhằm
lãm sáng tỏ hơn về mặt lý luận về áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18
tuổi; đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam về áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi, từ đó
rút ra những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế cần phải khắc phục về mặt
pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật. Từ đó, để xuất các giải pháp hoàn
thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người
phạm tội dưới 18 tuổi để đạt kết quả cao.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ phân tích, làm rõ các khái niệm, đặc điểm của người
phạm tội dưới 18 tuổi; khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hình sự, hình phạt và
áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi.
Luận văn khái quát quá trình hoàn thiện pháp luật về áp dụng hình phạt đối

4


với người phạm tội dưới 18 tuổi ở Việt Nam, tập trung làm rõ và đánh giá các quy
định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
dưới 18 tuổi.
Luận văn phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế , chỉ ra những
nguyên nhân của hạn chế trong áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18
tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Luận văn đề xuất những giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu
quả tổ chức thực hiện pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới
18 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận về hình phạt áp
dụng đối với người phạm tội dưới 18 tuổi và các quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam, pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về áp dụng hình phạt đối với
người phạm tội dưới 18 tuổi. Đồng thời, luận văn nghiên cứu tình hình áp dụng hình
phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi trong những năm gần đây từ năm 2013
đến năm 2017 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Từ đối tượng nghiên cứu trên, luận văn có phạm vi nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu về một số vấn đề lý luận liên quan đến áp dụng hình phạt đối với
người phạm tội dưới 18 tuổi (như: khái niệm và đặc điểm của người phạm tội dưới
18 tuổi; trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi; áp dụng hình phạt
đối với người phạm tội dưới 18 tuổi; áp dụng hình phạt đối với người phạm tội chưa
thành niên tại một số quốc gia trên thế giới).
Nghiên cứu, đánh giá về các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam qua
các thời kỳ và Bộ luật Hình sự năm 2015 về các quy định liên quan đến áp dụng
hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi.
Nghiên cứu, đánh giá về tình hình tội phạm và việc áp dụng hình phạt đối
với người phạm tội dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2013 đến năm
2017, chỉ ra những bất cập, hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hiệu quả áp
dụng hình phạt đối với nhóm chủ thể này.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện về mặt pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ

5


chức thực hiện pháp luật liên quan đến áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là hệ thống các quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về hình phạt và cải tạo
con người; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật nói chung,
chính sách hình sự nói riêng, đặc biệt là các quan điểm, tư tưởng về cải tạo, giáo
dục, phòng ngừa tội phạm đối với tội phạm dưới 18 tuổi, cũng như việc áp dụng
hình phạt đối với chủ thể tội phạm này.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự như:
phân tích, tổng hợp và thống kê, phương pháp so sánh… để nghiên cứu nhằm đạt
được mục đích nghiên cứu. Cụ thể:
Chương 1 tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp
so sánh luật để làm rõ các vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người phạm
tội dưới 18 tuổi.
Chương 2 tác giả sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp so sánh
luật để làm rõ các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ
luật Hình sự năm 2015 và các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về áp dụng
hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi, đánh giá những thành tựu, những
hạn chế của các quy định.
Chương 3 tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và
phương pháp so sánh kết hợp với việc sử dụng hệ thống bảng thống kê, dẫn chứng
cụ thể để đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm làm rõ những thành tựu đã đạt được và những hạn
chế cần khắc phục. Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể về hoàn thiện pháp luật,
nâng cao hiệu quả thi hành quy định áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới
18 tuổi của Bộ luật Hình sự năm 2015 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn sẽ góp phần làm rõ và hoàn thiện lý luận về áp dụng hình phạt đối

6



với người phạm tội dưới 18 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam. Đây sẽ làm tài
liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học nghiên cứu về các vấn đề liên
quan đến luận văn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn sẽ góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, của những người áp
dụng pháp luật về vấn đề người phạm tội dưới 18 tuổi và hình phạt áp dụng đối với
họ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng
như công tác giáo dục, cải tạo chủ thể tội phạm là người dưới 18 tuổi hiện nay trên
địa bàn tỉnh nói riêng và trong cả nước nói chung.
Đồng thời, luận văn cũng sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật, để người có
thẩm quyền áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên nghiên cứu để áp dụng
trong thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội
phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo chủ thể tội phạm là người dưới 18 tuổi
hiện nay trên địa bàn tỉnh nói riêng và trong cả nước nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người phạm
tội dưới 18 tuổi
Chương 2: Áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi theo pháp
luật hình sự Việt Nam
Chương 3: Thực tiễn thi hành và các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng
cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ

7



CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN DỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI DƯỚI 18 TUỔI
1.1 Khái quát về người phạm tội dưới 18 tuổi
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của người phạm tội dưới 18 tuổi
Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần,
đặc biệt là về tâm - sinh lý, hạn chế trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống. Ở lứa
tuổi này, con người ta dễ bị kích động, lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo
hiểm. Tuy nhiên, hoạt động cảm hóa, giáo dục, cải tạo đối với họ lại mang lại hiệu
quả cao.
Bộ luật Hình sự năm 2015 kế thừa các quy định của Bộ luật Hình sự năm
1999 về người phạm tội dưới 18 tuổi nhưng không sử dụng cụm từ “người chưa
thành niên phạm tội” mà sử dụng cụm từ “người phạm tội dưới 18 tuổi”. Việc quy
định như vậy nhằm cụ thể hóa và thống nhất cách hiểu về độ tuỏi của người chưa
thành niên phạm tội. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, các cụm từ
“người chưa thành niên”, “người chưa đủ 18 tuổi” được sử dụng với cùng một nội
hàm và ngữ nghĩa như “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”
(Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015) , “Người lao động chưa thành niên là
người lao động dưới 18 tuổi” (Điều 161 Bộ luật Lao động năm 2012)…
Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành
niên bị tước quyền tự do (Quy tắc Havana) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông
qua ngày 14/12/1990 ghi nhận cụ thể: “Người chưa thành niên là người dưới 18
tuổi. Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được pháp luật xác định và không được
tước quyền tự do của người chưa thành niên” [9, quy tắc 2.1 mục a].
Do cụm từ “người chưa thành niên phạm tội” được pháp luật hình sự sử dụng
phổ biến trước đây nên đã có nhiều nhà khoa học định nghĩa người chưa thành niên
phạm tội như: “Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18
tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ, do hạn chế bởi các đặc điểm về
tâm sinh lý và có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã


8


hội bị luật hình sự cấm” [4, trang 9]; “Người chưa thành niên phạm tội là người mà
tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật Hình sự quy định
là tội phạm chưa đến tuổi trưởng thành nhưng có năng lực trách nhiệm hình sự và
đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định” [49, trang 14-15]; Người chưa
thành niên phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ 14 tuổi nhưng
chưa đủ 18 tuổi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Bộ luật Hình sự quy
định là loại tội phạm mà người đó phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm
phải”[49, trang 16]…
Người phạm tội dưới 18 tuổi là khái niệm được hợp thành từ hai khái niệm:
Người phạm tội (hay tội phạm - thực hiện hành vi bị pháp luật hình sự quy định là
tội phạm) và người dưới 18 tuổi.
Về khái niệm tội phạm, hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về tội phạm
như: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật
này phải bị xử lý hình sự” (Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015), “Tội phạm
là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình
phạt” [39, trang 50], “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy
định trong Luật hình sự và phải chịu hình phạt” [35, trang 64], “Tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi” [10, trang
111]… Như vậy, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn những yêu cầu nhất định về
năng lực pháp luật hình sự mà không phải tất cả người nào thực hiện các hành vi

thuộc mặt khách quan của tội phạm đều trở thành tội phạm. Tức là, họ phải là người
có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Năng lực trách
nhiệm hình sự thể hiện ở khả năng nhận thực và điều khiển hành vi của con người.

9


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×