Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh đồng nai ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.96 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ HỒNG

HÌNH PHẠT TIỀN
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ HỒNG

HÌNH PHẠT TIỀN
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 838.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THÀNH LONG



HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Luật học “Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng
Nai” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh
vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận
văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS.Nguyễn Thành Long
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hồng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VỀ HÌNH PHẠT TIỀN ................................................................................... 8
1.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của hình phạt tiền ............................... 8
1.2. Khái quát về hình phạt tiền trước và sau khi có Bộ luật Hình sự năm
1999 ............................................................................................................. 17
1.3. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về hình phạt tiền ................. 23
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TIỀN TẠI TỈNH
ĐỒNG NAI..................................................................................................... 44
2.1. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền tại tỉnh Đồng Nai ............................. 44
2.2. Những vi phạm sai lầm trong việc áp dụng hình phạt tiền .................. 56
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG

HÌNH PHẠT TIỀN ....................................................................................... 64
3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật thực định về hình phạt tiền .... 64
3.2. Tổng kết công tác thực tiễn, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động
áp dụng hình phạt tiền ................................................................................. 69
3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chủ thể áp dụng pháp
luật, đặc biệt là những chủ thể làm công tác tư pháp .................................. 70
3.4. Tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật của người phạm tội và ý thức
pháp luật của nhân dân, dư luận xã hội về hình phạt tiền ........................... 73
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

NQ

Nghị quyết

Nxb

Nhà xuất bản

TAND


Tòa án nhân dân

TNHS

Trách nhiệm hình sự

TTQLKT

Trật tự quản lý kinh tế

TTCC, ATCC

Trật tự công cộng

TTQLHC

Trật tự quản lý hành chính

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

PNTM

Pháp nhân thương mại



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thực tiễn áp dụng các hình phạt trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai………...............................................................

38

Bảng 2.2 Thực tiễn áp dụng phạt tiền là hình phạt chính trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai……………………………………….

39

Bảng 2.3 Thực tiễn áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai……………………………………….

42


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, Nhà
nước thường sử dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau về chính trị, kinh
tế - xã hội, giáo dục và pháp lí. Các biện pháp này đan xen, hỗ trợ và tùy
thuộc vào yêu cầu cụ thể của công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm trong từng thời kì lịch sử mà biện pháp này hay biện pháp kia được đặt
lên hàng đầu. Trong tất cả các biện pháp đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm thì hình phạt là biện pháp nghiêm khắc nhất, được áp dụng phổ biến
nhất và có lịch sử lâu đời nhất. C.Mác đã từng viết: “Hình phạt chẳng qua là
thủ đoạn tự vệ của xã hội với những hành vi xâm phạm những điều kiện tồn

tại của xã hội với những hành vi xâm phạm những điều kiện tồn tại của xã hội
đó” [2, tr. 531].
Kết quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm phụ thuộc một phần
rất quan trọng vào hiệu quả của hình phạt – hiểu theo nghĩa mức độ đạt được
trên thực tế mục đích của hình phạt. Đến lượt mình hiệu quả của hình phạt lại
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, kể từ yếu tố xây dựng pháp luật đến vận dụng
pháp luật và thi hành pháp luật cụ thể [51, tr. 152]. Việc nghiên cứu hình phạt
tiền đặt ra cho chúng ta những nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết cả trên phương
diện lý luận và thực tiễn.
Hình phạt tiền với nội dung pháp lý là tước bỏ một phần quyền, lợi vật
chất của người bị kết án, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến lợi ích kinh tế của
người bị kết án nhằm mục đích giáo dục, ngăn ngừa họ phạm tội mới và đấu
tranh phòng ngừa tội phạm nói chung. Hình phạt tiền giữ một vị trí, vai trò
quan trọng trong hệ thống hình phạt của BLHS Việt Nam, đặc biệt có hiệu
quả trong đấu tranh phòng, chống đối với các loại tội phạm có tính chất vu
lợi, các tội dùng tiền làm phương tiện hoạt động, các tội xâm phạm trật tự
1


quản lí kinh tế, trật tự công cộng, trật tự công cộng, trật tự quản lí hành chính
…mà chưa đến mức áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn làm hạn chế đến
quyền tự do của con người mà vẫn đạt được mục đích của hình phạt.
Trải qua một chặng đường lập pháp, hình phạt tiền ngày càng được
hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tác giả nhận
thấy các quy định về hình phạt tiền trong BLHS hiện hành ở các mức độ khác
nhau vẫn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất định: tỉ lệ áp dụng hình phạt
tiền đối với người bị kết án vẫn còn thấp; quy định về trình tự, thủ tục và thực
tiễn áp dụng, thi hành hình phạt tiền vẫn còn có những tồn tại, bất cập cần
được sửa đổi, giải thích và hướng dẫn nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả của
hình phạt tiền trong hệ thống các hình phạt. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền

tại tỉnh Đồng Nai cũng không nằm ngoài thực trạng chung của cả nước.
Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền tại tỉnh Đồng Nai được tác giả nghiên
cứu và tham khảo các bản án với tư cách là là hình phạt chính và hình phạt bổ
sung. Và một số vấn đề khác liên quan đến hình phạt tiền như tổng hợp hình
phạt tiền, miễn hình phạt tiền, hình phạt tiền đối với người người chưa thành
niên phạm tội… Việc tuyên xử và lựa chọn hình phạt tiền tại các tòa án trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai là hoàn toàn chính xác, có căn cứ, đúng quy định của
BLHS về phạm vi, điều kiện áp dụng, mức phạt tiền được tuyên trong khung
pháp luật cho phép và phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội, phù hợp với khả năng thu nhập, tình hình tài sản, khả năng thi hành
án của người bị kết án và sự biến động giá cả của thị trường tại thời điểm xét
xử. Việc áp dụng hình phạt tiền tại tỉnh Đồng Nai đều tăng qua từng năm,
chiếm tỉ lệ lớn so với các hình phạt chính khác, tăng cả về số vụ cũng như số
bị cáo bị áp dụng. Bên cạnh đó việc áp dụng hình phạt tiền từ thực tiễn tại tỉnh
Đồng Nai vẫn còn những vi phạm sai lầm cần phải có những giải pháp, kiến
nghị để hoàn thiện sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà
2


làm luật, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, giải thích, hướng dẫn để cho việc áp
dụng đạt hiệu quả cao hơn
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp
theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về
một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết
số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư
pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: "… Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình
sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng
thiện trong việc xử lí người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng
hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội
phạm”[13], việc tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hình phạt tiền

và thực tiễn áp dụng hình phạt tiền; với đó BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung
năm 2017 bắt đầu áp dụng sẽ làm sáng tỏ hơn nữa về mặt lý luận và thực tiễn
áp dụng, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả
của hình phạt tiền hơn nữa. Đây cũng là lí do để tác giả lựa chọn đề tài “Hình
phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” làm
luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hình phạt tiền là một trong những hình phạt quan trọng trong hệ thống
hình phạt, tính đến này tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa
học ở những mức độ khác nhau, trên những phương diện, khía cạnh, phạm vi
khác nhau về loại hình phạt này. Tác giả xin kể đến một số công trình sau:
Ở công trình nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực luật
học có Chính sách hình sự và hình phạt – GS.TSKH Đào Trí Úc; Một số căn
cứ lí luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả hình phạt trong luật hình sự Việt
Nam – PGS.TS Uông Chu Lưu, Nguyễn Đức Tuấn; Hiệu quả hình phạt, khái
niệm và tiêu chí – PGS.TS Trần Văn Độ; Khái niệm hình phạt và hệ thống
3


hình phạt – GS.TS Võ Khánh Vinh – Nxb Chính trị Quốc gia năm 1994; Hình
phạt tiền, những vấn đề lí luận và thực tiễn – PGS.TS Nguyễn Đức Tuấn –
được viết trong cuốn sách Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam – Nxb
Chính trị Quốc gia năm 1995. Đây là những công trình đầu tiên đặt nền móng
về cơ sở lý luận và thực tiễn của hình phạt nói chung và hình phạt tiền nói
riêng.
Ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có tác giả Nguyễn Sơn, Các hình phạt
chính trong Luật hình sự Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội,
2003; Trịnh Quốc Toản, Các hình phạt bổ sung trong Luật hình sự Việt Nam,
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010…
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ thực hiện tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

có các đề tài của các tác giả Vũ Lai Bằng, Hình phạt tiền trong Luật hình sự
Việt Nam, Hà Nội, 1997; Nguyễn Thị Mộng Thúy, Hình phạt tiền theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh, Hà Nội, 2013…
Ngoài ra, một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học có đề
cập đến hình phạt tiền như: PGS.TS. Dương Tuyết Miên, Sự mâu thuẫn giữa
hình phạt tiền quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLHS với một số tội phạm cụ thể
và những bất cập của hình phạt này, Tạp chí Tòa án nhân dân (Số 15/2006);
Hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành về các hình phạt chính nhẹ hơn
hình phạt tù, Tạp chí Tòa án nhân dân (Số 19/2008)…
Các công trình khoa học nói trên đã nghiên cứu về các vấn đề có liên
quan đến lý luận và thực tiễn của hình phạt tiền, đã có những kết luận xác
đáng, những kiến nghị hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả của hình phạt nói
chung và hình phạt tiền nói riêng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm. Đây chính là nền tảng, cơ sở lý luận quan trọng mà tác giả có thể kế
thừa trong công trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, tính đến nay chưa có
bất kỳ công trình nào tiếp cận nghiên cứu hình phạt tiền từ thực tiễn tỉnh
4


Đồng Nai. Chính vì vậy, có thể nói đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tiếp
cận từ thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về hình phạt tiền; các
quy định của pháp luật thực định về hình phạt tiền, đối chiếu với thực tiễn áp
dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để đánh giá hiệu quả của việc
áp dụng hình phạt này trong thực tế, từ đó luận văn hướng đến mục đích đưa
ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
thực định và nâng cao hiệu quả của hình phạt tiền trong hệ thống hình phạt và
trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết những nhiệm
vụ cụ thể sau đây:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hình phạt tiền theo quy định của
pháp luật hình sự hiện hành;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về hình phạt tiền
từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017, phân tích làm
rõ những vi phạm sai lầm trong việc áp dụng;
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định về hình phạt tiền
trong BLHS hiện hành và nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt tiền trong
thực tiễn xét xử tại tỉnh Đồng Nai nói riêng và của cả nước nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về lý luận và thực tiễn áp dụng hình phạt tiền
trong Luật Hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5


Luận văn nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lý luận về hình phạt
tiền trong Luật Hình sự Việt Nam với tư cách vừa là hình phạt chính vừa là
hình phạt bổ sung, đánh giá tình hình áp dụng hình phạt tiền trong thực tiễn
xét xử tại tỉnh Đồng Nai và chỉ ra những vi phạm sai lầm trong việc áp dụng
hình phạt tiền. Đồng thời tác giả đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện
luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tiền
Về thời gian và không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng
hình phạt tiền trên phạm vi tỉnh Đồng Nai trong 5 năm (2013 – 2017).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật

lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp
quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong
các Nghị quyết Đại hội Đảng và Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002,
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp
đặc thù của khoa học Luật hình sự như:
- Phương pháp chuyên gia, so sánh để thấy được các quan điểm khác
nhau về một số vấn đề lý luận về hình phạt tiền; từ đó thấy được quá trình,
lịch sử lập pháp về hình phạt tiền ở nước ta;
- Tổng kết thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
từ năm 2013 đến năm 2017;
- Thống kê, so sánh, phân tích số liệu liên quan đến vấn đề áp dụng
hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 - 2017;

6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×