VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THU TRANG
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI
TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THU TRANG
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI
TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH THỊ MAI
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu
nêu trong Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thu Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM
QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI................................. 8
1.1. Khái niệm quyền con người và bảo đảm quyền con người ....................... 8
1.2. Nội dung bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội ..................... 12
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA
NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN .............. 28
2.1. Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền con người của
người bị buộc tội ............................................................................................. 29
2.2. Một số hạn chế trong việc bảo đảm quyền con người của người bị
buộc tội tại quận Long Biên ............................................................................ 37
2.3. Nguyên nhân dẫn đến những vi phạm và sai lầm trong quá trình thực
hiện đảm bảo quyền con người của người bị buộc tội .................................... 41
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM
QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI THEO QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015 ................................... 46
3.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về đảm bảo quyền con người
của người bị buộc tội ....................................................................................... 46
3.2. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về đảm bảo quyền con người
của người bị buộc tội ....................................................................................... 48
3.3.Một số biện pháp khác .............................................................................. 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 64
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
:Bộ luật Hình sự
BLTTHS
:Bộ luật tố tụng hình sự
CQĐT
:Cơ quan điều tra
VKS/VKSND
:Viện kiểm sát nhân dân
TA/TAND
:Tòa án nhân dân
CQTHTT
:Cơ quan tiến hành tố tụng
TTHS
:Tố tụng hình sự
QCN
:Quyền con người
XHCN
:Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê tình hình tạm giữ từ năm 2012 – 2016 ........................... 30
Bảng 2.2. Thống kê tình hình giải quyết người bị tạm giữ từ năm 2012 – 2016 .. 30
Bảng 2.3. Thống kê tình hình giải quyết án từ năm 2012 – 2016................... 34
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập (năm 1945), quyền con người
đã được quy định cụ thể trong hàng trăm văn kiện pháp luật quốc tế, trở thành
một hệ thống tiêu chuẩn pháp lý toàn cầu, đòi hỏi mọi quốc gia, trong đó có
Việt Nam, tôn trọng và thực hiện.
Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy LHQ về Quyền con người thì
quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các
cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn
hại đến nhân phẩm, những sự cho phép và tự do cơ bản của con người. Như
vậy, quyền con người đều có khi con người vừa được sinh ra, bởi họ là con
người và quyền đó được công nhận trên phạm vi toàn cầu.
Quyền con người hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh
vực tố tụng hình sự. Có thể nói quyền con người trong tố tụng hình sự lại là
quyền dễ bị xâm phạm và bị tổn thương nhất và hậu quả để lại cũng nghiêm
trọng nhất khi nó động chạm đến quyền được sống, quyền tự do và sinh mệnh
chính trị của một cá nhân.
Phát hiện, xử lý tội phạm là công việc của bất kỳ nhà nước nào nhằm
bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội, của cá nhân trong xã hội đó. Tuy
nhiên, con người khi sinh ra ai cũng có quyền sống trong môi trường an toàn
trong đó có sự an toàn về pháp lý. Sẽ là một xã hội bất công và quyền con
người bị xâm phạm nếu dân chúng luôn cảm thấy bất an bởi cảm giác có thể
bị đưa vào vòng quay của tố tụng hình sự với tư cách là người bị tình nghi, bị
can, bị cáo bất cứ lúc nào. Vừa đảm bảo việc phát hiện xử lý tội phạm, vừa
phải đảm bảo không xâm phạm quyền con người là một mâu thuẫn, để giải
quyết hài hòa mâu thuẫn này đó chính là biểu hiện của một kiểu tố tụng hình
sự trong một nhà nước văn minh.
1
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong những năm gần đây cho thấy,
mặc dù pháp luật đã quy định khá chặt chẽ và tương đối đầy đủ, nhưng quyền
của người bị buộc tội vẫn chưa thực sự được tôn trọng và thực hiện một cách
triệt để làm giảm uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây bất bình trong
dư luận.
Quận Long Biên những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã
hội, việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân cũng được phát triển.
Trong bối cảnh đó, tình hình trấn áp, xử lý tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị
xã hội được đề cao, nhiều loại tội phạm phức tạp cũng xuất hiện. Từ bắt, tạm
giữ, điều tra, truy tố, xét xử một VAHS là một quá trình dài để buộc tội, kết
án đối với những chủ thể bị buộc tội khác nhau. Việc đảm bảo quyền của
những chủ thể bị buộc tội này là rất cần thiết để hoạt động tố tụng tiến hành
đúng pháp luật, khởi tố, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội và đảm bảo việc
không để làm trái, làm sai pháp luật, xâm phạm đến quyền của những người
bị buộc tội.
Bởi các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài "Bảo đảm quyền con
người của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn
quận Long Biên" làm luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, trong khoa học pháp lý của nước ta, qua hoạt động nghiên
cứu pháp luật TTHS đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan ở những
góc độ và mức độ khác nhau đối với vấn đề quyền của người bị buộc tội.
Thực tiễn hiện nay, đa phần các công trình nghiên cứu khoa học cũng như
các bài viết của các tác giả chủ yếu viết về quyền cơ bản của người bị tạm
giam tạm giữ, hay quyền cơ bản của bị can, bị cáo, chưa tập trung nghiên
cứu một cách toàn diện, tổng thể về quyền của người bị buộc tội nói chung
trong tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng các quyền đó.
2
Mặc dù luật Tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) đã
quy định:“Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo” nhưng trên thực tế, mỗi địa phương lại có cách hiểu, cách giải thích khác
nhau dẫn đến việc áp dụng các quy định về quyền của người bị buộc tội nhiều
khi không đúng, gây ra tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự.
Liên quan đến vấn đề này, rất nhiều công trình có nội dung đề cập đến
vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ quyền con người trong tố
tụng hình sự nói riêng. Cụ thể có nhiều công trình, bài tham luận như:
“Bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện
nay” của Nguyễn Huy Hoàng, Luận án tiến sĩ Luật học, 2005; “Bảo vệ quyền
con người trong luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam” của Tiến sỹ Trần
Quang Tiệp; GS.TSKH Lê Văn Cảm với bài viết “Những vấn đề lý luận về
bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự
trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam”; PGS.TS Trịnh
Quốc Toản đồng chủ biên, Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia, Hà Nội,
2006; “Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người”; Đề
tài ngiên cứu khoa học, chủ trì TS. Nguyễn Ngọc CHí – Khoa Luật đại học
quốc gia Hà Nội 2001; LS,PGS.TS Phạm Hồng Hải với cuốn sách : “Đảm bảo
quyền bào chữa của người bị buộc tội”; Nguyễn Văn Tuân với cuốn sách:
“Vai trò của luật sư trong Tố tụng hình sự”; Đề tài luận văn thạc sỹ: “Đảm
bảo quyền con người của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra vụ
án hình sự” của tác giả Đoàn Văn Thuận; “Bảo đảm quyền của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tiến
Đạt; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ các quyền con người bằng
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Hiển; Luận án
Tiến sỹ: “Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong
tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Lại Văn Trình
3
-
Bài nghiên cứu “Bảo đảm quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ,
người bị tạm giam trong TTHS Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 3/2011 của
PGS. TS Hoàng Thị Minh Sơn;
Nhìn chung đã có một số công trình nghiên cứu cơ bản về bảo đảm
quyền con người. Các tác giả cũng đã phân tích làm rõ quyền con người của
người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, một số tác giả đi sâu nghiên
cứu và các nguyên tắc của BLTTHS liên quan đến quyền con người, một số
tác giả đi sâu phân tích về việc bảo đảm thực hiện quyền con người … những
kết quả của các công trình nghiên cứu này cũng là những tri thức, hiểu biết
quan trọng mà tác giả kế thừa có chọn lọc trong quá trình nghiên cứ u đề tài
của mình. Tuy nhiên chưa có công trình nào mang tính toàn diện, hệ thống và
đồng bộ về vấn đề bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội, cụ thể là tại
quận Long Biên.
Do vậy, trên cơ sở kế thừa những tri thức lý luận nền tảng, cũng như
những tri thức về nhân thân người phạm tội trong các công trình nghiên cứu
mà mình tiếp cận được, tác giả sẽ vận dụng đi sâu nghiên cứu về việc : “Đảm
bảo quyền con người của người bị buộc tội từ thực tiễn quận Long Biên”
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người
trong TTHS đặc biệt là bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội trong
các giai đoạn tố tụng hình sự theo quy định của BLTTHS, luận văn làm sáng
tỏ những hạn chế, bất cập, và đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường đảm
bảo quyền con người của người bị buộc tội trong pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam từ thực tiễn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ: (1) nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận chung về
quyền con người của người bị buộc tội, (2) phân tích thực trạng quy định và
4
thực hiện pháp luật tố tụng hình sự về quyền con người của người bị buộc tội
trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội, (3) đưa ra những giải pháp
nhằm tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội nói chung
và trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học, quy
định của pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền con người trong TTHS nói
chung và bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội trong các giai đoạn
của tố tụng hình sự.
Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề lý luận về bảo đảm
quyền con người của người bị buộc tội trong các giai đoạn TTHS kết hợp
nghiên cứu tình hình bảo đảm quyền con người từ thực tiễn trên địa bàn quận
Long Biên. Từ đó tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để kiến nghị
những giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả của việc bảo
đảm quyền con người trong thực tiễn.
4.2 .Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu bảo bảm quyền con người từ thực tiễn trên địa
bàn quận Long Biên trong 5 năm (2012-2016).
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền con người của
người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, ý nghĩa của việc quy định quyền của
người bị buộc tội trong TTHS Việt Nam
- Quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng thực hiện quyền con
người của người bị buộc tội.
- Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện
quyền con người của người bị buộc tội. Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng
cao và đảm bảo thực hiện quyền con người của bị can, bị cáo trong TTHS
5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về
vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 26/05/2005 về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ chính trị.
Để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu, tron luận văn tác giả đã sử
dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp và logic.
Tác giả cũng tham khảo thêm một số luận điểm khoa học trong các công trình
nghiên cứu của các học giả trong nước và nước ngoài; Nghiên cứu và tham
khảo một số văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật TTHS nói
riêng của nước ta. các tư liệu thực tiễn và ý kiến của các nhà chuyên môn về
tố tụng hình sự. Đồng thời sử dụng phương pháp so sánh dựa trên các quy
định pháp luật hiện hành, các tài liệu, sách báo, bài viết, công trình nghiên
cứu khoa học của các tác giả đã nghiên cứu trước đó, kết hợp với đánh giá
thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự để hoàn thành luận văn của mình
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đây là công trình nghiên cứu khoa học ở cấp độ thạc sĩ tiếp cận toàn
diện và tương đối đầy đủ về các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền con
người của người bị buộc tội dưới góc độ TTHS, đề tài có một số đóng góp:
+ Làm rõ được khái niệm quyền con người và bảo đảm quyền con
người trong TTHS;
+ Phân tích các quy định của BLTTHS 2015 về người bị buộc tội,
quyền của người bị buộc tội và làm rõ cơ chế bảo đảm quyền của người bị
buộc tội;
6
Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full