Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo bộ luật dân sự 2015 ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.85 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ ĐÌNH THẮNG

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ
GÂY RA THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG QUỲNH HOA

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực. Các kết luận khoa học trong luận văn chưa
từng được ai công bố trong các công trình khác
Tác giả luận văn

Lê Đình Thắng


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA....... 8
1.1. Khái quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng . Error! Bookmark not defined.
1.2. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ....................................... 13
1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra .................. 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM
CAO ĐỘ GÂY RA Ở VIỆT NAM ............................................................................. 32
2.1. Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
ở Việt Nam .................................................................................................................... 32
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra ............................................................................................................................. 54
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA Ở VIỆT NAM ............................. 70
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra ở Việt Nam..................................................................................... 70
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 79


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNBTTH :

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

BTTH :


Bồi thường thiệt hại

BLDS :

Bộ luật Dân sư


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định ra đời từ rất sớm
trong lịch sử pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng.
Đây là một chế định khá quan trọng trước nhu cầu cấp thiết của cuộc sống khi
các chủ thể xảy ra tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại.
Trải qua một thời gian dài áp dụng cũng như phát triển chế định TNBTTH nói
chung và trong đó có TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng
đã có nhiều thay đổi và từng bước hoàn thiện.
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường và sự đổi mới
từng ngày của khoa học kỹ thuật đã mang lại cho con người những thành tựu
vô cùng to lớn không chỉ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà kéo theo đó đời
sống nhân dân cũng ngày càng phát triển. Trước kia, trong nền kinh tế bao
cấp, người dân chỉ cốt sao “ăn no, mặc ấm”, những thành tựu của khoa học kỹ
thuật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ như ô tô, xe máy chỉ thuộc sở hữu
của một số ít người, chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước… Sau một thời gian dài
phát triển không ngừng về mọi mặt của đời sống, xã hội đã làm cho đời sống
nhân dân được nâng cao, các phương tiện giao thông cơ giới, máy móc, thiết
bị, hóa chất áp dụng cho nền sản xuất công nghiệp… đã trở nên phổ biến.
Hiện nay, trong mỗi gia đình từ thành thị cho đến nông thôn, không ít nhiều
trong mỗi gia đình đều có chiếc xe máy, thậm chi ô tô… Tuy vậy, mặt trái của
sự phát triển đó là việc gây thiệt hại của chính những nguồn nguy hiểm cao độ

khi mà bản thân chúng đã tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Minh chứng cho điều
này là ngày càng gia tăng những vụ tai nạn giao thông vô cùng thảm khốc,
những vụ rò rỉ điện hay những vụ cháy, vụ nổ gây thiệt hại không chỉ tới tài
sản, sức khỏe mà cả tính mạng của nhừng người xung quanh… Cũng giống
như thiệt hại do hành vi của con người gây ra, khi nguồn nguy hiểm cao độ
gây thiệt hại, việc bảo đảm quyền lợi của người bị thiệt hại cũng như của
1


người chịu trách nhiệm bồi thường là một đòi hỏi khách quan và pháp luật trở
thành công cụ hữu hiệu đáp ứng đòi hỏi khách quan đó. Tính khách quan của
đòi hỏi này thể hiện ở chỗ việc quy định và áp dụng quy định về trách nhiệm
bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là tất yếu mà không phụ thuộc
vào ý chí của chủ tài sản, người chiếm hữu, sử dụng tài sản cũng như người bị
thiệt hại. Chỉ khi giải quyết tốt các vấn đề có liên quan đến TNBTTH do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị
thiệt hại cũng như người chịu TNBTTH mới được bảo đảm.
Mặc dù trải qua một thời gian dài phát triển cũng như áp dụng các quy
định của pháp luật về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Không
thể phủ nhận sự hoàn thiện của pháp luật về TNBTTH ngoài hợp đồng nói
chung và TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ nói riêng nhưng trên thực tế
một số quy đinh liên quan tới TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
vẫn còn một số hạn chế, bất cập không chỉ trong các quy định mà ngay trong
thực tiễn áp dụng xét xử như nhầm lẫn giữa TNBTTH do hành vi con người
gây ra với TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra…chính điều này đã
gây không ít khó khăn cho Thẩm phán trong công tác xét xử, thiếu sự thống
nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến TNBTTH
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở mỗi Tòa án làm cho việc giải quyết tranh
chấp thường kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người bị thiệt hại…

Trước khi BLDS 2015 có hiệu lực, văn bản pháp luật quy định về
BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là BLDS 2005, trong đó có những
quy định được hướng dẫn bởi Nghị quyết 03/2006-NQ-HĐTP. Về cơ bản,
TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã được quy định tại điều 623
BLDS 2005 nhưng chưa bao quát được tất cả các trường hợp xảy ra trên thực
tiễn. Các quy định trong hai văn bản này chưa rõ ràng, tản mát, việc hướng
dẫn áp dụng pháp luật cũng chưa phù hợp với bản chất của TNBTTH do
2


nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cụ thể, có thể thấy Điều 623 chưa chỉ rõ khi
nào được coi là nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, khi nào là việc sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, đồng thời việc hướng dẫn thi hành
Điều 623 cũng chưa thực sự phù hợp; Hiện nay, TNBTTH do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra được quy định khá đầy đủ trong BLDS năm 2015. Tuy
nhiên, những quy định này vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, vướng mắc. Một
số quy định còn thiếu cụ thể, rõ ràng nên đã gây nên nhiều bất cập khi áp
dụng pháp luật, làm cho các Tòa án gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết
tranh chấp khi có nhiều quan điểm không thống nhất về việc áp dụng. Từ thực
tế trên cho thấy, việc nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý luận, các vấn đề
pháp lý về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bảo đảm việc hiểu và áp
dụng thống nhất các quy định pháp luật vào thực tiễn là yêu cầu bức thiết. Do
đó, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra theo Bộ Luật Dân sự 2015” sẽ có giá trị cả về măt lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quá trình tìm hiểu và sưu tầm tài liệu cho thấy trước đây đã có một số
công trình nghiên cứu về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Có
thể kể đến các công trình nghiên cứu như: luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn
Thanh Hồng “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao

thông đường bộ” hay luận văn tốt nghiệp của Đào Thị Thu An “Một số vấn
đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường
bộ” đề cập đến trách nhiệm bồi thường do phương tiện giao thông vận tải gây
ra – một loại nguồn nguy hiểm cao độ.
Một số công trình khoa học như: chuyên đề “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” của TS Vũ Thị Hải Yến trong
đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường đại học Luật Hà Nội; “Trách nhiệm
dân sự do tài sản gây thiệt hại – vấn đề lý luận và thực tiễn “ năm 2009 do
3


PGS TS Trần Thị Huệ làm chủ nhiệm đề tài; Luận văn thạc sỹ luật học của
Trần Trà Giang: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”; Khóa luận tốt nghiệp
của Nguyễn Thị Trang “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra” hay “Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra – bình luận bản án”
của PGS TS Đỗ Văn Đại.
Ngoài ra, nội dung này cũng được đề cập trong các bài viết đăng trên
các tạp chí khoa học, và trang thông tin điện tử như “Bàn về Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” của TS Lê Đình Nghị
(tạp chí Nghề luật số 6/2008); “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra” của Th.S Mai Bộ (tạp chí Tòa án nhân dân số 2/2003); “Bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” của Lê Phước Ngưỡng
(tạp chí Kiểm sát số 7/2005); “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra- Những vướng mắc từ thực tiễn” của Phạm Thị Hồng Đào (Cổng
thông tin điện tử Bộ tư pháp ngày 06/07/2017).
Tuy nhiên, phần lớn các công trình trên chỉ đề cập đến những khía cạnh
khác nhau của TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hoặc có nghiên
cứu chung về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây do vậy vẫn chưa bao
quát được các nội dung. Đặc biệt, từ khi BLDS 2015 được thông qua vào

ngày 24 tháng 11 năm 2015, rất ít công trình nghiên cứu dưới góc độ luận văn
về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được thực hiện. Do đó, việc
nghiên cứu đề tài trên cơ sở các quy định của BLDS 2015 là hoàn toàn cần
thiết và có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Luận văn “Bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo BLDS 2015”- là luận văn đầu tiên
tập trung nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề TNBTTH do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận về BTTH
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt Nam để thấy được những điểm
chưa phù hợp cần sửa đồi bổ sung từ đó đưa ra những giải pháp và hướng
hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Để đạt được mục đích
trên, luận văn tốt nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về TNBTTH do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
- Phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị và hướng hoàn thiện các quy định
của pháp luật về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu
về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra – một trong những trường
hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Với mong
muốn đưa ra được cái nhìn khái quát, toàn diện về vấn đề nghiên cứu tác giải

triển khai nội dung của luận văn qua cách tiếp cận sự phát triển của chế định
qua những quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015, để so sánh sự phát triển
các quy định của pháp luật qua các thời kỳ. Bên cạnh những vấn đề lý luận về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra, tác giả cũng tìm hiểu thực trạng những bất cập của vấn đề này trên
thực tế thông qua tìm hiểu các bản án, vụ việc cụ thể để từ đó đưa ra một số
giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng cao
tính hiệu quả của việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra trong thực tiễn.
5


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận văn sẽ dưa trên cơ sở
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lênin. Đây được coi là kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể của tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Phương pháp
này được tác giả sử dụng để nghiên cứu các vấn đề lý luận trong luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sẽ sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận
và quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra;
- Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hoá thực trạng pháp luật và
thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra, nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp;
- Phương pháp so sánh để nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác
biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và giữa quy định
của pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước trên thế giới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có tính hệ thống những
vấn đề liên quan đến TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với những
điểm mới so với các công trình nghiên cứu khoa học trước đây như sau:
- Phân tích một cách hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về
TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đồng thời so sánh với các quy
định trong lịch sử về cùng nội dung.
- Chỉ ra nhưng hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện
hành về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chưa được đề cập đến
một cách cụ thể và chi tiết trong các công nghiên cứu khoa học trước đây.
6


- Xác định một cách cụ thể những hạn chế, vướng mắc, bất cập của quy
định pháp luật hiện hành về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trên
cơ sở đó chỉ ra nguyên nhân và đề xuất hướng hoàn thiện các quy định này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, cụ thể như sau:
 Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
 Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt Nam
 Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt Nam
Kết luận

7


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
1.1.

Khái quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đông
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là

một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó, chủ sở
hữu hoặc người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng hợp pháp
nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe
cũng như bù đắp tổn thất về tinh thần cho những những người bị thiệt hại do
tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ngay cả trong trường hợp không có
lỗi của họ. Để làm rõ hơn về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tác
giả đi vào khái quát lại một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
Trước bối cảnh hội nhập toàn cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế phát triển
quá nhanh đã làm gia tăng các tranh chấp trong các lĩnh vực khác nhau của
đời sống hằng ngày, đặc biệt là các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự. Các
tranh chấp phát sinh khi quyền và lợi ích của các bên bị xâm phạm và lúc đó
vấn đề thiệt hại và BTTH tất yếu được đặt ra. Tức là khi một người xâm phạm
tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và gây thiệt hại thì sẽ phải chịu
TNBTTH mình đã gây ra. Dưới góc độ pháp lý, trách nhiệm đó được hiểu là
trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự
nhằm bù đắp tổn thất vật chất và tinh thần cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý. Do đó nó mang
đầy đủ các đặc điểm giống với các trách nhiệm pháp lý khác đó là: [i] là sự
cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng; [ii]
chỉ áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có
hành vi vi phạm; [iii] luôn mang lại hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi
phạm. Ngoài ra, trách nhiệm dân sự còn có những đặc điểm riêng như sau: [i]

8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×