Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Phát triển nông nghiệp bền vững ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.36 KB, 88 trang )

2
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
›››

TRẦN NGỌC MẠNH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2013


3
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
›››

TRẦN NGỌC MẠNH

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
TRIỂN
NÔNG NGHIỆP
›››

PHÁT
BỀN VỮNG Ở HÀ NỘI


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

TUYẾT
MãTHỊ
số: 62
31 01 02

T¸C ®éng cña ®« thÞ hãa
®Õn kinh tÕ n«ng th«n hµ néi hiÖn nay
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. NGUYỄN NGỌC HỒI

Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 60 31 01 02
HÀ NỘI - 2013


4

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
Chương 1
1.1.
1.2.
Chương 2

2.1.
2.2.


3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HÀ NỘI

10

Quan niệm về phát triển bền vững và nội dung phát
triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội
Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CHỦ YẾU VÀ GIẢI PHÁP CƠ
BẢN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở
HÀ NỘI

Quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội
Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nông nghiệp
bền vững ở Hà Nội

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

10
31

48
48
52
76
78
83



5

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................. CNH, HĐH
Hội đồng nhân dân .................................................... HĐND
Hợp tác xã ................................................................. HTX
Khoa học – công nghệ .............................................. KH – CN
Kinh tế - xã hội .......................................................... KT – XH
Lực lượng sản xuất ................................................... LLSX
Nhà xuất bản ............................................................. Nxb
Nông nghiệp và phát triển nông thôn ....................... NN&PTNT
Nông thôn mới ......................................................... NTM
Phát triển bền vững .................................................. PTBV
Quan hệ sản xuất ..................................................... QHSX
Ủy ban nhân dân ...................................................... UBND


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, có vị trí trọng yếu trong cơ cấu
nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của
nền kinh tế, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho con người tồn tại. Trong
quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội. Vì thế, sự ổn định xã hội
và mức an ninh về lương thực, thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự
phát triển của nông nghiệp.

Mặt khác, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu của các ngành công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Nông nghiệp không
những là nguồn cung cấp sản phẩm hàng hóa cho thị trường trong nước và nước
ngoài, mà còn cung cấp các yếu tố sản xuất, như: lao động và vốn cho các khu
vực kinh tế khác. Vì thế, nông nghiệp là một trong những nhân tố bảo đảm cho
các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hóa học, cơ khí, sản xuất hàng
tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và đời sống phát triển.
Một nền nông nghiệp phát triển ngoài việc đảm bảo các vai trò nói trên
còn phải góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chống
làm mất đa dạng sinh học. Tuy nhiên, các thách thức trong phát triển nông
nghiệp bao gồm: sự nghèo đói vẫn tồn tại, sự suy giảm về tài nguyên thiên nhiên
và môi trường, áp lực về dân số, sử dụng quá mức các chất hoá học,... đang là
vấn đề đặt ra. Xuất phát từ những vấn đề trên, cách tiếp cận mới về phát triển
nông nghiệp được hình thành đó là phát triển nông nghiệp bền vững. Nông
nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp về mặt kinh tế phải bảo đảm được hiệu
quả lâu dài cho cả tương lai; về mặt xã hội, không làm gay gắt sự phân hoá giàu
nghèo, cải thiện được đời sống người nông dân, không gây ra những tệ nạn xã
hội nghiêm trọng; về mặt tài nguyên môi trường, không làm cạn kiệt tài nguyên,
không làm suy thoái và huỷ hoại môi trường.


7
Việt Nam là một nước đang phát triển, nông nghiệp là một ngành kinh tế
chính, đóng vai trò quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Trong xu
thế hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta đã trở
thành vấn đề quan tâm hàng đầu. Ngày 17-8-2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt
Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), trong đó đã đề cập đến sự cần
thiết phải phát triển nông nghiệp bền vững.
Chiến lược phát triển KT - XH đến năm 2020 được Đại hội XI của Đảng

thông qua cũng đã xác định quan điểm phát triển thứ nhất là “Phát triển nhanh
gắn liền với PTBV, PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược”.[23, tr.3]
Mặc dù nông nghiệp của thành phố Hà Nội những năm qua đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đó là phát
triển chưa bền vững, thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chất lượng
tăng trưởng thấp, việc ứng dụng KH - CN để tăng năng suất chất lượng cây
trồng, vật nuôi còn hạn chế; chưa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản
phẩm; môi trường bị hủy hoại tương đối nghiêm trọng; khoảng cách giàu nghèo
ở nông thôn vẫn có xu hướng kéo dài ra, v.v.
Trước tình hình đó, việc phát triển nông nghiệp ở Hà Nội phải đi theo hướng
PTBV đang đặt ra cấp bách và có tính thời sự. Điều đó thể hiện trong Quyết định
số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09-7-2012 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phê
duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến
2030 đã xác định quan điểm phát triển thứ ba là: “Phát triển nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, góp phần tạo cảnh quan môi trường, thúc đẩy
phát triển du lịch sinh thái, hài hòa và bền vững với môi trường, từng bước thích
ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu”. [58, tr.2]
Nhận thức được tính thời sự đó, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển nông
nghiệp bền vững ở Hà Nội” làm luận văn cao học kinh tế chính trị, với hy
vọng đóng góp một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà


8
Nội trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xuất phát từ vai trò to lớn của phát triển nông nghiệp bền vững trong phát
triển kinh tế và xã hội của đất nước, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
vấn đề này, tiêu biểu là:
- “Phát triển nông nghiệp bền vững của huyện Gia Lâm, Thành phố Hà
Nội”, luận văn Thạc sĩ kinh tế của Phạm Khắc Diễn, Trường Đại học Nông

nghiệp Hà Nội, 2008. Trong luận văn, tác giả đã đề cập đến các vấn đề lý luận
cũng như thực tiễn của PTBV; sau đó, đưa ra các giải pháp phát triển nông
nghiệp bền vững của một huyện thuộc Hà Nội dưới góc độ kinh tế ngành; chưa
đề cập đến toàn bộ nền nông nghiệp Hà Nội.
- “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”, luận văn Thạc sỹ kinh tế
của Vũ Văn Nâm. Luận văn đã nêu khái quát về phát triển nông nghiệp bền
vững ở Việt Nam nói chung, nhưng chưa đề cập tới các vùng, miền và địa
phương cụ thể.
- “Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp”,
Luận văn Thạc sỹ kinh tế của Đặng Thị Tố Tâm. Đây là công trình nghiên cứu
sâu về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá.
- “PTBV đồng bằng Bắc bộ trong quá trình phát triển, xây dựng các khu
công nghiệp”, Đề tài khoa học cấp bộ của Đỗ Đức Quân (2009), Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài đã đề cập đến PTBV nói
chung ở vùng đồng bằng Bắc bộ, nhưng chưa nêu cụ thể về phát triển nông
nghiệp bền vững.
- “CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước
đi”, Đề tài KX-02-07 do GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn làm chủ nhiệm. Đây là công
trình đề cập chủ yếu đến quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta
thời gian qua; đề xuất phương hướng thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam thời gian tới. Tuy nhiên, công trình mới chỉ đề cập đến khía cạnh


9
phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong quá trình công nghiệp hóa,
chưa đi sâu nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững.
- “Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững”, Nxb Chính trị quốc
gia do TS Nguyễn Từ chủ biên. Đây là cuốn sách với nhiều bài viết có giá trị
bàn về vị trí của ngành nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế bền vững chung
của đất nước.

- “Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình CNH,HĐH ở Việt
Nam” của tác giả Đỗ Hoài Nam và Lê Cao Đoàn (2001), Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội. Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra quan niệm về cơ sở hạ tầng
nông thôn; phân tích một cách cụ thể, có căn cứ vai trò vị trí của cơ sở hạ tầng
nông thôn đối với quá trình CNH, HĐH.
- “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Nxb Thống kê,
(2003) của PGS.TS. Nguyễn Sinh Cúc. Công trình đã luận giải rõ quá trình đổi
mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm
đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Bên cạnh đó, còn nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn
và PTBV nông nghiệp đã công bố, như:
- “Nông nghiệp và nông dân trên con đường CNH, HĐH và hợp tác hóa, dân
chủ hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, do Vũ Oanh chủ biên.
- “Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2002 do Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Bộ
NN&PTNT biên soạn.
- “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau” của
TS. Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
- “Thực trạng của nông thôn và đề xuất các chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nông dân hiện nay”, Viện Chính sách và Chiến lược phát


10
triển nông nghiệp, nông thôn, tháng 4-2007.
- “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong đổi mới ở Việt Nam - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn” của Tô Huy Rứa, Tạp chí Cộng sản, số 794 (tháng
12-2008).
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp Việt

Nam nói chung và của một vài địa phương thuộc Hà Nội theo hướng bền vững
nói riêng, song chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống vấn đề phát triển
nông nghiệp bền vững ở Hà Nội dưới góc nhìn của kinh tế chính trị. Vì vậy, đây
là một đề tài độc lập. Các công trình nói trên sẽ được tác giả luận văn kế thừa
một cách chọn lọc trong quá trình nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn; đề xuất một số quan điểm chủ
yếu và giải pháp cơ bản để phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội.
- Nhiệm vụ:
+ Làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà
Nội.
+ Phân tích thực trạng, chỉ ra một số mâu thuẫn cần giải quyết để phát
triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội.
+ Đề xuất một số quan điểm chủ yếu và giải pháp cơ bản nhằm phát triển
nông nghiệp Hà Nội theo hướng bền vững.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Về mặt không gian: nghiên cứu vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững
ở Hà Nội
+ Về mặt thời gian: nghiên cứu tình hình phát triển nông nghiệp bền vững


11
ở Hà Nội từ năm 2008 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển
nông nghiệp bền vững trong tiến trình CNH, HĐH đất nước.

- Cơ sở thực tiễn: Dựa vào thực trạng phát triển ngành nông nghiệp theo
hướng bền vững ở Hà Nội thời gian qua; các báo cáo tổng kết về tình hình phát
triển nông nghiệp, kinh tế, xã hội của UBND Thành phố và các huyện, của Sở
NN&PTNT Hà Nội. Đề tài còn trực tiếp dựa vào kết quả khảo sát, điều tra thực
tế của tác giả luận văn.
- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể: trừu tượng hoá khoa học để nghiên cứu vấn đề lý luận phát
triển nông nghiệp bền vững dưới góc độ kinh tế chính trị; lô gic - lịch sử, hệ
thống, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, thống kê, so
sánh,... để nghiên cứu thực trạng, phát hiện mâu thuẫn và đề xuất các giải pháp
phát triển nông nghiệp của Hà Nội theo hướng bền vững.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần làm sáng rõ các nhân tố chi phối và nội dung phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững ở Hà Nội.
- Chỉ ra các mâu thuẫn cần tập trung giải quyết để phát triển nông nghiệp
theo hướng bền vững ở Hà Nội.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển
nông nghiệp bền vững ở Hà Nội trong thời kỳ mới.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp những luận cứ khoa
học để các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội có thể tham khảo nhằm
PTBV nông nghiệp của Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới. Luận văn cũng có thể
dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan


12
đến phát triển nông nghiệp bền vững dưới góc nhìn của kinh tế chính trị.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn được kết cấu gồm: phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.



13

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HÀ NỘI

1.1. Quan niệm về phát triển bền vững và nội dung
phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội
1.1.1. Quan niệm về phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền
vững
1.1.1.1. Phát triển bền vững và sự cần thiết phải phát triển
kinh tế bền vững
Quan niệm về PTBV được khởi nguồn từ nhận định rằng, trong quá trình
phát triển, con người chỉ chú trọng đến việc phát triển kinh tế thật nhanh để thỏa
mãn những nhu cầu ngày càng cao của mình mà không quan tâm đến vấn đề bảo
vệ môi trường sinh thái. Môi trường thiên nhiên bị xâm hại nghiêm trọng, tình
trạng đói nghèo và sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng. Tài nguyên
thiên nhiên bị giảm sút và thiếu hụt. Vấn đề cơ bản mà hầu hết các quốc gia đều
phải đặt ra là làm sao phải đáp ứng được những nhu cầu căn bản của con người,
bảo đảm an sinh và tương lai cho các thế hệ tương lai; đồng thời, phải bảo vệ
môi trường thiên nhiên. Con đường mà hầu hết các quốc gia đều đã và đang lựa
chọn là phát triển đồng bộ và cân bằng các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường.
Vào đầu những năm 1980, Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (UICN)
đã nêu lên vấn đề PTBV. Tới năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban Thế giới
về Môi trường và Phát triển (WCED) do bà Gro Harlem Brundtland làm chủ tịch
đã tiếp thu, khai triển và nêu ra định nghĩa về PTBV trong bản báo cáo mang tựa
đề “Tương lai của chúng ta” (Our Common Future) như sau: “PTBV là sự phát
triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu của hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng

của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ”. [ 59, tr.3 ]


14
Sau đó, vào năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất ở Rio de Janeiro
(Braxin) đã khẳng định: PTBV là phát triển KT - XH lành mạnh, dựa trên việc
sử dụng hợp lý tài nguyên và bền vững môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của
con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai.
Tiếp đến, vào năm 2002, Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới
về PTBV tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) đã tổng kết hoạt động PTBV 10
năm (Rio+10) và đưa ra những quyết sách về nước, năng lượng, sức khoẻ, nông
nghiệp, sự đa dạng sinh thái; tiếp tục tiến hành một số mục tiêu ưu tiên về xoá
đói giảm nghèo, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi
trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Qua các hội nghị này, nội hàm PTBV ngày càng được
mở rộng thêm: sự PTBV bao gồm toàn diện các vấn về kinh tế, bảo vệ sinh thái,
giải quyết các vấn đề xã hội, văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống; nó hàm
chứa cả sự bình đẳng giữa các nước giàu và nghèo, giữa các thế hệ, v.v.
Hình 1.1: Sơ đồ phát triển bền vững

Khái niệm PTBV được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên
80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Năm 1995, trong công trình "Tiến tới môi


15
trường bền vững” của Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp
Hà Nội, các tác giả đã tiếp thu khái niệm PTBV theo báo cáo Brundtland trên
bốn lĩnh vực: bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về
mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật. Năm 2003, Viện Môi trường và
PTBV, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã tiến hành công

trình "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn
I”. Bộ tiêu chí này dựa trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí PTBV của Brundtland
và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc, Anh, Mỹ. Theo đó, các tiêu chí cụ thể về
PTBV đối với một quốc gia bao gồm: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội
và bền vững về môi trường.
Năm 2000, trong công trình "Quản lý môi trường cho sự PTBV” của tác
giả Lưu Đức Hải đã xác định PTBV qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền
vững môi trường, bền vững văn hóa; đồng thời, đã tổng quan nhiều mô hình
PTBV như: mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của
Jacobs và Sadler (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường
của Ngân hàng thế giới và của UNESCO, v.v. Hình 1.2 thể hiện 4 mô hình như
thế về PTBV.
Trong những năm gần đây, nhận thấy những hạn chế, bất cập của mô hình
phát triển kinh tế theo chiều rộng, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến PTBV;
xem đó là tư tưởng chủ đạo trong chiến lược phát triển KT - XH của Việt Nam.
Tháng 8-2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 153/2004/QĐ TTg ban hành Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam; trong đó, khái niệm
PTBV được xem là sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát
triển xã hội, phát triển văn hoá, phát triển con người, bảo vệ môi trường.
Hình 1.2: Mô hình PTBV của WCED (1987), World Bank, Unesco, Việt
Nam và tác giả Villen (1990)


16

Tại Đại hội lần thứ XI của Đảng, quan điểm PTBV được xếp hàng đầu
trong 5 quan điểm phát triển của Chiến lược phát triển KT - XH 2011 - 2020.
Nói về PTBV, Chiến lược này cũng nhấn mạnh đến sự phát triển hài hòa của ba


17

yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa
với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển KT - XH phải luôn luôn coi
trọng bảo vệ và cải thiện môi trường” [28,tr. 98-99].
Như vậy, nói đến PTBV, người ta thường đề cập đến sự phát triển hài hòa,
gắn bó chặt chẽ với nhau của ba yếu tố cơ bản: kinh tế, xã hội và môi trường;
trong đó, sự PTBV của từng yếu tố là điều kiện đảm bảo cho sự PTBV của các
yếu tố khác, mà sự phát triển bền vững về mặt xã hội là mục tiêu suy cho cùng
của sự PTBV. Là điều kiện vật chất đảm bảo cho sự PTBV của các yếu tố khác,
bản thân sự phát triển kinh tế cũng phải đi theo xu hướng PTBV. Đó là sự phát
triển mà tốc độ tăng trưởng đạt sự ổn định, gắn liền với một cơ cấu kinh tế vùng,
ngành phù hợp, đảm bảo cho cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện,
môi trường sinh thái không bị hủy hoại.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc cải thiện đời sống nhân dân và bảo vệ
môi trường sinh thái luôn có mối quan hệ chặt chẽ. Muốn cải thiện đời sống, cần
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc chạy theo tốc độ tăng trưởng
mà không chú ý đến chất lượng tăng trưởng sẽ khiến cho nền kinh tế mở rộng về
quy mô, thu hút thêm nhiều nguồn lực đầu vào, trong đó có nguồn lực tài
nguyên. Điều đó sẽ kéo theo tình trạng tàn phá môi trường, làm cạn kiệt tài
nguyên. Chạy theo tốc độ tăng trưởng, không chú ý đến phát triển hài hòa theo
cơ cấu vùng, ngành kinh tế không chỉ làm cho môi trường tự nhiên dễ bị hủy
hoại, mà còn làm tăng sự bất bình đẳng giữa các vùng, miền, làm tăng nguy cơ
phân hóa giàu nghèo. Đến lượt nó, sự bất ổn xã hội do sự phân hóa giàu nghèo;
sự hủy hoại môi trường gây ra lại là nhân tố làm cản trở đến sự tăng trưởng kinh
tế, do nó thúc đẩy, làm bùng nổ những bức xúc xã hội. Đó chính là lý do cắt
nghĩa cho sự tất yếu phải lựa chọn con đường phát triển kinh tế bền vững mà
mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, hiện nay đang theo đuổi, nhằm
vừa phát triển kinh tế nhanh, vừa đảm bảo được công bằng, an sinh xã hội, khai



18
thác một cách hợp lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và không hủy hoại đến môi
trường sinh thái.
Nhận thức rõ yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, Chiến lược phát triển
KT - XH 2011 - 2020 của Đảng ta đã cụ thể hóa nội dung phát triển kinh tế bền
vững qua ba mục tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2020:
Thứ nhất, về kinh tế
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình
quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với
năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch
vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm
ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm
công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều
sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển
dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 - 35% lao động xã
hội.
Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%;
giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm. Thực hành tiết kiệm
trong sử dụng mọi nguồn lực.
Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỉ lệ
đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn NTM khoảng 50%.
Thứ hai, về văn hóa, xã hội
Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh. Đến
năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới;
tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9
bác






26

giường

bệnh

trên

một

vạn


19
dânhttp://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?
topic=191&subtopic=8&leader_topic=989&id=BT531160686 - _ftn1, thực hiện bảo hiểm

y tế toàn dân; lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao
động xã hội; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5 - 2%/năm; phúc lợi xã hội, an sinh
xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được bảo đảm. Thu nhập thực tế của dân
cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010; thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các
vùng và nhóm dân cư. Xoá nhà ở đơn sơ, tỉ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25
m2 sàn xây dựng nhà ở tính trên một người dân.
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và
công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450

trên một vạn dân.
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no,
tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất,
năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật.
Thứ ba, về môi trường
Cải thiện chất lượng môi trường. Đến năm 2020, tỉ lệ che phủ rừng đạt
45%http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?
topic=191&subtopic=8&leader_topic=989&id=BT531160686 - _ftn2. Hầu hết dân cư

thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. Các cơ sở sản
xuất, kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các
thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh
hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm,
khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 95% chất
thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý
đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng.
Hạn chế tác hại của thiên tai; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí
hậu, nhất là nước biển dâng.


20
Từ những vấn đề trình bày trên cho thấy, nội dung phát triển kinh tế bền
vững gồm ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể:
Một là, về kinh tế: Đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế ổn định; cân đối kinh
tế vĩ mô vững chắc; sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Hai là, về xã hội: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ
và công bằng xã hội; trong đó, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa và phúc lợi xã
hội cho mọi đối tượng trong xã hội được cải thiện theo tốc độ tăng trưởng kinh
tế.
Ba là, về môi trường: Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ

môi trường, đảm bảo con người được sống trong môi trường trong sạch.
1.1.1.2. Phát triển nông nghiệp bền vững
Bàn về quan niệm phát triển nông nghiệp bền vững, trong luận văn Thạc
sĩ kinh tế của tác giả Vũ Văn Nâm với đề tài “ Phát triển nông nghiệp bền vững
ở Việt Nam” cho rằng: “Phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm cả lâm
nghiệp và ngư nghiệp) là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trên
cơ sở đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của con người trong trong hiện tại và tương
lai và được xã hội chấp nhận.” [37, tr.19].
Còn tác giả luận văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài “Phát triển nông nghiệp
bền vững ở Hải Dương” lại cho rằng: “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự
phát triển đáp ứng nhu cầu PTBV của nền kinh tế đất nước nhưng không làm
suy thoái môi trường tự nhiên, bảo đảm an ninh lương thực, tạo đà cho phát
triển nông thôn, góp phần bảo đảm an sinh và hài hoà cho xã hội.” [54, tr.20].
Cả hai quan niệm trên đều xem phát triển nông nghiệp bền vững phải đáp
ứng những yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, theo đó, đều thống nhất ở yêu
cầu giải quyết hài hòa ba yếu tố của phát triển kinh tế bền vững. Đó là: tăng
trưởng để thỏa mãn nhu cầu của con người, đảm bảo an ninh lương thực, nhưng
phải gắn với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.


21
Kế thừa các quan điểm nêu trên, tác giả luận văn cho rằng: Phát triển
nông nghiệp bền vững tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị là quá trình phát
triển nông nghiệp cả về LLSX và QHSX đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh
tế bền vững của đất nước trên cả ba phương diện: tăng trưởng kinh tế, an sinh xã
hội, bảo vệ môi trường.
Phân tích nội hàm quan niệm phát triển nông nghiệp bền vững có thể
thấy: Nội dung của sự phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm ba vấn đề: kinh
tế, xã hội và môi trường.

Một là, về kinh tế: Tăng trưởng kinh tế phải ổn định. Tỷ trọng nông
nghiệp trong GDP hợp lý; trong đó, giá trị tuyệt đối của nông nghiệp ngày càng
tăng, mặc dù giá trị tương đối trong GDP có thể giảm. LLSX trong nông nghiệp
phát triển theo hướng ngày càng hiện đại. QHSX phát triển phù hợp với trình độ
của LLSX; trong đó, kinh tế hợp tác phát triển phù hợp với điều kiện của cơ chế
thị trường; kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển.
Hai là, về xã hội: Thu nhập và đời sống của nông dân được cải thiện
không ngừng. Các vấn đề xã hội ở nông thôn được giải quyết tốt.Việc làm cho
người nông dân được đảm bảo, có thu nhập ổn định; khoảng cách giàu nghèo
được thu hẹp; đảm bảo nhu cầu y tế, giáo dục cho mọi người dân. Các phúc lợi
xã hội và an sinh xã hội; an ninh nông thôn được cải thiện, v.v.
Ba là, về môi trường: Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường, đảm bảo con người được sống trong môi trường trong sạch. Nông
nghiệp xanh – sạch được ưu tiên phát triển, v.v.
Mục đích phát triển nông nghiệp bền vững là đảm bảo an ninh lương
thực, phát triển hài hòa các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường; mà suy cho
cùng, mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững cũng là sự phát triển vì con
người.
Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân; nhất là ở các nước đang phát triển và kém phát triển.


22
Sự phát triển thiếu bền vững của nông nghiệp sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh
tế quốc dân; có khi dẫn đến những bất ổn về chính trị - xã hội (liên quan đến an
ninh lương thực; sự bần cùng hóa người nông dân). Ở nước ta, nông nghiệp còn
chiếm tỷ trọng trên 20% trong GDP, thu hút trên 50% lao động xã hội; chi phí
cho ăn uống chiếm tỷ trọng trên 40% trong rổ hàng hóa tính CPI, v.v.
Phát triển nông nghiệp là một nội dung của phát triển kinh tế, nên cũng
phải tuân thủ các yêu cầu của phát triển kinh tế bền vững nói chung. Một nền

nông nghiệp được coi là PTBV khi nó đạt được 3 mục tiêu căn bản là: đạt hiệu
quả kinh tế cao; bảo đảm công bằng xã hội; gìn giữ và làm phong phú môi
trường sinh thái.
Phát triển nông nghiệp bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng yếu
của các quốc gia đang trong quá trình CNH, HĐH. Sở dĩ cần phải phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững bởi nông nghiệp là lĩnh vực chịu sự chi phối
của nhiều yếu tố dễ dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững. Điều đó được thể hiện
qua các khía cạnh sau:
Một là, sự phụ thuộc của nông nghiệp vào thiên nhiên (đất đai và khí hậu)
còn rất lớn, nhất là đối với những nước đang phát triển như nước ta. Ở đó, việc
áp dụng KH - CN vào quá trình sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; đất đai ngày
càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, CNH, HĐH và nhất là hiện nay đang
chịu sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Ruộng đất bị chia nhỏ, manh
mún không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa lớn, tập trung. Quá
trình cơ giới hóa nông nghiệp và việc áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến
còn diễn ra chậm chạp, dẫn tới năng suất lao động nông nghiệp còn thấp. Hệ lụy
của nó là làm cho giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp rất thấp.
Hai là, cư dân làm nông nghiệp nhìn chung còn nghèo. Phần lớn người
nghèo, hộ nghèo tập trung ở nông thôn, nhất là ở các nước đang và kém phát
triển, trong đó có nước ta. Đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp không ổn định
cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cư dân nông nghiệp, tạo ra sự phân


23
hoá giàu nghèo ngày càng sâu rộng trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt là giữa khu
vực thành thị và nông thôn. Tác động của quá trình CNH, HĐH cũng dẫn đến thu
hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp; người dân nông thôn ít việc làm, môi trường,
bản sắc văn hóa địa phương cũng bị ảnh hưởng suy giảm, v.v.
Ba là, việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất
kích thích sinh trưởng cũng dễ dẫn đến thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn nước và gây

hại đến sức khoẻ con người; nhất là khi chúng được sử dụng một cách tùy tiện,
thiếu sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Ở nước ta, công nghiệp nhỏ,
tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển mạnh ở nhiều vùng nông thôn, thu
hút khoảng trên hai triệu việc làm. Song công nghệ sản xuất còn lạc hậu, sức
cạnh tranh kém, thiếu thị trưởng tiêu thụ sản phẩm là những nguyên nhân chính
gây cản trở cho sự phát triển ổn định của khu vực này. Bên cạnh những tác động
tích cực, nhưng do phát triển thiếu quy hoạch và thiếu đầu tư thoả đáng cho bảo
vệ tài nguyên và môi trường, khu vực sản xuất này đang gây ô nhiễm môi trường
sống cho các cộng đồng dân cư nông thôn, đặc biệt tại một số làng nghề nơi sản
xuất và sinh hoạt của rất đông cư dân.
Tất cả những vấn đề nói trên đặt ra yêu cầu phải phát triển nông nghiệp
bền vững, mà Hà Nội không phải là ngoại lệ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp bền vững,
Đảng ta luôn luôn xác định vấn đề phát triển nông nghiệp có tầm chiến lược đặc
biệt quan trọng. Điều đó thể hiện trong Chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn
2006 - 2010 được thông qua tại Đại hội X của Đảng: “ Hiện nay và trong những
năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng.
Phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, hướng tới
xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền
vững”.[27, tr.45]
Tại Đại hội lần thứ XI của Đảng, Chiến lược phát triển KT - XH 20112020 cũng xác định: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu


24
quả và bền vững” [28, tr.113]; mà nội dung cơ bản của phát triển nông nghiệp
bền vững là: phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới theo hướng sản xuất hàng
hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; góp
phần nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh
lương thực quốc gia. Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa người sản xuất,
người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ

chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng NTM. Đồng thời, phát
triển lâm nghiệp bền vững; khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản,
phát triển đánh bắt xa bờ, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi
trường biển.
1.1.2. Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội
1.1.2.1. Những yếu tố chi phối sự phát triển nông nghiệp bền
vững ở Hà Nội
Sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội chịu sự chi phối
của nhiều yếu tố. Đó là: điều kiện tự nhiên; nguồn nhân lực; kết
cấu hạ tầng KT - XH nông thôn ở Hà Nội; quá trình CNH, HĐH và đô
thị hóa ở Hà Nội; chủ trương của chính quyền Thành phố Hà Nội về
phát triển nông nghiệp.

Trước hết, về điều kiện tự nhiên của Thành phố Hà Nội
Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ; phía bắc tiếp giáp với các tỉnh: Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các
tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp Hoà Bình và Phú Thọ.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội theo Nghị quyết 06/NQ-CP của Thủ
tướng Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011-2015) của thành phố Hà Nội xác định, là 332.889 ha; trong đó,
đất nông nghiệp là 152.242 ha, chiếm 45,7% và diện tích đất phi nông nghiệp là
178.836 ha, chiếm 53,7% diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố. Riêng đất đô thị
chiếm tới 20,09%, tương đương 66.875 ha. Giai đoạn 2011 - 2020, có 43.076 ha
đất nông nghiệp được chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Cũng
tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội kiểm soát chặt


25
chẽ việc sử dụng quỹ đất quy hoạch khu công nghiệp (bao gồm đất xây dựng khu
công nghiệp và cụm công nghiệp) và đất đô thị đảm bảo khai thác có hiệu quả,

tiết kiệm tài nguyên; kiểm soát chặt việc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất
nông nghiệp sang đất khu công nghiệp, đất đô thị phải thực hiện đúng quy hoạch,
có kế hoạch phù hợp, v.v.
Hà Nội nằm ở hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế
thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, sản xuất hàng hóa theo
hướng hiện đại.
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của
khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa
ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ
mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng
nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là
23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn.
Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm
là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Phần địa hình của Hà Tây
(cũ) sáp nhập với Hà Nội có những đặc điểm riêng, nên hình thành những tiểu
vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Đặc điểm khí hậu đó rất
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng
bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây
(cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên
sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các
huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức.
Nhìn chung, đất nông nghiệp ở Thủ đô Hà Nội còn có diện tích khá cao
(46,9% - số liệu thống kê năm 2001). Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa đang
diễn ra ngày càng mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng chuyển
đổi dần sang đất đô thị và phát triển công nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp tập


26
trung nhiều nhất ở các huyện thuộc Hà Tây cũ; tiếp theo là huyện Sóc Sơn,

Đông Anh, Gia Lâm. Tuy nhiên, xét về mặt địa chất, địa mạo, khu vực Sóc Sơn,
Đông Anh chỉ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Đây là vùng địa hình cao
dạng đồi, các thành tạo địa chất lộ ra trên mặt chủ yếu có tuổi cổ, đặc biệt là
trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc bị phong hóa đá ong khá mạnh và trên diện
rộng. Lớp phủ thổ nhưỡng chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá cát bột kết
cùng với lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Diện
tích đất ở khu vực đồi núi thấp của huyện Sóc Sơn trong tương lai cũng có thể
chuyển sang phát triển lâm nghiệp với mục tiêu chủ yếu là bảo vệ môi trường.
Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp ở Sóc Sơn đã chiếm tới 99% tổng diện tích
đất lâm nghiệp của Thành phố. Thay vào đó, diện tích đất phù sa dọc theo các
sông lớn chảy qua Thành phố sẽ là những khu vực phù hợp cho phát triển nông
nghiệp. Diện tích nuôi trồng Thủy sản chủ yếu nằm trên địa bàn các huyện ngoại
thành, trong đó tập trung cao nhất ở huyện Thanh Trì. Điều này cũng phù hợp
với sự phân bố địa hình trong khu vực Hà Nội. Thanh Trì là huyện có độ cao địa
hình thấp nhất với diện tích mặt nước khá lớn, nên sự phát triển của ngành Thủy
sản ở đây rất mạnh.
Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng.
Ðoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất
Việt Nam). Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các sông: Đuống,
Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi. Những con sông này là
nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp Hà Nội phát triển.
Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà
Nội là: Hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục hồ,
đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì,... và
nhiều hồ lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo
Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn,... cũng rất thuận lợi cho phát triển thủy
sản.



×