Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Hòa thượng thích trí tịnh trong sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.6 KB, 77 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÔ HOẰNG DỰ
(Thích Hoằng Dự)

HÒA THƢỢNG THÍCH TRÍ TỊNH TRONG SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TĂNG TÀI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÔ HOẰNG DỰ
(Thích Hoằng Dự)

HÒA THƢỢNG THÍCH TRÍ TỊNH TRONG SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TĂNG TÀI Ở VIỆT NAM

Ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS,TS.TRỊNH SÂM

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Tô Hoằng Dự, ngƣời thực hiện Luận văn này.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chƣa đƣợc ai công bố trong
bất cứ công trình nào khác. Những trích dẫn cần thiết trong luận văn đƣợc tôi
chú thích rõ ràng và trung thực
Tác giả luận văn

Tô Hoằng Dự


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viên tại
khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
tại Việt Nam.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến học Viện khoa học Xã hội,
đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo, những ngƣời phụ
trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trịnh Sâm, thầy đã tận tình chỉ dạy,
truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin tri ân TS. Thích Đồng Bổn đã tạo mọi điều kiện cho tôi tiếp cận
học tập trong suốt thời gian qua

Cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn chƣ huynh đệ đồng học và những ngƣời
thân. Xin cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2018
Học viên

Tô Hoằng Dự


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Bối cảnh Phật giáo Việt Nam đầu thế kỉ XX và yêu cầu đặt

Trang
1
9
9

ra đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng tài
1.2. Cuộc đời và đạo nghiệp của Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh
Chƣơng 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TĂNG TÀI CỦA

19
26

HÒA THƢỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
2.1. Gây dựng cơ sở giáo dục đào tạo Phật giáo và xây dựng 26
chƣơng trình đào tạo tăng tài
2.2. Phiên, biên dịch tài liệu và quản lý giáo dục


39

2.3. Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh với việc đào những học trò 45
thành danh
Chƣơng 3: THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ SỰ NGHIỆP 52
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TĂNG TÀI CỦA HÒA
THƢỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
3.1. Những thành tựu trong sự nghiệp của Hòa thƣợng Thích 52
Trí Tịnh
3.2. Những bài học rút ra từ cuộc đời và sự nghiệp đào tạo tăng 58
tài của Hòa thƣợng
KẾT LUẬN

65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

67


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GHPGVN

: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

GHPGVNTN

: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất


BTS

: Ban trị sự

THPGTPHCM

: Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh

TW

: Trung ƣơng

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBMTTQVN

: Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

UBTWMTTQVN : Ủy ban trung ƣơng mặt trận tổ quốc Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo là tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ khá sớm. Đến nay đã trải
qua gần 20 thế kỷ và là một bộ phận không thể tách rời sự thăng trầm của lịch sử
dân tộc Việt Nam. Trong những hoàn cảnh biến thiên của lịch sử dân tộc, luôn
có những vị tăng tài xuất hiện không chỉ hoằng Pháp, độ sinh mà còn đóng vai

trò quan trọng trong sứ mệnh: Đạo Pháp - Dân tộc.
Trên tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, khế xứ, các liệt vị Tổ sƣ vớitrí tuệ
và lòng bi mẫn, đem Đạo vào đời mà vẫn không mất đi “mùi vị Đạo”, khiến cho
Phật giáo vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần, là nét đẹp trong văn hóa và đời sống của
ngƣời Việt, là chất keo gắn kết sức mạnh toàn dân, đồng hành cùng dân tộc vƣợt
qua những khó khăn của thời cuộc; xây dựng đất nƣớc, chấn hƣng nền tảng Phật
học, đào tạo những nhân tài Phật giáo trong và sau những năm tháng chiến
tranh.
Trong công cuộc vừa hoằng truyền Chánh Pháp vừa phụng sự dân tộc,
Tăng bảo luôn đóng vai trò hàng đầu. Tất cả những ngƣời con Phật đều biết
rằng, ngƣời xuất gia là hình ảnh của Phật, quần chúng nhìn Đức Phật qua hình
ảnh của chƣ Tăng. Tăng bảo còn là Phật Pháp còn. Vì thế, mạt pháp chƣa hẳn là
do thời mạt pháp, mà chính là do Tăng thiếu Đạo Phong, thiếu Giới Đức, Tâm
Đức, thiếu hoằng nguyện độ sanh và tự độ[22, tr.481].
Nhận thức rõ điều đó, ngay từ đầu trên con đƣờng hoằng pháp, lợi sanh
các liệt tổ bao giờ cũng gắn liền với công cuộc đào tạo Tăng tài để phụng sự cho
hiện tại và mai sau.
Từ những năm 1920, tại các tổ đình, tự viện lớn ở các vùng miền đều có
tổ chức các khóa học từ sơ cấp đến trung cấp và cao hơn để đào tạo tăng tài,
phụng sự cho giáo hội, đạo pháp và dân tộc. Các tỉnh Nam Bộ bây giờ nhƣ: Sài
Gòn-Gia Định, Bà Rịa, Vĩnh Long, An Giang, Rạch Giá... là những nơi khởi
xƣớng đầu tiên, sau đó lan rộng các tỉnh Trung Bộ nhƣ: Huế, Bình Định và các
tỉnh Bắc Bộ nhƣ: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng...
1


Ở Nam bộ, trong công cuộc vận động chấn hƣng Phật giáo phải kể đến
công lao của những vị danh tăng đầu tiên nhƣ: Hòa thƣợng Khánh Hòa, Sƣ
Thiện Chiếu, Hòa thƣợng Chánh Tâm, Hòa thƣợng Viên Giác, Hòa thƣợng
Khánh Anh, Hòa thƣợng Huệ Quang... Các Tổ đã tạo ra một luồng sinh khí mới

cho Phật giáo Việt Nam, khơi dậy tiềm năng sức mạnh nội tại của Phật giáo và
đã đạt đƣợc thành công nhất định. Tổ Khánh Hòa chỉ ra “Phật giáo suy đồi,
chung quy do tăng đồ thất học”. Vì vậy, một trong những việc đầu tiên phải làm
là đào tạo những ngƣời có học thức Đạo đời vững chắc mới đủ tƣ cách mà đƣa
đến hiệu quả khả quan.
Do vậy, trong phong trào chấn hƣng Phật giáo, Hòa thƣợng và các liệt tổ
đã đào tạo đƣợc một đội ngũ Tăng sĩ tinh ba kế thừa và khuếch trƣơng đƣợc vai
trò của Đạo Pháp trong giai đoạn Đạo Pháp suy vi, đất nƣớcloạn lạc do chiến
tranh, trong đó phải kể đến các bậc nhƣ: Hòa thƣợng Thiện Hòa, Hòa thƣợng
Thiện Hoa, Hòa thƣợng Trí Thủ, Hòa thƣợng Hành Trụ, Hòa thƣợng Trí
Minh,Hòa thƣợng Trí Tịnh...
Trong các bậc Cao tăng Thạc đức trên, phải kể đến Hòa thƣợng Trí Tịnh,
“là bậc thông tuệ năng văn sở văn tịch tịnh, bậc Tòng Lâm thạch trụ, là một
trong những chứng tích sống động, kích thích trí giải thoát lẫm liệt vô cùng quý
báu của của thế kỷ hai mƣơi mốt” [22, tr.486, 500].
Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh không chỉ nổi danh Việt dịch những bộ kinh
lớn của Đại Thừa giáo nhƣ Bát Nhã, Đại Niết Bàn, Hoa Nghiêm, Đại Bảo Tích,
Pháp Hoa... mà còn một nhân vật đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với Phật
giáo Việt Nam thời cận hiện đại trong việc đào tạo đƣợc những lớp tăng tài kế
thừa, phát huy và xây dựng Phật giáo Việt Nam cho đến ngày nay.
Ngày nay, trong xu hƣớng “ôn cố tri tân”, mặc dù có nhiều công trình
nghiên cứu về Hòa thƣợng ở góc độ lịch sử, văn hóa, tôn giáo. Song, với những
nghiên cứu chuyên biệt về vai trò của Hòa thƣợng trong sự nghiệp đào tạo tăng
tài thì vẫn còn là mảng trống vắng. Việc nghiên cứu hành trạng của Hòa thƣợng
trong vấn đề đào tạo tăng tài có một ý nghĩa cấp thiết đối với Đạo pháp nói
2


riêng, giáo dục nƣớc nhà nói chung. Cụ thể, nếu sự thịnh suy của Phật giáo phụ
thuộc vào Tăng bảo,Tăng bảo còn là Phật pháp còn; thì trong vận mệnh của một

quốc gia, giáo dục là quốc sách hàng đầu, hiền tài là nguyên khí. Vì thế, nghiên
cứu lịch sử và phƣơng thức đào tạo tăng tài của các vị Cao tăng luôn đem lại bài
học quý báu cho hậu thế nhân sinh.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn “Hòa thượng Thích Trí Tịnh trong
sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng tài” làm đề tài nghiên cứu của bản luận văn
này.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Về cuộc đời của Hòa thƣợng đƣợc đề cập đến trong nhiều công trình nghiên
cứu, trƣớc hết phải kể đến Vĩnh Long Phật giáo sử lược [22] của Giáo sƣ Trí
Không, một nhà giáo thâm niên, kinh nghiệm, thâm hiểu giáo lý nhà Phật, đƣợc
Ban trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Long nhờ sƣu tầm tƣ liệu viết về lịch sử Phật giáo
tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, giáo sƣ Trí Không đã liệt kê, chắt lọc một cách cô đọng
về toàn bộ lịch sử Phật giáo Vĩnh Long khoảng đầu những năm 1920 trở đi năm
trong dòng chảy chung của Phật giáo nƣớc Việt. Đặc biệt, trong đó tác giả đã phân
tích đƣợc vai trò của Phật giáo Vĩnh Long trong công cuộc chấn hƣng Phật giáo
Nam Kì nói riêng với vai trò của những liệt vị Tổ sƣ Cao tăng Thạc đức. Trong tác
phẩm này, công lao to lớn của Hòa thƣợng Trí Tịnh (trang 486) đƣợc ghi nhận là
“bực thông tuệ hơn 40 năm dịch kinh Đại thừa lỗi lạc”. Mặc dù đã có những liệt kê,
đánh giá xác thực về vị thế, vai trò của Ngài trong công cuộc hoằng pháp lợi sinh,
nhƣng công lao sâu dầy và bản hoài của Ngài về việc đào tạo tăng tài lại chƣa đƣợc
đề cập nhiều trong tác phẩm này.
Trong 50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam [15] Hòa thƣợng Thích
Thiện Hoa đã “ghi ân những bậc tiền bối hữu công trong phong trào chấn hƣng
Phật giáo Việt Nam” từ những năm 1920 đến 1970. Trong cuốn sách này, Hòa
thƣợng mong muốn Tăng, Ni và Phật tử thấy Phật giáo Việt Nam đã viết thành
một trang sử vàng son oai hùng và oanh liệt; từ đó Tăng Ni và Phật tử đều thâm
cảm hồng ân sâu dày của Tiền bối trong sự nghiệp chấn hƣng Phật giáo nƣớc
3



nhà; Để Tăng Ni và Phật tử tin tƣởng, phấn khởi trƣớc sự trỗi dậy của Phật giáo
Việt Nam trong 50 năm qua; Để Tăng Ni, Phật tử sẽ ý thức trách nhiệm hay bổn
phận của mình, hăng hái tiếp nối, duy trì sự nghiệp của tiền bối. Những bậc tiền
bối đƣợc liệt kê trong đây có Hòa thƣợng Trí Tịnh (trang 68) đƣợc ghi nhận với
vai trò những ngƣời có công đầu trong việc thành lập và phát triển Phật Quang
học đƣờng và Học Đƣờng Liên Hải. Ngoài ra, Ngài còn đƣợc ghi nhận là ngƣời
có công đức dịch nhiều bộ kinh lớn nhƣ Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Niết Bàn, Đại
Bát Nhã....
Cả cuộc đời hoằng pháp lợi sanh, một trong những vai trò lớn nhất của Hòa
thƣợng đƣợc ghi nhận là dịch những bản kinh sách Phật giáo đồ sộ của Đại thừa.
Rất nhiều công trình, bài viết của các tác giả trong và ngoài đạo nói về công đức
này của Ngài. Hòa thƣợng Thích Thanh Từ trong Kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên
Hoa giảng giải [70] đã nói: Bốn bản dịch kinh Pháp Hoa đƣợc dịch từ chữ Hán ra
chữ Việt thì bản dịch của Hòa Thƣợng Trí Tịnh đƣợc hầu hết ngƣời xuất gia cũng
nhƣ tại gia ở Việt Nam dùng để nghiên cứu học hỏi... tiếp đó, Hòa thƣợng Thanh
Từ khẳng định, Hòa thƣợng Trí Tịnh là ngƣời dày công nghiên cứu và phiên dịch
kinh điển nên có đầy đủ uy tín trên phƣơng diện giáo dục cũng nhƣ dịch thuật
(Thanh Từ Toàn tập, tập 8, trang 23, Nxb Tôn giáo).
Sau này, Thích Hân Kiến cũng cùng chung nhận định với Hòa thƣợng
Thanh Từ về việc “Kinh Pháp Hoa, một trong những bản kinh góp phần đào tạo
tăng tài của Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh” [Từ Quang, tập 21, trang 51]. Căn cứ
vào bản kinh này mà Tăng Ni học, đọc tụng kinh bằng chữ quốc ngữ mà không
phải lệ thuộc Hán ngữ.
“Đạo phật ngày nay” (tập 2,3) cũng tán dƣơng công đức của Hòa thƣợng
Thích Trí Tịnh, đặc biệt là đề cập cách thực hành về pháp môn niệm Phật A Mi
Đà.
Tiểu sử danh tăng Việt Nam [5, tập 3, trang 1034] nêu khái quát về cuộc
đời và đạo nghiệp của các danh tăng có công trong sự nghiệp hoằng truyền

4



chánh Pháp và chấn hƣng Phật giáo trong đó có vai trò to lớn của Hòa thƣợng
Trí Tịnh.
Trong Hƣơng Sen Vạn Đức có bài “Yếu chỉ pháp trì danh niệm Phật” [66]
nói về công lao của Hòa thƣợng trên hai phƣơng diện. Đối với giáo hội, đó là
các công trình dịch thuật, đào tạo tăng tài và định hƣớng xây dựng phát triển
Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đối với bản thân đó là chánh niệm tỉnh giác chấp
trì danh hiệu Nam Mô A Mi Đà Phật.
Năm 2014, Đại Trƣởng Lão thâu thần nhập tịch, đã có công trình và bài
viết về Hòa thƣợng là một trong những bậc thạch trụ Thạc đức của Phật giáo
Việt Nam. Trong đó phải kể đến Tưởng niệm đại lão Hòa thượng Thích trí
Tịnh (1917-2014), của Tổ Đình chùa Vạn Đức [39]. Cuốn sách nhƣ nén tâm
nhang thành kính dâng lên hàm ân công đức sâu dày của Hòa thƣợng đối với
Đạo pháp và dân tộc. Các bài viết trong đó tập trung vào bốn chủ đề chính:
tiểu sử Hòa thƣợng; Pháp ngữ; hình ảnh lúc sinh tiền và văn thơ tƣởng niệm.
Cũng nằm trong trục bài viết về cuộc đời của Hòa thƣợng, có “ăn chay,
niệm Phật, thƣơng ngƣời, thƣơng vật” [4, tập 10, trang 106]; “Niệm Phật tiễn
thầy đi” của Hoằng Dự trên Từ Quang, [4, tập 8, trang 9]; “Ngày tháng bên
thầy”, “Chánh tín và mê tín” của Hân Kiến [4, tập 9, trang 84]... để thành kính
tƣởng nhớ đến vị thầy khả kính, cao tăng thạc đức của Giáo hội PGVN và thế
giới.
Tất cả các công trình trên đây nhìn chung đều chỉ đề cập đến công lao của
Hòa thƣợng trên phƣơng diện dịch kinh sách, phƣơng cách niệm Phật A Mi Đà
và xây dựng, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà chƣa hệ thống hóa và
làm rõ đƣợc vai trò của Hòa thƣợng Trí Tịnh trong việc đào tạo đội ngũ tăng tài.
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung vào công trạng của bậc Thạc
đức cao dầy Trí Tịnh trên phƣơng diện giáo dục đào tạo tăng tài phục vụ cho sự
nghiệp hoằng truyền chánh pháp tại Việt Nam
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu
5


Làm rõ vai trò của Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh trong sự nghiệp giáo dục
đào tạo tăng tài ở Việt Nam và một số bài học đặt ra.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ bối cảnh lịch sử ảnh hƣởng đến những quan điểm, tƣ tƣởng của
Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh ở những năm đầu thế kỷ XX.
- Làm rõ những hoạt động giáo dục đào tạo tăng tài của Hòa thƣợng Thích
Trí Tịnh.
- Rút ra những thành tựu và bài học kinh nghiệm từ sự nghiệp giáo dục
đào tạo tăng tài của Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những đóng góp của Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh trong sự nghiệp giáo dục
đào tạo tăng tài ở Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn giới hạn chủ yếu nghiên cứu ở các Phật học
viện và các lớp gia giáo tại đạo tràng chùa Vạn Đức.
Về thời gian: Giới hạn giai đoạn 1945 - 2014, kể từ khi Hòa thƣợng Thích
Trí Tịnh học xong chƣơng trình tại Phật học đƣờng Báo Quốc tại Huế và trở về
miền Nam.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận sử học và tôn giáo học để giải quyết các
nội dung của luận văn. Cách tiếp cận sử học giúp luận văn làm rõ cuộc đời, sự
nghiệp của Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh qua các giai đoạn lịch sử, gắn với bối

cảnh lịch sử của đất nƣớc, cũng nhƣ của Phật giáo Việt Nam. Cách tiếp cận tôn
giáo học góp phần làm rõ hoạt động giáo dục đào tạo tăng tài là một trong số
hoạt động căn bản của Phật giáo.
6


4.2 Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của luận văn có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau
nhƣ ngành tôn giáo học, ngành xã hội học, ngành sử học… nên chúng tôi chọn
phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, nhƣ: phƣơng pháp lịch sử,
phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp thống kê tổng hợp; đặc biệt phƣơng pháp sử
học - tôn giáo học đƣợc sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Trong quá trình tìm hiểu các vấn đề về các phƣơng pháp trên sẽ không
đƣợc sử dụng riêng biệt mà đƣợc kết hợp với nhau để tạo nên một công trình
nghiên cứu nghiêm túc và khách quan Ngoài ra, luận văn sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, tổng hợp, so sánh, v.v..
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên ở Việt Nam vận dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học để nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về Hòa
thƣợng Thích Trí Tịnh trong sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng tài ở Việt Nam nói
chung, qua đó để góp phần tái hiện chân thật phƣơng thức đào tạo tăng tài của
Phật giáo ở Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, giúp cho tăng ni, các nhà nghiên
cứu Phật học, các tín đồ Phật giáo Việt Nam, nghiên cứu sâu hơn liên quan đến Hòa
thƣợng Thích Trí Tịnh trong sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng tài ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một khía cạnh lịch sử ở Việt Nam, trong
công cuộc xây dựng, đào tạo một con ngƣời có đầy đủ phẩm chất giữ gìn trung
thành với đạo pháp và dân tộc, đồng thời luận văn rút ra và đánh giá những bài

học thực tiễn đối với tình hình đào tạo ngƣời lãnh đạo (tăng tài) trong tình hình
hiện nay.
6.2 Về ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn góp phần thiết thực vào mảng nghiên cứu các nhân
vật Phật giáo Việt Nam và có thể dùng làm tài liệu hữu ích cho công tác nghiên
7


cứu, giảng dạy chuyên ngành tôn giáo học và một số chuyên ngành khác có liên
quan.
Luận văn góp phần bổ sung những hiểu biết trong lịch sử Việt Nam trong
giai đoạn cận hiện đại; góp thêm tƣ liệu cũng nhƣ bài học kinh nghiệm trong
việc quy hoạch tăng sĩ Phật giáo hiện tại và tƣơng lai cho giáo hội Phật giáo Việt
Nam, ngoài ra nghiên cứu còn thể hiện sự tri ân, ghi nhận công lao của các bậc
tiền bối đóng góp cho đạo pháp, cho dân tộc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Hoạt động giáo dụcđào tạo Tăng tài của Hòa thượng Thích
Trí Tịnh
Chương 3: Thành tựu và bài học rút ra từ sự nghiệp giáo dục đào tạo
Tăng tài của Hòa thượng Thích Trí Tịnh

8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Bối cảnh Phật giáo Việt Nam đầu thế kỉ XX và yêu cầu đặt ra đối

với sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng tài
1.1.1. Bối cảnh Phật giáo Việt Nam đầu thế kỉ XX
1.1.1.1. Giai đoạn trước Chấn hưng Phật giáo
Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã gắn liền với vận mệnh của
dân tộc, đỉnh cao là thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Tuy nhiên, theo quy luật “vật cùng
tắc biến” và dòng chảy biến thiên của lịch sử, Phật giáo cũng không tránh đƣợc
tình trạng hết thịnh lại suy.
Sau thời kỳ đỉnh cao thời nhà Trần, Phật giáo rơi vào giai đoạn suy vi.
Nhất là đến các triều đại phong kiến về sau dựa vào Nho giáo để cai trị, xây
dựng nhà nƣớc tập quyền.
Thời kì này, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn trong xã hội, thậm chícác nhà
Nho còn đả kích Phật giáo. Thêm nữa, ngƣời sáng lập triều Nguyễn là vua Gia
Long mang ơn ngƣời theo đạo Công giáo nên đã có một số chính sách nhƣ cấm
xây chùa mới, cấm đúc chuông, dựng tƣợng, mở trai đàn… kéo dài cho đến các
triều đại về sau.
Cƣ sĩ Khánh Vân đã miêu tả trong Tạp chí Duy Tâm số 18 năm 1926
rằng: “Có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu, thọ trì,
nhập sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại luyện bùa học ngải, luyện roi
thần, khi lên ông, lúc gặp bà, gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thực ra lợi dụng
lòng mê muội của thiện nam, tín nữ, rộng túi tham vơ vét cho sạch sành sanh”.
Cƣ sĩ Thanh Quang cũng nói về tình trạng này trong Tạp chí Đuốc Tuệ:
“Đau đớn thay xứ ta, những hạng xuất gia vào chùa phần nhiều chỉ học đặng
vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp tán cho già, nay lãnh đám này, mai
lãnh đám kia; cũng tràng hạt, cũng cà sa, thử lật mặt trái của họ ra mà xem thì
có khác nào người trần tục” [trang 75].
9


Mặt khác, đầu thế kỉ XX bối cảnh chính trị-xã hội Việt Nam đầy biến
động. Dƣới sự cai trị của thực dân Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa ở các

nƣớc Đông Dƣơng, trong đó có Việt Nam một cách có hệ thống, triệt để, đặc
biệt trong lĩnh vực kinh tế.
Về tôn giáo, chính quyền thuộc địa ban hành chính sách kìm hãm sự hình
thành và phát triển của các tôn giáo đƣơng thời. Đồng thời, tạo điều kiện để
Công giáo đƣợc tự do sinh hoạt hơn so với trƣớc.Trong khi đó, đạo Tin lành
một tôn giáo đại diện cho lối sống thị dân, xã hội công nghiệp từ Mỹ thâm
nhập đang tìm địa bàn truyền giáo ở Việt Nam.
Lúc này, tất cả các giai cấp trong xã hội Việt Nam, tuy mức độ khác
nhau nhƣng đều bị áp bức và có mâu thuẫn với thực dân Pháp. Đây là điều kiện
để hình thành nhiều tôn giáo bản địa, đặc biệt là khu vực Nam Bộ.
Có những tôn giáo nội sinh ra đời xuất phát từ giáo lý của Phật giáo hoặc
từ tín ngƣỡng dân gian hay từ tinh thần Tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão,
Nho). Chẳng hạn, tinh thần Học Phật tu nhơn của đạo Bửu Sơn Kỳ Hƣơng do
ông Đoàn Minh Huyên (sau đƣợc tín đồ gọi là Phật thầy Tây An) lập năm 1849
là sự kết hợp giữa Phật và Lão.
Từ Bửu Sơn Kỳ Hƣơng quan điểm Học Phật tu nhơn đƣợc truyền đến
Phật giáo Hòa Hảo, Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ tự nhận là hậu thân của Đức Phật
thầy, là vị Phật Việt Nam.
Trƣớc đó, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do Đức bổn sƣ Ngô Lợi sáng lập vẫn
theo đƣờng lối Học Phật tu nhơn của Bửu Sơn Kỳ Hƣơng nhƣng việc làm cụ
thể có điều khác. Đó là không thờ tranh, tƣợng Phật mà thờ một tấm vải đỏ gọi
là trần điều, không tụng kinh Phật nhƣng có kinh riêng.
Đạo Cao Đài ra đời hỗn dung các tôn giáo Đông-Tây, với quan điểm
Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi hiệp nhất đã đáp ứng nhu cầu tâm linh thời bấy
giờ. Tam giáo quy nguyên là ba tôn giáo lớn ở phƣơng Đông gồm Phật, Lão,
Nho đều quy về nguồn gốc. Ngũ chi hiệp nhất là Nhân đạo, Thần đạo, Thánh
đạo, Tiên đạo, Phật đạo đều trở về lý duy nhất.
10



Cuối cùng, một tôn giáo ra đời trên nền tảng Phật giáo nhƣng đƣợc cải
tiến ngắn gọn, dễ hiểu để phù hợp với sinh hoạt. Đó là, Tịnh độ Cƣ sĩ Phật hội
Việt Nam do ông Nguyễn Văn Bồng sáng lập.
Sự ra đời của các tôn giáo trên đã tạo ra sức cạnh tranh với Phật giáo.
Trong giai đoạn này, nhằm củng cố bộ máy cai trị, Pháp dần chuyển
hƣớng nền giáo dục từ Nho học sang Tây học, bãi bỏ chữ Hán, thay thế bằng
chữ quốc ngữ. Từ đó, hình thành tầng lớp trí thức Tây học thay cho sĩ phu Nho
học.
Tuy nhiên, những sĩ phu yêu nƣớc dần có nhiều sự thay đổi thích ứng,
phù hợp với hoàn cảnh mới, điển hình là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
“Trong số những nhà chí sĩ lãnh đạo phong trào Đông Du và Đông Kinh Nghĩa
thục, ta có thể nói rằng Phan Châu Trinh là người tin tưởng nhiều nhất ở sự
đóng góp của một nền Phật giáo chấn hưng. Tinh thần tôn giáo mà cụ Phan nói
ở đây không phải tinh thần Nho giáo mà là tinh thần Phật giáo, bởi vì ông đã
nhiều lần lên tiếng cho rằng chính Nho học đã làm cho nước Việt suy nhược”
[30, tr. 8].
Việccai trị về kinh tế, nô dịch về tinh thần và xã hội của Pháp lên dân
Việt, trong xã hội đã xuất hiện sự phản ứng của nhân dân. Tuy nhiên, ngoài
phong trào dân chủ tƣ sản, các cuộc khởi nghĩa theo các khuynh hƣớng tƣ tƣởng
khác nhau đều thất bại, bế tắc, không lối thoát.
Trƣớc tình hình đó, một số nhà sƣ và nhân sĩ trí thức đã thông qua ngọn
cờ Phật giáo nhằm đoàn kết, tập hợp lực lƣợng chống Pháp, giành độc lập cho
dân tộc. Do đó, Phật giáo Việt Nam dần đƣợc chấn hƣng để lấy lại vị thế từng có
trong lòng dân tộc.
1.1.1.2 Giai đoạn Chấn hưng Phật giáo
Công cuộc Chấn hƣng Phật giáo là một phong trào vận động cho sự phục
hƣng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật
giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỷ 20. Công cuộc này đã làm thay đổi rất
nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo Việt Nam, trong đó có
11



hoạt động đào tạo tăng tài.
Khởi phát của phong trào chấn hƣng Phật giáo diễn ra ở một số tỉnh Nam
Bộ, trọng điểm là Sài Gòn, gắn với tên tuổi các nhà sƣ nhƣ: Khánh Hòa, Thiện
Chiếu, Từ Phong…
Hòa thƣợng Thích Khánh Hòa (1877-1947). Ngài tên thật là Lê Khánh
Hòa, pháp danh Nhƣ Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, vốn là ngƣời làng Phú Lễ,
huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Năm 1895, Ngài xuất gia cầu đạo tại chùa Long
Phƣớc (xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Với tấm lòng quyết chí cầu đạo
và chuyên tu, Ngài sớm đƣợc các bậc cao Tăng ở nhiều nơi quí mến và tên tuổi
vang xa.
Hòa thƣợng là một trong những bậc tòng lâm thạch trụ của Phật giáo Việt
Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Ông là ngƣời khởi xƣớng phong trào chấn
hƣng Phật giáo có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Trƣớc tình hình Phật giáo ngày một suy, Hòa thƣợng Khánh Hòa cùng với
nhiều vị cao tăng đƣơng thời nhƣ: Khánh Anh, Thiện Chiếu…quyết tâm chỉnh
đốn tình hình sao cho đúng theo chánh pháp của đức Phật. Từ miền Nam, phong
trào chấn hƣng Phật giáo lan ra miền Trung và miền Bắc với các nhà sƣ nhƣ Hòa
thƣợng Giác Tiên, Thƣợng tọa Tố Liên, Thƣợng tọa Trí Hải, các cƣ sĩ nhƣ Lê
Đình Thám, Nguyễn Năng Quốc, Phan Kế Bính, Trần Văn Giáp, Nguyễn An
Ninh, Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Kỷ, Nguyễn Trọng Thuật... Phong trào chấn
hƣng Phật giáo diễn ra trên các mặt: xuất bản báo chí, giáo dục đào tạo, Việt hóa
kinh điển, vận động thành lập các tổ chức.
Về xuất bản báo chí, tập trung tuyên truyền các khẩu hiệu cách mạng giáo
lý, cách mạng giáo chế, cách mạng giáo sản. Hòa thƣợng Khánh Hòa đã cho
xuất bản tập san Pháp âm bằng chữ quốc ngữ, số đầu tiên ra ngày 13/8/1929.
Cũng trong năm 1929, tập san Phật hóa Tân Thanh niên cũng ra đời với nội
dung tiến bộ hơn. Mục đích nhắm vào hàng ngũ cƣ sĩ trí thức và tăng sĩ trẻ. Tuy
nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, hai tập san đều ngừng hoạt động.

12


Ngày 01/3/1932, tạp chí Từ bi âm do Hòa thƣợng Khánh Hòa làm Chủ
nhiệm ra mắt số đầu tiên.
Ngày 01/3/1933, tại Huế xuất bản số đầu tiên của Tạp chí Viên âm.
Năm 1935, tạp chí Đuốc tuệ đƣợc xuất bản tại Hà Nội. Ngoài ra còn có
một số tạp chí lần lƣợt ra đời nhƣ: Tiến hóa, Pháp âm, Quan âm, Tam bảo, Tiếng
chuông sớm, Duy tâm…
Năm 1932, ông Đoàn Trung Còn thành lập một nhà xuất bản là Phật học
Tùng thƣ. Trong giai đoạn này, có nhiều kinh sách đƣợc xuất bản nhƣ: Phật giáo
sơ học, Phật giáo vấn đáp, Phật giáo khoa thƣ, Cây Thang Giáo lý (12 khóa Phật
học Phổ thông), Phật giáo vô thần luận, Phật học tổng yếu, Chân lý Tiểu thừa và
chân lý,kinh Kim Cƣơng, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Pháp Cú…
Hòa thƣợng Khánh Hòa chú trọng kết hợp với chƣ tôn đức thành lập các
cơ sở giáo dục để đào tạo tăng tài, phát triển rộng khắp 3 miền. Miền Bắc, Thiền
sƣ Thanh Hanh giảng dạy ở chùa Vĩnh Nghiêm, đạo tràng chùa Bà Đá, Thiền sƣ
Đỗ Văn Hỷ ấn tống nhiều kinh sách. Miền Trung, các Thiền sƣ mở các lớp học
tại các chùa, Thiền sƣ Tuệ Pháp (chùa Thiên Hƣng), Thiền sƣ Thanh Thái (chùa
Từ Hiếu), Thiền sƣ Đắc Ân (chùa Quốc Ân), Thiền sƣ Tâm Tịnh (chùa Tây
Thiên), Thiền sƣ Phƣớc Huệ (chùa Thập Tháp), Thiền sƣ Phổ Tuệ (chùa Tĩnh
Lâm). Miền Nam, Hòa thƣợng Thích Từ Phong giảng dạy tại chùa Giác Hải,
Hòa thƣợng Khánh Hòa (chùa Tuyên Linh), Hòa thƣợng Chí Thành (chùa Phi
Lai, Giác Hoa), Hòa thƣợng Huệ Quang (chùa Long Hòa), Hòa thƣợng Khánh
Anh (chùa Long An). Các lớp học đã quy tụ đƣợc nhiều bậc cao tăng, nhân sĩ
tham gia nhƣ: Trần Trọng Kim, Thiều Chửu, Bùi Kỷ. Mặt khác, cũng có nhiều
đạo tràng cho Phật tử tu tập tại gia.
Không chỉ giáo dục tăng sĩ, Hòa thƣợng Khánh Hòa còn giáo dục Ni giới
về đạo học lẫn giới đức thông qua Ni viện Vĩnh Bửu (Bến Tre).
Bên cạnh việc đào tạo Tăng tài, Hòa thƣợng Khánh Hòa cùng các vị tu sĩ,

cƣ sĩ Việt hóa kinh điển, cập nhật tình hình Phật giáo thế giới. Những bộ kinh
đƣợc dịch sang chữ quốc ngữ gồm: Kim Cƣơng, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm.
13


Trong giai đoạn chấn hƣng Phật giáo, ở 3 miền có nhiều tổ chức hội, đoàn
đƣợc thành lập. Miền Bắc, “ngày 18/5/1949, thành lập Hội Tăng ni Chỉnh lý
Bắc Việt do Thượng tọa Tố Liên làm Hội trưởng. Đến tháng 8 cùng năm thì đổi
tên thành Hội Tăng ni Bắc Việt. Ngày 9/9/1950, tiếp tục đổi tên thành Hội Phật
giáo Tăng già Bắc Việt và tôn Hòa thượng Thích Mật Ứng làm Thiền gia Pháp
chủ, ra báo Phương tiện” [10, tr. 297].
Tháng 5/1949, Hội Phật giáo Bắc Kỳ do cƣ sĩ Nguyễn Năng Quốc lập
năm 1934 đổi tên thành Hội Việt Nam Phật giáo tại chùa Quán Sứ, do cƣ sĩ Bùi
Thiện Cơ làm Hội trƣởng. “Hội Phật tử Việt Nam thành lập tại chùa Chân Tiên,
Hà Nội do cư sĩ Tuệ Nhuận Văn Quang Thùy làm Hội trưởng, ra tạp chí Bồ Đề
tân thanh” [10, tr 300].
Miền Trung, năm 1932, cƣ sĩ Lê Đình Thám thành lập An Nam Phật học
hội. Năm 1949, Sơn môn Tăng già Trung Việt đƣợc thành lập tại chùa Tây
Thiên, do Hòa thƣợng Thích Tịnh Khiết làm Pháp chủ. Về sau, Hội An Nam
Phật học hội đổi thành Hội Việt Nam Phật học do cƣ sĩ Lê Văn Định làm Hội
trƣởng.
Miền Nam, năm 1931, Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học đƣợc thành lập
tại chùa Linh Sơn, do Hòa thƣợng Từ Phong làm Hội trƣởng. Năm 1934, Hòa
thƣợng Khánh Hòa cùng các Tổ Huệ Quang, Khánh Anh, Pháp Hải và cƣ sĩ tỉnh
Trà Vinh thành lập Lƣỡng Xuyên Phật học, mở Thích học đƣờng và xuất bản tạp
chí Duy tâm. “Ngày 25/02/1951, Hội Phật học Nam Việt được thành lập, Hội
trưởng Ban Quản trị tạm thời là bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, Hội quán tạm thời là
chùa Khánh Hưng, năm 1957 xây chùa Xá Lợi làm trụ sở” [23, tr.3]. Tiếp đó,
“tháng 6/1951, Giáo hội Tăng già Nam Việt được thành lập, trụ sở tại chùa Ấn
Quang, do Hòa thượng Đạt Thanh làm Pháp chủ và Hòa thượng Đạt Từ làm Trị

sự trường” [41, tr.120-121].
Phong trào chấn hƣng Phật giáo một mặt bƣớc đầu đã gặt hái nhiều thành
công, tạo tiền đề cho những bƣớc phát triển tiếp theo; mặt khác, nhờ phong trào
này mà có nhiều Tăng Ni sinh đƣợc đi học, góp phần to lớn trong sự nghiệp giáo
14


dục Phật giáo.
1.1.1.3 Giai đoạn trước và sau khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Sau Chấn hƣng, Phật giáo Việt Nam có nhiều bƣớc chuyển tích cực. Tuy
nhiên, có một biến cố xảy ra, đƣợc xem là pháp nạn trong giai đoạn bấy giờ.
Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1956 giáo dân miền Bắc di cƣ vào Nam
đƣợc Mỹ-Diệm ban đầu tập trung vào các trại tị nạn, sau đến định cƣ tại các khu
doanh điền lập ra ở khắp miền Nam nhất là ở miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và
các vùng dọc biên giới mênh mông miền Nam Việt Nam - Campuchia.
Năm 1963 là một năm đầy sôi động tại miền Nam Việt Nam với những
cuộc biểu tình của mọi tầng lớp dân chúng, trong đó có Tăng, Ni, Phật tử, phản
đối chính sách độc tài gia đình trị, Công giáo trị của chính quyền Ngô Đình
Diệm.
Ngày 8-5-1963, quần chúngPhật tử Huế biểu tình đòi “Tự dotín ngưỡng”;
“Đả đảo những kẻ chống lạitôn giáo”; “Phật giáobất diệt”. Chính quyền Ngô
Đình Diệm huy động xe tăng và binh lính đến đàn áp làm 8 Phật tửthiệt mạng,
nhiều ngƣời khác bị thƣơng.
Ngày 10/5/1963, Tăng Ni, Phật tử tại chùa Từ Đàm ra tuyên ngôn đòi
chính quyền Ngô Đình Diệm thực thi chính sách bình đẳngtôn giáo.
Ngày 30/5/1963, tại Sài Gòn bốn trăm nhà sƣbiểu tình ngồi trƣớc trụ sở
Quốc hội; đồng bào Phật tử các địa phƣơng miền Nam, đặc biệt là sinh viên,
hƣởng ứng và tham giabiểu tình, tuyệt thực lên án chính quyền chính Ngô Đình
Diệm đàn áptôn giáo.
Ngày 3/6/1963, hàng trăm sinh viên Huế biểu tìnhphản đốiđàn áptôn giáo.

Cảnh sát đàn áp và giải tán bằng hơi cay, chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh
phong tỏa chùa Từ Đàm (Huế), chùa Xá Lợi (Sài Gòn).
Trong pháp nạn 1963, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra. Đó là, ngày
11/6/1963, Hòa thƣợng Thích Quảng Đứctự thiêu tại Sài Gòn, biểu thị cao nhất
về sự phản đối với chính quyền Ngô Đình Diệm.

15


Ngày 16/6/1963, đồng bào Sài Gòn xuống đƣờng biểu tình kéo đến chùa
Xá Lợi, nơi đặt thi hài của Hòa thƣợng Thích Quảng Đức; Chính quyền Ngô
Đình Diệm cho năm trăm hiến binh, cảnh sát đến đàn áp và sau đó có một kế
hoạch quy mô rộng lớn nhằmdập tắtphong trào.
Ngày 18/8, tại chùa Xá Lợi Sài Gòn, 30.000 ngƣời tuyệt thực và cầu siêu
cho những ngƣời đã hy sinh trong cuộc tranh đấu.
Đêm 20/8/1963, Ngô Đình Diệm tuyên bốtình trạng giới nghiêm và cho
quân đội tấn công tất cả các chùa, trọng điểm là chùa Xá Lợi (Sài Gòn), chùa Từ
Đàm (Huế), bắt các nhà lãnh đạoPhật giáo và những thành phầntham giaphong
trào.
Phong trào đã gây đƣợc tiếng vang trong dƣ luận, để từ đó, phong trào
đấu tranh của nhân dân miền Nam nhận đƣợc sự ủng hộ mạnh mẽ không những
tronng nƣớc mà cả từ phía quốc tế.Mặc dù với hình thứcbất bạo động, dù phải
đối diện với sự đàn áp của chính quyền Diệm nhƣng tinh thần và khí thế của
phong trào không những không thể bị dập tắt mà ngày càng lớn mạnh.
Sau pháp nạn năm 1963, vào tháng 1/1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam
thống nhất ra đời, trụ sở đặt tại chùa Ấn Quang, nhằm quy tụ các hội đoàn, tông
phái, tổ chức Phật giáo.
Sau chiến thắng Mùa Xuân năm 1975, đất nƣớc ta đã hoàn toàn thống
nhất, giang sơn quy về một mối, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho Phật giáo
tiến hành công cuộc thống nhất trên cả nƣớc, quy tập hết thảy các tổ chức, hệ

phái về “ngôi nhà chung”, để có sức mạnh hoằng pháp độ sinh.
Đầu năm 1980 đã diễn ra cuộc hội ngộ của các vị cao tăng lãnh đạo các tổ
chức, hệ phái Phật giáo trong cả nƣớc tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuộc
gặp gỡ này, quý vị đã quyết định thành lập “Ban vận động thống nhất Phật giáo
Việt Nam”.
Sau thời gian chuẩn bị chín muồi, Ban Vận động thống nhất Phật giáo
Việt Nam đã quyết định lấy tháng 11/1981 là năm để tổ chức Hội nghị thống
nhất Phật giáo Việt Nam thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
16


Đây là lần thống nhất với quy mô lớn nhất từ trƣớc đến nay, tập hợp 9 tổ
chức hệ phái đại diện cho Phật giáo cả 3 miền đất nƣớc vào “ngôi nhà chung”
mang tên “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” (GHPGVN). Và Giáo hội cũng là tổ
chức duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam ở trong nƣớc, trong quan hệ
với các tổ chức Phật giáo trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới.
Trải qua 7 kì đại hội, đang ngày càng hoàn thiện và hoạt động hiệu quả,
xứng đáng là tổ chức đại diện cho tăng ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam trong và
ngoài nƣớc, đã và đang thu đƣợc những thành tựu quan trọng đã chứng tỏ hiệu
quả của bộ máy tổ chức GHPGVN trong suốt những năm qua, phát huy tinh
thần nhập thế tích cực, tiếp tục có những việc làm ích đạo, lợi đời.
1.1.2Yêu cầu đặt ra đối với sự nghiệpgiáo dục đào tạo tăng tài
Đối với Phật giáo, sự hƣng suy đều phụ thuộc vào vai trò của tăng bảo. Từ
thời Đức Phật, tăng sĩ là ngƣời truyền thừa, gìn giữ mạng mạch Phật pháp trên
thế gian. Vì vậy, vấn đề đạo tạo tăng sĩ luôn đƣợc các liệt tổ coi trọng hàng đầu.
Đức Phật trong 80 năm trụ thế, bằng “thân giáo” (việc làm), “khẩu giáo”
(thuyết giảng) và “ý giáo” (tƣ tƣởng) của mình không ngoài mục đích chỉ ra con
đƣờng, biện pháp để chúng sinh đạt đƣợc mục tiêu tối hậu là giác ngộ - giải
thoát. Để đạt đƣợc mục tiêu tối hậu đó, từ thời kỳ đầu việc đào tạo tăng tài luôn
đƣợc Phật giáo chú trọng. Bởi vì, tăng tài chính là ngƣời mang giáo lý và

phƣơng tiện của Đức Phật tùy duyên mà giáo hóa chúng sinh hòng đem lại cách
thức hóa giải khổ đau, đi đến chân lạc, hạnh phúc.
Do vậy, đào tạo Tăng Ni là Phật sự quan trọng hàng đầu của Giáo hội,
quyết định sự hƣng thịnh của Phật giáo. Trong bài trả lời phỏng vấn, Hòa
thƣợng Thích Trí Quảng cho biết: “Đối với Phật giáo, một trong những yếu tố
quan trọng làm nên sự hưng thịnh đó là chất lượng của Tăng Ni. Chùa chiền dù
xây dựng to lớn như thế nào, nhưng nếu không có Tăng Ni tu tập và hướng dẫn
Phật tử theo đúng Chánh pháp của Phật thì ngôi chùa cũng không có ý nghĩa.
Tuy nhiên, nếu Tăng Ni không được đào tạo, thiếu sự tu học thì Phật giáo cũng
khó phát triển được. Do vậy, Phật sự đạo tạo Tăng Ni luôn được chư vị tiền bối
17


quan tâm, xem đó là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của bất cứ
tổ chức Phật giáo, ở bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào” [76].
Mục tiêu của giáo dụcPhật giáo là đào tạo Tăng Ni thành những tu sĩPhật
giáochân chính. Học để tu, để hoằng pháp và giúp đời; trong đó tu là chính, tu từ
khi bƣớc chân vào chùa cho đến khi chấm dứtcuộc đời. Học để trau dồi đạo đức
và trí tuệ, để thuận lợi hơn trên con đƣờng tiến đến giải thoáttối hậu.Một trong
những yêu cầu của đào tạo là tạo cho ngƣời học sự thích nghi và tự phát triển.
Mục tiêu cơ bản của đào tạo Phật giáo là giúp con ngƣời hƣớng đến giác
ngộ sự thật của tự thân, sự thật của thế giới, thấy rõ hƣớng đi đời sống của mình
và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Nghĩa là: đào tạo phải làm cho con
ngƣời nhận biết đƣợc sự thật của chính mình;nguyên nhân, bản chất của đau khổ
và con đƣờng chân thật dẫn đến hạnh phúc hiện tại.
Giáo dục Phật giáo không nhằm nhồi nhét kiến thức, kỹ năng của con
ngƣời trong thời đại mới mà nhằm giúp Tăng Ni thích nghi với thời đại mới, để
có thể nhập thế, tùy duyên mà bất biến. Vì vậy, giáo dục Tăng Ni lấy sự phát
triển tâm linh, đạo đức, thiền định làm mục tiêu cho mọi sinh hoạt. Mọi tăng sĩ,
trƣớc khi đi hoằng pháp cần đƣợc tu rèn trau dồi phẩm hạnh tâm, khẩu, ý (tam

giáo: thân giáo, khẩu giáo, ý giáo) để có nội lực vững mạnh, lòng từ và hạnh
nhẫn mới có thể đảm nhận đƣợc việc truyền bá Phật pháp.
Với tôn chỉ “Duy Tuệ Thị Nghiệp”, đào tạo tăng tài đã đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong sự thịnh suy của Phật pháp. Chỉ khi trí tuệ đạt đƣợc từ
kinh điển hay thực chứng; từ “văn, tƣ, tu” mới đảm bảo cho sự tồn vong của
Phật giáo. Công năng của đào tạo tăng tài trong Phật giáo không chỉ duy trì
mạng mạch của Phật pháp mà còn có thể chuyển hoá nhân cách của con ngƣời
từ phàm phu đến quả Thánh. Do vậy, Tăng bảo còn là Phật Pháp còn. Tăng bảo
suy là Phật pháp suy.
Nhƣ vậy, mục tiêu của đào tạo Tăng Ni là đào tạo những con ngƣời không
chỉ có khả năng để thành Phật và thoát khổ vĩnh viễn mà còn đủ trọng trách gìn
giữ và tiếp nối mạng mạch Phật pháp, đem lại lợi lạc cho mọi chúng sanh.
18


1.2 Cuộc đời và đạo nghiệp của Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh
1.2.1 Cuộc đời
Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh có thế danh là Nguyễn Văn Bình, sinh ngày
17/10/1917 (02 tháng 9 năm Đinh Tỵ), tại làng Mỹ Luông, quận Cái Tàu
Thƣợng, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) có pháp danh là
Thiện Chánh, tự Trí Tịnh, pháp hiệu Hân Tịnh, húy Nhựt Bình, thuộc dòng Lâm
Tế Gia Phổ đời thứ 41. Hòa thƣợng là đệ tử của Hòa thƣợng thƣợng Thiện hạ
Quang, khai sơn chùa Vạn Linh ở núi Cấm, Châu Đốc.
Thân phụ là ông Nguyễn Văn Cân, một nông dân chất phác, qua đời lúc
Hòa thƣợng mới lên ba tuổi. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Truyện, mất lúc Hòa
thƣợng đƣợc bảy tuổi. Do mồ côi cha mẹ sớm nên Hòa thƣợng ở với ngƣời anh
thứ ba là ông Nguyễn Văn Đặng. Năm 10 tuổi, với tƣ chất thông minh mới học
lớp 5 nhƣng Hòa thƣợng vừa học vừa dạy cho các cháu, ban đêm còn đọc truyện
Tàu cho mọi ngƣời nghe. Một ngày nọ khi thấy ngƣời hàng xóm đi bắt chim
dòng dọc còn đang sống đem về nhổ lông rồi nƣớng ăn. Nhìn sự đau đớn của

con vật trƣớc khi chết, Hòa thƣợng bèn phát tâm ăn chay trƣờng.
Năm 14 tuổi, nhân đọc quyển Tây phƣơng trực chỉ, Hòa thƣợng âm thầm
tập niệm Phật, gửi lòng mình về cõi Tây phƣơng. Khi đọc sách thấy dạy niệm
Phật 300.000 câu sẽ đƣợc sanh về cực lạc nên mỗi ngày Hòa thƣợng âm thầm
tập niệm Phật, cứ niệm đủ 100 câu Phật hiệu thì lật qua một trang.
Năm 15 tuổi, Hòa thƣợng học lớp đệ thất, rồi học chữ Nho với ngƣời chú,
học Đông y với ngƣời anh họ. Trong thời gian này, Hòa thƣợng thấy cảnh lục
đục của gia đình anh chị nên có ý xuất ly thế tục.
Từ đây, Hòa thƣợng bắt đầu tìm đến các tôn giáo nhƣ: Thiên Chúa, Cao
Đài… và đặc biệt quan tâm đến Phật giáo. Tuy vậy, khi đến các chùa, ngƣời
thấy phần đông quý thầy chú trọng về việc làm đồ mã, cúng bái, đi đám; trên
bàn thờ thì tối om. Hòa thƣợng cho rằng, các vị cao tăng có lẽ ẩn dật nơi non
cao, núi thẳm nên có khát vọng đƣợc tu ở các chùa trên núi.
Năm 1937 Hòa thƣợng lên núi Cấm đến chùa Vạn Linh-một ngôi chùa ở
19


×