Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
LI NểI U
S cn thit nghiên cứu đề tài
Quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa đã, đang và sẽ trải qua những biến đổi lớn: các xí nghiệp quốc doanh
tiến hành sắp xếp lại, chuyển sang hạch tốn kinh tế tồn phần, xố bỏ tình
trạng “lãi giả lỗ thật”, tính tốn hiệu quả thực sự để bảo đảm sự tồn tại của xí
nghiệp mình...; các bộ, các cơ quan Nhà nước... cũng tiến hành sắp xếp lại
sao cho có hiệu quả nhất. Những sắp xếp đó là cần thiết và đương nhiên sẽ
làm cho một số lớn cán bộ công nhân viên dơi ra, thêm vào đó tốc độ phát
triển dân số trong những năm trước cao nên nguồn lao động hiện nay vẫn
tăng nhanh làm cho số người bước vào tuổi lao động hàng năm vẫn lớn; tư
tưởng chỉ muốn làm việc trong khu vực Nhà nước vẫn còn nặng nề trong
mỗi người lao động. Trong khi đó giải quyết việc làm, sử dụng hợp lý và có
hiệu quả nguồn lao động lại là một trong những nhiệm vụ và nội dung quan
trọng nhất của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.
Vì vậy giải quyết việc làm là một vấn đề hết sức khó khăn, nhất là đối
với lực lượng lao động dư thừa khi cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Việc
định hướng cho một giải pháp góp phần giải quyết việc làm cho người lao
động sau khi rời khỏi doanh nghiệp nhà nước có vai trị hết sức quan trọng,
mang tính chất chiến lược. Hơn nữa việc thực hiện đề tài này cũng là nhằm
bước đầu tiếp cận với một vấn đề có ý nghĩa thiết thực mà công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đòi hỏi ngày một cao ở nước ta hiện
nay.
1
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
Mc ớch nghiờn cu tài
Một số lý luận về vấn đề lao động, việc làm, dư thừa lao động và nhu
cầu việc làm của người lao động sau khi sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.
Phân tích đề xuất một số hướng nhằm góp phần giải quyết việc làm
cho người lao động dôi dư sau khi nghỉ việc do sắp xếp lại doanh nghiệp
Nhà nước.
Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài có 3 phần lớn.
Chương 1 : Chuyển đổi kinh tế theo hướng thị trường với vấn đề
phân công lại lao động ở Việt Nam.
Chương 2 : Phát triển kinh tế và đổi mới doanh nghiệp với vấn đề
dư thừa lao động trong các doanh nghiệp nhà nước.
Chương 3 : Khả năng tìm việc làm của lao động đơi dư sau khi
sắp xếp lại DNNN nhìn từ kết quả hồi qui, ước lượng mơ hình.
Được sự giúp đỡ của thầy cô giáo cùng với kiến thức của các môn
chuyên ngành em đã học, và sử dụng phân tích tệp số liệu “ Điều tra người
lao động dôi dư được nhận trợ cấp theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP ” của dự
án hỗ trợ kỹ thuật quĩ lao động dôi dư, để xây dựng các mơ hình ước lượng
mức độ ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố liên quan đến khả năng tìm việc
làm của người lao động sau khi nghỉ việc do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà
nước .
Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Cao Xuân Hòa người đã
trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Các anh chị, đặc biệt là cô
Phạm Thị Là và chị Nguyễn Thị Hải Vân ở Vụ lao động - việc làm - Bộ
2
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
lao ng - Thng binh và Xã hội đã giúp đỡ tài liệu và đóng góp nhiều ý
kiến q báu trong q trình hồn thành bài viết này.
Mặc dù vậy, do trình độ và thời gian có hạn nên chuyên đề thực tập
của em chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo thêm
của thầy, cô giáo và các bạn đồng học.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, tháng 5 năm 2004
3
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
MC LC
Trang
LI NểI U
1
S cn thiết nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài
CHƯƠNG 1
CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VỚI VẤN ĐỀ
6
PHÂN CƠNG LẠI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.
1 - Tình hình lao động và việc làm ở nước ta trong quá khứ
6
2 - Đổi mới kinh tế với vấn đề lao động, việc làm theo hướng
thị trường
7
3 - Hiện trạng việc làm – thất nghiệp ở Việt Nam
11
4 - Quan điểm và biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động
14
4.1. Một số quan điểm về giải quyết việc làm cho người lao động
14
4.2. Một số biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động
15
CHƯƠNG 2
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP VỚI VẤN ĐỀ
DƯ THỪA LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 18
1 - Lao động và việc làm trong quá trình đổi mới doanh nghiệp
Nhà nước
18
2 - Dư thừa lao động trong quá trình phát triển kinh tế và sắp xếp
lại doanh nghiệp Nhà nước
21
3 - Các biện pháp chủ yếu để giải quyết dư thừa lao động trong
các doanh nghiệp Nhà nước
25
CHƯƠNG 3
4
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
KH NNG TèM VIC LM CỦA LAO ĐỘNG ĐÔI DƯ SAU KHI SẮP XẾP LẠI
DNNN NHÌN TỪ KẾT QUẢ HỒI QUI, ƯỚC LƯỢNG MƠ HÌNH.
29
1 - Lao động nghỉ chờ việc không sắp xếp được việc làm trong
các doanh nghiệp
29
2 - Lao động nghỉ chờ việc được gọi trở lại làm việc
32
3 - Khả năng tìm việc làm của lao động dơi dư sau khi sắp xếp
lại DNNN nhìn từ kết quả hồi qui, ước lượng mơ hình
35
4 - Đề xuất hướng giải quyết
49
KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo
52
53
CHƯƠNG 1
CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VỚI VẤN ĐỀ PHÂN
CÔNG LẠI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
5
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
1. Tỡnh hỡnh lao ng và việc làm ở nước ta trong quá khứ
Việt Nam là một trong số mười hai nước đông dân nhất thế giới, dân
số Việt Nam phát triển tương đối nhanh. Dân đông nhưng lại phân bố không
đồng đều giữa các vùng. Vùng đồng bằng đô thị chỉ chiếm 20% diện tích tự
nhiên, nhưng tập trung tới 80% dân số, cịn vùng trung du miền núi chiếm
80% diện tích tự nhiên, nhưng chỉ có 20% dân số. Dân số phát triển nhanh là
cơ sở hình thành nguồn lao động ở mức độ cao và trở thành sức ép rất lớn về
kinh tế - xã hội. Số người chưa có việc làm toàn phần tập trung ở khu vực
thành thị (60-70 vạn người). Ở nơng thơn, về cơ bản khơng có thất nghiệp
hoàn toàn, nhưng nổi lên vấn đề đáng quan tâm là thiếu việc làm, đồng thời
việc làm đó kém hiệu quả, thu nhập thấp và đời sống nhìn chung cịn nhiều
khó khăn. Theo tính tốn, ở nơng thơn cịn 1/3 quỹ thời gian lao động chưa
được sử dụng hết, quy ra tương đương 5 triệu người. Trong khu vực Nhà
nước cũng có tình hình tương tự, số lao động khơng có nhu cầu sử dụng là
rất lớn, chiếm khoảng 25-30%, thậm chí có nơi tới 40-50% tổng số lao động.
Ngun nhân chủ yếu là trong hệ thống cấu trúc kinh tế xã hội cũ, nền
kinh tế phi hàng hoá nhất loạt theo sắp xếp của một kế hoạch cứng nhắc từ
trung ương. Chỉ khuyến khích hai thành phần kinh tế XHCN (quốc doanh và
hợp tác xã) và đòi sớm loại trừ các thành phần kinh tế phi XHCN, muốn chỉ
còn 2 giai cấp: Công nhân và nông dân tập thể. Về mặt lao động thì thúc đẩy
mọi người lao động hoặc vào khu vực quốc doanh hoặc vào khu vực HTX,
hạn chế tự do làm ăn, sợ nẩy sinh CNTB, không coi trọng cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần, kinh tế mở cửa, dẫn đến sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh
tế, chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội hướng
vào phát triển những ngành công nghiệp với quy mô nhỏ để thu hút được
6
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
nhiu lao ng, dn n hạn chế khả năng khai thác các tiềm năng hiện có để
phát triển việc làm và tạo điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho
mình và cho người khác; chức năng Nhà nước trong việc tổ chức lao động,
giải quyết việc làm cho xã hội chưa được phát huy đầy đủ.
Từ sai lầm trên, chúng ta đã thiết kế một hệ thống chính sách và cơ
chế khơng hướng vào sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc
làm, dẫn đến xu hướng “Nhà nước hoá”, “quốc doanh hoá” việc làm, hạn
chế tự do tự tạo và tự kiếm việc làm.
Hệ thống đào tạo phục vụ chủ yếu cho cơ chế bao cấp, đào tạo theo kế
hoạch Nhà nước và phân phối chủ yếu cho khu vực Nhà nước, đào tạo chưa
gắn chặt với sản xuất, với việc làm, số đông người được đào tạo khơng biết
làm ăn, sản xuất kinh doanh.
Trong xã hội hình thành tâm lý phổ biến đổ xô vào biên chế Nhà
nước, ỷ lại vào sự phân công sắp đặt của Nhà nước, người lao động ít tự
chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, hạn chế tính sáng tạo trong tìm
kiếm việc làm. Vì vậy mà khơng khai thác được ở mức tối đa mọi tiềm năng
kinh tế của đất nước cho sản xuất kinh doanh. Về thực chất là bóp chết thị
trường lao động, kìm hãm sản xuất hàng hoá phát triển.
2. Đổi mới kinh tế với vấn đề lao động, việc làm theo hướng thị trường
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập vào Việt Nam được bắt đầu
từ năm 1986 với hàng loạt các chính sách như phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích khu vực kinh tế
ngồi quốc doanh, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại và thu hút đầu tư
nước ngoài, các cải cách kinh tế vĩ mô như giảm thiểu bao cấp, cải cách
ngân hàng, tách ngân hàng thương mại khỏi ngân hàng nhà nước vv...
7
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
Nh thc hin cỏc chớnh sách đổi mới này, không những nền kinh tế
nhiều thành phần đã dần dần được hình thành, mà cơ cấu các thành phần
kinh tế đã có sự chuyển đổi, kể cả việc chuyển đổi cơ cấu các khu vực kinh
tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ. Sau 15 năm đổi mới, từ một nền kinh tế với 2 thành phần
là quốc doanh và tập thể, Việt Nam đã chuyển sang kinh tế nhiều thành phần
gồm kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể và tư nhân, kinh tế
hợp tác liên doanh với nước ngoài. Nếu như năm 1990 cơ cấu tương ứng của
3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ là 22,7%; 38,7% và 38,6%
thì đến năm 2000 cơ cấu của các khu vực này là 33,3%; 24,5% và 42,2%.
Sự chuyển đổi về cơ cấu thành phần cũng như cơ cấu khu vực kinh tế
là yếu tố quan trọng tác động đến sự chuyển dịch về cơ cấu lao động và việc
làm. Năm 1999 Việt Nam có khoảng 39 triệu người trong độ tuổi lao động
tham gia vào các hoạt động kinh tế, trong đó có khoảng 67,76% làm việc
trong khu vực nơng nghiệp, 12,93% trong khu vực công nghiệp và 19,31%
trong khu vực dịch vụ. Tuy nhiên sự chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế
diễn ra chậm và chưa có sự cải thiện đáng kể về tạo việc làm mới trong khu
vực cơng nghiệp, dịch vụ.
Mặc dù duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian
tương đối dài, nhưng do chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm cùng với sự
giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 2-3 năm gần đây, trong khi số
người đến tuổi lao động hàng năm khoảng 1,2-1,3 triệu người, nên vấn đề
lao động và việc làm vẫn còn là một trong các vấn đề trọng tâm của đổi mới.
Việc đổi mới kinh tế cần đặt trong mối quan hệ qua lại với giải quyết lao
động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực, mà trọng tâm là giải quyết hàng
loạt các vấn đề sau:
8
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
Th nht, tỡnh trng thiu việc làm và dư thừa lao động đang ngày
càng trở nên bức xúc, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Do tốc độ chuyển
dịch cơ cấu chậm, và do đó sự chuyển dịch lao động từ khu vực nơng nghiệp
sang khu vực cơng nghiệp và dịch vụ cịn rất chậm.
Thứ hai, đổi mới kinh tế không chỉ dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và lao động giữa 3 khu vực kinh tế như nêu trên mà đổi mới doanh
nghiệp nhà nước (DNNN) luôn được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu, liên tục
diễn ra việc cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước và giải quyết các vấn đề về
lao động, việc làm trong khu vực DNNN. Việc cơ cấu lại khu vực kinh tế
nhà nước một mặt đòi hỏi cơ cấu lại lao động dôi dư trong khu vực DNNN,
mặt khác phải chú trọng hơn đến phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
đổi mới của DNNN. Bằng việc cổ phần hoá các doanh nghiệp đã huy động
được một nguồn vốn lớn ngoài xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh,
đầu tư chiều sâu, đổi mới cơng nghệ, nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh
và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ ba, 15 năm đổi mới cũng là 15 năm thực hiện chính sách mở cửa
và hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Một mặt, việc mở cửa và hội
nhập đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu công nghệ
mới, kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ tay nghề và đổi mới phong cách
làm việc cho đội ngũ lao động. Nhưng đồng thời, mở cửa và hội nhập cũng
là nhân tố dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế.
Hiện nay đã có một bộ phận lao động không nhỏ khoảng 27 vạn người làm
việc trực tiếp trong khu vực doanh nghiệp mới và thu hút hàng chục vạn lao
động khác có liên quan tới khu vực này có cơng ăn việc làm. Mặt khác, hội
nhập (với ý nghĩa đầy đủ của nó là thực hiện các cam kết về cắt giảm bảo hộ
thông qua hàng rào thuế quan, tự do hoá đầu tư, di chuyển lao động vv...) sẽ
đặt ra những thách thức rất lớn không chỉ với việc cơ cấu lại lao động giữa
9
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
cỏc khu vc kinh t và giữa các doanh nghiệp do điều chỉnh cơ cấu ngành
nghề và cơ cấu đầu tư, mà cịn đối phó với sức ép cạnh tranh từ các doanh
nghiệp nước ngoài và có thể dẫn đến tình trạng thu hẹp sản xuất, phá sản và
thất nghiệp gia tăng nếu các doanh nghiệp có người lao động Việt Nam làm
việc khơng có khả năng cạnh tranh. Điều đó đặt ra yêu cầu rất lớn với việc
đào tạo lại, đào tạo mới và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu hội
nhập.
Thứ tư, hiện nay lực lượng lao động của nước ta được phân bổ ở 3 khu
vực chính là khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực doanh nghiệp và khu
vực phi doanh nghiệp, bên cạnh một bộ phận lao động được xuất khẩu sang
làm việc ở nước ngoài. Việc cơ cấu lại bộ máy nhà nước sẽ làm cho một bộ
phận lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực doanh nghiệp
giảm. Bộ phận lao động phi doanh nghiệp chủ yếu ở khu vực nông nghiệp và
các hộ gia đình. Nhưng do yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên lao động
trong nông nghiệp sẽ giảm dần.
Thứ năm, nền kinh tế hiện nay đang được chuyển hướng sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước. Do vậy việc tăng trưởng kinh tế phải đi liền với phát triển kinh tế,
tăng trưởng để làm tiền đề cho phát triển, đảm bảo về mặt xã hội cho người
lao động, trong đó quan trọng là vấn đề đảm bảo việc làm, nhưng không chỉ
cho số lao động dôi dư trong khu vực DNNN mà cần quan tâm hơn đến lao
động thiếu việc làm ở khu vực phi doanh nghiệp và các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh.
Thứ sáu, do tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước từ năm 1997 đến nay
có xu hướng giảm nên ảnh hưởng đến việc chi cho giải quyết lao động dôi
dư trong khu vực DNNN, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng
yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 1997 tốc độ tăng thu ngân sách chỉ
10
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
t 5,3%, ln u tiờn thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế kể từ năm
1993. Năm 1998 là năm liên tiếp thứ hai có mức tăng thu ngân sách thấp hơn
mức tăng trưởng kinh tế. Tổng thu trên GDP đã giảm dần từ 22,9% năm
1996 xuống 20,5% năm 1997 và 18,7% năm 1999. Tỷ trọng thu từ DNNN
(nếu loại trừ thu thuế xuất nhập khẩu) so với tổng thu ngân sách giảm liên
tục từ 41,5% năm 1996 xuống khoảng 39,3% năm 1999 và từ chỗ thu từ
doanh nghiệp nhà nước chiếm 9,8% GDP năm 1995 xuống khoảng 7% GDP
năm 1999. Nguyên nhân cơ bản của xu hướng giảm tỷ lệ thu ngân sách nhà
nước là do tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và của khu vực doanh
nghiệp nhà nước nói riêng bị sút giảm, do tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính khu vực.
3. Hiện trạng việc làm - thất nghiệp ở Việt Nam
Số lao động có việc làm trong nền kinh tế tại thời điểm 1/7 hàng năm
ngày càng tăng. Năm 1996 mới có 33.760 nghìn người có việc làm, đến năm
1998 đã tăng lên 35.232 nghìn người có việc làm và lên 36.710 nghìn người
có việc làm vào năm 2000, mỗi năm tăng từ 726 nghìn đến 739 nghìn người
có việc làm.
Năm 2001, số người đủ tuổi hoạt động kinh tế thường xuyên đã lên tới
39.498 nghìn người, tăng nhiều so với các năm trước đây.
Trong số những người có việc làm nói trên, số người có việc làm mới
tạo ra hàng năm tăng nhanh, từ 863 nghìn người mỗi năm trong giai đoạn
1991-1995 lên 1,2 triệu người mỗi năm trong giai đoạn 1996-2000; tăng
trưởng việc làm bình quân là 2,9%/năm.
Cùng với tăng số người có việc làm, cơ cấu việc làm theo ngành cũng
thay đổi. Nếu tổng số việc làm là 100% thì các nhóm ngành nơng - lâm - ngư
nghiệp là 69%, xây dựng - công nghiệp là 10,9% và dịch vụ là 20,1% trong
11
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
nm 1996. n nm 2001 số lượng của các ngành trên là 60,5%; 14,4% và
25,1%. Như vậy, tỉ trọng việc làm trong nông - lâm - ngư nghiệp đã giảm đi
8,5% và việc làm trong công nghiệp - xây dựng - dịch vụ đã tăng lên tương
ứng 8,5%.
Theo thành phần kinh tế, trong giai đoạn 1996-2001 mỗi năm tăng
thêm 159 nghìn người làm việc ở khu vực Nhà nước, 510 nghìn người làm
việc ở khu vực ngồi Nhà nước và tăng thêm 56 nghìn người làm việc ở khu
vực có vốn đầu nước ngồi. Xét về số tương đối, lao động trong khu vực
Nhà nước do cải cách hành chính và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước đã
giảm từ 14,7% năm 1991 xuống còn 9% năm 2000; khu vực có vốn đầu tư
nước ngồi đã sử dụng được gần 1% lực lượng lao động.
Về cơ cấu số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên chia
theo thành phần kinh tế toàn quốc, theo điều tra ngày 1/7/2001 như sau: khu
vực Nhà nước: 10,01%; khu vực tập thể: 16,31%; khu vực tư nhân: 2,78%;
khu vực cá thể: 69,11%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: 0,09%; khu vực
hỗn hợp: 0,08%. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ
tuổi ở khu vực thành thị vẫn còn cao. Theo kết quả điều tra lao động - việc
làm vào ngày 1/7 hàng năm, trong giai đoạn 1996-2000, tỉ lệ thất nghiệp
trong khu vực thành thị của cả nước, năm thấp nhất là 5,88% (1996), năm
cao nhất là 7,40% (1999), có nơi tỉ lệ này đã lên tới 10,3% năm 1999 như ở
Hà Nội (Bảng 1).
Bảng 1: Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực
thành thị. Đơn vị tính: %
Năm
1996
Tỉ lệ
5,88
Nơi cao nhất: Hà Nội
7,71
1998
6,85
9,09
12
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
1999
7,40
10,31
2000
6,44
7,95
2001
6,28
7,39
Ngun: Niờn giỏm thng kờ 2001, tr47
Ở nông thôn, tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt
động kinh tế thường xuyên mới đạt trên 70%. Năm cao nhất cả nước đạt
74,37% (2001), năm thấp nhất đạt 71,13% (1998) (Xem bảng 2). Trong số
những người thất nghiệp, thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn, số thanh
niên mới bước vào độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ đáng kể. Do đó giải quyết
việc làm cho họ là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Bảng 2: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt
động kinh tế thường xun ở khu vực nơng thơn. Đơn vị tính: %
Năm
1996
Tỉ lệ
72,11
Vùng cao nhất
Đông Bắc, Tây Bắc: 79,01
1998
71,13
Tây Nguyên: 77,23
1999
73,49
Tây Nguyên: 78,65
2000
73,86
Tây nguyên: 76,74
2001
74,36
Tây Nguyên: 77,16
Nguồn: Niên giám Thống kê 2001, tr48
Những tồn tại trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, sản xuất chưa phát triển mạnh mẽ và tồn diện. Ở nơng
thơn, thời gian qua so với trước đây tuy sản xuất nông nghiệp đã phát triển,
tạo ra nhiều nông sản phẩm cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu song nhìn
13
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
chung ngnh ngh tiu th công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển, cơ cấu
kinh tế chuyển đổi chậm... Vì vậy số lao động thu hút chưa nhiều, chưa vững
chắc.
Ở thành thị, tuy cơ chế, chính sách của Nhà nước có nhiều đổi mới
song sản xuất công nghiệp thương mại - dịch vụ chưa phát triển mạnh mẽ,
do khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất - kinh doanh, khả năng cạnh tranh và
tiêu thụ sản phẩm cịn hạn chế...Vì vậy, số lao động được thu hút chưa
nhiều.
Thứ hai, số người tham gia xuất khẩu chưa nhiều. Số lao động xuất
khẩu hàng năm tuy đã tăng từ hơn 1 nghìn người năm 1991 lên 37 nghìn
người năm 2001, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước nói
chung, của người lao động nói riêng. Nguyên nhân là do chất lượng lao động
xuất khẩu chưa đảm bảo, công tác nghiên cứu, khai thác thị trường, công tác
tổ chức quản lý lao động ở nước ngồi cịn lúng túng...
Thứ ba, về chất lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu công việc.
Chất lượng lao động tuy từng bước được nâng cao, tỉ lệ lao động được đào
tạo tăng từ 10% năm 1996 lên 20% năm 2000, trong đó đào tạo nghề khoảng
13,4%, song nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nhất là ở
các nghề mới xuất hiện trong các năm gần đây thuộc các ngành công nghiệp
- xây dựng - dịch vụ. Điều này xảy ra ở các cơ sở sản xuất của các thành
phần kinh tế, dễ nhận thấy nhất là ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, sự gia tăng nguồn lao động. Do tốc độ tăng nguồn lao động
còn lớn (2,1%/năm), dân số trong độ tuổi lao động tăng hàng năm trên 1
triệu người, chưa kể số lao động chưa có việc làm của các năm trước chuyển
sang, trong khi khả năng thu hút lao động hàng năm chưa đạt được mức đó
nên xảy ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. Ngồi ra, việc sắp xếp lại
doanh nghiệp Nhà nước cũng khiến cho lao động dôi dư ra hàng năm không
14
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
nh (d kin n nm 2005 sẽ có khoảng 25 vạn lao động dơi dư cần được
bố trí việc làm), bộ đội xuất ngũ, học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường sẽ
góp thêm vào số người cần giải quyết việc làm hàng năm.
4. Quan điểm và biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động
4.1. Một số quan điểm về giải quyết việc làm cho người lao động
Để giải quyết việc làm tốt hơn nữa, cần quán triệt các quan điểm sau:
_ Giải quyết việc làm là nhiệm vụ của từng cá nhân, tập thể, các thành
phần kinh tế, các ngành, các cấp. Từng gia đình, đến phuờng, xã, quận,
huyện, tỉnh và trung ương đều có trách nhiệm giải quyết việc làm. Các thành
phần kinh tế, các đoàn thể kinh tế xã hội đều phải coi giải quyết việc làm là
một trong những nhiệm vụ kinh tế - chính trị và xã hội quan trọng.
_ Giải quyết việc làm cho những người có nhu cầu làm việc. Những
đối tượng cần được ưu tiên là các đối tượng chính sách, thanh niên mới bước
vào tuổi lao động, hoặc sau khi tốt nghiệp các trường, các đối tượng gặp khó
khăn trong đời sống cần được giải quyết việc làm trước.
_ Tạo ra nhiều loại việc làm và chú ý việc làm tại chỗ, nhất là trong
nông nghiệp, nông thôn. Xuất phát từ nhận thức mọi hoạt động tạo ra nguồn
thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm, nên
cần tạo ra nhiều loại việc làm. Việc làm có thể phục vụ cho sản xuất và đời
sống, phục vụ cho nhu cầu trong nước và nhu cầu xuất khẩu; tiến hành ở các
ngành công - nông nghiệp - thương mại - dịch vụ, văn hố - giáo dục, có thể
địi hỏi vốn đầu tư ít cũng có thể địi hỏi vốn đầu tư nhiều. Riêng trong nông
nghiệp, nông thôn phải quan tâm đến giải quyết việc làm tại chỗ.
_ Tạo việc làm phải phù hợp với trình độ, chun mơn của người lao
động, song cần lưu ý tính sáng tạo, đột phá tuỳ từng địa phương.
15
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
Cỏc bin phỏp gii quyt việc làm cần tồn diện, đồng bộ về chính trị
- kinh tế - xã hội, về y tế, giáo dục, dân số, kế hoạch hố gia đình cũng như
về tài chính, tín dụng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuỳ từng địa phương cụ
thể, cần xác định rõ biện pháp đột phá, mũi nhọn phải lưu tâm thực hiện tốt
nhất.
4.2. Một số biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động
_ Cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ ở nông thôn, nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập khắc phục hiện
tượng nơng nhàn do tính thời vụ của nơng nghiệp, do diện tích canh tác thấp,
năng suất thấp. Nếu thực hiện tốt các biện pháp có liên quan trước hết là vấn
đề tiêu thụ sản phẩm và giống cây, con, đào tạo nghề cho người lao động...ở
nơng thơn sẽ có cơ cấu kinh tế thay đổi, tăng đáng kể giá trị sản lượng nông
nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nâng cao
đời sống vật chất cho người lao động.
Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội như y tế - văn hoá giáo dục - vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch và sản xuất theo
yêu cầu vệ sinh an tồn thực phẩm...cũng sẽ thu hút nhiều lao động, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định xã hội, giảm gia tăng dân số và
nguồn lao động, giảm hiện tượng dân nông nghiệp, nông thôn ra thành phố,
khu công nghiệp tìm việc làm một cách tự phát.
_ Phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế ở thành thị. Với ưu thế
của mình, các doanh nghiệp Nhà nước sẽ phát triển theo chiều rộng và chiều
sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát huy lợi thế cạnh tranh sử
dụng nhiều lao động có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước về xuất
khẩu của các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông, dịch vụ, du lịch...
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần căn cứ vào nhu cầu
sản xuất, tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu, với khả năng về vốn, trình độ quản
16
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
lý v k thut cú thể phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các ngành
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, văn hố, giáo dục, y tế...
_ Làm tốt cơng tác đào tạo nguồn lao động cho xuất khẩu lao động,
tích cực khai thác thị trường mới, giữ vững thị trường đã có, tăng cường
cơng tác quản lý lao động ở nước ngồi, sắp xếp lại các doanh nghiệp làm
cơng tác xuất khẩu lao động và cải tiến công tác tuyển chọn, thông tin về
xuất khẩu lao động...
_ Nâng cao trình độ văn hố, chun mơn kỹ thuật cho nguồn nhân
lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp người lao động
có khả năng làm việc tìm được việc làm. Đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nghề
cho người lao động để tăng tỷ lệ lao động được đào tạo, đa dạng hố hình
thức đào tạo, bồi dưỡng với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Các lao động
mới bước vào tuổi lao động, lao động dôi dư, lao động trẻ ở nông thôn là đối
tượng cần được ưu tiên trong việc trang bị các kiến thức và kỹ thuật về công
nghệ mới liên quan đến trồng trọt, chăn ni, các ngành nghề thủ cơng có
điều kiện phát triển ở địa phương cũng như các kiến thức cần thiết khác để
cung cấp nhân lực cho các khu cơng nghiệp mới, các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi.
Để tạo thuận lợi cho cơng tác xuất khẩu lao động, có thể thành lập bộ
phận đào tạo, bồi dưỡng riêng trong các trung tâm dạy nghề hoặc hợp tác với
các trường đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo - bồi dưỡng cho người lao
động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Cùng với đẩy mạnh việc đào tạo
và đào tạo lại nguồn nhân lực với các kiến thức về chuyên môn, kỹ thuật
cũng như kỹ năng thực hành cho nhu cầu trước mắt còn phải trang bị cho
nguồn nhân lực các kiến thức về ngoại ngữ, tin học, pháp luật nhằm đáp ứng
cho nhu cầu của hội nhập, cho nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất
nước và giải quyết việc làm cho người lao động.
17
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
CHNG 2
PHT TRIN KINH T VÀ ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP VỚI VẤN ĐỀ DƯ
THỪA LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
1. Lao động và việc làm trong quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà
nước
Trong 15 năm qua đã có nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề lao động,
việc làm trong DNNN đi liền với các giải pháp nhằm cơ cấu lại và đổi mới
cơ chế quản lý khu vực DNNN. Vào những năm cuối của thập kỷ 80 Nhà
nước ưu tiên sử dụng các biện pháp về đổi mới cơ chế quản lý DNNN,
chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, thực hiện
chính sách cắt giảm bao cấp, trong đó quan trọng là bao cấp về việc làm,
chuyển từ cơ chế biên chế sang cơ chế tự do tuyển dụng lao động của
DNNN. Chính sự chuyển đổi này đã đem lại luồng sinh khí mới cho DNNN
nhưng đồng thời cũng dẫn đến dư thừa một bộ phận lao động khoảng 70 vạn
người vào cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90. Do sắp xếp lại nên số lượng
18
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
DNNN trong thi k 1990-1998 đã giảm đi khoảng 6.600 doanh nghiệp,
nhưng lao động trong các DNNN nói chung giảm khơng đáng kể. Ngun
dân là do chưa xử lý được vấn đề lao động và do khơng đủ nguồn tài chính
để hỗ trợ trong sắp xếp lại. Cũng vì vậy có nhiều DNNN thuộc dạng giải thể,
phá sản nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được.
Bên cạnh sắp xếp lại, các biện pháp cổ phần hoá DNNN và giao, bán,
khoán, kinh doanh, cho thuê DNNN đã được triển khai nhằm khơi dậy động
lực và hạn chế tình trạng mất việc làm, giảm gánh nặng bao cấp của Nhà
nước đối với những doanh nghiệp không cần nắm giữ. Đến giữa năm 2000,
số lượng doanh nghiệp đã cổ phần hố là khoảng 460 doanh nghiệp và có 27
DNNN được chuyển giao cho tập thể người lao động hoặc bán cho khu vực
ngoài quốc doanh.
Do đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần
hoá, đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp nhà nước, sáp nhập, giải thể, cho
thuê, khoán kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, đầu tư công nghệ mới nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN dẫn đến số lao động không bố trí
được việc làm gia tăng. Tổng số lao động của các doanh nghiệp dự kiến sẽ
sắp xếp lại dưới các hình thức cổ phần hố, sáp nhập, giải thể, giao doanh
nghiệp cho tập thể người lao động, bán doanh nghiệp, cho thuê, khoán kinh
doanh trong 3 năm tới là gần 430 ngàn người. Trong đó có một bộ phận lao
động sẽ khơng bố trí được việc làm, một bộ phận khác chuyển sang làm việc
ở các thành phần kinh tế khác.
Tính đến năm 2001 có khoảng 1,7 triệu lao động làm việc trong các
DNNN, chiếm khoảng 5% lực lượng lao động xã hội, trong đó doanh nghiệp
do trung ương quản lý với hơn 1 triệu lao động và doanh nghiệp do địa
phương quản lý với hơn 700 nghìn lao động. Tuy số lượng lao động không
nhiều nhưng trong thời gian tới các biện pháp cơ cấu lại doanh nghiệp như
19
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi d sau khi sắp xếp lại DNNN
trờn s tip tc c thực hiện. Đồng thời yêu cầu đổi mới công nghệ, thiết
bị của doanh nghiệp nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời
gian tới có ý nghĩa sống còn đối với DNNN khi bước vào hội nhập theo các
điều kiện của AFTA sẽ làm cho lao động dôi dư trong doanh nghiệp nhà
nước tăng lên. Như vậy sức ép về lao động dơi dư sẽ ngày càng tăng.
Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp nhà nước
cần tìm các biện pháp giải quyết vấn đề lao động dôi dư để tránh gây ra các
phản ứng bất lợi cho cải cách DNNN. Cũng vì vậy, song song với việc cơ
cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam đã tiến hành đổi mới cơ
chế quản lý lao động trong doanh nghiệp nhà nước, chuyển các quan hệ lao
động theo hướng thị trường như mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp
trong việc sử dụng lao động, xoá bỏ chế độ biên chế suốt đời, xoá bỏ dần các
chế độ bao cấp, chuyển sang chế độ hợp đồng lao động...
Theo báo cáo của 3.639 doanh nghiệp trong năm 1998 thì số lao động
khơng bố trí được việc làm ở 1946 doanh nghiệp là 92.274 người, chiếm
khoảng 9,1% số lao động hiện có trong các doanh nghiệp báo cáo. Các
doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ (vốn dưới 3 tỷ đồng) có tỷ lệ lao động
dôi dư rất cao, chiếm tới khoảng 15% tổng số lao động, tức gấp khoảng 2,5
lần các doanh nghiệp có quy mô vốn trên 5 tỷ đồng. Lao động nữ, lao động
trẻ, lao động khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật và lao động được đào
tạo ở trình độ trung cấp và dạy nghề cũng chịu tác động mạnh của cải cách,
có tỷ lệ dơi dư cao hơn.
Ngồi số lao động dơi dư thực sự DNNN khơng bố trí được việc làm
cịn có lao động vẫn có việc làm nhưng khơng thật sự cần thiết mà có thể
giảm bớt mà không ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp. Theo
các kết quả điều tra dựa trên đánh giá của các doanh nghiệp thì số lao động
khơng thực sự cần thiết này bằng 9,4% tổng số lao động trong các doanh
20