Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO SU
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
KINH TẾ.
A. LỜI MỞ ĐẦU
Hàng ngày, chúng ta đã, đang và sẽ sử dụng rất nhiều các loại sản phẩm
làm ra từ cao su với chất lượng cũng như mẫu mã rất tốt: săm lốp cao su, giường
đệm cao su,...Các sản phẩm làm từ cao su ngày càng lớn mạnh và chiếm lĩnh trên
thi trường. Đặc biệt ở nước ta, với sự du nhập cây cao su vào Việt Nam từ lâu
(năm 1897) có triển vọng phát triển trong điều kiện tự nhiên vùng nhiệt đới đã
đem lại cho ngành công nghiệp nước ta cũng như nền quốc dân những lợi ích
kinh tế nhất định. Do sản phẩm cao su có nhu cầu rất lớn về ngun liệu cho
cơng nghiệp trong nước cũng như xuất khẩu. Trong những năm qua sản xuất cao
su thiên nhiên Việt Nam đã đạt được một số thành quả nhất định, đưa sản xuất
cao su nước ta lên trở thanh một trong những nước sản xuất cao su lớn của thế
giới.
Về diện tích và sản lượng: Năm 2007 diện tích cao su là 549,7 nghìn
ha(trong đó diện tích cho khai thác 373,3 nghìn ha), sản lượng 601,7 nghìn tấn;
đến năm 2008 diện tích cao su cả nước đạt 601,8 nghìn ha, sản lượng đạt 644,2
nghìn tấn, sản lượng đạt,... đưa sản xuất cao su nước ta đứng thứ 5 trên thế giới
(chiếm khoản 5,4% sản lượng thế giới) chỉ sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Ấn Độ. Phát triển cao su trong thời gian qua đã hình thành nên những vùng sản
xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, tạo điều kiện mở mang hệ thống cơ sở hạ
tầng, thu hút lao động, tạo thêm nhiều việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo
thường xuyên có khoảng 250-270 nghìn lao động thường xun, trong đó có
khoảng 40 nghìn lao động là đồng bào dân tộc).
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sau khi Việt Nam
đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO, năm 2006),
nhất là giai đoạn hiện nay khi mà tình hình kinh tế thế giói có nhiều biến động,
giá mủ cao su thay đổi liên tục làm cho toàn ngành sản xuất cao su cũng bị xáo
trộn. Vì vậy nhất là trong thời gian này (với cuộc suy thối kinh tế tồn cầu xảy
ra từ cuối năm 2007 đến nay), chúng ta càng cần có những phương hướng chiến
lược nhất định để phục hồi nền kinh tế nói chung cũng như ngành cao su nói
riêng. Với mong muốn góp phần vào cơng cuộc xây dựng nền kinh tế nước nhà
cũng như ngành cao su ngày càng phát triển và chiếm lĩnh được phần lớn thị
trường thế giới hơn em có đi vào nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao sức
cạnh tranh sản phẩm cao su trong thời kỳ hội nhập”.
Chuyên đề này gồm 4 phần chính:
I. Lý luận chung về sức cạnh tranh sản phẩm cao su.
II. Thực trạng phát triển Cao su nâng cao khả năng cạnh tranh.
III. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cao su trong thời kỳ hội nhập.
IV. Một số kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh của cao su Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập.
Bài viết hoàn thành với sự giúp đỡ ân cần của giáo viên hướng dẫn trực
tiếp là TS. Vũ Thị Minh, cùng tập thể các cán bộ, lãnh đạo của Viện phát triển
kinh tế TW, đặc biệt là Th.S Lưu Đức Khải (là người trực tiếp hướng dẫn em tại
Viện) đã quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ tạo điều kiện rất nhiều. Rất chân thành
cảm ơn!
Tuy vậy, do kinh nghiệm, kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế nên bài
viết khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong và cảm ơn những góp ý và nhận
xét chân thành của độc giả để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
B. NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO SỨC CẠNH
TRANH SẢN PHẨM CAO SU XUẤT KHẨU TRONG THỜI KỲ HỘI
NHẬP
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản
xuất hàng hóa – kinh doanh nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được
nhiều lợi nhuận
1.1.2. Sức cạnh tranh của sản phẩm
Sức cạnh tranh (NLCT) của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ
được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường.
Hay nói một cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản
phẩm đó; NLCT của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung
cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện
mua bán, v.v.....
1.2. ĐIỀU KIỆN CÓ SỰ CẠNH TRANH HÀNG HĨA
1.2.1. Sản xuất hàng hóa phải có sự trao đổi
Điều này thể hiện ở đặc trưng của sản xuất hàng hóa: Sản xuất hàng
hóa là sản xuất để trao đổi mua bán. Trong lịch sử loài người tồn tại hai
kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp và sản xuất
hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản
phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản
thân người sản xuất. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người
khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
1.2.2. Phải có lợi thế so sánh
1.2.2.1. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1772-1823)
Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi
các quốc gia tập trung chun mơn hố sản xuất và trao đổi những mặt hàng có
bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều
cùng có lợi.
Thí dụ điển hình về lợi thế so sánh của Ricardo là thí dụ về trao đổi
bơng/rượu Porto giữa Bồ Đào Nha và Anh. Nếu Bồ Đào Nha không thể sản xuất
vải trong những điều kiện thuận lợi như ở Anh, nghĩa là nếu họ phải dành nhiều
thời gian và lao động hơn Anh, thì họ lại có lợi thế trong việc sản xuất rượu vang
và họ dùng làm phương tiện trao đổi để mua vải bông ở Anh, nước này lại không
thể sản xuất rượu vang trong những điều kiện thuận lợi như ở Bồ Đào Nha.
Như vậy lý thuyết này đối lập với lý thuyết về tự cung tự cấp. Như John
Stuart Mill đã viết:
“ Nếu hai nước mua bán với nhau tìm cách tập trung cả khả năng vật chất của
mình để sản xuất ra những thứ mà họ hiện đang nhập của nhau, thì nhân cơng và
tư bản hai nước sẽ khơng được sử dụng có hiệu quả, cả hai nước gộp lại sẽ
không thể thu được từ nền cơng nghiệp của mình một lượng hàng hóa lớn như
khi mỗi nước tìm cách sản xuất, cả cho bản thân mình cung như cho nước kia,
những của cải mà nhân cơng sản xuất của mính thành thạo hơn. Số của cải sản
xuất trội ra của hai nước kết hợp với nhau tạo thành cái lợi của thương mại.”
Nói chung có thể hiểu là sản xuất trong nước cái mà nước khác có khả
năng sản xuất với giá rẻ hơn thì sẽ là hồn tồn khơng hợp lý.
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.2.2. Mơ hình 5 lực lượng của Michel Poster
Michael Porter nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Harvard
trong cuốn sách " Competitive Strategy :Techniques Analyzing Industries and
Competitors" đã đưa ra nhận định về các lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành
sản xuất kinh doanh.
Cạnh tranh với sản
phẩm thay thế
Sức ép từ nhà
cung cấp
Đối thủ cạnh tranh
hiện tại (Cạnh tranh
giữa các doanh
nghiệp trong ngành)
Sức ép từ
khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn
Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Poster
1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết
định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh
nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mơ lớn sẽ tạo
áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành.
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp;
Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là
nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thơng tin về nhà cung cấp có
ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
+Khách hàng lẻ
+Nhà phân phối
=>
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành
thông qua quyết định mua hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực
cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành
+ Quy mơ
+Tầm quan trọng
+Chi phí chuyển đổi khách hàng
+Thông tin khách hàng
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, việc đưa các sản phẩm
vào hệ thống phân phối của các siêu thị luôn gặp phải khó khăn và trở ngại vì các
áp lực về giá và chất lượng. Hầu hết các sản phẩm của Việt Nam như dệt may, da
giầy rất khó xâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ, EU nếu khơng qua hệ
thống phân phối. Chính vì vậy chúng ta đã được lắng nghe những câu chuyện về
việc một đôi giầy sản xuất ở Việt Nam bán cho nhà phân phối với giá thấp còn
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
người dân Việt Nam khi mua hàng ở nước ngồi thì phải chịu những cái giá cắt
cổ so với sản phẩm cùng chủng loại ở trong nước.
3.Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên
trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn
nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố
sau:
Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ
suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào
một ngành khó khăn và tốn kém hơn.
4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn
nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Chúng ta thấy áp
lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so
với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng,
các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, cơng nghệ cũng sẽ ảnh
hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
Tính bất ngờ, khó dự đốn của sản phẩm thay thế: Ngay cả trong nội bộ
ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế
cho ngành mình. Điện thoại di động chính là sản phẩm thay thế cho điện thoại
cố định và sắp tới là VOIP sẽ thay thế cho cả hai sản phẩm cũ.
Chi phí chuyển đổi: Chúng ta biết các phần mềm mã nguồn mở như Linux
hay như ở Việt Nam là Viet Key Linux giá thành rất rẻ thậm chí là miễn phí
nhưng rất ít người sử dụng vì chi phí chuyển đổi từ hệ điều hành Window và
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
các ứng dụng trong nó sang một hệ điều hành khác là rất cao và có thể ảnh
hưởng đến hoạt động, các cơng việc trên máy tính.
5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với
nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một
ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ:
Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh
tranh...
Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành,
rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh
nghiệp trở nên khó khăn :
• Rào cản về cơng nghệ, vốn đầu tư
• Ràng buộc với người lao động
• Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder)
• Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.
6. Áp lực từ các bên liên quan mật thiết
Chính phủ; cộng đồng; các hiệp hội; các chủ nợ, nhà tài trợ; cổ đông ;
Complementor (Tạm hiểu là nhà cung cấp sản phẩm bổ sung cho một hoặc nhiều
ngành khác: Microsoft viết phần mềm để cho các công ty bán được máy tính, các
doanh nghiệp khác có thể soạn thảo văn bản để bán được hàng ...)
1.2.2.3. Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là cơ sở của mọi nền tảng kinh tế, thể hiện sự chi phối của
nó trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, làm sao cho các q trình đó phù
hợp với những đặc điểm tiêu dùng và tích trữ xã hội.
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong Kinh tế chính trị Mác - Lênin, quy luật giá trị là cơ sở để phát triển
học thuyết giá trị lao động. Marx cho rằng, đó là quy luật chung của sản xuất
hàng hóa và đạt đỉnh cao trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Khi phát triển
học thuyết giá trị về lao động Marx đề xuất khái niệm chi phí lao động xã hội
như là một tiêu chuẩn định lượng cho mọi chi phí lao động cá thể trong điều kiện
kinh tế-xã hội nhất định. Theo đó, quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi
hàng hoá phải được thực hiện phù hợp với chi phí lao động xã hội cần thiết. Nói
cách khác, nội dung hoạt động của nó là: sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên
nền tảng chi phí lao động xã hội cần thiết như nhau và chi phí lao động cá thể
khác nhau. Do đó hình thái biểu hiện của quy luật này là sự dao động giá cả. Giá
cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, hàng hóa trao đổi trên thị trường theo
nguyên tắc ngang giá và theo quan hệ cung - cầu, nên QLGT được thể hiện như
là quy luật giá cả.
Sự chi phối của quy luật giá trị, thông qua sự dao động giá cả, được thể
hiện trong các quá trình sau:
Phân phối lao động xã hội giữa các ngành kinh tế;
Thường xuyên giảm chi phí lao động trong sản xuất bằng cách áp dụng
cơng nghệ mới;
Phân hóa giữa các nhà sản xuất và vì thế, loại khỏi lĩnh vực sản xuất
những cá thể khơng có khả năng giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm của
mình.
1.3. LÝ LUẬN VỀ SỰ CẠNH TRANH HÀNG HÓA
Sức cạnh tranh của một sản phẩm là sự thể hiện thông qua các lợi thế so
sánh đối với sản phẩm cùng loại. Lợi thế so sánh của một sản phẩm bao hàm các
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
yếu tố bên trong và bên ngoài tạo nên, như năng lực sản xuất, chi phí sản xuất,
chất lượng sản phẩm, dung lượng thị trường của sản phẩm... Khi nói sản phẩm A
do doanh nghiệp B sản xuất có sức cạnh tranh hơn sản phẩm A do doanh nghiệp
C sản xuất, là nói đến những lợi thế vượt trội của sản phẩm do doanh nghiệp B
sản xuất, như doanh nghiệp này có năng lực sản xuất lớn hơn, có chi phí sản xuất
trên 1 đơn vị sản phẩm thấp hơn, sản phẩm có chất lượng cao hơn, có dung
lượng thị trường được chiếm lĩnh lớn hơn... Còn nếu so sánh với sản phẩm cùng
loại nhập khẩu thì yếu tố lợi thế được thể hiện cơ bản qua giá bán sản phẩm, giá
trị sử dụng của sản phẩm và một phần không nhỏ là tâm lý tiêu dùng.
Như vậy có thể thấy, khái niệm sức cạnh tranh là một khái niệm động,
được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và
vĩ mô. Một sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có sức cạnh tranh, nhưng
năm sau, hoặc năm sau nữa lại khơng cịn khả năng cạnh tranh nếu khơng giữ
được các yếu tố lợi thế.
1.4. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN
PHẨM CAO SU XUẤT KHẨU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Cây cao su có vai trị quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta, vừa là
cây lấy mủ nguyên liệu, lấy gỗ, vừa góp phần bảo vệ đất, chống xói mịn. Phát
triển cao su ở Việt Nam có nhiều lợi thế: nhiều vùng có điều kiện khí hậu, đất đai
thích hợp cho trồng cao su, nguồn nhân lực dồi dào, giá thành sản xuất thấp so
với nhiều nước khu vực, vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi gần các thị
trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Cao su là một trong
những mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực của nước ta, với vị thế là quốc gia XK
cao su lớn thứ tư thế giới trong bối cảnh hội nhập hiện nay trước những biến
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
động của thị trường thế giới măït hàng này không tránh khỏi những tác động từ
nhiều phía. Vì vậy vấn đề cần nâng cao năng lực canh tranh cao su trong thời kỳ
hội nhập là rất cần thiết.
Cây cao su là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao mang tính ổn định và lâu
dài; việc trồng cây cao su sẽ có những tác động tích cực nhất định đối với đời
sống, xã hội của người dân. Đó là, trồng cao su dựa trên quy hoạch phát triển
rừng sẽ đảm bảo được yếu tố môi trường, ổn định nguồn nước, chống xói mịn,
lũ lụt, làm sạch khơng khí. Bên cạnh đó, để phát triển tốt Nhà nước cũng như các
doanh nghiệp thực hiện dự án sẽ được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, người dân
được tạo điều kiện vay vốn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Những hộ dân
có đất trong vùng dự án, ngồi việc trở thành cổ đơng (tính bằng giá trị đất) sẽ
được nhận vào làm công nhân của Công ty với khoản lương trung bình 1 triệu
đồng/người/tháng. Trong khoảng thời gian từ 1-7 năm (trước thời gian cao su
khép tán) các hộ dân này vẫn được sản xuất trên diện tích trồng cao su bằng các
giống cây ngắn ngày. Đây cũng là yếu tố giúp người dân ổn định cuộc sống trước
khi nhận được cổ tức từ việc thu hoạch cao su.
Mặt khác Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng khai thác
cao su tự nhiên nhiều nhất thế giới, nên diễn biến tích cực của ngành cao su tự
nhiên thế giới thời gian qua đã tác động tăng trưởng ngành cao su Việt Nam. Tuy
nhiên khoảng cách về sản lượng khai thác hàng năm của Việt Nam so với các
nước khác như Thái Lan (gần 3 triệu tấn), Indonesia (2 triệu tấn) và Malaysia
(trên 1 triệu tấn) là rất lớn, nên Việt Nam không chủ động được về giá cũng như
cung cầu sản lượng mà hoàn toàn phụ thuộc vào biến động thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp săm lốp ô tô là ngành tiêu thụ chủ yếu
sản phẩm của cao su tự nhiên. Hàng năm ngành cơng nghiệp săm lốp ơ tơ tồn
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cầu tiêu thụ khoảng 50% sản lượng cao su. Thị trường ô tô đã phát triển mạnh
không chỉ ở các nước phát triển mà tại các nước mới phát triển và đang phát triển
như Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. Đáng kể nhất là hai cường
quốc về dân số là Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia có tốc độ phát triển
kinh tế rất cao trong những năm gần đây và có ngành cơng nghiệp săm lốp ô tô
đang phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu ô tô đang tăng của thị trường thế
giới và tại chính thị trường của hai quốc gia này. Chính vì vậy, ngành cao su tự
nhiên thế giới sẽ phát triển mạnh nếu các thị trường trên phát triển. Và cao su
Việt Nam cần có chiến lược hướng tới các thị trường này trong dài hạn. Vì vậy
cần có những phương hướng phát triển thích hợp, đặc biệt cần nâng cao sức cạnh
tranh của mặt hàng cao su để chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
Đối với cây cao su, ngồi ý nghĩa là phát triển rừng (bảo vệ mơi trường,
tạo bầu khí quyển trong lành, thu hoạch gỗ, ngăn chặn lũ lụt, hạn hán, ...) thì đây
là một loại cây công nghiệp lâu năm cho thu hoạch sản phẩm định kỳ (mủ). Mà
mủ (nhựa) mới là sản phẩm chính yếu mang lại giá trị kinh tế cao của cây cao su.
Tuy vậy, tham luận tại hội thảo, ông Trần Đức Viên – Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội cho biết, đến nay, mới chỉ có 63% diện tích cao su được đưa vào
khai thác, do đó tiềm năng phát triển cao su ở Việt Nam còn rất lớn. Bên cạnh đó
các doanh nghiệp cũng đang tích cực đầu tư trồng mới các đồn điền cao su lớn
tại Lào và Campuchia Vì vậy việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cao su
nhằm chiếm lĩnh thị phần trên thị trường hiện đang là nhu cầu cần thiết.
Chỉ có đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất cao su
mới giảm bớt những nghịch lý mà hiện nay chúng ta đang trải qua. Vừa góp
phần tăng kim ngạch XK, vừa tăng thêm việc làm cho người lao động, thỏa mãn
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cao su thành phẩm, cao su kỹ thuật… và giảm bớt
gánh nặng nhập siêu.
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương II: VẤN ĐÈ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CAO
SU TRONG NHỮNG NĂM QUA.
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CAO SU
2.1.1. Lịch sử cây cao su Việt Nam.
Cao su (danh pháp khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ
thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế
lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết
ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ-latex) có thể được thu thập lại như là
nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần
10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm
vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè.
Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt
của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).
Năm 1877, người Pháp thành lập vườn ươm hạt giống ở đồn điền Balland
(nay thuộc xã Tân An Hội, Củ Chi, TP.HCM) do một người Pháp tên Pierre phụ
trách nhưng khơng thành cơng. Năm 1897, tồn quyền Paul Doumer cho lập 2
trung tâm nghiên cứu khác: Một ở Suối Dầu (Nha Trang) do BS Yersin phụ
trách. Trung tâm thứ hai ở khu Bàu Ông Yệm (Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương)
do một sĩ quan quân y Pháp tên là Raoul phụ trách. Cả 2 nơi này đều thành công
nhưng chỉ những cây cao su ở Lai Khê được chọn để nhân giống trồng đại trà ở
Việt Nam và Campuchia, sau một thời gian thử nghiệm , đến năm 1906-1907 các
đồn điền cao su đầu tiên có quy mơ thương mại đã được hình thành ở Đơng Nam
Bộ đánh dấu giai đoạn sản xuất lớn của nghành cao su Việt Nam. Sau giải phóng
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1975 Việt Nam có tổng diện tích 76.600 ha cao su với tổng sản lượng khoảng
40.200 tấn. Nghành coa su Việt Nam được phục hồi và phát triển mạnh mẽ , đến
2007 tổng diện tích đạt 549.600 ha với tổng sản lượng đạt 601.700 tấn. Nhờ vào
các tiến bộ giống và kỹ thuật nông nghiệp, năng suất cao su cả nước đã đạt bình
quân 1.6 tấn/ha gấp hơn 2 lần so với thập niên 1980 ( khoảng 700 kg/ha ).
Cao su là cây cơng nghiệp lâu năm có nhiều triển vọng phát triển trong
điều kiện tự nhiên của nước ta, do sản phẩm cao su có nhu cầu rất lớn về nguyên
liệu cho công nghiệp trong nước cũng như xuất khẩu. Trong những năm qua sản
xuất cao su thiên nhiên Việt Nam đã đạt được một số thành quả nhất định, đưa
sản xuất cao su nước ta lên trở thành một trong những nước sản xuất cao su lớn
của thế giới.
2.1.2. Về năng suất, sản lượng, diện tích cao su hiện tại
2.1.2.1. Tổng quan
Tính đến năm 2007 thì tổng diện tích cao su là 549,6 nghìn ha, trong đó
diện tích cho khai thác là 373,3 nghìn ha ( chiếm 67,9 % tổng diện tích gieo
trồng) và 176,3 nghìn ha đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Giai đoạn 1995
đến 2007 đã mở rộng thêm được 274,7 nghìn ha ( khơng kể diện tích trồng tái
canh ), đạt tốc độ tăng trưởng bình qn 5,9 %/ năm. Trong đó, diện tích mở
rộng thêm vùng Đông Nam Bộ đạt nhiều nhất là 145,9 nghìn ha.
Năng suất cao su khơng ngừng tăng lên, nếu như năm 1995 năng suất
bình quân cả nước là 8,9 tạ /ha thì năm 2000 tăng lên đạt 12,6 tạ/ha và đến năm
2007 đã đạt trên 16,1 tạ/ha ( tăng 7,2 tạ/ha trong 12 năm ).
Về sản lượng: do diện tích cao su khơng ngừng tăng ( cả diện tích trồng
mới và diện tích khai thác ) cùng với việc tăng năng suất nên sản lượng mủ cao
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
su cả nước tăng mạnh từ 130,4 nghìn tấn năm 1995 lên đạt 601,7 nghìn tấn năm
2007 ( tăng thêm 470 nghìn tấn so với năm 1995 )
Theo đề án phát triển của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự kiến
năm 2009, diện tích cao su của cả nước đạt 640 nghìn hécta; và sản lượng sẽ đạt
680 nghìn tấn.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, năm tới, diện tích trồng cao su của Việt
Nam sẽ được mở rộng lên 700.000ha và sản lượng có thể tăng 14,5%, đạt
750.000 tấn.
Nếu VN có thể chuyển rừng nghèo sang trồng cao su thì diện tích có thể
đạt trên 1 triệu ha vào năm 2020 và duy trì mức 1,2 -1,4 triệu tấn mủ, giá dự
đoán là trên 2.000 USD/tấn. Như vậy cây cao su sẽ là cây trồng có hiệu quả.
2.1.2.2. Sản xuất cao su theo vùng
a, Vùng Đông Nam Bộ
Đến năm 2007 tồn vùng có diện tích 350,9 nghìn ha, chiếm 63,8 % tổng
diện tích cao su tồn quốc; diện tích cao su kinh doanh là 266,6 nghìn ha ( chiếm
gần 76 % diện tích cao su tồn vùng ). Trong 12 năm qua diện tích cao su của
tồn vùng tăng thêm 145,9 nghìn ha.
Về năng suất, do là vùng thuận lợi, vùng trồng cao su truyền thống, trình
đọ canh tác về cao su của người dân cao hơn so với vùng Tây Nguyên, Duyên
Hải Miền Trung nên năng suất vùng Đông Nam Bộ đạt cao nhất cả nước (năm
2007 có năng suất bình qn là 17,3 tạ/ha, ln cao hơn các vùng khác từ 22-45
% ). Đông Nam Bộ cũng là vùng coa su quốc doanh, tiểu điền lớn nhất, về sản
lượng cao su của vùng chiếm khoảng 76,6 % tổng sản lượng cả nước năm 2007
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
b, Vùng Tây Nguyên
Đến năm 2007, tổng diện tích cao su tồn vùng đạt 124,9 nghìn ha ( chiếm
22,7 % tổng diện tích cao su cả nước ), tăng thêm so với năm 1995 là 72,4 nghìn
ha; do là vùng phát triển sau so với Đơng Nam Bộ, diện tích trồng mới chủ yếu
là những năm 1999-2006 nêm diện tích khai thác là chưa nhiều, có 78,3 nghìn ha
năm 2007, chiếm khoảng 62,7 % tổng diện tích tồn vùng. Diện tích cao su của
vùng chủ yếu tập trung tại tỉnh Gia Lai với 63,8 nghìn ha năm 2007.
Về năng suất, do là vùng có đièu kiện ít thuận lợi hơn so với vùng Đơng
Nam Bộ, trình độ canh tác cao su của người dân trong vùng chưa cao, nhất là đối
với đơng bào người dân tộc; đồng thời diện tích kinh doanh chue yếu mới dưa
vào khai thác trong những năm đầu nên năng suất cịn thấp.Năm 2007 có năng
suất bình quân là 13,6 tạ/ha, cao hơn so với năm 1995 là 7,7 tạ/ha/.
c, Vùng Duyên hải Miền Trung
Do đặc điểm tự nhiên của vùng thuộc diện ít thích hợp, quỹ đất sản xuất
nơng nghiệp ít, thực hiện đến năm 2007 diện tích cao su trên địa bàn là 73,8
nghìn ha, chiếm 13,4 % tổng diện tích cao su tồn quốc, diện tích kinh doanh là
28,4 nghìn ha ( chiếm 38,4 % diện tích tồn vùng ). Các tỉnh có diện tích trồng
cao su lớn là Bình Thuận, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Thanh
Hóa.
Do diện tích cao su trải rộng trên nhiều tỉnh vàdiện tích mới trồng nên
chưa có sản lượng lớn, năng suất cịn thấp do chủ yếu là các vườn cây mới bắt
đầu đưa vào để khai thác, nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
d, Nhận xét về thực trạng sản xuất cao su theo vùng
Đông Nam Bộ là vùng có điều kiện tự nhiên, đất đai rất thích hợp cho
phát triển cao su so với các vùng khác trên địa bàn cả nước; là vùng sản xuất cao
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
su truyền thống nên trình độ canh tác về cao su cảu người dân cao hơn so với
vùng Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung.Năng suất cao su vùng Đông Nam Bộ
luôn cao hơn các vùng khác từ 22 – 45 %, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư khá tốt,
do đó sản xuất cao su trong vùng có hiệu quả kinh tế cao hơn các vùng khác
Diện tích trồng cao su ở Tây Nguyên chưa cao là do cao su phải cạnh
tranh với các cây trồng khác như cà phê, ngơ lai ở vùng có hiệu quả kihn tế cao
hơn cao su
Vùng Duyên Hải Miền Trung: quỹ đất sản xuất nơng nghiệp ít, hay bịi
bấo, lụt, người dân chưa có kinh nghiệm, đồng thời vì đây là cây trồng mới, yêu
cầu kỹ thuật cao nên phát triển coa su chậm.
2.1.2.3: Sản xuất cao su theo thành phần kinh tế
a, Sản xuất cao su quốc doanh
Kết quả thực hiện sản xuất cao su quốc doanh đến năm 2006 đạt 302,8
nghìn ha, chiếm 57,98 % tổng diện tích cao su tồn quốc. Trong sản xuất cao su
Quốc doanh thì chủ yếu do Tổng cơng ty cao su quản lý với diện tích gieo trồng
đến năm 2006 là 220,6 nghìn ha, chiếm 72,8 % diện tích cao su quốc doanh; diện
tích cao su quốc doanh còn lại là do các đơn vị quốc phịng là kinh tế, các nơng,
lâm trường thuộc các địa phương quản lý ( không thuộc Tổng công ty cao su ).
Diện tích cao su quốc doanh trong những năm qua tăng khơng nhiều, chỉ
tăng thêm 64,5 nghìn ha giai đoạn 1995 – 2006 ( tăng bình quân 2,2 %/ năm ).
Nguyên nhân là do quỹ đất vung tập trung cho các doanh nghiệp cịn hạn chế,
bên cạnh đó một số doanh nghiệp ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ còn trả lại
một phần đất nhằm thực hiện việc giao đất cho động bào dân tộc thiếu đất. Đồng
thời chủ trương của Nhà Nước trong giai đoạn qua là bên cạnh phát triển cao su
đại điền quốc doanh làm nòng cốt cịn khuyến khích phát triển cao su tiểu điền.
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1: Kết quả sản xuất cao su quốc doanh
TT
Vùng, tỉnh
ĐVT
Năm
Năm
Năm
Năm
Tăng,
1995
2000
2005
2006
giảm
1995-
Tổng
diện 1000
237,3 284,7 295,1
302,8
2006
65,5
tích
DT
ha
kinh 1000
144,1 194,8 233,4
240,2
96,1
8,3
11,8 15,4
120,3 230,1 360
16,5
395,7
8,2
275,4
doanh
Năng suất
Sản lượng
ha
Tạ/ha
1000
tấn
Nguồn: Tổng cục thống kê
b, Sản xuất cao su tiểu điền
Kết quả thực hiện sản xuất cao su tiểu điền và tư nhân đến năm 2006 đạt
218,1 nghìn ha, chiếm 41,8 % tổng diện tích cao su tồn quốc. Trong 12 năm qua
diện tích cao su tiểu điền đã tăng thêm 180,5 nghìn ha (riêng năm 2006 diện tích
cao su tiểu điền trồng mới đạt 31,76 nghìn ha ).
Cao su tiểu điền và tư nhân được phát triển chủ yếu ở vùng Đơng Nam Bộ
(144,7 nghìn ha ), vùng Tây Nguyên và Duyên Hỉa Miền Trung chỉ mới phát
triển được ít ( DHMT có 38,3 nghin ha, Tây Nguyên 32,7 nghìn ha).
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2: Kết quả sản xuất cao su tiểu điền
TT
Vùng, tỉnh
ĐVT
Cả nước
Ha
DT kinh doanh
Ha
Năng suất
Tạ/ha
Sản lượng
Tấn
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Năm
Năm
Năm
Năm
Tăng,giảm
1995
2000
2005
186.38
2006
215.82
1995-2006
37.641 125.948
2.750
7,4
2.143
21.368
11,4
24.461
5
6
99.730 113.082
12,4
13,7
123.668 154.392
178.212
110.332
6,3
152.349
Quy mơ diện tích cao su tiểu điền khác nhau tùy theo vùng. Kết quả điều
tra về quy mô diện tích của hộ trồng cao su tiểu điền tại các vùng cho thấy, diện
tích trung bình 1,43 ha/hộ tại các tỉnh Bắc Trung Bộ đến 3,21 ha/hộ tại các tỉnh
Tây Nguyên và diện tihcs cao su tiểu điền bình quân cả nước là 2,49 ha/hộ
Về năng suất cao su tiểu điền đạt trung bình 13,7 tạ/ha ( bằng 84,8 % bình
quân cả nước ). Nưng suất cao su tiểu điền thường thấp hơn cao su quốc doanh là
do hộ tiểu điền thiếu vốn đầu tư, kỹ thuật của hộ nơng dân cịn kém hơn so với
cơng nhân trong các nơng trường quốc doanh, đồng thời diện tích cao su tiểu
điền chủ yếu là trồng mới trong những năm gần đây nên diện tích khai thác chưa
nhiều, diện tích cao su mới bắt đầu khai thác nên chưa đạt đỉnh năng suất cao.
Diện tích cao su tiểu điền nước ta vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Thực tế hiện
nay tại một số nước trồng cao su trên thế giới, diện tích cao su tiểu điền chiếm tỷ
lệ cao hơn hẳn diện tích cao su đại điền, cao su quốc doanh; bình quân là 82 %,
nhiều nhất là ở các nước : Thái Lan (90%), Malayxia ( 89 % ), Ấn Độ (88 % ),
Indonexia (83 % ). Quy mô cao su nông hộ tại các nước như Thái Lan, Malayxia,
SriLanka phần lớn là dưới 6-8 ha, trừ Ấn Độ nông hộ có diện tích rất nhỏ, dưới 2
ha ( nguồn: ARNPC 2005 ).
2.1.3. Một số ứng dụng cây từ cao su
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cao su được mệnh danh là ‘‘vàng trắng’’, lý do nó được gọi như vậy là vì
cao su có rất nhiều ứng dụng. Cao su được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật công
nghệ cũng như trong cuộc sống hàng ngày, nó cịn phục vụ rất nhiều cho ngành
cơng nghiệp khác.
Trong công nghệ kĩ thuật : cao su đứng dụng trong các dây chuyền cơng
nghệ, chế tạo máy móc,... Trong cuộc sống hàng ngày, cao su hầu như có mặt
trong các vật dụng xung quanh ta, phục vụ con người các nhu cầu căn bản như
làm bàn, ghế, gối, nêm,... đến các nhu cầu cao hơn như đi lại, y tế,...
2.1.4. Một số sản phẩm cao su xuất khẩu và ứng dụng
Cao su sơ chế :
+ Cao su xơng khói (RSS : Ribbed smoked sheet):
Ứng dụng: Với điều kiện và phương pháp chế biến đặc trưng, cao su RSS được
ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật như làm mặt lốp ôtô; RSS tạo thành tờ nên ít bị
băm nên cương flực kéo đứt rất cao, ít bị lão hố hơn cao su cốm rất thích hợp
với các sản phẩm địi hỏi tính kháng đứt cao, kháng mịn, cũng như độ cứng cao.
+ Cao su xông khô (ADS: Air Dried sheet)
Ứng dụng: Cao su ADS dùng việc chế tạo các sản phẩm đặc biệt như miếng đệm,
nút kính ở các nắp hộp đồ ăn và nhiều sản phẩm đòi hỏi cao su cso tính tinh khiết
cao và có màu sáng.
+ Cao su CREP:
Ứng dụng: Đây là loại cao su rất khó chế biến nên dung trong các sản phẩm đặc
biệt đòi hỏi độ tinh khiết cao, cũng như các sản phẩm trắng trong.
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cao su cốm:
+ Cao su định chuẩn SVR L, SVR 3L :Đây là loại cao su rất phổ biến trong
cao su sơ chế và được rất nhiều công ty sản xuất , sản phẩm này được ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực. Để đáp ứng được sản phẩm đạt loại L hoặc 3L phải thoả
mãn được các đặc tính quan trọng như Po , màu (Lovibond) ,hàm lượng chất bẩn
,lưu hố….mà trong tiêu chuẩn qui định.
Ứng dụng sản phẩm :Đặc tính thông số Po của loại cao su này cao (Po >
35) nên rất thích hợp cho các loại sản phâm địi hỏi tính đàn hồi cao, chỊu mài
mịn cao, độ bền mỏi cao như lốp xe ô tô, dây đai, cáp dây điện….vv.
Cao su ổn định độ nhớt ( SVR CV50, SVR CV60, SVR 10CV)
Đây là loại cao su được ứng dụng rộng rãi trong các ngành kỹ thuật, hay
những sản phẩm phục vụ trong đời sống hằng ngày. Vì bản chất của cao su như
độ nhớt khơng thay đổi ,độ mềm dẻo ,tính bám dính đã khẳng định loại cao su
này phát triển mạnh trên thị trường trong nước cũng như thế giới.
Ứng dụng: Vì cao su CV (constant viscosity ) tính chất đặc trưng là độ
nhớt khơng thay đổi và độ mềâm dẻo nên được các nhà sản xuất ưa chuộng .Tính
mềm dẻo rất thuận lợi trong quá trình cán luyện (như năng luợng thấp , sự tương
hợp các chất trong hỗn hợp tốt ,khả năng bám dính cao ) sẽ tạo nên một sản
phẩm tốt và đồng đều.
Loại cao su này dùng làm dây thun ,keo dán ,mặt hơng lốp xe ,mặt vợt
bóng bàn…..
Cao su ly tâm :
Ly tâm mủ nước được thực hiện nhờ vào máy ly tâm đĩa, ly tâm tách nước
ra một phần để có hàm lượng cao su đơng đặc mà ta mong muốn.
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ứng dụng : Hiện nay cao su ly tâm được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật
cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Vì bản chất của cao su là chất lỏng chứa
hạt cao su phân tán nên rất thuận lợi trong việc định hình sản phẩm như làm các
loại nêm, găng tay (y tế, kỹ thuật), keo dán, bong bóng, ...
Cao su đặc biệt :
+ Cao su DPNR (Deproteinzed natural Rubber)
Đây là loại cao su tinh khiết với hàm lượng nitrogen thấp, cao su này được
sản xuất khi đã xử lý với hoạt chất enzym proteaza nhằm thủy phân protein có
trong latex vì vậy hàm lượng nitrogen và tro trong sản phẩm nhỏ hôn 0.1 %
Đây là sự trộn giữa cao su đã lưu hố một phần với latex thơng thường
trước khi đánh đơng . Hiện nay có các loại như SP 20, SP 40, SP 50, tức là 20,
40, 50 phần cao su đã được lưu hố.
PA 80 là loại cao su trong đó 80 % cao su đã được lưu hóa trơn với 20 cao
su chưa lưu hố
PA 57 là loại cao su có độ nhớt thấp của cao su PA 80 mà trong đó có 40 %
trọng lượng dầu trong trọng lượng cao su
Các loại cao su này dùng trợ giúp để hồn thiện trong quá trình ép đùn, cán
tráng , và những quá trình trộn hợp giữa cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp .
+ Cao su ENR (Exproxydized Natural Rubber)
Đây là loại cao su epoxy hố nhờ vào tác nhân biến tính epoxy ,tạo nên
nhóm chức epoxy trong mạch cao su . Tác nhân biến tính là performic
(HCOOOH) . Hiện nay có loại ENR 10 , ENR 25 , ENR 50 ,tức là chứa 10% ,
25% ,50% mole nhóm epoxy trong mạch cao su.
Dùng loại cao su này làm keo kết dính cao su với kim loại ; với sự gia tăng nhóm
epoxy độ thấp khí của cao su giảm vì thế khả năng kháng dầu tăng lên.
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Cao su ly tâm HA và LA không TMTD :
Đây là loại cao su trong quá trình sản xuất đảm bảo khơng dùng chất bảo quản
phụ TMTD . Có những sản phẩm cần nguyên liệu này như găng tay y tế ,bình
sữa cho trẻ em ….vv
Và sau đây là một số sản phẩm khác :
1.Cao su thiên nhiên SVR CV60
2.Cao su thiên nhiên SVR 3L
3.Cao su thiên nhiên SVR 10
4.Cao su thiên nhiên SVR CV60
5.Cao su thiên nhiên SVR CV50
6.Cao su thiên nhiên SVR 10CV60
7.Cao su thiên nhiên SVRL
8.Cao su thiên nhiên SVR 3L
9.Cao su thiên nhiên SVR 10
10.Cao su thiên nhiên SVR 20
11.Latex cao su thiên nhiên cô đặc HA
12.Latex cao su thiên nhiên cô đặc LA
13.Cao su thiên nhiên SVR CV60
14.Cao su thiên nhiên SVR CV50
15.Cao su thiên nhiên SVRL
16.Cao su thiên nhiên SVR 3L
17.Cao su thiên nhiên SVR 5
18.Cao su thiên nhiên SVR 10CV
19.Cao su thiên nhiên SVR 10
20.Cao su thiên nhiên SVR 20 CV
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47
Đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
21.Cao su thiên nhiên SVR 20
22.Latex cao su thiên nhiên cô đặc HA
23.Latex cao su thiên nhiên cô đặc LA
24.Cao su thiên nhiên SVR CV60
25.Cao su thiên nhiên SVR CV50
26.Cao su thiên nhiên SVR 3L
27.Cao su thiên nhiên SVR 5
28.Cao su thiên nhiên SVR 10CV
29.Cao su thiên nhiên SVR 10
30.Cao su thiên nhiên SVR 20 CV
31.Cao su thiên nhiên SVR 20
32.Latex cao su thiên nhiên cô đặc HA
33.Latex cao su thiên nhiên cô đặc LA
34.Cao su thiên nhiên SVR CV60
35.Cao su thiên nhiên SVR CV50
36.Cao su thiên nhiên SVRL
37.Cao su thiên nhiên SVR 3L
38.Cao su thiên nhiên SVR 10
39.Cao su thiên nhiên SVR 20
40.Latex cao su thiên nhiên cô đặc HA
41.Latex cao su thiên nhiên cô đặc LA
42.Cao su thiên nhiên SVR CV60
43.Cao su thiên nhiên SVR CV50
44.Cao su thiên nhiên SVRL
45.Cao su thiên nhiên SVR 3L
Đinh Văn Sơn
Lớp: KTNN & PTNT 47