Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

TÀI LIỆU ôn THI tốt NGHIỆP 12 học kì 2 môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.87 KB, 52 trang )

Trường THCS & THPT Mỹ Quý

VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở Hà Nội.
- Sáng tác của ông diễn tả những sự thật của đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú về phong
tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta, lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng giàu
có.
- Năm 1996 ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm chính: Dế Mèn phiêu lưu kí, O chuột, Quê người, Truyện Tây Bắc…
2. Xuất xứ – Hoàn cảnh ra đời:
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập “Truyện Tây Bắc”, được tặng giải Nhất –
Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ gần như
nguyên vẹn giá trị và sức thu hút đối với nhiều thế hệ người đọc.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
- Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu
bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng,
đi tìm cuộc sống tự do.
- Tác phẩm khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn
người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị
dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.
4. Tóm tắt tác phẩm
Mị là cô gái trẻ đẹp, tài hoa, hiếu thảo, nhiều trai làng mê Mị và Mị đã có người yêu. Vì món nợ truyền kiếp
của gia đình với nhà thống lý Pá Tra, mà một đêm, Mị bị A Sử bắt về làm vợ, trở thành con dâu gạt nợ. Mị bị áp bức, bị
bóc lột hết sức tàn nhẫn. Mị muốn tự tử nhưng nếu chết thì nợ cha vẫn còn, thương cha, Mị cam chịu kiếp sống đoạ
đày . Đến khi cha chết, Mị cũng không nghĩ đến chuyện tự tử nữa, vì Mị đã quen với cái khổ. Đêm tình mùa xuân đến,
Mị chuẩn bị đi chơi, liền bị A Sử bắt trói đứng.
A Phủ là một thanh niên khoẻ mạnh, lao động giỏi, nhiều cô mê, nhưng A Phủ không lấy được vợ vì mồ côi.
Vào đêm xuân, xảy ra việc đánh nhau với A Sử, A Phủ bị bắt và trở thành nô lệ cho nhà thống lí . Vì để mất một con
bò , A Phủ bị Pá Tra trói đứng mấy ngày đêm . Mị cảm thông , cởi trói và chạy theo A Phủ . Hai người đến Phiềng Sa


thành vợ thành chồng , giác ngộ cách mạng , cùng dân làng chống thực dân Pháp và bọn tay sai .

*5. Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói.
- Khi chứng kiến A Phủ bị trói mấy ngày đêm, Mị thức tỉnh dần, Mị liên tưởng đến cảnh mình cũng
từng bị trói như thế.
- Từ chỗ lãnh đạm, Mị cảm thấy thương cho số phận người đàn ông ấy, Mị đã từng thoáng chút lo sợ
nhưng đã hành động cứu A Phủ và chạy theo A Phủ.
 Từ chỗ từ chối cảnh làm vợ đến đành cam chịu, rồi cuộc sống bên ngoài và nội lực tiềm ẩn bên
trong đã giúp Mị nhận ra nỗi khổ của mình và của người khác, đồng thời nhận biết được sự độc ác
của bọn thống lí và cuối cùng dám hành động cứu người và cũng chính là cứu mình.

Tài liệu ôn thi tốt1nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

*6. Bình luận ngắn gọn chi tiết nghệ thuật Mị cởi trói cho A Phủ.
- Chi tiết được sử dụng khá đắt, thích hợp vào đúng khoảnh khắc thời gian và không gian có tính
chất quyết định cho sự trỗi dậy của nhân vật.
- Chi tiết xuất hiện phù hợp với quá trình phát triển biện chứng của tâm lí nhân vật. Từ chỗ lạnh
lung tưởng như vô cảm đến dần dần nhận ra nỗi khổ của mình cũng như của người khác, đồng thời
nhận ra được tội ác của nhà thống lí.
 Chi tiết ấy chỉ có thể có trong những tp của những cây bút tài năng.
* 7. Những biểu hiện của hương vị miền núi Tây Bắc trong tp.
Để tạo dựng được hương vị đặc trưng miền núi TB là một thành công xuất sắc của tg, một
nhà văn am hiểu sâu sắc và yêu mến thiết tha cảnh vật và con người miền núi TB.
Đặc sắc ấy được thể hiện qua những phương diện sau:
- Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng, đầy màu sắc của cỏ gianh vàng ửng, những
chiếc váy hoa sặc sỡ, những tiếng sáo tha thiết gọi bạn tình,…
- Những phong tục tập quán riêng của TB: lễ sinh tiền, tục bắt con gái làm vợ, những cảnh

vui xuân trên bản, cảnh nam nữ hò hẹn hát giao duyên,…
- Những con người cần mẫn, tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, kín đáo thầm lặng, nhưng cũng
dồi dào khát vọng và quyết liệt trên con đường tìm kiếm tự do, hạng phúc.
II. LÀM VĂN
1. Phân tích hai nhân vật Mị và A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô
Hoài.
Nội dung: Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, tác giả tố cáo chế độ thực dân phong kiến miền núi đàn áp,
bóc lột... con người đồng thời cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của người lao động nghèo và cổ vũ cho
khát vọng hạnh phúc và đấu tranh giành lấy tự do của họ.
a. Nhân vật Mị:
a1. Là cô gái trẻ đẹp, tài hoa, hiếu thảo:
Trước khi về làm dâu nhà thống lý, Mị đẹp như một bông hoa rừng.
- Người con gái ấy là niềm khát khao, ước mơ của biết bao chàng trai: “có biết bao nhiêu người mê ,
ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”; ngày Tết, “trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”.
- Một con người tài hoa : “Mị thổi sáo giỏi và thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Tâm hồn Mị là tâm hồn
của người nghệ sĩ tài hoa và đa cảm.
- Mị là cô gái siêng năng chăm chỉ , hiếu thảo : biết cha mắc nợ , Mị nói : “ con nay đã biết cuốc nương,
làm ngô , con phải làm để trả nợ thay cho bố”. Mị có ý thức về trách nhiệm của một người con đối với
gia đình.
Trước khi lấy chồng, Mị là cô gái phơi phới, trẻ trung, yêu đời , tâm hồn đầy khát khao , Mị có
đủ những phẩm chất để trở thành một cô gái hạnh phúc.
a2. Mị có số phận bất hạnh:
- Cuộc đời tủi nhục của Mị bắt đầu khi Mị bị bắt về làm vợ A Sử , làm con dâu gạt nợ của nhà thống lý
Pá Tra .
- Mị bị đối xử như một nô lệ.

Tài liệu ôn thi tốt2nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

+ Bị bóc lột sức lao động: Mị bị bắt làm đủ mọi việc (hái thuốc phiện , giặt đay , xe đay , bẻ bắp,
hái củi , bung ngô và lúc nào đôi bàn tay cũng phải tước sợi (“Con trâu, con ngựa làm còn có lúc , đêm
nó đứng nhai cỏ , gãi chân , đàn bà con gái trong nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày”). Mị bị bóc lột
thậm tệ , không được đối xử như một con người , thua cả ngựa trâu .
+ Bị đánh đập tàn nhẫn : Mị bị A Sử trói đứng vào cột nhà, bị đá vào mặt , bị đánh ngã dúi vào
bếp lửa . Mị bị hành hạ dã man như thời trung cổ .
- Mị sống khổ đau , cam chịu: “lúc nào Mị cũng cúi mặt , mặt buồn rười rượi” , “Mị lùi lũi như con rùa
nuôi trong xó cửa”; không còn ý niệm về thời gian và không gian: cái buồng Mị nằm kín mít, chỉ có cửa
sổ lỗ vuông bằng bàn tay , nhìn ra ngoài chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng.
- Mị bị áp chế về mặt tinh thần : bị cúng trình ma nhà thống lý nên Mị nghĩ rằng mình chỉ còn rũ xác ở
đây thôi . Bọn chúng đã mượn mê tín và thần quyền để khống chế Mị, buộc cô phải cam chịu, nhẫn nhục
đến trọn đời .
Có thể nói, Mị bị tê liệt toàn bộ ý chí đấu tranh , không còn ý thức về quyền làm người. Qua Mị,
tác giả tố cáo chế độ phong kiến miền núi tàn nhẫn, vô nhân đạo, khinh rẻ con người, coi thường quyền
sống của con người.
a3. Sức sống tiềm ẩn mãnh liệt của Mị: thể hiện qua ba lần phản kháng.
 Lần thứ nhất :
- Những ngày đầu làm dâu nhà thống lý, Mị thấm thía nỗi đau của cuộc đời bị cướp đoạt nên “đêm nào
Mị cũng khóc”. Đây là sự phản ứng của Mị về thực tại, hoàn cảnh bất công.
- Mị định ăn lá ngón để tự tử, mong kết liễu một cuộc đời không ra gì. Hành động có vẻ tiêu cực nhưng
thể hiện sự phản kháng của cô: không chấp nhận số kiếp tôi đòi, chết mòn, héo úa.
Hai hành động trên chứng tỏ con người Mị tiềm ẩn một sức phản kháng, một sức sống mãnh liệt
 Lần thứ hai :
Để cho cô Mị không còn ý niệm về thời gian và không gian… bỗng nhiên muốn quẫy đạp, vùng dậy đi
chơi xuân là một “ca tâm lý” khó, điều này đòi hỏi sự chắc tay của nhà văn Tô Hoài. Tác giả đã để cho
ngoại cảnh tác động, kích thích vào mọi giác quan của Mị :
- “Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội”. Cái “rét
như dao hàn cắt da ấy” không giống như mọi năm đang đánh động vào da thịt của Mị.
- “Trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ”.
Màu “vàng ửng” của cỏ gianh cùng màu rực rỡ của những chiếc váy… đã kích thích mạnh vào thị giác

của Mị.
- Đám trẻ chơi quay cười ầm trước hiên nhà. Những hình ảnh của thị giác , thính giác , xúc giác đã tập
trung vào để đánh thức Mị . Mị bắt đầu có cảm xúc chứ không tê liệt như trước nữa.
- Trong các yếu tố “ngoại lực” của mùa xuân, phải kể đến tiếng sáo và men say đã khơi gợi tâm hồn Mị :
+ Tiếng sáo gọi bạn ở đầu núi làm Mị thấy thiết tha bổi hổi, nhẩm thầm theo bài hát của người
đang thổi: Mày có con trai con gái rồi, Mày đi làm nương, Ta không có con trai con gái, Ta đi tìm người
yêu.
Như vậy, tiếng sáo là biểu tượng lôi cuốn nhất của tình yêu, của khát vọng ham sống đã bắt đầu
đánh thức Mị tâm hồn cô bắt đầu xao xuyến, thiết tha.
+ Trong không khí ấy, Mị lại được kích thích bởi men rượu: “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng
ực từng bát” . Cách “uống ừng ực” ấy như báo trước một sự nổi loạn trong Mị.
+ Men say và tiếng sáo gọi bạn ở đầu làng:
Tài liệu ôn thi tốt3nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý
* Làm Mị sống lại thời con gái: Mị nhớ lại ngày trước Mị thổi sáo giỏi, có biết bao nhiêu
người mê đã thổi sáo đi theo Mị.
* “Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng
hay như thổi sáo”.
* Mị thấy mình còn trẻ, thấy tâm hồn phơi phới vui sướng và muốn đi chơi.
Bằng việc nhớ lại quá khứ và hành động trong hiện tại đã chứng tỏ Mị vượt qua tình trạng sống
“phi thời gian” bấy lâu nay của mình. Ý thức về quyền sống và quyền được hưởng hạnh phúc của một
con người đã sống lại … trong Mị .
* Phản ứng đầu tiên của một cô Mị đã thật sự sống trở lại là “Nếu có nắm lá ngón trong tay
lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Ý nghĩ về cái chết lúc này là sự phản
kháng quyết liệt với hoàn cảnh hiện tại của Mị.
+ Mị vẫn nghe tiếng sáo lơ lửng bay ngoài đường: (Anh ném pao, em không bắt; Em không yêu,
quả pao rơi rồi…). Mị xắn một miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng. Cô muốn không gian quanh mình
sáng rực hơn , hay cô muốn thắp sáng niềm tin , giã từ tăm tối?

+ Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị. Lúc này, Mị hành động thật táo bạo : Mị quấn lại tóc, với tay
lấy chiếc váy hoa . Mị chuẩn bị đi chơi. Tiếng sáo trong tâm hồn có sức mạnh và sức quyến rũ ghê gớm
đã đưa Mị trở về với bản chất của cô Mị thuở chưa lấy chồng với những khát khao, hạnh phúc .
+ A Sử chặn đứng mọi ước mơ của Mị . Hắn trói Mị vào cột nhà bằng một thúng dây đay. Nhưng
Mị không biết gì về thảm cảnh của mình , bởi cô vẫn nghe tiếng sáo đưa cô vào những cuộc chơi , đám
chơi . Mị vùng bước theo tiếng sáo nhưng dây trói thít vào da thịt đau nhức. Cả đêm ấy , “Mị lúc mê ,
lúc tỉnh”, lúc khóc vì đau “lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ”.
A Sử có thể giam cầm thể xác Mị nhưng không thể giam hãm tinh thần, khát vọng sống
trong Mị. Bị trói nhưng Mị vẫn làm một cuộc vượt ngục tinh thần để cùng hòa theo tiếng sáo nghĩa là sự
trói buộc của A Sử không khuất phục được Mị, chỉ làm cho khát vọng sống trong Mị mạnh mẽ hơn mà
thôi. Nhưng kết cục thì Mị cũng không thể vượt ra khỏi dây trói. Điều ấy cho thấy những phản ứng
mang tính tự phát thì không thể giải thoát cho con người.
 Lần thứ ba :
- Mùa đông trên rẻo cao lạnh và buồn, đêm nào Mị cũng dậy để thổi lửa, hơ tay. Khi ngọn lửa bùng lên,
Mị mới biết A Phủ còn sống và Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay: “Nếu A Phủ có là cái xác chết đứng
đấy thì cũng thế thôi . Mị chỉ biết còn ở với ngọn lửa”. Nghĩa là Mị thản nhiên đến đáng sợ trước tình
cảnh của A Phủ. Một cô Mị trẻ trung yêu, yêu đời xưa kia không thể là cô Mị vô cảm, vô hồn trước nỗi
đau của đồng loại. Nhưng vì chuỗi ngày sống trong nhà thống lý, cô đã quá quen với cảnh đày đoạ người
một cách dã man của cha con nhà hắn nên cô đã bị tê liệt những xúc cảm trong tâm hồn. Đây là trạng
thái của chứng tích “chai lì” vì đau khổ .
- Đêm sau, Mị trở dậy, ngọn lửa sáng lên, Mị trông sang thấy một dòng nước mắt của A Phủ đã bò
xuống hai hõm má đã xám đen lại.
+ Dòng nước mắt của A Phủ đã đưa Mị ra khỏi cõi quên mà về với cõi nhớ.
* Mị nhớ lại tình cảnh mình bị trói đứng một năm về trước, nước mắt chảy xuống miệng,
cổ không thể lau đi được.
* Mị nhớ đến người đàn bà cũng bị trói đứng cho đến chết trong ngôi nhà này. Lần đầu
tiên, Mị thấy ghê sợ cái ác, “cha con chúng nó thật độc ác”.
* Mị thấy cái chết đang đến dần với A Phủ ”Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết,
chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”.


Tài liệu ôn thi tốt4nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý
* Mị nhận ra tình cảnh bi đát, tuyệt vọng của thân phận mình (“Ta là thân đàn bà, nó bắt
ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”) nhưng đồng thời cũng nhận cái
chết đang đến gần với A Phủ thật vô lý “Người kia việc gì mà phải chết thế.”
Trong dòng suy nghĩa của Mị, có hai lần Mị thương cho thân mình, nhưng có đến ba lần Mị nghĩ
cho người – nghĩa là tình thương người đặt trên sự thương thân. Đây chính là bản chất của lòng nhân
hậu và sự hy sinh.
+ Mị lại chìm vào tưởng tượng: Mị nghĩ đến cảnh A Phủ bỏ trốn, rồi cha con Pá Tra bảo là Mi
cởi trói… rồi bắt Mị trói thay vào đó, Mị sẽ chết trên cái cọc ấy… nghĩ đến đây nhưng Mị cũng
không thấy sợ. Nghĩa là nếu Mị có chết thay cho A Phủ thì cũng không hề gì. Khi tình thương
người lớn hơn tình thương thân thì người ta mới dám hy sinh chính bản thân mình.
+ Vì vậy, Mị đã hành động mang tính tất yếu của sự hy sinh là cắt dây trói cứu A Phủ. Mị chấp
nhận cái chết để A Phủ được sống. Hành động của Mị tuy ta không thể đoán trước được, nhưng
vẫn nằm trong sức sống nội tại của nhân vật. Bởi Mị từng nguyện làm rẫy, chịu khổ để trả nợ
thay cho bố, đã toan chết để tìm sự giải thoát thì lẽ nào lại không dám chết để cứu một con người
vô tội?
+ Nhưng khi A Phủ đi rồi , bản năng tự vệ đến với Mị, Mị đã chạy theo A Phủ với lời giải thích
đơn giản “ở đây thì chết mất”. Mị đã cứu A Phủ thì tại sao không cứu chính mình? Mị đã hành
động mang ý nghĩa giải phóng bản thân.
Có thể nói, Mị cắt dây trói cứu A Phủ, cũng là Mị đã tự cắt dây trói buộc cô với nhà thống lý Pá
Tra. Đấy là quá trình tự nhận thức của Mị: nhận thức xã hội tàn bạo - sắp giết chết một con người vô
tội, nhận thức mình không thể chết. Tác giả diễn tả một cách tinh vi mà hợp lý những diễn biến trong
tâm hồn Mị, nên nên Mị hiện ra đầy mâu thuẫn nhưng phù hợp với quá trình giác ngộ và làm cách
mạng của con người.
b. Nhân vật A Phủ:
b1. Là người có số phận bất hạnh:
- Mồ côi: cha mẹ, anh chị em chết trong dịch đậu mùa ở làng Hángbla.

- Nghèo khổ:
+ Bị người làng bắt đem bán đổi lấy thóc.
+ Nghèo đến nỗi không lấy được vợ.
- Là nạn nhân của chế độ thực dân phong kiến miền núi:
+ Là nạn nhân của định kiến hà khắc: “không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc, không
thể lấy vợ”.
- Mang thân phận của một kẻ nô lệ:
+ Bị ức hiếp, bị đánh đập tàn nhẫn: xảy ra vụ đánh nhau với A Sử, A Phủ bị bắt sống, bị trói gô
chân lại, bị khiêng như lợn, phải quỳ chịu đòn, mặt sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu, đầu
gối sưng bạnh như mặt hổ phù.
+ Bị bóc lột sức lao động:
* Bị buộc phải vay 100 đồng để nộp phạt vì đánh con quan và phải đi ở đợ nhà quan để
trừ nợ.
* Bị bắt làm đủ mọi việc: cày ruộng, cuốc nương, săn bó tót, bẫy hổ, chăn bò… quanh
năm ở ngoài rừng.
Tài liệu ôn thi tốt5nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý
* Vì để mất một con bò mà bị trói đứng suốt mấy ngày đêm.
b2. Là con người mạnh mẽ và dũng cảm:
- Còn nhỏ, bị bắt xuống cánh đồng thấp, A Phủ gan bướng tìm cách trốn lên núi.
- Lớn lên, A Phủ có sức khoẻ hơn người: “Đứa nào có được A Phủ cũng bằng có được trâu tốt trong
nhà”.
- Dám đánh con quan vì nhận ra sự vô lý của A Sử: A Phủ ném con quay rất to vào mặt A Sử, xộc tới
nắm vòng cổ, kéo dập đầu A Sử xuống, xé vai áo, đánh tới tấp.
- Rất tự tin khi tìm ra dấu vết của con hổ và cũng rất tự tin khi trả lời thống lý: “tôi về lấy súng, thế nào
cũng bắn được con hổ này to lắm.”
- Dám cãi lại thống lý: “Cho tôi đi. Được con hổ ấy nhiều tiền hơn con bò, cho tôi khỏi tội”.
- Bị trói đứng, “trong một đêm nhay đứt hai vòng dây mây”.

- Trước cái chết đến nơi, “A Phủ quật sức vùng lên chạy.”
Cùng với Mị, cuộc đời và tính cách của A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và phẩm chất
của người dân vùng cao Tây Bắc. Từ trong bóng tối của cuộc đời gian khổ, tủi nhục, họ đã vươn tới ánh
sáng rực rỡ của nhân phẩm và tự do, đến với cách mạng.

2. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn
Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008).
I. Mở bài
II. Phân tích
a. Tác phẩm đã miêu tả những thân phận nô lệ dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi:
a1. Thông qua cuộc đời nhân vật Mị :
- Mị là nạn nhân của sự vùi dập về thể xác: (bị bóc lột sức lao động thậm tệ; bị đánh đập, bị trói đứng...).
- Mị là nạn nhân của sự vùi dập về tinh thần : (căn buồng Mị ở tối tăm, chỉ thông ra thế giới bên ngoài
qua một cửa sổ “lỗ vuông bằng bàn tay”; Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”…)
a2. Thông qua cuộc đời A Phủ :
- Vì không chịu được sự bất công cũng như thái độ hống hách, cậy quyền thế của A Sử - con trai thống
lý Pá Tra, A Phủ đã đánh A Sử. A Phủ bị bắt, bị đánh đập, hành hạ, bị bắt phải vay nhà thống lý một trăm
đồng bạc hoa xòe để nộp vạ cho làng và trở thành người ở trừ nợ.
- Vì để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị thống lý Pá Tra trói đứng suốt mấy ngày đêm.
Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, tác giả tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi (tiêu biểu
là cha con thống lí Pá Tra) và bênh vực, cảm thông sâu sắc với những người lao động nghèo có số phận
bất hạnh.
b. Tác giả phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo:
- Về tính cách :
+ Mị là cô gái có tâm hồn nhạy cảm (sự hồi sinh trong tâm hồn cô khi đêm tình mùa xuân đến và
việc cởi trói cho A Phủ.)
+ A Phủ cứng cỏi, gan dạ, ngay thẳng (với A Phủ, tác giả chủ yếu miêu tả hành động hơn là biểu
hiện nội tâm)
- Về số phận.
Tài liệu ôn thi tốt6nghiệp năm 2012



Trường THCS & THPT Mỹ Quý
+ Mị tiêu biểu cho những người phụ nữ miền núi với thân phận thua cả súc vật.
+ A Phủ tiêu biểu cho người thanh niên nghèo miền núi, là công cụ lao động cho những kẻ bóc
lột.
Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, tác giả trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt
đẹp của người lao động nghèo miền núi trong xã hội cũ, đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh
và vạch ra con đường giải phóng cho họ.
III. Kết luận:
- Truyện có giá trị nhân đạo sâu sắc : Phát hiện và ngợi ca sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người.
Giá trị nhân đạo của “Vợ chồng A Phủ” gắn liền với đường lối cách mạng và chính sách dân tộc của
Đảng : Giải phóng cho những người lao động bị áp bức bóc lột, đem đến cho họ một cuộc sống tốt đẹp
hơn.
- Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, tác phẩm cho thấy : Xã hội phong kiến miền núi dù có tàn bạo đến đâu
cũng không giam hãm được khát vọng sống của con người.

Tài liệu ôn thi tốt7nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

VỢ NHẶT - Kim Lân
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả
- Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh.
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, thường viết về nông thôn và người nông dân. Họ dù
nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn yêu đời, thật thà, chất phác và thông minh, hóm hỉnh, tài hoa.
- Năm 2001 Kim Lân được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng, Con chó xấu xí .

2. Trình bày xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền
thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám
thành công nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một
phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.
3. Hãy tóm tắt ngắn gọn cốt truyện của tác phẩm.
Năm 1945 nạn đói khủng khiếp xảy ra, người chết như ngả rạ, người sống dật dờ như những bóng ma. Tràng
sống ở xóm ngụ cư nghèo nàn, làm nghề kéo xe bò chở thóc cho liên đoàn. Một hôm, mệt quá, anh hò một câu cho đỡ
mệt, không ngờ câu hò ấy làm anh quen với một cô gái. Ít lâu sau, gặp lại, anh không nhận ra cô bởi vẻ tiều tụy, đói
rách. Cô xin anh cho ăn, và anh cho cô ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Từ câu nói đùa không ngờ của anh, cô theo anh
về làm vợ. Mẹ anh không tin anh có vợ nhưng sau đó bà hiểu ra mọi điều rồi vui, buồn lẫn lộn. Bữa cơm ngày đói thật
thảm hại, nhưng họ cố che giấu để nói toàn chuyện vui. Tuy nhiên vị đắng chát của bát cháo cám khiến họ phải ngậm
ngùi. Khi nghe vợ kể chuyện về đoàn người đói đi phá kho thóc Nhật, Tràng thấy tiếc vẩn vơ và trong óc hiện lên hình
ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới.

4. Trình bày giá trị bao trùm của truyện ngắn này.
- Giá trị nội dung :Truyện ngắn “Vợ nhặt” mang giá trị nhân đạo sâu sắc, không chỉ miêu tả tình
cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện
bản chất tốt đẹp và sức sống kỳ diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự
sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
- Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật dựng đối thoại sinh
động, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế.
5. Giải thích ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn “Vợ nhặt”.
- “Nhặt” nghĩa là lượm là nhặt nhạnh , nhặt vu vơ . “Vợ nhặt” là nhặt được vợ , lượm được vợ . Tựa đề
là sự kết hợp giữa một việc có vẻ như đùa , bỡn cợt (nhặt) với một việc hệ trọng, trang nghiêm (lấy vợ)
gợi một ý nghĩa vô cùng sâu sắc .
+ Gợi thân phận rẻ rúng , tội nghiệp của người phụ nữ như một thứ đồ bỏ đi và được người ta
lượm về ;
+ Gợi cuộc sống cùng khổ , túng quẫn của người lao động: nghèo đến mức không lấy nổi vợ ,
phải lượm người đàn bà ngoài đường về làm vợ;

+ Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Kể từ khi có người vợ nhặt, mọi người trong gia
đình Tràng trở nên gắn bó, quây quần, chăm lo cho tổ ấm của mình.
 Tựa đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang,
đùm bọc và khát vọng hướng tới cuộc sống, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
Tài liệu ôn thi tốt8nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

II. LÀM VĂN
1. “Nhặt vợ” là tình huống độc đáo của truyện ngắn “Vợ nhặt”. Em hãy nêu ý nghĩa
của tình huống này
a. Nêu tình huống
- Tình huống buồn vui lẫn lộn:
+ Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu, thô kệch, ăn nói thì cộc cằn. Hoàn cảnh của
Tràng cũng rất ái ngại: là dân ngụ cư, nhà nghèo khổ, lại đang bị cái đói đeo bám. Như thế
nguy cơ "ế vợ" đã rõ. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh
ta thì đột nhiên Tràng có vợ. Mà có được vợ một cách dễ dàng chóng vánh chỉ nhờ bốn bát
bánh đúc và một lời nói đùa. Đây quả là điều may mắn. Nhưng nhặt vợ là nhặt thêm một
miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình, đẩy mình đến gần hơn với cái chết.
Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.
- Tình huống éo le, oái oăm đó khiến mọi người trong xóm ngụ cư và bà cụ Tứ phải ngạc nhiên.
+ Mọi người vừa vui, vừa lo lắng cho anh: “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời
về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”
+ Còn bà cụ Tứ ban đầu thì ngạc nhiên, sau đó hiểu ra thì bà "cúi đầu nín lặng" với nỗi lo
riêng mà rất chung: "Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này
không?"
+ Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình: "Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà
đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ". Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết ngạc nhiên.
Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí, qua đó, thể hiện rõ giá

trị hiện thực, nhân đạo và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
b. Ý nghĩa cuả tình huống
- Giá trị hiện thực:
+ Tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.
+ Tràng nhặt vợ là biểu hiện của cái khốn cùng của cuộc sống.
+ Người đàn bà vì đói mà xin ăn, rồi chấp nhận theo không Tràng để trở thành người vợ nhặt.
Truyện cho thấy vì cùng đường mà con người trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, bất chấp. Chính cái xã
hội ấy đã phủ nhận giá trị và bóp méo nhân cách của con người.
- Giá trị nhân đạo: Truyện ngợi ca con người - cho dù bị đẩy vào tình huống bi đát , phải sống trong
sự đe doạ của cái chết nhưng họ vẫn cưu mang đùm bọc, khao khát tình thương, sự sống và hạnh
phúc, luôn tin tưởng ở tương lai.
+ Trong bối cảnh bi thảm, Tràng lấy vợ là để tiếp tục sự sống, để sinh con đẻ cái, để hướng
đến tương lai. Người đàn bà đi theo Tràng cũng để chạy trốn cái đói, cái chết để hướng đến
sự sống. Bà cụ Tứ là một bà lão nhưng lại luôn nói đến chuyện tương lai, chuyện sung sướng
về sau, nhen lên niềm hi vọng cho dâu con. Đó chính là sức sống bất diệt của Vợ nhặt.
Tình huống truyện góp phần làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận và chủ đề tư
tưởng tác phẩm.
2. Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Tài liệu ôn thi tốt9nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

Nội dung: Truyện tố cáo chế độ thực dân, phát xít đã đẩy dân ta vào nạn đói khủng khiếp, qua đó ca
ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo: dù đứng trên bờ vực của cái chết, nhưng họ vẫn cưu
mang đùm bọc, khát khao hạnh phúc và hướng tới một tương lai tươi sáng.
a. Ý nghĩa nhan đề :
b. Giá trị hiện thực của tác phẩm là phơi bày cuộc sống khốn cùng của người dân trong nạn
đói khủng khiếp:
- Cái đói: “Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào”.

- Người đói:
+ “Xanh xám như những bóng ma” , “dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”.
+ Con người phải ăn cháo cám , thậm chí “khối nhà còn chả có cám để mà ăn”.
+ Tràng nhặt được vợ chỉ với bốn bát bánh đúc và câu nói đùa.
+ Người đàn bà đói đến mức phải xin ăn một cách trắng trợn và ăn một chập bốn bát bánh
đúc.
- Không khí ngày đói : “Người chết như ngả rạ” , ngày nào cũng “ba bốn cái thây nằm cong queo
bên đường”, “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”, “tiếng quạ
cứ gào lên từng hồi nghe thê thiết”. Cái đói lộ diện với hình thù rõ ràng của sự chết chóc , tang tóc,
thê lương và thể hiện sức mạnh huỷ diệt đến mức khủng khiếp .
Tác phẩm phản ánh sinh động , chân thực nạn đói kém năm 1945 của dân tộc , con người
sống cùng quẫn , bế tắc , loạn ly . Tác giả vừa thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của
người nông dân vừa lên án tội ác dã man , chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân – phát xít .
c. Giá trị nhân đạo : tác phẩm ngợi ca những con người biết cưu mang , đùm bọc nhau trong lúc
khốn cùng; sống khát khao hạnh phúc với niềm tin yêu mãnh liệt .
c1. Nhân vật Tràng :
- Nhân hậu , thương người : thấy người đàn bà đói xin ăn, anh sẵn sàng cho chị ăn.
- Khát khao hạnh phúc : Sau đó, chỉ vì một câu nói đùa của anh (“Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra
khuân hàng lên xe rồi cùng về” ) mà người đàn bà theo anh về thật. Mới ban đầu Tràng cũng chợn nghĩ:
“thóc gạo này đến cái thân mình chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Nhưng rồi anh “tặc
lưỡi” một cái và nói “kệ”. Bên ngoài của hành động đó thể hiện sự buông xuôi, cứ để thị ta về, tới đâu
hay tới đó. Nhưng bên trong tâm hồn, Tràng không chỉ muốn cưu mang người đàn bà nghèo đói ấy mà
còn bộc lộ niềm khao khát một mái ấm gia đình.
- Trân trọng người đàn bà theo không mình: “sính lễ” mà Tràng dành cho chị là bốn bát bánh đúc, một
câu nói đùa cùng cái thúng con con với vài ba thứ lặt vặt; “tiệc cưới” là một bữa cơm no nê.
- Thật sự hạnh phúc khi có vợ: tâm lý thay đổi trên đường về nhà, nỗi hồi hộp khi chờ mẹ về, xúc cảm
sau đêm tân hôn, nhận ra sự thay đổi kỳ diệu của ngôi nhà, của mẹ và vợ, ý thức trách nhiệm đối với gia
đình, cảm thấy gắn bó với hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới.
Có vợ là một bước ngoặt làm đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng : từ khổ đau sang
hạnh phúc , từ chán đời sang yêu đời, sang ý thức và tin vào tương lai – mà tương lai này gắn liền với

cách mạng . Tác giả miêu tả rất tài tình những cử chỉ , lời nói , nét mặt … , những ý nghĩ âm thầm bên
trong nội tâm nhân vật , qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao cháy bỏng hạnh phúc đời
thường của người lao động nghèo .
c2. Nhân vật bà cụ Tứ :
- Nhân hậu:
Tài liệu ôn thi tốt10nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý
+ Khi hiểu người đàn bà lạ trong nhà mình là vợ của Tràng, bà xót xa cho số kiếp con: người ta
được “vợ cưới” còn con bà thì “vợ theo”.
+ Rồi bà tủi cho thân phận mình: người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm
nổi , còn bà thì … Bà day dứt vì mình chưa làm tròn trách nhiệm của một người mẹ.
+ Bà lo lắng cho hạnh phúc của con : “ Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói
khát này không” .
+ Bà cảm thông và thầm cảm ơn người đàn bà đã đồng ý làm vợ con mình.
- Hướng đến tương lai với niềm lạc quan tươi sáng:
+ Bà mừng hạnh phúc của con, rồi bà khuyên nhủ các con những lời chí nghĩa chí tình, hướng
đến sự sống tương lai.
+ “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại”, nhưng “bà nói toàn chuyện vui , toàn chuyện sung
sướng về sau này”.
Tác giả rất thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật bà cụ Tứ ở nhiều cung bậc, mức độ
khác nhau . Qua đó, ta thấy được những phẩm chất đáng quý của ngưới mẹ Việt Nam nhân hậu, bao
dung, độ lượng, thương con tha thiết và dù trong hoàn cảnh nào cũng vươn lên hướng tới tương lai .
c3. Người vợ nhặt:
- Cuộc sống nghèo khổ, làm thuê làm mướn và trở thành người vợ nhặt.
- Trong nạn đói, chị vẫn nghĩ về sự sống và hướng tới sự sống.
+ Chị đã theo không về làm vợ Tràng. Việc theo không này, trong hoàn cảnh đói kém lúc bấy
giờ, mang ý nghĩa hướng về sự sống rất rõ: vừa là sự sống theo ý nghĩa chống cái đói, vừa là sự
sống trong hạnh phúc gia đình.

+ Sau khi thành nàng dâu mới, chị như đổi khác. Chị dậy sớm, cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu xếp
lại nhà cửa cho quang quẻ hơn (“rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì
chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”).
Vì nghĩ đến cuộc sống gia đình, đến trách nhiệm dâu con, mà chị đã đổi khác. Chính tình thương
và lòng nhân ái của mẹ con bà cụ Tứ đã giúp chị trở lại với đúng bản chất con người chị.
d. Dân xóm ngụ cư:
Người dân xóm ngụ cư sống lặng lẽ âm thầm trong bóng tối đang đè nặng xuống của trận đói
khủng khiếp năm 1945 bỗng như xôn xao, bừng sáng lên khi Tràng dẫn vợ về. “Những khuôn mặt u tối
hốc hác của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát,
tăm tối ấy của họ”.
e. Nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn : anh Tràng xấu xí , thô kệch chẳng ai thèm lấy bỗng nhặt được
vợ một cách dễ dàng chóng vánh chỉ nhờ bốn bát bánh đúc và một lời nói đùa . Tình huống ấy còn éo
le , buồn vui lẫn lộn : buồn vì giữa lúc cái chết đang rình rập , Tràng nuôi thân và nuôi mẹ còn khó khăn
lại dắt theo về một miệng ăn nữa – thật nan giải ; vui vì Tràng xấu xí ế vợ lại lấy được vợ – quả là may
mắn.
- Giọng văn mộc mạc , giản dị .
- Nghệ thuật dựng đối thoại sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật thật tinh tế.

3. Phân tích số phận và tâm trạng nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ
nhặt”của Kim Lân. Qua đó, anh (chị) có nhận xét gì về số phận người phụ nữ nông
thôn trước Cách mạng tháng Tám?
Tài liệu ôn thi tốt11nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

- Số phận bất hạnh:
+ Không có tên: tác giả gọi chị là “người đàn bà”, “thị” hay “con dâu”.
+ Không quê quán, không nhà cửa, không chốn nương thân, không nhan sắc.

+ Chị là nạn nhân của cái đói: đang bị cái đói làm biến dạng từ ngoại hình đến nhân phẩm
từng giờ một.
+ Chấp nhận “theo không” để có miếng ăn.
- Giàu lòng tự trọng:
+ Trên đường về nhà chồng chị e thẹn, ngập ngừng.
+ Xót xa khi thấy tình cảnh của nhà chồng.
+ Tủi hổ, mặc cảm khi đứng trước bà cụ Tứ.
- Khao khát hạnh phúc, tương lai
+ Có chồng, tâm tính chị thay đổi: ý thức dọn dẹp nhà cửa, trở thành người đàn bà hiền hậu
đúng mực.
+ Hướng về sự sống và tương lai.
- Số phận người phụ nữ nông thôn trước Cách mạng tháng Tám:
+ Có số phận bi thảm: Thân phận bọt bèo như cọng rơm, cọng rác; như đồ vật vô chủ, rơi vãi
được người ta nhặt về.
+ Khao khát hạnh phúc gia đình, hướng tới tương lai.

Tài liệu ôn thi tốt12nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

RỪNG XÀ NU - Nguyễn Trung Thành
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm
1932, quê ở Quảng Nam.
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông chủ yếu hoạt động ở chiến trường Tây
Nguyên nên có sự hiểu biết sâu sắc về vùng đất này. Những sáng tác của ông phản ánh hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, Mỹ của đồng bào Tây Nguyên và công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở
miền Bắc…

- Tác phẩm tiêu biểu: Đất nước đứng lên, Rẻo cao, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc,
Đất Quảng…
2. Xuất xứ – Hoàn cảnh ra đời:
Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 (ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân
giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện
Ngọc) là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyễn Trung Thành viết trong những
năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
3. Tóm tắt tác phẩm:
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh làng Xô Man “ở trong tầm đại bác của đồn giặc” . “Hầu hết
đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu”. Cả rừng xà nu không có cây nào là không bị thương,
nhưng chúng vẫn kiên cường bất khuất ngọn “ hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.
Tnú ba năm đi bộ đội trở về thăm làng. Đêm đó, cụ Mết kể chuyện anh cho cả làng nghe:
Tnú là đứa trẻ mồ côi được dân làng Xô Man nuôi nấng, đùm bọc. Lúc còn nhỏ, Tnú và Mai
đã nuôi giấu cán bộ và làm liên lạc cho anh Quyết. Tnú học chữ thì hay quên nhưng đi rừng làm liên
lạc thì sáng lạ lùng. Nó vượt thác, xé rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt
thác Đắc Năng thì bị giặc bắt, bị tra tấn, bị đày đi Kông Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về,
lưng đầy thương tích. Anh và Mai trở thành vợ chồng. Tnú thay anh Quyết - đã hy sinh - lãnh đạo
dân làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu. Được tin này, giặc lùng bắt Tnú. Không tìm được anh, chúng
bắt Dít , em gái Mai, và vợ con anh tra tấn dã man. Anh bị bắt, vợ con anh chết, bọn chúng dùng
nhựa xà nu tẩm vào mười đầu ngón tay anh và đốt. Tất cả dân làng dưới sự điều khiển của cụ Mết đã
xông lên tiêu diệt giặc, cứu sống anh. Tuy mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt anh vẫn đi bộ đội…
Sáng hôm sau anh lại ra đi.Cụ Mết và Dít – lúc này là bí thư chi bộ xã - tiễn anh. Cả ba
người nhìn ra xa thấy “rừng xà nu nối tiếp đến tận chân trời”.
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
- Truyện mang màu sắc sử thi, lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh.
- Tác phẩm không chỉ tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của
truyền thống văn hóa Tây Nguyên mà còn đặt ra một vấn đề có ý nghĩa thời đại: Để cho sự sống
của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng
lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.


Tài liệu ôn thi tốt13nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

5. Ý nghĩa nhan đề:
- Nhan đề là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm.
Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này.
- Rừng xà nu là hình ảnh trung tâm có vẻ đẹp riêng, gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần
của người dân Tây Nguyên, biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên: sức sống
mãnh liệt, kiên cường, bất khuất, khao khát tự do.
- Nhan đề còn gợi chủ đề, cảm hứng sử thi cho truyện ngắn.
*6. Vì sao nói: “ RXN là truyện của một đời, và được kể trong một đêm?

a/ Quả là nhà văn đã nén chặt câu chuyện của mình vào một khoảng nhỏ hẹp của thời gian ( truyện
được kể trong một đêm) và của không gian ( ở một làng quê hẻo lánh).
b/ Nhưng cũng qua đó nhà văn đã:
- Vẽ lên, bằng ngôn từ, những bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt đẹp đẽ, trán lệ, nồng nàn hương sắc
TN.
- Xây dựng nên những mẫu người anh hùng của một thời kì lịch sử mới hết sức bất khuất, dũng
cảm, trung thành, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tổ quốc.
- Nêu cao một chân lí, giải đáp một vấn đề của thời đại: phát động bạo lực cách mạng để chống lại
bạo lực phản cách mạng của quân thù. “ Chúng nó cầm sung, mình phải cầm giáo”.
- Đem lại nềm tin, niềm lạc quan tươi sáng cho Tây Nguyên nói riêng và cả dân tộc nói chung.
II. LÀM VĂN
1. Phân tích hình tượng cây xà nu. Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả cây xà
nu của nhà văn.
Nội dung: Qua hình tượng cây xà nu, tác giả ngợi ca tinh thần bất khuất, sức sống bất diệt của nhân
dân Tây nguyên nói riêng và của con người Việt Nam nói chung.
a. Vẻ đẹp tự nhiên của cây xà nu.

Tác giả viết nhiều câu văn đẹp về cây xà nu như: “uỡn tấm ngực lớn của mình ra để che chở
cho làng” hay “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”. Những câu văn ấy thể hiện cảm xúc
ngất ngây của tác giả khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
b. Cây xà nu có mối quan hệ thân thiết với con người Tây Nguyên.
- Cây xà nu được nhắc đi nhắc lại đến hơn hai mươi lần trong tác phẩm. Nó trở thành một nhân vật
tham dự vào đời sống sinh hoạt, chứng kiến mọi tâm tình, mọi bước đường trưởng thành của làng
Xô Man bất khuất.
- Tấm bảng mà Mai và Tnú học lúc nhỏ được xông khói xà nu. Rừng xà nu cùng với dân làng chịu
những trận mưa bom của kẻ thù. Cây xà nu là chứng nhân cho tinh thần kiên cường, hiên ngang, bất
khuất của Tnú. Nhân dân làng Xô Man vùng lên cứu Tnú, tiêu diệt cả một tiểu đội giặc dưới ánh
đuốc xà nu rực sáng khắp rừng… Giữa cây xà nu với dân làng Xô Man có mối quan hệ gắn bó vô
cùng thân thiết. Dường như cây xà nu cũng biết đau thương, căn giận, cũng biết yêu thương, tự hào
cùng với con người.
c. Ý nghĩa tượng trưng:
c1. Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương của dân làng Xô Man.
Mở đầu tác phẩm, nhà văn miêu tả từ khái quát đến cụ thể cảnh rừng xà nu bị thương trong
nhiều dáng vẻ.
Tài liệu ôn thi tốt14nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

- Lối tả bao quát cho thấy cả rừng xà nu nằm trong sự huỷ diệt tàn bạo của kẻ thù: “Hầu hết đạn
đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu (…) Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị
thương”. Ấy là hình ảnh cả dân làng Xô Man khi bị bọn Mỹ ngụy khủng bố : "Tiếng kêu khóc dậy
cả làng".
- Lối tả cụ thể:
+ Có các cây non “vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”.
Hình ảnh ấy làm ta nhớ đến đứa con trai bé bỏng của Tnú chết trong trận mưa roi sắt của kẻ
thù.

+ Lại có những cây xà nu “bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”.
Các cây xà nu ấy gợi liên tưởng đến anh Xút, Mai… hy sinh đang giữa tuổi thanh xuân.
Qua cảnh rừng xà nu trong tầm đại bác,, nhà văn đã dựng lên một sự sống trong tư thế đối
mặt với cái chết để phản ánh những đau thương của một thời mà dân tộc ta phải chịu đựng.
c2. Xà nu tượng trưng cho sức sống kiên cường, mãnh liệt của dân làng Xô Man.
- Xà nu là loại cây có sức sống bất diệt: “sinh sôi nảy nở khỏe”, «cạnh một cây xà nu mới ngã đã
có bốn năm cây con mọc lên»... Những điều đó cho thấy sức sống trường tồn bất tử của loại cây này.
Và hình ảnh nhân dân làng Xô Man cũng thế : anh Xút, bà Nhan, anh Quyết hy sinh thì có Tnú, bọn
thanh niên trong làng tiếp nối ; Mai ngã xuống thì có Dít thay, thế hệ như Heng sẵn sàng nối tiếp.
Đấy cũng là sự bất diệt, kiêu dũng của con người làng Xô Man.
- Tác giả phát hiện vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của cây xà nu ở nhiều lứa cũng là để ca ngợi những
phẩm chất anh hùng của các thế hệ con người làng Xô Man.
+ Những cây xà nu cổ thụ chẳng những không chịu ngã trước bom đạn của kẻ thù mà trái lại
chúng còn “ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho làng”. Cảnh tượng ấy làm ta liên tưởng
đến cụ Mết – tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô Man. Chính cụ đã nói với dân
làng: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” và chính cụ đã lãnh đạo dân làng tiêu
diệt cả một tiểu đội giặc bằng giáo mác, gậy gộc. Cụ chính là cây xà nu cổ thụ dẻo dai, vững
vàng như hội tụ tất cả sức mạnh của nhân dân làng Xô Man.
+ Cây xà nu bị thương nhưng chúng vẫn mạnh mẽ vươn lên: vết thương của chúng “chóng
lành như trên một thân thể cường tráng”, «đạn đại bác không giết nổi chúng, (...) chúng
vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã... ». Những cây xà nu kiên trung, bất khuất ấy
làm ta nghĩ đến Tnú. Dù bị bọn giặc chém nhiều nhát sau lưng, bị giặc đốt mười đầu ngón
tay, mỗi ngón chỉ còn hai đốt, nhưng anh vẫn cầm súng bảo vệ quê hương. Tnú như một cây
xà nu được tôi luyện trong đau thương và trưởng thành trong bão táp chiến tranh mà không
đạn đại bác nào giết nổi.
+ Còn những cây xà nu con thì «lao thẳng lên bầu trời" phóng lên rất nhanh tiếp lấy ánh
nắng. Chúng cũng vượt qua mưa bom để đón lấy ánh sáng, khí trời. Hình ảnh Dít, Heng
trong tác phẩm cũng thế. Họ lớn lên với bản lĩnh, nghị lực phi thường và đang được các thế
hệ đi trước trao cho những tố chất cần thiết để sẵn sàng tiếp nối trong cuộc chiến cam go bảo
vệ quê hương đất nước.

+ Cây xà nu khát khao ánh sáng, khí trời như nhân dân làng Xô Man khát khao cuộc sống tự
do. Hình ảnh cả làng đều đi theo cách mạng đã nói lên điều đó. Đầu tiên là thanh niên đi nuôi
giấu cán bộ, rồi đến người già, rồi đến bọn trẻ con. Sau này là cả làng dưới sự lãnh đạo của
cụ Mết vùng lên tiêu diệt cả một tiểu đội giặc cũng là để đòi lấy tự do.
Rừng xà nu đau thương rồi vươn lên trong bão táp bom đạn là biểu tượng cho sự sống bất
diệt ngay cả trong sự huỷ diệt. Đấy không chỉ là hình ảnh của nhân làng Xô mà còn là của đồng
Tài liệu ôn thi tốt15nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

bào Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam trong những tháng năm chống Mỹ không thể có một thứ đạn
đại bác nào tiêu diệt được. Viết « Rừng xà nu », nhà văn muốn đem đến cho chúng ta niềm tin, niềm
lạc quan về sự sinh sôi luôn mạnh hơn cái chết, về một sức sống bất diệt diệu kỳ.
d. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả cây xà nu:
- Kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể.
- Thường xuyên miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu với con người: Có cây xà nu bị chặt
đứt ngang thân “ chỗ vết thương nhựa ứa ra rồi bầm đen lại thành từng cục máu lớn”, hay rừng xà
nu “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra để che chở cho làng”.
- Giọng văn đầy biểu cảm có đoạn văn giống như một đoạn thơ trữ tình.
Cây xà nu là hình tượng nghệ thuật đặc sắc, có sức hấp dẫn đặc biệt, không chỉ tượng trưng
cho những phẩm chất cao quý và sức sống quật cường của đồng bào Tây Nguyên mà còn là của cả
miền Nam, và hơn nữa, của dân tộc Việt Nam trong thời kì chiến đấu chống đế quốc, thực dân, đau
thương nhưng quyết sống, và đang làm tất cả để giành sự sống cho Tổ quốc mình.
2. Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung
Thành.
Giới thiệu nhân vật: Qua nhân vật Tnú - người con quang vinh của dân làng Xô Man, tác giả ngợi ca tinh
thần kiên cường, bất khuất và sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên nói riêng của dân tộc Việt Nam
nói chung.
1. Tnú là một người gan góc, dũng cảm và trung thực:

a. Thuở nhỏ:
- Mặc cho giặc khủng bố, tàn sát dã man – “treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng”, “chặt đầu bà Nhan cột tóc
treo đầu súng” – Tnú vẫn đi nuôi cán bộ hăng hái nhất. Thậm chí, có đêm Tnú ngủ luôn ngoài rừng vì sợ
“giặc lùng, không ai dẫn cán bộ chạy”. Tuổi nhỏ nhưng Tnú đã thể hiện tinh thần cách mạng rất cao, ý chí
kiên cường bộc lộ rất rõ.
- Những khi đi liên lạc cho anh Quyết, Tnú thường phán đoán tình hình, nếu giặc vây các ngả đường thì xé
rừng mà đi, qua sông lựa chỗ thác mạnh mà bơi, “vì chỗ nước êm thằng Mỹ hay phục”. Một lần đến sông
Đắc Năng, thì bị địch phục kích , Tnú nuốt luôn cái thư vào bụng. Tnú làm việc một cách nhạy bén, thông
minh với tinh thần trách nhiệm rất cao.
- Học chữ thua Mai, Tnú lấy đá đập vào đầu. Đây là hành động chất phác, thật thà, nhưng thể hiện ý chí,
quyết tâm cao, phải học cho bằng được cái chữ để làm cách mạng.
b. Lớn lên:
- Chứng kiến cảnh vợ con bị những trận mưa roi sắt của kẻ thù, Tnú một mình xông ra khi trong tay không
có vũ khí.
- Biết vợ con đã chết, bản thân mình cũng sắp chết nhưng Tnú bình thản vô cùng. Lúc này, anh chỉ nghĩ đến
phong trào cách mạng ở làng, ai sẽ lãnh đạo… Những suy nghĩ trên cho thấy, Tnú không run sợ trước cái
chết mà còn ý thức sâu sắc trách nhiệm của một cán bộ cách mạng kiên cường.
- Giặc tẩm nhựa xà nu vào mười đầu ngón tay anh và đốt, Tnú cảm nhận cái nóng khủng khiếp nhưng không
hề kêu van. Anh tự động viên mình: “Không, Tnú sẽ không kêu! Không.” Tnú là hình ảnh của người cách
mạng hiên ngang, bất khuất mà không một thế lực nào có thể tiêu diệt nổi.
2. Tnú đã vượt lên đau đớn và bi kịch cá nhân để tiếp tục chiến đấu:
a. Bi kịch cá nhân của Tnú

Tài liệu ôn thi tốt16nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý
- Bi kịch cá nhân của Tnú là chứng kiến cảnh bọn thằng Dục giết vợ con dã man bằng trận mưa roi sắt, là
chịu đựng sự tra tấn man rợ của kẻ thù – mười đầu ngón tay bị đốt cháy, mỗi ngón chỉ còn hai đốt.
- Đâu là nguyên nhân của tấn bi kịch ấy? Cụ Mết nói: “Trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng”. “Tau không

nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không”. Qua bi kịch của Tnú, cụ Mết muốnkhẳng định một
chân lý: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”
b. Tnú đã vượt lên đau đớn để tiếp tục chiến đấu:
- Được dân làng Xô Man nuôi nấng, dạy dỗ, được sống gần người cán bộ cách mạng là anh Quyết nên Tnú
đã sớm trở thành người con ưu tú của dân làng Xô Man.
- Mang trong lòng nỗi đau mất vợ, mất con, bản thân bị đốt mười đầu ngón tay nhưng Tnú không khuất phục,
mà vẫn kiên cường, bền gan gia nhập bộ đội để cầm súng trả thù cho vợ con, bảo vệ dân làng, quê hương, đất
nước. Những hành động ấy là minh chứng cho chân lý của cụ Mết. Chỉ có bạo lực cách mạng mới có thể trấn
áp bạo lực của bọn xâm lược mà thôi. Vì thế Tnú đã cầm súng trên đôi bàn tay tật nguyền của mình.
- Đôi bàn tay của Tnú là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc không chỉ thể hiện bi kịch đời anh mà còn góp phần
bộc lộ tính cách của Tnú và chân lý ấy.
+ Bàn tay của Tnú khi còn lành lặn là bàn tay của người lao động chất phác, nghĩa tình: bàn tay xách
gạo đi nuôi giấu cán bộ; bàn tay cầm đá trắng viết chữ anh Quyết dạy; bàn tay tự trừng phạt mình về
tội quên chữ…
+ Đấy cũng là đôi bàn tay của đau thương và hận thù: đôi bàn tay không khi chứng kiến cảnh mẹ con
Mai bị giặc tra tấn dã man; đôi bàn tay xót xa ôm lấy vợ con vào lòng để chứng kiến cảnh vợ con
chết trong bất lực; đôi bàn tay bị giặc tẩm nhựa xà nu vào mười đầu ngón tay và đốt.
+ Đó còn là đôi bàn tay quả báo: mười đầu ngón tay của Tnú như mười ngọn đuốc đã làm nên lòng
căm hận dẫn đến sự đồng khởi của người dân làng Xô Man tiêu diệt cả một tiểu đội giặc và cứu lấy
Tnú; đôi bàn tay bị giặc làm cho thương tật vẫn cầm súng làm anh lực lượng Giải phóng quân để bảo
vệ quê hương; bàn tay tàn tật, đau thương, hận thù của Tnú đã trở thành bàn tay quả báo bóp cổ tên
chỉ huy đồn trưởng khi nó cố thủ trong hầm.
Từ cuộc đời đầy bi kịch và vượt lên bi kịch của Tnú, anh đã trở thành niềm tự hào của dân làng Xô
Man. Vì thế, dù Tnú chỉ về phép có một đêm, nhưng đêm ấy đã trở thành đêm thiêng. Cụ Mết kể chuyện anh
cho cả làng nghe nhằm giáo dục con cháu truyền thống cách mạng kiên trung, bất khuất: để cho sự sống của
đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí
chống lại kẻ thù tàn ác.
c. Tnú là một người giàu lòng yêu thương:
 Yêu bản làng, yêu quê hương đất nước:
- Ngày về phép, từ xa nghe tiếng chày giã gạo, lòng anh xao xuyến bồi hồi “ cố giữ bình tĩnh, nhưng ngực

anh vẫn đập liên hồi, chân vấp mãi mấy cái rễ cây ở chỗ ngả quẹo vào làng…”
- Anh nhớ đến những người đàn bà, những cô gái Strá, mẹ anh, Mai, Dít… một đời tần tảo của quê anh.
 Yêu thương vợ con:
- Giặc biết tin Tnú lãnh đạo dân làng chuẩn bị khởi nghĩa nên chúng tìm mọi cách để bắt anh. Không bắt
được anh, chúng tra tấn vợ con anh nhằm để khủng bố tinh thần mọi người , buộc họ phải khai ra anh.
- Nấp sau gốc cây vả đầu làng, Tnú thấy rất rõ những ngọn roi sắt tàn bạo của kẻ thù quất xuống thân thể vợ
con anh. Anh bứt đứt hàng chục trái vả mà không hề hay biết. Đây là tâm trạng vô cùng đau đớn của một
người chồng người cha bất lực trước cảnh vợ con bị tra tấn dã man.
- Anh chồm dậy, cụ Mết ngăn anh, nhưng “ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Một tiếng hét
dữ dội, Tnú đã nhảy xổ vào bọn lính, một thằng giặc nằm ngửa ra giữa sân, bọn thằng Dục chạy vào nhà ưng.
Hai cánh tay như hai cánh lim chắc của anh ôm lấy vợ con. Với hai bàn tay không, Tnú không cứu được vợ

Tài liệu ôn thi tốt17nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý
con, mà bản thân anh còn bị nhục hình đau đớn, nhưng chắc rằng anh không hề hối hận, vì anh đã có mặt bên
vợ con cùng chia sẻ với họ nỗi đau đớn về tinh thần và thân thể.
Nguyễn Trung Thành đã khắc hoạ được một hình tượng anh hùng , gắn bó với một tập thể anh
hùng vừa mang dấu ấn thời đại vừa đậm đà phong cách Tây Nguyên. Tnú, đại diện cho cộng đồng, sống
chết, gắn bó số phận với cộng đồng được ngợi ca bằng những hình ảnh chói lọi, bằng giọng văn say mê
hùng tráng. Hình tượng nhân vật Tnú nói riêng, tác phẩm “Rừng xà nu” nói chung như để lý giải con đường
mà dân tộc ta đã chọn. Đó là con đường đồng khởi, con đường cầm vũ khí, phát động bạo lực cách mạng để
chống lại bạo lực phản cách mạng.

Tài liệu ôn thi tốt18nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý


NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH- Nguyễn Thi
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả
- Nguyễn Thi (1928- 1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn,
quê ở Nam Định, gắn bó với chiến trường miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ.
- Ông được xem là nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông có
năng lực phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, xây dựng được những nhân
vật có cá tính mạnh mẽ.
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
- Sáng tác của ông gồm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Tác phẩm tiêu biểu: Truyện
và ký, Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập.
2. Xuất xứ – Hoàn cảnh ra đời
Tác phẩm là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay
trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.
3. Tóm tắt tác phẩm
Việt là chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mối thù sâu sắc với Mỹ – nguỵ:
ông nội và bố bị giặc giết hại, mẹ chết vì bom đạn. Gia đình còn lại Việt, chị Chiến, thằng Út em, chú Năm và
một người chị nuôi đi lấy chồng xa. Mọi việc vẻ vang và đau thương của gia đình được chú Năm ghi chép trong
một cuốn sổ.
Trong một trận chiến đấu ác liệt, Việt hạ được một xe bọc thép nhưng bị thương nặng và lạc đồng đội.
Việt ngất đi và tỉnh lại nhiều lần. Lần tỉnh lại thứ tư, Việt ước được gặp má. Cái cảm giác vắng lặng làm Việt sợ
ma. Bỗng nghe tiếng súng của quân ta, dù chỉ còn một ngón tay cái cử động được nhưng Việt vẫn quyết tâm xung
phong.
Việt nhớ lại cảnh hai chị em giành nhau đi bộ đội, nhớ chị Chiến với từng lời nói rành rọt: “Nếu giặc còn
thì tao mất”. Nhớ cách sắp xếp việc nhà gọn hơ của chị: nào là trước lúc hai chị em đi bộ đội phải viết thư cho chị
hai biết, nào là thằng Út em sang ở với chú Năm, nhà thì cho xã mượn làm trường học, năm công ruộng trả lại cho
chi bộ, hai công mía để dành giỗ ba má, bàn thờ ba má gửi sang chú Năm. Rồi Việt nhớ chú Năm với câu hò thiết
tha như một lời thề dữ dội.
Sau ba ngày, đồng đội tìm được Việt, anh đã kiệt sức nhưng một ngón tay vẫn đặt ở cò súng. Anh được

điều trị và dần hồi phục. Việt muốn viết thư cho chị Chiến nhưng không muốn kể những chiến công của mình vì
tự thấy chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và những ước mong của má.

4. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù
giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình
yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của
con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Truyện được trần thuật qua hồi tưởng của nhân vật, miêu tả tâm lí và tính cách sắc sảo, ngôn ngữ đậm
chất Nam Bộ.

5. Ý nghĩa nhan đề
Tài liệu ôn thi tốt19nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

- Truyện viết về những đứa con của một gia đình Nam Bộ có truyền thống cách mạng và yêu nước,
là hình ảnh thu nhỏ của cả miền Nam đau thương, anh dũng trong thời chống Mĩ, gánh chịu tang tóc
do đế quốc Mĩ gây ra, đồng thời cũng lập được chiến tích lẫy lừng .- “Những đứa con trong gia
đình” còn là hình ảnh thu nhỏ của cả dân tộc Việt Nam, muôn người là một, đoàn kết chiến đấu giải
phóng quê hương, xây dựng đất nước.
- Nhan đề gợi lên mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, giữa tình cảm gia đình, với tình yêu
nước, yêu cách mạng. Chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên
sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mĩ.
6. Tình huống truyện độc đáo
- Việt rơi vào một tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến
trường. Anh nhiều lần ngất đi tỉnh lại, tỉnh rồi lại ngất. Truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân
vật sau những lần ngất đi tỉnh lại ấy. Tình huống và lối kể này đạt những tác dụng về mặt nghệ thuật

sau:
+ Thông qua câu chuyện, tính cách nhân vật được khắc họa.
+ Câu chuyện hấp dẫn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng
của nhân vật.
+ Nhà văn phải thành thạo tâm lí và ngôn ngữ nhân vật mới có thể trần thuật theo phương
thức này.
- Cách thức kể như thế đem đến cho tác phẩm màu sắc trữ tình tự nhiên và tạo điều kiện để nhà văn
nhập sâu vào nội tâm của nhân vật; diễn biến của câu chuyện không phụ thuộc vào trật tự của thời
gian, không gian (từ chiến trường mà gợi ra những dòng hồi tưởng về quá khứ rất tự nhiên của nhân
vật).
* 7. Ý nghĩa câu nói nhân vật chú Năm: “ Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú
sẽ chí cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”.
- Câu nói ấy đã khái quát một trong những phương diện cơ bản nhất chủ đề của truyện. Đó là truyền
thống đấu tranh của dân tộc nói chung và của gia đình Việt- Chiến nói riêng.
- Trong truyện, thực sự có một dòng sông của truyền thống gia đình. Dòng sông ấy đã liên tục chảy
từ các thế hệ cha anh đến thế hệ của những chiến sĩ trẻ anh dũng thời chống Mĩ cứu nước. Cụ thể
những thế hệ anh hùng trong gia đình của Việt là: thế hệ chú Năm và má Việt, rồi đến thế hệ của
Chiến và Việt.
*8. Đánh giá về đoạn đối thoại giữa Chiến và Việt đêm trước ngày nhập ngũ:
- Đoạn đối thoại giữa Chiến và Việt đêm trước ngày nhập ngũ rất sinh động, thể hiện rõ tính cách và
cá tính của từng nhận vật.
- Cùng thương má, cùng chung mối thù, cùng quyết tâm đánh giặc nhưng Chiến thì tỏ ra tính cách
của người chị, một cô gái mới lớn, còn Việt thì tính cách vẫn còn rất “ trẻ con”, là cậu con trai vô tư.

II. LÀM VĂN
Tài liệu ôn thi tốt20nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý


1. Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” viết về truyền thống nào của gia
đình Chiến và Việt? Phân tích và so sánh tính cách nhân vật Chiến và Việt để làm
rõ truyền thống của gia đình được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong những đứa
con.
a. Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” viết về truyền thống nào của gia đình Chiến
và Việt?
Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước,
căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia
đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh
tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
b. Phân tích và so sánh tính cách nhân vật Chiến và Việt để làm rõ truyền thống của gia đình
được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong những đứa con.
 Phân tích những đặc điểm của nhân vật Chiến. Nhân vật Chiến:
- Chiến mang vóc dáng của má: "hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng… thân người to và
chắc nịch". Đó là vẻ đẹp của những con người sinh ra để gánh vác, chống chọi, để chịu đựng và
chiến thắng.
- Chiến gắn bó với gia đình sâu sắc:
+ Chiến đặc biệt giống má ở cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội:
. Trong một đêm, Việt đã không dưới ba lần thấy chị giống má: từ cái lối nằm với
thằng Út em trên giường ở trong buồng nói với ra đến cái cựa mình nghĩ ngợi rồi lối
tính toán, lối nói “nghe in như má”.
. Chính Chiến cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: "Tao cũng đã lựa
ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy".
Nguyễn Thi muốn cho ta hiểu rằng: trong cái thời khắc thiêng liêng ấy, tình yêu thương mẹ
sâu đậm luôn hiện diện trong những đứa con.
+ Chiến biết lo liệu, tính toán việc nhà gọn ghẽ. Nào là trước lúc hai chị em đi bộ đội phải
viết thư cho chị hai biết, nào là thằng Út em sang ở với chú Năm, nhà thì cho xã mượn làm
trường học, năm công ruộng trả lại cho chi bộ, hai công mía để dành giỗ ba má, bàn thờ ba
má gửi sang chú Năm. Chiến đã chứng tỏ sự trưởng thành đầy tinh thần trách nhiệm của
người em đối với chị, của người chị đối với em, của thế hệ đi sau với thế hệ đi trước.

- Tình yêu gia đình, quê hương đất nước:
+ Khát khao được đi bộ đội: Chiến và Việt cùng giành nhau đi bộ đội để trả thù cho ba má.
+ Kiên cường, bất khuất: Lời nói thốt ra lúc bình thường cũng trở thành lời thề thiêng liêng với gia
đình, núi sông (“Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy
à!”)
Phân tích những đặc điểm của nhân vật Việt. Nhân vật Việt:
- Việt chưa đến mười tám tuổi, tính cách vô tư, vô lo của một cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn.
+ Việt hay so bì, tranh giành với chị: giành đi bộ đội với chị; so cao, thấp với chị.
+ Đi bộ đội, xông trận giết giặc thì không sợ nhưng lại sợ “con ma cụt đầu” và “thằng chỏng
thụt lưỡi”.

Tài liệu ôn thi tốt21nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

+ Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em những lời nghiêm trang còn Việt lúc "lăn kềnh ra
ván cười khì khì", lúc lại rình "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay", “rồi ngủ quên lúc
nào không biết”.
- Việt cũng gắn bó với gia đình sâu sắc:
+ Đi bộ đội, bị thương, ngất đi tỉnh lại đến bốn lần, lần nào tỉnh dậy, hình ảnh những người
thân (ông nội, ba má, chú Năm, chị Chiến… ) cũng hiện lên trong ký ức của Việt.
+ Đặc biệt là hình ảnh của má: Trong đêm cuối ở nhà trước khi đi bộ đội, Việt thấy chị Chiến
giống in má và anh có cảm tưởng hình như má đang về đâu đây. Nằm giữa chiến trường
nhưng Việt “ước gì bây giờ lại được gặp má” rồi hình ảnh má bơi xuồng, xoa đầu Việt, lấy
cơm cho Việt ăn luôn hiển hiện trong tâm trí của Việt.
+ Hình ảnh của chị Chiến cũng hiện lên gần gũi và thân thương. Việt nhớ như in từng tiếng
nói đến cách sắp đặt việc nhà, nhớ cả cái cựa mình khi chị nằm trên giường đến cả cái “ hứ
một cái “cóc” của chị…
- Việt là một người anh hùng, kiên cường, bất khuất:

+ Tranh đi bộ đội với chị cũng vì quyết tâm trả thù cho ba má.
+ Hạ được một xe bọc thép của địch.
+ Ra trận, lạc đồng đội và bị thương nặng (cả người bị thương, chín ngón tay không cử động
được, đôi mắt không thấy đường…) nhưng khi nghe tiếng súng của quân ta thì “Việt ngóc
đầu dậy”, “muốn reo lên” va “chuẩn bị lựu đạn để xung phong”, còn một ngón tay cái cử
động được “vẫn sẵn sàng nổ súng”…
- Đức tính khiêm tốn: Sau khi hồi phục, anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến để kể về thành
tích của mình, nhưng Việt không muốn kể về chiến công vì thấy chưa thấm gì với thành tích của đơn
vị và những ước mong của má.
- Hình ảnh Việt cùng chị khiêng bàn thờ ba má sang gửi bên nhà chú Năm đã cho thấy sự trưởng
thành của Việt: “Việt thấy thương chị la. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế.Còn mối
thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai”. Hình ảnh này có ý nghĩa tượng
trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông
của mình trong dòng sông truyền thống gia đình.
Việt và Chiến mang trong mình vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung, gan
dạ, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng dũng cảm. Họ đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống
đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn
Thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng trong thời đại đánh Mỹ.
 So sánh nét tính cách chung của hai chị em:
- Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương (cùng chứng kiến cái
chết đau thương của ba và má).
- Hai chị em có chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng hai chị em cùng một ý
nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc.
- Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. Tình cảm này được thể hiện sâu sắc nhất trong
cái đêm hai chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ
cùng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm.
- Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc dũng cảm.

Tài liệu ôn thi tốt22nghiệp năm 2012



Trường THCS & THPT Mỹ Quý

- Hai chị em Việt đều có những nét rất ngây thơ thậm chí có phần trẻ con (giành nhau ghi tên tòng
quân).
 Nét riêng ở Chiến:
- Hơn Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn hẳn: biết lo toan, sắp xếp việc gia đình, biết
nhường nhịn em, trừ việc đi tòng quân.
 Nét riêng ở Việt:
- Việt chưa biết lo còn sự vô tư của một cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn.
- Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh giành với chị bấy nhiêu.
- Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em những lời nghiêm trang thì Việt lúc " lăn kềnh ra ván cười
khì khì", lúc lại rình "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay".
- Vào bộ đội, Việt còn đem theo một giàn ná thun.
- Việt rất anh hùng: Ngay từ bé, Việt đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình. Khi trở thành
một chiến sĩ, bị thương đôi mắt không còn nhìn thấy gì, hai bàn tay đau đớn, Việt vẫn quyết tâm ăn
thua sống chết với quân thù.
Việt là một thành công đáng kể trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy còn hồn
nhiên và còn bé nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một
người chiến sĩ.
Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòng sông truyền thống.

Tài liệu ôn thi tốt23nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở Nghệ An.
- Trước 1975: là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình, lãng mạn.
- Từ đầu thập kỉ 80 của TK XX: chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với nhuwgx vấn đề đạo đức và
triết lí nhân sinh.
- Được đánh giá là : thuộc số những “ người mơ đường tinh anh và tài năng” ( Nguyên Ngọc)
- Tác phẩm chính: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau,
Phiên chợ giát…
- Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Xuất xứ – Hoàn cảnh ra đời
- Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh, sau được nhà văn lấy làm tên chung
cho một tuyển tập truyện ngắn in năm 1987.
3. Tóm tắt văn bản
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng được trưởng phòng phân công xuống vùng biển “săn ảnh” để chuẩn
bị làm tập lịch của năm sau theo chủ đề thuyền và biển. Và Phùng đã chụp được bức ảnh “chiếc
thuyền ngoài xa” đẹp mỹ mãn như “ bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”.
Nhưng cũng ngay lúc ấy, Phùng tình cờ chứng kiến một sự thật nghiệt ngã trong gia đình một
ngư dân: người chồng đánh vợ hết sức dã man, thằng Phác - đứa con trai vì thương mẹ mà đánh trả
lại bố.
Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến sự việc tương tự. Chỉ có khác là chị thằng Phác đã giằng
được con dao mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ bà mẹ. Không thể chịu được, Phùng
xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đánh trả, Phùng bị thương phải đưa
vào bệnh xá.
Tình cờ, Phùng lại có mặt trong buổi xét xử của toà án huyện về việc đánh vợ của người
chồng vũ phu. Người vợ từ chối yêu cầu của toà án về việc ly hôn. Qua đối thoại, chánh án Đẩu và
Phùng đã hiểu vì tình thương con, không muốn gia đình “tan đàn xẻ nghé” mà người đàn bà cam
chịu, nhẫn nhục bị chồng đánh đập, hành hạ.
Kết quả của chuyến đi là Phùng đã có những tấm ảnh được treo nhiều nơi. Nhưng mỗi lần
ngắm lại bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa”, Phùng nghĩ đến bi kịch gia đình ngư dân mà anh chứng
kiến, đặc biệt là hình ảnh người đàn bà vùng biển lam lũ, cam chịu.

4. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện mang đến
một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều
chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
- Cách khắc hoạ nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp
phần làm nổi bật chủ đề – tư tưởng của tác phẩm.
Tài liệu ôn thi tốt24nghiệp năm 2012


Trường THCS & THPT Mỹ Quý

5. Ý nghĩa nhan đề
- Chiếc thuyền ngoài xa trước hết là biểu tượng của nghệ thụât, đó là thứ nghệ thụât đạt tới sự toàn mĩ và
thánh thiện đến mức mà chiêm ngưỡng nó, người nghệ sĩ thấy tâm hồn mình được thanh lọc.
- Chiếc thuyền khi về gần đó lại là hiện thân của cuộc đời lam lũ, khó nhọc, thậm chí của những éo le, trái
ngang và nghịch lí trong cuộc sống.
- Như vậy, chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa nhưng cuộc đời thì lại rất gần. Người nghệ sĩ cần có một
khoảng cách nhất định để khám phá và thưởng thức vẻ đẹp đích thực của nghệ thụât nhưng lại cũng cần bám
sát cuộc đời để phát hiện ra những sự thật của cuộc sống.

- Qua hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa”, tác giả muốn gửi đến người đọc một bài học đúng đắn về
cách nhìn nhận cuộc sống và con người: phải có cách nhìn đa diện, nhiều chiều để phát hiện ra bản
chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
- Nhan đề là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.
6. Tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) có gì đặc biệt?
- Tình huống: một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng ven biển miền Trung để chụp một tấm ảnh về cảnh
biển buổi sớm có sương. Tại đây, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh tượng “trời cho” - đó là cảnh một
chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, người nghệ sĩ
đã chứng kiến cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man. Ba hôm sau, cảnh tượng ấy lại
diễn ra, người đàn bà được mời đến tòa án huyện, tại đây, người nghệ sĩ lắng nghe câu chuyện về cuộc đời

của người đàn bà hàng chài kể lại và đó như một lời giải thích vì sao chị ta không bỏ chồng dù người chồng
tàn bạo.
- Đây là một “tình huống nhận thức”, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về chân lí đời sống, chân lí nghệ
thuật. Phùng đã phát hiện sau cảnh đẹp như mơ kia là những ngang trái, nghịch lí của đời thường.
- Tình huống truyện, thể hiện cái nhìn đa chiều về cuộc sống. Chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng đã hiểu
ra nhiều điều về con người, cuộc sống khi chứng kiến câu chuyện và tiếp xúc với người đàn bà hàng chài. Từ
tình huống truyện, tác giả đã đặt ra vấn đề “đôi mắt”, cách nhìn đời, nhìn người trong cuộc sống.
7. Vì sao trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh, Phùng lại nghĩ: “ bản thân cái đẹp chính là đạo
đức”.
- Trong khoảnh khắc của cuộc sống, nghệ sĩ Phùng đã cảm nhận được cái chân, thiện, mĩ của cuộc đời, anh
cảm thấy tâm hồn như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi.
- Điều này có nghĩa là cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người.
 Với tác dụng ấy, cái đẹp chẳng phải là “ đạo đức” hay sao!
8. Giả sử, ta đảo vị trí hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng có được không? Vì sao?
- Không thể đảo như thế.
- Vì: Nhà văn đã có dụng ý khi để cảnh tượng “ trời cho” hiện ra trước như là vỏ bọc bên ngoài hòng che giấu
cái bản chất thực của đời sống ở bên trong.
 Nó có tác dụng gửi gắm thông điệp của tg: đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, giữa hình thức bên
ngoài với nội dung bên trong, đừng vội đánh giá bât kì vấn đề gì qua vẻ bề ngoài.

Tài liệu ôn thi tốt25nghiệp năm 2012


×