Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 9 QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.15 KB, 114 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Nguyễn Thúy Hằng
NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP
CỦA HỌC SINH LỚP 9 THCS QUẬN TÂY HỒ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tâm Lý học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. DƯƠNG HẢI HƯNG
HÀ NỘI, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô, các anh chị em, bạn bè.
Lời đầu tiên cho tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả
các thầy cô trong khoa Tâm lý học, Học viện Khoa học Xã hội đã quan tâm,
tận tình chỉ bảo và truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt 3 năm học tập tại
khoa.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn
TS Dương Hải Hưng đã luôn dành sự quan tâm, động viên tôi trong suốt thời
gian làm luận văn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các cô
giáo chủ nhiệm, bí thư đoàn trường, các em học sinh và phụ huynh trường
THCS Hanoi Academy, THCS Chu Văn An, THCS Dreamhouse tại Quận
Tây Hồ, Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin được nói lời cảm ơn tới chị Nguyễn Thị Hằng Phương – giảng
viên trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng, đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá
trình hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng với sự say mê, trách nhiệm và nghiêm túc nhưng
do khả năng còn nhiều hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những sai sót.


Vì vậy tác giả rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các thầy
cô và các bạn.
Chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 05 tháng 03 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thúy Hằng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 8
MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG 1 14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIÊP CỦA
HỌC SINH LỚP 9 14
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 14
1.1.1. Các nghiên cứu về nhu cầu 14
1.1.2. Những nghiên cứu về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh 17
1.2. Khái quát chung về nhu cầu 20
1.2.1. Khái niệm chung về nhu cầu 20
1.2.2. Phân loại nhu cầu 22
1.2.3. Các mức độ của nhu cầu 24
1.2.4. Sự hình thành nhu cầu 26
1.3. Học sinh lớp 9 và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 30
1.3.1. Một số đặc trưng tâm lý của học sinh 9 30
1.3.2. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường THCS 37
1.3.3. Các tổ chức tham gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS 40
1.3.4. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THCS 41
Kết luận chương 1 47
CHƯƠNG 2 49
TỔ CHỨC VÀ PHƯỚNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
2.1. Tổ chức nghiên cứu 49

2.1.1. Các giai đoạn triển khai đề tài 49
2.1.2. Triển khai nghiên cứu 49
2.2. Phương pháp nghiên cứu 53
1
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 53
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 53
Kết luận chương 2 55
CHƯƠNG 3 56
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHU CẦU TƯ VẤN 56
HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 9 QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI56
3.1. Đặc điểm chọn nghề của học sinh 56
3.1.1. Dự định tương lai 56
3.1.2.Thời điểm lựa chọn nghề của học sinh 58
3.1.3. Ngành nghề lựa chọn của học sinh 58
3.1.4. Những cơ sở học sinh dựa vào khi chọn nghề 59
3.2. Mức độ hiểu biết của học sinh đối với nghề nghiệp 65
3.2.1. Sự hiểu biết của học sinh về nghề định chọn 66
3.2.2. Nhận thức về việc cần thiết chuẩn bị những phẩm chất và kỹ năng
chung 68
3.2.3. Nhận thức về việc tìm hiểu những yêu cầu của nghề đối với người lao
động của học sinh 69
3.3. Mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh 70
3.3.1. Mức độ ảnh hưởng các nguồn tư vấn về thị trường lao động mà học
sinh thường tìm đến 70
3.3.2. Sự ảnh hưởng của các đối tượng đến việc chọn nghề của học sinh 71
3.3.3. Những nội dung cần thiết muốn được tư vấn 75
3.3.4. Mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp theo từng mặt nội dung
76
3.4. Kết quả hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường THCS 78
3.4.1. Mức độ tác động của chương trình tư vấn hướng nghiệp được tích hợp

trong các môn học của trường THCS 78
2
3.4.2. Mức độ quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp 79
80
3.4.3. Mức độ hài lòng về các hoạt động tư vấn 80
3.4.4. Sự cần thiết thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp tại trường THCS 81
3.5. Các biện pháp tổ chức hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 81
3.5.1. Làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân nhận thức được ý
nghĩa của việc hướng nghiệp cho học sinh 81
3.5.2. Nâng cao hiệu quả của các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
82
3.5.3. Đổi mới nội dung, phương thức tư cấn hướng nghiệp cho phù hợp với
đặc điểm của học sinh 83
3.5.4. Hướng dẫn cho học sinh biết tự đánh giá năng lực, sở trường để có cơ
sở quyết định chọn nghề 84
3.5.5. Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề, các cơ sở sản xuất trao đổi về
nghề nghiệp với học sinh 85
Kết luận chương 3 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
1. KẾT LUẬN 89
2. KIẾN NGHỊ 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH 1
A. DỰ ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP 1
A1. Hiện tại bạn đang học lớp 9, vậy bạn có dự định gì cho tương lai? 1
A2. Bạn có dự định chọn cho mình một nghề cụ thể nào hay chưa? 1
A3. Bạn có dự định chọn nghề cho mình từ khi nào? 1
A4. Khi chọn nghề cho bản thân, bạn nghĩ mình đã hiểu biết đầy đủ về nghề
nghiệp đã chọn hay chưa? 1
3

B. ĐÁNH GIÁ NGHỀ 1
B1. Những yếu tố nào là lý do chính để bạn quyết định chọn nghề? 1
B2. Khi lựa chọn nghề cho bản thân, các đối tượng có ảnh hưởng đến lựa
chọn của bạn như thế nào? 2
B3. Những yếu tố sau quan trọng như thế nào đối với bạn khi lựa chọn cho
mình một nghề trong tương lai? 2
B4. Theo bạn, bên cạnh việc tìm hiểu ngành học mà mình chọn, thì việc
chuẩn bị cho mình những phẩm chất và kỹ năng chung nhất định là quan
trọng như thế nào? 3
PHỤ LỤC II 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN PHỤ HUYNH 1
A. DỰ ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP 1
A1. Hiện tại con anh/chị đang học lớp 9 và đã có dự định gì cho tương lai? 1
A2. Con anh/chị có dự định chọn cho mình một nghề cụ thể nào hay chưa? 1
A3. Con anh/chị có dự định chọn nghề cho mình từ khi nào? 1
A4. Con anh/chị đã hiểu biết đầy đủ về nghề nghiệp đã chọn hay chưa? 1
B. ĐÁNH GIÁ NGHỀ 1
B1. Những yếu tố nào là lý do chính để con anh/chị quyết định chọn nghề? 1
B2. Khi lựa chọn nghề cho bản thân, các đối tượng có ảnh hưởng đến lựa
chọn của con anh/chị như thế nào? 2
B3. Những yếu tố sau quan trọng như thế nào đối với con anh/chị khi lựa
chọn cho mình một nghề trong tương lai? 2
3
B4. Theo anh/chị, bên cạnh việc tìm hiểu ngành học mà mình chọn, thì việc
chuẩn bị cho mình những phẩm chất và kỹ năng chung nhất định là quan
trọng như thế nào? 3
C. Ý KIẾN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN 4
4
C1. Khi chọn một nghề cho con, anh/chị có nhờ sự tư vấn bên ngoài không?. 4
STT 4

Tư vấn 4
Không 4
Một chút 4
Phần nhiều 4
Hoàn toàn 4
1 4
Người thân trong gia đình 4
2 4
Thầy cô giáo 4
3 4
Bạn bè 4
4 4
Tổ chức đoàn thể 4
5 4
Chuyên gia tư vấn 4
C2. Khi cần tư vấn để lựa chọn một ngành học hợp lý thì anh/chị thấy cần
được tư vấn những nội dung nào? 4
C3. Mức độ quan trọng của các nội dung cần được tư vấn như thế nào? 4
C4. Mức độ hài lòng của gia đình về các hoạt động tư vấn trong thời gian qua
như thế nào? 5
D. Ý KIẾN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP 6
D1. Anh/chị có quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp trước khi lựa chọn nghề
cho con không? 6
D2. Các chương trình tư vấn hướng nghiệp được tích hơp trong các môn học
có giải quyết được các thắc mắc, băn khoăn của con anh/chị trong quá trình
5
lựa chọn nghề nghiệp tương lai hay không? 6
D3. Theo anh/chị, việc thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp tại mỗi trường
THCS là cần thiết hay không? 6
D4. Ý kiến đóng góp cụ thể của anh/chị về cách thức và những nội dung cần

tư vấn hướng nghiệp 6
E. ANH/CHỊ VUI LÒNG CHO BIẾT MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN
7
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt Chữ viết tắt Xin đọc là
1 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
2 HN Hà Nội
3 NNC Người nghiên cứu
4 THCS Trung học cơ sở
5 THPT Trung học phổ thông
7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Stt Tên bảng biểu Trang
1 Bảng 2.1: Mẫu khách thể nghiên cứu 49
2 Biểu đồ 3.1: Dự định tương lai của học sinh lớp 9 53
3 Biểu đồ 3.2: Thời điểm chọn nghề 55
4 Biểu đồ 3.3: Lý do chọn nghề của học sinh 57
5 Bảng 3.1: Mức độ quan trọng của các lý do ảnh hưởng đến
việc chọn nghề
59
6 Bảng 3.2 : Hiểu biết của học sinh về nghề định chọn 63
7 Biểu đồ 3.4 : Hiểu biết của học sinh về nghề định chọn 64
8 Biểu đồ 3.5: Chuẩn bị phẩm chất, kỹ năng của học sinh 65
9 Biểu đồ 3. 6: Tìm hiểu về yêu cầu của nghề đối với người lao
động
67
10 Biểu đồ 3.7: Nguồn tư vấn về thị trường lao động 68
11 Bảng 3.3: Đánh giá về sự ảnh hưởng của các đối tượng đến việc
chọn nghề của học sinh

69
12 Bảng 3.4: Những nội dung cần thiết được tư vấn 72
13 Biểu đồ 3.8: Những nội dung cần thiết được tư vấn 73
14 Bảng 3.5: Mức độ quan trọng của từng nội dung được tư vấn 74
15 Bảng 3.6: Mức độ giải quyết của chương trình tư vấn hướng
nghiệp được tích hợp trong các môn học của trường THCS
75
16 Biểu đồ 3.9: Mức độ hài lòng về các hoạt động tư vấn 76
17 Biểu đồ 3.10: Mức độ quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp 77
18 Biểu đồ 3.11: Mức độ giải quyết của chương trình tư vấn
hướng nghiệp được tích hợp trong các môn học của trường
THCS
77
19 Biểu đồ 3.12: Sự cần thiết thành lập phòng tư vấn hướng
nghiệp tại trường THCS
78
8
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghề nghiệp là phương tiện để đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần của
con người. Để thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp, con người cần phải biết
lựa chọn cho mình một nghề phù hợp nhất. Đặc biệt, nghề nghiệp càng quan trọng
đối với thế hệ trẻ, bởi họ chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhân tố con
người luôn đóng một vai trò quyết định cho sự phát triển, vì vậy một xã hội hiện đại
rất cần những con người có nghề nghiệp chuyên môn vững vàng cho sự phát triển
của đất nước.
Trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, công nghiệp hóa - hiện
đại hóa hiện nay, chọn được cho mình một công việc ổn định và phù hợp để sinh
sống và phát triển là một việc không dễ. Trên thực tế, hiện tượng có rất nhiều người
phải thất nghiệp hay phải làm việc không đúng với chuyên môn là khá phổ biến, họ

thấy khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu của nghề đặt ra, không thấy hứng
thú và muốn gắn bó với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Điều này đã gây nên sự lãng
phí nhân lực rất lớn và phân bố nhân lực không hợp lý.
Tư vấn hướng nghiệp được xem là một vấn đề nóng hiện nay, nhất là trong
trường phổ thông. Khi được định hướng đúng đắn về nghề, con người sẽ yên tâm
với nghề mình đã lựa chọn, có thái độ chủ động, tích cực học tập, rèn luyện để có
thể hoạt động tốt lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai. Nếu chọn được đúng nghề
phù hợp, con người càng có nhiều cơ hội để thành đạt sau này. Nói cách khác, tư
vấn hướng nghiệp giúp cho thanh thiếu niên chọn nghề một cách có cơ sở, giúp họ có
được nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực sáng tạo,
nâng cao chất lượng cuộc sống, phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tránh lãng phí về đào tạo và sử
dụng lao động hợp lý, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội bền vững của đất
nước.
Nhìn tổng quát về công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 hiện nay
thì vấn đề này còn nhiều nội dung chưa được quan tâm hoặc chưa được thực hiện
9
đến nơi đến chốn. Trong chương trình học của của học sinh THCS có 2 tiết/tuần và
khi gần đến kỳ thi tuyển sinh hàng năm các trường trung cấp chuyên nghiệp mới kết
hợp với các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị-xã hội để tổ chức đi tư vấn
tuyển sinh ở các trường THCS. Từ thực trạng đó cho thấy, sau khi học xong THCS
có nhiều học sinh không có nguyện vọng học tiếp lên THPT không được cung cấp
những thông tin cần thiết để lựa chọn nghề. Mặt khác, với sự hiểu biết của các em
thì chưa đủ cơ sở để giúp các em học sinh lớp 9 có những quyết định đúng đắn
trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Sự hiểu biết về nghề nghiệp mà các em
chọn cũng như những yêu cầu của nghề và sự đáp ứng yêu cầu của bản thân đối với
nghề còn rất hạn chế. Điều này đã làm cho các em có những suy nghĩ sai lệch trong
việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Chính vì vậy học sinh rất cần được sự định
hướng đúng, được tư vấn rõ ràng và đầy đủ trong việc hướng nghiệp.
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước , việc tiếp cận

thông tin nghề nghiệp cũng như các hoạt động tư vấn hướng nghiệp dành cho học
sinh rất được quan tâm, nhu cầu cần được tư vấn của học sinh là rất cao, các em
luôn tìm đến thầy cô, các đoàn thể cũng như các tổ chức khác có liên quan để được
giải đáp mọi thắc mắc về nghề nghiệp mà các em sẽ chọn. Tuy nhiên, hiện tượng
học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc chọn trường, chọn nghề luôn xảy ra; đa số
các em đều có mong muốn được lên cấp 3 rồi vào các trường Đại học hoặc Cao
đẳng để có một nghề nghiệp nhất định.Có những em theo đuổi ngành học của mình
cho đến khi đi thực tập thì mới phát hiện mình không thích hợp với nghề nghiệp đã
chọn; sinh viên ra trường làm việc trái với ngành nghề chuyên môn hoặc không thể
xin được việc ngày càng nhiều. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan. Trong đó, nhiều học sinh có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, nhưng nhu cầu
này còn phiến diện, học sinh chỉ mới quan tâm chủ yếu đến các nghề có thu nhập
cao, chưa quan tâm tìm hiểu các khía cạnh khác như năng lực, hứng thú cá nhân,
những yêu cầu của nghề đối với người lao động, nhu cầu nhân lực Đây là những
nội dung thật sự cần thiết nhưng học sinh chưa ý thức được để có nhu cầu tư vấn.
Mặt khác, trong thực tế hiện nay, các nhà trường phổ thông chỉ mới dừng lại ở việc
10
cung cấp thông tin tối thiểu về các ngành nghề tuyển sinh của các trường đại học,
cao đẳng, mà không hề quan tâm đến những yếu tố có liên quan khác. Một số
trường có tổ chức cho học sinh tham quan các trường đại học, hoặc các xí nghiệp,
cơ sở sản xuất… nhưng hoạt động này không nhiều, và cũng chưa đạt hiệu quả như
mong muốn. Do đó, khi học sinh muốn tìm hiểu thêm các vấn đề khác có liên quan
thì hầu như các nhà trường đều không đáp ứng được, chưa giúp các em ý thức được
sự cần thiết và có nhu cầu cần phải được tư vấn khi chọn nghề. Xuất phát từ những
lý do nêu trên việc chọn nghiên cứu đề tài “Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học
sinh lớp 9 quận Tây Hồ ” là cần thiết.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng nội dung tư vấn hướng nghiệp, mức độ
biểu hiện nhu cầu về những nội dung này ở học sinh lớp 9 nhằm đề xuất một số
biện pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho các em.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 9.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 9 tại các trường THCS Hanoi Academy, THCS Dreamhouse,
THCS Chu Văn An.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở học sinh lớp 9 là khá cao, biểu hiện rõ ràng.
Tuy nhiên, các em chưa xác định được những nội dung cần tư vấn khi chọn nghề,
dẫn đến sự sai lệch trong nhận thức về nghề, trong việc chọn nghề và những hệ lụy
sau đó. Nếu có biện pháp làm thay đổi nhận thức sẽ giúp học sinh hiểu được đầy đủ
sự cần thiết phải được tư vấn, những nội dung và phương thức tư vấn thì công tác tư
vấn hướng nghiệp ở trường THCS Sẽ có kết quả tốt hơn.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nhu cầu, nhu cầu tư vấn hướng
nghiệp và nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 9.
11
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ nhu cầu tư vấn hướng
nghiệp của học sinh lớp 9 quận Tây Hồ, mức độ đáp ứng của nhà trường đối với
nhu cầu này ở các em.
5.3. Đề xuất biện pháp tác động nhằm định hướng, phát triển nhu cầu tư vấn
hướng nghiệp cho học sinh.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
6.1 Giới hạn về đối tượng : Mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở học sinh
lớp 9 .
6.2 Giới hạn về khách thể : Học sinh lớp 9 hệ chính quy, không nghiên cứu học sinh
hệ vừa học vừa làm.
6.3 Giới hạn về địa bàn : Số liệu được thu thập trên 325 học sinh tại 3 trường THCS
quận Tây Hồ: Trường Chu Văn An, trường Hanoi Academy, Trường Dreamhouse và
phụ huynh của các em.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Những cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1 Quan điểm hoạt động
Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp dựa trên sự phân tích hoạt động sống, học
tập của học sinh trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
7.1.2 Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp một cách toàn diện nhiều mặt, trong nhiều
mối quan hệ với các hiện tượng tâm lý khác.
7.1.3 Quan điểm thực tiễn. Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp xuất phát từ yêu
cầu thực tiễn và giải quyết được những vấn đề của thực tiễn đề ra.
7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tham khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan để khái quát hoá,
hệ thống hóa các vấn đề có liên quan để xác định cơ sở lý luận của đề tài.
7.2.2 Phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi
Sử dụng các phiếu điều tra bao gồm một hệ thống câu hỏi với mục đích làm khách
12
thể nghiên cứu bộc lộ rõ mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học
sinh lớp 9 và những nguyên nhân của thực trạng.
7.2.3 Phương pháp trò chuyện
Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra; thông qua phương pháp này
nhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ thêm những nhận xét trong đề tài.
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 18.5 để xử lý số liệu thu được. Cách xử lý
số liệu theo phương pháp thống kê toán ứng dụng trong khoa học xã hội.
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
8.1. Chỉ ra được một thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THCS
quận Tây Hồ, Hà Nội
8.2 Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp
của học sinh THCS sống tại thủ đô Hà Nội. Góp phần làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt

động tư vấn hướng nghiệp có hiệu quả.
13
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIÊP CỦA HỌC
SINH LỚP 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về nhu cầu
1.1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa hành vi
J.Watson (1878 – 1958), người khởi xướng ra Tâm lý học hành vi ở Mỹ
(1913), cho rằng: “Khi có một kích thích nào đó tác động vào cơ thể sẽ tạo ra phản
ứng tương ứng đáp lại theo công thức:
S → R
(Kích thích → Phản ứng)
Tuy nhiên, Tâm lý học hành vi đã không xét đến yếu tố tâm lý ẩn đằng sau
mỗi hoạt động, thúc đẩy hoạt động xảy ra. Hơn thế nữa, còn không đề cập, chú ý
đến tính tích cực, tính chủ thể trong đời sống của mỗi người. Cùng một kích thích
nhưng tác động vào mỗi người khác nhau là khác nhau. Như thế, chủ nghĩa hành vi
đã bỏ qua yếu tố nhu cầu của mỗi người cụ thể, đánh đồng cơ chế hoạt động của
con người với cơ chế hoạt động của cái máy. Con người là một cái máy tạo ra các
phản ứng khi có kích thích tới mình. Chính vì vậy họ đã không giải thích được
nhiều hiện tượng xảy ra trong thực tế.
Khắc phục sai lầm của J.Watson, E.Tolman người khởi xướng ra chủ nghĩa
hành vi mới đã đề cập đến vấn đề mà chủ nghĩa hành vi cổ điển đã bỏ qua, đó là cái
trung gian giữa S và R. Năm 1932, Tolman đã đưa ra khái niệm: Những loại ham
muốn thứ nhất thúc đẩy những hành động nhằm thoả mãn những nhu cầu bản năng
sinh vật để tồn tại của con người như: thức ăn, quần áo, nhà cửa… còn những ham
thích thứ hai là những kích thích sinh ra từ hoàn cảnh xã hội bên ngoài như: tính tò
mò, tính bắt chước, lòng tự trọng, liêm sỉ, tính sáng tạo …
Năm 1951 ông đưa ra hệ thống mới của nhu cầu gồm 3 loại:
- Loại 1: Nhu cầu thỏa mãn sự đói khát, tình dục, tránh đau đớn, chết.

14
- Loại 2: Nhu cầu có quan hệ với xã hội bao gồm: tính bầy đàn (ở loài
người là tính cộng đồng), sự thống trị, sự phụ thuộc, tính phục tùng…
- Loại 3: Nhu cầu riêng mang tính cá thể như những mong muốn, mục đích,
tính thẩm mĩ, tính sáng tạo…
E.Tolman cũng chú ý phân tích nhu cầu và đưa ra được một hệ thống rất nhiều
nhu cầu ở con người song ông vẫn nghiêng về những nhu cầu mang tính bản năng
sinh vật và chưa thấy hết được tính xã hội của nhu cầu.
1.1.1.2. Quan điểm của Tâm lý học Gestal
K.Lewin đã chú ý đến khái niệm nhu cầu. Ông đã đưa vào khái niệm một số
điểm mới mẻ so với cách giải thích sinh vật hoá. K.Lewin nhấn mạnh rằng: từ hoạt
động tâm lý thực tế không nên chỉ nói về các nhu cầu cơ thể mà còn phải nói đến
nhu cầu xã hội nữa. Vả lại, bất kì ý đồ nào cũng là một dạng nhu cầu nào đó nó gây
ra một trạng thái căng thẳng thúc đẩy hoạt động nhằm thực hiện ý đồ ấy giải quyết
sự căng thẳng. Ông cho rằng trạng thái căng thẳng có ý nghĩa lớn trong hoạt động
tâm lý và nó dẫn đến sự thay đổi hoạt động.
1.1.1.3. Quan điểm của Phân tâm học
Đại diện tiêu biểu là S.Freud (1856 – 1939), ông cho rằng, đời sống tâm lý của
con người bao gồm 3 khối (cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi). Trong đó nhu cầu tự nhiên là
bản năng tình dục (cái ấy) khi không được thoả mãn bị dồn nén sẽ thăng hoa thành
động lực chủ đạo thúc đẩy con người hành động trong nhiều lĩnh vực : lao động,
học tập, khoa học, nghệ thuật, kinh tế… theo ông mọi nhu cầu xã hội khác chỉ là
biến thể của nhu cầu tự nhiên, chúng vẫn có cái gốc là nhu cầu tự nhiên, là bản năng
tình dục. Chỉ có sự thoả mãn các nhu cầu bằng các hình thức khác nhau thì con
người mới lấy lại được nhu cầu cho bản thân và cho sự tồn tại. Đặc biệt, nếu biết sử
dụng năng lượng tình dục (libido) thì nó sẽ thăng hoa giúp con người trở thành thiên
tài tạo nên những tác phẩm văn học nghệ thuật bất hủ, những công trình nghiên cứu
khoa học vĩ đại…
A.Adler đã thay nhu cầu tình dục trong quan niệm của Freud bằng ý muốn
quyền lực. Theo ông, đối lập với hùng mạnh là tình trạng kém giá trị. Mối tương

15
quan giữa sự khao khát hùng mạnh và cảm giác kém giá trị quy định tính chất
những động cơ nảy sinh khi con người hành động. Trong quan niệm của A.Adler về
thực chất phạm trù cơ bản để cắt nghĩa hành vi của con người và động cơ của nó
cũng vẫn là một lực lượng bản năng như Freud nhưng chỉ có điều là nó mang một
nét khác.
K.Horney thì cho rằng trong con người có những sức mạnh bẩm sinh, cơ sở
của chúng nằm trong sự cô đơn từ thời thơ ấu. Các sức mạnh này được thể hiện
trong trạng thái tình cảm như: tâm trạng bồn chồn, lo lắng và nỗi khiếp sợ bẩm sinh.
Các lực này có ảnh hưởng rất lớn tới động cơ hành vi của con người.
Tuy nhiên, các tác giả của trường phái phân tâm học mới đã chú ý nhiều đến
các yếu tố xã hội, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nhưng nếu xem xét cơ bản
nó vẫn là những yêu cầu bẩm sinh có tính tất yếu mà ta không ý thức được. Như
vậy, các tác phẩm của trường phái phân tâm học cũ và mới chỉ khác nhau về hình
thức biểu hiện còn xét về bản chất thì không có gì thay đổi.
1.1.1.4. Quan điểm của tâm lý học macxit
Tâm lý học macxit khẳng định rằng về bản chất, con người là một thực thể xã
hội, nghĩa là thông qua hoạt động và giao tiếp thì nhân cách của con người mới
được hình thành và phát triển. Sự hình thành các nhu cầu thúc đẩy hành vi có liên
quan đến bản chất xã hội của tâm lý người. Kể cả nhu cầu sinh vật của con người
(trong đó có bản năng và ham muốn) cũng được xã hội hoá theo mức độ phát triển
của xã hội loài người.
D.N.Unadze đã đề cập đến khái niệm nhu cầu và ý nghĩa của nó đối với hoạt
động sống của sinh vật. Theo ông, nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực. Với ý
nghĩa này thì khái niệm nhu cầu rất rộng, đề cập đến tất cả mọi cái mà cơ thể sống
cần đến cho sự tồn tại và phát triển của mình.
Ông cho rằng : chủ thể hướng vào môi trường bên ngoài nhằm mục đích thoả
mãn nhu cầu trước mắt thì một tình trạng nhất định xuất hiện, gây ra ở chủ thể tâm
thế nhất định và thông qua tâm thế này hướng dẫn toàn bộ hành vi tiếp theo của nó.
Đồng thời với những nhu cầu mang tính bản năng sinh vật (đói, rét, tình dục…) mà

16
ông gọi là những "nhu cầu bậc thấp", thì ở con người còn có những nhu cầu bậc cao
đó là nhu cầu trí tuệ, đạo đức và nhu cầu thẩm mĩ. Ông là người đã khám phá ra
quan điểm mới về nhu cầu và sự liên quan của nó với các dạng khác nhau trong
hành vi của con người.
A.N.Leonchiev đã đưa ra khái niệm về động cơ và nhu cầu trong cuốn "Hoạt
động - ý thức - nhân cách". Ông khẳng định: "Nhu cầu luôn luôn có đối tượng của
mình", Từ đó ông đưa ra sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động.

Sơ đồ này thể hiện rõ quan niệm của Tâm lý học macxít về nhu cầu. Từ sơ đồ
này ta thấy, chính hoạt động của con người làm nảy sinh các nhu cầu và cũng từ các
nhu cầu này thúc đẩy con người hoạt động để thỏa mãn nó.
1.1.2. Những nghiên cứu về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh
Nước Mỹ có phòng tư vấn nghề đầu tiên trên thế giới do Frank Parsons
thành lập vào năm 1908 ở Boston. Nhiệm vụ của phòng này là tư vấn cho thanh
niên có nhu cầu tìm kiếm công ăn việc làm và giúp cho họ chọn được những
nghề phù hợp với năng lực, sở trường của mình.
Hiện nay, ở Mỹ đã kết hợp chặt chẽ việc tư vấn nghề với chương trình công
nghệ và dạy nghề, họ cũng đã đưa môn “Hướng dẫn chọn nghề” (Career
Guidance) vào giảng dạy trong trường phổ thông. Từ bậc trung học đến đại học
đều có các cố vấn tâm lý làm việc trong trường. Công việc của họ xuất phát từ nhu
cầu lựa chọn một nghề phù hợp trong tương lai của học sinh, họ đưa ra lời khuyên
cho học sinh nên nộp đơn xin vào học trường đại học nào phù hợp với trình độ
và năng khiếu học sinh. Chương trình giáo dục THPT được cấu tạo mềm, gồm
chương trình A và B. Từ khi vào học lớp 9,người cố vấn đã chỉ cho học sinh nên
học theo chương trình nào tuỳ theo nhu cầu, nguyện vọng của em đó sau này muốn
học lên đại học ngành gì hay sau khi học xong phổ thông sẽ đi làm.
17
Nảy
sinh

Thúc
đẩy
Hoạt động
Nhu cầu Hoạt động

Pháp, năm 1948 đã xuất bản cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” đề cập
đến vấn đề hướng nghiệp cho thanh niên. Để phát triển nhân cách toàn diện cho
học sinh, nhà trường Pháp đặt giáo dục lao động, thủ công và nghề nghiệp bình
đẳng với các loại hình hoạt động khác của nhà trường, đào tạo “tiền nghề nghiệp”
là cơ sở cho việc học tập liên tục về sau và chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc
sống lao động. Tháng 3/1991 các nhà tư vấn hướng nghiệp trở thành nhà tư vấn
hướng nghiệp - tâm lý. Các nhà tư vấn hướng nghiệp - tâm lý được phân về
trường phổ thông và đại học là công chức nhà nước. Cùng với giáo viên và phụ
huynh học sinh theo thời điểm mong muốn, các nhà tư vấn hướng nghiệp tổ
chức thường xuyên, liên tục các kiểm tra hệ thống về sự phát hiện bằng các trắc
nghiệm tâm lý, kiến thức để đưa ra các thông tin xác đáng. Từ đó cho học sinh
những lời khuyên nhằm tránh những thiên hướng sai lệch, hướng học sinh vào con
đường thành công đúng theo nhu cầu và nguyện vọng của học sinh.
Ở Đức quán triệt nguyên tắc hướng nghiệp để chuẩn bị cho học sinh đi vào
trường đào tạo nghề tuỳ theo trình độ học tập của mỗi em. Khi học sinh có nhu cầu
tìm hiểu nghề nghiệp mình muốn học thì giáo viên chủ nhiệm liên hệ với nhiều cơ
sở hướng nghiệp, với những trường dạy nghề để tư vấn cho học sinh.
Ở Trung Quốc, để hoạt động hướng nghiệp thực sự có hiệu quả, Chính phủ đã
phải hoàn thiện nghiên cứu của mình về giáo dục đào tạo và đặc biệt là hướng
nghiệp, tổ chức các hội thảo quốc tế có sự tham gia của nhiều chuyên gia hướng
nghiệp trong và ngoài nước. Hội thảo quốc tế về hướng nghiệp đầu tiên được tổ
chức ở nước này vào năm 1999.
Ở Việt Nam, vấn đề tư vấn hướng nghiệp được nhiều tác giả nghiên cứu như
Nguyễn Viết Sự, Hà Thị Đức, Lưu Xuân Mới Các tác giả này đề cập đến vấn đề
nội dung tư vấn hướng nghiệp còn nghèo nàn, chưa thu hút và đáp ứng được nhu

cầu cần tư vấn của học sinh THPT, những người làm công tác tư vấn hướng
nghiệp tuy nhận thức được rất rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác
này đối với học sinh nhưng họ lại thiếu thông tin và điều kiện cần thiết để làm tốt.
Bên cạnh đó các tác giả cũng nói đến các nhân tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn
18
nghề của học sinh và họ cho rằng việc lựa chọn nghề nghiệp phần lớn là do cá
nhân học sinh quyết định (chiếm 46%), ít chịu sự tác động từ gia đình và các giáo
viên.
Trong nghiên cứu của tác giả Lê khắc Thìn về vấn đề “Tìm hiểu thực
trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 và công tác hướng nghiệp ở
trường THPT” cũng đã nhấn mạnh đến nguyện vọng chọn nghề của học sinh. Do
nước ta mở cửa phát triển kinh tế nhiều thành phần, hợp tác kinh tế với nhiều
nước trên thế giới, vì vậy các em có xu thế hướng vào các trường thuộc lĩnh
vực kinh tế, công nghệ tiên tiến. Như vậy, sự định hướng của học sinh vào các
trường cũng phát triển theo xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, có nhiều em
chọn nghề theo rung cảm từ nhỏ, từ mẫu người lý tưởng, có em chọn nghề theo sự
vui thích của cá nhân, theo yêu cầu của cha mẹ Do đó có thể có sự không phù
hợp giữa sở thích và nguyện vọng. Hầu hết các em đều cho rằng nghề các em
thích là phù hợp sở thích và khả năng của bản thân, hoặc yêu thích nghề vì phù
hợp với nguyện vọng được xã hội coi trọng. Có 7.38% học sinh cho biết là chưa
hiểu rõ về nghề nên không biết thích cái gì. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của học
sinh về nghề định chọn là rất ít, chưa sâu sắc, không rõ ràng, cụ thể. Những
nguồn thông tin quan trọng nhất (cha mẹ, thầy cô, các phương tiện thông tin đại
chúng) để giúp cho các em có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp thì chưa phát
huy hết tác dụng. Vì vậy, biểu tượng về nghề nghiệp mà học sinh định chọn
không rõ ràng, phiến diện cũng là điều dễ hiểu.
Tác giả Nguyễn Ngọc Minh trong công trình nghiên cứu “Nhận thức của
giáo viên về tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường THPT” đã nêu lên được thực
trạng tư vấn hướng nghiệp hiện nay trong nhà trường THPT là hầu hết các trường
THPT đều đặc cách các giáo viên kiêm nhiệm thêm công tác này, cho nên quá

trình chuẩn bị thông tin, kiến thức cho công tác tư vấn hướng nghiệp trong nhà
trường của các giáo viên còn mang tính tự phát, chưa có hệ thống. Tác giả cũng
nêu lên được thái độ của giáo viên đối với vai trò của tư vấn hướng nghiệp trong
nhà trường: đa số các giáo viên đều nhận biết và thông hiểu một cách thấu đáo và
19
sâu sắc tầm quan trọng của công tác này, nhận biết được sự mong mỏi của học
sinh về một ban chuyên trách tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường để giúp các
em lựa chọn nghề nghiệp, trường thì khi các em ở những năm cuối cấp. Gần như
100% học sinh đều chọn ý kiến mong muốn trong nhà trường có ban chuyên trách
về tư vấn hướng nghiệp để giúp các em trong việc chọn nghề.
Tác giả Phạm Ngọc Anh và Đỗ Thị Hoà với công trình nghiên cứu “Nguyện
vọng nghề của học sinh phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng đến nguyện vọng đó” -
hầu hết học sinh THPT (89.4%) đều có nguyện vọng học tiếp đại học, chỉ có một
phần nhỏ các em là có nguyện vọng học nghề (4.7%) và các yếu tố ảnh hưởng
đến nguyện vọng học nghề chủ yếu phụ thuộc vào phẩm chất tâm lý, sự định
hướng của các em hoàn toàn mang tính chất chủ quan cảm tính.
Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đã nêu lên được thực trạng chọn
nghề của học sinh THPT, nêu lên được thực trạng tư vấn hướng nghiệp trong nhà
trường THPT hiện nay cùng với nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh ở năm
học cuối cấp. Đồng thời, các công trình nghiên cứu này cũng tổng hợp được ý
kiến của học sinh với mong muốn trong nhà trường có được ban chuyên trách về
tư vấn hướng nghiệp để giúp các em trong việc chọn nghề cho tương lai. Tuy
nhiên, các tác giả chưa làm rõ những nội dung tư vấn hướng nghiệp, mức độ biểu
hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp thể hiện trên từng mặt nội dung cần được tư
vấn và các tác giả cũng chưa đề cập đến vấn đề nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của
học sinh lớp 9. Kết quả của các công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở cho các
công trình nghiên cứu tiếp theo, và cũng là cơ sở để giúp chúng tôi giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu do đề tài đặt ra.
1.2. Khái quát chung về nhu cầu
1.2.1. Khái niệm chung về nhu cầu

1.2.1.1. Nhu cầu là gì?
Có nhiều quan niệm khác nhau về nhu cầu của nhiều tác giả trong và ngoài
nước, nhưng trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả cho rằng các định nghĩa
sau sát và phù hợp với đề tài nghiên cứu hơn.
20
Theo từ điển Tâm lý học “nhu cầu là một trạng thái của cá nhân được tạo
ra do cá nhân đó thiếu những đối tượng cần cho sự tồn tại và phát triển và là
nguồn gốc hoạt động của cá nhân đó”.
Theo A.G.Covaliov, nhu cầu là sự cần thiết mà con người cảm thấy cần phải
thoả mãn của những điều kiện nhất định của cuộc sống và sự phát triển.
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, khái niệm nhu cầu được phát biểu như
sau “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn
tại và phát triển”.
Trong đề tài này, chúng tôi chọn định nghĩa sau về nhu cầu làm cơ sở
cho việc nghiên cứu “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được
thoả mãn để tồn tại và phát triển”.
1.2.1.2. Đặc điểm của nhu cầu
Nhu cầu của con người có các đặc điểm cơ bản sau:
- Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng. Khi nào nhu cầu gặp đối tượng có
khả năng đáp ứng sự thoả mãn thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc
đẩy con người hoạt động nhằm tới đối tượng.
- Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó
quy định. Tuỳ theo phương thức thỏa mãn nào nó có thể phát triển lên
hoặc thoái hoá đi hoặc thậm chí biến mất đi. Bề rộng của nhu cầu phụ
thuộc vào mức độ phát triển của con người và những điều kiện vật chất
của cuộc sống.
- Nhu cầu có tính chu kỳ, có nghĩa là nhu cầu được nảy sinh trong điều
kiện nó được lặp đi lặp lại một cách có hệ thống, do đó sẽ hình thành
thói quen sử dụng một phương tiện và phương thức nhất định để thoả
mãn nhu cầu.

- Con người điều chỉnh các nhu cầu của mình một cách có ý thức, vì vậy nhu
cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật. Khi điều chỉnh
các nhu cầu của mình, con người không chỉ xem xét các điều kiện bên ngoài,
màòn xem xét các chuẩn mực hành vi trong xã hội. Và sự điều chỉnh này phụ
21
thuộc vào cấu trúc tâm lý trọn vẹn của nhân cách, vào sự được giáo dục của
nhân cách.
- Nhu cầu của con người rất đa dạng so với nhu cầu của con vật (nhu cầu
vật chất gắn liền với sự tồn tại của cơ thể, nhu cầu tinh thần gồm có nhu
cầu nhận thức, nhu cầu lao động, nhu cầu thẩm mỹ…).
1.2.2. Phân loại nhu cầu
Có rất nhiều cách phân loại nhu cầu theo các tiêu chí khác nhau:
- Nếu căn cứ vào tính chất và nguồn gốc phát sinh của nhu cầu, người ta
phân ra làm hai loại: nhu cầu tự nhiên và nhu cầu xã hội.
Nhu cầu tự nhiên là những nhu cầu bẩm sinh, di truyền như nhu cầu ăn
uống, an toàn, hít thở, tình dục, sinh sản…
Nhu cầu xã hội là những nhu cầu tập nhiễm. Trong quá trình sống và hoạt
động của con người làm nảy sinh ra các nhu cầu mới: Nhu cầu học tập,
nhu cầu lao động, nhu cầu sáng tạo, nhu cầu làm thêm (nhu cầu có công
việc trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường).
- Nếu căn cứ vào mức độ của nhu cầu thì có hai loại: Nhu cầu bậc thấp và
nhu cầu bậc cao.
Nhu cầu bậc thấp là nhu cầu có mức độ thoả mãn thấp. Ví dụ được ăn no,
mặc ấm…
Nhu cầu bậc cao thì sự đòi hỏi đối tượng và phương thức thỏa mãn rất
cao: ăn phải ngon, mặc không chỉ ấm mà phải đẹp, được người khác tôn
trọng, được thừa nhận…
Rõ ràng, nhu cầu bậc cao mang ý nghĩa xã hội nhiều hơn mang tính cá thể. Có
những nhu cầu tự nhiên nhưng đã được xã hội hoá ở nước đó nhất định trở nên văn
minh, văn hoá như: văn hoá ẩm thực, chế biến, bày biện, thức ăn, thiết kế thời trang,

trang trí mỹ thuật, phong tục gả vợ, dựng chồng…
Nếu căn cứ theo đối tượng thỏa mãn nhu cầu thì phân ra làm hai loại: Nhu cầu
vật chất và nhu cầu tinh thần. Tuy nhiên rất khó phân biệt đối tượng của nhu cầu.
Sự phân chia đó chỉ mang tính chất tương đối, trong nghiên cứu và trong thực tế thì
22
chúng hoà quyện vào nhau và rất khó phân tách ra một cách rõ ràng.
Một trong những lý thuyết nhu cầu được nhắc đến nhiều nhất là lý thuyết phân
cấp nhu cầu của nhà Tâm lý học Abraham Maslow. Ông đã nhìn nhận các nhu cầu
của con người theo hình thái phân cấp, sắp xếp theo một thứ tự tăng dần từ nhu cầu
thấp nhất đến nhu cầu cao nhất và ông kết luận rằng nếu một nhu cầu được thỏa
mãn thì loại nhu cầu này không còn là động cơ thúc đẩy nữa. Những nhu cầu cơ bản
của con người do Maslow xác định theo thứ tự tăng dần về tầm quan trọng.
Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người
như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Ông quan niệm
rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì
cuộc sống thì những nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy con người.
Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: Đây là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm
về thân thể, thiếu thức ăn, sự đe doạ mất việc làm, tài sản hoặc nhà ở…
Những nhu cầu về liên kết và chấp nhận: Do con người là thành viên của xã
hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận.
Nhu cầu về sự tôn trọng: Theo Maslow, một khi con người bắt đầu thỏa mãn
nhu cầu của họ, được họ chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự
trọng và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn
như quyền lực, uy tín, địa vĩ xã hội và lòng tự tin…
Nhu cầu tự thân vận động: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách
phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng
của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.
1. Nhu cầu về sinh lý
2. Nhu cầu về an ninh hoặc an toàn
3. Nhu cầu liên kết và chấp nhận

4. Nhu cầu về sự tôn trọng
5. Nhu cầu tự thân vận động
David Mecelland lại chỉ bàn tới những nhu cầu cơ bản của con người. Ông xác
định có hai loại nhu cầu thúc đẩy cơ bản:
23
5
4
3
2
1

×