Tải bản đầy đủ (.docx) (152 trang)

Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều ở tỉnh phú thọ (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.26 KB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN VĨNH NAM

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU Ở TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN VĨNH NAM

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU Ở TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG


Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Vĩnh Nam, học viên cao học chuyên ngành Quản lý Kinh tế,
Khóa 2014-2016, xin cam đoan mọi thông tin liên quan đến Chi cục đê điều và
PCLB; Ban quản lý dự án đê điều đƣợc cung cấp trong Luận văn là trung thực;
Luận văn đƣợc tác giả tự nghiên cứu, tổng hợp, không sao chép.
Trong thời gian tìm hiểu, đến thời điểm hiện tại tôi cam kết chƣa có đề tài nào
nghiên cứu về vấn đề quản lý dự án đầu tƣ các công trình Đê điều tỉnh Phú Thọ,
trong đó đi sâu nghiên cứu giải pháp hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý dự án của
Ban Quản lý dự án Đê điều.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2016
Tác giả

Trần Vĩnh Nam


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành đƣợc luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo
GS.TS. Đỗ Kim Chung, đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài. Sự giúp đỡ tận tình, những lời khuyên bổ ích và những góp ý của Thầy là động
lực giúp tôi hoàn thành đề tài của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong khoa Kinh tế Chính
trị Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận
văn, tuy nhiên sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tôi rất mong nhận
đƣợc những góp ý, chỉ bảo của QuýThầy, Cô và các Bạn.

Trân trongg̣ cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2016
Tác giả

Trần Vĩnh Nam


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................i
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................iii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH..........5
1.1 Tổng quan quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình........................................5
1.1.1. Tổng quan về công tác quản lý dự án ở một số địa phương....................... 5
1.1.2 Một số nội dung cần bổ sung.........................................................................7
1.2 Cơ sở lý luận của Quản lý dự án đầu tƣ................................................................9
1.2.1. Một số vấn đề chung về quản lý dự án.........................................................9
1.2.2 Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình...................13
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình....25
1.3. Cơ sở thực tiễn của Quản lý dự án đầu tƣ và các bài học kinh nghiệm...........26
1.3.1. Thực tiễn công tác QLDA ở các địa phương khác.....................................26
1.3.2. Các bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng . 27
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................28
2.1 Tiến trình nghiên cứu............................................................................................28
2.2 Nội dungnghiên cứu.............................................................................................28
2.2.1 Các tài liệu cần thu thập.............................................................................28
2.2.2 Các phương pháp thu thập số liệu..............................................................29

2.3 Cách thức tiến hành..............................................................................................30
2.3.1 Mục tiêu khảo sát........................................................................................30
2.3.2 Nội dung câu hỏi điều tra khảo sát.............................................................30
2.3.3 Đối tượng được điều tra khảo sát...............................................................30
2.3.4 Phạm vi và phương pháp khảo sát..............................................................30


2.3.5Phân tích số liệu...........................................................................................31
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CÁCCÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011-2015
TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐÊ ĐIỀU ĐƢỢC GIAO THỰC HIỆN....................32
3.1. Khái quát về Ban quản lý dự án và dự án đầu tƣ xây dựng các công trình Đê
điều Phú Thọ.......................................................................................................32
3.1.1. Giới thiệu về ban quản lý dự án đê điều.....................................................32
3.2. Thực trạng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án
Đê điều Phú Thọ giai đoạn 2011-2015...............................................................35
3.2.1 Kết quả thực hiện các công trình, dự án do Ban quản lý dự án Đê điều Phú
Thọ được giao quản lý, thực hiện giai đoạn 2011-2015.............................35
3.2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
tại Ban quản lý dự án Đê điều Phú Thọ giai đoạn 2011-2015...................39
3.3. Đánh giá chung về “công tác quản lý dự án đầu tƣ các công trình đê điều tại
Ban quản lý dự án Đê điều giai đoạn 2011-2015”............................................54
3.3.1. Những thành tựu đã đạt được....................................................................54
3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân...................................................................56
CHƢƠNG 4 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ
DỰ ÁN...........................................................................................................................59
ĐẦU TƢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN................59
ĐÊ ĐIỀU PHÚ THỌ.....................................................................................................59
4.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đê điều trong
thời gian tới.........................................................................................................59

4.1.1. Định hướng chung......................................................................................59
4.1.2. Định hướng hoạt động của đơn vị trong thời gian tới................................59
4.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản trong năm 2016 và giai đoạn 2016 đến 2020 61
4.2. Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình tại
Ban quản lý dự án Đê điều Phú Thọ..................................................................62
4.2.1. Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình..................................62


4.2.2. Tăng cường quản lý tiến độ thực hiện các dự án.......................................65
4.2.3 Tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư và thanh quyết toán công trình
4.3. Một số kiến nghị..................................................................................................69
4.3.1. Với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương.............................................69
4.3.2. Với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ............................................................70
KẾT LUẬN....................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................73
PHỤ LỤC

67


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Ký hiệu

1

ADB

2


CCVC

3

CTXD

4

DNNN

5

HĐND

6

NSTW

7

ODA

8

PTNT

9

QLDA


10

UBND

11

XDCB

i


DANH MỤC BẢNG
Stt

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4


Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

ii


DANH MỤC HÌNH
Stt

Hìn
1

Hình

2

Hình


3

Hình

4

Hình

5

Hình

6

Hình

7

Hình

8

Hình

9

Hình

10


Hình

11

Hình

12

Hình

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, lũ lớn thƣờng xuyên xuất hiện ở nhiều nƣớc trên thế
giới và khu vực, trận lụt thế kỷ xảy ra trong năm 1998 ở Trung Quốc là sự cảnh báo
về tính chất khác thƣờng của thời tiết gây lũ lớn trên nhiều lƣu vực sông với nhiều
đợt liên tiếp khác nhau. Việt Nam cũng là một trong những nƣớc chịu sự tác động
của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Các yếu tố bất lợi về thời tiết cũng gia tăng và có
những đột biến nhƣ trận lũ tháng 8 năm 1996 do cơn bão số 2 và số 4 kết hợp với
triều cƣờng, hồ Hoà Bình trên sông Đà xả 7 cửa là trận lũ lớn nhất trên sông Đà
trong khoảng thời gian 100 năm gần đây.
Luật đê điều đƣợc ban hành và thực thi từ ngày 01/7/2007, trong đó xác định
nhiệm vụ: Quản lý Nhà nƣớc về đê điều là nền tảng cơ sở cho các hoạt động quản lý,
bảo vệ đê điều và quản lý khai thác lòng sông bãi sông, phòng chống lũ lụt, các hoạt
động kinh tế trên sông, đào tạo các nguồn nhân lực để đảm bảo công tác quản lý Nhà
nƣớc về đê điều.
Phú Thọ là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, có nhiều sông, ngòi chảy qua
địa bàn tỉnh. Hệ thống đê điều của tỉnh Phú Thọ đƣợc hình thành qua nhiều thời kỳ

và đã bảo vệ đƣợc cho các vùng kinh tế quan trọng của tỉnh, các khu dân cƣ vùng
ven sông qua các trận lũ lớn trong lịch sử nhƣ lũ năm 1945, lũ năm 1971, lũ năm
1996, lũ năm 2000 và lũ năm 2008.
Trong năm 2015, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã xảy ra 18 đợt thiên tai (nhiều
hơn 05 đợt so với năm 2014) trong đó gồm: 14 đợt mƣa, dông, lốc, lũ (01 đợt mƣa
mức rủi ro thiên tai cấp độ 1 từ ngày 30/7 - 04/8/2015, 01 đợt lũ trên sông Thao mức
rủi ro thiên tai cấp độ 1); 03 đợt sét đánh mức rủi ro thiên tai cấp độ 1; 01 đợt ảnh
hƣởng hoàn lƣu bão số 1; 10 đợt nắng nóng nhiệt độ cao nhất có ngày lên tới trên
40oC; 04 đợt rét đậm, rét hại (nhiệt độ thấp nhất tại Minh Đài 10,2OC).
Thiên tai đã gây thiệt hại trên địa bàn các huyện, thành, thị của tỉnh làm 03
ngƣời chết (do sét đánh), 09 ngƣời bị thƣơng; sập đổ 30 ngôi nhà, 04 phòng học; bị

1


ngập nƣớc, trôi 33 nhà; tốc mái 1.507 nhà ở, 09 điểm trƣờng, 43 phòng học, 03 nhà
văn hóa, 03 trụ sở UBND xã, 03 di sản văn hóa lịch sử; hƣ hại 2.741,8 ha lúa và rau
màu; 5,7 ha cây công nghiệp; 6,0 ha cây ăn quả; đổ gẫy 1.648 cây ven đƣờng; làm
chết 60 con gia súc, 1054 con gia cầm; bị đổ, vỡ 821m kênh mƣơng, 20m đƣờng
xuống bến phà, 1.797m tƣờng rào; tràn, vỡ 131,8 ha ao nuôi trồng thủy sản và nhiều
thiệt hại khác. Tổng giá trị thiệt hại ƣớc tính: 30,3 tỷ đồng.
Với xu hƣớng hội nhập hoá toàn cầu trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và cả
lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, công tác quản lý đầu tƣ xây dựng công trình ngày càng trở
lên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và
nhiều lĩnh vực liên quan (đặc biệt là các dự án thực hiện theo khẩn cấp có thời gian
thi công ngắn nhƣng khối lƣợng thi công lớn). Do đó, công tác quản lý dự án đầu tƣ
xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, mang tính chuyên
nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình ở nƣớc ta trong thời
gian tới.
Xuất phát từ tình hình thực tế nhƣ trên, với tƣ cách là cán bộ hiện công tác tại

Ban quản lý dự án Đê điều, tác giả chọn đề tài: “Quản lý dự án đầu tƣ các công trình
đê điều ở tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế.
Câu hỏi nghiên cứu:Ban quản lý dự án đầu tƣ các công trình đê điều ở tỉnh Phú Thọ
cần làm gì để hoàn thiện công tác quản lý dự án giai đoạn 2016 – 2020?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài hƣớng tới đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ
công trình đê điều Phú Thọ, đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của
Nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ của nhà nƣớc,
khắc phục kịp thời các sự cố đê điều, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà
nƣớc và nhân dân.

2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình từ

góc độ của chủ đầu tƣ.
-

Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình

tại Ban quản lý dự án Đê điều Phú Thọ giai đoạn 2011-2015; xác định những tồn tại,
vƣớng mắc, khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng và rút ra bài học
kinh nghiệm cho Ban quản lý dự án Đê điều.
-


Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý đối với các dự án đầu tƣ

xây dựng công trình do Ban quản lý dự án Đê điều Phú Thọ thực hiện nhìn từ góc độ
của cơ quan quản lý.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý dự án đầu tƣ các công trình đê điều của Ban quản lý dự án
Đê điều Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi về không gian: Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình đê điều do

Ban quản lý dự án Đê điều Phú Thọ đƣợc giao quản lý, thực hiện.
-

Phạm vi về thời gian: Các vấn đề liên quan đến công tác quản lý dự án đầu

tƣ xây dựng công trình giai đoạn 2011-2015; giải pháp áp dụng cho giai đoạn 20162020.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
-

Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về

quản lý dự án đầu tƣ giai đoạn hiện nay.
-


Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án

đầu tƣ xây dựng tại Ban quản lý dự án Đê điều Phú Thọ. Xác định những tồn tại, hạn
chế trong công tác quản lý dự án ở đơn vị và nguyên nhân của những tồn tại đó.
-

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn xây dựng hệ thống các quan điểm

và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý dự án tại Ban
quản lý dự án Đê điều Phú Thọ trong điều kiện hiện nay. Các quan điểm đƣợc

3


xây dựng cùng với những tồn tại đã phân tích là định hƣớng để hoàn thiện công tác
quản lý dự án đầu tƣ. Các giải pháp đề xuất là những giải pháp trực tiếp đối với Ban
Quản lý dự án từ hoàn thiện về nhận thức đến tổ chức, nội dung và phƣơng pháp
quản lý dự án.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng
đƣợc kết cấu trong trang 8 bảng và 20 hình vẽ.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản
lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ các công trình đê điều ở
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015.
Chƣơng 4: Giải pháp tăng cƣờng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình
đê điều tại Ban quản lý dự án Đê điều Phú Thọ.

4



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Tổng quan quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình

Hệ thống đê ở nƣớc ta đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản,
mùa màng và tính mạng của ngƣời dân. Việt Nam có lƣợng mƣa và dòng chảy
khá phong phú. Lƣợng mƣa bình quân hằng năm của cả nƣớc đạt gần 2000 mm.
Việt Nam có mật độ sông ngòi cao, có 2360 sông với chiều dài từ 10 km trở lên
và hầu hết sông ngòi đều chảy ra biển Đông. Tổng lƣợng dòng chảy bình quân
vào khoảng 830 tỷ m3/năm, trong đó có 62% là từ lãnh thổ bên ngoài. Phân bố
mƣa và dòng chảy trong năm không đều, 75% lƣợng mƣa và dòng chảy tập
trung vào 3 - 4 tháng mùa mƣa. Mùa mƣa lại trùng với mùa bão nên Việt Nam
luôn phải đối mặt với nhiều thiên tai về nƣớc, đặc biệt là lũ lụt.Việt Nam với đặc
thù là nƣớc có đƣờng bờ biển dài hơn 2000 km vì thế tầm quan trọng của các hệ
thống đê sông và đê biển là cực kì quan trọng. Hàng năm Việt Nam đón nhận
hơn 10 cơn bão từ Biển Đông, cùng với các hiện tƣợng thời thiết khác về mùa
mƣa bão khiến mực nƣớc các sông thƣờng dâng lên rất nhanh. Bão vào Việt
Nam ngày càng mạnh sóng vào từ các cơn bão thƣờng là rất cao vì thế đối với
nƣớc ta hệ thống đê điều là cực kì quan trọng để bảo vệ tính mạng và tài sản của
ngƣời dân và của nhà nƣớc.
1.1.1 Tổng quan về công tác quản lý dự án ở một số địa phương
Cho đến nay đã có nhiều tác giả và nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình cũng nhƣ những giải pháp nhằm tăng
cƣờng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình, trong đó có một số công
trình khoa học tiêu biểu nhƣ sau:

5



-

Lê Anh Tuấn (2014), Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại

một số trƣờng cao đẳng trực thuộc Bộ Công thƣơng ở tỉnh Thái Nguyên - Luận văn
thạc sĩ - Đại học Thái Nguyên.
-

Lê Thành Đô (2014), Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ tại VNPT

Hà Nội - Luận Văn thạc sĩ - Học viện Công nghệ bƣu chính viễn thông.
-

Phan Tuấn Thịnh (2014), Tăng cƣờng công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng

cơ bản tại công an tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Trƣờng Đại học Mỏ - Địa
chất.
-

Phạm Hữu Vinh (2011), Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ tại Tổng

công ty xây dựng công trình giao thông 5, Luận văn thạc sĩ.
Các đề tài đã nêu ra một số điểm nhƣ sau:
-

Nhiều dự án đầu tƣ dàn trải, kéo dài và kém hiệu quả, nợ đọng trong đầu tƣ

tăng cao. Các hiện tƣợng tiêu cực trong xây dựng cơ bản là khá phổ biến làm ảnh

hƣởng đến chất lƣợng công trình, gây thất thoát lãng phí lớn.
-

Thất thoát trong XDCB không chỉ xảy ra ở một khâu nào đó mà xảy ra ở tất

cả các khâu từ chủ trƣơng đầu tƣ, kế hoạch vốn, khảo sát thiết kế, thẩm định thiết kế,
thẩm định dự án đầu tƣ, đấu thầu, giám sát thi công và thanh quyết toán công trình,
tiến độ thực hiện.
-

Có dự án thực hiện chƣa phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành;

nên đầu tƣ chồng chéo, gây thất thoát lãng phí trong XDCB và gây bức xúc trong dƣ
luận quần chúng nhân dân.
Nhìn chung các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến thực trạng tình
hình quản lý dự án của nƣớc ta hiện nay, cũng nhƣ tại các đơn vị nghiên cứu. Các đề
tài đã phân tích đƣợc một số tồn tại, hạn chế trong đơn vị nghiên cứu, việc huy động
và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ trong phát triển kinh tế - xã hội và đƣa ra
một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý dự án. Tuy nhiên các công trình
khoa học này chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp tổng thể của quản lý vi vô và vĩ mô,
tác động qua lại giữa các chủ thể tham gia quản lý thực hiện dự án. Vì vậy, đề tài
“Quản lý dự án đầu tƣ các công trình đê điều ở tỉnh Phú Thọ” sẽ góp

6


phần làm phong phú thêm tình hình nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này và sẽ có ý
nghĩa áp dụng trong thực tế ở các Ban quản lý dự án trong địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng
nhƣ trong cả nƣớc.
1.1.2 Một số nội dung cần bổ sung

-

Việc đầu tƣ xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn
xã hội và an toàn môi trƣờng, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và
pháp luật khác có liên quan.
-

Ngoài việc tuân thủ quy định nêu trên, tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự

án, cần tuân thủ các quy định sau đây:
+ Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc do cơ quan quản lý nhà nƣớc
có thẩm quyền quyết định theo phân cấp, phù hợp với quy định của pháp luật về
ngân sách nhà nƣớc. Cần bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhƣng không
quá 3 năm đối với dự án nhóm C, 5 năm đối với dự án nhóm B.
+

Đối với dự án do Quốc hội thông qua chủ trƣơng đầu tƣ và dự án nhóm A

gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành,
khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tƣ đƣợc ghi trong văn bản phê duyệt Báo
cáo đầu tƣ thì mỗi dự án thành phần đƣợc quản lý, thực hiện nhƣ một dự án độc lập.
-

Về quản lý thời gian dự án: Việc xác định rõ thời gian thực hiện dự án là rất

quan trọng vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với một dự án; ảnh hƣởng lớn tới chi phí và
lợi ích mà dự án đó mang lại.
-


Về quản lý chi phí dự án: Để quản lý tốt chi phí dự án ta phải phân tích, dự

tính, báo cáo về tình hình chi phí cùng các hoạt động quản lý để điều chỉnh lại những
sai sót và tính toán các chi phí. Ngƣời quản lý dự án phải quản lý về tài chính, lập kế
hoạch và giám sát dự án của mình với mục tiêu giảm thiểu chi phí tổng thể tùy theo
thời gian thích hợp và những hạn chế của quá trình hoạt động.
Một trong những điều thiết yếu trong quản lý dự án là hợp nhất tất cả các hệ
thống nhỏ với nhau để quản lý (về lập kế hoạch, dự thảo ngân sách, thông tin và quản
lý đối với tiến triển dự án cũng nhƣ chi phí cho dự án). Việc hợp nhất này là

7


nền tảng cơ bản cho một hệ thống hoạt động có hiệu quả.
+

Phân tích dòng chi phí dự án giúp các nhà quản lý chủ động tìm kiếm đủ

nguồn vốn và cung cấp vốn theo tiến độ một cách hiệu quả.
+

Dự báo tổng thể chi phí rất quan trọng cho sự thu chi tiền mặt của dự án và

đôi khi để cân nhắc xem sẽ tiếp tục công việc tới nhƣ thế nào.
Sự phân tích tình hình thực hiện có sử dụng khái niệm giá trị đạt đƣợc về các
trung tâm chi phí, các gói công việc có kỳ hạn, mỗi gói đƣợc coi là một hợp đồng dù
riêng rẽ, và đƣợc cấu trúc thành các hạch toán chi phí sử dụng cơ cấu phân tích công
việc, đều có thể làm cho việc kiểm soát dự án đƣợc hữu hiệu.
Quy mô của gói công việc có thể thay đổi tùy theo quy mô của dự án và sự

tinhvi của hệ thống thông tin mà ta sử dụng. Sự khác biệt về thời gian và chi phí đi
cùng với các chỉ số về thời gian và chi phí sẽ cho ra những chỉ báo nhạy bén và đáng
tin cậy của tiến độ đạt đƣợc so với kế hoạch và kinh phí.
Hệ thống này cũng tự động dự báo chi phí toàn bộ cho các phần dự án và chi
phí toàn bộ dự án. Nó cũng tự động giám sát quá trình thực hiện các tổ chức tham gia
vào dự án và đƣa ra các thông tin phản hồi hữu hiệu.
Việc sử dụng cách phân tích tình hình thực hiện sẽ giúp cho việc kiểm soátcác
dự án đƣợc hiệu quả hơn.
Kiểm soát chi phí tốt giúp ta kiểm tra theo dõi tiến độ chi phí, xác định những
thay đổi so với kế hoạch, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để quản lý hiệu quả
chi phí dự án.
-Về quản lý chất lƣợng dự án là các quy trình cần thiết đảm bảo dự án sẽ đáp
ứng đƣợc các yêu cầu đề ra. Thực hiện quản lý chất lƣợng phải thông qua những
phƣơng tiện nhƣ lập kế hoạch chất lƣợng, kiểm tra chất lƣợng, đảm bảo chất lƣợng
và nâng cao chất lƣợng trong hệ thống quản lý chất lƣợng của tổ chức.
+

Lập kế hoạch chất lƣợng chính là xác định các tiêu chuẩn chất lƣợng thích

hợp cho dự án và quyết định biện pháp đáp ứng các tiêu chuẩn đó.
+

Đảm bảo chất lƣợng là thƣờng xuyên đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án

để tạo cơ sở tin tƣởng rằng dự án sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lƣợng tƣơng ứng.

8


+


Kiểm tra chất lƣợng là theo dõi các kết quả cụ thể của dự án để xác định

xem chúng có đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn chất lƣợng hay không và xác định biện
pháp loại trừ các nguyên nhân gây ra chất lƣợng kém.
- Về quản lý rủi ro dự án đầu tƣ: Do thời gian đầu tƣ dự án thƣờng kéo dài,
lƣợng tiền vốn, vật tƣ lao động đòi hỏi rất lớn. Những yếu tố này làm đầu tƣcó độ
rủi ro cao nên rất cần thiết phải quản lý rủi ro. Xác định những yếu tố rủi ro, đánh giá
mức độ rủi ro và tìm ra những phƣơng thức quản lý và phòng tránh rủi ro là những
công việc rất quan trọng của tổ chức quản lý dự án.
Các rủi ro cần phải đƣợc phân loại, xem xét về mặt thực tiễn, thƣơng mại và hợp
đồng, và đƣợc quản lý bởi bên có khả năng tốt nhất để kiểm soát nó. Để quản lý tốt rủi ro
của dự án ngƣời ta phải đề cập đến các yếu tố rủi do nhƣ: Do môi trƣờng thiên nhiên,
môi trƣờng văn hóa; môi trƣờng xã hội; môi trƣờng chính trị; môi trƣờng luật pháp; môi
trƣờng kinh tế; môi trƣờng hoạt động tổ chức; do nhận thức của con ngƣời.

Quản lý rủi ro phải liên tục, đƣợc thực hiện trong tất cả các giai đoạn của chu
kỳ dự án kể từ khi mới hình thành cho đến khi kết thúc dự án. Dự án thƣờng có rủi ro
cao trong giai đoạn đầu hình thành. Trong suốt vòng đời dự án, nhiều khâu công việc
có mức độ rủi ro rất cao nên phải phân chia thành nhiều giai đoạn để xem xét, phân
tích rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn các giải pháp phù hợp để loại trừ rủi ro.
1.2 Cơ sở lý luận của Quản lý dự án đầu tƣ
1.2.1. Một số vấn đề chung về quản lý dự án
1.2.1.1. Khái niệm quản lý dự án
Quản lý dự án là việc giám sát,- chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối
với 4 giai đoạn của vòng đời dự án trong khi thực hiện dự án (giai đoạn hình thành,
giai đoạn phát triển, giai đoạn trƣởng thành và giai đoạn kết thúc). Mục đích của nó
là từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt
mục tiêu dự án nhƣ mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lƣợng.
Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng là một loại hình của quản lý dự án, đối tƣợng

của nó là các dự án đầu tƣ xây dựng công trình, đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Quản lý dự án là tập hợp các hoạt động quản lý mang tính hệ thống và tính
khoa học nhƣ kế hoạch, quyết định, tổ chức, điều hành và kiểm tra,.. một cách hiệu

9


quả. Trên cơ sở yêu cầu về chất lƣợng, thời gian sử dụng, tổng mức đầu tƣ, phạm vi
nguồn lực và điều kiện môi trƣờng mà dự án đã đề ra để thực hiện một cách tốt nhất
mục tiêu của dự án.
Một cách chung nhất có thể hiểu quản lý dự án là tổng thể những tác động có
hƣớng đích của chủ thể quản lý tới quá trình hình thành, thực hiện và hoạt động của
dự án nhằm đạt tới mục tiêu dự án trong những điều kiện và môi trƣờng biến động.
Một cách cụ thể hơn, quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời
gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án
hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách đƣợc duyệt và đạt đƣợc các yêu
cầu về kỹ thuật và chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, bằng những phƣơng pháp và điều
kiện tốt nhất cho phép.
Theo định nghĩa này, quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là:
-

Lập kế hoạch,

-

Phối hợp thực hiện: Nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí,

-

Giám sát các công việc dự án nhằm đạt đƣợc những mục tiêu xác định.

LẬP KẾ HOẠCH
Thiết lập mục tiêu
Dự tính nguồn lực
Xây dựng kế hoạch

GIÁM SÁT

PHỐI HỢP THỰC HIỆN

Đo lƣờng kết quả

Bố trí tiến độ, thời gian

So sánh với báo cáo

Phân phối nguồn lực

Báo cáo

Phối hợp các hoạt động

Giải quyết các vấn

Khuyến khích động

Hình 1.1 Chu trình quản lý dự án

10



1.2.1.2. Các chức năng của Quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình có những chức năng chính nhƣ sau:

-

Chức năng ra quyết định: Quá trình xây dựng của dự án là một quá trình ra

quyết định có tính hệ thống, việc khởi công mỗi một giai đoạn xây dựng đều phải
dựa vào quyết định đó. Việc đƣa ra quyết định ngay từ đầu có ảnh hƣởng quan trọng
đến giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công cũng nhƣ sự vận hành sau khi dự án đã
đƣợc hoàn thành.
-

Chức năng kế hoạch: Chức năng kế hoạch có thể đƣa toàn bộ quá trình, toàn

bộ mục tiêu và toàn bộ hoạt động của dự án vào quỹ đạo kế hoạch, dùng hệ thống kế
hoạch ở trạng thái động để điều hành và khống chế toàn bộ dự án. Sự điều hành hoạt
động công trình là sự thực hiện theo trình tự mục tiêu dự định. Chính nhờ chức năng
kế hoạch mà mọi công việc của dự án đều có thể dự kiến và khống chế.
-

Chức năng tổ chức: Chức năng tổ chức nghĩa là thông qua việc xây dựng

một tổ chức dƣới sự lãnh đạo của giám đốc dự án để bảo đảm dự án đƣợc thực hiện
theo hệ thống, xác định chức trách và trao quyền cho hệ thống đó, thực hiện chế độ
hợp đồng, hoàn thiện chế độ quy định để hệ thống đó có thể vận hành một cách hiệu
quả, đảm bảo cho mục tiêu dự án đƣợc thực hiện theo kế hoạch.
-

Chức năng điều hành: Quá trình quản lý dự án là sự phối hợp của rất nhiều


các bộ phận có mối quan hệ mâu thuẫn và phức tạp, do đó nếu xử lý không tốt các
mối quan hệ này sẽ tạo nên những trở ngại trong việc phối hợp hoạt động giữa các bộ
phận, ảnh hƣởng đến mục tiêu dự án. Vì vậy, phải thông qua chức năng điều hành
của quản lý dự án để tiến hành kết nối, khắc phục trở ngại, đảm bảo cho hệ thống có
thể vận hành một cách bình thƣờng.
-

Chức năng khống chế: Chức năng khống chế là biện pháp đảm bảo cho việc

thực hiện mục tiêu chính của dự án công trình. Đó là vì dự án công trình thƣờng rất
dễ rời xa mục tiêu dự định, phải lựa chọn các phƣơng pháp quản lý khoa học để đảm
bảo mục tiêu đƣợc thực hiện.
1.2.1.3. Vai trò của công tác quản lý dự án
Mỗi dự án đƣợc xây dựng nhằm thực hiện những mục tiêu xác định trong
khuôn khổ nguồn lực cho trƣớc. Để thực hiện dự án cần có sự phối hợp hoạt động

11


của rất nhiều các đối tƣợng có liên quan đến dự án nhƣ Chủ đầu tƣ, nhà thầu, tƣ
vấn, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan,…
Các kết quả của dự án có thể có đƣợc nếu tất cả các công việc của dự án lần
lƣợt đƣợc hoàn thành. Tuy nhiên, vì tất cả các hoạt động của dự án đều có liên quan
đến nhau và có ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau, nên nếu từng công việc đƣợc thực hiện
một cách độc lập sẽ cần rất nhiều thời gian và chi phí để trao đổi thông tin giữa các
đơn vị thực hiện. Một số công việc chỉ có thể đƣợc thực hiện khi một số công việc
khác bắt buộc phải hoàn thành trƣớc nó và phải hoàn thành trong khuôn khổ chất
lƣợng cho phép. Do đó, việc thực hiện dự án theo cách này không thể kiểm soát nổi
tiến độ dự án, cũng nhƣ khó có thể đảm bảo các điều kiện về chi phí và chất lƣợng.

Nhƣ vậy, mọi dự án đều cần có sự phối hợp hoạt động của tất cả các đối
tƣợng liên quan đến dự án một cách hợp lý. Cơ chế phối hợp đó chính là quá trình
quản lý dự án, dự án càng phức tạp và có quy mô càng lớn thì càng cần đƣợc tổ chức
quản lý một cách khoa học.
Nói cách khác, công tác QLDA chính là việc áp dụng các phƣơng pháp, công
cụ khác nhau, trong sự phù hợp với các quy định, các văn bản pháp lý của Nhà nƣớc
có liên quan đến dự án để phối hợp hoạt động giữa các đối tƣợng hữu quan của dự
án, nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoàn thành dự án với chất lƣợng cao nhất, trong thời
gian nhanh nhất và với chi phí thấp nhất có thể.
Công tác QLDA hợp lý và khoa học sẽ giúp chủ đầu tƣ đạt đƣợc các mục tiêu
đã định của dự án với hao tổn nguồn lực ít hơn dự kiến, có thể là trong thời gian ngắn
hơn với chi phí thấp hơn, từ đó làm tăng hiệu quả đầu tƣ vốn của xã hội; hoặc là,
cùng các điều kiện về thời gian, chi phí nhân lực đã giới hạn, công tác quản lý tốt cho
phép nâng cao chất lƣợng dự án. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các
dự án đầu tƣ xây dựng có quy mô lớn khi mà chất lƣợng các công trình xây dựng
không đảm bảo có thể gây ra những tổn thất lớn cho chủ đầu tƣ, nhà nƣớc và xã hội.
Ngƣợc lại, nếu công tác QLDA đƣợc thực hiện thiếu khoa học, dự án có thể
phải tốn nhiều nguồn lực hơn để hoàn thành hoặc hoàn thành với chất lƣợng không

12


đảm bảo, gây nhiều thất thoát lãng phí cho xã hội và có thể để lại những hậu quả
nghiêm trọng, nhất là với các dự án xây dựng công trình công cộng quy mô lớn đƣợc
thực hiện bởi nguồn vốn của Nhà nƣớc.
Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác QLDA luôn luôn là nhiệm vụ quan
trọng của mọi đối tƣợng liên quan đến dự án. Những biện pháp cải tiến công tác tổ
chức QLDA, hoàn thiện các công cụ hỗ trợ quá trình QLDA,… từ lâu đã nhận đƣợc
sự quan tâm của nhiều nhà quản lý tâm huyết.
Công tác QLDA đầu tƣ xây dựng công trình là quá trình phức tạp, phải có sự

phối hợp chặt chẽ của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác liên quan; đòi hỏi phải
có sự phát triển sâu rộng và mang tính chuyên nghiệp mới đáp ứng nhu cầu xây dựng
các công trình xây dựng ở nƣớc ta trong thời gian tới.
1.2.2 Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Quản lý dự án đƣợc tiến hành ở tất cả các giai đoạn của chu trình dự án. Tùy
theo chủ thể quản lý dự án phân thành: quản lý vĩ mô dự án và quản lý vi mô dự án.
Đối với quản lý vĩ mô dự án, chủ thể quản lý Nhà nƣớc và các cấp chính
quyền, các cơ quan chức năng của dự án. Quản lý vĩ mô cũng đƣợc thực hiện ở tất cả
các giai đoạn: chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, kết thúc thực hiện khai thác dự án
và quản lý về giá xây dựng.
Đối với quản lý vi mô dự án, chủ thể quản lý là chủ đầu tƣ hoặc đại diện hợp
pháp của chủ đầu tƣ. Nội dung quản lý của chủ đầu tƣ có thể đƣợc phân chia theo
các giai đoạn của dự án đầu tƣ hoặc theo các khía cạnh của dự án.
Chu trình sống của mọi dự án xây dựng đều phải chịu sự tác động mạnh mẽ
của 3 điều kiện ràng buộc chặt chẽ: Ràng buộc về thời gian; ràng buộc về nguồn lực;
ràng buộc về chất lƣợng, (tức là dự án xây dựng phải có mục tiêu xác định về khả
năng sản xuất, trình độ kỹ thuật và hiệu quả sử dụng). Dựa trên 3 điều kiện ràng buộc
trên, QLDA đƣợc chia làm 3 lĩnh vực chính nhƣ sau:
1.2.2.1 Quản lý thời gian và tiến độ dự án

13


Thực hiện dự án trong phạm vi thời gian đã hoạch định là một trong những
mục tiêu quan trọng nhất của QLDA xây dựng. Công việc quản lý thời gian và tiến
độ thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng phải trả lời đƣợc các câu hỏi chủ yếu sau:

-

-


Cần bao nhiêu thời gian để thực hiện hoàn thành toàn bộ dự án?

-

Khi nào bắt đầu? Khi nào kết thúc mỗi công việc thuộc dự án?

Cần tập trung chỉ đạo những công việc nào (công việc đƣợc ƣu tiên thực

hiện) để đảm bảo thực hiện hoàn thành đúng hạn dự án nhƣ đã hoạch định?
-

Những công việc nào có thể kéo dài và có thể kéo dài bao lâu mà vẫn không

làm chậm tiến độ thực hiện dự án?
-

Có thể rút ngắn tiến độ thực hiện dự án đƣợc không? Nếu có thì có thể rút

ngắn thời gian thực hiện những công việc nào và thời gian rút ngắn là bao lâu?
Đối với các dự án đầu tƣ xây dựng, công tác quản lý thời gian và tiến độ có
vai trò hết sức quan trọng; là cơ sở cho việc quản lý chi phí và nguồn lực, đồng thời
là căn cứ để phối kết hợp các bên có liên quan trong việc tổ chức thực hiện dự án.
Quy trình quản lý thời gian và tiến độ thực hiện dự án bao gồm các bƣớc công
việc đƣợc thể hiện thông qua sơ đồ sau:

14


QUẢN LÝ THỜI GIAN


1. Xác định
các hoạt động
1.1. Đầu vào
- Cấu trúc phân
chia dự án
- Báo cáo
phạm vi dự án
- Các thông tin
của dự án
tƣơng tự
- Những yếu tố
ràng buộc và
giả định
1.2. Công cụ
và kỹ thuật
- WBS (cơ cấu
phân chia công
việc)
- WBS của một
số dự án tƣơng tự
1.3. Đầu ra
- Danh sách
hoạt động
- tính toán chi
tiết hỗ trợ
- Cập nhật cấu
trúc phân chia
DA


Hình 1.2 Quy trình quản lý thời gian và tiến độ
1.2.2.2. Quản lý chi phí dự án
Quản lý chi phí dự án xây dựng công trình là tập hợp các biện pháp nhằm đảm
bảo thực hiện hoàn thành dự án xây dựng trong phạm vi ngân sách đã đƣợc hoạch
định từ trƣớc.

15


×