Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng theo pháp luật hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.11 KB, 72 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MỸ LAN

HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số

: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các
số liệu và tư liệu được sử dụng từ nguồn tài liệu đáng tin cậy và là kết quả của
quá trình tiến hành khảo sát thực tế của tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài luận văn nghiên cứu với đề tài: “Hợp đồng thiết kế


thi công trong xây dựng dân dụng theo pháp luật hiện nay” cùng với sự nỗ
lực cố gắng của bản thân, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn
Trọng Điệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn
thạc sĩ luật học.
Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Luật, các thầy cô
giáo phụ trách giảng dạy chuyên ngành Luật Kinh tế , Học Viện Khoa Học – Xã
Hội Việt Nam. Các anh chị đồng nghiệp, gia đình và các bạn đã tận tình giúp đỡ,
chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề
tài luận văn này. Với kiến thức hạn hẹp của em khi nghiên cứu vấn đề này
không khỏi những hạn chế. Vì vậy, em rất mong sự góp ý để tài của em được
hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Lan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ THI CÔNG TRONG
XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG
THIẾT KẾ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG. ...................................................6
1.1. Lý luận về hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng. ...................6
1.2. Về pháp luật điều chỉnh hợp đồng thiết kế thi công trong lĩnh vực xây
dựng dân dụng.......................................................................................................14
1.3. Một số vấn đề pháp luật về hợp đồng hiện hành tại Việt Nam. ....................25

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP
ĐỒNG THIẾT KẾ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY. ...............................................................40
2.1.Đặc điểm của hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng ..............40
2.2. Phân loại hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng ....................42
2.3. Nội dung của hợp đồng thiết kế xây dựng ....................................................43
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ THI CÔNG
TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY .........................51
3.1. Một số hạn chế của các quy định pháp luật về hợp đồng thiết kế thi công
trong xây dựng dân dụng ở Việt Nam hiện nay. ...................................................51
3.2. Một số định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng thiết
kế thi công trong xây dựng dân dụng ở nước ta hiện nay. ...................................55
KẾT LUẬN .............................................................................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................62


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế của đất nước ta luôn phải đối mặt với
nhiều thử thách. Song vượt qua nhiều thách thức đó nền kinh tế nước ta đã có
những bước tiến mạnh mẽ, những bước tăng trưởng được xem là khá nhanh và
bền vững. Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường đi liền với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế. Trong những năm
qua, cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phát huy lợi thế so sánh ngành và vùng lãnh thổ. Nhờ đó, sau 30 năm
đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ một nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây
dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn

lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững. Để có được mức tăng trưởng kinh
tế đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của ngành xây dựng.Ngày nay hoà
cùng với cuộc cách mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và quá trình
đô thị hoá mạnh mẽ của đất nước ngành xây dựng càng ngày càng chiếm vị trí
quan trọng hơn bao giờ hết.Chính vì thế mà ngành xây dựng hiện nay luôn nằm
trong mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Trong bối cảnh ngành
xây dựng được đặt trong điều kiện kinh tế thị trường; các chính sách, chủ trương
cũng như các văn bản quy phạm pháp luật đã được Nhà nước ban hành để phát
huy mặt tích cực trong công tác xây dựng, đẩy lùi các bất cập, tiêu cực của
ngành là thật sự cần thiết. Hiện nay Đảng và Nhà Nước ta đã và đang từng bước
hoàn thiện và đổi mới các chủ trương, chính sách cũng như các văn bản quy
phạm pháp luật để phù hợp với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và phù hợp
với thông lệ quốc tế.

1


Sự hội nhập với nền kinh tế thế giới đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển
mạnh mẽ của ngành xây dựng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế của nước ta nói
chung. Nó mang lại những đổi mới tích cực cho ngành xây dựng như: tiếp thu của
quốc tế về kinh nghiệm áp dụng công nghệ mới, trình độ lập quy hoạch, thiết kế
kiến trúc và quản lý xây dựng nâng cao rõ rệt, nó phát triển bền vững trong quá
trình hội nhập kinh tế trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới.
Phát huy lợi thế sẵn có cũng như áp dụng sự tiến bộ của nhân loại thế giới,
ngành xây dựng càng ngày càng có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Chính vì thế mà ngành xây dựng cần phải thiết lập cho mình một hệ thống chặt
chẽ từng khâu để đạt được hiệu quả kinh tế tối đa nhất mà không tốn nhiều thời
gian. Điều đó đòi hỏi các công trình trước khi được đưa vào thi công cần phải
được chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ khâu ban đầu là Thiết kế và lập dự toán. Đây
được xem là khâu quan trọng sẽ giúp cho chủ đầu tư, đơn vị giám sát và đơn vị

thi công có cái nhìn tổng quát nhất về công trình: từ kinh phí dự án, chi phí bỏ
ra, kích thước, khối lượng, số lượng từng loại vật tư, các thông số kỹ thuật,
v.v…. từ đó giúp cho mỗi đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ của mình được
dễ dàng hơn. Tuy nhiên hiện nay việc lập hợp đồng thiết kế của xây dựng dân
dụng còn hời hợt, họ chưa nhận thấy tầm quan trọng của Thiết kế, người sở hữu
trí tuệ về thiết kế chưa được trả công xứng đáng điều này sẽ gây ảnh hưởng rất
lớn đến việc thi công và giám sát công trình cũng như kéo theo nhiều hệ luỵ về
sau nếu có sự cố đáng tiếc xảy ra. Chính vì thế tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng theo pháp luật hiện
nay” để giúp mọi người hiểu rõ hơn và thấy được tầm quan trọng của công tác
thiết kế và lập dự toán ban đầu cho một công trình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến thời điểm hiện nay, các công trình nghiên cứu về hợp đồng dân sự
trong xây dựng thì cũng đã có một số công trình, đó là:

2


“Chế định về hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của TS.Nguyễn
Ngọc Khánh, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2007 đã nêu những vấn đề chung nhất
về chế định hợp đồng, trong đó tác giả chỉ dành một số trang về bồi thường thiệt
hại và phạt vi phạm hợp đồng;
Sách chuyên khảo về “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp
đồng trong pháp luật Việt Nam” của PGS. TS Đỗ Văn Đại – Nhà xuất bản chính
trị Quốc gia – Sự thật. Đây là cuốn sách đã phân tích rất cụ thể về việc không
thực hiện đúng hợp đồng và các biện pháp cụ thể nhằm xử lý việc không thực
hiện đúng hợp đồng nói chung;
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Văn Minh về “Trách nhiệm pháp
lý do vi phạm hợp đồng mua bán” đã giải quyết vấn đề trách nhiệm của bên vi
phạm hợp đồng mua bán tài sản;

Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đặng Hoàng Mai về “Một số nghiên
cứu so sánh hợp đồng EPC theo các quy định của FIDIC và pháp luật Việt
Nam” (2004) đã nghiên cứu, so sánh hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư thiết bị
- thi công theo các quy định của FIDIC và pháp luật Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ ngành quản lý xây dựng của tác giả Hoàng Phương Lan
(2014) “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng lập và quản lý hợp đồng xây
dựng tại Ban quản lý dự án 31 Láng Hạ thuộc Tổng công ty đường sắt Việt
Nam” đã nghiên cứu các vấn đề HĐXD liên quan đến công tác nâng cao chất
lượng lập và quản lý HĐXD. Tuy nhiên, nghiên cứu về hợp đồng thiết kế thi
công trong xây dựng dân dụng thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Vì vậy,
việc nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học của học viên là công trình mang
tính độc lập, tính mới nhằm đưa ra những kết quả nghiên cứu chỉ trong lĩnh vực
về trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là
nguồn tham khảo cho quá trình sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về
HĐXD, tạo sự thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật và giải quyết các
tranh chấp trong thực tiễn. Tác giả Đinh Văn Trường có đề tài “Trách nhiệm dân

3


sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình” đề tài luận văn thạc sỹ,
trường Đại học Quốc Gia Hà Nội
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu dạng hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng để từ
đó đưa ra đề xuất hợp lý và quản lý hợp đồng hiệu quả. Đề tài là cơ sở tham
khảo để các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng áp dụng cho lĩnh vực xây
dựng dân dụng đạt hiệu quả về kinh tế
3.2 .Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với luật trên cơ sở tài liệu chủ yếu: Các

văn bản pháp lý của Nhà Nước về hợp đồng thiết kế thi công trong xây
dựng dân dụng.
- Đánh giá thực trạng thực hiện quy định pháp luật về hợp đồng thiết kế
trong xây dựng ở Việt Nam hiện nay.
- Đưa ra và phân tích những thuận lợi, bất cập; những gì phù hợp và chưa
thực sự phù hợp của chính sách pháp luật áp dụng cho ngành xây dựng nói
chung và khâu thiết kế trong xây dựng nói riêng
- Để từ đó đề xuất giải pháp sao cho các chính sách của Nhà nước áp dụng
vào thực tiễn một cách sát sao nhất.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Các Hợp đồng thiết kế thuộc các công trình thi công trong xây dựng dân
dụng ở Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các quy định pháp luật về hợp đồng thiết kế xây dựng ở Việt
Nam hiện nay; Nghiên cứu dạng hợp đồng thiết kế đã và đang sử dụng trong
xây dựng dân dụng ở việt nam hiện nay.

4


-

Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với luật trên cơ sở tài liệu chủ yếu: Các
văn bản pháp lý của Nhà Nước về hợp đồng thiết kế thi công trong xây
dựng dân dụng.

5. Phƣơng luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các nguyên tắc, phương pháp luận triết học duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp với các

phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để nhằm làm nổi bật nội dung của đề
tài, qua đó đề xuất những vấn đề cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật
về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng
theo pháp luật hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Qua phân tích chi tiết, tổng hợp để chỉ ra những mặt còn hạn chế về quản
lý hợp đồng của xây dựng dân dụng của các chủ đầu tư hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
 Chương 1: Lý luận về hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng
dân dụng và pháp luật điều chỉnh hợp đồng thiết kế trong xây
dựng.
 Chương 2: Thực trạng các quy định pháp luật về hợp đồng thiết kế
thi công trong xây dựng dân dụng theo pháp luật Việt Nam hiện
nay.
 Chương 3: Định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy
định pháp luật về hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân
dụng ở nước ta hiện nay.

5


Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ THI CÔNG
TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG
1.1 Lý luận về hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng.
1.1.1. Khái niệm chung về thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng.
Ở nước ta, thiết kế tổ chức thi công chưa được chú ý đúng mức. Những

công trình có chuẩn bị cũng có tiến độ thi công và một số bản vẽ trình bày một
vài biện pháp thi công nhưng rất sơ sài và chỉ có tác dụng tượng trưng, trong quá
trình thi công hầu như không sử dụng đến. Các quyết định về công nghệ hầu như
phó mặt cho cán bộ thi công phụ trách công trình, cán bộ thi công này cùng lúc
làm hai nhiệm vụ vừa là người thiết kế công nghệ, vừa là người tổ chức sản
xuất. Đối với những công trình quy mô lớn và phức tạp thì ngay cả những cán
bộ giàu kinh nghiệm và năng lực cũng không thể làm tròn cả hai nhiệm vụ đó,
công việc xây dựng sẽ tiến hành một cách tự phát không có ý đồ toàn cục, do đó
dễ xảy ra những lãng phí lớn về sức lao động, về hiệu suất sử dụng thiết bị, kéo
dài thời gian thi công, tăng chi phí một cách vô lý. Việc thiết kế tổ chức thi công
mà điều quan trọng là thiết kế phương thức, cách thức tiến hành từng công trình,
hạng mục hay tổ hợp công trình…, có một vai trò rất lớn trong việc đưa ra công
trình thực từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật ban đầu và các điều kiện về các nguồn tài
nguyên. Nó là tài liệu chủ yếu chuẩn bị về mặt tổ chức và công nghệ, là công cụ
để người chỉ huy điều hành sản xuất, trong đó người thiết kế đưa vào các giải
pháp hợp lý hóa sản xuất để tiết kiệm vật liệu, lao động, công suất thiết bị, giảm
thời gian xây dựng và hợp lý về mặt giá thành.
Xây dựng là một hoạt động kinh tế kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng
trong nền kinh tế. Nó góp phần tạo nên bộ mặt của nền kinh tế đất nước, đồng
thời tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu cho các ngành sản xuất khác phát

6


triển. Hoạt động xây dựng hết sức đa dạng, bao gồm: lập quy hoạch xây dựng;
lập dự án đầu tư xây dựng công trình; khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng công
trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình; quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình; lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây
dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. Để thực hiện
được các hoạt động nêu trên, Chủ đầu tư (CĐT) đã thông qua việc ký kết các

hợp đồng xây dựng với nhà thầu xây dựng. Quan hệ HĐXD được thiết lập thể
hiện mối quan hệ và sự ràng buộc pháp lý giữa các bên giao và nhận thầu trong
việc thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động xây dựng nhằm thỏa mãn các
lợi ích mà các bên hướng tới. Tuy nhiên, hợp đồng đó chỉ có hiệu lực khi ý chí
của các bên phù hợp với ý chí của Nhà nước. Các bên được tự do thỏa thuận để
thiết lập hợp đồng nhưng sự “tự do” ấy phải được đặt trong giới hạn bởi lợi ích
của người khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Nhất là khi quan
hệ HĐXD được thiết lập để thực hiện các công việc xây dựng trong các dự án
đầu tư xây dựng công trình có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì việc
kiểm soát và quản lý của nhà nước đối với quan hệ hợp đồng đó càng cần thiết
phải chặt chẽ để đảm bảo cho tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn ngân sách
nhà nước. Theo quy định “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa
thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần
hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng” [3, Điều 38, khoản1]
Luật xây dựng 2014.
Giai đoạn thi công xây dựng công trình là một trong các giai đoạn cơ bản
và quan trọng của quá trình đầu tư xây dựng công trình. Đây là giai đoạn bao
gồm tập hợp các hoạt động với những công việc được triển khai trên thực tế
nhằm biến những ý tưởng trong Dự án đầu tư xây dựng công trình thành hiện
thực. Trong đó thi công xây dựng bao gồm “xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với
các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ

7


công trình; bảo hành công trình, bảo trì công trình xây dựng” [3,Điều 3,khoản
38] Luật xây dựng 2014.
Kết quả đạt được của hoạt động này là hình thành các sản phẩm xây dựng
với tính chất là tài sản cố định để có thể đưa vào khai thác, sử dụng một cách
hiệu quả theo các yêu cầu đã đặt ra. Các sản phẩm xây dựng đó có đảm bảo chất

lượng theo yêu cầu hay không phụ thuộc phần lớn vào quá trình thi công xây
dựng công trình trên công trường xây dựng.
Là một hoạt động mang tính đặc thù, vì vậy mà việc thực hiện các công
việc thi công xây dựng yêu cầu chặt chẽ về điều kiện và năng lực của chủ thể
thực hiện. CĐT với tư cách là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý và sử
dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình trong nhiều trường hợp không thể tự
mình thực hiện tất cả các công việc trong hoạt động xây dựng nêu trên. Trên cơ
sở thiết lập với nhau những quan hệ qua đó chuyển giao cho nhau các lợi ích vật
chất nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi bên là một tất yếu đối với mọi hoạt động
nói chung cũng như hoạt động thi công xây dựng công trình nói riêng. Quan hệ
này phải xuất phát từ những hành vi có sự thống nhất ý chí của các chủ thể. Đó
chính là quan hệ hợp đồng thiết kế, thi công
1.1.2. Khái niệm xây dựng dân dụng
Là một ngành kĩ thuật chuyên nghiệp có nhiệm vụ thiết kế, thi công và
bảo trì các công trình dân dụng cũng như tự nhiên như cầu, đường, đường hầm,
đập, tòa nhà...
Xây dựng dân dụng là ngành kĩ thuật lâu đời nhất chỉ sau kĩ thuật quân sự
và ngành này thường được chia ra làm các ngành nhỏ như: kĩ thuật môi trường,
địa kĩ thuật, kĩ thuật kết cấu, kĩ thuật giao thông, kĩ thuật đô thị, kĩ thuật môi
trường nước, kĩ thuật vật liệu, kĩ thuật công trình biển, khảo sát, và kĩ thuật xây
dựng [30].

8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×