Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp theo pháp luật thuế ở việt nam hiện nay từ thực tiễn cục thuế thành phố hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.99 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TIẾN ANH

KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THEO
PHÁP LUẬT THUẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TỪ THỰC TIỄN CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số

: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN ĐỨC MINH

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học
nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN TIẾN ANH



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................

1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM TRA
THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.................................................................

6

1.1. Khái quát về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp..........................................

6

1.2. Cơ sở lý luận của pháp luật thuế đối với doanh nghiệp.................................

25

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP QUA THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................................................... 32
2.1. Thực trạng pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.............................

32

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp từ thực
tiễn cục thuế Thành phố Hà Nội..........................................................................

53


Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM TRA THUẾ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP..............................................................................

65

3.1. Quan điểm, yêu cầu đặt ra trong hoàn thiện pháp luật kiểm tra thuế đối với
doanh nghiệp.........................................................................................................

65

3.2. Khuyến nghị hoàn thiện pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp........

67

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật kiểm tra thuế đối với
doanh nghiệp qua thực tiễn thực hiện ở thành phố Hà Nội..................................

73

KẾT LUẬN.........................................................................................................

79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………..

80


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN:

Doanh nghiệp

GTGT:

Giá trị gia tăng

KTTT:

Kiểm tra thanh tra

NNT:

Người nộp thuế

NSNN:

Ngân sách nhà nước

QTKT:

Quy trình kiểm tra

TNCN:

Thu nhập cá nhân

TP:


Thành phố

UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế năm
2015-2016……………………………………………………...54

Bảng 2.2.

Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở ĐTNT năm 2015,
2016……………………………………………………………55

Bảng 2.3.

Kết quả chuyên đề kiểm tra sau hoàn thuế năm 2016…………56


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật kiểm tra thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan

hệ xã hội phát sinh trong quá trình đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán
thuế giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn
thu ngân sách Nahà nước để thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu nhất định. Ngoài ra,
pháp luật kiểm tra thuế còn được sử dụng như một công cụ để điều tiết nền kinh tế,
thực hiện đường lối trong một thời kỳ nhất định của Nhà nước. Việc xây dựng hệ
thống pháp luật kiểm tra thuế phải được đảm bảo những nguyên tắc như: nghĩa vụ thuế
phải đảm bảo công bằng, đánh thuế phải đảm bảo lợi ích giữa Nhà nước và người nộp
thuế, đánh thuế phải đảm bảo tính nhất quán, dễ hiểu, đạt hiệu quả và đánh thuế phải
đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều
lần; luật thuế phải tạo cơ sở pháp lý quan trọng và ổn định cho nguồn thu, đáp ứng nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước.
Đối với doanh nghiệp, pháp luật kiểm tra thuế có tầm quan trọng trong nền kinh
tế, tác động nhiều mặt về kinh tế - chính trị - xã hội. Có hiệu lực từ 01/07/2007, Luật
quản lý thuế được coi như một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý thu nộp
ngân sách khi nó điều chỉnh thống nhất về mặt thủ tục đối với toàn bộ các loại thuế từ
nội địa cho đến thuế đối với hàng xuất khẩu và các khoản thu khác thuộc Ngân sách
Nhà nước. Tuy nhiên, do Luật quản lý thuế mới được triển khai thực hiện trong một
thời gian ngắn nên không thể không tồn tại những hạn chế, thiếu sót như hiện tượng nợ
đọng thuế chưa giải quyết được, tình trạng lách luật để gian lận trong kê khai thuế,
trốn thuế… Bên cạnh đó, do tính chất là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, là
đầu mối của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn quốc, nên các loại hình sản
xuất, kinh doanh ở Hà Nội là vô cùng đa dạng và phức tạp, là tiền đề để hoạt động
gian lận thuế diễn ra, dẫn đến làm hao hụt Ngân sách Nhà nước. Trong bối cảnh đó,
thực hiện chức năng quản lý thuế của ngành thuế sẽ giữ vai trò vô cùng quan trọng,
góp phần phát hiện, truy thu về cho Ngân sách Nhà nước. Công tác kiểm tra thuế là
một trong các chức năng quản lý thuế.
Với chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cùng
với xu thế hội nhập, liên kết phát triển kinh tế trong khu vực hiện nay, việc cải cách hệ

1



thống pháp luật kiểm tra thuế nhằm phù hợp với tình hình đổi mới và thông lệ quốc tế
là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khía cạnh bất cập chưa hợp lý hoặc
không mang tính khoa học cao khi áp dụng vào thực tiễn, trong đó nổi bật là luật thuế
áp dụng đối với doanh nghiệp. Hoàn thiện pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh
nghiệp đang áp dụng hiện nay là một nội dung rất lớn và cấp bách đòi hỏi phải có
nhiều thời gian nghiên cứu về lý luận lẫn thực tiễn. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế
tại địa phương trên tôi lựa chọn đề tài “Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp theo
pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn cục thuế thành phố Hà Nội” với
hy vọng tìm chọn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kiểm tra
thuế doanh nghiệp trên địa bàn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu lý luận về pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp, thực trạng
quy định và thực hiện pháp luật kiểm tra thuế đói với doanh nghiệp và giải pháp hoàn
thiện pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.
Đối với pháp luật kiểm tra thuế, có nhiều tác giả quan tâm và vận dụng những
thành tựu về lý luận pháp luật thuế, đồng thời đưa ra nhiều vấn đề về các giải pháp,
kinh nghiệm xuất phát từ thực tiễn.
Sau khi tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đền nêu trên, tác giả đã tìm
hiểu một số nội dung của các đề tài đã nghiên cứu trước đây, cụ thể:
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế của tác giả Trương Thị Hồng Nhung với đề tài “
Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Việt Nam” được thực hiện năm 2013.
Luận văn đã đưa ra kết luận khoa học về thực trạng pháp luật quản lý thuế GTGT và
thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý thuế, kết luận về nguyên nhân của thực trạng để
làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả
pháp luật quản lý thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay.
Bài viết của tác giả Trần Thị Trinh viết về “Thuế thu nhập cá nhân hiện hành –
Những vấn đề cần tháo gỡ” được đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học
Đà Nẵng – số 6 năm 2010 đề cập đến luật thuế thu nhập cá nhân kể từ khi áp dụng

chính thức ngày 01/01/2009 đến nay đã xuất hiện nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
Thông qua bài viết này, tác giả mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn chỉnh
hơn luật thuế đang rất còn mới mẻ này ở nước ta.

2


Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa với đề tài “Chính sách
thuế bất động sản ở Việt Nam” được thực hiện năm 2009. Trong luận văn, tác giả đã
trình bày những chính sách thuế liên quan đến bất động sản nói chung, đưa ra định
hướng cải cách chính sách thuế để từ đó đề xuất những giải pháp hỗ trợ thực hiện cải
cách chính sách thuế bất động sản cho phù hợp.
Các luận văn này tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ, cải
cách các chính sách thuế giá trị gia tăng, thuế bất động sản, nhưng vấn đề pháp luật
thuế đối với doanh nghiệp trên phương diện tổng quát thì còn rất ít. Đặc biệt là các giải
pháp hoàn thiện pháp luật về thuế đối với doanh nghiệp ở vùng có tốc độ đô thị hóa
nhanh như thành phố Hà Nội hiện nay.
Dựa trên những tài liệu đã nghiên cứu trước đây, trong luận văn này, tác giả sẽ
trình bày lý luận về pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp và thực trạng thực
hiện pháp luật kiểm tra thuế của doanh nghiệp từ thực tiễn hoạt động kiểm tra thuế trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu hướng đến mục đích làm rõ thực trạng quy định của pháp
luật và thực hiện pháp luật kiểm tra thuế của doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích trên được cụ thể trong việc khái quát những nhiệm vụ chính của luận
văn là:
Làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp; về

quản lý thuế; công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá để làm rõ thực trạng quy định của pháp luật kiểm tra thuế đối
với doanh nghiệp; những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện pháp luật kiểm tra thuế
đối với doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội.
Đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp và đưa
ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
ở thành phố Hà Nội.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan.
Ngoài ra, luận văn nghiên cứu cả thực tiễn thực hiện pháp luật về lĩnh vực này qua
trường hợp thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu hoạt động thực hiện pháp luật kiểm tra thuế của doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng phương pháp
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, các học thuyết kinh tế về thuế, về kinh
tế thị trường, cũng như quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước ta về thuế, kinh tế thị trường, về vai trò của Nhà nước trong nền
kinh tế thị trường.
Trong từng nội dung cụ thể, luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành
cùng các phương pháp khác một cách có hệ thống và nhất quán nhằm làm sáng tỏ vấn
đề cần nghiên cứu như sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so
sánh. Ngoài ra, luận văn sẽ sử dụng các số liệu thứ cấp để minh chứng và phân tích
thực trạng vấn đề.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã phân tích, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về pháp luật kiểm tra
thuế đối với doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu lý luận của luận văn góp phần bổ sung
một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua phân tích và khảo sát thực trạng thực hiện pháp luật kiểm tra thuế đối với
doanh nghiệp từ thực tiễn ở thành phố Hà Nội. Luận văn đã nêu được những ưu điểm,
hạn chế và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Từ kết quả nghiên cứu lý
luận và thực tiễn luận văn nêu nên các nguyên tắc đề xuất biện pháp và đưa ra một số
giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội.

4


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phục lục. Nội
dung chính của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm tra thuế đối với
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp qua thực
tiễn thực hiện công tác kiểm tra thuế ở Cục thuế thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM TRA THUẾ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Bất cứ một sự quản lý nào, công hay tư, thuộc lĩnh vực nào cũng cần có kiểm
tra, đây là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý.
Quản lý nhà nước, hơn đâu hết lại càng cần có kiểm tra. Chỉ nói riêng sự kiểm
tra đối với các quyết định hành chính và hành vi hành chính cũng bao gồm một phạm
vi rất rộng: Kiểm tra tính hợp hiến, kiểm tra tính hợp pháp, kiểm tra của cấp trên đối
với cấp dưới; kiểm tra của các cơ quan xét xử…
Hoạt động quản lý nhà nước và trong quá trình thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp đều phải chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát. Một cơ quan nắm
trọn quyền hạn, thẩm quyền trong thực hiện quyền lực nhà nước mà không được kiểm
tra thì dễ phát sinh lộng quyền, cửa quyền, lạm quyền, vì động cơ mục đích cá nhân,
cục bộ bản vị ngành, địa phương. Tùy theo bản chất, đối tượng, chủ thể tổ chức thực
hiện, chúng ta đã dùng những thuật ngữ khác nhau để chỉ sự kiểm tra: giám sát, kiểm
sát, thanh tra, kiểm tra. Cơ cấu tổ chức và cơ chế kiểm tra của Nhà nước ta gồm đủ các
loại hình kiểm tra nói trên.
Giám sát, tiếng Anh là supervision hoặc overseer để chỉ một hoạt động xem xét
có tính bao quát của chủ thể bên ngoài hệ thống đối với khách thể thuộc hệ thống khác,
tức là giữa cơ quan giám sát và cơ quan chịu sự giám sát không nằm trong một hệ
thống trực thuộc nhau theo chiều dọc. Trong bộ máy nhà nước ta, giám sát thường thể
hiện chức năng của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạt động của bộ máy nhà
nước hoặc của Toà án nhân dân, các tổ chức xã hội và công dân đối với hoạt động
quản lý nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, kỷ luật trong quản lý nhà nước. Quốc hội
là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà
nước”, “…thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị
quyết của Quốc hội” (Điều 83, 84 của Hiến pháp 1992). Nếu xét tính quyền lực cao
nhất của Quốc hội thì ngoài việc lập hiến, lập pháp, bầu Chính phủ, thành lập các cơ


6


quan tối cao của đất nước, chức năng giám sát cũng thể hiện tính hơn trội, tính bao
quát từ phía quyền lập pháp đến việc giám sát các hoạt động của các cơ quan do Quốc
hội thành lập.
Ở nước ta còn một loại hình giám sát nữa là giám sát của các tổ chức xã hội.
Với tư cách là một thành tố của hệ thống chính trị, hoạt động giám sát của các tổ chức
xã hội là một bộ phận không thể thiếu được nhằm củng cố kỷ luật, nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước (Điều 9, 10 Hiến pháp 1992). Tuy nhiên, hoạt động này không mang
tính quyền lực nhà nước, các chủ thể giám sát không có quyền áp dụng trực tiếp các
biện pháp cưỡng chế nhà nước. Kết quả giám sát của các tổ chức xã hội chỉ dừng lại ở
mức “kiến nghị, đề nghị”, tức là áp dụng các biện pháp tác động, mang tính xã hội vào
hoạt động của đối tượng bị giám sát (sự lên án, phê bình từ phía xã hội), từ đó đối
tượng bị giám sát tự chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong quá trình hoạt động của mình.
Mở rộng hình thức giám sát của các tổ chức xã hội là sự giám sát của công dân, một
nội dung đặc thù chỉ có ở chế độ xã hội chủ nghĩa, một loại hình dân chủ cao của xã
hội phát triển.
Kiểm sát là khái niệm được sử dụng trong thực tiễn tổ chức bộ máy và khoa
học pháp lý (investigate) để chỉ hoạt động bảo đảm pháp chế của Viện Kiểm sát nhân
dân các cấp nhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật (kiểm sát chung), vai trò công tố
(bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân). Kiểm sát việc tuân theo
pháp luật là nhằm bảo đảm tính hợp pháp của các quyết định quản lý nhà nước từ cấp
bộ trở xuống (Điều 137 Hiến pháp 1992 và các Điều 2, 3 và 4 của Luật tổ chức Viện
Kiểm sát nhân). Trong quá trình kiểm sát công tác điều tra, Viện Kiểm sát có quyền:
“phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định của
pháp luật, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của
cơ quan điều tra” và “quyết định truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ
điều tra”. Việc kiểm sát chung không tự làm đình chỉ các quyết định quản lý của các

cơ quan nhà nước trái pháp luật. Chỉ có trường hợp duy nhất là Viện trưởng Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền ra quyết định đình chỉ và buộc phải sửa chữa
những hành vi vi phạm pháp luật có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng (khoản 2 Điều 10
Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân). Trong hoạt động kiểm sát, Viện Kiểm sát
không có quyền áp dụng các biện pháp kỷ luật. Khi cần thiết, Viện Kiểm sát có quyền
yêu cầu các cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp kỷ luật, hoặc gửi kiến nghị, ra

7


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×