Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

nhận thức của học sinh THPT với vấn đề bạo lực học đường hiện nay (nghiên cứu trường hợp ở trường THPT cao bá quát – quốc oai – hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.24 KB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TỐNG QUANG MẠNH

“NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT VỚI VẤN ĐỀ BẠO LỰC
HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY”
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG
THPT CAO BÁ QUÁT – QUỐC OAI – HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TỐNG QUANG MẠNH

“NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT VỚI VẤN ĐỀ BẠO LỰC
HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY”
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG
THPT CAO BÁ QUÁT – QUỐC OAI – HÀ NỘI)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số:
831 03 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ NGỌC VĂN

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu , kết quả nêu trong luận văn này là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2018
Người cam đoan

Tống Quang Mạnh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với
kinh nghiệm trong quá trình công tác thực tiễn, với sự nỗ lực cố gắng của bản thân .
Đạt được kết quả này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí Thầy (cô)
giáo Học viện khoa học xã hội; Trường THPT Cao Bá Quát, các đồng chí, đồng
nghiệp và các em học sinh đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ, cộng tác cho tôi. Đặc biệt, Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Lê Ngọc Văn là người trực tiếp
hướng dẫn đề tài; Thầy đã dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn tất đề tài.
Mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm
khuyết, Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quí thầy (cô), đồng chí, đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2018

Tống Quang Mạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 20
1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 20
1.1. Một số khái niệm công cụ ............................................................................ 20
1.2. Lý thuyết Xã hội học áp dụng để nghiên cứu đề tài .................................... 23
2. Quy định của pháp luật liên quan đến bạo lực ở tuổi vị thành niên................ 31
Chƣơng 2: VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG QUA NHẬN THỨC CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY ................................. 33
1. Đôi nét về địa bàn và trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai – Hà Nội ....... 33
1.1. Địa bàn Huyện Quốc Oai ............................................................................. 33
1.2. Trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai ..................................................... 33
2. Nhận thức về tính chất, mức độ của bạo lực học đường ................................. 34
2.1. Về tính chất .................................................................................................. 34
2.2. Về mức độ .................................................................................................... 47
3. Nhận thức về nguyên nhân của bạo lực học đường ........................................ 57
3.1. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................. 57
3.2. Nguyên nhân khách quan ............................................................................. 60
4. Nhận thức về hậu quả và các nhân tố tác động của bạo lực học đường ......... 62
4.1. Về hậu quả .................................................................................................... 63
4.2. Những nhân tố tác động đến nhận thức của học sinh THPT đối với vấn đề
bạo lực học đường ............................................................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 75

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 78


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHĐ

Bạo lực học đường

HS

Học sinh

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố

VN


Việt Nam

XHH

Xã hội học


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của học sinh THPT về hành vi BLHĐ theo khối học.. ..... 37
Bảng 2.2: Nhận thức của học sinh về hình thức có thể tạo ra bạo lực học
đường......................................................................................................... 44
Bảng 2.3: Nhận thức của học sinh THPT về chủ thể gây ra các hành vi
BLHĐ. ....................................................................................................... 46
Bảng 2.4: Nhận thức của HS về mức độ BLHĐ cấp THPT khi so sánh với các
cấp học khác. .............................................................................................. 51
Bảng 2.5: Nhận thức của học sinh THPT về hậu quả của BLHĐ với học tập ... 64

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: nhận thức của học sinh về các dạng thức bạo lực học đường. ....... 35
Biểu đồ 2.2: Nhận thức của HS nam và nữ về hành vi bạo lực học đường ....... 36
Biểu đồ 2.3: Quan điểm của học sinh đối với hành vi bạo lực học đường ......... 38
Biểu đồ 2.4: Nhận thức của học sinh về bản chất hành vi bạo lực học đường. .. 40
Biểu đồ 2.5: Nhận thức của học sinh THPT về các kiểu dạng BLHĐ ............... 42
Biểu đồ 2.6: Nhận thức của HS về mức độ bạo lực học đường hiện nay. .......... 49
Biểu đồ 2.7: Nhận thức của học sinh về mức độ gây ra bạo lực học đường
xét về mặt giới tính...................................................................................... 53
Biểu đồ 2.8: Nhận thức của học sinh về nguyên nhân chủ quan gây ra bạo lực
học đường..................................................................................................... 58
Biểu đồ 2.9: Nhận thức của học sinh về nguyên nhân khách quan tạo ra bạo lực

học đường..................................................................................................... 60


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, bạo lực học đường là một vấn nạn xảy ra ở hầu hết các nước. Được ví
như một vết đen trong trường học, hiện tượng này gây bức xúc cho xã hội, sợ hãi, lo
lắng cho nạn nhân và người chứng kiến. Giải quyết vấn đề nạn này đang là bài toán
khó cho các tổ chức xã hội, những nhà quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh và chính
các em học sinh.
Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và Trung
tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) công bố báo cáo về tình trạng bạo lực trong
các trường học ở châu Á. Báo cáo dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế với
9.000 học sinh ở lứa tuổi 12-17, các giáo viên, hiệu trưởng, phụ huynh... tại 5 quốc gia
Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal, thực hiện từ tháng 10/2013 đến
tháng 3/2014. Theo báo cáo này, tình trạng bạo lực trong các trường học châu Á đang
ở mức báo động. Trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học
đường. Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%);
thấp nhất là Pakistan với 43%. Chỉ tính trong 6 tháng (10/2013-3/2014), số học sinh bị
bạo lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác...) tại trường học của Indonesia là 75%.
Việt Nam đứng thứ hai với 71%. [20]
Ở nước ta, theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo đầu năm 2015,
trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong
và ngoài phạm vi nhà trường, tương đương khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày.
Trong đó, hơn 5.000 học sinh xảy ra một vụ đánh nhau, khoảng 11.000 học sinh có
một em bị buộc thôi học vì tội đánh nhau. [1]
Những số liệu nêu trên đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của hiện tượng bạo
lực học đường ở nước ta hiện nay, vấn đề xã hội này đang nhận được nhiều sự quan
tâm và thu hút của dư luận cộng đồng. Các vụ việc bạo lực trường học được nhắc đến
trên những phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây tạo ra sự bức xúc,

là nỗi trăn trở lo lắng cho các gia đình, phụ huynh, các em học sinh, các thầy cô giáo.
Tình hình bạo lực học đường ngày càng trở nên phức tạp và đang có chiều
hướng gia tăng. Đối tượng tham gia trước đây thường được nhắc đến là học sinh với

1


các vụ xô xát, đánh nhau không quá nghiêm trọng của các em đang tuổi cắp sách đến
trường còn nhiều hiếu động. Nhưng nay, đối tượng bạo lực học đường mở rộng đa
dạng hơn trước, không chỉ là học sinh mà đôi khi xuất hiện cả thầy/cô giáo, người làm
việc trong nhà trường, các đối tượng bên ngoài nhà trường. Tính chất hành vi bạo lực
cũng phát triển theo hướng khó kiểm soát, trở nên nguy hiểm và liều lĩnh hơn, có thể
gây tác hại rất lớn, một số vụ bạo lực học đường có cả việc sử dụng hung khí, vật gây
sát thương để đánh nhau. Bạo lực học đường cũng xuất hiện nhiều kiểu loại hơn so với
trước đây, với các sự việc như: Nữ sinh ở Nghệ An đánh nhau quay bằng điện thoại rồi
đăng tải lên mạng internet [4]; Bảo vệ trường dâm ô học sinh tiểu học ở Đăk Nông [7]
; Cô giáo mầm non hành hạ trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh [22]; Nữ giáo viên đánh
học sinh trong lớp ở Hà Nội [23] ...
Qua đó thể thấy được, bạo lực học đường hiện nay đã xảy ra ở nhiều cấp học
khác nhau, Thực tế đó vẫn là phần nổi của tảng băng chìm, những sự việc phát hiện ra
và được công chúng biết đến chưa thực sự phản ảnh hết thực trạng vấn đề bạo lực ở
các trường học hiện nay.
Tác hại của BLHĐ tới học sinh, gia đình, nhà trường rất lớn. Đối với học sinh
là những tổn hại về thể chất và tinh thần kéo theo đó là sút về học tập, thay đổi tâm lý,
tính cách theo chiều hướng tiêu cực. Đối với gia đình là sự bất an, lo lắng của phụ
huynh cho con em mình. Đối với nhà trường bạo lực học đường làm ảnh hưởng đến
môi trường giáo dục, làm suy giảm lòng tin của học sinh, gia đình, xã hội với nhà
trường, một phần làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác giáo dục – đào tạo.
Hà nội cũng là một trong những điểm nóng của vấn nạn BLHĐ. Kết quả nghiên
cứu của Viện nghiên cứu Y – Xã hội thực hiện năm 2014 với 3000 học sinh của 30

trường THCS và THPT trên địa bàn Hà Nội cho thấy có 80% học sinh đã từng bị bạo
lực trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong 6 tháng qua. [21].
Học sinh THPT là những người đang trong độ tuổi vị thành niên với những thay
đổi lớn về thể chất và tâm lý. Theo học ở các trường THPT là môi trường bản lề để
hình thành nhân cách, cũng là quãng thời gian rất quan trọng, các em đang đứng trước
ngưỡng cửa đại học hoặc những hướng đi khác sau khi tốt nghiệp, cần sự quan tâm
chu đáo của gia đình và nhà trường. Vì vậy, đây là đối tượng rất đáng quan tâm trong

2


vấn đề bạo lực học đường. Cần thấy được thực trạng, tìm ra nguyên nhân, xác định hậu
quả mới có giải pháp hiệu quả. Để làm được điều đó cần tìm hiểu chính nhận thức học
sinh THPT để đánh giá các em nhìn nhận vẫn đề này như thế nào. Từ đó hướng tới
giải quyết vấn đề bạo lực học đường, không chỉ ở cấp THPT mà các cấp học khác có
tình trạng này xảy ra.
Câu hỏi được đặt ra, nhận thức của học sinh THPT đối với vấn đề bạo lực học
đường hiện nay như thế nào?
Từ thực tế cấp thiết nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “nhận thức của học sinh THPT
với vấn đề bạo lực học đường hiện nay”.
(Nghiên cứu trường hợp ở Trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai – Hà Nội).
Đề tài sẽ tìm hiểu nhận thức của học sinh THPT với vấn đề bạo lực học đường
hiện nay ở các phương diện: Tính chất – mực độ; Nguyên nhân; Hậu quả và những
nhân tố tác động.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Về chủ đề BLHĐ đã có không ít công trình nghiên cứu trong và ngoài nước từ
những góc nhìn khác nhau. Dựa vào những tài liệu thu thập được, tôi đề cập đến ba nội
dung quan trọng được các tác giả đi trước đề cập đến trong những tác phẩm của họ. Đó
là: thực trạng, tính chất, mức độ của BLHĐ; nguyên nhân của BLHĐ; hậu quả và
những nhân tố tác động của bạo lực học đường.

2.1. Về tính chất, mức độ của bạo lực học đường
Bạo lực trong các trường học là vấn đề tồn tại từ lâu, nếu như trong thời kỳ
trước các sự việc xảy ra không quá nghiêm trọng và số lượng không nhiều. Nhưng
nay, mặt trái của xã hội hiện đại cũng kéo theo vấn đề bạo lực học đường gia tăng cả
về mức độ và tính chất. Nhiều tác giả đã đi vào nghiên cứu về hai nội dung này.
* Nghiên cứu của tác giả Đàm Đức Dương, năm 2014 [6] đã nêu lên mức độ,
tính chất của vấn đề BLHĐ: Về mức độ nghiên cứu nêu ra thực trạng các hành vi đánh
đập, ngược đãi, xâm hại đến sức khỏe, thể xác hay tính mạng giữa các HS với nhau có
kết quả cao nhất (91,6% là nữ và 81,7 là nam), hành vi cưỡng ép, buộc phải quan hệ
tình dục chiếm tỉ lệ thấp nhất những cũng là còn số đáng chú ý với 31,7% là nam và
25,8% là nữ. Về tính chất, nghiên cứu đã cho thấy thực trạng BLHĐ hiện nay là khá

3


nghiêm trọng, nhận định sự nhận thức giữa nam và nữ về hành vi BLHĐ có ảnh hưởng
đến thực trạng vấn đề này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nêu lên một số nội dung về tính
chất BLHĐ như: Về việc nhận thức bản chất của hành vi bạo lực, quan điểm của HS
về việc sử dụng bạo lực ở trường học, quan điểm hành động khi chứng kiến BLHĐ,
quan điểm giải quyết mâu thuẫn, quan điểm đưa hình ảnh video bạo lực.
* Bài viết “hiểu biết về bạo lực ở trường học” của Trung Tâm kiểm soát và
phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), năm 2016 [34] đã đưa ra số liệu dẫn chứng về
tính chất và mức độ của BLHĐ. Trong năm học 2012 – 2013, có 31 vụ giết người của
thanh thiếu niên (từ 5 đến 18 tuổi) xảy ra tại trường học. Trong năm 2014, có khoảng
486.400 các vụ bạo lực phi phi thể với HS (từ 12 đến 18 tuổi) mà nạn nhân còn đang
đi học. Khoảng 9% giáo viên cho biết họ bị HS đe dọa, 5% giáo viên nói rằng họ đã bị
HS tấn công về thể chất ở trường học. Trong năm 2013, có 12% số HS (từ 12-18 tuổi)
cho biết các băng nhóm đã có mặt tại trường trong suốt năm học. Trong năm 2015: Có
5,6% HS cho biết đã không đi học một hoặc nhiều ngày trong 30 ngày trước cuộc khảo
sát vì cảm thấy không an toàn ở trường hoặc trên đường đi học hay từ trường trở về

nhà; 4,1% nói rằng đã từng mang vũ khí vào trường học trong 30 ngày trước cuộc
khảo sát; 6 % cho biết từng bị đe dọa hoặc bị thương do vũ khí trong trường học,
20.2% cho biết bị bắt nạt ở trường và 15,5% nói rằng bị bắt nạt qua mạng trong 12
tháng trước cuộc khảo sát.
* Báo cáo của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (Unicef), [33] năm 2017 về tình
trạng bạo lực đối với trẻ em và thanh thiếu niên, đã chỉ ra những số liệu của nhiều
nước trên thế giới cho thấy thực trạng bạo lực đang diễn ra với mức độ gia tăng. Gần
500 cuộc tấn công hoặc các mối đe dọa tấn công vào trường học đã được ghi lại hoặc
xác minh vào năm 2016 ở 18 quốc gia hoặc các khu vực trên thế giới bị ảnh hưởng bởi
các cuộc xung đột. Từ tháng 11 năm 1991 đến tháng 12 năm 2016, có 59 vụ bắn súng
ở trường. Trên toàn thế giới, gần 130 triệu (hơn một phần ba) HS ở độ tuổi 13 và 15
trải qua hiện tượng bắt nạt. Khoảng 17 triệu thanh niên ở tuổi 39 các quốc gia ở Châu
Âu và Bắc Mỹ thừa nhận đã bắt nạt những người khác ở trường. Có 732 triệu trẻ em
độ tuổi từ 6 đến 17 sống ở những quốc gia mà việc trừng phạt thể chất ở trường học
không phải là hoàn toàn bị cấm. Ngoài ra, báo cáo này cũng nêu lên tính chất của

4


BLHĐ: hiện nay HS cả nam và nữ đều có nguy cơ bị bắt nạt, đối với nam khả năng bị
bạo lực về thể chất cao hơn, trong khi đó các cô gái có vẻ nhiều hơn trong khuynh
hướng bị bạo lực về mặt tâm lý. Các hình thức BLHĐ biểu hiện như: trừng phạt thể
chất của giáo viên, quấy rối tình dục và bạo lực từ bạn bè hoặc nhân viên trường học.
* Dưới góc nhìn của tâm lý học và giáo dục học tác giả Phạm Văn Khanh với
bài tham luận “bạo lực học đường nhận diện và giải pháp ngăn chặn” [16] đã có
những diễn giải về tính chất của BLHĐ với nội dung nhận diện vấn đề này. Tác giả
cho rằng đây là hành vi lệch chuẩn nhưng thiên về bạo lực, với ba điểm chú ý. Thứ
nhất, đó là phân loại hành vi với hai loại hành vi bạo lực chủ động và bạo lực thụ
động. Thứ hai, đó là việc nhận diện hành vi bạo lực bao gồm hình thức bạo lực cơ bắp
gây tổn thương sức khỏe, tính mạng người bị hại. Bạo lực ở hình thức đe dọa, khủng

bố là các hành vi nhằm gây bất an cho người bị hại. Thứ ba, dấu hiệu của BLHĐ có ba
giai đoạn: Tiền bạo lực, thực hiện hành vi bạo lực, hậu bạo lực. Tác giả khuyến nghị
người làm công tác giáo dục cần lưu ý dấu hiệu tiền bạo lực để nhà trường tiến hành
can thiệp, ngăn chặn hành vi BLHĐ hiệu quả và dấu hiệu hậu bạo lực để cảm hóa,
ngăn chặn hành vi tiếp diễn.
* Trong cuốn “Giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh” của tác giả Nguyễn
Đắc Hưng, năm 2014, [12] đã nêu lên mực độ của vấn đề BLHĐ hiện nay. Cuốn sách
dẫn chứng số liệu thống kê của Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Tỉ lệ
HS, sinh viên và thanh thiếu niên phạm tội và vi phạm pháp luật chiếm khoảng ¼ tổng
số vụ phạm pháp hình sự trên toàn quốc. Báo cáo của các Sở GD-ĐT, từ đầu năm học
2009 – 2010 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc HS đánh nhau ở
trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 HS, cảnh
cáo 1.558 HS, buộc thôi học có thời hạn (từ 3 ngày, 1 tuần đến một năm học) 735 HS.
Vấn đề BLHĐ đang ngày càng nguy hiểm, có clip sự việc HS đánh nhau kiểu “hội
đồng” trên mạng internet làm xôn xao dư luận. Độ tuổi HS vi phạm chủ yếu là HS
năm cuối THCS và cấp THPT. Xét về giới tính, HS nam thường là chủ thể gây nên
BLHĐ nhiều hơn, nhưng gần đây xuất hiện tình trạng có địa phương HS nữ đánh nhau
nhiều hơn HS nam. Chủ thể gây bạo lực đa dạng hơn trước như: Người ngoài nhà
trường, giáo viên, HS và cán bộ nhà trường.

5


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×