Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Vai trò của luật sư trong phòng, chống oan, sai trong TTHS việt nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.24 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-=-=-=-=-=-=-

NGUYỄN VĂN TĨNH

VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG PHÒNG, CHỐNG OAN, SAI
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
HOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
******

VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG PHÒNG, CHỐNG OAN, SAI
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN TĨNH
chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS TRẦN ĐÌNH NHÃ



HÀ NỘI, 2018


MỤC LỤC:
MỞ ĐẦU: Từ trang 1 đến trang 4
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ
TRONG PHÒNG, CHỐNG OAN, SAI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1 Khái niệm phòng, chống oan, sai trong Tố tụng hình sự
1.1.1 Khái niệm phòng chống oan, sai trong Tố tụng hình sự. 5 - 6
Chủ

1.1.2

thể

gây

oan,

sai

trong

Tố

tụng

hình


sự.

6-7
1.1.3 Giai đoạn xẩy ra oan, sai.

7-8

1.1.4 Trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể gây oan, sai.

8-10

1.2 Vai trò của luật sư trong Tố tụng hình sự
1.2.1 Khái niệm phòng chống oan, sai và phòng, chống oan, sai trong
Tố tụng hình sự.

10-14

1.2.2 Cơ sở pháp lý của phòng ngừa và giải quyết oan, sai trong Tố
tụng hình sự.
1.2.3 Chủ thể phòng ngừa và giải quyết oan, sai trtong Tố tụng hình
sự.

14-20
1.3 Luật sư và vai trò của luật sư trong phòng, chống oan, sai trong

Tố tụng hình sự.
1.3.1 Luật sư và nghĩa vụ của luật sư trong Tố tụng hình sự.

20-21


1.3.2 Vai trò của luật sư trong phòng, chống oan, sai trong Tố tụng
hình sự.

21-30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG PHÒNG,

CHỐNG OAN, SAI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
2.1
hình sự. 31

Thực trạng pháp luật về phòng, chống oan, sai trong Tố tụng


2.2 Tình hình oan, sai trong những năm gần đây và nguyên nhân.
2.2.1 Tình hình oan, sai trong Tố tụng hình sự những năm gần đây
31-34
2.2.2 Nguyên nhân của tình hình oan, sai trong Tố tụng hình sự 3442.
2.3 Thực trạng hoạt động của luật sư trong phòng, chống oan, sai trong Tố
tụng hình sự
2.3.1 Thực trạng hoạt động của luật sư trong phòng, chống oan, sai
thời gian qua

42-44

2.3.2 Những khó khăn, bất cập trong hoạt động của luật sư đối trong
phòng, chống oan, sai 44-56
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG

HÌNH SỰ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.1 Dự báo tình hình oan, sai trong Tố tụng hình sự và định hướng
phòng chống.

57-66

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của luật sư trong phòng, chống
oan, sai.

66- 76
KẾT LUẬN LUẬN VĂN:
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

77
78-83


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật Tố tụng hình sự

BLTTHS

Bộ luật hình sự

BLHS

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


Tòa án nhân dân

TAND

Công an nhân dân

CAND

Hội đồng xét xử

HĐXX

Viện kiểm sát nhân dân

VKSND

Cơ quan điều tra

CQĐT

Sách đã dẫn

SĐD

Nhà xuất bản

NXB




MỞ ĐẦU
1 – Tính cấp thiết của đề tài:
Tuy oan, sai là điều không ai mong muốn, nhưng là điều khó loại bỏ hoàn
toàn . Vấn đề là làm sao để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng oan, sai và
làm thế nào để sửa sai cho hiệu quả, cảnh tỉnh những sai lầm tương tự trong
tương lai.
Đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam như: GS,
TS khoa học Đào Trí Úc từng công bố bài viết: “Cải cách tư pháp hình sự và
vấn đề phòng, chống oan, sai” Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4/2005; PGS,
TS khoa học Lê Văn Cảm đã đưa ra mô hình lý luận về đạo luật TTHS , trong
đó tác giả xây dựng nguyên tắc độc lập minh oan trong TTHS (Sách chuyên
khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự ); TS Bùi
Kiên Điện có bài viết về “ khắc phục tình trạng oan, sai trong TTHS”. Tạp chí
luật học số tháng 1- 2001; TS Nguyễn Ngọc Chí , Đào Thu Hà “ Bàn về oan sai
trong Tố tụng hình sự”- Báo Pháp luật số 138 và số 140 năm 2003. “ Vấn đề
oan và chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người
bị oan trong tố tụng hình sự” - Luận văn

thạc sỹ ngành luật hình sự của

Phạm Tiến Dũng, khoa Luật trường đại học Quốc gia Hà Nội 2008, “Phòng,
chống oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự”… Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa
có công trình nào nghiên cứu triệt để về oan, sai trong TTHS và thực tiễn cho
thấy tình trạng oan, sai trong TTHS vẫn tiếp tục xảy ra. Điều này cho thấy cần
có thêm những nghiên cứu công phu về nội dung này để có thể đưa ra các giải
pháp, biện pháp hữu hiệu nhằm phòng chống oan, sai trong TTHS.
Việt nam đang trên con đường xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Nhà nước pháp quyền là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, coi trọng quyền
con người. Bảo vệ con người là sứ mệnh của Nhà nước và đó cũng là một trong
những sứ mệnh của giới luật sư. Vì hoạt động của luật sư liên quan đến lợi ích

của nhiều người, có ý nghĩa quan trọng đối với một bản án. Đã có

1


những vụ án, luật sư tìm ra được những chứng cứ gỡ tội cho thân chủ của
mình, được HĐXX chấp nhận giảm nhẹ hình phạt, thay đổi tội danh theo hướng
có lợi cho bị cáo, thậm chí tuyên vô tội đối với họ theo đúng quy định của pháp
luật. Vì vậy: trong phòng, chống oan, sai trong TTHS Việt Nam là giới luật sư
đóng góp vai trò quan trọng trong việc : “không làm oan người ngay, để lọt kẻ
gian”
Chính vì những lý do trên, với tư cách là một luật sư, học viên mạnh dạn
nghiên cứu đề tài: “ Vai trò của luật sư trong phòng, chống oan, sai trong TTHS
Việt Nam”; với hy vọng có cái nhìn toàn diện hơn về phòng, chống oan, sai,
từng bước loại trừ việc gây oan, sai cho người vô tội trong hoạt động của các
cơ quan tiến hành tố tụng.
2– Tình hình nghiên cứu đề tài:
Tại Học viện Khoa học xã hội đã có một số đề tài luận văn thạc sỹ liên
quan đến luật sư như: “ Pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành
nghề luật sư qua thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Văn Công ;
“Luật sư và bảo vệ quyền con người trong TTHS Việt Nam” của Lê Đăng Tùng;
“Địa vị pháp lý của luật sư trong TTHS Việt Nam thực tế tại thành phố Hồ Chí
Minh” của Nguyễn Hữu Lai… Những đề tài trên chưa đề cập một cách thấu
đáo và có hệ thống vấn đề Vai trò của luật sư trong phòng, chống oan, sai trong
TTHS Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “ Vai trò của luật sư trong
phòng, chống oan, sai trong TTHS Việt Nam” là không trùng lặp với bất cứ đề
tài nào trước đây.
3 - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
3.1- Mục đích nghiên cứu đề tài:
Đề tài này làm rõ vai trò, nhiệm vụ của luật sư trong việc phòng, chống

oan, sai, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng trong hoạt động TTHS; đánh giá tính phù hợp của các quy định
của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật TTHS liên quan đến oan, sai và
phòng, chống oan, sai. Luận giải và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật
1


hiện hành và kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng và thi hành
pháp luật liên quan đến phòng, chống oan, sai.
3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài :
3.2.1- Xác định cơ sở lý luận về vai trò của luật sư trong phòng, chống oan,
sai.
3.2.2- Làm sáng tỏ nội dung, các lĩnh vực thể hiện các quy định của pháp
luật TTHS, Luật luật sư đối với vai trò, trách nhiệm của luật sư trong việc
phòng, chống oan, sai.
3.2.3- Làm rõ thực trạng tình hình gây oan, sai và những nguyên nhân chủ
yếu của tình trạng này.
3.2.4- Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng
cao hiệu quả hoạt động của luật sư trong phòng, chống oan, sai trong thời gian
tới.
4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào chính sách chủ đạo của
Đảng, sự thể chế hóa chính sách của Nhà nước trong việc phòng, chống oan,
sai. Tập trung nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật và hoạt động
của luật sư trong phòng, chống oan, sai trong TTHS.
4.2- Phạm vi nghiên cứu:
Những quy định của Bộ luật TTHS và Luật Luật sư điều chỉnh trực tiếp
nội dung: hoạt động của luật sư trong phòng, chống oan, sai trong TTHS Việt
Nam. Thực tiễn hoạt động của luật sư trong phạm vi toàn quốc theo lĩnh vực
này trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015.

5 – Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng
Cộng Sản Việt Nam về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân trong giai đoạn hiện nay.

2


Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp hệ thống, phương pháp phân
tích, tổng hợp. Các phương pháp trên được sử dụng một cách linh hoạt để đảm
bảo hiệu quả và tính thuyết phục của việc nghiên cứu.
6- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
- Luận văn làm rõ khái niệm oan, sai và phòng, chống oan, sai trong TTHS
Việt Nam cũng như làm rõ nội dung: vai trò của luật sư trong phòng, chống
oan, sai trong TTHS Việt Nam, trên cơ sở các chính sách, các quy phạm pháp
luật điều chỉnh đến các nội dung trên.
- Nghiên cứu các quyền và nghĩa vụ của luật sư trong phòng, chống oan,
sai trong TTHS; từ đó phân tích, đánh giá cụ thể thực hiện các quyền và nghĩa
vụ này trong thực tiễn thời gian qua.
- Những luận điểm trên là cơ sở khoa học để ban hành, tổ chức thực thi
chính sách, pháp luật về phòng, chống oan, sai trong TTHS Việt Nam nói chung
và tăng cường vai trò của luật sư trong phòng, chống oan, sai trong TTHS Việt
Nam trong thời gian tới.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình
nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về: phòng, chống oan, sai trong
TTHS Việt Nam; sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về
pháp luật, về phòng, chống oan, sai ở các cơ sở đào tạo pháp luật.
7 – Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về oan, sai và phòng, chống oan, sai
trong Tố tụng hình sự.
Chương 2: Thực trạng oan, sai và hoạt động phòng, chống oan, sai của luật
sư trong Tố tụng hình sự.
Chương 3: Giải pháp tăng cường vai trò của luật sư trong phòng, chống
oan, sai trong Tố tụng hình sự.
3


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG
PHÒNG, CHỐNG OAN, SAI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1- Oan, sai trong Tố tụng hình sự :
1. 1 Khái niệm phòng, chống oan, sai trong Tố tụng hình sự:
“Oan là: Bị quy cho tội mà bản thân không phạm, phải chịu trừng phạt mà
bản thân không đáng phải chịu. [63 tr 479] “ Sai là: Không phù hợp với cái
hoặc điều có thật, mà có khác đi. [63 tr 843-844]
Oan trong TTHS là bản thân người bị buộc tội không phạm tội, nhưng các
cơ quan tư pháp xác định họ phạm tội và thực hiện các biện pháp tố tụng, thậm
trí kết án và thi hành hình phạt đối với họ gây tổn hại về mặt vật chất, tinh thần
đối với bản thân họ và gia đình. Việc làm oan người vô tội là một hệ quả của
hành vi trái (sai) pháp luật.
sai trong TTHS là người tuy có hành vi phạm tội nhưng tính chất, mức độ
không đúng như nhận định, kết luận của cơ quan và người tiến hành tố tụng mà
hậu quả cuối cùng là người bị truy tố, xét xử sai phải gánh chịu những tổn thất
nhất định mà đáng ra họ không phải chịu. Đây là kết quả hoạt động, hoặc chất
lượng giải quyết vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng không đúng theo
yêu cầu của pháp luật, dẫn đến hậu quả không đáng có.

Tuy oan, sai trong TTHS là hai khái niệm, phạm trù khác nhau nhưng lại
có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Dù ở mức độ nào thì oan, sai cũng dẫn đến hậu
quả tiêu cực đối với cá nhân và gia đình họ, đối với xã hội và đối với Nhà nước,
không đảm bảo công lý, công bằng xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến phòng
chống tội phạm.
Oan, sai là khái niệm không mới trong hoạt động TTHS. Oan, sai không
phải là hiện tượng cá biệt mà ở mọi quốc gia, mọi nơi trên thế giới, đâu cũng
có oan, sai; cho dù nền tư pháp của một nước yếu kém hay phát triển. pháp luật
hiện đại tiếp tục xây dựng những nguyên tắc tiến bộ nhằm đảm bảo quyền của
mỗi con người, trong đó có việc không được làm oan, sai người vô tội.
4


Hiện tượng một số hành vi vi phạm nghĩa vụ xác lập từ các giao dịch dân
sự, kinh tế, hành chính… không cấu thành tội phạm nhưng bị khởi tố, điều tra,
truy tố hoặc xét xử theo pháp luật hình sự và TTHS. (hình sự hóa các giao dịch
dân sự, kinh tế, hành chính…) đang là vấn đề bức xúc được dư luận, giới nghiên
cứu và các nhà hoạt động thực tiễn đặc biệt quan tâm. Tình trạng này không chỉ
gây thiệt hại trực tiếp không ít đối với người dân, các nhà doanh nghiệp mà còn
làm tổn hại môi trường đầu tư, kinh doanh, gây mất niềm tin vào công lý và tư
pháp. Thực tiễn ấy đòi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu, luận giải của những
nhà khoa học pháp lý để sớm có giải pháp khắc phục. Bản chất của hiện tượng
này chính là áp dụng pháp luật một cách sai trái, làm oan cho người vô tội.
Đối lập với quá trình “Hình sự hóa” là quá trình “Phi hình sự hóa”. Đó là
việc người có hành vi phạm tội hình sự mà đáng lẽ họ phải bị xử lý bằng hình
sự nhưng các cơ quan chức năng lại chỉ xử lý họ ở mức xử lý hành chính hoặc
dân sự. Đây cũng là việc làm sai quy định của pháp luật và sai đối với người
phạm tội.
1. 1. 2 Chủ thể gây oan, sai trong Tố tụng hình sự
“Chủ thể”: Bộ phận chính, giữ vai trò chủ yếu. Con người với tư cách là

một sinh vật có ý thức và ý chí, trong quan hệ đối lập với thế giới bên ngoài
[63- tr 179].
Chủ thể gây oan, sai trong TTHS phải là cơ quan, người tiến hành TTHS.
Đó là những chủ thể được pháp luật giao thẩm quyền áp dụng pháp luật trong
điều tra, truy tố, xét xử vụ án và do đó,có thể có sai lầm dẫn đến oan, sai.
1 – Cơ quan tiến hành tố tụng gồm: a- CQĐT; b- VKS; c- TA.
2 – Người tiến hành tố tụng gồm: a- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT,
Điều tra viên, cán bộ điều tra. b- Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS, Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên; c- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm,
Thư ký Tòa án, thẩm tra viên. [3- tr 21]
Những cơ quan, người tiến hành tố tụng được Bộ luật TTHS quy định trên
đây, có quyền và nghĩa vụ chứng minh có, hay không có hành vi phạm tội của
5


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×