Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Hội thảo Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 154 trang )



MỤC LỤC
1

Lời nói đầu

Ban biên tập

1

2

Thực trạng dạy và học tiếng Anh ở các
trường THPT

Trần Cẩm Huê
Sở Giáo dục và Đào tạo

2

3

Kinh nghiệm dạy và hướng dẫn học
sinh làm bài tập trắc nghiệm bài đọc
hiểu hiệu quả

Kim Thị Ngọc Hiền
Trường THPT Lương Định
Của


8

4

Hướng dẫn làm bài trắc nghiệm về câu
tường thuật

Nguyễn Đình Thanh Lâm
Trường THPT chuyên Nguyễn
Thị Minh Khai

14

5

Kinh nghiệm giúp học sinh chọn đáp án
trắc nghiệm đúng nhất dạng bài tập
“Passive voice”

Võ Thanh Tuyền
Trường THPT Mỹ Xuyên

17

6

Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Form of the word”

Trần Huệ Đông

Trường THCS và THPT Lai
Hòa

22

7

Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Vocabulary”

Tổ tiếng Anh
Trường THCS và THPT Tân
Thạnh

27

8

Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Because <=>
Because of” và “Although <=> Despite/
In spite of”

Tổ tiếng Anh
Trường THPT Phú Tâm

32

9


Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Comparative”

Trần Thị Thanh Tú
Trường THCS và THPT
DTNT Vĩnh Châu

35

10 Kinh nghiệm dạy và hướng dẫn học
sinh học tốt kỹ năng nói và tổ chức thi
học kì phần nói

Trần Thị Thanh Tuyền
Trường THPT Kế Sách

41

11 Kinh nghiệm giúp đội tuyển bộ môn
tiếng anh rèn kỹ năng nghe chuẩn bị
cho kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh

Huỳnh Thị Kim Diệu
Trường THPT chuyên Nguyễn
Thị Minh Khai

46

i



12 Cấu trúc đảo ngữ trong tiếng Anh

Tổ tiếng Anh
Trường THPT DTNT Huỳnh
Cương

50

13 Hướng dẫn học sinh chọn từ đúng
“Vocabulary”

Trần Minh Triết
Trường THPT Lịch Hội
Thượng

52

14 Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Wish clause”

Tổ Ngoại ngữ
Trường THPT Mỹ Hương

56

15 Kinh nghiệm dạy và hướng dẫn học
sinh học tốt kỹ năng nói và tổ chức thi
học kì “phần nói”


Phạm Hoàng Ân
Trường THPT Mỹ Xuyên

59

16 Một số kinh nghiệm giúp học sinh chọn
được đáp án đúng nhất trong dạng bài
tập “Form of the word”

Tổ Ngoại ngữ
Trường THPT Thiều Văn
Chỏi

63

17 Cách chọn đáp án đúng dạng bài tập
“Form of the verb”

Nguyễn Thị Kim Loan
Trường THCS và THPT
Khánh Hòa

69

18 Cách chọn đáp án đúng nhất dạng bài
tập Comparative

Lê Văn Sa Lem
Trường THPT Ngã Năm


73

19 Đa dạng hóa các loại hình bài tập
kiểm tra, đánh giá học sinh

Phương Khắc Tín
Trường THPT Văn Ngọc
Chính

77

20 Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Because  Because
of” và “Although  Despite / In spite
of”

Võ Hải Sơn
Trường THPT Thành Phố Sóc
Trăng

82

21 Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “so… that” 
too…to  (not) enough

Nguyễn Tri Phương
Trường THPT Mai Thanh Thế

85


22 Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Form of the verb”

Tổ tiếng Anh
Trường THPT Đại Ngãi

90

23 Kinh nghiệm dạy và hướng dẫn học
sinh học tốt kỹ năng nghe

Nguyễn Kim Phượng
Trường THPT Hoàng Diệu

96

ii


24 Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Relative clauses”

Phan Thị Ngọc Nhẫn 104
Trường THPT Huỳnh Hữu
Nghĩa

25 Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra
môn tiếng Anh


Nguyễn Thị Niên Hoa 110
Trường THPT Lê Văn Tám

26 Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Superlative”

Hứa Minh Đức 113
Trường PTDTNT THCS và
THPT Thạnh Phú

27 Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Sử dụng và hòa hợp
các thì trong câu”

Lê Văn Ân - Vương Thị Điểm 116
Ngọc
Trường THCS và THPT Trần
Đề

28 Cấu trúc đảo ngữ trong tiếng Anh

Tổ Ngoại ngữ 120
Trường THPT An Ninh

29 Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Passive voice”

Trần Thị Thanh Tuyền 126
Trường THPT Kế Sách


30 Hướng dẫn học sinh làm bài trắc
nghiệm mệnh đề if-clauses

Nguyễn Thị Ngọc Sương 129
Trường THPT An Lạc Thôn

31 Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Wish clause”

Tổ Anh Văn 134
Trường THCS và THPT Hưng
Lợi

32 Cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Reported speech”

Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Trần 136
Thị Xuân Phượng
Trường THPT Hoàng Diệu

33 Quyền lợi của học sinh trong việc chọn
môn tiếng anh thi tốt nghiệp THPT
quốc gia

Tổ Anh Văn 138
Trường THPT An Thạnh 3

34 Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh
làm bài tập trắc nghiệm đọc hiểu hiệu
quả ở trường THPT Ngọc Tố


Lê Ánh Tuyết 142
Trường THPT Ngọc Tố

iii


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam hiện nay đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt từ
năm 2015 cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành và sự cạnh tranh ngày
càng cao, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có những kỹ năng cơ bản để đáp ứng quá
trình phát triển. Việc tăng cường, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ
trong nhà trường là điều quan trọng quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực,
góp phần to lớn cho sự thành công của quá trình hội nhập.
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục
và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước”.
Từ những yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo, từ
thực tiễn đổi mới giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn văn
hóa nói chung và môn tiếng Anh nói riêng, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội
thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”. Đây là cơ hội để giáo
viên có điều kiện giao lưu trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm nhằm phát
huy thế mạnh, khắc phục những hạn chế và định hướng nâng cao chất lượng dạy
và học tiếng Anh của tỉnh nhà.
Trong quá trình chuẩn bị cho Hội thảo, Ban biên tập nhận được hơn 40

bài tham luận của quý thầy, cô thuộc các trường THPT gửi về và đã chọn đăng
trong kỷ yếu một số bài viết có nội dung phù hợp với tinh thần của Hội thảo.
Chúng tôi chân thành cám ơn những tình cảm quý báu, tâm huyết yêu
nghề của tất cả quý thầy, cô đã gửi tham luận cho Ban biên tập để hoàn thành kỷ
yếu. Trong quá trình biên tập sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế,
Ban biên tập rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô.
Hy vọng với những tham luận đăng trong kỷ yếu sẽ góp một phần nhỏ
trong việc bổ sung những kiến thức mới, bổ ích để giúp quý thầy, cô nâng cao
chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong thời gian tới.

BAN BIÊN TẬP

1


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH
Ở CÁC TRƯỜNG THPT
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Trần Cẩm Huê
Chuyên viên phòng Giáo dục Trung học
I. Thực trạng việc dạy và học tiếng Anh trong các trường trung học
phổ thông
Hoạt động dạy và học tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông trên
địa bàn tỉnh đã được các cấp quản lý, nhất là các cấp quản lý giáo dục đặc biệt
quan tâm; chất lượng dạy học tiếng Anh đang từng bước được nâng lên;
Đến cuối tháng 8 năm 2016, tỉnh có 38 trường THPT, THCS&THPT và
DTNT THCS & THPT với 748 lớp, 27.655 học sinh và 199 giáo viên tiếng Anh

ở cấp THPT. Được sự quan tâm sâu sắc của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Đề án
Ngoại ngữ cấp tỉnh và Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ giáo viên tiếng
Anh ngày càng được quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực Ngoại ngữ, được
bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học và các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, …
Năm 2011, Sở Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai Đề án Ngoại ngữ
quốc gia 2020 từ khâu khảo sát đến tiến hành các khóa bồi dưỡng nâng cao năng
lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam cho tất cả giáo viên tiếng Anh trong
tỉnh đến nay đã có 59/199 giáo viên THPT đã đạt chuẩn bậc 5 (C1), đạt tỉ lệ
29,64%, tỉ lệ này còn thấp so với các cấp Tiểu học và THCS. Cấp Tiểu học có
118/303 giáo viên đạt chuẩn B2 đạt tỉ lệ 38,94% và cấp THCS có 262/429 giáo
viên đạt chuẩn B2 đạt tỉ lệ 61,1 %. Kết quả bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh:
* Số lượng giáo viên tiếng Anh hiện có là 964 người
GV Tiểu học

GV THCS

GV THPT

GV TCCN & CĐ

Tổng cộng

303

429

199

33


964

T
T

* Giáo viên đã đạt khung năng lực 6 bậc theo chuẩn của Bộ GD&ĐT
Khung năng lực
Số
Đạt
Giáo viên
Miễn
Chưa
lượng
A1 A2 B1 B2 C1 chuẩn
thi
thi

1

Tiểu học

303

2

THCS

429


3

THPT

199

4

CĐ+TCCN

Tổng cộng

86

14

85 111

7

118

5

22

2

138 254


8

262

3

4

19

114

59

59

6

4

7

16

16

118

16 246 486


90

455

33
964

8

2


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

Tổng số GV đạt chuẩn là 455/ 964 đạt tỉ lệ 47,2%
II. Thuận lợi và khó khăn trong dạy và học tiếng Anh
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nên việc tổ chức
triển khai dạy tiếng Anh được nhiều thuận lợi, phát triển nhanh về quy mô và ổn
định về chất lượng. Đặc biệt, công tác chỉ đạo triển khai Đề án NNQG 2020 trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng ngày càng hiệu quả;
- Nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của tiếng Anh ngày càng được
nâng cao. Việc học tiếng Anh trong và ngoài nhà trường phát triển mạnh trên địa
bàn thành phố Sóc Trăng;
- Năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy tiếng
Anh trong các cơ sở giáo dục, đào tạo của tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy
học trong trường phổ thông;
- Trong năm học vừa qua, việc dạy và học tiếng Anh đã đạt được những
thành tích sau:
+ Số lượng học sinh lớp 12 chọn môn tiếng Anh để dự thi tốt nghiệp

THPT quốc gia là 1016 và có 214 đạt điểm thi từ 5 trở lên, chiếm tỉ lệ 21,1%. Số
học sinh chọn thi môn tiếng Anh hơi giảm so với năm học trước;
+ Số học sinh giỏi lớp 12 môn tiếng Anh trong kỳ thi cấp tỉnh năm học
2016-2017 là 40 em gồm 02 giải Nhất, 10 giải Nhì, 12 giải Ba và 16 giải khuyến
khích;
+ Học sinh tham dự cuộc thi Olympic “Tài năng tiếng Anh” cấp toàn quốc
dành cho học sinh phổ thông được tổ chức ở thành phố Cần Thơ vào 02 ngày 22
và 23/3/2016, Sở Giáo dục và Đào tạo đã cử 02 học sinh THPT tham gia và 02
em đã hoàn thành xuất sắc cuộc thi, 01 em đã đạt giải Nhì của đơn vị trường
THPT Hoàng Diệu và 01 em đạt giải Khuyến khích thuộc đơn vị trường THPT
chuyên Nguyễn Thị Minh Khai.
2. Khó khăn
- Phong trào học tiếng Anh trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều; đặc biệt là
nhu cầu học tiếng Anh ở địa bàn nông thôn còn thấp, ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng dạy học môn tiếng Anh ở những địa phương này;
- Số lượng giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn năng lực theo quy định ở một số
trường còn thấp. Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên tiếng
Anh trong năm học qua không thực hiện được vì không có kinh phí.
a) Đối với giáo viên
- Lượng kiến thức ngữ pháp trong sách giáo khoa chưa đáp ứng với các
dạng bài tập trong đề thi THPT của 02 năm vừa qua, nên đòi hỏi giáo viên phải
dành nhiều thời gian nghiên cứu và soạn giảng cẩn thận mới có thể đáp ứng
được mục tiêu bài dạy;
3


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

- Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy đạt được hiệu quả,
giáo viên phải soạn giảng khá công phu sao cho phù hợp với từng nội dung bài

giảng, từng kỹ năng;
- Số lượng giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn năng lực theo quy định ở một số
trường còn thấp nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học ở các
trường.
- Trong thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục lập kế hoạch xin
thêm nguồn kinh phí để tiếp tục bồi dưỡng cho giáo viên còn chưa đạt chuẩn,
đảm bảo đến năm 2020, toàn bộ giáo viên tiếng Anh sẽ đạt chuẩn năng lực ngoại
ngữ đúng theo yêu cầu của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đặt ra. Riêng đội
ngũ đã đạt chuẩn, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu phải có kế hoạch tự bồi
dưỡng để cố gắng thi vượt khung hay giữ được khung năng lực chuẩn cho mình.
Những giáo viên đã được bồi dưỡng nhưng thi chưa đạt (cận chuẩn) thì nỗ lực
trau dồi tự bồi dưỡng thêm, cố gắng đạt được khung năng lực chuẩn trong thời
gian sớm nhất.
b) Đối với học sinh
- Đa số học sinh THPT đều đã có định hướng nghề ngay từ đầu cấp học,
nên phần lớn chỉ tập trung vào học các môn tự nhiên để hướng vào các ngành
mũi nhọn của các trường Đại học. Từ đó nhiều em không quan tâm đến tiếng
Anh, chỉ học để đối phó với các bài kiểm tra và thi học kỳ, dẫn đến lớp cuối cấp
nhiều em không tích cực học môn tiếng Anh, chỉ học để đối phó với kỳ thi
THPT Quốc gia vì thế kết quả bài làm chỉ đạt từ điểm 3 đến 4,75 điểm
(536/1016 bài, tỉ lệ 52,76%). Chúng ta, những giáo viên dạy tiếng Anh, phải
phân tích lợi ích và tầm quan trọng của việc biết sử dụng tiếng Anh trong thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế. Việc quan tâm bồi dưỡng học sinh học tốt môn tiếng
Anh sẽ rất có ích khi vào học các trường Đại học và nhất thiết phải có chứng chỉ
tiếng Anh khi thi đầu ra Đại học;
- Đối tượng học sinh ngày nay phân hóa rõ rệt, không đồng đều. Một số
em học tiếng Anh rất giỏi do đam mê, nhận thức được tầm quan trọng của bộ
môn này trong xã hội hiện đại. Trong khi số còn lại khá nhiều học sinh thì không
quan tâm đến tiếng Anh.
- Phong trào học tiếng Anh trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều; đặc biệt là

nhu cầu học tiếng Anh ở địa bàn nông thôn còn thấp, ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng dạy học môn tiếng Anh ở những nơi này;
- Ngoài ra, học sinh không học tốt ngoại ngữ còn do nhiều nguyên nhân
như sự bất cập từ chương trình sách giáo khoa, cơ chế thi cử, chưa quan tâm đến
kỹ năng giao tiếp, chú trọng nhiều ở tính hàn lâm, ngữ pháp, đặc biệt nội dung
đề thi khá cao so với lượng kiến thức trong sách giáo khoa.
Chúng ta có thể xem qua kết quả môn tiếng Anh của tỉnh trong kỳ thi
THPT QG năm 2016:

4


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

PHỔ ĐIỂM THI TN THPT QG
2015 - 2016 Môn Tiếng Anh
120

Tổng số bài thi là: 1016 bài
Điểm từ 3 trở lên: 750 bài (73,82%)
Điểm từ 5 trở lên: 214 bài (21,1%)
Số bài có điểm<= 1 : 1 bài (0,00098 %)
Điểm thấp nhất: 0,25 điểm (1 bài)
Điểm cao nhất: 9,75 điểm (2 bài)
Số liệu này chưa cập nhật điểm phúc khảo

100

80


60

40

20

9,75
10

9

9,25
9,5

8,5
8,75

8
8,25

7,5
7,75

7
7,25

6,5
6,75

6,25


5,75
6

5,25
5,5

4,75
5

4

4,25
4,5

3,5
3,75

3
3,25

2,5
2,75

2
2,25

1,5
1,75


1,25

0,75
1

0,25
0,5

0

III. Đề xuất giải pháp về dạy học môn tiếng Anh
1. Đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG)
- Đa dạng các hình thức kiểm tra (KT), khuyến khích kiểm tra kỹ năng
nghe, nói.
- Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong ra đề KT.
- Đề KT định kì phải có đủ 4 phần: nghe, đọc, viết, kiến thức ngôn ngữ.
- Mỗi HS được KT kỹ năng nói ít nhất 01 lần/ HK.
- Khuyến khích các đơn vị sinh hoạt theo cụm trường, liên trường, liên
cấp để biên soạn đề KT, hỗ trợ đồng nghiệp các kiến thức, kĩ năng đổi mới
KTĐG, KT kỹ năng nói đối với bài Kiểm tra cuối HK.
- Triển khai Chương trình đổi mới KTĐG do Đề án NNQG 2020 biên
soạn; lựa chọn nội dung áp dụng trong quá trình giảng dạy.
2. Đổi mới Phương pháp dạy học
- Thiết kế bài dạy theo từng hoạt động học, mỗi hoạt động có 4 phần cơ
bản: mục đích, phương thức, phương tiện, sản phẩm cần đạt của học sinh.
- Sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học tích cực, đảm bảo hiệu quả, tránh
hình thức.
- Tổ chức hoạt động nhóm theo đúng qui trình: Cá nhân → cặp/ nhóm.
5



Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

- Ứng dụng CNTT và sách mềm vào giảng dạy và tự học.
- Hướng dẫn học sinh tự học tập, khai thác sách mềm, …
- Lựa chọn nội dung trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học
để giảng dạy trên lớp, tránh ôm đồm kiến thức.
- Tuyệt đối không đọc sai, phát âm sai, dạy sai kiến thức trong sách giáo
khoa.
3. Triển khai nghiên cứu chuyên đề: Mỗi tổ/ nhóm chuyên môn thực hiện
2 chuyên đề/ học kì.
4. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn gồm: Thiết kế bài dạy mẫu, bài khó; xây
dựng đề kiểm tra, phương án KT, chuyên đề dạy học, …
- Triển khai Chương trình và lựa chọn nội dung áp dụng vào thực tế giảng
dạy.
- Khuyến khích sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, liên trường, liên
cấp.
- Kế hoạch sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn phải thể hiện được các nội
dung cụ thể cần triển khai theo định hướng của Sở Giáo dục và Đào tạo, có thể
định lượng được; tránh hình thức.
- Hồ sơ chuyên môn: Không phát sinh hồ sơ; có thể đánh máy các loại hồ
sơ và lưu trữ trên máy tính để kịp thời bổ sung, điều chỉnh.
5. Bồi dưỡng thường xuyên (BDTX)
- Giáo viên tiếng Anh đang theo học các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực
ngoại ngữ (NLNN) theo Đề án hoặc tự nguyện được miễn các module BDTX.
- Giáo viên chưa đạt chuẩn NLNN có lộ trình tự bồi dưỡng để đạt chuẩn
được Hiệu trưởng nhà trường xác nhận được miễn BDTX.
- Các GV đã đạt chuẩn NLNN phải tham gia BDTX.
6. Nâng chuẩn NLNN

- Giáo viên phải tích cực tự học để đạt chuẩn chậm nhất vào năm 2018.
- Lãnh đạo các đơn vị trường nên xác định lại tầm quan trọng của môn
tiếng Anh là môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 để thầy, cô có
động cơ soạn giảng và dạy học tích cực hơn, học sinh có động lực và thái độ học
tập đúng đắn hơn;
- Giáo viên nên cố gắng tự nghiên cứu, bồi dưỡng để trao dồi thêm kiến
thức về đổi mới phương pháp, điều chỉnh cách soạn giảng sao cho thu hút được
sự tập trung chú ý của học sinh và tạo hứng thú để các em tham gia đóng góp
xây dựng bài mà không cảm thấy tiết học khô khan, buồn tẻ nữa;

6


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin nên hợp lý hơn, đừng lạm dụng quá
nhiều slides trình chiếu, học sinh không thể tiếp thu hết trong một tiết học vì
nhiều slides sẽ chiếu khá nhanh để kịp thời gian tiết dạy. Dù thầy, cô cho là sẽ
gửi files cho học sinh, nhưng tất cả các em có thời gian hoặc có máy tính kết nối
Internet để truy cập bài giảng và học tập không?
Trên đây là một số ý kiến và đề xuất nói về thực trạng của việc dạy và học
tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Tham luận khó tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô.

7


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

KINH NGHIỆM DẠY VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH

LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BÀI ĐỌC HIỂU HIỆU QUẢ
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Kim Thị Ngọc Hiền
Trường THPT Lương Định Của
A. Giới thiệu
Đọc hiểu là một kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ. Qua đó, người đọc có thể
nắm bắt thông tin mà tác giả muốn truyền đạt. Tuy nhiên, để hiểu được ý của tác
giả hay nội dung của một bài đọc không phải dễ, đặc biệt đối với người học
ngoại ngữ càng khó hơn. Thật vậy, phần lớn các bài đọc hiểu trong TOEFL,
IELTS, FCE hay CAE…, tác giả thường sử dụng nhiều thuật ngữ và cấu trúc lạ;
chính điều đó đã gây trở ngại lớn cho đọc giả nói chung và người học nói riêng.
Qua hai năm tham gia ôn thi THPT Quốc gia, ngoài khó khăn chung mà
bất kỳ người học ngoại ngữ nào cũng gặp đó là từ vựng, tôi còn nhận thấy rõ
một vấn đề lớn mà học sinh vướng phải khi giải quyết bài tập đọc hiểu là các em
không hiểu được câu hỏi mà tác giả yêu cầu bởi vì hầu hết các dạng câu hỏi đó
hoàn toàn khác so với các bài tập trong sách giáo khoa. Song song đó, phương
pháp giải quyết cho các dạng câu hỏi đó cũng là một khó khăn lớn đối với các
em. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng bài thi của học sinh
trường THPT Lương Định Của nói riêng, học sinh trong toàn tỉnh Sóc Trăng nói
chung thấp hơn nhiều so với các bộ môn khác như Văn, Toán, Lý, Hóa,…
Từ những nguyên nhân trên, có thể nói rằng đọc hiểu là một kỹ năng khó
mà đòi hỏi người học phải kiên nhẫn, chịu khó rèn luyện một cách thường xuyên
để đạt hiệu quả cao. Quan trọng hơn hết là người học phải có kỹ năng và phương
pháp làm bài một cách hiệu quả. Nhằm giúp học sinh cải thiện kỹ năng đọc,
chúng tôi xin được chia sẻ một số giải pháp trong bài tham luận này.
B. Giải pháp
Thông thường, mỗi một bài tập đọc hiểu có khoảng 10 câu hỏi trắc
nghiệm tổng hợp từ câu hỏi về ý chính chung nhất của bài đọc đến các thông chi
tiết trong bài. Nếu chúng ta giải quyết cùng lúc nhiều dạng câu hỏi như vậy sẽ

làm cho học sinh bị rối. Vì vậy, chúng tôi đã luyện tập cho các em làm quen với
từng dạng câu hỏi cho đến khi nào các em đã nắm vững được cách giải quyết
dạng câu hỏi đó chúng tôi sẽ chuyển sang dạng câu hỏi khác. Sau khi các em đã
nắm vững hết tất cả các dạng câu hỏi, chúng tôi cho các em làm bài tập với
nhiều câu hỏi tổng hợp.
Qua nghiên cứu các đề thi THPT Quốc gia cũng như các tài liệu đọc hiểu,
chúng tôi đã sắp xếp các câu hỏi thường gặp trong bài tập trắc nghiệm đọc hiểu
theo ba nhóm chính; đồng thời, hướng dẫn cho các em phương pháp làm bài cụ
thể của từng dạng các câu hỏi đó như sau:
8


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

I. Nhóm 1: Câu hỏi ý chính
1. Tìm ý chính của bài đọc (main idea questions) và xác định mục
đích của bài
(Purpose):
1.1. Câu hỏi thường gặp
a) What is the main idea / the subject / the topic of the passage?
b) What is the author’s main point in the passage?
c) What is the passage mainly about?
d) What is the author primary concerned with?
e) Which of the following would be the best title?
f) The passage is primarily concerned with which of the following?
g) The author of this passage is primarily concerned with
h) The main topic of the passage is…
i) The best title for this passage would be
j) What is the author’s main purpose in the passage?
k) The primary purpose of the passage is to

l) The author’s main purpose in writing is to
m) Why did the author write the passage?
1.2. Câu trả lời: Thường nằm ở đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn. Nếu ý chính
không nằm cụ thể ở đầu hoặc cuối đoạn văn, thì học sinh nên để lại câu hỏi này
cho đến khi nào trả lời hết các câu hỏi chi tiết. Trong 4 lựa chọn về ý chính
thường được cho như sau: 1 là quá chi tiết, 2 là chỉ đúng 1 chi tiết nào đó, 3 là
sai hoàn toàn, 4 là hoàn toàn đúng.
1.3. Cách làm bài
- Đọc dòng đầu tiên của mỗi đoạn văn.
- Tìm ý chung nhất trong dòng đầu tiên và tìm mối liên hệ giữa các câu
đó.
- Trong lúc đọc, cần chú ý đến những từ khóa được lặp đi lặp lại nhiều
lần.
- Phải đọc lướt qua toàn bài để đảm bảo rằng các em đã tìm đúng nội dung
chính.
- Loại các phương án chắc chắn sai, thông thường các ý chính không
mang tính chung chung và cũng không quá chi tiết.
1.4. Bài tập vận dụng

9


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

Although "lie detectors" are being used by governments, police departments,
and businesses that all want guaranteed ways of detecting the truth, the results
are not always accurate. Lie detectors are properly called emotion detectors, for
their aim is to measure bodily changes that contradict what a person says. The
polygraph machine records changes in heart rate, breathing, blood pressure, and
the electrical activity of the skin (galvanic skin response, or GSR). In the first

part of the polygraph test, you are electronically connected to the machine and
asked a few neutral questions ("What is your name?" "Where do you live?").
Your physical reactions serve as the standard (baseline) for evaluating what
comes next. Then you are asked a few critical questions among the neutral ones
("When did you rob the bank?"). The assumption is that if you are guilty, your
body will reveal the truth, even if you try to deny it. Your heart rate, respiration,
and GSR will change abruptly as you respond to the incriminating questions.
That is the theory; but psychologists have found that lie detectors are simply not
reliable. Since most physical changes are the same across all emotions,
machines cannot tell whether you are feeling guilty, angry, nervous, thrilled, or
revved up form an exciting day. Innocent people may be tense and nervous
about the whole procedure. They may react physiologically to a certain word
("bank") not because they robbed it, but because they recently bounced a check.
In either case the machine will record a "lie". The reverse mistake is also
common. Some practiced liars can lie without flinching, and others learn to beat
the machine by tensing muscles or thinking about an exciting experience during
neutral questions.
(Tài liệu tham khảo: TOEFL reading – Milada Broukal)
* Câu hỏi 1: What is the main idea of the passage?
A. Physical reactions reveal guilt.
B. How lie detectors are used and their reliability.
C. Lie detectors distinguish different emotions.
D. Lie detectors make innocent people nervous.
* Đáp án đúng: B
- Đáp án A sai vì câu trả lời quá chung chung
- Đáp C sai vì máy phát hiện lời nói dối chỉ có thể nhận biết sự thay đổi
về thể chất (dựa vào đoạn 2 – “Since most physical changes are the
same across all emotions machines cannot tell whether you are feeling
guilty, angry, nervous, thrilled, or revved up form an exciting day.”)
- Đáp án D sai vì chỉ đúng một chi tiết nhỏ trong bài

* Câu hỏi 2: Why did the author write the passage?
A. To illustrate how a lie detector works
10


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

B. To explain how innocent people are found guilty
C. To criticize the use of the lie detector
D. To propose ways of using a lie detector
* Đáp án đúng: C
- Câu A sai: tác giả chỉ đề cập thông tin này trong đoạn 1, nhưng đó không
phải là ý chính.
- Đáp án B sai: dựa vào đoạn văn 2.
- Đáp án D sai: không có thông tin trong bài đọc.
2. Nhận diện thái độ hay giọng văn của tác giả đối với bài đọc (the
author’s attitude and tone)
2.1. Câu hỏi thường gặp
a) The tone of the passage can best be described as...
b) What tone does the author take in writing this passage?
c) The tone of the author is best described as
d) The author's attitude toward …. might/ could best be described as...
e) What is the author’s attitude toward…?
f) The author's opinion of …. could best be described as one of…
g) How would the author probably feel about…?
h) The attitude of the author of the passage toward … is best described as
one of…
a) The author of the passage would most likely/probably agree with
which of the following?
2.2. Một số tính từ thường được sử dụng trong các đáp án mà học

sinh phải lựa chọn
- Tích cực, tỏ ra tin cậy (Positive): humorous, supportive, favorable
- Phản đối, chống đối (Negative): disbelieving, depressing, unfavorable
- Trung lập (Neutral): scientific, objective, impersonal
2.3. Cách làm bài: học sinh cần chú ý đến các tính từ biểu đạt hoặc phán
đoán dựa vào nội dung chính sau khi đã đọc lướt toàn bài.
- Tác giả ủng hộ đề tài hay một tranh luận (The author is for a particular
topic or argument): pro, positive, in favor of, leaning toward, laudatory
(praising), agreeable, amenable (willing to go along with), sympathetic.
- Tác giả phản đối lại đề tài hay một tranh luận (The author is against a
particular topic or argument): doubtful, offended, anti, resistant to, contrary to,

11


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

counter to, adversarial (acting like an enemy), opposed, skeptical, critical of,
disgusted with.
- Tác giả có ý trung lập (The author is neutral on a particular topic or
argument): Objective, indifferent, noncommittal, impartial, apathetic (not
caring), unbiased, ambivalent (can’t decide either way or has mixed feelings).
2.4. Bài tập vận dụng: Đọc lại bài đọc hiểu trên và trả lời câu hỏi sau:
* Câu hỏi 3: The author of the passage would most likely agree with which of
the following?
A. Polygraphs have no place in our society.
B. Physical reactions are not concerned to thoughts.
C. Machines are no match for psychologists.
D. Polygraph tests should not be used as the sole evidence of guilt.
* Đáp án đúng: D

5. Tìm từ hoặc cụm từ được nói đến (Reference)
5.1. Câu hỏi thường gặp:
a) The word “X” in the paragraph / in line…refers to
b) What does the word “X” in line / in the paragraph… refer to?
c) What do you think the word “X” in line…means?
d) What does the word “X” in line…mean?
5.2. Tìm câu trả lời: Câu trả lời thường nằm ở những câu trước hoặc
trong chính câu chứa từ được đề cập.
5.3. Cách làm bài:
- Đọc kỹ câu hỏi và các lựa chọn cho sẵn
- Đọc kỹ câu có chứa từ được đề cập và câu trước đó, tìm các từ và
cụm từ được liệt kê trong phần lựa chọn
- Loại bỏ các phương án chắc chắn sai, chọn phương án đúng nhất
trong các câu còn lại.
5.4. Bài tập vận dụng: Đọc lại bài đọc hiểu trên và trả lời câu hỏi sau:
* Câu hỏi 4: What does the word “ones” in line 11 refer to?
A. reactions

B. questions

C. evaluations

D. standards

* Đáp án đúng: B
II. Nhóm 3: Câu hỏi về từ vựng (Vocabulary question) – Đây là dạng
câu hỏi về từ đồng nghĩa hay trái nghĩa
1. Câu hỏi thường gặp:
a) What is the meaning of “X” in line “Y”?
12



Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

b) The word “X” in line “Y” could be replaced by…
c) Which of the following words has the closest meaning with the
word “X” in line “Y”?
d) Which of the following word has the opposite meaning with the
word “X” in line “Y”?
2. Tìm câu trả lời: Dựa vào thông tin xung quanh từ được đưa ra để đoán
nghĩa của từ trong câu hỏi.
3. Cách làm bài:
- Đọc kỹ câu có chứa từ được quy chiếu và câu trước đó, tìm các từ
và cụm từ được liệt kê trong phần lựa chọn
- Loại bỏ các phương án chắc chắn sai, chọn phương án đúng nhất
trong các câu còn lại.
C. Kết luận và kiến nghị
Đọc hiểu là một quá trình tổng hợp không chỉ đòi hỏi người học nắm
được từ ngữ, cú pháp, ngữ pháp…mà người học còn phải biết kỹ năng giải quyết
cho từng dạng câu hỏi mà tác giả yêu cầu. Đây là vấn đề then chốt giúp người
học vượt qua những hạn chế của bản thân để có thể đạt được kết quả học tập kỹ
năng đọc hiểu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được điều này, bản thân
người học phải biết tự trau dồi và không ngừng vận dụng kiến thức làm bài để
luyện tập một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần học tập kinh
nghiệm nhằm tích lũy kiến thức, phương pháp giảng dạy ngày một tốt hơn.
Ngoài ra, giáo viên cần phải cung cấp tài liệu phù hợp với trình độ của học sinh
và cấu trúc đề thi THPT Quốc gia hiện nay để các em có cơ hội luyện tập.
Tóm lại, để đạt được chất lượng giáo dục ngày một cao hơn phải có sự
phối hợp hài hòa giữa học sinh và giáo viên.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tổ ngoại ngữ trường THPT Lương

Định Của, đã và đang thực hiện nhằm giúp học sinh học kỹ năng đọc hiểu ngày
một tốt hơn. Rất mong được quý đồng nghiệp đóng góp xây dựng nhằm giúp
cho việc dạy và học môn tiếng Anh của trường chúng tôi nói riêng, của tỉnh ta
nói chung ngày một tốt hơn và hiệu quả hơn.

13


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM VỀ CÂU TƯỜNG THUẬT
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Nguyễn Đình Thanh Lâm
Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai
Bài viết này tập trung phân loại các dạng câu hỏi trắc nghiệm về lối nói
gián tiếp (câu tường thuật). Qua việc phân tích độ khó của câu hỏi, một số gợi ý
sẽ được nêu ra để giáo viên giúp học sinh chọn được câu trả lời đúng với xác
suất cao hơn.
I. Phân loại câu hỏi theo độ khó và đề xuất cách giải quyết.
A. Câu hỏi cấp độ nhận biết
Ở cấp độ nhận biết, câu hỏi chỉ tập trung vào các điểm sau: loại câu
(khẳng định, phủ định, câu hỏi, yêu cầu), cách biến đổi thì, đại từ, trạng từ chỉ
nơi chốn, thời gian.
Giáo viên chỉ cần ôn lại các nội dung cơ bản, nhấn mạnh những lỗi
thường gặp và vài mẹo nhỏ là có thể giúp học sinh chọn đúng câu trả lời.
* Những lỗi phổ biến:
- Sự khác biệt giữa tell và say (tell + tân ngữ + that …; say + that …)
- Các từ đi sau động từ dẫn nhập (that, if = whether, WH)
- Nhầm lẫn các loại đại từ và tính từ sở hữu. Do đó, giáo viên cần lưu ý

nhấn mạnh điểm này: chỉ đổi trong nhóm (đại từ chủ ngữ, đại từ tân ngữ, tính từ
sở hữu), không lẫn sang nhóm khác.
- Thì động từ: theo kinh nghiệm bản thân, nếu cung cấp tất cả các thì và
các dạng chủ động, bị động, học sinh sẽ không nhớ nổi. Thay vào đó, chỉ cần
tóm lại vài trường hợp để có thể áp dụng cho nhiều thì khác nhau.
- Trật tự từ trong câu hỏi gián tiếp: nhấn mạnh rằng câu hỏi gián tiếp
không đảo chủ ngữ và không có trợ động từ do, does, did.
- Từ chỉ thời gian và nơi chốn: cung cấp bảng tóm tắt các trường hợp thay
đổi.
B. Câu hỏi cấp độ thông hiểu
Ở cấp độ thông hiểu, học sinh cần biết thêm các trường hợp không biến
đổi thì, cách biến đổi các đại từ chỉ định khác với quy tắc thông thường.
Để giúp học sinh chọn đúng các câu ở cấp độ này, giáo viên cần soạn bổ
sung các trường hợp đặc biệt, ngoại lệ để học sinh ôn luyện.

14


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỔI ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH
Câu trực tiếp

Câu tường thuật

this (đại từ chủ ngữ hoặc tân ngữ)

it

that (đại từ chủ ngữ hoặc tân ngữ)


it

these, those (đại từ chủ ngữ)

they

these, those (đại từ tân ngữ)

them

You (đại từ chủ ngữ hoặc tân ngữ)

I, me, he, him, she, her, they, them

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐỔI THÌ ĐỘNG TỪ Ở CÂU TƯỜNG THUẬT
1. Động từ dẫn nhập ở thì hiện tại.

- ‘I’m going to wait for you,’
+ He says he is going to wait for us.

2. Chân lý, sự thật hiển nhiên.

- ‘The

sun rises in the East,’

+ The teacher said that the sun rises in
the East.
3. Câu điều kiện loại 2 và loại 3.

4. Câu ao ước không có thật.

- ‘If I had free time, I would play
tennis,’
+ She said if she had free time, she
would play tennis.
- ‘I wish I had a car,’ he said.
+ He wished he had a car.

5. Hành động đang diễn tiến ở quá
khứ thì có hành động cắt ngang.

- ‘I was sleeping when a loud noise
woke me up,’
+ She said that she was sleeping
when a loud noise woke her up.

6. Câu có động từ ở thì quá khứ
hoàn thành.

- ‘I had locked the door before going
to bed,’
+ She said she had locked the door
before going to bed.

7. Các động từ khuyết could, would, - ‘I might go to Athens,’ he said.
might, ought to, should.
+ He said he might go to Athens.
8. ‘must be’ diễn đạt sự suy đoán ở
hiện tại.


- ‘They must be at home,’ he said.

Câu điều kiện loại 1 vẫn đổi thì như
bình thường nhưng không chuyển
thành câu điều kiện loại 2.

- ‘If I am free, I will join you,’ he said
to us.

+ He said they must be at home.

+ He said he would join us if he was
free.
15


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

C. Câu hỏi cấp độ vận dụng
Ở cấp độ vận dụng, học sinh cần hiểu các động từ dẫn nhập để sử dụng
chính xác khi tường thuật câu theo chức năng lời nói. Ngoài ra, cần lưu ý các
trường hợp đổi ngược từ câu tường thuật sang câu trực tiếp.
Giáo viên cần cung cấp động từ dẫn nhập, nghĩa của chúng, cấu trúc từng
động từ và chức năng (xin lỗi, cảm ơn, khen ngợi, than phiền, tán thán…)
II. Bài tập áp dụng: Chọn phương án có nghĩa gần nhất với câu đã cho
A. Câu hỏi mức độ nhận biết (Dành cho học sinh trung bình)
1. “I might not be able to come tomorrow,” said David.
A. David told that he might not be able to come the following day.
B. David told us that he might not be able to come the following day.

C. David said us that he might not able to come the following day.
D. David told us that he might not to come the following day.
2. “Are you hungry?” the girl said to the boy.
Indirect: The girl _______ he was hungry.
A. said to the boy that

B. asked the boy that

C. told the boy whether

D. asked the boy if

B. Câu hỏi mức độ thông hiểu (Dành cho học sinh khá)
1. “When did World War II end?” the History teacher said to them.
Indirect: The History teacher asked them when _________.
A. did World War II end

B. World War II was ended

C. World War II had ended

D. World War II ended

2. “What can I do about that?” she said to me.
Indirect: She asked me what _______.
A. I could do about that

B. she could do about that

C. what she could do about it


D. what could I do about it

C. Câu hỏi mức độ vận dụng (Dành cho học sinh giỏi)
1. “Shall I carry the suitcase for you, Pauline?” said Paul.
Indirect: Paul ______ carry Pauline’s suitcase.
A. suggested he

B. asked if he could C. said he should

D. offered to

2. “Would you like some biscuits?” the hostess said to me.
Indirect: The hostess __________ me some biscuits.
A. offered

B. invited

C. gave

D. asked
16


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH CHỌN ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
ĐÚNG NHẤT DẠNG BÀI TẬP “PASSIVE VOICE”
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯


Võ Thanh Tuyền
Trường THPT Mỹ Xuyên
I. Đặt vấn đề
Năm học 2016-2017 đang là năm học tích cực áp dụng phương pháp đổi
mới trong dạy học các bộ môn nói chung và tiếng Anh nói riêng. Cũng trong
năm học này tiếng Anh là 1 trong 3 môn học chính bắt buộc trong kỳ thi tốt
nghiệp trung học phổ thông (THPT) quốc gia được thi theo hình thức trắc
nghiệm 100%. Trong chương trình THPT, thể bị động là một cấu trúc phổ biến
trong tiếng Anh và thường được kiểm tra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Do đó làm thế nào để hướng dẫn học sinh cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng
nhất dạng bài tập “Passive Voice” (thể bị động) là rất cần thiết.
II. Giải quyết vấn đề
Muốn làm tốt được các bài tập trắc nghiệm về thể bị động giáo viên cần
giúp học sinh nắm được những vấn đề sau:
1. Bản chất của câu chủ động (khi chủ ngữ trong câu là tác nhân trực
tiếp gây ra hành động) và câu bị động (khi chủ ngữ chịu tác động của hành
động)
e.g: Active (A): Lan cleans the floor every morning.
→ Passive (P): The floor is cleaned by Lan every morning.
Trong câu (A) “Lan” là tác nhân trực tiếp gây ra hành động lau sàn nhà.
Câu (P) chủ ngữ “the floor” chịu tác động của hành động lau sàn nhà.
2. Phân biệt nội động từ và ngoại động từ
a. Nội động từ (intransitive verbs) là những động từ không có tân ngữ
(object) và không có dạng bị động.
e.g: arrive / come (đến, tới), disappear = vanish (biến mất), live (sống),
rise (tăng lên, dâng lên, mọc lên), sleep (ngủ), walk (đi bộ)
b. Ngoại động từ (transitive verbs) là những động từ cần tân ngữ (object)
để trả lời cho câu hỏi: ‘ai’ (who?) hoặc ‘cái gì’ (what?) thì câu mới rõ nghĩa.
Những ngoại động từ được dùng ở thể bị động.
e.g: help, invite, prepare, explain, …

- Việc phân biệt được hai loại động từ này là rất cần thiết để biết khi nào
sử dụng thể chủ động hoặc bị động.

17


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

- Cũng có những động từ vừa là nội động từ vừa là ngoại động từ, giáo
viên cần phân biệt cho học sinh rõ (dựa vào nghĩa và tân ngữ theo sau).
e.g: eat, sing, speak, read, win, …
Lưu ý: Không có thể bị động ở thì tương lai tiếp diễn, các thì hoàn thành
tiếp diễn (ba thì). Hiện tại tiếp diễn và quá khứ tiếp diễn vẫn có thể bị động.
3. Giới thiệu cấu trúc câu, giúp học sinh nhận biết dạng chủ động hay
bị động dựa vào dạng của động từ (be + PP)
Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh biết khi gặp động từ có dạng BE +
past participle thì chắc chắn nó ở dạng bị động, ngoài ra là dạng chủ động (các
mẫu câu cơ bản).
4. Giúp học sinh nhận biết dạng bị động dựa vào giới từ: By + object
Nhóm chữ “By + object” được bao gồm chỉ khi điều quan trọng là biết
người nào thực hiện 1 hành động.
e.g: Kieu Story _________by Nguyen Du. (Truyện Kiều đã được viết bởi
Nguyen Du.)
A. wrote

B. was written

C. writes

D. is written


Ta nhận thấy rằng “by Nguyen Du” là thông tin quan trọng, đây là người
đã viết ra Truyện Kiều. Do đó loại bỏ phương án A và C. (chúng là các phương
án gây nhiễu). Truyện Kiều đã được viết từ lâu nên chọn đáp án B (bị động ở thì
quá khứ)
5. Giúp học sinh nhận biết dạng chủ động hay bị động dựa vào nghĩa
của câu
e.g: My shirt _______in England.
A. makes

B. was made

C. was making

D. made

Vì “my shirt” không thể thực hiện hành động “make”, ta phải chọn thể bị
động. Từ lý do trên, các phương án A, C và D phải bị loại bỏ. Đáp án là B.
Từ ví dụ trên, những kết hợp kiểu như ‘the house / build’, ‘book / write’,
‘rice / grow’,… phải là những cấu trúc ở thể bị động.
6. Giúp học sinh chọn thì đúng dựa vào các dấu hiệu nhận biết các thì
qua các trạng từ chỉ thời gian
(often, usually, every year → S. Present; ago, yesterday, last night → S.
Past; at present, now, at the moment → Present Continuous…)
e.g: That house __________ten years ago.
A. is built

B. was built

C. has been built D. will be built


Ta nhận thấy rằng “ago” là từ nhận biết ở thì quá khứ đơn nên chọn đáp
án B. Các đáp án A, C và D bị sai thì.

18


Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

7. Giúp học sinh tư duy, suy ra, nhận ra cách chia động từ ở thể bị
động từ thể chủ động mà không cần thuộc công thức, nhấn mạnh các mẹo
nhớ
- Luôn có BE và động từ chính luôn ở V3/-ed….
- Hiện tại đơn: BE ở hiện tại
- Quá khứ đơn: BE ở quá khứ
- Các thì tiếp diễn: có BEING giữa BE và past participle
- Các thì hoàn thành: có BEEN giữa has/have/had và past participle
- Các động từ khiếm khuyết: BE luôn ở nguyên thể
e.g1: That report ___________by Alex at present.
A. is prepared

B. has been prepared

C. is being prepared

D. is preparing

Trong câu ví dụ này ta loại bỏ 2 đáp án A và B ngay từ đầu vì “at present”
phải chia với thì HTTD. Dựa vào “by Alex” và “at present” cho thấy câu này là
câu bị động ở thì HTTD nên đáp án đúng là đáp án C. (be + being + V3/ed)

e.g2: A new idea ____________ by Kathy.
A. has been suggested

B. has suggested

C. have suggested

D. have been suggested

Trong câu trên ta loại bỏ 2 đáp án C và D ngay từ đầu vì chủ ngữ là danh
từ số ít thì động từ phải ở dạng số ít. Tiếp tục dựa vào “by Kathy” chọn đáp án
A- bị động của thì HTHT có BEEN.
8. Cung cấp tài liệu có liên quan và tích cực luyện tập theo chuyên đề
- Giáo viên cung cấp tên các tài liệu có liên quan hoặc tên các trang web
có các tài liệu hoặc các bài tập liên quan như: thư viện điện tử, thư viện đề thi
violet.
- Giáo viên soạn bài tập theo chuyên đề và khuyến khích học sinh làm bài
thật tích cực.
9. Thường xuyên ôn tập và kiểm tra nhắc lại khi chuyển sang chuyên
đề khác
Sau khi học sinh học xong thể bị động giáo viên có thể cho các em làm
bài tập khoảng 10-15 câu dạng trắc nghiệm để kiểm tra xem các em có nắm bài
tốt không. Cũng cho vài câu bị động ghép vào bài kiểm tra của các lần sau nhằm
giúp các em nhớ bài kỹ hơn. Có thể cho thêm một số bài tập về câu bị động,
giáo viên yêu cầu học sinh làm ở nhà theo nhóm 6 hoặc 8 em. Tiết học sau giáo
viên có thể dành khoảng 5-7 phút gọi đại diện của 1 nhóm cho câu trả lời có giải
thích rõ đáp án mà các em chọn. Khi các em làm bài và giải thích tốt giáo viên
khen ngợi, động viên, …
19



Hội thảo “Dạy học tích cực môn tiếng Anh ở cấp THPT”

10. Khuyến khích học sinh chú ý ngữ pháp vì đây là biện pháp chống
liệt/ rớt/ bị điểm khống chế
Cho các em xem qua các đề thi tốt nghiệp của các năm trước để các em
thấy được số câu ngữ pháp chiếm trong đề thi, từ đó các em cố gắng học để có
thể lấy tròn điểm phần ngữ pháp, đây là một cách để không bị điểm khống chế.
III. Bài tập vận dụng
1. Trước khi cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm tôi cho các em làm một
số bài tập viết về chuyển từ câu chủ động sang bị động để nắm chắc các cấu trúc
của câu bị động. Tùy trình độ của học sinh, giáo viên có thể cho bài tập chuyển
đổi câu bị động từ dễ đến khó.
Giáo viên cho bài tập luyện tập theo nhóm cùng dạng cấu trúc có lặp đi
lặp lại: cấu trúc cơ bản trước để thuộc công thức, cấu trúc nâng cao luyện tập
sau, và dạng tổng hợp sau khi HS đã nắm vững các dạng trên. (Xem phụ lục 4)
2. Sau khi học sinh làm tốt bài tập viết chuyển sang câu bị động thì các
em đã nắm chắc các cấu trúc của câu bị động và sẽ dễ dàng làm được các bài tập
trắc nghiệm. Giáo viên cũng giúp học sinh tiết kiệm thời gian làm bài bằng cách
loại bỏ hai phương án sai một cách lộ liễu ngay từ đầu, chỉ cần cân nhắc hai
phương án còn lại vì đa số các phương án gây nhiễu của đề thi tốt nghiệp phổ
thông đều dựa trên nguyên tắc này. Trong quá trình các em nêu đáp án, giáo
viên yêu cầu học sinh giải thích vì sao chọn đáp án đó, dựa vào cấu trúc nào của
câu bị động. Khi học sinh giải thích tốt chứng tỏ các em hiểu bài và sẽ vận dụng
tốt.
- Khi làm bài kiểm tra, tôi yêu cầu các em nhanh chóng loại các phương
án sai dễ nhận thấy nhất, chỉ cân nhắc hai phương án còn lại có độ nhiễu cao.
Nếu không xác định được phương án đúng nhất trong hai phương án còn lại, HS
sẽ chọn theo cảm tính và xác suất dựa vào đáp án của tổng số câu hỏi. Làm như
vậy, các em sẽ không mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi.

IV. Kết quả đạt được
- Với cách hướng dẫn như được nêu ở trên, thái độ học tập của học sinh
tích cực hơn và nghiêm túc hơn. Các em thấy hứng thú với bài học vì hiểu cặn
kẽ cách chọn đáp án và luôn chuẩn bị bài kỹ trước khi đến lớp vì mỗi câu tôi đều
yêu cầu phải giải thích rõ đáp án mà các em chọn. Các em thấy tự tin hơn khi
làm bài vì nắm chắc cách làm bài dạng trắc nghiệm đối với câu bị động.
- Kết quả kiểm tra phần này tôi thấy học sinh có thể làm bài tốt, trên 50%
có điểm trung bình trở lên. Bước đầu kết quả như vậy, nhưng tôi tin với cách
hướng dẫn rõ ràng, dựa vào dấu hiệu nhận biết, có giải thích các đáp án được
chọn thì học sinh sẽ quen dần với dạng bài trắc nghiệm không những ở bài học
về câu bị động mà còn cho các dạng ngữ pháp khác.
- Cách hướng dẫn được nêu ở trên rất khả thi và được nhân rộng trong tổ
ngoại ngữ của trường chúng tôi. Tôi hi vọng cách hướng dẫn này cũng sẽ được
nhân rộng trong các trường bạn.
20


×