Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

ĐỀ TÀI TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.79 KB, 116 trang )

CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP ĐÔNG ĐÔ
KHOA THÔNG TIN HỌC VÀ QUẢN TRỊ THÔNG TIN
--------

NGUYỄN THÙY DUNG

ĐỀ TÀI:

TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC
THÔNG TIN TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC NGÀNH
THÔNG TIN HỌC VÀ QUẢN TRỊ THÔNG TIN KHÓA 20012005

HÀ NỘI - 2005


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

MỤC LỤC

2


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình tìm hiểu, khảo sát thực tiễn và thu thập tài liệu
để hoàn thành khoá luận này; tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cô, chú
tại Viện KH&CN Việt Nam. Tôi xin gửi lòng cảm ơn chân thành đến các
cô, chú của Viện KH&CN Việt Nam đã tận tình góp ý, cung cấp tài liệu
và những thông tin cần thiết để tôi có thể hoàn thành khoá luận trong điều
kiện tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy, cô trong Khoa
Thông tin học và Quản trị thông tin đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
tại Khoa.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Mai Hà - người
đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận này.
Do khả năng và thời gian có hạn, nên chắc chắn nội dung của khoá
luận không thể tránh khỏi những khiếm khuyết; tôi rất mong nhận được
được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp để khoá
luận của tôi được hoàn thiện hơn.

3


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Viện KH&CN Việt Nam

Trung tâm Thông tin Tư liệu


Trung tâm NTL

Khoa học và Công nghệ

KH&CN

Người dùng tin

NDT

Cơ sở dữ liệu

CSDL

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Công nghệ thông tin

CNTT


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

PHẦN MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cùng với sự phát triển của thế giới về mọi mặt “Loài người đang bước vào
thiên niên kỷ thứ 3. Chúng ta đang chứng kiến và đồng thời là tác giả của những bước
phát triển mới, nhảy vọt về chất và đem lại bởi những biến đổi và thành tựu tiến bộ
chưa từng thấy về KH&CN. Chính chúng ta cũng đang phải đánh giá tìm kiếm các lợi
ích, các thách thức do bước phát triển này đặt ra. Chúng ta đang đi vào kỷ nguyên mới
của xã hội tương lai mà nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đặt cho các tên gọi khác
nhau như kinh tế tri thức, kinh tế số hoá, kinh tế thông tin... Nhưng dù gọi bằng tên gì
đi nữa thì xã hội tương lai đó có một nền tảng là dựa trên tri thức. Trong thế kỷ 21 dự
báo tri thức sẽ là động lực chính đưa xã hội tiến lên với những tốc độ cao chưa thể
hình dùng được”(.
Việc hình thành nên những xã hội thông tin đang có chiều hướng lan rộng
ngày càng mạnh mẽ và mang tính quốc tế. Xu thế đó là xu thế “toàn cầu hoá” đang
tạo ra những cơ hội và thách thức to lớn cho các nước đang trong quá trình công
nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế - xã hội của mình. Trong xã hội thông tin,
nguồn lực thông tin đã và đang trở thành tài sản và sức mạnh của mỗi quốc gia, nó
gắn chặt với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ảnh hưởng mà nguồn lực thông tin
mang lại trong thời đại ngày nay, không chỉ đối với sự phát triển của mỗi quốc gia
trên thế giới mà ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của bất kỳ thể chế chính trị nào.
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, mang tính bắt buộc và có tầm chiến lược trong sự
phát triển của đất nước.
Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 49/CP được ban hành vào năm 1993, Chính
phủ đã khẳng định quyết tâm “phổ cập văn hoá thông tin” trong xã hội nhằm tạo môi
trường thuận lợi cho việc chuẩn bị hướng tới một “xã hội thông tin”. Gần đây nhất,
Nghị quyết lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) đã khẳng
định hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức KH&CN là một trong
những giải pháp chủ yếu tổ chức thực hiện chiến lược phát triển KH&CN trong thời
kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Để thực hiện được điều này, các cơ quan thông tin - thư viện cần có những
((1) Nguồn: Lời khai mạc hội nghị về CLCSKHCN của Bộ KHCN&MT, năm 2000.



CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
biện pháp nhằm nâng cao công tác tổ chức và khai thác các nguồn lực thông tin củ a
chính cơ quan đó. Với vai trò là một trong những cơ quan thông tin quan trọng, Viện
KH&CN Việt Nam đã và đang từng bước nâng cao chất lượng hoạt động thông tin
phục vụ đắc lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. Tuy
nhiên, trong xu thế phát triển của đương đại, đòi hỏi các cơ quan thông tin phải nắm
bắt nhanh chóng và làm chủ những thành tựu của cuộc cách mạng thông tin mạng lại đặc biệt là là thông tin KH&CN. Đây là nguồn tài nguyên đặc biệt, nếu được xây
dựng và khai thác tốt sẽ là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động của Viện KH&CN
Việt Nam.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, nguồn lực thông tin KH&CN tại Viện KH&CN
Việt Nam cần được nghiên cứu một cách đồng bộ, từ đó đưa ra những giải pháp hợp
lý nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động thông tin của Viện KH&CN Việt Nam phát
triển một cách toàn diện, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình giải quyết
những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại
Viện KH&CN Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu thực trạng công tác tổ
chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Viện KH&CN Việt Nam, qua đó đề xuất một
số giải pháp về tổ chức, khai thác nguồn lực thông tin nhằm nâng cao chất lượng phục
vụ nhu cầu thông tin của NDT tại Viện KH&CN Việt Nam.

3. MỤC ĐÍCH CỦA KHOÁ LUẬN
Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông

tin, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thông tin và phục vụ
thông tin - thư viện; nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu thông tin của NDT tại Viện
KH&CN Việt Nam.

4. NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN
- Nghiên cứu, chức năng nhiệm vụ của Viện KH&CN Việt Nam.


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
- Nghiên cứu nhu cầu thông tin của NDT tại Viện KH&CN Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn lực thông tin, công tác tổ chức và khai
thác nguồn lực thông tin tại Viện KH&CN Việt Nam.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp về công tác tổ chức và khai thác nguồn
lực thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng NDT tại Viện KH&CN Việt
Nam.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khoá luận là:
- Phân tích, tổng hợp tài liệu
- Khảo sát thực tiễn, thống kê, so sánh
- Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với NDT

6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KHOÁ LUẬN
- Khoá luận làm rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác tổ chức và khai thác
nguồn lực thông tin tại Viện KH&CN Việt Nam
- Khoá luận đóng góp những giải pháp trong việc tổ chức và khai thác có hiệu
quả nguồn lực thông tin nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời những thông tin cần thiết cho
NDT tại Viện KH&CN Việt Nam.


7. BỐ CỤC CỦA KHOÁ LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; khoá luận được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Nhu cầu thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai tại Viện
KH&CN Việt Nam
Chương 2: Thực trạng tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Viện
KH&CN Việt Nam
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị về công tác tổ chức và khai thác nguồn
lực thông tin tại Viện KH&CN Việt Nam


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

CHƯƠNG 1
NHU CẦU THÔNG TIN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU VÀ
TRIỂN KHAI TẠI VIỆN KH&CN VIỆT NAM

1.1. NHỮNG XU THẾ PHÁT TRIỂN MỚI CỦA THẾ GIỚI

1.1.1. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa
Toàn cầu hoá là xu thế nổi trội hiện nay, bao trùm lên tất cả các mặt
của đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới. Trục cốt
lõi của xu thế đa diện này là toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra mạnh
mẽ trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính....
Nền sản xuất trên thế giới ngày càng mang tính toàn cầu với sự
phân công lao động quốc tế hiện đại, tính tuỳ thuộc lẫn nhau về kinh tế
ngày càng tăng lên, các mạng giao thông liên lạc xuyên biên giới và toàn
cầu, cũng như vai trò của các tổ chức quốc tế ngày càng tăng lên. Những
thành tựu của KH&CN hiện đại dựa chủ yếu vào yếu tố trí tuệ, như các

công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông, đang làm
thay đổi cơ sở cho sự hình thành nguyên lý vận động mới của xu thế toàn
cầu hóa kinh tế.
Tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính ngày càng mở rộng với tốc
độ phát triển cao, tạo ra sự liên kết thị trường thế giới thành một hệ thống
hữu cơ. Toàn thế giới sẽ tiến tới một thị trường thống nhất, nền kinh tế
của mọi quốc gia sẽ tuỳ thuộc lẫn nhau, không một nước nào, dù đó là
siêu cường kinh tế, có thể phát triển một cách biệt lập.
Thương mại điện tử - sản phẩm là sân chơi trong nền kinh tế tri
thức: Các giao dịch thương mại dựa trên cơ sở xử lý và truyền dẫn các dữ
liệu số hoá, được thực hiện thông qua mạng Internet, đang phát triển với


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

tốc độ rất nhanh cùng với sự phát triển của mạng Internet.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung quan trọng của toàn cầu
hóa, biểu hiện ở việc các nước: chủ động tham gia vào hệ thống phân
công lao động quốc tế mới; chủ động tham gia và mở rộng trao đổi
thương mại quốc tế; chủ động tham gia vào các hoạt động tài chính quốc
tế.
Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá vừa là thách
thức vừa trở thành đòi hỏi tất yếu của mỗi quốc gia, liên quan mật thiết
đến sự hưng, vọng của chính quốc gia đó. Đối với các nước có trình độ
phát triển kinh tế, KH&CN thấp, sức ép cạnh tranh khi tham gia hội nhập
sẽ rất lớn. Việt Nam đã ký kết tham gia Khu vực thương mại tự do
ASEAN (AFTA), chính thức tham gia Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương (APEC) và đang xúc tiến gia nhập Tổ chức thương mại quốc
tế (WTO). Việc tham gia cạnh tranh trong các thể chế chung của xu thế

toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và khu vực sẽ là một thách thức rất lớn
đối với Việt Nam trong những năm tới, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị gấp
rút, sẵn sàng về mọi mặt.
1.1.2. Xu thế phát triển mạnh mẽ của KH&CN trên thế giới
Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, nhân loại đã chứng kiến
những thành tựu kỳ diệu của KH&CN, đặc biệt là trong các lĩnh vực công
nghệ cao, đã và đang làm thay đổi căn bản và sâu sắc mọi hoạt động của
đời sống kinh tế và xã hội. Bước sang thế kỷ 21, làn sóng đổi mới sẽ tiếp
tục phát triển mạnh mẽ trong hàng loạt lĩnh vực KH&CN.
Sự liên kết, thâm nhập lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực
KH&CN tạo nên những ngành KH&CN mới, làm xuất hiện những khả
năng tạo đột biến, khó dự báo trước. Xu thế hội tụ công nghệ kéo theo sự
hội tụ trong các ngành công nghiệp, như: công nghiệp viễn thông, công
nghiệp máy tính, công nghiệp phương tiện truyền thông hội tụ trong “thế


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

giới viễn thông mới”. Sự phát triển KH&CN thế giới đang diễn ra trong
xu thế đổi mới với một tốc độ vô cùng nhanh chóng.
KH&CN ngày càng gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, có ý nghĩa
quyết định đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
Cuộc cách mạng công nghệ hiện đại với sự phát triển của các công nghệ
lõi của hệ thống công nghệ mới là: công nghệ thông tin (liên kết giữa tin
học và viễn thông); công nghệ sinh học; công nghệ tự động hoá; công
nghệ chế tạo vật liệu, năng lượng mới đang tạo ra cho nhân loại những hệ
thống sản xuất, hệ thống giao thông và trao đổi hoàn toàn mới, làm thay
đổi căn bản không chỉ những xã hội công nghiệp, mà cả những xã hội
nông nghiệp truyền thống.

Cùng với quá trình gắn kết giữa KH&CN, mối liên kết giữa nghiên
cứu, phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh cũng ngày càng phát
triển. Quá trình từ phát minh khoa học đến sáng chế, phát triển công nghệ
và đưa vào ứng dụng trong sản xuất ngày càng rút ngắn. Thời gian từ phát
minh khoa học đến ứng dụng trong công nghiệp ở thế kỷ 19 phải mất 60 70 năm, trong nửa đầu thế kỷ 20 mất 30 năm, còn trong thập niên 90 của
thế kỷ này chỉ mất 3 năm. Ngày nay, trong các ngành công nghiệp năng
động nhất như vi điện tử, tin học và viễn thông, có tới hơn 50% sản phẩm
chỉ tồn tại trên thị trường dưới 2 năm. Một nửa số sản phẩm có mặt trên
thị trường dưới 5 năm.
Ngày nay, KH&CN đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, động
lực số một cho phát triển kinh tế và xã hội. Tiềm lực KH&CN ngày càng
trở thành lực lượng nòng cốt của sức sản xuất xã hội. Ý thức rõ đầu tư
vào KH&CN là đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận, nhiều quốc gia đã dành
ưu tiên đầu tư phát triển KH&CN và nâng cao hiệu quả của KH&CN
phục vụ phát triển kinh tế và xã hội.
Hợp tác về KH&CN đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Từ đầu
thập kỷ 1980 tới đầu thập kỷ 1990, các luồng chuyển giao công nghệ cao


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

cùng với các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đổ nhiều vào
các nước phát triển và xu thế này đã được tổ chức phát triển công nghiệp
của Liên hợp quốc (UNIDO) gọi là vòng hai toàn cầu hoá công nghiệp.
Kinh nghiệm của những nền kinh tế thành công cho thấy rằng, nếu biết
cách tranh thủ và tận dụng những ưu thế của các quan hệ hợp tác quốc tế,
nếu có một chính sách công nghệ đúng đắn trong chuyển giao và phát
triển công nghệ thì quãng thời gian tiến hành công nghiệp hoá có thể rút
ngắn.

1.1.3. Xu thế hướng tới xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức
Ngày nay, loài người đang tiến tới ngưỡng cửa của xã hội thông tin
toàn cầu (Global Information Society). Đó là nhờ những tiến bộ thực sự
có ý nghĩa về công nghệ thông tin và truyền thông cùng với việc xây
dựng và phát triển cơ cấu thông tin quốc gia và toàn cầu trong những năm
qua. Đặc điểm nổi bật của xã hội thông tin là sự phát triển không dựa chủ
yếu vào các nguồn dự trữ tự nhiên như trong xã hội công nghiệp mà chủ
yếu dựa vào nguồn tri thức về KH&CN, tức các nguồn nhân lực tri thức
có khả năng tái tạo, tự sản sinh và không bao giờ cạn.
Mục tiêu chủ yếu của Xã hội thông tin toàn cầu mà các quốc gia
đang mong muốn hướng tới là: “Xây dựng một cộng đồng thế giới trong
đó nhân dân các nước láng giềng không coi nhau như kẻ thù tiềm tàng mà
là người đối tác, đồng minh tiềm tàng, là thành viên trong cùng một gia
đình, trong đại gia đình ngày càng liên hệ với nhau của nhân loại”. Ngày
nay, người dân ở các nước đang phát triển đang có những nỗ lực cao
trong việc khai thác cơ hội do mạng thông tin toàn cầu mở ra nhằm mục
đích phát triển toàn diện kinh tế, xã hội và thu hẹp dần khoảng cách với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cùng với xu hướng tiến tới xã hội thông tin, các nước phát triển
đang ở giai đoạn quá độ sang nền kinh tế tri thức. Mỹ là nước đi đầu


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

trong hướng phát triển quan trọng này. Đặc điểm của nền kinh tế tri thức
là nguồn sản xuất ra của cải chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ cao.
Cụ thể là: cơ cấu sản xuất và nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế ngày
càng dựa chủ yếu vào việc ứng dụng KH&CN, nhất là công nghệ tin học;
chuyển dần từ sản xuất vật chất sang hoạt động xử lý thông tin là chủ yếu,

thể hiện trong cơ cấu GDP hoặc cơ cấu ngành nghề; chuyển từ sản xuất
lớn hàng loạt theo tiêu chuẩn sang sản xuất linh hoạt, đơn chiếc theo yêu
cầu của khách hàng, từ tổ chức quy mô lớn, nhất thể hoá sang phân tán và
theo cấu trúc mạng; xu thế nhất thể hoá toàn cầu nền kinh tế quốc gia và
khu vực tăng nhanh; kỹ thuật tin học là cốt lõi của bước chuyển sang nền
kinh tế mới - nền kinh tế tri thức.
Xã hội thông tin toàn cầu và sự phát triển của nền tinh tế tri thức
mở ra cho các nước đang phát triển những cơ hội tiếp cận và tiếp nhận
những thành quả của tiến bộ KH&CN để xây dựng những ngành nghề
mới có hàm lượng kỹ thuật và tri thức cao, nhưng đồng thời cũng đặt ra
những thách thức về đào tạo nguồn nhân lực trình độ, tay nghề cao và vốn
để xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin.
1.1.4. Xu thế phát triển bền vững
Nhân loại đang đứng trước nguy cơ môi trường sinh thái tiếp tục
xuống cấp ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tầng khí quyển, nguồn nước, đại
dương; hiệu ứng nhà kính; lỗ thủng tầng ôzôn; mưa axít và ô nhiễm
phóng xạ và những hiện tượng huỷ hoại tự nhiên khác tiếp tục gia tăng.
Nhiều loài sinh vật tuyệt chủng, nhiều cánh rừng bị cạn kiệt, đất đai bị sa
mạc hoá, tai hoạ của rác phế thải ngày càng khó kiểm soát. Cùng với
những thiên tai, ngày càng có nhiều tai hoạ do chính bản thân con người
phá vỡ sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên gây ra. Trong quan hệ
giữa các quốc gia xuất hiện sự tranh chấp gay gắt về môi trường.
Đứng trước những nguy cơ của suy thoái môi trường, cộng đồng


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

quốc tế cũng như mỗi quốc gia đều nhận thức được sự cần thiết của việc
bảo vệ môi trường sinh thái như là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo

sự phát triển bền vững. Yếu tố môi trường được cân nhắc trong các dự án
phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia.
Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững đòi hỏi tìm kiếm một
phương thức phát triển mới dựa trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích trước
mắt và lợi ích lâu dài, kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo tồn thiên
nhiên. Đây là một thách thức lớn đối với hầu hết các môn KH&CN.
Những vấn đề môi trường đặt ra cho KH&CN không chỉ trong việc xử lý
hậu quả mà quan trọng hơn là tạo ra công nghệ thân môi trường. Cần xây
dựng nhận thức mới về thiên nhiên, tìm kiếm sự hài hoà giữa con người
và thiên nhiên; đi đôi với việc khai thác thiên nhiên, con người cần bảo vệ
và chung sống hài hoà với thiên nhiên.
Là nước đi sau, Việt Nam có thể rút ra những bài học của nhiều
nước như: không hy sinh môi trường cho sự tăng trưởng kinh tế, không
cải tạo thiên nhiên quá mức, vượt quá dung lượng và sức chịu đựng của
môi trường; xây dựng mối quan hệ hợp lý giữa con người và xã hội, tránh
nguy cơ tăng dân số vượt quá mức, ứng dụng công nghệ sạch và sạch
hơn, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và các nguồn năng lượng
mới,…
1.2. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KH&CN VIỆT NAM

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ở hầu hết tất cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát
triển đều có Viện hàn lâm khoa học, Trung tâm khoa học quốc gia hay các
loại hình thư viện. Một số thư viện, Viện hàn lâm khoa học đã có lịch sử
trên 100 năm và đó là niềm tự hào của người dân đất nước đó và của cả
thế giới.
Đi cùng với sự phát triển của các nước trên thế giới thì ở Việt Nam


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm

Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

từ đầu thập kỷ 60 Đảng và Chính phủ đã có chủ trương xây dựng và phát
triển một trung tâm khoa học quốc gia với sự giúp đỡ tích cực của Liên
Xô. Viện nghiên cứu khoa học tự nhiên đã được xây dựng trên diện tích
8,5 ha ở Nghĩa Đô. Năm 1975, với Nghị định 118/CP của Chính phủ,
Viện khoa học Việt Nam đã được thành lập trên cơ sở viện nghiên cứu
khoa học tự nhiên. Viện có nhiệm vụ nghiên cứu hầu hết các lĩnh vực
khoa học tự nhiên để phục vụ nhu cầu phát triển đất nước lúc bấy giờ.
Lúc này Viện Khoa học Việt Nam là cơ quan lớn nhất của cả đất nước
phát triển theo hướng xây dựng thành viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam
như Nghị quyết 37 của Bộ chính trị. Cùng với sự phát triển của đất nước,
Viện Khoa học Việt Nam đã đẩy mạnh và mở rộng các hướng nghiên cứu
mới, do đó nhiều viện chuyên ngành, trung tâm phòng thí nghiệm, phòng
nghiên cứu đã được thành lập.
Viện Khoa học Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác khoa học
kỹ thuật với nhiều Viện Hàn lâm khoa học, nhiều trung tâm thông tin
trong và ngoài nước. Các cán bộ của Viện Khoa học Việt Nam hầu hết có
trình độ đại học trở lên, Viện thực sự là trung tâm Khoa học lớn nhất cả
nước bao gồm nhiều Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc hầu hết các
lĩnh vực khoa học tự nhiên. Đây là một thế mạnh giúp Viện Khoa học
Việt Nam có thể tập trung lực lượng nghiên cứu, đánh giá tổng hợp và sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nhân loại đang tiến vào thế kỷ 21,
KH&CN được sử dụng như một nguồn sinh lực cơ bản, nhằm tạo ra năng
lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế đảm bảo việc làm
cho con người. Đây chính là cơ hội đồng thời là một thách thức đối với
KH&CN của nước ta. Để có thể đáp ứng với xu thế chung của thế giới và
phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta, Viện Khoa học Việt Nam đã tổ chức tại thành Trung tâm Khoa học tự

nhiên và Công nghệ Quốc gia theo Nghị định 24/CP ngày 22/5/1993 của


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

Chính phủ. Và đến tháng 1/2004 đổi tên thành Viện KH&CN Việt Nam.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Viện KH&CN Việt Nam
Viện KH&CN Việt Nam có chức năng tổ chức và thực hiện các
hoạt động nghiên cứu về khoa học tự nhiên và công nghệ theo các hướng
trọng điểm của Nhà nước, nhằm tạo ra và triển khai công nghệ tiên tiến
có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Viện KH&CN Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu về khoa học tự nhiên và công
nghệ theo hướng trọng điểm của nhà nước, triển khai, ứng dụng các kết
quả nghiên cứu và các công nghệ mới vào sản xuất và đời sống xã hội.
+ Nghiên cứu những vấn đề khoa học cơ bản, hiện đại làm cơ sở
cho việc phát hướng triển công nghệ mới.
+ Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều
kiện tự nhiên của đất nước để xây dựng cơ sở cho việc phát triển kinh tế
xã hội của cả nước và của từng vùng lãnh thổ.


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

+ Nghiên cứu tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới nhằm nâng cao
trình độ công nghệ của từng ngành sản xuất quan trọng trong cả nước.
+ Tham gia các ngành, các địa phương trong việc chuyển giao
công nghệ, thẩm định các công trình lớn quan trọng của nhà nước và địa

phương.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên
cứu KH&CN của Viện.
- Tham gia đào tạo cán bộ KH&CN, nhất là cán bộ có trình độ cao.
- Tham gia hoạch định chính sách phát triển KH&CN của đất nước.
- Thực hiện hợp tác KH&CN với nước ngoài theo quy định hiện
hành của đất nước.
- Quản lý, biên chế tài sản, kinh phí của Viện theo các quy định
hiện hành.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Viện KH&CN Việt Nam
1.2.3.1. Về cơ cấu tổ chức
Với chức năng và nhiệm vụ như vậy, nên Viện KH&CN Việt Nam
có cơ cấu như sau:
- Khối A: Gồm 18 Viện nghiên cứu chuyên ngành với 300 phòng
thí nghiệm, 9 phân viện độc lập, 1 hệ thống trên 50 đài, trạm quan trắc,
trại thí nghiệm và 6 bảo tàng tự nhiên.
- Khối B: Gồm 6 đơn vị chức năng. Đây là cơ quan quản lý Nhà
nước giúp cho giám đốc Viện KH&CN Việt Nam.
- Khối C: Gồm 13 doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quy
định 338-HĐBT ngày 20/11/1991 và một doanh nghiệp của các bộ được
thành lập theo thoả thuận giữa ban lãnh đạo Viện KH&CN Việt Nam với
các bộ liên đới.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Viện rất được Nhà nước quan
tâm đầu tư, một số Viện nghiên cứu đã được xây mới, nhiều trang thiết bị


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

được thay thế.

Điều này làm thay đổi cơ bản các điều kiện nghiên cứu của Viện.
Viện KH&CN Việt Nam cũng trú trọng đến việc xây dựng các phòng thí
nghiệm trọng điểm quốc gia, các trang thiết bị khoa học hiện đại bằng
nguồn vốn tăng cường từ Bộ Khoa học công nghệ và môi trường.
Về hợp tác quốc tế, Viện KH&CN Việt Nam có mối quan hệ hợp
tác với 8 Viện Hàn lâm khoa học Đông Âu (Nga, Ucraina, Ba Lan,
Hugary, CH Séc, Xlovakia, Beralus, Tuocganista); 5 trung tâm tổ chức
quốc tế lớn (Pháp, Nga, Ấn Độ, Italia, Unido). 14 viện nghiên cứu khoa
học quốc gia như (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Italia, Pháp,
Canada....); 4 quỹ học bổng (DAAD - Đức, KOEF - Hàn Quốc, JSPJ Nhật Bản, MAX ARTHUR - Mỹ). Viện cũng đã ký kết rất nhiều đề án, đề
án Quốc tế với tổ chức khoa học của hơn 20 nước trong đó chủ yếu là các
nước phát triển như Mỹ, Pháp, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Đức, Canada, Hàn
Quốc...


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

B

A

C

GHI CHÚ:
Đường lãnh đạo
Đướng phối hợp
Sơ đồ tổ chức của Viện KH&CN Việt Nam
1.2.3.2. Đội ngũ cán bộ
Viện KH&CN Việt Nam hiện có một đội ngũ cán bộ và công chức

có trình độ cao, phần lớn được đào tạo tại nước ngoài như Liên Xô, Cộng
hoà Dân chủ Đức, và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Từ những năm
90 nhiều cán bộ trẻ được đào tạo ở nước phát triển như Đức, Pháp, Nhật


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

Bản,... nhiều nhà khoa học của Viện được cộng đồng quốc tế mời sang để
nghiên cứu phối hợp hoặc giảng dạy tại những trường Đại học Quốc tế.
Trong Viện KH&CN Việt Nam có hơn 2400 cán bộ biên chế, trong
số đó có hơn 222 giáo sư, hơn 600 tiến sỹ, 700 cán bộ hợp đồng dài hạn.
Phần lớn cán bộ của Viện có trình độ từ đại học trở lên làm nghiên cứu
khoa học và triển khai tại các viện nghiên cứu chuyên ngành. Do nắm bắt
được mục tiêu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay nên Viện KH&CN Việt
Nam đã thực hiện thành công nhiều công trình nghiên cứu, các chương
trình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Bên cạnh đó còn rất
nhiều kết quả được công bố trên các tập chí chuyên ngành trong và ngoài
nước, trong các hội nghị hội thảo quốc tế.
Ngoài các hướng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và công
nghệ nói chung, hiện nay Viện KH&CN Việt Nam còn tập trung vào 8
hướng nghiên cứu sau:
- Công nghệ thông tin
+ Tin học: Công nghệ mạng máy tính, phần mềm, trí tuệ nhân tạo.
+ Đồ họa máy tính và đa phương tiện, cơ sở dữ liệu.
+ Ứng dụng tin học trong các hệ thống kinh tế - xã hội, trong tự
động hoá, trong các ngành khoa học - kỹ thuật.
- Công nghệ sinh học
+ Công nghệ nhân nhanh, điều khiển sinh sản và tạo giống động
vật, công nghệ sản xuất thức ăn tổng hợp và bổ sung cho động vật nuôi,

phương pháp mới trong tạo giống và nhân giống cây trồng, các chế phẩm
sinh học phục vụ cây trồng.
+ Công nghệ sinh học phục vụ y dược, thú y, sản xuất công nghiệp.
+ Công nghệ sinh học phục vụ môi trường.
Khoa học vật liệu
+ Vật liệu điện tử và các chất dẫn điện mới, vật liệu quang học,
quang điện tử và điện quang; nguyên tố hiếm và vật liệu hiếm; vật liệu


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

cao phân tử và composit; vật liệu silicat.
+ Vật liệu và công nghệ làm sạch nước sinh hoạt và xử lý ô nhiễm
môi trường; bảo vệ vật liệu chống ăn mòn; công nghệ luyện kim.
- Sinh thái và môi trường
+ Sinh thái học và công nghệ xây dựng một nền nông nghiệp sạch,
bền vững.
+ Quy trình phục hồi các hệ sinh thái nhiệt đới bị thoái hoá.
+ Các giải pháp và chế phẩm sinh học trong bảo vệ và xử lý ô
nhiễm môi trường.
- Biển và công trình biển
+ Các công nghệ nuôi, nhân giống và phát triển một số đặc hải sản
Việt Nam có giá trị kinh tế cao.
+ Công nghệ dự báo và kiểm soát ô nhiễm môi trường, khắc phục
sự cố ô nhiễm môi trường biển. Công nghệ khai thác tối ưu và vận
chuyển an toàn dầu thô nhiều paraphin có độ nhớt cao.
+ Các phương án quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường dải
ven biển. Điều tra đánh giá triển vọng khoáng sản và tài nguyên thiên
nhiên trên các vùng biển khơi. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên

biển, dải ven biển Việt Nam.
- Kỹ thuật điện tử, thiết bị khoa học và tự động hoá
+ Kỹ thuật laser, công nghệ quang tử, kỹ thuật thông tin và sử dụng
vệ tinh.
+ Kỹ thuật thu nhận và xử lý số liệu từ vệ tinh để theo dõi diễn
biến tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
+ Nghiên cứu và chế tạo các thiết bị cho dây chuyền công nghệ,
các thiết bị được tự động hoá phục vụ cho việc đo đạc, khảo sát; các thiết
bị tự động cao cấp, tay máy, người máy công nghiệp.
- Dự báo đề phòng giảm nhẹ thiên tai
+ Đánh giá, dự báo và chiến lược phòng chống lũ vùng châu thổ


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

sông Hồng, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét tại một số
địa phương.
+ Đánh giá và đề xuất các biện pháp giảm nhẹ thiên tai nứt đất,
trượt lở đất.
+ Nghiên cứu dự báo động đất tại một số công trình trọng điểm
- Tài nguyên sinh học và các hợp chất thiên nhiên


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

+ Đánh giá hiện trạng và biến động đa dạng sinh học, tài nguyên
sinh vật, đề xuất biện pháp bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý nguồn
tài nguyên.

+ Công nghệ tách chiết và sản xuất một số chất có hoạt tính quan
trọng dùng trong y dược và nông nghiệp.
+ Công nghệ và thiết bị chiết suất các chất có hoạt tính sinh học từ
sinh vật biển.
Ngoài công tác nghiên cứu Viện KH&CN Việt Nam còn chủ
trương gắn nghiên cứu với đào tạo. Các cơ sở của Viện đã đào tạo được
hàng trăm thạc sỹ; tiến sỹ và tiến sỹ khoa học cho các cơ sở nghiên cứu
và cho các trường đại học. Nhiều các bộ đã tham gia giảng dạy hay hướng
dẫn nghiên cứu sinh tại các trường đại học.
Phát huy các thành quả đạt được, Viện KH&CN Việt Nam đã và
đang nỗ lực vươn lên, xây dựng thêm một số phòng thí nghiệm trọng
điểm quốc gia, đào tạo cho mình và cho các nơi khác một đội ngũ cán bộ
trẻ có trình độ nắm bắt và đón đầu những tiến bộ khoa học mới của
KH&CN để ứng dụng vào sản suất và đời sống, góp phần năng cao sức
cạnh tranh và vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập khu vực toàn
cầu, đưa công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước đi đến
thắng lợi.
1.3. ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU TIN CỦA NDT TẠI VIỆN KH&CN
VIỆT NAM

1.3.1. Đặc điểm NDT tại Viện KH&CN Việt Nam
NDT là yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị thông tin. Điều
này được thể hiện qua hai khía cạnh:
- Thứ nhất, NDT được coi là đối tượng phục vụ, là khách hàng, là
người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thông tin - tư liệu
giống như mọi khách hàng của các dịch vụ xã hội. NDT thể hiện cụ thể


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội


nhu cầu tin của chủ thể hoạt động tức là của các cá nhân, tập thể, nhóm.
Những nhu cầu này chính là cơ sở để định hướng hoạt động của cơ quan
thông tin.
- Thứ hai, NDT được coi là người sản xuất một phần “nguyên liệu
thông tin” cho hoạt động của cơ quan thông tin - tư liệu. Sau khi nhận
được các sản phẩm và dịch vụ thông tin theo yêu cầu, NDT tham gia vào
hầu hết các công đoạn của hoạt động thông tin như: đánh giá nguồn tin,
giúp đỡ, lựa chọn và bổ sung tài liệu hiệu chỉnh và hoạt động thông tin.
NDT được cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất
lượng sẽ tạo ra nguồn tin có giá trị. Và với những nguồn tin có giá trị ấy
các cơ quan thông tin sẽ lại tạo ra những sản phẩm thông tin có chất
lượng hơn. Như vậy, vai trò khách hàng - người sản xuất của NDT có mối
quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, chỉ có vai trò khách hàng của NDT là trực
tiếp tác động tới sự sống còn của các cơ quan thông tin. Với nhu cầu tin
cụ thể của mình, với năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin của mình NDT
là nhân tố quyết định nội dung thông tin, kênh thông tin cần được sử dụng
trong hoạt động thông tin.
Viện KH&CN Việt Nam là nơi nghiên cứu khoa học và ứng dụng
triển khai công nghệ lớn nhất trong cả nước. Hàng năm, cán bộ của Viện
tham gia nghiên cứu một khối lượng khá lớn các chương trình nghiên cứu
cấp Nhà nước, cấp Bộ cũng như các dự án, đề án hợp tác với nước ngoài.
Do hàng năm Viện phải thực hiện một khối lượng công việc lớn
như vậy nên NDT tại Viện KH&CN Việt Nam đa số đều là những cán bộ
có trình độ chuyên môn cao, sử dụng nhiều ngoại ngữ khác nhau, có khả
năng đảm bảo được các khâu nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng,
sản xuất thử nghiệm. Theo thống kê của ban Tổ chức Cán bộ - Viện
KH&CN Việt Nam, số cán bộ nghiên cứu có học vị tiến sỹ khoa học, tiến
sỹ chiếm 1/3; số còn lại là học vị thạc sỹ và đại học.
Căn cứ vào chức năng công việc, NDT tại Viện KH&CN Việt Nam



CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

được chia thành 3 nhóm chính:
Sơ đồ biểu diễn thành phần và nhu cầu tin
của NDT tại Viện KH&CN

Nhóm 1: Cán bộ quản lý kiêm công tác nghiên cứu, bao gồm:
- Ban giám đốc Viện KH&CN Việt Nam và Ban lãnh đạo các Viện
chuyên ngành.
- Lãnh đạo các Vụ, Phòng, Ban của các Viện chuyên ngành trực
thuộc Viện KH&CN Việt Nam.
- Quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học và triển khai cấp Viện và
Nhà nước.
Nhóm NDT này có đặc điểm cơ bản sau:
- Họ là những người điều khiển bộ máy quản lý hành chính, chịu
trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan, bộ phận mà
họ quản lý, là người ra quyết định hoặc chuẩn bị ra quyết định ở các cấp
khác nhau. Có nhiệm vụ vạch ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, giám
sát và tổ chức triển khai công tác chung cho các bộ phận trong Viện
KH&CN Việt Nam. Do vậy họ cần những thông tin đầy đủ, chính xác,
kịp thời trong nội bộ Viện KH&CN và ngoài ra họ thường xuyên quan
tâm đến các thông tin chính trị xã hội. Nhóm NDT này cần những thông
tin sâu về một lĩnh vực cụ thể do vậy phải là những thông tin tuyệt đối
chính xác. Khi những quyết định đưa ra thì họ là những chủ thể thông tin


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm

Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

chính thống của Viện KH&CN.
- 80% số cán bộ lãnh đạo tại nhóm này có trình độ tối thiểu từ tiến
sỹ trở lên (giáo sư, tiến sỹ, viện sỹ, chuyên gia đầu ngành,...). Bên cạnh
công tác lãnh đạo, quản lý, hầu hết họ lại làm công tác quản lý khoa học.
Nhóm 2: Cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học
Đây là lực lượng chủ chốt của Viện KH&CN Việt Nam, cán bộ
thuộc nhóm này có trình độ từ đại học trở lên, trực tiếp làm nghiên cứu
khoa học và triển khai tại viện nghiên cứu chuyên ngành, thời gian đối
tượng này dành cho nghiên cứu là tương đối nhiều.
Người làm việc nghiên cứu khoa học ngày nay không chỉ có kiến
thức sâu về một lĩnh vực mà mình nghiên cứu mà còn phải có sự hiểu biết
về lĩnh vực cần thiết như kinh tế, chính trị, xã hội. Ngoài những tri thức lý
luận thì nhóm người này cần phải có cả những kiến thức thực tế về lĩnh
vực chuyên môn của mình, có kỹ năng thực hành, phải biết kết hợp
nghiên cứu với sản xuất và thị trường; đặc biệt là phải có sự nhạy bén
phát hiện các vấn đề của sản xuất, nhu cầu của xã hội để từ đó vạch ra các
hướng nghiên cứu thích hợp. Do vậy, NDT nhóm này là những chủ thể
thông tin rất năng động và tích cực. Với tư cách chủ thể thông tin, họ là
những người thường xuyên tạo ra các thông tin mới qua các công trình,
kết quả nghiên cứu được công bố.
Nhóm 3: Học viên cao học và các hướng nghiên cứu sinh tại cơ sở
đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ
Thực hiện chủ trương gắn nghiên cứu với đào tạo các Viện chuyên
ngành của Viện KH&CN Việt Nam đều đăng ký đào tạo tiến sỹ, một số
viện đăng ký đào tạo thạc sỹ. Thời gian của nhóm người này chủ yếu là
học tập và nghiên cứu tài liệu để phục vụ cho công tác học tập hiện tại.
1.3.2. Nhu cầu tin của nhóm NDT tại Viện KH&CN Việt Nam
Đây là những đòi hỏi khách quan về thông tin của cá nhân tập thể



×