Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.79 KB, 2 trang )
8 xu thế mới cho ngành tiếp thị toàn cầu
Trong suốt mười năm đầu tiên của thế kỷ XXI, lĩnh vực tiếp thị thế giới đã có một
bước chuyển vô cùng ngoạn mục.
Các phương pháp giao tiếp bằng công cụ truyền thông truyền thống dần được thay thế bằng
các cuộc đối thoại mang tính toàn cầu với sự xuất hiện của những trang mạng xã hội như
Twitter, Facebook, Yahoo? 360, blog và video trực tuyến, tin tức và thông tin được phổ biến
rất nhanh và điều đó nghĩa là giới tiếp thị đã có được những cơ hội mới vô cùng hấp dẫn để
tiếp cận đối tượng khách hàng của mình. Dựa trên những sự kiện văn hóa, giáo dục và môi
trường cùng với tiến bộ trong công nghệ, thập niên này hứa hẹn sẽ mở ra một thời đại mới
cho ngành tiếp thị, ít nhất sẽ có 8 xu thế sau đây, bao gồm các lĩnh vực từ quảng cáo đến
quảng bá thương hiệu.
1. Sự minh bạch và uy tín giữ vai trò tối cao.
Suốt mười năm qua, giới tiêu dùng thế giới đã trải qua không ít những sự kiện tiêu cực
những scandal do hoạt động quảng cáo gây nên. Vì lẽ đó, họ sẽ không dễ dàng chấp nhận
hay lắng nghe tất cả những gì doanh nghiệp nói với họ. Chỉ những thương hiệu nào tập
trung toàn bộ nỗ lực để tỏ ra chân thành và công khai trong mọi hoạt động tiếp thị thì mới
gây được các phản hồi tích cực từ giới tiêu dùng. Xây dựng uy tín luôn là điều quan trọng
nhất trong suốt nhưng năm tới.
2. Tránh sự ngắt quãng, tăng cường cải tiến liên tục.
Thời kỳ của những mẫu quảng cáo và dòng thông điệp tiếp thị được phát triển một cách rời
rạc chỉ để phục vụ cho mục đích tạo sự chú ý trên thị trường đã qua rồi. Giờ dây, mọi người
đều kỳ vọng một sự xuất hiện thông tin liền mạch của những doanh nghiệp và thương hiệu
có uy tín. Hãy phục vụ khách hàng tốt hơn bằng sự đảm bảo rằng mọi thông tin tiếp thị và
nỗ lực tiếp thị đều truyền tải đến họ những giá trị hữu dụng và ý nghĩa nhất.
3. Đề cao giá trị.
Cơn chấn động kinh tế vào cuối thập niên qua đã phần nào "bẻ lái" xu hướng tiêu dùng của
thị trường. Người mua sắm bỗng trở nên dè chừng hơn, tính toán hơn từng đồng tiền họ bỏ
ra. Họ yêu thích những món hàng giảm giá, sử dụng các coupon ưu đãi và chủ động tìm đến
các chương trình khuyến mãi với kỳ vọng chi ra ít hơn nhưng thu về nhiều hơn. Trong năm
nay, dù nền kinh tế đã hồi phục, song thói quen ấy vẫn còn tồn đọng và chỉ biến mất một
cách rất chậm chạp. Trong hai năm tiếp theo, khách hàng vẫn chỉ tập trung nhiều hơn vào